Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Phát triển du lịch cộng đồng tại xã bình ngọc thành phố tuy hoà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.39 KB, 119 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có
sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo, các đồng nghiệp và các cơ quan hữu
quan.
Với tình cảm chân thành nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Trường Đại học Điện lực Hà Nội, Khoa sau Đại học và các thầy cô giáo đã giúp
đỡ trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường.
Lãnh đạo Sở VHTT và du lịch Tỉnh Phú Yên, Sở TNMT, Trung tấm khi
thượng thủy văn và Lãnh đạo Đảng ủy- HĐND, UBND- UBMTTQ Việt Nam xã
Bình Ngọc đã tạo điều kiện và cung cấp số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu
và viết Luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS-TS. Từ Quang Phương,
người đã trực tiếp hướng dẫn và dành nhiều thời gian, công sức giúp tôi hoàn
thành Luận văn này.
Mặc dù tôi đã cố gắng và cẩn thận trong việc lựa chọn nội dung cũng như
trình bày Luận văn, tuy nhiên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi
mong muốn tiếp tục nhận được những góp ý quý báu để Luận văn được hoàn
thiện hơn, nhằm tìm ra nhiều giải pháp hơn nữa để Phát triển du lịch cộng đồng
tại xã Bình Ngọc- Thành phố Tuy Hoà.
Xin trân trọng cảm ơn!

1


LỜI CAM ĐOAN

Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi có sử dụng một số tài liệu
tham khảo của các tác giả, các nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ và các anh chị bạn
bè đồng nghiệp. Các số liệu và kết quả trong quá trình nghiên cứu là hoàn toàn
do quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của tôi, chưa được sử dụng cho đề tài bảo vệ


một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và mọi thông tin trich dẫn trong Luận
văn đều có nguồn gốc rõ ràng.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 8 năm 2016

Hà Văn Lam

2


MỤC LỤC………………………………………………………………………….
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………..
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU………………………………………………….
DANH MỤC BẢNG ĐỒ…………………………………………………………..
DANH MỤC CÁC HÌNH…………………………………………………………
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………...
CHƯƠNG 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG……………………………………………………………………………..
1.1- Du lịch cộng đồng và phát triển dụ lịch cộng đồng:………………………….
1.1.1- Du lịch:……………………………………………………………………...
1.1.1.1. Khái niệm du lịch:................................................................................
1.1.1.2. Sản phẩm du lịch có các đặc điểm sau:.......................................................
1.1.1.3. Tài nguyên du lịch:………………………………………………………..
1.1.2. Khái niệm cộng đồng địa phương:…………………………………………..
1.1.3. Du lịch cộng đồng:…………………………………………………………..
1.1.4. Phát triển du lịch cộng đồng:……………………………………………….
1.1.5. Vai trò của phát triển du lịch cộng đồng:……………………………………

1.2. Nội dung phát triển du lịch cộng đồng………………………………………..
1.2.1. Các nội dung phát triển du lịch cộng đồng………………………………….
1.2.1.1. Nâng cao nhận thức của xã hội về du lịch cộng đồng………………………
1.2.1.2. Khai thác tài nguyên du lịch cộng đồng………………………………….
1.2.1.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch…………………………………………….
1.2.1.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch……………….
1.2.1.5. Chinh sách về đầu tư và phát triển du lịch……………………………….
1.2.1.6. Quản li nhà nước về du lịch cộng đồng:…………………………………
1.2.2. Các bên tham gia du lịch cộng đồng:………………………………………..
1.2.3. Sản phẩm du lịch cộng đồng:………………………………………………..
1.3. Các điều kiện cơ bản ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng:…………..
1.3. Bài học kinh nghiệm của một số địa phương và bài học cho Bình Ngọc:…….
3


1.4.1.Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng của một số nước trên thế giới:….
1.4.1.1.Kinh nghiệm và những bài học về bảo tồn trên cơ sở cộng đồng của du
lịch Nepal:………………………………………………………………………….
1.4.1.2. Ở Thái Lan, tại bản Hway Hee:……………………………………………
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam:…………………..
1.4.2.1.Ở bản Sin Chải-Sapa, Lào Cai…………………………………………….
1.4.2.2.Phát triển du lịch cộng đồng ở dải đầm phá Tam Giang-Cầu Hai……….
1.4.3. Bài học cho phát triển DLCĐ Phú Yên:…………………………………….
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỘNG Ở XÃ
BÌNH NGỌC, TP TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2012 – 2015…….
2.1. Khái quát chung tình hình phát triển DLCĐ tại TP. Tuy Hoà và xã Bình
Ngọc
2.1.1. Phát triển DL ở Tp. Tuy Hoà:………………………………………………..
2.1.1.1 Khái quát hoạt động du lịch ở TP. Tuy Hoà………………………………
2.1.1.2.Khái quát về xã Bình Ngọc:………………………………………………..

2.2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Bình Ngọc:………………………
2.2.1. Thực trạng tài nguyên và cơ sở hạ tầng xã Bình Ngọc:…………………… .
2.2.1.1 Tài nguyên du lịch…………………………………………………………………
2.2.1.2 Tài nguyên nhân văn………………………………………………………………
2.2.1.3. Các yếu tố kinh tế - xã hội, chinh sách…………………………………….
2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch………………….
2.2.1.5. Đánh giá chung về điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại xã Bình
Ngọc, Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên…………………………………………………..
2.2.2. Thực trạng hoạt động Du lịch cộng đồng ở xã Bình Ngọc, Tp. Tuy Hoà,
Tỉnh Phú Yên………………………………………………………………………
2.2.2.1.Thực trạng khách du lịch tại địa phương:………………………………….
2.2.2.2. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch………………………..
2.3. Phân tích ý kiến đánh giá phát triển du lịch cộng đồng: ...................................

4


2.4. Đánh giá chung về tình hình hoạt động Du lịch cộng đồng ở xã Bình Ngọc…
2.3.1. Ưu điểm:……………………………………………………………………..
2.3.2. Nhược điểm………………………………………………………………….
2.3.3. Nguyên nhân:………………………………………………………………..
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ BÌNH NGỌC ĐẾN NĂM 2020...........
3.1. Định hướng phát Triển du lịch cộng đồng.........................................................
3.1.1. Các căn cứ đề xuất định hướng.......................................................................
3.1.1.1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Phú YêN.........................................
3.1.1.2. Định hướng phát triển du lịch của Tp. Tuy Hòa..........................................
3.1.1.3. Phân tich bối cảnh bên trong, bên ngoài của hoạt động du lịch cộng
đồng ở xã Bình Ngọc................................................................................................
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng ở xã Bình Ngọc, Tp. Tuy Hòa,

tỉnh Phú Yên..............................................................................................................
3.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển du lịch cộng đồng ở xã Bình Ngọc, Tp. Tuy
Hoà, Tỉnh Phú Yên....................................................................................................
3.2.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức xã hội và tăng cường sự ủng hộ của chính
quyền về du lịch cộng đồng……………………………………………………….
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch…………………………………….
3.2.1.2. Tăng cường sự ủng hộ……………………………………………………..
3.2.2. Giải pháp thành lập tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng..............................
3.2.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực……………………………………….
3.2.4. Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật………………….. …….
3.2.5. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch……………………………………
3.2.6. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên – môi trường………………………………
KẾT LUẬN………………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

5


BQLDLCĐ

:Ban quản lý du lịch cộng đồng

CĐĐP

:Cộng đồng địa phương



:Cộng đồng


DL

:Du lịch

DLST

:Du lịch sinh thái

DLCĐ

:Du lịch cộng đồng

DV

:Dịch vụ

DVDL

:Dịch vụ du lịch

EU

:Liên minh Châu Âu

FDI

:Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

HĐND


:Hội đồng nhân dân

HST

:Hệ sinh thái

IUCN

:Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

KT- HT

:Kinh tế - hạ tầng

MCD

:Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng

ODA

:Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

VQG

:Vườn quốc gia

SNV

:Tổ chức phát triển Hà Lan


SPDL

:Sản phẩm du lịch

SVHTT&DL

:Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

TCDL

:Tổng cục du lịch

TNDL

:Tài nguyên du lịch

TX

:Thị xã

UBND

:Ủy ban Nhân dân

6


UNEP


:Chương trình môi trường liên hợp quốc

UNWTO

:Tổ chức du lịch thế giới

USD

:Đô la Mỹ

WWF

:Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới

DANH MỤC BẢNG, BẢN ĐỒ
Danh mục

Hình 2.1
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3.
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 3.1

Nội dung


Sơ đồ tài nguyên cộng động xã Bình Ngọc
Thống kê diện tích đất và mục đích sử dụng của xã Bình
Ngọc
Thống kê các yếu tố khí tượng TP. Tuy Hoà năm 2013
Số liệu thủy văn đặc trưng năm 2013 trên địa bàn Thành
Phố Tuy Hòa
Thống kê lao động tại xã Bình Ngọc 2013 - 2015 (Nguồn
UBND Xã Bình Ngọc)
thống kê sản lượng rau các loại và doanh thu của xã
Bình Ngọc 2013 – 2015
Danh sách các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn Tp.
Tuy Hòa
Thống kê lượng khách đến Bình Ngọc từ năm 2013 đến
2015
Số liệu thống kê sự tham gia của cộng đồng vào hoạt
động du lịch xã Bình Ngọc 2013 – 2015
Mô hình tổ chức và quản lý du lịch cộng đồng tại xã Bình
Ngọc
Kết quả phân tích bối cảnh bên trong, bên ngoài của hoạt
động du lịch cộng đồng ở xã Bình Ngọc

7

Trang


Bảng 3.2

Mô hình tổ chức và quản lý du lịch cộng đồng tại xã

Bình Ngọc

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

8


Tỉnh Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam trung Bộ, có lợi thế
và giàu tiềm năng về tài nguyên du lịch. Trong những năm qua, được sự quan tâm
của các cấp chính quyền ngành du lịch Tỉnh Phú Yên đã có những chuyển biến và
phát triển. Hạ tầng cơ sở du lịch không ngừng được cải thiện đã tạo điều kiện cho
việc thu hút và đón tiếp khách du lịch trong và ngoài nước. Nếu năm 2010 cả tỉnh
mới chỉ đón tiếp được 312.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế 12.000 lượt;
doanh thu du lịch khoảng: 249,5 tỷ đồng thì đến năm 2013 số lượng khách du lịch
quốc tế và nội địa đã là 600.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 60.000 lượt
và doanh thu từ du lịch đạt 540 tỷ đồng. Tuy nhiên, sự sự tăng trưởng này chưa
tương xứng với tiềm năng du lịch của Tỉnh nhà mà một trong những nguyên nhân
chính là sản phẩm du lịch hiện có còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn và không đa
dạng.
Trong xu thế hiện nay, du lịch cộng đồng (DLCĐ) là một trong những loại
hình du lịch mới, đã và đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm, đầu tư
phát triển vì loại hình du lịch này mang nhiều lợi ích: giúp cho người dân địa
phương có việc làm, có thêm thu nhập; bảo tồn và duy trì các nguồn tài nguyên tự
nhiên và văn hóa địa phương. Dựa trên cơ sở kết cấu hạ tầng sẵn có của địa
phương, cần tập trung tôn tạo, chỉnh trang nhà cửa và các dụng cụ lao động của
nông dân, thu hút các đoàn du lịch trong và ngoài nước tham gia cùng với nông
dân trải nghiệm sản xuất rau an toàn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định,
đem lại sự hiểu biết, giao lưu văn hóa, xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao
đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân; góp phần vào quá trình phát triển

kinh tế của địa phương.
Xã Bình Ngọc – cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 3km, nơi đây là
vùng đất màu mỡ, quanh năm đón nắng, gió biển, với hơn 230 hộ gia đình trồng
rau quanh năm, cũng chính làng rau này đã cung cấp các loại rau sạch cho các
nhà hàng và cơ sở ăn uống tại Tp. Tuy Hòa, với các loại rau như: rau cải, xà lách,
rau thơm, ngò, húng, mồng tơi, hành lá được trồng quanh năm với tổng cộng 42

9


ha đất trồng rau, trong đó có 20 ha trồng rau an toàn. Ngoài ra, người dân ở Bình
Ngọc còn trồng hoa vào dịp gần tết, chủ yếu là hoa lay ơn, giống đẹp được tuyển
chọn ở Đà Lạt mang về. Hoa lay ơn ở Bình Ngọc đã cung cấp cho các tỉnh Nam
Trung bộ và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm qua.
Ở Bình Ngọc, ngoài nhưng luống rau xanh, những luống hoa lay ơn còn có
đình Ngọc Lãng, di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh được xây dựng vào năm 1852
trên khuôn viên rộng 2740m2 kiến trúc theo kiểu đình chùa Việt Nam xưa, có
miếu thờ bà Hậu Thổ và miếu Ngũ hành. Nơi đây là trọng tâm sinh hoạt văn hóa
tâm linh cộng đồng dân cư xưa và nay.
Nếu trước đây hoạt động du lịch đã diễn ra theo dạng tự phát, thì từ tháng
6/ 2015, theo quyết định Số: 971/QĐ-UBND, của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Phú
Yên về việc phê duyệt “Đề án Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại làng rau
Ngọc Lãng – xã Bình Ngọc”, thì du lịch nơi đây thật sự khởi sắc. Ngoài ra từ năm
2014, công ty du lịch Tuy Hòa Tourist chính thức đưa vào chương trình tham
quan “ một ngày làm nông dân tại làng rau Ngọc Lãng”, đã thúc đẩy mạnh mẽ du
lịch tại đây.
Tuy nhiên, để phát triển hình thức du lịch dựa vào cộng đồng thì phải quy
hoạch lại khuôn viên nhà ở và ruộng, vườn trồng rau cho phù hợp với quy trình
đón tiếp khách du lịch; ngoài ra phải mua sắm thêm dụng cụ lao động, trang phục
lao động phục vụ cho hoạt động trải nghiệm, dụng cụ nhà bếp phục vụ cho việc tổ

chức các bữa ăn của du khách, một số phương tiện vận chuyển (xe đạp) trong
thôn. Mặt khác, hình thành các nhóm nông dân đồng sở thích để cung cấp một số
dịch vụ trong khả năng của mình và gia đình, nhằm tạo ra sự đoàn kết, hợp tác
cung cấp dịch vụ, loại trừ việc cạnh tranh không lành mạnh và nâng cao trách
nhiệm với cộng đồng, cũng như được sự đầu tư và quan tâm sâu sắc của chính
quyền địa phương về cơ sở hạ tầng.

10


Cho nên tôi chọn đề tài “ Phát triển du lịch cộng đồng tại xã Bình NgọcTP. Tuy Hoà ” hy vọng sẽ góp phần vào sự phát triển của nghành du lịch địa
phương nói chung và du lịch tỉnh Phú Yên nói riêng.
2. Phạm vi, đối tượng của đề tài:
a. Phạm vi:
+ Về không gian: Tập trung chủ yếu nghiên cứu xã Bình Ngọc là nơi dừng
chân của du khách tham gia làm du lịch cộng đồng.
+ Thời gian: phân tích thực trạng giai đoạn 2012 – 2015, đánh giá tiềm
năng và định hướng phát triển du lịch trong tương lai (giai đoạn 2015 - 2020).
b. Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Bình Ngọc, Thành phố Tuy Hòa.
3. Mục đích nghiên cứu:
a. Mục đích:
- Trên cơ sở lý luận chung về du lịch, du lịch cộng đồng; đề tài tập trung
đánh giá thực trạng và định hướng những giải pháp phát triển du lịch công đồng
tại xã Bình Ngọc, Thành phố tuy Hòa; từ đó nhân rộng mô hình du lịch cộng
đồng trên toàn Tỉnh.
- Tạo điều kiện cho người dân trực tiếp tham gia du lịch và nâng cao thu
nhập từ du lịch; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
b. Nhiệm vụ:
- Tổng quan về cơ sở lý luận, tìm hiểu thúc đẩy phát triển du lịch cộng

đồng.
- Phân tích, đánh giá khả năng, thực trạng và lợi thế phát triển du lịch
cộng đồng tại xã Bình Ngọc, Thành phố Tuy Hòa nhằm thu hút cộng đồng địa
phương tham gia vào hoạt động du lịch, khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa
truyền thống.
4. Phương pháp nghiên cứu:

11


Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận văn sử dụng các
phương pháp sau: Nghiên cứu tài liệu; Điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến; Trao
đổi, phỏng vấn.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các lý thuyết để làm rõ cơ
sở lý luận, các Nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản có liên quan đến
chính sách thu hút phát triển du lịch Tỉnh Phú Yên.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến:
+ Đối tượng điều tra: Lấy ý kiến của nông dân, khách du lịch nước ngoài và
trong nước, các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành (các công ty lữ hành trong và
ngoài tỉnh, hình thức trưng cầu phiếu điều tra).
+ Nội dung điều tra: Hướng trọng tâm vào tìm hiểu ý kiến đánh giá của các đối
tượng về kinh doanh du lịch; khảo sát thực địa các mô hình trồng rau an toàn theo
hướng Việt GAP; các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng tại xã Bình Ngọc.
- Phương pháp trao đổi, tọa đàm và phỏng vấn:
Trao đổi với cán bộ, lãnh đạo của ngành du lịch Tỉnh Phú Yên; tọa đàm
lấy ý kiến của UBND xã, các công ty lữ hành để tìm hiểu, nhận định, đánh giá
của họ về một số giải pháp phát triển đối với hoạt động du lịch cộng đồng tại xã
Bình Ngọc theo hướng bền vững.
Ngoài ra, luận văn cũng tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các
công trình khoa học đã được công bố.

5. Ý nghĩa khoa học của Đề tài:
- Hệ thống một số lý luận cơ bản về mối quan hệ của cộng đồng trong quá
trình phát triển du lịch cộng đồng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Bình
Ngọc, Thành phố Tuy Hòa. Định hướng, xây dựng phát triển du lịch cộng đồng ở
xã Bình Ngọc.

12


- Đề xuất được những giải pháp cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực
tiễn, góp phần phát triển bền vững du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn gồm ba chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch cộng đồng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng ở xã Bình Ngọc, Thành
phố Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên giai đoạn 2012 - 2015.
Chương 3: Định hướng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Bình Ngọc đến
năm 2020 và các giải pháp thực hiện.

13


CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG
1.1- Du lịch cộng đồng và phát triển dụ lịch cộng đồng:
1.1.1- Du lịch:
1.1.1.1- Khái niệm du lịch:

Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) đã đưa ra quan
niệm: “Du lịch là những hoạt động mà mối quan hệ phát sinh do những tác động
qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, chinh quyền và cộng đồng dân cư địa
phương trong quá trình đón khách và phục vụ khách du lịch”. [4,tr 34]
Nhà nghiên cứu Trần Nhạn đưa ra một khái niệm khá toàn diện về bản chất
đích thực, cơ bản của du lịch: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời
khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đich chủ yếu là được thẩm nhận những
giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm
mục đich sinh lợi được tinh bằng đồng tiền”. [4,tr 34]
Theo Điều 4 - Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm thoả đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải tri, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định.”[6, tr.2].
- Phát triển du lịch:
Du lịch là ngành dịch vụ hoạt động trong nền kinh tế nhằm thỏa mãn những
nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa…của dân cư
các miền khác nhau trên thế giới để thu được lợi nhuận.
Vì vậy, việc đẩy mạnh PTDL thường được các quốc gia trên thế giới quan
tâm đề cao vì tính hiệu quả của nó, đôi khi nó còn được gọi là “nền công nghiệp
không khói”. Trên cơ sở khái niệm tăng trưởng và phát triển đã được giới thiệu ở
trên, ta có thể đi đến việc xác lập nội hàm của PTDL như sau: Đó là sự gia tăng
sản lượng và doanh thu cùng mức độ đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế,

14


đồng thời có sự hoàn thiện về mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế và chất lượng kinh
doanh của ngành du lịch.
- Khách du lịch:
Là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm

thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định ở nơi cư trú.
Theo điểm 2, điều 4, Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005): “Khách du lịch là
người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc
hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.[6,tr 2]
- Sản phẩm du lịch:
Các khái niệm về sản phẩm du lịch rất đa dạng do nhiều cách tiếp cận khác
nhau nhưng hầu hết đều có chung những đặc điểm của sản phẩm du lịch.
Theo Michael. M. Cotlman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm
các thành phần không đồng nhất vừa hữu hình vừa vô hình”. Tính hữu hình được
thể hiện cụ thể như: thức ăn, đồ uống, các sản phẩm lưu niệm,… còn tính hữu
hình được thể hiện là các dịch vụ du lịch, các dịch vụ bổ trợ khác. Robert Christie
Mill lại cho rằng sản phẩm du lịch có 4 chiều định vị là điểm hấp dẫn du lịch, cơ
sở vật chất kỹ thuật du lịch, svận chuyển du lịch, lòng hiếu khách.
Theo điểm 10, điều 4, Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) : “Sản phẩm du
lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong
chuyến đi du lịch”. Các dịch vụ đó bao gồm: dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận
chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông
tin hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
1.1.1.2. Sản phẩm du lịch có các đặc điểm sau:
Bộ phận dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong sản phẩm du lịch. Không thể đưa
sản phẩm đến nơi có khách mà bắt buộc khách phải đến nơi có sản phẩm để thỏa
mãn nhu cầu của mình. Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm trùng
nhau về thời gian và không gian. Chúng không thể cất đi, tồn kho.

15


- Thị trường du lịch: Thị trường du lịch được quan niệm là tổng thể các
hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi SPDL.

1.1.1.3. Tài nguyên du lịch:
- Khái niệm tài nguyên du lịch: Khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật Du Lịch
Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu
tố tự nhiên, di tich lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người
và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch,
là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị
du lịch”. [6,tr 3]
Trong cuốn Địa lý du lịch Nguyễn Minh Tuệ cho rằng: tài nguyên du lịch là
tổng thể tự nhiên, kinh tế -xã hội văn hóa được sử dụng để phục hồi sức khỏe,
phát triển thể lực và tinh thần con người. Trên cơ sở này bà cho rằng địa hình,
thủy văn, khí hậu, động – thực vật, di tích lịch sử văn hóa, văn hóa nghệ thuật, lễ
hội,…là những tài nguyên du lịch. Song thực tế không phải bất cứ mọi dạng, mọi
kiểu địa hình, tất cả các kiểu khí hậu các yếu tố khí hậu hay các giá trị văn hóa,…
đều có khả năng hấp dẫn khách cũng như có khả năng kinh doanh du lịch.
Theo ThS.Bùi Thị Hải Yến đưa ra khái niệm tài nguyên du lịch trong cuốn
Tài nguyên du lịch, tài nguyên du lịch: “là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và
các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể
được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành Du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường”(NXB Giáo dục, 2009).
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Là các thành phần tự nhiên, các tổng thể tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp
được khai thác sử dụng tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát
triển du lịch. Trong các thành phần của tự nhiên, có một phần chính có tác động
trực tiếp và thường xuyên đối với các hoạt động du lịch và trong số các thành
phần này cũng chỉ có một số yếu tố nhất định được khai thác như nguồn tài
nguyên du lịch.

16


Theo Khoản 1 (Điều 13, Chương II) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 quy

định: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,
khi hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có
thể được sử dụng phục vụ mục đich du lịch”. [6,tr 4]
* Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên. Nếu được quy hoạch, bảo vệ,
khai thác hợp lý theo hướng bền vững thì phần lớn các loại tài nguyên du lịch tự
nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận, tài nguyên có khả năng tái tạo hoặc có
quá trình suy thoái chậm. Hầu hết việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên chịu
ảnh hưởng nhiều vào điều kiện thời tiết. Một số điểm phong cảnh và du lịch dựa
vào tài nguyên tự nhiên thường nằm xa các khu đông dân cư.
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
Theo Khoản 2 (Điều 13, Chương II) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 quy
định: “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn
hoá, văn nghệ dân gian, di tich lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công
trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể
khác có thể được sử dụng phục vụ mục đich du lịch”. [6,tr 4]
Nếu hiểu theo nguồn gốc hình thành có thể hiểu tài nguyên du lịch nhân văn
là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên chỉ có
những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát
triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới được gọi là tài
nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm các loại tài nguyên
nhân văn vật thể như: các di tích lịch sử, các di tích lịch sử văn hóa, các công
trình đương đại, vật kỷ niệm, bảo vật quốc gia. Tài nguyên du lịch nhân văn phi
vật thể gồm các lễ hội, nghề và làng nghề truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn
hóa ẩm thực, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo, các nguồn thông
tin và nguồn tri thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất.
* Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch nhân văn
do con người tạo ra nên chịu tác động của thời gian, thiên nhiên và do chính con

17



người. Vì vậy dễ bị suy thoái, hủy hoại và không có khả năng tự phục hồi ngay cả
khi không có sự tác động của con người. Vì vậy di tích lịch sử - văn hóa khi bị bỏ
hoang cũng bị xuống cấp nhanh chóng; những giá trị văn hóa phi vật thể như
những làn điệu dân ca, các vũ khúc, các lễ hội, các làng nghề truyền thống, phong
tục tập quán,…khi không được bảo tồn và phát huy có hiệu quả sẽ bị mai một
hoặc biến mất. Do vậy, khi khai thác tài nguyên du lịch nhân văn cho mục đích
phát triển du lịch cần quan tâm đầu tư cho bảo tồn, tôn tạo thường xuyên, khoa
học và có hiệu quả. Tài nguyên du lịch nhân văn là do con người sáng tạo ra nên
có tính phổ biến. Ở đâu có con người, ở đó có tài nguyên nhân văn. Vì vậy, các
địa phương, các quốc gia đều có tài nguyên nhân văn, trong đó có nhiều loại có
sức hấp dẫn với du khách, đã hoặc sẽ có thể sử dụng cho phát triển du lịch. Tài
nguyên du lịch nhân văn ở mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang những đặc sắc
riêng. Do điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội là những yếu tố nuôi
dưỡng tạo thành tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia
không giống nhau nên tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia
có giá trị đặc sắc riêng, góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo có sức
cạnh tranh và hấp dẫn du khách riêng. Do vậy, trong quá trình khai thác, bảo tồn
tài nguyên du lịch nhân văn cần coi trọng việc bảo vệ, phát huy giá trị độc đáo
của tài nguyên.
1.1.2. Khái niệm cộng đồng địa phương:
- Theo Nguyễn Hữu Nhân: “Cộng đồng địa phương là những cộng đồng
được gọi tên như đơn vị làng, bản, xã, huyện... những người chung về li tưởng xã
hội, lứa tuổi, giới tinh, thân phận xã hội.” [4,tr 31]
Khái niệm cộng đồng có 2 nghĩa:
+ Là một nhóm dân cư cùng sinh sống trong một địa cực nhất định, có cùng
giá trị và tổ chức xã hội cơ bản.
+ Là một nhóm dân cư có cùng mối quan tâm. Như vậy, cộng đồng địa
phương được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất


18


định qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung về sinh hoạt văn hóa truyền
thống, sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường, cùng các mối quan tâm kinh
tế xã hội, có sự gắn kết về huyết thống và tình cảm có sự chia sẻ về nguồn lợi và
trách nhiệm trong cộng đồng.
- Cộng đồng địa phương tại các khu du lịch là đối tượng nghiên cứu và
tham gia hoạt động du lịch và bảo tồn có những đặc điểm:
+ Cộng đồng địa phương là những nhóm người định cư trên cùng lãnh thổ
nhất định. Mỗi vùng lãnh thổ nhất định sẽ có những điều kiện tài nguyên môi
trường tự nhiên khác nhau, là yếu tố quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và
phát triển những giá trị văn hóa và kinh tế... Vì vậy, mỗi cộng đồng thường có
những giá trị văn hóa và hoạt động kinh tế khác nhau.
+ Có quan hệ gắn kết về tình cảm, mang tính huyết thống, thân thiện, giúp
đỡ, chia sẻ.
+ Có quyền lợi và trách nhiệm, có đặc điểm chung về sở hữu và sử dụng,
bảo vệ tài nguyên môi trường.
+ Tính cộng đồng bền vững được khẳng định qua thời gian, chính thời gian
là yếu tố gắn kết các thành viên cộng đồng để cùng nhau tạo ra các giá trị văn hóa
đặc sắc cho cộng đồng.
+ Những đặc điểm chung về hoạt động văn hóa truyền thống, có những giá
trị được tập thể coi là khuôn mẫu văn hóa sinh hoạt cộng đồng.
+ Mỗi cộng đồng có những tổ chức quy ước xã hội, “phép vua thua lệ
làng’’.
1.1.3. Du lịch cộng đồng:
Khái niệm: Theo Rest- Thailand (1997): "Du lịch cộng đồng là phương thức
tổ chức du lịch đề cao sự bền vững về môi trường, văn hóa xã hội. Du lịch cộng
đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép du khách nâng
cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường". [4,tr 34]


19


- Theo quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WNF: "Du lịch cộng đồng là loại
hình du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu
vào sự phát triển và quản lý hoạt động du lịch và phần lợi nhuận thu được từ
hoạt động du lịch được hoạt động du lịch giữ cho cộng đồng". [4,tr 34]
- Du lịch cộng đồng mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống
của người dân bản địa. Người dân bản địa được tham gia trực tiếp vào các hoạt
động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế-xã hội từ các hoạt động du lịch đồng
thời chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa
phương.
Ngày nay, du lịch cộng đồng còn đem lại những giá trị thiết thực cho xã hội,
tạo được công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương như: Du lịch cộng
đồng có thể giúp thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và cải thiện chất lượng lao
động và giảm đi lao động nông thôn ra Thành thị; nâng cao thu nhập từ du lịch
cộng đồng, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương; bảo vệ di sản,
các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh
thái.
1.1.4. Phát triển du lịch cộng đồng:
Theo TS. Phạm Trung Lương, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, để tăng
cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch như một yếu tố
quan trọng góp phần phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, cần thiết phải tạo
điều kiện thuận lợi để cộng đồng có thể tham gia vào quá trình quy hoạch và giám
sát thực hiện quy hoạch phát triển du lịch nơi mà cuộc sống của cộng đồng gắn
liền. Điều này không chỉ góp phần bảo đảm cho quy hoạch đi vào cuộc sống trên
cơ sở những hiểu biết phong phú và cụ thể của cộng đồng đối với mảnh đất mà họ
gắn bó, mà còn để cộng đồng hiểu được những gì sẽ biến đổi trên mảnh đất của
họ; những gì họ có thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch để có được cuộc

sống tốt hơn; và để cộng đồng có được sự chuẩn bị tốt hơn cho những công việc
mới cùng với trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, văn hóa truyền thống trong

20


quá trình phát triển du lịch. Cùng với đó cần nâng cao nhận thức của cộng đồng
về trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, văn hóa bản địa để bảo đảm cuộc sống
của họ với những thu nhập họ có được qua việc tham gia vào hoạt động phát triển
du lịch trên cơ sở khai thác những giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa. Đặc biệt,
cần xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của địa phương để bảo đảm
một phần từ thu nhập du lịch sẽ quay lại hỗ trợ cho cộng đồng và cho công tác
bảo tồn, phát triển tài nguyên môi trường, du lịch nơi diễn ra hoạt động du lịch
với sự tham gia của cộng đồng.
* Để phát triển du lịch cộng đồng bền vững:
- Đối với cộng đồng địa phương
Cộng đồng địa phương, đặc biệt là những người tham gia trực tiếp vào hoạt
động du lịch phải tự ý thức một cách nghiêm túc về việc đảm bảo chất lượng sản
phẩm du lịch phục vụ cho du khách, chất lượng của sản phẩm du lịch không chỉ
thể hiện ở giá trị vật chất mà còn ở giá trị tinh thần. Cảm nhận tốt của du khách
bắt nguồn từ chính thái độ thân thiện, tiếp đón ân cần, sự am hiểu về môi trường
tự nhiên và nhân văn, sự chân thực của cộng đồng địa phương.
Hiệu quả trong quá trình giao tiếp giữa du khách và cộng đồng là sự diễn đạt
thông tin một cách chính xác và dễ hiểu. Vì vậy, rào cản về mặt ngôn ngữ cần
được khắc phục từ chính sự nỗ lực của những người dân khi triển khai các hoạt
động đón tiếp khách du lịch quốc tế.
Để tạo nên những giá trị văn hóa đích thực, cộng đồng địa phương cần nhận
thức sâu sắc việc gìn giữ, bảo tồn và thực hiện các thói quen văn hóa một cách
đời thường chứ không phải trình diễn văn hóa.
Ngoài ra, cần nâng cấp, sửa chữa điều kiện cơ sở vật chất nhằm đảm bảo

những điều kiện tối thiểu về sinh hoạt hàng ngày dành cho du khách, nhưng tránh
làm mới hoàn toàn một cách máy móc gây nguy hại cho những giá trị vật chất
truyền thống.
- Đối với các doanh nghiệp lữ hành

21


Các đơn vị kinh doanh lữ hành là cầu nối giữa du khách và địa phương. Vì
vậy, các đơn vị lữ hành cần đẩy mạnh quảng bá để thu hút du khách trải nghiệm
du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, các thông tin quảng bá cần rõ ràng, chuẩn xác,
tránh lạm dụng marketing quá mức khiến cho du khách hụt hẫng khi tiếp cận các
sản phẩm không đúng với những gì được giới thiệu. Đồng thời, các đơn vị kinh
doanh lữ hành cần tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương tận dụng các điều kiện
sẵn có để nâng cao thu nhập.
- Đối với các cấp quản lý
Các cấp quản lý đóng vai trò đòn bẩy quan trọng, hỗ trợ cho cộng đồng địa
phương và các đơn vị kinh doanh lữ hành hoàn thiện và triển khai các hoạt động
du lịch.
Xét ở tầm vĩ mô, các cấp chính quyền cần chú trọng đẩy mạnh công tác xúc
tiến quảng bá du lịch cộng đồng đến với du khách trong nước và quốc tế, tăng
cường tổ chức đoàn khảo sát giới thiệu sản phẩm cho các công ty lữ hành quốc tế
và lữ hành nội địa, tăng cường quảng bá du lịch cộng đồng trên các báo, tạp chí,
truyền hình trong và ngoài nước để thu hút khách du lịch, ngoài ra, có thể giới
thiệu qua các mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Google Plus hoặc Youtube…
Xét ở tầm vi mô, các cấp có thẩm quyền cần phối hợp khảo sát và đánh giá
đúng năng lực của các cộng đồng nhằm phân cấp và dán nhãn chất lượng một
cách thường xuyên, công bằng dựa trên một bộ tiêu chí phù hợp.
Đồng thời, các cấp quản lý cần chú trọng đến công tác nâng cao năng lực
cho cộng đồng địa phương; hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi cho các gia đình đủ

năng lực tham gia du lịch cộng đồng; quản lý một cách chặt chẽ các hoạt động và
sản phẩm du lịch nhằm hạn chế các vấn đề tiêu cực và chất chứa các nguy cơ gây
tổn thương về mặt kinh tế, văn hóa - xã hội tại địa phương.
1.1.5. Vai trò của phát triển du lịch cộng đồng:
- Góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch, hoạt động du
lịch.

22


Bản thân các phong tục tập quán, lễ hội, lối sống, kiến trúc nhà ở, môi
trường sống của cộng đồng dân cư là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho hoạt động du
lịch. Do vậy, có thể nói cộng đồng là một thành tố của tài nguyên du lịch, tạo nên
hoạt động du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng.
Khi người dân tham gia vào hoạt động du lịch sẽ tạo cho họ nghề nghiệp
mới, phương thức sống mới, có thêm nguồn thu nhập mới sẽ giảm sức ép của họ
đối với việc khai thác tự nhiên một cách bừa bải. Nhận thức của cộng đồng thông
qua giáo dục, tập huấn về du lịch, môi trường sẽ giúp kỹ năng tổ chức cuộc sống,
lao động sản xuất, chất lượng cuộc sống được cải thiện, qua đó sẽ giảm đi lối
sống dựa vào tự nhiên, bảo tồn được tài nguyên du lịch.
- Góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và hạ giá
thành sản phẩm du lịch.
Dân số đông, tăng nhanh, nguồn lao động trẻ khi tham gia hoạt động du lịch
sẽ tạo ra sản phẩm du lịch có giá thành hợp lý.
Cộng đồng dân cư cùng mang tới cho du khách những yếu tố mới lạ, đặc
sắc, làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch.
1.2. Nội dung phát triển du lịch cộng đồng.
1.2.1. Các nội dung phát triển du lịch cộng đồng
1.2.1.1. Nâng cao nhận thức của xã hội về du lịch cộng đồng
Như đã nói ở trên, tài nguyên nhân văn; trong đó nhận thức và tư duy của

con người tác động rất lớn đến du lịch nói riêng và du lịch cộng đồng nói chung.
Đầu tiên nói đến du lịch cộng đồng là nói đến địa bàn cư trú và những sản
phẩm vốn có để người dân đưa vào khai thác du lịch, các tài nguyên thiên nhiên
như hệ sinh thái, nguồn nước, môi trường… mà hoạt động của con người đều
ảnh hưởng nhất định, hoặc tích cực, hoặc tiêu cực đến môi trường sinh thái. Mà
hoạt động của con người bị chi phối bởi nhận thức; cho nên giáo dục nhận thức
về môi trường là ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển du lịch cộng đồng, nhận
thức đúng đắn sẽ thúc đẩy việc bảo vệ và phát triển tích cực cho hoạt động du

23


lịch.
Thứ hai, hoạt động khai thác và kinh doanh du lich cộng đồng; việc đầu tư
phải gắn với lợi ích bền vững, phải đưa nhận thức bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ
sinh thái trong khu du lịch ra toàn xã hội. Việc khai thác du lịch cũng phải khoa
học và có kế hoạch đầu tư đúng với mục đích vừa khai thác phát triển kinh tế
vừa bảo vệ và cải tạo môi trường, hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên trên địa
bàn hoạt động.
Thứ ba, người có nhu cầu tham quan, nghĩ dưỡng và thưởng thức du lịch
cộng đồng phải có nhận thức bảo vệ môi trường, mỗi hoạt động của bản thân
đều ảnh hưởng nhất định đến môi trường sinh thái cũng như trong địa bàn tham
quan nghĩ dưỡng tại các khu du lịch cộng đồng. Vấn đề rác thải, hái hoa, ngắt
lá…cũng là hệ lụy từ việc kém nhận thức ở bộ phận du khách. Chính vì vậy,
nhận thức xã hội về du lịch và du lịch cộng đồng là một trong nhưng tác động to
lớn đến việc khai thác, kinh doanh hoạt động du lịch này.
1.2.1.2. Khai thác tài nguyên du lịch cộng đồng
Trong bất kỳ loại hình du lịch nào, việc khai thác sử dụng tài nguyên du
lịch là vấn đề cốt yếu để phát triển du lịch. Đối với loại hình du lịch cộng đồng,
tài nguyên du lịch ngoài những yếu tố cơ bản của một hình thức khai thác du lịch

ra, việc quản lý và cơ chế hình thành cũng đã là một loại tài nguyên.
Như chúng ta đã biết, du lịch cộng đồng là hình thức du lịch áp dụng liên
kết với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng nhân dân bản địa trong việc tổ chức,
quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động du lịch đang được khai thác tại địa
phương, đây là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh
tế bền vững cho người dân bản địa; đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên môi
trường sinh thái, cũng như bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của
địa phương…
Việc khai thác tài nguyên du lịch để phát triển du lịch cồng đồng, theo ông
Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch thì: “Để phát triển du

24


lịch cần hình thành mối quan hệ cộng đồng trách nhiệm. Việc khai thác điểm
đến du lịch phải gắn liền với bảo vệ và phát huy đặc trưng của cộng đồng địa
phương. Các công ty lữ hành không chỉ lên kế hoạch khai thác và hưởng thụ mà
còn phải xây dựng thái độ thực sự tôn trọng giá trị văn hóa truyền thống, thiên
nhiên”. Như vậy việc phát triển du lịch cộng đồng ngoài khai thác tốt hai loại tài
nguyên du lịch cơ bản là tài nguyên thiên nhiên (cảnh quan, hệ sinh thái, môi
trường), tài nguyên du lịch nhân văn (cơ sở vật chất, công trình kiến trúc, giá trị
văn hóa...) thì yếu tố con người, nguồn nhân lực du lịc trong quản lý du lịch cộng
động cũng vô cùng quan trọng.
Nói đến khai thác tài nguyên du lịch, người ta thường dùng để chỉ những
yếu tố giá trị dùng để khai thác và duy trì hoạt động du lịch. Có hai loại tài
nguyên du lịch được khai thác cơ bản; đó là tài nguyên nhân văn và tài nguyên
thiên nhiên.
Tài nguyên nhân văn là loại tài nguyên gắn với con người. Là tài nguyên
được con người tạo dựng bằng lịch sử văn minh và quá trình phát triển văn hóa
lâu dài. Tài nguyên nhân văn được chia ra làm hai loại cơ bản là tài nguyên phi

vật thể và tài nguyên vật thể.
- Phi vật thể là loại tài nguyên được con người tạo dựng dựa trên những giá
trị thuần túy về tinh thần chỉ có thể được diển đạt bằng văn tự ( sách, kinh…),
âm thanh (âm nhạc), hình ảnh (màu sắc)…các tài nguyên phi vật thể lưu giữ lại
giá trị văn hóa và trí tuệ của nhân loại.
-Tài nguyên vật thể là loại tài nguyên được con người xây dựng dựa trên
những giá trị vật chất sẵn có, có thể nhìn bằng mắt, chạm bằng tay và cảm thụ
dưới góc độ thẩm mỹ hình khối như kiến trúc, hội họa, công trình tôn giáo…
Tài nguyên nhân văn được tạo dựng bởi bàn tay con người nên vô hình
chung nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến du lịch cộng đồng trên các phương
diện- tư duy con người tác động đến ý thức bảo vệ môi trường; trong quá trình
xây dựng các công trình kiến trúc, sự quy hoạch cảnh quan môi trường cũng là

25


×