Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã hưng trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.29 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

in

h

tế

H

uế

------

cK

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

họ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

ại

TẠI XÃ HƯNG TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH,

ườ
n


g

Đ

TỈNH QUẢNG BÌNH

Giáo viên hướng dẫn:

Lê Thị Khuyên

TS. Nguyễn Quang Phục

Tr

Sinh viên thực hiện:

Lớp: K48 – KT&QLTNMT
Niên khóa: 2013-2018

Huế, tháng 5 năm 2018


Tr

ườ
n

g

Đ


ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

Trong quá trình thực hiện bài khóa luận để tốt nghiệp, tôi đã không ngừng
cố gắng trong khả năng của mình cũng như học hỏi để hoàn thành bài với mong
muốn đạt được sự thành công nhất. Để có được một bài tương đối hoàn chỉnh như
hôm nay, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía như: nhà trường, giảng viên
hướng dẫn, cơ sở thực tập và các nguồn tin khác. Sau đây, tôi xin được bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc của mình đối với thầy cô, các cá nhân, các đơn vị đã giúp tôi hoàn
thành tốt bài khóa luận này.
Trong suốt thời gian ngồi trên ghế giảng đường đại học, tôi đã tích lũy được
rất nhiều kiến thức từ việc giảng dạy, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong
trường Đại học Kinh tế Huế. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy
giáo TS. Nguyễn Quang Phục.
Ngoài ra, sự thành công trong bài khóa luận cũng xuất phát từ việc tìm hiểu
các thông tin từ các trang mạng Internet, các đề tài nghiên cứu khoa học, đánh giá

nhận xét của các chuyên gia .... Tôi xin chân thành cảm ơn các cá nhân, giới thông
tin truyền thông đã kịp thời cung cấp các thông tin liên quan đến đề tài để tôi có thể
tìm hiểu.
TS. Nguyễn Quang Phục, người đã hướng dẫn trực tiếp, đưa ra những lời
khuyên cũng như những nhận xét, đánh giá chân thành nhất để giúp tôi hoàn thiện
đề tài này.
Tôi xin cảm ơn đến lãnh đạo UBND xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể thực tập tại đơn vị, giúp tôi
hoàn thành khóa luận. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến sự
quan tâm, giúp đỡ của các anh chị tại Ban văn hóa thông tin xã Hưng Trạch.
Tuy tôi đã nỗ lực để hoàn thành bài, nhưng sẽ không tránh khỏi những sai
sót do hạn chế về năng lực, điều kiện, thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm
có được. Tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành nhất từ phía các thầy
cô cũng như quý bạn đọc để đề tài được hoàn thiện tốt hơn.
Huế, tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Lê Thị Khuyên


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i
MỤC LỤC .....................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................vi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1

uế

1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1


H

2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................1

tế

2.1 Mục tiêu tổng quát.....................................................................................................1
2.2 Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................................2

in

h

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................2

cK

3.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2

họ

4.1 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin....................................................................2

ại

4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin ....................................................2


Đ

4.3 Phương pháp phân tích SWOT..................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................3

ườ
n

g

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DLCĐ .................................3
1.1 Cơ sở lý luận..............................................................................................................3
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................3

Tr

1.1.1.1 Du lịch .................................................................................................................3
1.1.1.2 Khách du lịch.......................................................................................................3
1.1.1.3 Cộng đồng ...........................................................................................................4
1.1.1.4 Du lịch cộng đồng ...............................................................................................4
1.1.1.5 Đặc trưng của du lịch cộng đồng.........................................................................4
1.1.1.6 Mục tiêu của du lịch cộng đồng ..........................................................................6
1.1.1.7 Các nguyên tắc của du lịch cộng đồng ................................................................6
1.1.1.8 Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương .......................................7

ii


1.1.1.9 Du lịch cộng đồng trong sự phát triển bền vững .................................................7
1.2 Cơ sở thực tiễn...........................................................................................................9

1.2.1 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam.............................................9
1.2.2 Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam.................................10
1.2.3 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại Quảng Bình.......................................11
1.2.4 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Bố Trạch.................................11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ

uế

HƯNG TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH .............................13

H

2.1 Giới thiệu tổng quan về xã Hưng Trạch ..................................................................13

tế

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên.................................................................................................13
2.1.1.1 Vị trí địa lí..........................................................................................................13

in

h

2.1.1.2 Khí hậu, thời tiết ................................................................................................13
2.1.1.3 Địa hình, đất đai ................................................................................................13

cK

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .....................................................................................14
2.1.2.1 Dân cư và nguồn lao động.................................................................................14


họ

2.1.2.2 Tình hình kinh tế xã hội tại xã Hưng Trạch ......................................................14

ại

2.2 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Hưng Trạch ...................................15

Đ

2.3 Đánh giá của khách du lịch về phát triển DLCĐ tại xã Hưng Trạch ......................21
2.3.1 Đặc điểm của khách du lịch..................................................................................21

ườ
n

g

2.3.2 Mục đích của du khách đến với DLCĐ tại xã Hưng Trạch..................................24
2.3.3 Cảm nhận của du khách về DLCĐ tại xã Hưng Trạch.........................................25
2.3.4 Tiềm năng phát triển DLCĐ tại xã Hưng Trạch ..................................................30

Tr

2.4 Đánh giá của người dân về phát triển DLCĐ tại xã Hưng Trạch............................33
2.4.1 Đặc điểm chung của người dân ............................................................................33
2.4.2 Sự tham gia của người dân vào DLCĐ tại xã Hưng Trạch ..................................34
2.4.3 Sự hài lòng của người dân khi tham gia các hoạt động DLCĐ tại địa phương ...35
2.4.4 Ý kiến của người dân về phát triển DLCĐ tại địa phương ..................................35

2.5 Đánh giá của chính quyền địa phương về phát triển DLCĐ tại Hưng Trạch..........37
2.5.1 Về mặt tích cực.....................................................................................................37
2.5.2 Hạn chế .................................................................................................................37

iii


2.6 Phân tích SWOT về tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Hưng Trạch....38
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ
HƯNG TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH .............................40
3.1 Giải pháp về tổ chức quản lý ...................................................................................40
3.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách ..............................................................................40
3.3 Giải pháp xúc tiến và quảng bá du lịch địa phương ................................................40
3.4 Giải pháp phát triển và nâng cấp sản phẩm du lịch.................................................41

uế

3.5 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật ............................................41

H

3.6 Giải pháp đối với cộng đồng địa phương ................................................................42

tế

3.6.1 Phát triển năng lực địa phương nhằm xây dựng và duy trì du lịch cộng đồng bền
vững ...............................................................................................................................42

in


h

3.6.2 Tăng cường vai trò của người dân trong việc thiết kế, quản lý và điều hành hoạt
động du lịch ...................................................................................................................42

cK

3.6.3 Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực địa phương ..................................................42
3.6.4 Giữ gìn bản sắc dân tộc ........................................................................................43

họ

3.7 Giải pháp về bảo vệ môi trường tài nguyên du lịch ................................................43

ại

PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .....................................................................44

Đ

1. Kết luận......................................................................................................................44
2. Kiến nghị ...................................................................................................................45

ườ
n

g

2.1 Đối với Phòng văn hóa – thông tin huyện Bố Trạch ...............................................45
2.2 Đối với Uỷ Ban Nhân Dân xã Hưng Trạch .............................................................45

2.3 Đối với doanh nghiệp, công ty lữ hành ...................................................................46

Tr

TAI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................47

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Uỷ ban nhân dân

DV

Dịch vụ

CC – TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

TMDV

Thương mại dịch vụ

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

HDV


Hướng dẫn viên

BQL

Ban quản lý

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

cK

in

h

tế


H

uế

UBND

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Các mô hình homestay, farmstay tại huyện Bố Trạch .......................... 12
Bảng 2: Tình hình kinh tế xã hội tại xã Hưng Trạch đạt được từ năm 2015 đến
2017 ..................................................................................................................... 14
Bảng 3: Các địa điểm du lịch cộng đồng tại xã Hưng Trạch.............................. 19

uế

Bảng 4: Thể hiện đặc điểm của du khách ........................................................... 21

H

Bảng 5: Kênh thông tin giúp du khách biết đến DLCĐ tại xã Hưng Trạch ....... 23
Bảng 6: Mục đích của du khách khi đến với DLCĐ tại xã Hưng Trạch ............ 24

tế

Bảng 7: Cảm nhận của du khách về vẻ đẹp tại xã Hưng Trạch .......................... 26


in

h

Bảng 8: Kiểm định One Sample T.Test đánh giá mức độ hài lòng của du khách

cK

về chất lượng dịch vụ tại Hưng Trạch................................................................. 29
Bảng 9: Thể hiện đặc điểm của người dân địa phương ...................................... 33

họ

Bảng 10: Thể hiện nhận thức của người dân địa phương về vẻ đẹp của quê

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

hương cần được bảo tồn ...................................................................................... 36

vi



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Thể hiện hình thức đi du lịch của du khách ...................................... 24
Biểu đồ 2: Các hoạt động DLCĐ mà du khách sẽ tham gia khi đến Hưng Trạch
............................................................................................................................. 25
Biểu đồ 3 : Số lần du khách đến Hưng Trạch ..................................................... 26

uế

Biểu đồ 4: Địa điểm thu hút du khách ................................................................ 27

H

Biểu đồ 5: Thể hiện sự hài lòng của du khách về các chương trình DLCĐ ....... 28
Biểu đồ 6: Thời gian lưu trú của du khách tại xã Hưng Trạch ........................... 31

tế

Biểu đồ 7: Thể hiện loại hình lưu trú của du khách............................................ 31

in

h

Biểu đồ 8: Thể hiện sự quay lại của du khách .................................................... 32

cK

Biểu đồ 9: Thể hiện việc du khách sẽ giới thiệu các chương trình DLCĐ tại xã

Hưng Trạch.......................................................................................................... 32

họ

Biểu đồ 10: Nguồn thu nhập chính của người dân địa phương tại xã Hưng Trạch
............................................................................................................................. 34

ại

Biểu đồ 11: Các dịch vụ du lịch mà người dân địa phương tham gia tại xã....... 34

Đ

Biểu đồ 12: Thể hiện sự hài lòng với mức thu nhập từ hoạt động du lịch cộng

g

đồng ..................................................................................................................... 35

ườ
n

Biểu đồ 13: Thể hiện cảm nhận của người dân về môi trường sống tại địa

Tr

phương................................................................................................................. 36

vii



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình mang lại nhiều lợi ích
phát triển kinh tế không chỉ ở các quốc gia phát triển mà còn ở nhiều quốc gia khác với
mục tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng địa phương. Tại Việt Nam, du lịch
cộng đồng cũng đã đem lại nhiều lợi ích thực sự về mặt kinh tế cho người dân ở các
vùng nông thôn, đặc biệt cho cộng đồng các làng quê miền núi có đông đồng bào dân

uế

tộc thiểu số sinh sống như Lào Cai, Hà Giang,... Những mô hình du lịch cộng đồng đã

H

mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ phát huy được thế mạnh văn hóa bản địa của
các dân tộc, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của

tế

người dân địa phương.

h

Tại Quảng Bình, mô hình du lịch cộng đồng xuất hiện muộn hơn và tập trung chủ

in

yếu ở huyện Bố Trạch, nơi có các hang động, sông suối và bãi tắm nổi tiếng, trong đó


cK

có Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đó
chính là thế mạnh của huyện để phát triển ngành du lịch, dịch vụ nói chung và phát

họ

triển du lịch cộng đồng nói riêng. Xã Hưng Trạch là một trong các xã của huyện Bố
Trạch đi đầu trong việc xây dựng mô hình du lịch công đồng. Với vị trí địa lý và điều

ại

kiện tự nhiên thuận lợi, xã Hưng Trạch đã và đang xây dựng thêm các mô hình du lịch

Đ

cộng đồng phục vụ nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đa số các

g

mô hình này đều mang tính chất nhỏ lẻ, tự phát của cá nhân, hộ gia đình cùng với việc

ườ
n

hạn chế về công nghệ thông tin, quảng bá, truyền thông, chất lượng dịch vụ chưa cao,
nghèo nàn về sản phẩm, thiếu bài bản về tổ chức... nên lợi ích kinh tế mang lại chưa

Tr


cao. Nhìn thấy được những bất cập của mô hình du lịch cộng đồng ở đây và để góp
phần phát triển du lịch và thu hút khách tham gia vào du lịch cộng đồng tại xã Hưng
Trạch, tôi chọn đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Hưng Trạch,
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu chung về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã
Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển du lịch cộng đồng tại đây theo hướng phát triển bền vững.

1


2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch cộng đồng.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.
Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Người dân, khách du lịch trong nước và quốc tế, chính quyền địa phương xã Hưng

uế

Trạch, những người đã, đang và sẽ tham gia và du lịch cộng đồng tại xã Hưng Trạch.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

H

Về mặt không gian: Đề tài được tiến hành tại xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch,


tế

tỉnh Quảng Bình.

Về mặt thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 01/2018 đến

in

h

tháng 04/2018.
4. Phương pháp nghiên cứu

cK

4.1 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

họ

Thu thập các số liệu thứ cấp từ phía chính quyền địa phương xã, huyện sau đó
tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra các nhận xét cần thiết.

ại

 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Đ

Điều tra thông qua phát bảng hỏi cho 60 du khách và 40 người dân địa phương


g

sau đó đưa ra nhận xét.

ườ
n

Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ của chính quyền địa phương về các vấn đề liên
quan đến phát triển du lịch cộng đồng tại xã Hưng Trạch.

Tr

4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin
Từ những số liêu thu thập được và từ kết quả điều tra phỏng vấn sẽ tiến hành

thống kê, phân tích, xử lý để đưa ra những kết quả làm căn cứ cho bài báo cáo.
Sử dụng hàm SPSS để tiến hành xử lý số liệu điều tra bảng hỏi.
4.3 Phương pháp phân tích SWOT
Phân tích SWOT là việc phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách
thức của việc phát triển du lịch cộng đồng tại xã Hưng Trạch. Trên cơ sở đó tìm ra giải
pháp để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và chủ động ứng
phó với những thách thức.

2


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Du lịch
Ở hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có
một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do đó có những định nghĩa về du lịch khác nhau:

uế

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization– một tổ chức thuộc

H

Liên Hiệp Quốc), “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành,

tế

tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục
đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích

in

h

khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường
sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch

cK

cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”.
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà


họ

nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra định

ại

nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương

Đ

diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những
khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho

ườ
n

g

các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Theo luật Du Lịch Việt Nam (2005), “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu

Tr

cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.1.2 Khách du lịch
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khách du lịch đứng ở trên các gốc độ khác nhau
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO)
Một số đặc trưng của du khách:
- Là người đi khỏi nơi cư trú của mình

Không theo đuổi mục đích kinh tế
- Đi khỏi nơi cư trú từ 24h trở lên

3


- Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến (30, 40, 50 ... dặm) tùy quan niệm
của từng nước.
Theo luật du lịch Việt Nam:
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học,
làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
1.1.1.3 Cộng đồng
Cộng đồng là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi

uế

trường thường là có cùng các mối quan tâm chung.

H

Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một cộng đồng

tế

lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp
tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung của xã hội.

in

h


1.1.1.4 Du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng (community based tourism, DLCĐ) được định nghĩa tại

cK

Khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn

họ

hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.

ại

Định nghĩa phổ biến về du lịch cộng đồng là: Du lịch cộng đồng mang lại cho du

Đ

khách những trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa
phương tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế -

ườ
n

g

xã hội từ các hoạt động du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi
trường và văn hóa địa phương.

Hiện nay du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi

Tr

ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp
người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát
huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương...
1.1.1.5 Đặc trưng của du lịch cộng đồng
Bình đẳng xã hội: các thành viên cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực hiện và
quản lý các hoạt động du lịch của cộng đồng mình. Các lợi ích được chia đều cho các
bên bao gồm các công ty lữ hành và các thành viên cộng đồng.

4


Tôn trọng bản sắc văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên: dù dưới bất cứ
hình thức du lịch nào, môi trường thiên nhiên và văn hóa địa phương đều phải chịu
những sức ép hữu hình và vô hình, cộng đồng phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng
của môi trường tự nhiên và văn hóa địa phương đối với cuộc sống của họ và hoạt động
du lịch mà họ đang cung cấp, về những tác động của DLCĐ đối với nền văn hóa của
họ để có kế hoạch khai thác và bảo vệ hợp lý. Việc tôn trọng và bảo vệ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và sắc thái văn hóa địa phương (tính độc đáo của địa phương,

uế

chẳng hạn như địa hình, khí hậu, kiến trúc, nghệ thuật, ẩm thực, lối sống v.v.) sẽ là

H

động lực và nền tảng cho sự tái tạo nguồn tài nguyên cho hoạt động du lịch.


tế

Sẻ chia lợi ích và trách nhiệm: Không những lợi ích được chia đều mà các bên
tham gia (doanh nghiệp, cộng đồng) phải có trách nhiệm đóng góp duy tu, cải thiện,

in

h

nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch và hoạt động dân sinh từ nguồn thu
hoạt động DLCĐ. Trên thực tế, việc bảo tồn thiên nhiên và văn hóa địa phương có mối

cK

quan hệ mật thiết với việc lập kế hoạch phát triển của cơ sở hạ tầng cho các hoạt động
du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (nhà ở, đường giao thông, vườn hoa...) trên

họ

nguyên tắc hài hòa.

ại

Quyền sở hữu tài nguyên và nguyên tắc tham gia quản lý của cộng đồng: việc các

Đ

thành viên cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực hiện, quản lý hoạt động DLCĐ là
một thể hiện quan trọng của việc cộng đồng sở hữu các tài nguyên du lịch, họ làm chủ


ườ
n

g

trong cung cấp dịch vụ, trong việc đảm bảo tính lâu bền của hoạt động du lịch. Du
khách có thể trải nghiệm sự đa dạng và phong tục của nền văn hóa địa phương, và
quan trọng hơn là để tương tác với cộng đồng. Cộng đồng là người “chủ nhà” thật sự,

Tr

họ là những người chia sẻ với du khách những điểm sáng thực hành văn hóa địa
phương để du khách được tiếp cận, tìm hiểu và chia sẻ văn hóa truyền thống của họ
một cách xác thực nhất. Họ trực tiếp chia sẻ các tri thức dân gian trong các bình diện
của đời sống dân sinh như ẩm thực, âm nhạc, văn học dân gian, phong tục – tập quán,
nghề truyền thống, phong cách sống v.v.. Cả du khách và cộng đồng văn hóa đối xử
với nhau bằng sự tôn trọng.
Phát triển kinh tế bền vững: để tránh những tác động có hại đến kinh tế, xã hội và
môi trường du lịch, việc tìm kiếm một mô hình du lịch bảo tồn đã dẫn đến sự ra đời

5


của du lịch bền vững lấy phối hợp giữa sinh thái và văn hoá làm tâm điểm, vừa đáp
ứng nhu cầu giải trí vừa nâng cao giá trị cuộc sống. Cộng đồng phải chủ động xây
dựng kế hoạch kích thích kinh tế địa phương bằng cách tạo ra thu nhập thông qua việc
sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương mình; đồng thời
phải biết sáng tạo trong nắm bắt nhu cầu du khách để chủ động cung cấp dịch vụ một
cách hiệu quả và công bằng. Bên cạnh nguồn lực vật chất, doanh thu từ du lịch cộng

đồng giúp duy trì phát triển văn hóa và truyền thống bản địa trong một thế giới thay

uế

đổi nhanh chóng.

H

1.1.1.6 Mục tiêu của du lịch cộng đồng

tế

Du lịch cộng đồng phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, bao
gồm cả sự đa dạng sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hóa,...

in

h

Du lịch cộng đồng phải đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương thông qua
việc tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho cộng đồng địa phương.

cK

Du lịch cộng đồng phải có sự tham gia ngày càng tăng của cộng đồng địa
phương.

họ

Du lịch cộng đồng phải mang đến cho khách du lịch một sản phẩm có trách


ại

nhiệm đối với môi trường và xã hội.

Đ

1.1.1.7 Các nguyên tắc của du lịch cộng đồng
Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện và

ườ
n

g

quản lý đầu tư để phát triển du lịch, trong một số trường hợp có thể trao quyền làm chủ
cho cộng đồng.

Phù hợp với khả năng của cộng đồng:

Tr

+ Khả năng nhận thức về vai trò và vị trí của cộng đồng trong việc sử dụng tài

nguyên.

+ Nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của cộng đồng
cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du lịch và khách du lịch đối với tài
nguyên, cộng đồng.
Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng. Theo nguyên tắc này, cộng đồng phải

cùng được hưởng lợi như các thành phần khách tham gia vào hoạt động kinh doanh
cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch. Nguồn thu từ hoạt động du lịch được phân

6


chia công bằng cho mọi thành viên tham gia, đồng thời được trích lại để phát triển lợi
ích chung của xã hội như: tái đầu tư cho cộng đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng...
Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên
và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững.
1.1.1.8 Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương
Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa
quyết định đến phát triển du lịch cộng đồng.

uế

Điều kiện yếu tố cộng đồng dân cư được xem xét đánh giá trên các yếu tố số

tế

nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch.

H

lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và văn hóa,

Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch,

in


h

nghiên cứu, tương lai sẽ thu hút được nhiều khách.

Điều kiện về cơ chế, chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát

cK

triển du lịch cộng đồng.

Sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính phủ về nhân lực, tài chính, kinh nghiệm phát triển

ại

khách du lịch đến tham quan.

họ

du lịch cộng đồng và các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút

Đ

1.1.1.9 Du lịch cộng đồng trong sự phát triển bền vững
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế thì “Du lịch bền vững là việc đáp ứng

ườ
n

g


các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng
đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Với ý nghĩa đó, du lịch bền vững
đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội và

Tr

thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa
dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống. (Hens L., 1998)
Mục tiêu của du lịch bền vững là:
Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế, môi trường
Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển
Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa
Đáp ứng cao độ nhu cầu của khách
Duy trì chất lượng môi trường (Inskeep, 1991)

7


Theo Hiến chương du lịch bền vững được đưa ra tại Hội nghị Thế giới về Du lịch
bền vững tổ chức tại Lanzarote, Canary Islands, Tây Ban Nha năm 1995, phát triển du
lịch trên cơ sở bền vững, có nghĩa là về mặt sinh thái phải được đảm bảo lâu dài, đồng
thời phải có hiệu quả về khía cạnh kinh tế và phải công bằng về mặt xã hội và dân tộc
đối với các cộng đồng địa phương. Du lịch phải góp phần vào sự bền vững và sự hòa
nhập của phát triển bền vững với môi trường tự nhiên, văn hóa và con người; du lịch
phải tôn trọng trạng thái cân bằng dễ bị phá vỡ là đặc trưng của điểm du lịch, đặc biệt

uế

là đảo nhỏ và các môi trường nhạy cảm... Du lịch phải quan tâm đến các ảnh hưởng


H

của nó đối với các di sản văn hóa và các yếu tố truyền thống, các hoạt động và động

tế

lực của từng cộng đồng địa phương. Việc công nhận các yếu tố địa phương này và hỗ
trợ các nét đặc thù văn hóa và lợi ích cộng đồng của địa phương phải luôn là vấn đề

in

h

trung tâm trong việc soạn thảo các chiến lược du lịch, nhất là ở các nước đang phát
triển... Du lịch bền vững xác định vai trò trung tâm của cộng đồng trong việc lập ra kế

cK

hoạch và ra quyết định phát triển du lịch. Du lịch bền vững là hoạt động phát triển du
lịch dựa vào cộng đồng tạo nên đa dạng các dịch vụ du lịch vừa đảm bảo phát triển bền

họ

vững các yếu tố khác. Du lịch bền vững là phục vụ cho mục đích phát triển con người,

ại

cho nên, du lịch bền vững không chỉ tập trung vào mục đích thu lợi nhuận mà còn

Đ


nhằm phát triển xã hội gồm giáo dục, sức khỏe, môi trường và các vấn đề tôn giáo.
Từ những phân tích trên, có thể nói, du lịch cộng đồng chính là nét tinh túy nhất

ườ
n

g

của du lịch sinh thái và du lịch bền vững. Du lịch cộng đồng nhấn mạnh cả hai yếu tố
tự nhiên, môi trường và con người. Du lịch cộng đồng hướng đến con người nhưng
cũng không phủ nhận tầm quan trọng của yếu tố tự nhiên và môi trường. Như vậy, du

Tr

lịch cộng đồng đang là loại hình du lịch đáp ứng được các yêu cầu của du lịch bền
vững, không chỉ là góp phần vào kinh tế địa phương, tăng thu nhập cho người dân mà
còn bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của cộng đồng địa phương nơi tổ chức
loại hình du lịch này.
Khi du lịch cộng đồng được đưa vào khai thác tại các địa phương sẽ tạo ra doanh
thu lớn, thu nhập du lịch cũng tăng cao, tăng cường ngân sách đầu tư trở lại cho cuộc
sống của chính người dân, cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương.
Và khi kinh tế phát triển sẽ dẫn đường cho các lĩnh vực khác phát triển như văn hóa,

8


giáo dục. Điều kiện kinh tế ổn định, người dân sẽ không phải lo lắng nhiều về vấn đề
kinh tế gia đình và có một nguồn thu nhập ổn định, họ sẽ tích cực hơn trong việc tham
gia vào những hoạt động cộng đồng và việc đấu tranh để duy trì, bảo tồn các giá trị

truyền thống cũng như bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Họ sẽ không phải
khai thác quá mức các nguồn tài nguyên của mình. Bên cạnh đó, họ sẽ chú trọng đến
việc giáo dục thế hệ trẻ hơn nữa trong việc bảo tồn và phát triển bền vững.
Du lịch cộng đồng phát triển sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho người dân địa

uế

phương bởi bên cạnh việc giao lưu và tiếp thu những tinh hoa văn hóa mới của khách

H

du lịch, họ sẽ có ý thức bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của chính dân

tế

tộc mình. Điều này đòi hỏi phải có sự nhận thức sâu sắc của cộng đồng địa phương, du
khách và đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch. Đây cũng chính là điều kiện và là mục

in

h

tiêu phát triển của loại hình du lịch này để tạo ra môi trường du lịch có văn hóa.
Những mục tiêu mà du lịch cộng đồng muốn đạt được chính là những mục tiêu mà du

cK

lịch bền vững hướng tới. Chính vì lẽ đó, du lịch cộng đồng đang là hướng phát triển
mới của du lịch thế giới trong những năm tới để du lịch đạt được mục tiêu phát triển


họ

bền vững.
1.2 Cơ sở thực tiễn

Đ

ại

1.2.1 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam
Việt Nam đang được xem như là một trong những điểm đến đang phát triển và

ườ
n

g

được chú ý ở Đông Nam Á. Việt Nam có lợi thế lớn trong việc phát triển du lịch cộng
đồng do sự đa dạng về văn hóa, bề dày lịch sử, số lượng lớn về làng nghề, có tài
nguyên nhân văn phong phú, cảnh quan hữu tình, sản vật và món ăn đặc trưng của

Tr

từng địa phương, lễ hội truyền thống đậm bản sắc văn hóa dân tộc, liệu pháp tự nhiên
về sức khỏe như suối khoáng, thuốc tắm người Dao.... là những tiềm năng quan trọng
để phát triển du lịch của Việt Nam. Du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển ở Việt Nam
vào cuối những năm 1980 với những du khách đầu tiên đến từ khối Đông Âu cũ. Vào
đầu những năm 1990, thị trường du lịch được mở để đón du khách du lịch từ phương
Tây và dần dần là khách nội địa. Hòa Bình (Bản Lác ở Mai Châu) là nơi đầu tiên ở
Bắc Bộ hoạt động du lịch cộng đồng. Cuối những năm 1990, theo dòng phát triển của

khách quốc tế đến từ Tây Âu và Bắc Mỹ. Du lịch cộng đồng được khởi xướng ở miền

9


Bắc tại Sapa, một điểm du lịch giàu có về di sản văn hóa của dân tộc ít người. Du lịch
cộng đồng được mở rộng tới các vùng gần Hội An, Huế và vùng Đồng Bằng sông Cửu
Long như Long Xuyên, Châu Đốc tại An Giang... Tính đến thời điểm hiện tại đã có
nhiều mô hình phát triển du lịch cộng đồng thành công ở Việt Nam như tour du lịch
đồng bằng sông Cửu Long giới thiệu cuộc sống sông nước miền Tây, du lịch biển có
sự tham gia của cộng đồng bảo vệ sinh vật biển, du lịch cộng đồng gắn với làng nghề ở
Bắc Ninh, Quảng Nam....

uế

1.2.2 Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam

H

Mô hình du lịch cộng đồng tại Bắc Ninh gắn với phát triển giá trị văn hóa truyền

tế

thống tại Bắc Ninh gồm 3 xã: Phù Lãng, Đình Tổ và Hòa Long. Mô hình này nhằm
gắn kết điểm mạnh của các địa phương như du lịch và trải nghiệm làm gốm ở Phù

in

h


Lãng, thăm quan làng nghề làm tương truyền thống và thăm di tích chùa Bút Tháp ở
Đình Tổ, giao lưu quan họ ở Làng Diềm, quê hương của quan họ thuộc xã Hòa Long.

cK

Mô hình phát triển du lịch cộng đồng Bắc Ninh được đánh giá cao, mang lại cho
người dân có thu nhập ổn định thông qua phát triển du lịch cộng đồng, khôi phục được

họ

nghề làm gốm sành của xã Phù Lãng, số lượng sản phẩm bán ra thị trường trong và

ại

ngoài nước ngày càng tăng. Nghề làm tương của xã Đình Tổ đã phát triển tích cực.

Đ

Nhờ làm thương hiệu ATVSTP nên sản phẩm đã tiếp cận thị trường trong và ngoài
tỉnh, số hộ tham gia làm tương từ chỗ chỉ có vài hộ tham gia, nay đã lên vài chục hộ.

ườ
n

g

Lượng khách du lịch đến với các xã này ngày càng tăng trưởng.
Mô hình du lịch cộng đồng tại Sapa thông qua việc tăng cường năng lực đón

tiếp khách cho các hộ homestay, kết hợp với mô hình sản xuất sản phẩm truyền thống


Tr

như thuốc tắm truyền thống, thổ cẩm, tinh dầu. Sapa là vùng du lịch nổi tiếng ở Việt
Nam, tuy nhiên, hầu hết các dịch vụ du lịch chưa có sự tham gia tích cực của cộng
đồng địa phương.
Một số mô hình du lịch cộng đồng khác như du lịch sinh thái tại rừng quốc gia
Khe Rỗ (Bắc Giang), làng cổ Đường Lâm, làng mộc Kim Bồng/ Hội An, du lịch cộng
đồng tại Nam Giang (Quảng Nam), du lịch cộng đồng tại đầm phá Tam Giang (Huế),
phát triển sản phẩm phục vụ du lịch tại các tỉnh miền Trung …

10


1.2.3 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại Quảng Bình
Du lịch cộng đồng đang là xu thế phù hợp trong giai đoạn phát triển hiện nay của
tỉnh Quảng Bình. Lượng du khách, trong đó có nhiều khách nước ngoài, tìm đến với
hình thức du lịch này tăng nhanh, góp phần mang lại sự phát triển của du lịch cộng
đồng, tác động tích cực đến đời sống kinh tế cũng như tư duy làm du lịch của các hộ
dân.
Tuy du lịch cộng đồng tại Quảng Bình chỉ mới phát triển vài năm trở lại đây và

uế

chủ yếu tập trung ở các xã của huyện Bố Trạch nằm trong vùng đệm của di sản thiên

H

nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng bao gồm xã Hưng Trạch, xã Sơn Trạch, xã Phúc


tế

Trạch như mô hình Chày lập homestay, Hồ Khanh Homestay, Phong Nha homestay,
Phong Nha Farmstays, Phong Nha Lake house, Pepper House Homestay,....và có một

in

h

mô hình du lịch cộng đồng có tên là “Homestay Ocean View” mới được xây dựng tại
xã Quang Phú, đánh dấu sự xuất hiện của mô hình du lịch thân thiện với thiên nhiên

cK

này tại thành phố Đồng Hới. Loại hình du lịch cộng đồng này không những góp phần
giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch phong phú và hấp dẫn của tỉnh với du khách

họ

trong nước và quốc tế, mà còn mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, nhằm nâng cao
đời sống cho người dân.

Đ

ại

1.2.4 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Bố Trạch
Bố Trạch là quê hương của di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, dãy

g


Trường Sơn huyền thoại và các bờ biển đẹp như Đá Nhảy, Lý Hòa, Nhân Trạch, Đức

ườ
n

Trạch, Trung Trạch. Đó là thế mạnh để Bố Trạch phát triển nhiều loại hình du lịch
trong đó gồm có loại hình du lịch cộng đồng.... “Với cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng,

Tr

biển và người dân thuần hậu, chất phác, thời gian qua, du lịch cộng đồng đang phát
triển mạnh trên địa bàn huyện. Loại hình du lịch này không những góp phần giới thiệu,
quảng bá tiềm năng du lịch phong phú và hấp dẫn của huyện, ngoài ra còn mang lại lợi
ích thiết thực về kinh tế, nhằm nâng cao đời sống cho người dân. Mô hình nãy đã thu
hút nhiều đối tuợng tham gia như: cán bộ, doanh nhân và nông dân. Đến nay, trên địa
bàn huyện đã có 19 cơ sở nhà nghỉ cộng đồng homestays, farmstays. Các mô hình
đang phát triển, thu hút hàng trăm lượt khách mỗi ngày, trong đó, phần lớn là du khách
nước ngoài như: Chày Lập Farmstay, Phong Nha Farmstay, Pepper House Homestay,
Hồ Khanh Homestay, Jungle Boss Homestay...” (Trích từ báo cáo Tình hình phát triển

11


du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bố Trạch). Ngoài các mô hình homestay và
farmstay còn có các hình thức kinh doanh du lịch khác nhằm phục vụ nhu cầu của du
khách như: dịch vụ ăn uống, thuê xe đạp leo núi, hoạt động dã ngoại, tham gia các trò
chơi dân gian, tham gia các hoạt động hàng ngày cùng với người dân bản địa... Du lịch
cộng đồng đang được người dân Phong Nha lựa chọn để đầu tư phát triển và mang lại
hiệu quả bền vững. Tuy chỉ mới phát triển và vẫn đang còn mang tính chất manh mún,

nhỏ lẻ của cá nhân, tổ chức nhưng loại hình du lịch cộng đồng ở đây cũng đã góp phần
công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

uế

không nhỏ trong việc thu hút khách du lịch, phát triển ngành du lịch của tỉnh nhà, tạo

Địa chỉ

tế

Mô hình
Dương Homestay

Xã Sơn Trạch

2

Hoan Homestay

3

Sy’s homestay

4

Village house

5


Jungle Boss Homestay

6

Guest house

7

Green River

8

Ho Khanh Homestay

Xã Sơn Trạch

9

Phong Nha Mountain House

Xã Sơn Trạch

10

Phong Nha River House

Xã Sơn Trạch

11


Rutic Home

Xã Sơn Trạch

12

Quynh Hoa Homestay

Xã Sơn Trạch

13

Tu Lan Homestay

Xã Sơn Trạch

14

Phong Nha Farmstay

15

Phong Nha Lake House

Xã Hưng Trạch

16

Pepper House Phong Nha Homestay


Xã Hưng Trạch

17

With Boar Eco farm

Xã Hưng Trạch

18

The Pub With Cold Beer

Xã Hưng Trạch

19

Chay Lap Farmstay

Xã Phúc Trạch

Tr

ườ
n

g

ại

họ


cK

in

h

1

Đ

STT

H

Bảng 1: Các mô hình homestay, farmstay tại huyện Bố Trạch

Xã Sơn Trạch
Xã Sơn Trạch
Xã Sơn Trạch
Xã Sơn Trạch
Xã Sơn Trạch
Xã Sơn Trạch

Xã Cự Nẫm

(Nguồn: Phòng văn hóa- thông tin huyện Bố Trạch)

12



CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TẠI XÃ HƯNG TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1 Giới thiệu tổng quan về xã Hưng Trạch
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lí
Hưng Trạch là một xã miền núi nằm ở phía tây của huyện Bố Trạch, giáp xã Cự
Nẫm ở phía Đông Bắc, xã Liên Trạch ở phía Bắc, xã Phúc Trạch ở phía Tây Bắc, xã

uế

Sơn Trạch ở phía Tây Nam, xã Tân Trạch ở phía Nam và xã Phú Định ở phía Đông

H

Nam. Phía bắc Hưng Trạch có con sông Son (nhánh của sông Gianh) từ hướng Tây

tế

(động Phong Nha - xã Sơn Trạch) chảy qua.
2.1.1.2 Khí hậu, thời tiết

in

h

Chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, độ ẩm cao và
bức xạ nhiệt lớn; tính khắc nghiệt của thời tiết thể hiện khá rỏ như: hạn hán gay gắt,

cK


gió Lào, bão lũ, mưa với cường độ lớn.

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm: 270C, trung bình thấp là 15 0C, trung bình cao là

họ

320C.

ại

+ Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 70%, trung bình thấp là khoảng 50%

Đ

(tháng 7,8), trung bình cao là 92% (tháng 10,11);
+ Lượng mưa trung bình khoảng <2.000mm, song phân bố không đều vào các

ườ
n

g

tháng trong năm, thường tập trung vào các tháng 9, 10, 11 còn các tháng 7,8 hầu như
rất ít khi có mưa.

2.1.1.3 Địa hình, đất đai

Tr


Địa bàn xã Hưng Trạch có diện tích tự nhiên tương đối lớn, địa hình bị phân chia

ba vùng rõ rệt bởi sông, suối và đồi núi.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 9.301,32 ha
Trong đó, diện tích của một số nhóm đất như sau:
- Diện tích đất nông nghiệp

: 8568,63 ha.

- Diện tích đất phi nông nghiệp

: 590,09 ha.

- Diện tích đất chưa sử dụng

: 142,60 ha

13


2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Dân cư và nguồn lao động
Dân số toàn xã năm 2017 có 11.257 người, trong đó có 6.215 người là nữ và
5.042 người là nam. Toàn bộ dân số của xã sống trong khu vực nông thôn. Mật độ dân
số trung bình của xã là 119,5 người/km2.
Nguồn nhân lực của xã Hưng Trạch nói chung khá dồi dào, chủ yếu là lao động
trẻ, khỏe, làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm

uế


nghiệp...) là chính. Tuy nhiên, trình độ lao động còn thấp, số lượng học hết phổ thông

H

trung học rất thấp.

tế

2.1.2.2 Tình hình kinh tế xã hội tại xã Hưng Trạch

2015

2016

2017

2016/2015

2017/2016

Nông nghiệp

125

143

132

114.4%


92.3%

+ Trồng trọt

35

cK

ĐVT: tỷ đồng

50

108.57%

131.58%

+Chăn nuôi và đánh

32

40

27

125%

67.5%

58


65

55

112.07%

84.61%

28

30

35

107.14%

116.67%

18

25

47

138.89%

188%

Tổng thu ngân sách


7,042

7,180

7,860

101.96%

109.47%

Tr

5,657

5,998

6,107

106.03%

101.82%

38

họ

Chỉ tiêu

in


h

Bảng 2: Tình hình kinh tế xã hội tại xã Hưng Trạch đạt được từ năm 2015 đến 2017

ại

bắt, nuôi trồng thủy sản

Đ

+ Lâm nghiệp và kinh tế

ườ
n

CN – TTCN

g

vườn

TMDV

Tổng chi ngân sách

( Nguồn: UBND xã Hưng Trạch)
Theo số liệu từ bảng 2, có thể thấy tình hình kinh tế xã hội tại xã Hưng Trạch có
chuyển biến tốt, có xu hướng tăng lên về doanh thu qua các năm. Về nông nghiệp tổng
doanh thu năm 2015 là 125 tỷ đồng tăng lên đến 132 tỷ đồng năm 2017. Trong đó,
trồng trọt doanh thu tăng 15 tỷ đồng qua 3 năm từ 35 tỷ đồng năm 2015 lên 50 tỷ đồng

năm 2017; cho thấy trồng trọt vẫn là thế mạnh và là nguồn thu nhập chính của người

14


dân tại đây. Về chăn nuôi ,đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp, kinh tế vườn
đều tăng từ năm 2015 lên 2016 từ 32 tỷ đồng lên 40 tỷ đồng và 58 tỷ đồng lên 65 tỷ
đồng nhưng lại giảm mạnh từ 2016 đến 2017. Về chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng
thủy sản giảm 13 tỷ đồng từ 40 tỷ (2016) xuống còn 27 tỷ (2017) do sự cố môi trường
biển Formosa ảnh hưởng đến việc đánh bắt thủy sản cùng với thời tiết khắc nghiệt kéo
theo dịch bệnh là cho việc chăn nuôi của người dân không được thuận lợi. Về lâm
nghiệp và kinh tế vườn giảm 10 tỷ từ 65 tỷ năm 2016 đến 2017 còn 55 tỷ, do mục đích

uế

phá rừng làm rẫy, trồng trọt của bà con dân cư làm diện tích đất lâm nghiệp giảm sút,

H

ảnh hưởng đến doanh thu của ngành. Tuy nhiên, về CN – TTCN và TMDV đều có xu

tế

hướng tăng dần lên về doanh thu. CN – TTCN qua 3 năm tăng 7 tỷ đồng ( từ 28 tỷ
năm 2015 lên 35 tỷ năm 2017) và TMDV tăng 29 tỷ đồng ( từ 18 tỷ năm 2015 lên đến

in

h


47 tỷ năm 2017). Điều này cho thấy việc áp dụng công nghệ vào sản xuất, phát triển
cơ sở vật chất cùng với kết hợp các kiến thức truyền thông, cũng như sự hỗ trợ của nhà

cK

nước sẽ đem lại chất lượng sản phẩm , dịch vụ tốt nhất, đem lại hiệu quả cao về kinh tế
cho toàn xã. Tổng thu ngân sách và tổng chi ngân sách tăng đều qua các năm, cho thấy

họ

nhu cầu của người dân và nhiều vấn đề cần phải giải quyết, các lĩnh vực cần phải tập

ại

trung phát triển.

Đ

2.2 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Hưng Trạch
Theo Ban Văn hóa – thông tin xã Hưng Trạch, đến đầu năm 2018 toàn xã có 08

ườ
n

g

địa điểm có sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng. Các điểm kinh doanh du lịch bao
gồm các hoạt động dịch vụ nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách như: Nghỉ dưỡng,
điểm dừng chân cho khách, ăn uống, giải khát, cho thuê xe đạp, xe máy, chèo thuyền


Tr

trên hồ, tập thể hình, tắm khe, sinh thái nông nghiệp (Chăn nuôi trâu, lợn, gà, trồng
rừng, cây ăn quả, cây lương thực, vvv…)
Trong đó có 04 homestay phục vụ cho du khách có nhu cầu lưu trú tại đây. Tổng
số phòng nghỉ hiện nay để phục vụ cho khách du lịch trên địa bàn là 22 phòng: Phong
Nha Lake House - 15 phòng; Pepper House Phong Nha Homestay – 04 phòng; Wild
Boar Eco Fram - 2 phòng; Ther Pub With Cold Beer - 01 phòng. Tổng cộng khoảng
80 giường nghỉ. Giá phòng tùy thuộc vào chất lượng phòng và lượng khách để có giá
phòng phù hợp: Rẻ nhất 200.000 đ; giá phòng đắt nhất: 1.450.000đ. Ngoài ra còn có

15


các dịch vụ ăn uống, cho thuê xe đạp, xe máy, chèo thuyền trên hồ, sông... đáp ứng
nhu cầu đi lại, ăn, nghỉ của du khách.
Tùy theo thời tiết, theo mùa, theo tình hình thực tế về đường sá đi lại để du
khách có thể tham gia lưu trú và tham gia du lịch. Về mùa mưa, những con đường đất
đỏ lầy lội ảnh hưởng đến việc di chuyển, đi lại vào trong các thôn nằm trong sâu của
xã nên lượng khách mùa đông ít hơn mùa hè. Tính trung bình có khoảng 100 -150
khách/1 ngày tham gia DLCĐ tại các điểm dịch vụ du lịch tại địa phương.

Tr

ườ
n

g

Đ


ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

* Các điểm kinh doanh dịch vụ Du lịch cộng đồng trên địa bàn:

16


uế
H

Ồ Ồ Lake Silence

Tr

ườ

n

g

Đ

ại

họ

cK

in

h

tế

Phong Nha Lake House

The Duck Stop

17


×