Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Giáo án âm nhạc, tạo hình cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.75 MB, 63 trang )

Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Công Dụng, Hoàng Thị Dinh
(Tuyển chọn và biên soạn)

TUYỂN CHỌN
GIÁO ÁN CHO LỚP MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ


LỜI GIỚI THIỆU

2


Phần một

CÁC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC
ÂM NHẠC

3


4


HÁT, VỖ TAY THEO TIẾT TẤU CHẬM :
“CHÀO NGÀY MỚI”

Nội dung kết hợp : Nghe hát “Đi học”
Trò chơi âm nhạc : Bao nhiêu bạn hát ?



I – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức

- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả hai ca khúc trong hoạt động hát và vỗ tay
theo tiết tấu và hoạt động nghe hát.
- Cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát “Chào ngày mới”, biết thể hiện tình
cảm phù hợp với nội dung bài hát.
- Hiểu được nội dung bài “Đi học”, cảm nhận giai điệu trong sáng và âm hưởng dân
ca miền núi trong bài hát.
2. Kĩ năng

- Biết vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu chậm bài “Chào ngày mới”.
- Rèn luyện khả năng nghe, phân biệt âm thanh. Cảm nhận âm thanh to, nhỏ, rộn
ràng, tưng bừng khi sử dụng các loại nhạc cụ khác nhau, sử dụng ngôn ngữ diễn
đạt cảm nhận của mình khi nghe âm thanh của nhạc cụ.
- Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh nhẹn thông qua trò chơi âm nhạc.
3. Thái độ

- Hào hứng, vui vẻ đến trường.
- Yêu mến và tự hào về quê hương miền núi.
- Sôi nổi, hào hứng tham gia các hoạt động.
- Chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cảm xúc âm nhạc cùng cô.

5


II – CHUẨN BỊ
- Nhạc các bài hát : “Chào ngày mới”, “Đi học”.
- Một số nhạc cụ : xắc xô ; phách tre ; song loan ; xóc nhạc của dân tộc Tày ; trang phục

dân tộc Tày, Dao, Mông cho bốn cháu biểu diễn phụ hoạ cùng cô, mũ chóp kín.
- Cô tập cho bốn trẻ múa phụ hoạ bài “Đi học”.

III – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định

- Cô và trẻ cùng xem tranh vẽ về trường mầm non và một số hoạt động trong
ngày. Cô trò chuyện với trẻ :
+ Các con vừa xem bức tranh có những hình ảnh gì ?
+ Bức tranh vẽ ai ?
+ Cô giáo và các bạn đang làm gì ?
- Đây là bức tranh vẽ về cảnh trường mầm non trong một buổi sáng, khi các bạn
nhỏ được cha mẹ đưa đến trường và cô giáo đang tươi cười trìu mến đón các bạn
vào lớp. Các con thấy bức tranh này thế nào ?
- Cô cũng rất thích bức tranh này vì bức tranh rất giống khung cảnh trường mầm
non của chúng mình. Bức tranh làm cô vui hơn mỗi khi đến trường, thêm yêu lớp,
yêu trường và yêu các bạn nhỏ nữa đấy.
- Còn bây giờ cô lại có một bản nhạc về trường mầm non. Cô muốn các con cùng
nghe và đoán xem đó là giai điệu của bài hát nào nhé !
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1 : Dạy vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “Chào ngày mới”

- Chúng mình thấy giai điệu bài hát này có quen không ?
- Đó là giai điệu của bài hát nào ? Do ai sáng tác ?
- Chúng mình cùng hát bài hát cho cô nghe nào !
- Mời cả lớp hát cùng với nhạc một lần.
- Giảng nội dung : “Bài hát “Chào ngày mới” do nhạc sĩ Hoàng Văn Yến sáng tác, nói
về niềm vui của các bạn nhỏ mỗi buổi sáng thức dậy trong tiếng chim ca vang, các
bạn hân hoan cùng nhau tới trường nơi có cô giáo yêu thương ân cần dạy dỗ, có
tiếng cười và tình thân bao la của các bạn và bạn nhỏ đã thầm hứa với bản thân

sẽ trở thành những bé ngoan đấy các con ạ ! Giai điệu bài hát tưng bừng, rộn rã,
khi nghe bài hát chúng mình đều cảm thấy vui tươi, phấn khởi và háo hức muốn
đến trường. Vậy khi hát bài hát này, chúng mình sẽ thể hiện như thế nào ?”.
- Cô cho cả lớp cùng hát lại bài hát.
6


- Bạn nào có ý tưởng để biểu diễn bài hát này được hay hơn, hấp dẫn hơn không ?
- Để hay hơn, cả lớp sẽ vỗ tay theo tiết tấu chậm đệm cho bài hát nhé !
- Có bạn nào còn nhớ cách vỗ tay theo tiết tấu chậm không ?
- Cô nói lại cách vỗ tay cho trẻ nhớ lại : Vỗ ba phách nghỉ một phách.
- Cô hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm hai lần, cô nhấn mạnh và chú ý cho trẻ vỗ
đúng vào phách mạnh, vỗ vào chữ “chào”.
- Cô hướng dẫn trẻ vỗ tay theo tiết tấu.
- Cô cho trẻ hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm.
- Cô cùng cả lớp hát, vỗ tay theo tiết tấu chậm hai – ba lần.
- Các tổ luân phiên hát, vỗ tay (mỗi tổ một lần). (Cô quan sát, sửa sai cho trẻ )
- Cô cho trẻ sử dụng dụng cụ gõ đệm.
+ Cô yêu cầu các bạn nam hát và gõ đệm theo tiết tấu chậm bằng phách tre
(một lần). Yêu cầu các bạn nữ chú ý lắng nghe để cảm nhận âm thanh. Hỏi trẻ
tiếng gõ bằng phách tre thế nào.
+ Cô yêu cầu các bạn nữ hát và gõ đệm theo tiết tấu chậm bằng xắc xô (một
lần). Hỏi trẻ cảm nhận tiếng gõ đệm bằng xắc xô thế nào.
+ Cô yêu cầu trẻ phối hợp hai loại nhạc cụ : Nam dùng phách tre, nữ dùng xắc
xô hát và gõ đệm theo tiết tấu chậm. Mời trẻ nhận xét về âm thanh.
+ Cô cho nhóm, cá nhân hát, gõ đệm theo tiết tấu chậm bằng dụng cụ tự chọn
(vVỏ lon bia đựng nhiều viên sỏi ; chai, lọ nhựa đựng sỏi ; song loan…). Yêu
cầu trẻ nhận xét về hiệu quả âm thanh với mỗi loại nhạc cụ khác nhau.
- Cả lớp sử dụng nhiều loại dụng cụ hát, gõ đệm.
+ Chúng mình vừa biểu diễn rất hay, rất sôi nổi, bây giờ các con còn muốn thể

hiện bài hát “Chào ngày mới” với hình thức nào nữa không ?
- Cô gợi ý trẻ các hình thức thể hiện : Hát kết hợp vỗ tay, hát kèm theo động tác
minh hoạ, hát kết hợp nhún nhảy…
- Mời cả lớp cùng hát theo nhạc và thể hiện động tác theo ý thích của mình.
2.2. Hoạt động 2 : Nghe hát bài “Đi học”

- Cô thấy lớp mình hát rất hay, gõ rất đúng nhịp, lại có nhiều cách biểu diễn sáng
tạo nữa nên cô cũng muốn góp vui với chúng mình một bài hát. Các con cùng lại
đây với cô nghe xem bài hát của cô có hay không nhé !
- Cô hát lần 1 : Hát truyền cảm, trọn vẹn bài hát “Đi học”.
+ Các con có biết cô vừa hát bài hát gì và của tác giả nào không ?
+ Các con cảm thấy điều gì khi nghe bài hát này ? (Vui tươi, hồn nhiên)
7


- Cô giảng nội dung : "Cô vừa hát tặng các con bài hát "Đi học" của nhạc sĩ Bùi
Đình Thảo, lời thơ của nhà thơ Minh Chính. Bài hát đã đưa cô và các con đến với
một buổi sáng êm đềm ở vùng núi trung du, khi ánh nắng vừa lên, hoa rừng tỏa
hương thơm ngát, dòng suối trong xanh chảy rì rầm như đang trò chuyện, bạn
nhỏ đi tới trường trên con đường có cây cọ xòe tán lá như chiếc ô che nắng. Bạn
rất vui vì khi đến lớp sẽ gặp cô giáo, được cô dạy hát, dạy múa, dạy nhiều điều
hay. Giai điệu êm đềm và những lời ca trong sáng giúp chúng mình hình dung
được phong cảnh núi rừng tươi đẹp như một bức tranh. Nghe bài hát này cô cảm
thấy thêm yêu mến quê hương miền núi, yêu những giai điệu dân ca quê mình.
Còn các con, chúng mình có nhận xét gì về bài hát này ?" (Cô khuyến khích trẻ
nêu cảm nhận của mình)
- Để cảm nhận sâu sắc hơn nữa bài hát này, cô sẽ dùng xóc nhạc của đồng bào dân
tộc Tày gõ đệm theo bài hát, cô mời các bạn lên biểu diễn cùng cô, mời các con
xem cô và các bạn biểu diễn. (Cô mời một số trẻ lên tham gia biểu diễn)
- Đàm thoại :

+ Các con có nhận xét gì về phần biểu diễn của các bạn ?
+ Các bạn mặc trang phục nào ? Tại sao ?
+ Cô có dùng nhạc cụ gì gõ đệm theo không ? Tại sao ?
- Giảng giải : "Đây là một bài hát viết về quê hương miền núi. Giai điệu của bài hát
gần giống với những làn điệu dân ca của dân tộc Tày, Nùng nên ta có thể sử dụng
xóc nhạc để gõ đệm. Các bạn biểu diễn thì mặc trang phục của đồng bào dân tộc
Tày, Nùng...cũng rất phù hợp. Còn có rất nhiều bài hát hay nói về miền núi, những
giờ sau cô và các con sẽ cùng hát nhé ! Để luyện tập cho lớp mình nghe nhạc tinh tế
hơn, hát hay hơn hôm nay, cô và các con sẽ cùng chơi trò chơi “Bao nhiêu bạn hát”.
2.3. Hoạt động 3 : Trò chơi âm nhạc : “Bao nhiêu bạn hát ?”

- Cách chơi : Cho một trẻ đứng ở giữa lớp, đầu đội mũ che kín mặt. Cô chỉ định
hai hoặc ba bạn hát. Trẻ chơi phải lắng nghe để xác định được số người hát. Nếu
đoán đúng thì được tặng một nốt nhạc, còn đoán sai thì phải hát lại bài hát đó.
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi và nhận xét kết quả chơi.
3. Kết thúc

Cô khen ngợi động viên trẻ.
Dịp Thị Thu Huyền
Trường Mầm non Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn

8


DẠY VẬN ĐỘNG “MÚA CHO MẸ XEM”

Nội dung kết hợp : Nghe hát “Đi học”
Trò chơi âm nhạc : Bao nhiêu bạn hát ?


I – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức

-

Trẻ thuộc bài hát, biết cách thực hiện được một số động tác múa đơn giản :
lắc tay, cuộn tay, kí chân, vẫy hai cánh tay, đung đưa người theo từng câu nhạc.

- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả bài hát.
- Cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát “Chào ngày mới”, biết thể hiện tình
cảm phù hợp với nội dung bài hát.
- Hiểu được nội dung bài “Đi học”, cảm nhận giai điệu trong sáng và âm hưởng dân
ca miền núi trong bài hát.
2. Kĩ năng

- Thể hiện được cảm xúc cùng cô khi nghe nhạc, nghe nhận biết được tiết tấu bản
nhạc được nghe (nhanh – chậm) khi tham gia trò chơi.
- Rèn luyện khả năng nghe, phân biệt âm thanh, khả năng phản ứng nhanh nhẹn
thông qua trò chơi âm nhạc.
3. Thái độ

- Tham gia hoạt động vào trò chơi âm nhạc, tự tin khi biểu diễn vận động múa.
- Sôi nổi, hào hứng tham gia các hoạt động.
- Chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cảm xúc âm nhạc cùng cô.

II – CHUẨN BỊ
- Đĩa nhạc, phòng âm nhạc, sân khấu, bút lông.
- Một số dụng cụ âm nhạc : bông tua, dây nơ, mũ chóp…
- Bút lông.
9



III – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định

- Cho trẻ chơi trò chơi “Tay đẹp đâu ?”. Cô nói : “Khi nào cô hỏi “Tay đẹp đâu ?”
thì các con nói “Tay đẹp đây” và đưa hai tay ra phía trước nhé !”. Cô cho trẻ chơi
2 – 3 lần.
- Cô hỏi trẻ:
+ Tay của mình dùng để làm gì ?” (Cầm bút, tô màu, cầm ca uống nước, cầm
khăn, cầm bàn chải đánh răng…)
+ Ngoài ra bàn tay của mình còn dùng làm gì nữa ? (Dùng để múa cho ông bà,
cha mẹ xem)
- Ôn bài :
+ Cô xướng âm la bài hát “Múa cho mẹ xem” một đoạn, yêu cầu trẻ đoán tên
bài hát.
+ Cô và trẻ cùng hát lại bài hát “Múa cho mẹ xem”. (Cô và cả lớp hát 2 - 3 lần)
- Để bài hát hay hơn, cô sẽ vừa hát vừa múa cho các con xem. (Cô múa cho
trẻ xem)
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1 : Vận động theo bài “Múa cho mẹ xem”

- Cô múa cho trẻ xem trọn vẹn bài hát (khuyến khích trẻ tham gia cùng cô).
- Cô giới thiệu từng động tác cho trẻ xem và yêu cầu trẻ thực hiện cùng cô.
- Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn múa với cô từng động tác và kết hợp với lời bài
hát. Cô cho cả lớp thực hiện 2 - 3 lần.
- Cô mời từng nhóm, cá nhân lên thực hiện theo nhóm.
- Cả lớp cùng hát và múa một lần nữa.
2.2. Hoạt động 2 : Nghe hát : “Năm ngón tay ngoan”


- Cô giới thiệu bài hát “Năm ngón tay ngoan”.
- Cô hát lần một cho trẻ nghe.
- Cô gợi ý trẻ trò chuyện về nội dung bài hát, cho trẻ cảm nhận giai điệu vui tươi
của bài hát.
- Cô hát lần hai kết hợp với vận động minh hoạ bài hát.
2.3. Hoạt động 3 : Trò chơi “Bao nhiêu bạn hát ?”

- Cô giới thiệu tên trò chơi.
10


- Cô giải thích cách chơi : Cô cho trẻ đội mũ chóp kín trên đầu, yêu cầu một hoặc
hai bạn hát. Sau đó cô yêu cầu trẻ khác đoán xem có bao nhiêu bạn hát.
- Cô cho trẻ cùng chơi 2 - 3 lần.
3. Kết thúc

Cô khen ngợi, động viên trẻ.
Hồ Như Ngọc
Trường mầm non Tây Đô, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

DẠY HÁT “THẬT ĐÁNG CHÊ”

Nội dung kết hợp : Nghe hát “Cho con”
Trò chơi âm nhạc : Ô số bí mật

I – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài hát, thuộc bài hát, hát đúng giai điệu, nhịp điệu, hiểu nội dung
bài hát.

- Thích nghe cô hát, biết tên và hiểu nội dung bài hát, chơi đúng luật trò chơi.
2. Kĩ năng

- Rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn. Củng cố một số bài đã học trong
chủ đề.
- Biết thể hiện tình cảm của mình qua bài hát, biết hưởng ứng khi cô hát, chơi
thành thạo trò chơi.

11


3. Thái độ

- Trẻ hiểu được công lao nuôi dưỡng lớn như trời biển của cha mẹ, yêu quý, hiếu
thảo với cha mẹ,
- Có hứng thú nghe hát, hào hứng tham gia trò chơi.
- Sôi nổi, hào hứng tham gia các hoạt động.
- Chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.
- Chơi trò chơi vui và đúng luật.

II – CHUẨN BỊ
Đàn oocgan, dụng cụ âm nhạc : thanh gõ, xắc xô.

III – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định

- Cô giới thiệu sân chơi “Gia đình tài tử”.
- Chương trình là nơi các thành viên trong gia đình có cơ hội gần gũi, hiểu nhau
hơn ; hơn thế nữa là để thể hiện sự đoàn kết và khả năng ca hát của các thành
viên trong gia đình. Ngày hôm nay rất vui mừng được chào đón sự góp mặt của

ba gia đình : Gia đình hạnh phúc, Gia đình vui vẻ, Gia đình thành đạt.
- Hát “Tổ ấm gia đình”.
- Các gia đình đã sẵn sàng chưa ? Chúng ta bắt đầu đi tìm “Gia đình tài tử”.
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1 : Dạy hát “Thật đáng chê”

- Cô cho trẻ nghe một đoạn nhạc của bài hát “Thật đáng chê”.
- Cô hát :
+ Lần 1 : Hát thể hiện tình cảm, động tác phù hợp bài hát, giới thiệu tên bài hát
“Thật đáng chê”.
+ Lần 2 : Kết hợp giảng nội dung : “Bài hát nói về một chú chim chích choè
không biết chăm sóc bản thân, đi học giữa trưa nắng không chịu đội mũ nên
tối về nhà nằm rên đau nhức đầu và một chú cò tham lam vừa ăn quả xanh lại
uống nước lã nên tối về nhà, cò ta bị đau bụng”.
- Bài hát này nhắn nhủ chúng ta điều gì ?
+ Cho trẻ hát hai lần, lần 1 đứng thành một vòng tròn to. Lần 2 đứng thành hai
vòng tròn, trẻ gái bên trong, trẻ trai bên ngoài.
+ Ba tổ lần lượt hát.
+ Cá nhân trẻ hát.
12


- Cô sửa sai, động viên khuyến khích trẻ.
- Cả lớp hát lại lần 1.
- Cô giới thiệu phần tiếp theo mang tên “Chung sức” và chuyển sang đội hình chữ
U theo ba đội.
2.2. Hoạt động 2 : Trò chơi âm nhạc “Ô số bí mật”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
+ Cách chơi : Ba đội lần lượt cử đại diện lên lật mở các ô số, sau mỗi ô số là những

bức tranh bí ẩn, các thành viên có nhiệm vụ lựa chọn và hát bài hát phù hợp
với nội dung bức tranh đó.
+ Luật chơi : Đội nào lựa chọn bài hát phù hợp với nội dung bức tranh, thể hiện
bài hát hay sẽ giành phần thắng.
- Cô bao quát và cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Nhận xét kết quả trò chơi.
2.3. Hoạt động 3 : Nghe hát “Cho con”

- Cô hát lần 1.
- Cô hát lần lần 2 : Kết hợp động tác minh hoạ. Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Giảng nội dung : Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu trong
gia đình của chúng mình. Mọi người trong gia đình luôn yêu thương, quan tâm,
chăm sóc chúng mình nên khi đi xa chúng mình sẽ rất nhớ. Tổ ấm gia đình không
có gì sánh được. Ở đó có tình yêu của cha mẹ. Cha mẹ giống như là lá chắn che
chở cho chúng ta suốt cuộc đời.
- Lần 3 : Cô múa cùng trẻ.
3. Kết thúc

Cô khen ngợi, động viên trẻ.
Nguyễn Ngọc Bích
Trường mầm non thị trấn Bắc Hà, Bắc Hà, Lào Cai

13


DẠY HÁT “MẸ ĐI VẮNG”

Nội dung kết hợp : “Chỉ có một trên đời”
Trò chơi âm nhạc : Tai ai thính ?


I – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả bài hát.
- Hiểu được nội dung của bài hát và biết thể hiện tình cảm qua bài hát, giai điệu.
2. Kĩ năng

- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc qua các bài hát, giai điệu.
- Trẻ thuộc bài hát, hát đúng, rõ lời, nhịp nhàng tình cảm bài hát.
- Phát triển khả năng chú ý, trí nhớ có chủ định, khả năng tư duy, phán đoán.
- Phát triển tai nghe âm nhạc qua trò chơi.
- Rèn kĩ năng cảm thụ âm nhạc, các kĩ năng ca hát, vận động theo nhạc.
3. Thái độ

- Thể hiện tình cảm qua các bài hát về mẹ.
- Trẻ hứng thú khi tham gia vào trò chơi âm nhạc.
- Giáo dục trẻ biết yêu mẹ, ngoan, biết vâng lời mẹ.

II – CHUẨN BỊ
- Máy hát, đĩa các bài hát về chủ đề, đàn oocgan.
- Một số lục lạc, phách… để trẻ sử dụng khi chơi.

III – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định

- Cô giới thiệu bài hát bằng cách kể chuyện : “Có một bạn nhỏ trong khi mẹ
14


đi vắng đã sang nhà bạn của mình chơi, nhưng trong khi chơi thì bạn luôn nhớ

về mẹ của mình. Các con có biết khi nhớ mẹ bạn nhỏ đã làm gì không ? Muốn
biết bạn nhỏ đã làm gì mời các con cùng lắng nghe bài hát “Mẹ đi vắng” của tác
giả Trịnh Công Sơn !”.
- Trò chơi chuyển tiếp : “Gió thổi ! Gió thổi” .
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1 : Dạy hát

- Cô cho trẻ ngồi trên ghế hình vòng cung hướng về cô.
+ Cô hát mẫu lần 1 kết hợp đàn.
+ Cô hát lần 2.
- Cô vừa hát các con nghe bài hát gì ? Do ai sáng tác ?
- Cô dạy cho cả lớp hát : Cả lớp hát theo cô từng câu cho đến hết bài (từ 2 – 3 lần).
- Chia trẻ thành hai nhóm (bạn trai và bạn gái) : Cô cho nhóm bạn gái hát trước,
nhóm bạn trai hát sau.
- Mời từng nhóm lên hát và yêu cầu trẻ đếm số bạn của từng nhóm.
- Mời cá nhân hát (khi trẻ hát cô chú ý sửa sai về cao độ, lời, giai điệu cho trẻ).
2.2. Hoạt động 2 : Nghe hát “Chỉ có một trên đời”

- Cô hát lần 1.
- Cô hát lần lần 2 : Kết hợp động tác minh hoạ, giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Giảng nội dung : “Mẹ là người đã sinh ra các con và chăm sóc nuôi dạy, chở che
cho các con. Ai cũng chỉ có duy nhất một người mẹ hiền yêu dấu như chỉ có một
mặt trời mà thôi. Vì vậy các con phải biết yêu mẹ, ngoan ngoãn, biết vâng lời mẹ
để làm mẹ vui nhé ! "
- Lần 3 : Cô múa cùng trẻ. (Cô gợi ý trẻ cùng thể hiện cảm xúc bài hát qua các vận
động minh hoạ sáng tạo với các đồ dùng biểu diễn)
2.3. Hoạt động 3 : Trò chơi âm nhạc “Tai ai thính ?”

- Trẻ đứng thành vòng tròn.
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Tai ai thính ?”.

- Giải thích cách chơi, luật chơi.
+ Chọn một trẻ bịt mắt đứng giữa vòng tròn.
+ Lần 1 : Chọn một trẻ khác hát và yêu cầu trẻ bị bịt mắt đoán xem bạn nào hát
và hát bài gì ?
15


+ Lần 2 : Một trẻ chọn một trong các nhạc cụ, vừa hát vừa gõ theo nhịp, trẻ bịt
mắt đoán xem bạn nào hát và sử dụng nhạc cụ gì để gõ đệm.
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
3. Kết thúc

- Cô khen ngợi, động viên trẻ.
- Cả lớp hát vận động bài “Mẹ đi vắng” và ra ngoài dạo chơi.
Trần Ngọc Ân
Trường mầm non Thanh Xuân, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

HÁT, VẬN ĐỘNG MINH HOẠ :
“AI THƯƠNG CON NHIỀU HƠN”

Nội dung kết hợp : Nghe hát “Cho con”
Trò chơi âm nhạc : Khám phá những ô số âm nhạc

I – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức

- Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung, ý nghĩa của bài hát “Ai thương con nhiều hơn”
và “Cho con”.
- Biết cách thực hiện được một số động tác múa đơn giản : lắc tay, cuộn tay, kí
chân, vẫy hai cánh tay, đung đưa người theo từng câu nhạc.

- Trẻ biết được tên bài hát, tên tác giả bài hát.
- Cảm nhận được giai điệu tình cảm, yêu thương của các bài hát, biết thể hiện tình
cảm phù hợp với giai điệu các bài hát.
16


2. Kĩ năng

- Trẻ biết thể hiện nét mặt, vận động phù hợp với nhịp điệu, sắc thái của bài hát
hoặc bản nhạc.
- Thể hiện được cảm xúc cùng cô khi nghe nhạc.
- Rèn luyện khả năng nghe, phân biệt âm thanh, khả năng phản ứng nhanh nhẹn
thông qua trò chơi âm nhạc.
3. Thái độ

- Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng và lễ phép với ông bà, cha mẹ.
- Tham gia hoạt động vào trò chơi âm nhạc, tự tin khi biểu diễn vận động minh
hoạ.
- Sôi nổi, hào hứng tham gia các hoạt động.
- Chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cảm xúc âm nhạc cùng cô.

II – CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô

- Hình ảnh minh hoạ nội dung các bài hát : “Cháu yêu bà”, “Múa cho mẹ xem”, “Nhà
của tôi”, “Mẹ yêu không nào ?”.
- Nhạc bài hát “Cho con” của Phạm Trọng Cầu.
- Cô thuộc và thể hiện được hát “Cho con”.
2. Chuẩn bị cuả trẻ


- Trang phục búp bê, mũ thỏ, mũ gấu.
- Mỗi trẻ một con gấu bông hoặc búp bê.

III – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định

- Cô tạo tình huống : Gấu con, Búp bê và Thỏ đang trò chuyện. Gấu kể ba mẹ
không ai thương mình hết, Gấu đi chơi quên xin phép nên bị ba mẹ mắng, Gấu
rất buồn. Thỏ con thì cho rằng ba thương Gấu, còn Búp bê thì bảo mẹ thương
Gấu hơn.
- Cô dẫn dắt : “Cô nghĩ cả ba và mẹ đều yêu thương Gấu nên mới la mắng bạn Gấu
để Gấu nhớ lần sau có đi chơi thì phải xin phép mẹ. Thôi, Gấu con đừng buồn nữa
nhé, cô mời Gấu con và các bạn đến lớp Lá 2 chơi nhé !”.
- Trò chuyện : “Còn các bạn nhỏ lớp Lá 2 thì sao, các con nghĩ ba với mẹ ai thương
mình nhiều hơn ? Các con hãy trao đổi với nhau rồi nói cho cô biết nhé !”.
- Giáo dục : “Cả ba và mẹ đều thương các con như nhau, nhưng mỗi người có một
cách thể hiện tình thương khác nhau. Còn các con đã thể hiện tình cảm của mình
17


như thế nào với ba mẹ, ông bà của mình ?"
Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng và hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
- Cô giới thiệu nội dung bài mới : “Có một bài hát cũng nói lên tâm trạng của một
bạn nhỏ không biết ba với mẹ ai thương mình nhiều hơn. Cả lớp cùng hát bài. :
"Ai thương con nhiều hơn nhé !”.
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1 : Vận động “Ai thương con nhiều hơn”

- Cô gợi ý : “Bài hát sẽ dễ thương, sinh động hơn nữa nếu chúng ta cùng múa minh
hoạ theo bài hát đó các con. Cô mời các con cùng xem cô múa nhé !”.

- Cô múa cho trẻ xem lần 1.
- Cho cả lớp xếp thành ba hàng theo tổ, chọn một gấu bông, một búp bê để minh
hoạ.
- Cô dạy trẻ múa minh hoạ theo từng đoạn bài hát.
- Cô cho cả lớp vận động lại bài hát kết hợp nghe nhạc, gợi ý trẻ biết thể hiện tâm
trạng tình cảm phù hợp với bài hát.
- Cô giải thích từ “suy tư” là đang suy nghĩ, băn khoăn điều gì đó.
- Cho trẻ vận động lại bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân. Cô nhận xét, tuyên dương và
giúp những trẻ chưa thể hiện được.
- Cho cả lớp chuyển đội hình vòng tròn và vận động lại bài hát “Ai thương con
nhiều hơn”. Mời trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
- Cho trẻ cất dọn đồ dùng.
2.2. Hoạt động 2 : Trò chơi “Khám phá những ô số âm nhạc”

- Cô chia lớp thành hai đội. Mỗi đội sẽ chọn một ô số trên màn hình, sau mỗi ô số
sẽ là một hình ảnh, đội mở ô số sẽ đoán xem hình ảnh đó nói lên nội dung của bài
hát nào và cả đội sẽ hát to bài hát đó. Đội nào đoán sai thì quyền trả lời thuộc về
đội còn lại. Đội nào trả lời đúng được nhận một bông hoa, đoán được nội dung
hình nền được hai bông hoa, đội nào nhiều hoa hơn sẽ chiến thắng.
- Cho trẻ chơi, cô nhận xét tuyên dương.
2.3. Hoạt động 3 : Nghe hát “Cho con” (Sáng tác Phạm Trọng Cầu)

- Cô giới thiệu bài hát : “Tình yêu thương mà ba mẹ dành cho con cái thật lớn lao.
Ba mẹ luôn dành cho các con những điều tốt đẹp nhất. Bài hát “Cho con”, sáng
tác của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã nói lên điều đó. Cô sẽ hát cho các con nghe
nhé !”. (Cô mời một trẻ lên múa minh hoạ)
- Giáo dục trẻ : “Ba mẹ luôn là người thương yêu các con, luôn dành những điều
tốt đẹp nhất cho các con. Vì vậy để làm cho ba mẹ cũng như ông bà mình được
vui lòng, các con phải biết hiếu thảo và cố gắng chăm ngoan nhé !”.
18



- Cô hát lần 2 và mời trẻ thể hiện cùng cô.
- Cô giới thiệu chuyển tiếp hoạt động : “Gấu con và các bạn đã chơi ở lớp Lá 2 cũng
lâu rồi, Gấu con và các bạn hãy về nhà, nếu không mẹ sẽ chờ và lo lắng nữa đấy.
Trước khi các bạn đi, cả lớp mình cùng vận động lại bài “Ai thương con nhiều hơn”
để tặng Gấu và các bạn nhé !”
-

Cô cho cả lớp hát và vận động bài “Ai thương con nhiều hơn”.

3. Kết thúc

Cô động viên, khen ngợi trẻ.
Huỳnh Ngọc Thùy Trang
Tường mẫu giáo An Long, Tam Nông, Đồng Tháp

HÁT, VẬN ĐỘNG MINH HOẠ THEO BÀI HÁT
“TẬP LÀM CHÚ BỘ ĐỘI”

N ội dung kết hợp : Nghe hát “Gửi chú hải quân”
Trò chơi âm nhạc : Nghe nhạc đoán tên bài hát

I – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức

- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả bài hát.
- Trẻ thuộc bài hát, biết cách thực hiện được một số động tác múa đơn giản :
lắc tay, cuộn tay, kí chân, vẫy hai cánh tay, đung đưa người theo từng câu nhạc.
- Cảm nhận được giai điệu vui tươi, mạnh mẽ của bài hát “Tập làm chú bộ đội”, biết

thể hiện tình cảm, cảm xúc phù hợp với nội dung bài hát.
- Cảm nhận giai điệu nhẹ nhàng và tình cảm trong bài hát “Gửi chú hải quân”.
19


2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát
(CS 101).
- Phát triển kĩ năng hoạt động nhóm khi tham gia các trò chơi tập thể.
3. Thái độ

- Trẻ biết thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng các chú bộ đội và thích được làm
chú bộ đội.
- Sôi nổi, hào hứng tham gia các hoạt động, tự tin khi biểu diễn vận động múa.

II – CHUẨN BỊ
- Trang phục bộ đội của cô và cháu.
- Mời một chú bộ đội ở đơn vị kết nghĩa tham gia phần mở đầu hoạt động.
- Máy vi tính, loa vi tính.

III – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định

- Cô và trẻ cùng trò chuyện với chú bộ đội.
- Cả lớp hát tặng chú bộ đội bài “Tập làm chú bộ đội” theo nhạc.
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1: Vận động theo bài hát "Tập làm chú bộ đội"

- Cô hát kết hợp minh hoạ theo lời ca không có nhạc.

- Trẻ hát và minh hoạ bài hát theo ý thích.
- Cô gợi ý trẻ thể hiện những vận động minh hoạ theo ý thích của trẻ :
+ Câu 1 : “Tập làm chú bộ đội, cũng chân bước một hai” : Hai chân giậm tại chỗ,
đồng thời kết hợp hai tay đánh theo nhịp của bài hát.
+ Câu 2 : “Súng gỗ vác trên vai, có ngôi sao trên mũ” : Hai tay giả cầm súng, đồng
thời hai chân giậm tại chỗ theo nhịp của bài hát.
+ Câu 3 : “Gà con ơi đừng sợ, bầy quạ đen trên trời” : Tay trái chống hông, tay
phải đưa ra trước vẫy qua vẫy lại theo nhịp bài hát.
+ Câu 4 : “Thỏ ơi lại đây chơi, đừng sợ loài sói nhé” : Tay trái chống hông, nghiêng
đầu làm động tác như gọi thỏ đến chơi.
+ Câu 5 : “Bé ơi đừng khóc nhè, đừng sợ ai bắt nạt” : Hai chân giậm tại chỗ theo
nhịp lời hát, kết hợp tay giả làm động tác đang khóc.
+ Câu 6 : “Vì có anh bảo vệ, anh làm bộ đội tí hon” : Tay phải chỉ về phía trước rồi
kết hợp đưa tay lên trán làm động tác chào và giậm chân tại chỗ.
20


+ Câu 7 : “Làm bộ đội thích ghê, được bảo vệ làng quê” : Kí gót chân ra phía trước
kết hợp nghiêng đầu vỗ tay rồi đổi bên.
+ Câu 8 : “Em mong được mau lớn, để làm chú bộ đội” : Hai chân giậm tại chỗ,
đồng thời kết hợp hai tay đánh theo nhịp của bài hát.
- Cô quan sát và sửa sai nếu trẻ thực hiện động tác chưa đúng.
- Cả lớp hát kết hợp minh hoạ không nhạc.
- Cả lớp hát kết hợp minh hoạ có nhạc.
- Thi đua hát kết hợp minh hoạ theo tổ.
- Thi đua nhóm, cá nhân.
2.2. Hoạt động 2 : Nghe hát “Gửi chú hải quân” (Nhạc và lời : Hoàng Ngọc Oanh)

- Lần 1 : Cô hát cho trẻ nghe.
- Tóm tắt nội dung bài hát : Các chú bộ đội ở ngoài hải đảo làm nhiệm vụ bảo vệ

Tổ quốc nên các bạn nhỏ đã gửi gắm tình cảm của mình đến các chú.
- Lần 2 : Cô gợi ý trẻ múa minh hoạ theo bài hát.
3. Kết thúc

- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Cả lớp hát, vận động minh hoạ lại bài hát “Tập làm chú bộ đội”.
Trần Thị Nguyệt Nhung
Trường mầm non Rạng Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng

21


HÁT, VỖ TAY THEO TIẾT TẤU PHỐI HỢP :
BA EM LÀ BỘ ĐỘI HẢI QUÂN

Nội dung kết hợp : Nghe hát "Cháu hát về đảo xa"
Trò chơi âm nhạc : Tập làm chú bộ đội hải quân

I – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức

- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả bài hát (CS 99).
- Trẻ thuộc bài hát, biết cách thực hiện một số động tác múa đơn giản : lắc tay,
cuộn tay, kí chân, vẫy hai cánh tay, đung đưa người theo từng câu nhạc.
- Cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát “Chào ngày mới”, biết thể hiện tình
cảm phù hợp với nội dung bài hát.
- Hiểu được nội dung bài “Đi học”, cảm nhận giai điệu trong sáng và âm hưởng dân
ca miền núi trong bài hát.
2. Kĩ năng


- Trẻ hát đúng lời bài hát, vui tươi, hồn nhiên.
- Trẻ hát và vỗ tiết tấu phối hợp nhịp nhàng theo lời bài hát, lắng nghe cô hát và
hưởng ứng cảm xúc với cô. Luyện tai nghe nhạc để thực hiện cho đúng.
- Trẻ cảm nhận vẻ đẹp của biển đảo, hiểu về Trường Sa, Hoàng Sa qua đoạn VCD
và qua những bài hát.
3. Thái độ

Giáo dục trẻ biết yêu quý các chú bộ đội, vì ngày đêm các chú canh giữ biển đảo
để các cháu vui chơi, học hành.

II – CHUẨN BỊ
- Phách tre, gáo dừa, lục lạc…
- Tranh vẽ về biển, hải đảo.
22


- Đĩa nhạc các bài hát về biển, hải đảo.
- Đèn chiếu, ti vi, máy tính, loa.

III – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định

Cô mở nhạc sóng biển và gợi ý cho trẻ nghe đoán và cảm nhận về tiếng sóng biển.
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1 : Dạy hát và vỗ tay theo tiết tấu phối hợp bài “Ba em là bộ đội hải quân”
(Nhạc và lời : Quỳnh Hợp)

- Thuyền cập bến rồi, con có thấy gì không ? (Trên màn hình có hình ảnh các chú
bộ đội hải quân)
- Cô cho cả lớp cùng hát. Cô hỏi :

+ Các con vừa hát bài hát gì ?
+ Bài hát của nhạc sĩ nào ?
- Cô cho cả lớp hát lại.
- Cô gợi ý trẻ thể hiện bài hát bằng vận động minh hoạ. (Múa, tiết tấu chậm, tiết
tấu phối hợp…)
- Cô cho trẻ nhắc lại cách vỗ tay theo tiết tấu chậm và chú ý sửa kĩ năng cho trẻ.
- Cô cho cả lớp cùng hát và đi lấy dụng cụ về ngồi theo đội hình chữ U.
- Cô cho cả lớp cùng hát nhiều lần bằng nhiều hình thức khác nhau. (Cả lớp, tổ,
nhóm, cá nhân và chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cô cho trẻ cất dụng cụ và ngồi xung quanh cô chơi trò chơi “Nhổ neo rời bến“
(theo bài “Cây phong ba trên đảo xa ”).
2.2. Hoạt động 2 : Nghe hát “Cháu hát về đảo xa” (Sáng tác : Trần Xuân Tiến)

- Cô dẫn dắt vào bài hát : "Mấy ngày nay các con thường nghe báo đài, truyền hình
đưa tin gì ?" (Đưa tin về Trường Sa, biển đảo…)
- Cô giới thiệu bài hát, xuất xứ bài hát.
- Cô hát lần 1 diễn cảm trên nhạc nền đã ghi trên đàn.
- Cô giảng nội dung bài hát, gợi ý trẻ cảm nhận và thể hiện tình cảm về giai điệu
bài hát.
- Cô giáo dạy phụ cho trẻ nghe nhạc nền bài hát. Cô giáo dạy chính vào thay trang
phục hát quan họ. Cho trẻ tìm hiểu đặc trưng trang phục của vùng miền.
- Cô hát lần 3 với trang phục và mời trẻ thể hiện minh hoạ cùng cô.
- Cô cho cả lớp cùng đọc bài thơ “Bé đi thăm biển” và đi về phía trước màn hình
cùng xem đoạn phim về biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa :
23


Bạn đã bao giờ
Được ra thăm biển
Muốn đi trên biển

Phải có chiếc thuyền
Có thêm cánh buồm
Có hình tam giác
Hiu hiu gió mát
Sóng biển nổi rồi
Cho thuyền lướt sóng.
- Giáo dục : “Trường Sa, Hoàng Sa thân yêu là một phần của đất nước Việt Nam, các
chú bộ đội ngày đêm canh giữ biển đảo để cho các con được yên vui học hành.
Các con phải chăm ngoan, học giỏi, biết vâng lời ba mẹ, cô giáo”.
- Cả lớp cùng hát và vỗ tay theo tiết tấu phối hợp bài “Ba em là bộ đội hải quân”.
2.3. Hoạt động 3 : Trò chơi âm nhạc “Tập làm chú hải quân”

- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi : Bây giờ cô và các con cùng tập làm các chú lính
đảo canh giữ Trường Sa trên biển đảo nhé !
- Cô mở nhạc các bài hát về chủ đề : Nhạc to, nhỏ và vừa, nhanh, chậm khác nhau.
Trẻ có thể bắt chước làm các động tác đi, chạy, trườn, bò... như chú bộ đội theo
tiết tấu giai điệu các bài hát. Cho trẻ chơi theo nhóm.
3. Kết thúc

- Nhận xét, tuyên dương, giáo dục trẻ.
- Cả lớp cùng hát và vỗ tay theo tiết tấu phối hợp bài “Ba em là bộ đội hải quân”.
Nguyễn Thị Kim Chi
Trường mầm non Hướng Dương, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

24


TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIÁO ÁN

Các chú bộ đội đi tuần tra trên biển


Em đi thăm Trường Sa
25


×