Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÙNG: HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ KIM NỖ ĐÔNG ANH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP
MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÙNG
ĐỀ TÀI :
HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI
SINH HOẠT TẠI XÃ KIM NỖ - ĐÔNG ANH- HÀ NỘI

Giáo viên hương dẫn

: ThS. Vũ Văn Danh

Sinh viên

: Nguyễn Thị Trang

Mã sinh viên

: CC01100182

Lớp

: CD11QM3

Hà Nội - 2015

1


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1.
2.
3.

ĐẶT VẤN ĐỀ
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.1.4.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.
1.4.
1.4.1.
1.4.2.
1.4.3.
1.5.

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIÊN TỰ NHIÊN CỦA XÃ KIM NỖ

Vị trí địa lý
Khí hậu, thủy văn
Địa hình, đất đai thổ nhưỡng
Tài nguyên thiên nhiên
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ KIM NỖ
Dân số, lao động
Hiện trạng sử dụng đất
Điều kiện cơ sở hạ tầng xã Kim Nỗ
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI XÃ KIM NỖ
Sản xuất nông nghiệp
Hoạt động phát triển các nghành nghề, dịch vụ, thương mại
Hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI SINH HOẠT
Nguồn gốc phát sinh
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần của rác thải phát sinh
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG THU GOM, QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM NỖ
2.1. PHÁT SINH CHẤT THẢI SINH HOAT
2.2.KHỐI LƯỢNG PHÁT SINH
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT
TẠI TỪNG THÔN XÃ KIM NỖ
2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ
LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TẠI TỪNG THÔN XÃ KIM NỖ

2


2.5. THÁI ĐỘ CỦA NHÀ QUẢN LÝ, CÔNG NHÂN THU GOM VÀ HỘ

GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM NỖ
3.1.

NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT
THẢI

3.2.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI
CHƯƠNG 4: HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI KINH
TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG
4.1. HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ
4.2. HIỆU QUẢ VỀ XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Phụ lục 1
Phụ lục 2

3


MỞ ĐẦU

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều 1 - Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam ghi rõ: “Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,

phát triển của con người và thiờn nhiờn”.
Qua định nghĩa trên ta thấy được môi trường có vai trò rất quan trọng và
ảnh hưởng trực tiếp tới con người. Vì vậy, bảo vệ môi trường là việc được toàn
cầu quan tâm và là vấn đề cấp bách. Ngày nay, việc phát triển kinh tế và sự gia
tăng dân số đã làm chất lượng môi trường bị đe dọa nghiêm trọng, đòi hỏi
chúng ta phải có những biện pháp bảo vệ môi trường cụ thể và kịp thời. Bảo vệ
môi trường không chỉ là việc của các cơ quan chức năng mà là trách nhiệm của
toàn thể cộng đồng. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
và gìn giữ cho sự phát triển bền vững của các thế hệ tương lai.
Một trong những vấn đề nan giải nhất của Việt Nam hiện nay là công tác
quản lý rác thải. Dân số tăng nhanh, tập trung phần lớn tại các đô thị dẫn đến
việc đô thị hóa tăng mạnh, nhu cầu của người dân được cải thiện cũng đồng
nghĩa với lượng rác thải ngày càng tăng và thay đổi liên tục. Trong quá trình
sinh hoạt, một khối lượng chất thải khổng lồ chưa qua xử lý hoặc xử lý thô sơ
được con người ném vào môi trường gây ô nhiễm. Vì vậy, phát triển kinh tế,
văn hóa - xã hội luôn đi đôi với việc quan tâm tới vấn đề rác thải, góp phần cải
thiện môi trường sống trong sạch, lành mạnh.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước, thành phố
Hà Nội nói chung và xã Kim Nỗ huyện Đông Anh nói riêng cũng đang phát
triển mãnh mẽ, sự chuyển mình đó tạo nhiều công ăn việc làm, đời sống người
dân được nâng cao. Nhưng bên cạnh mặt tích cực đó xuất hiện nhiều vấn đề
đáng quan tâm như: Nước thải chưa qua xử lý, khói bụi, rác thải nói chung
Trong đó, phải kể đến là lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều nếu không
có biện pháp thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới
đời sống, sức khỏe cộng đồng, làm mất cảnh quan văn hóa đô thị và nông thôn.
4


Trước những vấn đề nói trên và được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của
thầy Vũ Văn Doanh – giảng viên khoa môi trường – trường Đại học Tài

Nguyên và Môi Trường Hà Nội, đề tài :” thực trạng thu gom và công tác quản
lý rác thải sinh hoạt ở xã Kim Nỗ huyện Đông Anh thành phố Hà Nội “ được
nghiên cứu ,thực hiện nhằm góp phần nâng cao hoạt đông quản lý chất thải rắn
, hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra tại xã Kim Nỗ,
huện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Hy vọng rằng, nếu áp dụng thành công sẽ
là mô hình cho các địa phương khác ứng dụng và làm theo. Mục tiêu chung là
để có” Một Việt Nam Xanh – Sạch – Đẹp – Gần gũi với môi trường”. Vì vậy
đề tài mang tính thực tiến và cần thiết rất cao.
2.
3.
-

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá được hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho khu vực xã Kim Nỗ
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Về khoa học:
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận, phương pháp khoa học, các tiêu
chí góp phần xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn quy mô cấp xã, từ đó
nêu ra các kiến nghị, giải pháp ký thuật, công nghệ và cơ chế chính sách hỗ
trợ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho các xã , thị trấn trong huyện
Đông Anh nói riêng và các địa bàn khác nói chung

-

Về thực tiễn:
+ Góp phần cải thiện môi trường trên địa bàn xá Kim Nỗ huyện Đông Anh
thành phố Hà Nội
+ Nâng cao nhận thức cộng đồng và trách nhiệm của các cấp quản lý ở địa

phương

5


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
1.1.
1.1.1.

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA XÃ KIM NỖ - ĐÔNG
ANH – HÀ NỘI
Vị trí địa lý
Khu vực xã Kim Nỗ nằm về phía Tây của huyện Đông Anh, cách trung tâm
huyện Đông Anh khoảng 7km , cách trung tâm thành phố khoảng 13km, có tọa
độ địa lý nằm trong khoảng 21độ 16’14” vĩ độ Bắc và 102độ 32’52” kinh độ
Đông. Địa giới hành chính của khu vực xã Kim Nỗ được xác định như sau:

-

Phía Bắc giáp xã Nam Hồng và xã Vân Nội;
Phía Nam giáp xã Hải Bối;
Phía Đông giáp các xã Vân Nội và Vĩnh Ngọc;
Phía Tây giáp xã Kim Chung
Hiện nay Kim Nỗ là một trong sáu xã của khu vực được Chính Phủ quy hoạch
nằm trong khu đô thị Bắc Thăng Long- Vân Trì. Những năm vừa qua Kim Nỗ
luôn tiếp nhận các dự án thu hồi đất GPMB để xây dựng cơ sở hạ tầng Đô thị
bắc Thăng Long- Vân Trì.

Hình 1.1 : Sơ đồ vị trí và diện tích tự nhiên xã Kim Nỗ


6


1.1.2.
a.

-

-

-

-

Diện tích tự nhiên của xã Kim Nỗ khoảng 656,65 ha, diện tích đất nông
nghiệp là ha, dân số xã là 12.272 người. trên dịa bàn xã có tuyến đường 5 kéo
dài, đường 6 cây, giao thông vô cùng thuận lợi nối thông các xã , các huyện
khác trong khu vực Hà Nội. Vì thế Kim Nỗ có điều kiện tốt để phát triển kinh
tế - xã hội, giao lưu buôn bán , trao đổi hàng hóa.
Khí hậu , thủy văn
Khí hậu
Khu vực xã Kim Nỗ nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ
Mùa hè nhiệt độ bình quân 28 – 30 độ, ngày nóng nhất có nhiệt độ lên tới 3638 độ.
Mùa đông khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình khoảng 15-17 độ, có những
ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ, gây ra chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và
đêm.
Lượng mưa:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa bình quân hàng năm là 1600 –
1800 mm, cao nhất có năm đạt 2.200 mm, song có năm thấp nhất chỉ đạt 1300
mm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8 với cường độ lớn

(chiếm hơn 80%) nên thường gây ra úng lụt cục bộ tại những vị trí ven sông
Đáy gây thiệt hại cho mùa màng.
Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa này thiếu nước nghiêm trọng,
cây trồng và vật nuôi bị ảnh hưởng của thời tiết lạnh.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình 80%. Tổng lượng nước bốc hơi cả năm
700 – 900 mm, lượng nước bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng 01 năm sau,
lớn nhất vào tháng 5 – 6.
- Nắng: Số giờ nắng trung bình cả năm là 1700 – 1800 giờ, số giờ nắng cao
nhất trong năm là 2000 giờ, số giờ nắng thấp nhất trong năm là 1500 giờ.

Biểu đồ diễn biến một số yếu tố khí hậu huyện Đông Anh
7


b.

Thủy văn
Trên địa bàn có sông Thiếp chảy qua có vai trò quan trọng trong điều tiết
nguồn nước vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô, ngoài ra còn có
trạm bơm và hệ thống kênh mương thường xuyên được tu bổ phục vụ tốt cho
sản xuất nông nghiệp.

1.1.3.
a.

Địa hình, đất đai thổ nhưỡng
Địa hình
Khu vực xã Kim Nỗ có địa hình tự nhiên tương đối bằng phẳng, có độ dốc
trung bình từ 2-4 độ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy
sản.


b.

Đất đai thổ nhưỡng
Đất ở xã Kim Nỗ chủ yếu là đất phù sa, có độ phì nhiều cao thích hợp với
nhiều loại cây trồng , đặc biệt là cây lương thực, cây rau ,đậu,cây ăn quả

1.1.4.

Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên của xã Kim Nỗ vào dạng ít tiềm năng, không có nhiều
tài nguyên điển hình.

1.2.
1.2.1.

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ KIM NỖ
Dân số, lao động
Theo số liệu thống kê năm 2013, dân số xã Kim Nỗ vào khoảng 12.272 người,
với 2.894 hộ gia đình, tỷ lệ dân số gia tăng tự nhiên của xã là 1,03% được thể
hiện dưới bảng sau:
TT

Thôn

Tỷ lệ(%)

Thôn Đông

Dân số ( người)

Xã Kim Nỗ
3.317

1
2
3
4

Thôn Bắc
Thôn Đoài
Thôn Thọ Đa

3.794
2.922
2.158

30.3
24.8
18,3

26.6

Bảng 1.1: Dân số tại khu vực Xã Kim Nỗ
-

Tổng số lao động của xã Kim Nỗ trong độ tuổi 18-55 là 5,256 người
Thành phần lao động : lao động làm việc trong lĩnh vực nông ,lâm nghiệp 1378
người, chiếm 34.5% lực lượng lao động toàn xã . Còn lại là 65.5% lao động
8



1.2.2.
a.

làm việc trong lĩnh vực TTCN ( tiểu thủ công nghiệp), dịch vụ thương mại,
công chức , viên chức Nhà nước
Hiện trạng sử dụng đất
Đất nông nghiệp
Xã có diện tích đất nông nghiệp là 517.65 ha. Chiếm 73,68 tổng diện tích đất
tự nhiên, trong đó:

-

b.
1.2.3.
a.

Diện tích đất trồng lúa 327,90 ha , chiếm 46,68% dất nông nghiệp
Đất sản xuất các cây hoa màu khác , cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh
tế cao còn thấp
Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích khoảng 90,53% , chiếm 12.89% dienj tích
nông nghiệp. Đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thu nhập ổn định cho các hộ
nuôi trồng.
Đất phi nông nghiệp
Diện tích của xã Kim Nỗ khoảng 69,13 ha, chiếm 9.84% diện tích tự nhiên
Diện tích đất chuyên dùng 97.01 ha , chiếm 13,8% tổng diện tích đất tự nhiên
Điều kiện cơ sở hạ tầng xã Kim Nỗ.
Giao thông
Giao thông của xã bao gồm các tuyến quốc lộ, tỉ, huyện lộ, đường liên xã và
đường dân sinh.

+ Đường 5 kéo dài đã dần đi vào hoạt động giúp phát triển kinh tế tại địa
phương
+ Các tuyến tỉnh lộ đã được nâng cấp, cải tạo và trải nhựa, thuận lợi cho giao
lưu trao đổi hàng hoá, đi lại của nhân dân.
+ Hệ thống đường liên xã, liên thôn: có tổng chiều dài hàng trăm km, tất cả các
xã đều có đường ô tô vào tận thôn, xóm. Hiện tai đường trong các thôn xóm
hầu hết đã được bê tông hoá, việc đi lại của người dân khá thuận tiện.

b.
-

Thủy lợi
Kênh mương:
Tổng chiều dài thủy lợi của xã là khoảng 5,2 km . đã kiên cố hóa đạt 31,1%
Nhìn chung hệ thống kênh mương đã phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp

-

Trạm bơm

9


Xã đang quản lý 3 trạm bơm phục vụ tưới tiêu cho 327,9 ha lúa nước trên địa
bàn xã
Tuy nhiên , để đáp ứng yeu cầu tưới tiêu chủ động và phù hợp với quy hoạch
mới cần đầu tư nâng cấp 02 trạm bơm( mở rộng nhà trạm, thay máy bơm mới
để tăng công suất phục vụ)
c.


Hiện trạng cấp nước
Hiện nay , toàn xã Kim Nỗ vẫn chưa có nước máy, do vậy, tất cả các họ dân
đều sử dụng nước sinh hoạt từ các giếng khoan có bể lọc và nước mưa.

d.
1.3.
1.3.1.

1.3.2.

1.3.3.

Hiện trạng cấp điện
Đi qua địa bàn xã có đường dây cao trung thế 35Kv và 22Kv . tổng đường dây
hạ thế của xã là 18km.
Xã có 08 trạm biến áp đã xây dựng, hiện nay đã có dự án xây thêm 02 trạm
mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.
100% người dân sử dụng trực tiếp từ lưới điện quốc gia.
Thực trạng phát triển kinh tế tại xã Kim Nỗ
Sản xuất nông nghiệp
Năm 2013, sản xuất nông nghiệp thực hiện đạt 98 tỷ đồng, tăng 34,38 % so với
năm 2012
- Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực 7,197 tấn (trong đó thóc 6.933 tấn),
bình quân lương thực đạt 51kg/người. Giá trị sản xuất 1 ha gieo trồng đạt 8,4
triệu đồng.
- Chăn nuôi: So với năm 2013 thì hiện tại đàn trâu có 90 con, giảm 21,57%,
đàn bò 509 con, giảm 11,85% và đàn lợn 21.412 con tăng 10,15%, đàn gia cầm
tổng số có 95.800 con tăng 43,3%.
- Công tác chuyển đổi mô hình canh tác: Thực hiện 80,1 ha (trong đó có 23,5
ha cây ăn quả; 56,6 ha lúa - cá).

Hoạt động phát triển các ngành nghề , dịch vụ, thương mại
Ngành dịch vụ thương mại trong huyện tăng mạnh và phát triển rộng khắp trên
địa bàn huyện, hoạt động có hiệu quả, phục vụ kịp thời cho sản xuất, đời sống
của nhân dân và đặc biệt tạo ra thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp
khá phát triển. Giá trị dịch vụ thương mại năm 2014 thực hiện 36 tỷ đồng, tăng
8,89 % so với năm 2013.
Hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
- Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có sản lượng đạt 123 tỷ đồng
tăng 4,07 % so với năm 2013.
10


- Xã có 38 làng nghề, việc duy trì hoạt động của các làng nghề truyền thống đã
góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp.
- Xây dựng cơ bản thực hiện đạt 45 tỷ đồng, trong đó các công trình xây dựng
thuộc Nhà nước quản lý trên địa bàn huyện đạt 7,428 tỷ đồng, các công trình
dân sinh 7,572 tỷ đồng
1.4. TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT
1.4.1. Nguồn phát sinh
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng
dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các
đô thị và các vùng nông thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải
bao gồm:
Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt).

-

Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình
công cộng.


-

Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng.

-

Từ các làng nghề ..v..v…

11


Hình1.2 Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải

1.4.2. Phân loại rác thải sinh hoạt
Rác thải được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo các cách
sau:
- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt ra rác thải trong nhà, rác thải
ngoài nhà, rác thải trên đường, chợ…..
- Theo thành phần hóa học và đặc tính vật lý: người ta phân biệt theo các
thành phần vô cơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da, giẻ vụn,
cao su, chất dẻo…
- Theo mức độ nguy hại:
+ Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại,
rác thải sịnh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các rác thải phóng xạ,
các rác thải nhiễm khuẩn, lây lan… có thể gây nguy hại tới con người, động
vật và gây nguy hại tới môi trường. Nguồn phát sinh ra rác thải nguy hại chủ
yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
+ Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các chất
và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành

phần.

12


1.4.3 Thành phần của chất thải sinh hoạt
Thành phần của rác thải rất khác nhau tùy thuộc từng địa phương, tính chất
tiêu dùng, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thông thường thành
phần của rác thải bao gồm các hợp phần sau: Chất thải thực phẩm, giấy,
catton, vải vụn, sản phẩm vườn, gỗ, thủy tinh, nhựa, bụi tro, cát đá, gạch vụn…
Bảng 1.3 Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số vùng năm 2000
(tính theo % trọng lượng)
Thành phần

Hà Nội

Việt Trì

Thái
Nguyên

Đà
Nẵng

Hạ
Long

Chất hữu cơ

53,00


55,0

55,0

45,47

49,20

Cao su, nhựa

9,15

4,52

3,0

13,10

3,23

Giấy, catton, giẻ vụn

1,48

7,52

3,0

6,36


4,6

Kim loại

3,40

0,22

3,0

2,30

0,4

Thủy tinh, gốm, sứ

2,70

0,63

0,7

1,85

3,7

Đất, đá,cát, gạch vụn 30,27

32,13


35,3

-

38,87

Độ trơ

15,9

13,17

17,15

10,9

11,0

Độ ẩm

47,7

45,0

44,23

49,0

46,0


Tỷ trọng (tấn/m3)

0,42

0,43

0,45

0,50

0,50

(Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát của CEETIA, 2001)
1.5
1.5.1.

. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN.
Phương pháp chôn lấp
Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chôn lấp rác. Phương pháp
này có chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển.
Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dụng chở rác tới
các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén
trên bề mặt và đổ lên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt ruồi muỗi, rắc vôi
13


bột… theo thời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và
thể tích của bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác lại được tiếp tục cho đến khi bãi
rác đầy thì chuyển sang bãi rác mới.

Hiện nay việc chôn lấp rác thải sinh hoạt được sử dụng chủ yếu ở các
nước đang phát triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường
một cách nghiêm ngặt. Việc chôn lấp rác có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm
dứt ở các nước đang phát triển.
Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước
ngầm và nguồn nước mặt. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ
các lớp chống thấm bằng màn địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần phải thiết kế
khu thu gom và xử lý nước rác trước khi thải vào môi trường. Việc thu khí ga
để biến đổi thành năng lượng là một cách để tận dụng từ rác thải rất hữu ích
[8].
- Ưu điểm của phương pháp:
+ Công nghệ đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với nhiều loại rác thải.
+ Chi phí vận hành bãi rác thấp.
- Nhược điểm của phương pháp:
+ Chiếm diện tích đất tương đối lớn.
+ Không được sự đồng tình của người dân khu vực xung quanh.
+ Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) cao.
+ Tìm kiếm xây dựng bãi rác mới là việc làm khó khăn.
1.5.2.

Phương pháp đốt rác
Xử lý rác bằng phương pháp đốt là giảm tới mức tối thiểu chất thải cho
khâu xử lý cuối cùng. Nhờ thiêu đốt dung tích chất thải rắn được giảm nhiều
chỉ còn khoảng 10 % so với dung tích ban đầu, trọng lượng giảm chỉ còn 25%
hoặc thấp hơn so với ban đầu. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu
gom và giảm nhu cầu về dung tích chứa tại chỗ, ngay tại nguồn, đồng thời
cũng dễ dàng chuyên chở ra bãi chôn lấp tập trung nếu cần. Tuy nhiên phương
pháp đốt rác sẽ gây ô nhiễm không khí cho khu vực dân cư xung quanh, đồng

14



thời làm mất mỹ quan đô thị, vì vậy phương pháp này chii dùng tại các địa
phương nhỏ, có mật độ dân số thấp.
Phương pháp này chi phí cao, so với phương pháp chôn lấp rác, chi phí
để đốt một tấn rác cao hơn gấp 10 lần. Công nghệ đốt rác thường sử dụng ở
các quốc gia phát triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc
thu đốt rác sinh hoạt như là một dịch vụ phúc lợi xã hội toàn dân. Tuy nhiên
việc đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất thải khác nhau sinh khói độc và dễ
sinh khí dioxin nếu không giải quyết tốt việc xử lý khói. Năng lượng phát sinh
khi đốt rác có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho ngành công nghệ
nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải
tốn kém nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt gây ra.
Hiện nay tại các nước Châu Âu có xu hướng giảm đốt rác thải vì hàng
loạt các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết. Việc thu đốt
rác thải thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại, rác thải bệnh viện
hoặc rác thải công nghiệp và các phương pháp khác không xử lý triệt để được
[8].
1.5.3.

Phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để
hình thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học
tạo môi trường tối ưu đối với quá trình.
Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ (sản xuất phân bón hữu cơ) là một
phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát
triển trong đó có Việt Nam. Quá trình ủ được coi như quá trình lên men yếm
khí mùn hoặc hoạt chất mùn. Sản phẩm thu hồi là hợp chất mùn không mùi,
không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ. Để đạt mức độ ổn định như lên
men, việc ủ đòi hỏi năng lượng để tăng cao nhiệt độ của đống ủ. Trong quá

trình ủ oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và hơn nữa so với bể aeroten. Quá
trình ủ áp dụng với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử
lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra thường
xuyên và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ.
Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hóa các chất thối rữa. Sản

15


phẩm cuối cùng là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như: lignin,
xenlulo, sợi…
Công nghệ ủ có thể là ủ đống tĩnh thoáng khí cưỡng bức, ủ luống có đảo
định kỳ hoặc vừa thổi vừa đảo. Xử lý rác làm phân hữu cơ là biện pháp rất có
hiệu quả, sản phẩm phân hủy có thể kết hợp tốt với phân người và phân gia súc
cho ta chất hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, tạo độ tơi xốp, rất tốt cho
việc cải tạo đất
1.5.4.

Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ ép kiện
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung
thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên
băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: kim loại, nilon,
giấy, thủy tinh, nhựa… được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được
băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích làm giảm
tối đa thể tích khối rác và tạo thành cac kiện với tỷ số nén rất cao.
Các kiện rác đã nén ép này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc
san lấp các vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát. Trên diện tích
này có thể sử dụng làm mặt bằng các công trình như: công viên, vườn hoa, các
công trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa mặt bằng khu
vực xử lý rác.

Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ xử lý rác bằng phương pháp ép kiện
Kim loại
Thủy tinh
Rác thải

Phễu nạp rác

Băng tải rác

Phân loại
Giấy
Nhựa

Các khối kiện sau khi ép Băng tải thải vật liệu

16

Máy ép rác


1.5.5.

Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex
Đây là một công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng ở Mỹ (2/1996). Công
nghệ Hydromex nhằm xử lý rác đô thị (kể cả rác độc hại) thành các sản phẩm
phục vụ ngành xây dựng, vật liệu, năng lượng và sản phẩm dùng trong nông
nghiệp hữu ích.
Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác sau đó polime hóa
và sử dụng áp lực lớn để nén, định hình các sản phẩm.
Rác thải được thu gom (rác hỗn hợp, kể cả rác cồng kềnh) được chuyển

về nhà máy, không cần phân loại và đưa vào máy cắt nghiền nhỏ, sau đó đưa
đến các thiết bị trộn bằng băng tải. Chất thải lỏng pha trộn trong bồn phản ứng,
các phản ứng trung hòa và khử độc thực hiện trong bồn. Sau đó chất thải lỏng
từ bồn phản ứng được bơm vào các thiết bị trộn: chất lỏng và rác thải kết dính
với nhau sau khi cho thêm thành phần polime hóa vào. Sản phẩm ở dạng bột
ướt được chuyển đến máy ép cho ra sản phẩm mới. Các sản phẩm này bền, an
toàn với môi trường [8].
Hình1.5 Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex
CTR chưa phân loại

Kiểm tra bằng mắt

Cắt, xé,nghiền tơi nhỏ
Chất thải lỏng hỗn hợp

Thành phần polyme hóa

Làm ẩm

Trộn đều

Ép hay đùn ra

Sản phẩm mới
17


18



1.5.6.

Xử lý rác bằng công nghệ Seraphin
Ban đầu rác thải được đưa tới nhà máy và đổ xuống nhà tập kết nơi có hệ
thống phun vi sinh khử mùi cũng như ozone diệt vi sinh vật độc hại. Tiếp đến,
băng tải sẽ chuyển rác tới máy xé bông để phá vỡ mọi loại bao gói. Rác tiếp
tục đi qua hệ thống tuyển từ (hút sắt thép và các kim loại khác) rồi lọt xuống
sàng lồng.
Sàng lồng có nhiệm vụ tách chất thải mềm, dễ phân huỷ, chuyển rác vô
cơ (kể cả bao nhựa) tới máy vò và rác hữu cơ tới máy cắt. Trong quá trình vận
chuyển này, một chủng vi sinh ASC đặc biệt, được phun vào rác hữu cơ nhằm
khử mùi hôi, làm chúng phân huỷ nhanh và diệt một số tác nhân độc hại. Sau
đó, rác hữu cơ được đưa vào buồng ủ trong thời gian 7-10 ngày. Buồng ủ có
chứa một chủng vi sinh khác làm rác phân huỷ nhanh cũng như tiếp tục khử vi
khuẩn. Rác biến thành phân khi được đưa ra khỏi nhà ủ, tới hệ thống nghiền và
sàng. Phân trên sàng được bổ sung một chủng vi sinh đặc biệt nhằm cải tạo đất
và bón cho nhiều loại cây trồng, thay thế trên 50% phân hoá học. Phân dưới
sàng tiếp tục được đưa vào nhà ủ trong thời gian 7-10 ngày.
Do lượng rác vô cơ khá lớn nên các nhà khoa học tục phát triển hệ thống
xử lý phế thải trơ và dẻo, tạo ra một dây chuyền xử lý rác khép kín. Phế thải
trơ và dẻo đi qua hệ thống sấy khô và tách lọc bụi tro gạch. Sản phẩm thu được
ở giai đoạn này là phế thải dẻo sạch. Chúng tiếp tục đi qua tổ hợp băm cắt,
phối trộn, sơ chế, gia nhiệt bảo tồn rồi qua hệ thống thiết bị định hình áp lực
cao. Thành phẩm cuối cùng là ống cống panel, cọc gia cố nền móng, ván sàn,
cốp pha...
Cứ 1 tấn rác đưa vào nhà máy, thành phẩm sẽ là 300-350 kg seraphin
(chất thải vô cơ không huỷ được) và 250-300kg phân vi sinh. Loại phân này
hiện đã được bán trên thị trường với giá 500 đồng/ kg.
Như vậy, qua các công đoạn tách lọc - tái chế, công nghệ seraphin làm
cho rác thải sinh hoạt được chế biến gần 100% trở thành phân bón hữu cơ vi

sinh, vật liệu xây dựng, vật liệu sản xuất đồ dân dụng, vật liệu cho công
nghiệp. Các sản phẩm này đã được cơ quan chức năng, trong đó có Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng kiểm định và đánh giá là hoàn toàn đảm bảo
về mặt vệ sinh và thân thiện môi trường. Với công nghệ seraphin, Việt Nam có
thể xoá bỏ khoảng 52 bãi rác lớn, thu hồi đất bãi rác để sử dụng cho các mục
đích xã hội tốt đẹp hơn.
19


CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG THU GOM, QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM NỖ
2.1. PHÁT SINH CHẤT THẢI SINH HOẠT
Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn chủ yếu từ sinh hoạt của các hộ
gia đình, ngoài ra từ các cơ quan, các chợ, quán ăn, trường học và các hoạt
động thương mại, dịch vụ khác. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của toàn xã
được thể hiện ở bảng
Bảng 2.1: Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn xã Kim Nỗ
Khối lượng

Nguồn

(tấn/ngày)

Tỷ lệ (%)

RTSH hộ gia đình

0,92

62,32


Rác thải từ các chợ

0,083

13,24

Rác thải từ các quán ăn, dịch vụ công
cộng...

0,095

15,07

0,0059

8.98

1,193

100

Rác thải từ trường học, cơ quan, công ty
Tổng

( Nguồn:UBND xã Kim Nỗ)
Từ bảng trên cho thấy: Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn
nhất (62,32%).
Rác thải từ các chợ: xã Kim Nỗ có 4 thôn, để phục vụ đời sống hàng ngày của
nhân dân nên lượng rác thải cũng chiếm một tỷ lệ tương đối (13,24%); nhất là

ở khu vực bán rau, hoa quả và các hàng ăn uống. Rác thải từ nguồn này chủ
yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau củ, quả bị hỏng...ngoài ra
còn một lượng lớn các loại bao bì, túi nilon.
Rác thải từ khu vực trường học, cơ quan, công sở chiếm tỷ lệ nhỏ nhất
(8,98%), do ở đây chủ yếu là giấy, bao bì plastic...

20


2.2. KHỐI LƯỢNG PHÁT SINH
Theo kết quả điều tra hộ gia đình, bình quân mỗi người dân của xã thải ra
lượng rác là 0,63 kg/người/ngày. Như vậy với tổng số dân là 12.272 người thì
lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các thôn trên địa bàn thị trấn khoảng 7,73
tấn/ngày. Đó là chưa kể một lượng lớn rác thải sinh hoạt phát sinh từ các khu
chợ, các hoạt động thương mại dịch vụ và từ các cơ quan, công ty, trường học
trên địa bàn thị trấn. Theo số liệu thống kê của UBND xã thì lượng rác thải
sinh hoạt phát sinh từ các nguồn này khoảng 2,37 tấn/ngày. Như vậy rác thải
sinh hoạt trên địa bàn thị trấn phát sinh khoảng 6,29 tấn/ngày. Vào những ngày
nghỉ cuối tuần hay những ngày lễ hội thì khối lượng rác thỉa phát sinh lại tăng
lên, nếu lượng rác này không được thu gom thường xuyên sẽ gây ra ô nhiễm
môi trường, mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Bảng 2.2 Phân bố dân cư và lượng rác thải sinh hoạt của xã Kim Nỗ

STT

Khối
Số khẩu RTSH

Thôn


lượng
Tỷ lệ (%)

( tấn/ngày)
1

Thôn Đông

1805

1,79

28,4

2

Thôn Bắc

1409

1,30

20,8

3

Thôn Đoài

1586


1,52

24,2

4

Thôn Thọ Đa

1463

1,68

26,6

5

Tổng

6223

6,29

100

( Nguồn : UBND xã Kim Nỗ và điều tra hộ gia đình)
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI TỪNG
THÔN TRONG XÃ KIM NỖ
Công tác quản lý rác thải trên địa bàn thị trấn ở mức thấp. Tại đây chưa
có sự quản lý đồng bộ chung cho toàn thị trấn mà từng thôn có sự quản lý
riêng. Do vậy, không có biện pháp quản lý hoạt động của đội thu gom cũng

như không theo dõi được tình hình phát sinh rác thải của thị trấn.
21


2.3.1. Thực trạng tại thôn Đoài và thôn Thọ Đa
Công tác quản lý rác thải trên địa bàn 2 thôn này đang ở mức rất thấp,
mới chỉ dừng lại ở việc thôn đưa ra quyết định thành lập đội thu gom rác thải
mà không có biện pháp quản lý hoạt động của đội thu gom cũng như không
theo dõi được tình hình phát sinh rác thải của thôn.
Thôn chọn ra địa điểm làm bãi đổ rác, sau đó tiến hành thành lập đội thu
gom rác của từng thôn. Những người thu gom rác là những người dân tự nhận
trách nhiệm thu gom và đăng kí với chính quyền thôn. Các ông trưởng thôn sẽ
xác định ranh giới Và số hộ gia đình trong từng thôn giao cho người thu gom
rác phải chịu trách nhiệm thu gom, sau đó các ông trưởng thôn sẽ có trách
nhiệm nhắc nhở, đôn đốc người thu gom hoàn thành công việc của mình nhằm
giữ gìn vệ sinh môi trường trong toàn thôn. Do không quản lý lượng rác thải
phát sinh hàng ngày đã dẫn đến việc lựa chọn bãi đổ rác không thích hợp cả về
quy mô lẫn vị trí gây ra những bất cập trong đời sống hàng ngày của người dân
như: bãi rác nhỏ không đáp ứng được lượng rác thải phát sinh, bãi rác quá gần
khu vực sinh sống của người dân, gần đường giao thông gây ô nhiễm mùi rất
lớn đặc biệt các ngày có gió lớn. Đây chính là mặt yếu kém trong công tác
quản lý rác thải tại 2 thôn này.
2.3.2. Thực trạng tại thôn Đông
Công tác quản lý rác thải tại thôn Đông đã có sự khác biệt. thôn đưa ra quyết
định thành lập đội thu gom gồm 2 người tham gia vào công tác thu gom với
những điều khoản thỏa thuận giữa người thu gom và thôn. Tại đây, rác thải sau
khi thu gom sẽ được đưa đến 1 thùng côngtennơ đặt ở một địa điểm do thôn đã
chọn, cách xa khu dân cư. Khi rác đầy thùng côngtennơ này thì xe của công ty
môi trường đô thị Hà Nội sẽ đến chở đi. Do vậy đã theo dõi được lượng rác
thải phát sinh hàng ngày trên địa bàn thôn.

Tuy nhiên, việc quản lý tần xuất thu gom rác ở đây chưa được chặt chẽ.
Theo phản ánh của người dân ở thôn Kim Bài thì người đi thu gom rác thường
xuyên không đi thu gom đúng lịch như thôn đã quy định là 3 lần/tuần, có
những khi 4 hay 5 ngày mới đi thu gom 1 lần. Đây là lỗi do sự quản lý thiếu
chặt chẽ của những người có trách nhiệm tại thôn mới để xảy ra hiện tượng
như trên.
22


2.3.3. Thực trạng tại thôn Bắc
Thôn Bắc được coi như là bộ mặt của xã, vì thế công tác quản lý rác thải
tại đây diễn ra rất chặt chẽ. Xã trực tiếp quản lý, chọn địa điểm đặt côngtennơ
để chứa rác sau thu gom. UBND xã đã kí hợp đồng với 2 người chịu trách
nhiệm thu gom rác ở thôn Bắc. Họ đi thu gom rác hàng ngày vào buổi sáng
sớm kết hợp với quét dọn đường phố khi xe cộ chưa lưu thông qua lại nhiều để
trách gây ách tắc giao thông. Ở chợ lại có một người thu gom rác chợ riêng.
Khi rác đầy thùng côngtennơ người chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường ở
thị trấn sẽ thông báo cho công ty môi trường đô thị Hà Nội về vận chuyển đi.
Do có sự quản lý tốt và chế độ đãi ngộ đối với người thu gom rác phù
hợp nên thị trấn đã quản lý được tần xuất thu gom cũng như lượng rác thải
phát sinh hàng ngày trên địa bàn thôn Bắc.
2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ
LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ KIM NỖ
2.4.1. Khả năng đáp ứng của công tác thu gom
a. Thiết bị và phương tiện thu gom
+ Thôn Đoài
Thiết bị và phương tiện thu gom của thôn rất đơn giản gồm: 1 chổi, 1
xẻng, 2 bộ quần áo bảo hộ lao động, 1 đôi ủng, 2 đôi găng tay, 1 xe bò kéo.
Những trang thiết bị này do thôn đầu tư cho 1 người thu gom/năm.
+ Thôn Thọ Đa

Thiết bị và phương tiện thu gom gồm: 1 chổi, 1 xẻng, 2 đôi ủng, 2 mũ, 2
bộ quần áo bảo hộ lao động, 2 đôi găng tay, 1 xe thu rác chuyên dụng. Những
trang thiết bị này cũng do thôn đầu tư cho 1 người thu gom/năm.
+ Thôn Đông
Thiết bị và phương tiện thu gom gồm: 1 bộ quần áo bảo hộ lao động, 2
đôi găng tay, 1 xẻng, 1 chổi, 1 đôi ủng, 1 mũ , 1 xe bò kéo dùng chung cho cả
2 người thu gom của thôn. Những trang thiết bị này do thôn đầu tư cho người
thu gom/năm.
+ Thôn Bắc
23


Thiết bị và phương tiện thu gom gồm: 3 xe chuyên dụng, 2 bộ quần áo
bảo hộ lao động/năm, 2 đôi găng tay/tháng, 2 đôi ủng/năm, 2 chổi, 2 xẻng.
b. Thành phần và tiền công thu gom
+ Thôn Đoài
Thôn có 4 người tham gia vào công tác thu gom. Toàn thôn được chia
làm 4 đội, mỗi người chịu trách nhiệm thu gom 1 đội. Do thôn có dân số đông
nhất, lại có diện tích lớn nên số người tham gia vào công tác thu gom cũng
nhiều hơn các thôn khác. Trong thôn không có chợ lớn mà chỉ chỉ có chợ nhỏ
rải rác vì thế rác ở chợ thuộc địa bàn đội nào thì người thu gom ở đội đó có
trách nhiệm thu gom.
Tiền công thu gom được lấy từ việc thu lệ phí của người dân trong thôn.
Mỗi người thu gom được trả 500 nghìn đồng/tháng.
+ Thôn Thọ Đa
Thôn có 2 người tham gia vào công tác thu gom. Thôn được chia làm
đôi, mỗi người chịu trách nhiệm thu gom một nửa thôn. Chợ trên địa bàn của
ai người đó chịu trách nhiệm thu gom.
Tiền công thu gom được lấy từ việc thu lệ phí của người dân trong thôn.
Mỗi người thu gom được trả 1 triệu đồng/tháng.

+ Thôn Đông
Thôn có 2 người tham gia vào công tác thu gom. Hai người này cùng đi
thu gom ở cả thôn do diện tích của thôn nhỏ.
Tiền công thu gom được lấy từ việc thu lệ phí của người dân trong thôn.
Mỗi người thu gom được trả 500 nghìn đồng/tháng.
+ Thôn Bắc
Khu phố có 3 người tham gia vào công tác thu gom trong đó có 2 người
chịu trách nhiệm thu gom rác từ các hộ gia đình và 1 người chịu trách nhiệm
thu gom rác chợ.

24


Tiền công thu gom được lấy từ việc thu lệ phí của người dân trong khu
Phố. Mỗi người thu gom được trả 1triệu 450 nghìn đồng/tháng. Ngoài ra, mỗi
tháng còn được trợ cấp thêm 2 kg xà phòng.
c. Tần xuất thu gom rác thải
+ Thôn Đoài
Theo kết quả điều tra hộ hộ gia đình được biết tần xuất thu gom là 3
lần/tuần.mỗi người thu gom đi thu gom hết đội của mình sẽ vận chuyển rác ra
bãi rác chung của thôn. Sau thu gom rác được đổ trực tiếp ra bãi mà không qua
phân loại cũng như không có xử lý sơ bộ.
+ Thôn Thọ Đa
Tại đây tần xuất thu gom cũng là 3 lần/tuần. Thời gian thu gom vào buổi
sáng. Người thu gom sau khi thu gom rác sẽ vận chuyển rác đến vị trí đặt
côngtennơ đổ vào đó.
+ Thôn Đông
Tần xuất thu gom của thôn Kim Lâm là 3 lần /tuần. Thời gian thu gom
vào buổi chiều. Người thu gom sau khi thu gom rác sẽ vận chuyển đến bãi rác
của thôn. Bãi rác của thôn Kim Lâm là một ao nhỏ đã không sử dụng, lại ngay

gần đường đi và nguồn nước tưới cho nông nghiệp, khi rác ngấm nước bốc mùi
rất khó chịu khi đi qua đây, có nguy cơ ô nhiễm không khí và nguồn nước
nghiêm trọng.
+ Thôn Bắc
Tần xuất thu gom của khu Phố là 1 lần/ngày. Thời gian thu gom vào buổi
sáng sớm. Người thu gom sau khi thu gom rác sẽ vận chuyển rác đến vị trí đặt
côngtennơ đổ vào đó.
Riêng thôn Băc thuộc có chợ nên có 1 người đảm nhận việc thu gom và
cũng đi thu gom hàng ngày.

Bảng 2.3 Lượng người, tần suất và tiền công của người thu gom rác
Số người thu
25

Tần suất thu gom

Tiền công (nghìn


×