Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty sản xuất bột sắn Thủ Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.93 KB, 73 trang )

Sản xuất sạch hơn

I. MỞ ĐẦU.
I.1. Đặt vấn đề.
Sắn (khoai mì) vừa là cây lương thực, thực phẩm vừa là nguyên liệu cho các nhà máy chế
biến tinh bột, cồn Ethanol…đồng thời vừa là mặt hàng xuất khẩu. Sắn là cây dễ trồng, ít kén
đất, ít vốn đầu tư, thích nghi với nhiều vùng sinh thái trong cả nước và phù hợp điều kiện kinh
tế nông hộ. Điều này đã được khẳng định tại Hội nghị “Phát triển sản xuất sắn bền vững” cho
các tỉnh phía Nam được Bộ NN&PTNT tổ chức vào ngày 18/12/2009 tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất sắn hiện nay còn ồ ạt, không theo qui hoạch, vẫn còn
một số tồn tại như: phá rừng trồng sắn, trồng sắn quảng canh cho năng suất thấp, ô nhiễm môi
trường, sử dụng lãng phí không tái sử dụng, tiết kiệm năng lượng từ các cơ sở chế biến tinh bột
sắn, sản phẩm chưa đa dạng, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự ổn định…
Vì vậy, cần phải điều chỉnh và khắc phục kịp thời những tồn tại và thiếu sót kể
trên để phát triển và sản xuất sắn bền vững là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.
I.2. Tính cấp thiết của đề tài.
Cũng giống như nhiều loại thực phẩm và phụ gia thực phẩm khác, tinh bột sắn nhập khẩu
vào các thị trường lớn phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe về an toàn vệ sinh, thân thiện với
môi trường, đảm bảo tốt cho sức khoẻ... Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu tinh bột vào các thị
trường này, doanh nghiệp cần phải chú ý đáp ứng các yêu cầu cần thiết từ phía nhà nhập khẩu.
Hiện nay, do những đặc tính co lợi cho sức khoẻ, tinh bột sắn đang rất được ưa dùng. Do
nguồn nguyên liệu sắn chỉ trồng được ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới nên nhiều nước
phải hoàn toàn nhập khẩu nguyên liệu thô và sản phẩm tinh bột sắn.
Mặc dù đáp ứng được nhu cầu thị trường nhưng chi phí thiết kế thi công và vận chuyển
cao, hiệu suất thấp, tiêu hao tài nguyên, năng lượng. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp sản xuất
Nhóm 3

trang 1



Sản xuất sạch hơn
bột mì cũng gây ra khá nhiều vấn đề về môi trường như: ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí như
bụi từ quá trình nghiền nguyên liệu, khí thải từ quá trình sử dụng năng lượng... Đây là nguồn ô
nhiễm chủ yếu và mang tính nguy hiểm. Do đó vấn đề môi trường trong nhà máy là rất quan
trọng, cần được quan tâm kịp thời và đúng cách.
Trong những năm gần đây có một phương pháp mới vừa bảo vệ môi trường vừa mang lại
hiệu quả kinh tế, đã được hình thành và phát triển mạnh ở một số quốc gia trên thế giới. Đó
chính là phương pháp phòng ngừa và giảm thiểu chất thải ngay tại nguồn phát sinh hay còn gọi
là sản xuất sạch hơn. Theo xu hướng này chúng ta có thể chủ động hơn trong việc giải quyết mối
quan hệ giữa kinh tế và môi trường.
Nhà máy chế biến bột sắn nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung sẽ đạt hiệu quả
cao và bảo vệ môi trường tốt hơn trong quá trình sản xuất nếu như biết cách áp dụng các phương
pháp sản xuất sạch hơn tại cơ sở sản xuất. Và đây cũng chính là lí do để đề tài “ Nghiên cứu
hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty sản xuất bột sắn
Thủ Đức được thực hiện.
I.3. Mục đích của đề tài.
-

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.

-

Giảm thiểu các chất thải và phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp tại khu vực nhà máy và
các vùng dân cư lân cận.

-

Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển
bền vững.


-

Đem lại hiệu quả kinh tế cho công ty đồng thời mang lại lợi ích môi trường, xã hội
và cải thiện hình ảnh công ty trên thị trường.

Nhóm 3

trang 2


Sản xuất sạch hơn

I.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được những mục đích đề ra, phương pháp nghiên cứu sử dụng trong quá trình thực
hiện đề tài bao gồm:
-

Điều tra khảo sát thực tế về tình hình sản xuất của nhà máy.

-

Thu thập số liệu, thông tin về nhà máy.

-

Tìm hiểu các quy trình sản xuất và dây chuyền công nghệ sử dụng trong nhà máy.

-

Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, công nhân viên trong nhà máy.


-

Thảo luận nhóm.

I.5. Phạm vi nghiên cứu.
Các công đoạn trong quy trình sản xuất bột mì của công ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại
Bột Mì Thủ Đức, 5/75B Xa Lộ Hà Nội, Khu phố 5, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức,
Tp.HCM.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2012.
II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY.
II.1. Tên công ty.
 Tên đầy đủ hiện nay là: Công ty TNHH sản xuất – thương mại bột mì Thủ Đức.


Tên giao dịch: THU DUC FLOUR CO., LTD.



Người đại diện: ông Lý Hoàng Thông.



Chức vụ: Giám Đốc.



Loại công ty: TNHH.




Ngành nghề hoạt động: Bột Mì.



Giấy phép kinh doanh: 0302394985 | Ngay cap: 26/01/2011.



Ngày hoạt động: 01/10/2001.

Nhóm 3

trang 3


Sản xuất sạch hơn


Địa chỉ doanh nghiệp: 5/75B Xa Lộ Hà Nội, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí
Minh.



Điện thoại: (84-8) 37250553, 37250953, 37250952.



Fax: (84-8) 37250949.




Email:

Bảng 1: Các bộ phận trong công ty.
Họ tên
Lý Hoàng Thông

Chức vụ trong Nhiệm vụ
công ty
Xem xét, phê duyệt từng giai đoạn


hoạt động của công ty.
Duy trì giảm thiểu chất thải.

Nguyễn Hoàng

Bộ phận sản
xuất.

Liệt kê các công đoạn sản xuất
Duy trì giảm thiểu chất thải.
Lập các kế hoạch tài chính dài hạn

Nguyễn Thị Thanh Hương

Bộ phận Tài
chính.


và ngắn hạn.
Quản lý có hiệu quả vốn hoạt
động thực của công ty.
Liệt kê các công đoạn sản xuất.
Xác định và chọn ra các công
đoạn gây lãng phí.
Phân tích các công đoạn.
Lập cân bằng vật chất và năng
lượng.

Nguyễn Thanh Phong

Bộ phận kỹ
thuật.

Lựa chọn cơ hội có thể thực hiện
được.
Đánh giá tính khả thi vê mặt kỹ
thuật.
Thực hiện các giải pháp giảm
thiểu chất thải.
Duy trì giảm thiểu chất thải.

Nhóm 3

trang 4


Sản xuất sạch hơn
Đánh giá khía cạnh môi trường

Thực hiện các giải pháp giảm
Nguyễn Văn Đức
Nguyễn Đức Minh

Bộ phận môi
trường.

thiểu chất thải
Theo dõi, gám sát và đánh giá kết
quả.
Duy trì giảm thiểu chất thải

II.2. Sự hình thành và phát triển của công ty.
Công ty TNHH sản xuất – thương mại bột mì Thủ Đức được thành lập trên cơ sở Quyết
định số 206/QĐ-UBND Tp.HCM về việc thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác
động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng Trạm phát sinh khí than thay thế dầu DO cho lò
sấy.
Năm 1999, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và cung cấp bột mì cho thị trường ngày càng
tăng ở nước ta, UBND Tp.HCM đã cấp giấy cho phép thành lập công ty TNHH sản xuất –
thương mại bột mì Thủ Đức.
Vào thời điểm đó, Công ty chỉ có 150 lao động và nhân viên làm việc ở Xưởng sản xuất
và văn phòng hành chính, với cơ sở ban đầu là các phân xưởng sản xuất bột mì thủ công, lạc
hậụ.
Trong những năm gần đây cùng với những thay đổi vượt bậc trong cơ cấu sản xuất, đầu tư
công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất thì cơ cấu và chất lượng lao động cũng thay đổi rõ rệt. Số
lượng nhân công khoảng 300-325 người. Máy móc và trang thiết bị của công ty được nhập từ Ý
và Trung Quốc. Công ty bột mì Thủ Đức chuyên kinh doanh sản xuất bột mì và các thiết bị
khác với vốn đầu tư gần 24,000,000,000 đồng. Bột mì được sản xuất dựa trên dây chuyền tự
động hoá cao của hãng B&T- Italia.


Nhóm 3

trang 5


Sản xuất sạch hơn
II.3 Công tác quản lý của công ty.
II.3.1. Chất lượng sản phẩm.
Duy trì công tác lập kế hoạch chất lượng cho từng mặt hàng, làm rõ các tiêu chuẩn chất
lượng hàng mẫu, hình ảnh phục vụ cho sản xuất hàng loạt.
Các xưởng làm tốt công tác quản lý chất lượng, triển khai đến tổ trưởng, tổ phó. Đối với
một số mặt hàng mới luôn triển khai trực tiếp đến công nhân viên để làm rõ tiêu chuẩn chất
lượng và xác định quy trình sản xuất hợp lý, khả thi để công nhân viên có thể hiểu rõ và thực
hiện tốt.
Duy trì tốt hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 tại Nhà máy trong điều kiện
sản xuất tăng cao, tiếp tục cải tiến để rà soát các thủ tục kiểm soát thủ tục quản lý sản phẩm
không phù hợp, khắc phục phòng ngừa theo hướng thiết thực hiệu quả.
II.3.2. Về lao động.
a. Thời gian làm việc.
Hiện nay, Nhà máy tổ chức làm việc theo chế độ 6 ngày 1 tuần, nghỉ vào Chủ Nhật. Nhà
máy bắt đầu làm việc từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h00 đến 17h00 đối với nhân viên hành
chính.
Nhà máy thực hiện các chế độ ngày nghỉ theo qui định của Bộ Luật Lao Động:


Những ngày Lễ Tết được nghỉ theo qui định của Nhà Nước, nếu rơi vào Thứ Bảy
hay Chủ Nhật thì được nghỉ bù đối với nhân viên và tăng phụ cấp đối với nhân

công.
• Bản thân kết hôn được nghỉ 3 ngày, con cái kết hôn được nghỉ 1 ngày.

b.Đặc điểm về lao động.
Công ty bột mì với đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật lành nghề, với một tập thể đoàn kết
năng động, sáng tạo đang ngày đêm miệt mài phấn đấu, vì thương hiệu THU DUC FLOUR
CO., LTD. vững mạnh.
Cơ cấu lao động theo trình độ cho thấy nhân lực nhà máy chủ yếu là lao động phổ thông,
hoạt động trong bộ phận lao động sản xuất với số lao động nam chiếm 80% trên tổng số lao
động nhà máy.
Nhóm 3

trang 6


Sản xuất sạch hơn
Cơ cấu lao động theo hình thức lao động công nhật chiếm tỉ lệ khá cao. Do tính chất hoạt
động sản xuất theo hợp đồng đặt hàng. Từ đó dẫn đến sự biến động nguồn nhân lực thường
xuyên trong năm của bộ phận sản xuất. Do vậy chỉ có loại hình lao động theo công nhật mới
đáp ứng được sự biến động lớn này. Đồng thời qua sự biến động này làm cho nguồn nhân lực
của bộ phận sản xuất luôn không ổn định về trình độ gây khó khăn cho công tác đào tạo, cùng
một lúc bộ phận tuyển dụng cũng không thể đáp ứng được thay đổi nhân lực lớn như thế.
II.4. Các sản phẩm chính.
Hoạt động chính: Sản xuất tinh bột mì.

Bột mì
Ngoài ra, công ty còn sản xuất bao bì nhựa, thực phẩm công nghệ, mua bán lương thực
thực phẩm, thực phẩm chế biến, nông sản, hóa thực phẩm, thiết bị máy móc và cho thuê kho bãi.

Nhóm 3

trang 7



Sản xuất sạch hơn

III. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT.
III.1. Các công đoạn sản xuất.

Quy trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn.
Nguyên liệu
Tiếp nhận
Cân
Kiểm tra độ bột
Phễu nạp liệu
Bóc vỏ

Nước

Rửa
Tạp chất

Chặt
NƯỚC
RỬA
CỦSẠCH

Mài

Sữa loãng

Trích ly thô


Trích ly tinh
2-40 Be

Nhóm 3

trang 8

Nước


Sản xuất sạch hơn

Phân ly 1&2
10-120Be

Phân ly 3

Nước
thải

18-200Be

Ly tâm
32-35%
Sấy
210-2200C
Làm nguội

Đóng bao


III.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu tại nhà máy.
III.2.1. Tình hình sản xuất.
Công ty TNHH thương mại bột mì Thủ Đức từ lúc đi vào hoạt động năm 2001 đến nay đã
trải qua nhiều giai đoạn phát triển, với mặt hàng trên chủ yếu trên thị trường là tinh bột sắn, sản
xuất của công ty góp phần cung ứng một số lượng bột sắn không nhỏ trên thị trường trong nước:


Sản lượng tiêu thụ trên thị trường: Đây là một chỉ tiêu đánh giá năng lực sản xuất – kinh
doanh của công ty. Năm 2001 khi công ty đi vào hoạt động mức tiêu thụ chỉ ở mức thấp
song theo thống kê đến tháng 8 năm 2012 mức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của công

ty đã đạt hơn 50 tấn/ngày.
• Thương hiệu uy tín trên thị trường: Trong những năm qua, công ty TNHH thương mại bột
mì Thủ Đức không những duy trì chất lượng sản phẩm để cạnh tranh đối thủ mà còn luôn

Nhóm 3

trang 9


Sản xuất sạch hơn
chăm lo mở rộng thị trường ra cả nước. Song thị trường chủ yếu vẫn là TPHCM và các


tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước,…
Lợi nhuận : Mặc dù duy trì được chất lượng và thương hiệu trên thị trường, sản xuất ngày
một tăng cao song do đầu tư về trang thiết bị, nguyên nhiên liệu lớn cũng như lãng phí
thất thoát năng lượng trong quá trình sản xuất, lợi nhuận công ty có tăng nhưng không
cao, cùng với nền kinh tế thị trường biến động trong nhiều năm qua dẫn đến một số giai
đoạn công ty gặp phải khó khăn trong việc điều tiết nguồn thu, chi giữa đầu vào và ra của

công ty.
Sự phát triển về thị trường cũng như thương hiệu ngày một tăng của công ty TNHH bột

mì Thủ Đức là không bàn cãi song trong điều kiện kinh tế khó khăn cùng với nguồn giá nguyên
nhiên liệu trên thị trường biến động liên tục, lợi nhuận công ty tăng không đều và có một số thời
kì vấp phải một số khó khăn. Do đó điều cấp thiết cần phải giải quyết ban đầu là giải pháp về chi
phí giữa đầu vào và đầu ra, tiết kiệm năng lượng, chi phí trong từng khâu sản xuất. Do đó việc
áp dụng triển khai sản xuất sạch hơn (CP) cho công ty là một vấn đề thiết thực và là một giải
pháp cho sự phát triển bền vững của công ty.
III.2.2. Nguyên, nhiên liệu sử dụng trong nhà máy.
Nguyên liệu và nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất:

BẢNG 2: Nguyên liệu và nhiên liệu trong sản xuất.
Mức tiêu thụ

Stt

Nguyên, nhiên liệu

Đơn vị

1
2
3
4
5
6

Sắn
Nước

Than
Dầu cho nồi hơi
Dầu cho máy phát
Điện

Tấn
m3
Tấn

(1 ngày)
160
2.666,7
3,0

Tấn

1.95

Kwh

955.8

Nhóm 3

trang 10

Mục đích
Chế tạo tinh bột sắn
Rửa, tạo dịch sữa
Sấy

Cung cấp nhiệt cho lò hơi
Chạy máy phát
Chạy các máy móc, thắp sáng


Sản xuất sạch hơn
III.2.3. Thiết bị chính sử dụng trong quy trình sản xuất.

Bảng 3: Các thiết bị sử dụng tại nhà máy.
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tên thiết bị
Lồng bóc vỏ
Bể rửa nước
Máy chặt
Máy mài
Máy trích ly
Máy phân ly
Máy ly tâm tách nước
Máy sấy khí động
Máy đóng bao


Số lượng
2
4
3
3
2
4
4
5
5

III.2.4. Hóa chất dùng trong nhà máy.

Bảng 4: Các hoá chất dùng trong nhà máy.
Mức tiêu thụ

stt

Tên hóa chất

Đơn vị

1
2
3
4
5

Lưu huỳnh

Vôi
Xút
Clorin
Phèn

Kg
Kg
Kg
kg
Kg

(1 ngày)
13
390
1,73
3,46
86,5

6

polyme

Kg

3,03

7

Xà phòng


Kg

2

Mục đích
Tẩy màu.
Xử lý nước.
Điều chỉnh pH.
Khử trùng nước.
Xử lý nước.
Tăng độ dẻo dai cua tinh
bột sắn.
Tẩy rửa thiết bị, nhà
máy.
Làm mất màu,ngăn ngừa

8

SO2

lít

-

sự sinh ra chất màu,
ngoài ra nó còn có tác
dụng sát trùng.

9
Nhóm 3


Axit ascocbic

ml

50
trang 11

Oxy hóa khử.


Sản xuất sạch hơn
10

Axit citric

ml

70

11

NaHSO3

ml

85

Kìm hãm sự biến màu
của tinh bột.

Vừa có tác dung ức chế
vi sinh vật vừa có tác
dụng chống oxy hóa tạo
màu.

III .3. Các dòng thải trong quá trình sản xuất.
Sắn có hàm lượng nước khoảng 55,2%, tinh bột khoảng 25- 29%, hàm lượng prottein
0,4mg/ 100g chất khô, hàm lượng HCN 2,9 mg/100g sắn tươi, thay đổi theo mùa vụ, điều kiện
cạnh tác, giống sắn, thời vụ, thời gian và điều kiện bảo quản.
Chính các thành phần hữu cơ như tinh bột, protein, xenluloza, pectin, đường... có trong
nguyên liệu củ sắn tươi là nguyên nhân gây ô nhiễm cao cho các dòng nước thải của nhà
máy sản xuất tinh bột sắn trong quá trình sản xuất.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, HCN hoà tan trong nước rửa bã, thoát khỏi dây chuyền
sản xuất cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường tạo màu sẫm của nước thải.
Khí thải trong nhà máy sản xuất tinh bột sắn phải kể đến là các hợp chất SO x từ quá trình
tẩy rửa dùng nước SO2, dung dịch NaHSO3, CO2 từ quá trình lên men, các loại khí NH 4, indon,
scaton, H2S, CH4 từ các quá trình lên men yếm khí và hiếu khí các hợp chất hữu cơ như tinh
bột, đường, protein trong nước thải, bã thải.
Các chất thải rắn như vỏ sành (vỏ lớp ngoài cùng của củ sắn), các phần sơ, bã thải rắn chứa
nhiều xenluloza, bã lọc từ máy lọc, máy ly tâm.
III.3.1.Nước thải.
Nước sản xuất được sử dụng nhiều nhất ở công đoạn rửa và ly tâm tách bã. Lượng nước
thải ra môi trường thường chiếm 80- 90 % nước sử dụng. Nước thải sinh ra từ dây chuyền
sản xuất tinh bột sắn có các thông số đặc trưng như: pH thấp , hàm lượng chất hữu cơ và vô
cơ cao, thể hiện qua hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng chứa N, P,K, các chỉ
số về nhu cầu oxy sinh hoá học (BOD), nhu càu oxy hoá học (COD), độ mầu... với nồng độ
Nhóm 3

trang 12



Sản xuất sạch hơn
rất cao, vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn môi trường. Nước thải được sinh ra từ các công đoạn
sản xuất chính sau đây:
-

Bóc vỏ, mài củ, ép bã: chứa một hàm lượng lớn cyanua, alcaloid, antoxian, protein,
xenluloza, pectin, đường và tinh bột. Đây là nguồn chính gây ô nhiễm nước thải,
thường dao động trong khoảng 20-25m 3/ tấn nguyên liệu, có chứa SS, BOD, COD rất

-

cao.
Lắng trích ly: chứa tinh bột, xenluloza, protein thực vật, lignin và cyanua, do đó có SS,

-

BOD, COD rất cao, pH thấp.
Rửa máy móc, thiết bị, vệ sinh nhà xưởng: có chứa dầu máy, SS, BOD.
Nước thải sinh hoạt (nước thải từ nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh) chứa các chất cặn bã,

-

SS, BOD, COD, các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật…
Nước mưa chảy tràn tại nhà máy cuốn theo các chất cặn bã, rác, bụi.

Thành phần nước thải phụ thuộc vào quy mô sản xuất, tổng mức đầu tư, trình độ công
nghệ và hệ thống thiết bị xử lý nước thải, quy trình vận hành và quan trắc môi trường.
Tuy nhiên, nước thải của sản xuất tinh bột sắn hầu như chưa đạt được tiêu chuẩn nước thải
công nghiệp của Việt Nam.

III.3.2.Khí thải.
Khí thải của nhà máy sản xuất tinh bột sắn có mùi hôi. Mùi hôi hình thành do sự phân
huỷ của tinh bột sắn và các chất hữu cơ. Các chất này có trong bã thải, lưu đọng trong thiết bị
sản xuất và khu vực nhà xưởng. Nước thải lưu trữ trong hồ bị phân huỷ yếm khí cũng gây mùi
hôi và gây khó chịu đối với công nhân lao động trực tiếp sản xuất và dân cư lân cận.
Các nguồn sinh ra khí thải gồm:
- Bã thải rắn, hồ xử lý nước thải yếm khí, sinh khí H2S, NH4.
- Lò hơi, phương tiện chuyên chở sinh khí NOx, SOx, CO, CO2, HC.
- Khu vực sấy và đóng bao có nhiều bụi tinh bột sắn.
- Kho bãi chứa nguyên liệu củ sắn tươi có bụi, đất, cát, sắn phế liệu, vi sinh vật.
- Bãi nhập nguyên liệu, than, dây chuyền nạp liệu, kho chứa nguyên liệu có bụi đất cát.

Nhóm 3

trang 13


Sản xuất sạch hơn
- Gầu tải, máy xát trống, máy bóc vỏ, máy sấy tinh bột, máy phát điện, quạt gió, xe vận
tải... gây tiếng ồn.
III.3.3.Chất thải rắn.
Chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất chủ yếu bao gồm:
- Vỏ gỗ và vỏ củ, chiếm khoảng 2- 3 % lượng sắn củ tươi, được loại bỏ ngay từ khâu
bóc vỏ. Phế liệu này có thể được sử dụng làm thức ăn gia súc ở dạng khô hoặc ướt.
- Xơ và bã sắn được thu nhận sau khi đã lọc hết tinh bột. Loại chất thải rắn này thường
chiếm 15 - 20% lượng sắn tươi, gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý kịp thời. Sơ và
bã sắn sau khi trích ly được tách nước làm thức ăn gia súc.
- Mủ: lượng mủ khô chiếm khoảng 3,5 - 5 % sắn củ tươi. Mủ được tách ra từ dịch sữa,
có hàm lượng chất hữu cơ cao (1.500- 2.000 mg/ 100g) và xơ (12.800-14.500 mg/ 100 g)
nên gây mùi rất khó chịu do quá trình phân hủy sinh học, cần được làm khô ngay. Tuy nhiên,

thực hành tại nhiều doanh nghiệp sản xuất thường để mủ dưới dạng ướt. Lượng tinh bột chứa
trong mủ là 51.800-63.000 mg/ 100 g, gấp đôi lượng tinh bột có trong vỏ gỗ và vỏ củ. Mủ được
sử dụng làm thức ăn gia súc.
- Bùn lắng sinh ta từ hệ thống xử lý nước thải.
- Bao bì phế thải.
Bã thải rắn của ngành sản xuất tinh bột sắn thường được các doanh nghiệp sản xuất tận
dụng làm sản phẩm phụ dưới dạng thức ăn gia súc. Nguồn thu từ sản phẩm phụ này là không
đáng kể, cần có các biện pháp sử dụng và quản lý bã thải rắn hiệu quả hơn.

III.4. Định mức.

Bảng 5: Định mức tiêu thụ nguyên liệu/năng lượng cho 1 tấn tinh bột mì.

Nhóm 3

Nguyên nhiên
liệu

Số lượng

Đơn vị

Đơn giá

Sắn

3,7

Tấn


2.000 đ/kg

Thành tiền
(đồng)
7.400.000

Vôi
Bao bì

9,018
20

Kg
Cái

1.500 đ/kg
1.000 đ/cái

13.527
20.000

trang 14


Sản xuất sạch hơn
Nước
Than
Dầu
Điện
Lưu huỳnh

NaOH
Clorin
Phèn
polyme
khác

m3
Tấn
Tấn
Kwh
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
kg

16,7
0,07
0,045 (50 lít)
22,1
0,3
0,04
0,08
2
0,07
0,06

4.000 đ/kg
6.300 đ/kg

21.500 đ/lít
3.500 đ/kwh
11.000 đ/kg
2.000 đ/kg
-

66.800
441.000
1.075.000
77.350
3.300
4.000
-

III.5. Tìm năng của sản xuất sạh hơn.
Tham chiếu bảng định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu trong quá trình chế biến tinh bột
sắn, cho thấy nhu cầu tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu của công ty sản xuất tinh bột sắn có biên
độ lớn, chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng, công nghệ và thiết bị sản xuất.
Để tăng tính cạnh tranh với các công ty khác trong khu vực, thì công ty cần có những biện
pháp tích cực để giảm hơn nữa mức tiêu thụ các nguyên nhiên vật liệu trên một đơn vị sản
phẩm. Với công nghệ sản xuất ở mức độ trung bình tại công ty, việc áp dụng SXSH có thể giảm
định mức tiêu hao đối với nguyên liệu sắn củ tươi là 20%, phèn 10%, lưu huỳnh 20%, dầu FO
20%, than 12%, điện 25%. Lượng nước sử dụng trên một đơn vị sản phẩm tại công ty hiện vẫn
cao hơn của các công ty sản xuất tinh bột mì khác trong khu vực.
Mức tiêu thụ nhiều nguyên nhiên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm cao hơn so với các công
ty khác trong khu vực sẽ tăng giá thành sản xuất sản phẩm, tăng chi phí xử lý môi trường, dẫn
đến giảm tính cạnh tranh.
Hiệu suất thu hồi tinh bột của công ty trung bình đạt 70% trong khi đó hiệu suất thu hồi tinh
bột sắn của các công ty bột mì khác có thực hành tốt có thể lên đến 88%. Ngoài kỹ thuật tách
tinh bột, chất lượng nguyên liệu sắn cũng là vấn đề cần quan tâm.

IV. ĐÁNH GIÁ.
IV.1. Thành lập đội đánh giá SXSH.

Nhóm 3

trang 15


Sản xuất sạch hơn
Việc thành lập đội CP có qui mô phù hợp, phân công hợp lý, phối hợp nhịp nhàng, xác định
nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên sẽ là nấc thang quan trọng dẫn đến thành công trong tiến
trình thự hiện CP .
-

Sau đây là các giai đoạn CP mà Đội CP sẽ phải thực hiện:

Bảng 6: Nhiệm vụ của đội CP.
Giai đoạn 1: Khởi đầu.
Nhiệm vụ 1: Thành lập đội CP.
Nhiệm vụ 2: Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất.
Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí.
Giai đoạn 2: Phân tích các công đoạn.
Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng.
Nhiệm vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng.
Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho các dòng thải.
Nhiện vụ 7: Thẩm định quá trình để xác định nguyên nhân sinh ra chất thải.
Giai đoạn 3: Đề xuất cơ hội giảm thiểu chất thải.
Nhiệm vụ 8: Xây dưng các cơ hội giảm thiểu chất thải.
Nhiệm vụ 9: Lựa chọn cơ hội có thể thực hiện được.
Giai đoạn 4: Lựa chọn các giải pháp giảm thiểu chất thải.

Nhiện vụ 10: Đánh giá tính khả thi vê mặt kỹ thuật.
Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi vê mặt kinh tế.
Nhiệm vụ 12: Đánh giá khía cạnh môi trường.
Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện.
Giai đoạn 5: Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải.
Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện.
Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp giảm thiểu chất thải.
Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả
Giai đoạn 6: Duy trì giảm thiểu chất thải.
Nhiệm vụ 17: Duy trì các giai pháp giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 18: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí mới.
Nhóm 3

trang 16


Sản xuất sạch hơn

Đội CP gồm:

Bảng 7: Thành viên của đội CP.
Họ tên.

Chức vụ trong

Nhiệm vụ trong đội CP.

công ty.
-


Xác định và chọn ra các công
đoạn gây lãn.

Trịnh Thị Lệ Quyên (NT)
Phạm Văn Hoàng
Nguyễn Xuân Dự

-

Phân tích các công đoạn.

-

Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá

-

Nguyễn Vũ Linh
Vũ Thị Giàu

Duy trì giảm thiểu chất thải.

trình.

Thập Tuấn Anh
Vi Văn Thắng

-

Thẩm định quá trình để xác định

nguyên nhân sinh ra chất thải.

Nhóm tư vấn

-

Đề xuất cơ hội giảm thiểu chất.

CP

-

Xây dưng các cơ hội giảm thiểu

Trần Thị Kim Ni
Phạm Thị Quý
Lê Tú Anh
Phạm Thị Kim Ngọc
Phạm Thị Khánh Ly

chất thải.
-

Lựa chọn các giải pháp giảm
thiểu chất thải.

-

Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện
thải.


-

Giám sát và đánh giá kết quả.

-

Duy trì giảm thiểu chất thải.

Mục tiêu định hướng của đội CP:
-

Sau khi tham quan nhà máy, đội CP sẽ xác định các công đoạn có thể tiết kiệm nguyên- nhiên
vật liệu, nhân công, giảm thiểu chi phí cho các quá trình xử lý chất thải, phân tích và sẽ đưa ra
một số giải pháp để mang lại lợi nhuận tối đa cho công ty, nâng cao vị trí công ty trên thị
trường đồng thời góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cụ thể từng bộ phận thực hiện các
Nhóm 3

trang 17


Sản xuất sạch hơn
nhiệm vụ đã phân công nhưng trong tiến trình cần phải có sự linh hoạt và hỗ trợ cho nhau để
hoàn thành tốt kế hoạch CP.
IV.2. Trọng tâm đánh giá sản xuất sạch hơn.
Dựa vào quy trình sản xuất và định mức tiêu thụ nhóm xác định trọng tâm kiểm toán để
thực hiện sản xuất sạch hơn tại nhà máy.
Công đoạn sản xuất Tinh bột sắn: Sắn được băng chuyền xích đưa vào thùng quay hình trụ,
nằm ngang. Tại đây dưới sự va đập của các củ sắn với nhau và củ sắn va đập vào thành lồng, vỏ
lụa, đất cát được loại bỏ, đồng thời nước được phun vào để rửa củ rồi chuyển đến công đoạn

nghiền, tại đây sắn được chặt nhỏ và nghiền để phá vở cấu trúc tế bào nhằm giải phóng tinh bột
thánh các hạt riêng biệt. Sau khi nghiền xong, sắn được chuyển đến khâu tách chiết xuất, tại đây
chia làm 3 công đoạn: Tách bã thô, tách dịch bào, tách bã mịn. Rồi tiếp tục chuyển sang ly tâm
tách nước, phần nước dịch lọt qua vãi và lưới lọc của máy ly tâm có hàm lượng tinh bột thấp và
được đưa vào máy mài và chuyển đến khâu sấy khô và làm nguội, ở đây, dưới tác dụng của dòng
khí nóng với vận tốc 15 – 20 m/s tinh bột sẽ được xé tơi và làm khô rất nhanh (2 – 3 giây), sấy ở
nhiệt độ 45 -50oC. Sau khi được làm khô tại đây hỗn hợp tinh bột và khí nóng được đưa qua
cyclone va làm nguội. Tinh bột thu được sau công đoạn sấy được đưa vào sang phân loại và
đóng gói.
IV.3. Xác định và lựa chọn các công đoạn lãng phí.
Qua quá trình phân tích, đánh giá các công đoạn sản xuất trên đồng thời dựa trên các tiêu
chí:
o
o
o

Công đoạn tiêu tốn nhiều nguyên nhiên liệu nhất
Phát sinh nhiều chất thải, ô nhiễm môi trường nhất.
Công đoạn, quy trình có khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn.

Từ các tiêu chí trên nhóm chúng tôi xác định các công đoạn có khả năng áp dụng sản xuất
sạch hơn là:



Bóc vỏ, chặt cùi.
Rửa.

Nhóm 3


trang 18


Sản xuất sạch hơn





Băm, nghiền.
Trích ly, phân ly, ly tâm tách nước.
Sấy.
Định lượng đóng bao.

Dựa trên kết quả thu thập từ quá trình đi thực tế kết hợp khả năng của nhóm. Nhóm quyết
định chọn các công đoạn trên làm sản xuất sạch hơn.

V.4. Sơ đồ dòng chi tiết.
Sơ đồ dòng chi tiết Công đoạn sản xuất Tinh bột sắn.
Sắn củ tươi, sắn
lát
Năng lượng

Nước

Băng tải bẩn

Lồng bốc vỏ

Năng lượng


Nước

Năng lượng

Nước

Vỏ,đất, cát
Nước thải

Bốn rửa

Nước thải

Băng tải sạch

Nhiệt thải
Đầu củ, xơ sắn

Băm, nghiền
Nhiệt thải, tiếng ồn

Năng lượng
Nhóm 3

Nhiệt thải, bụi

trang 19



Sản xuất sạch hơn

SO2

Nước thải

Trích ly

Nước

Bã thải rắn

Năng lượng

Phân ly

Năng lượng

Nhiệt thải

Bồn chứa dịch
Nước

Ly tâm tách nước

Nước thải

Năng lượng

Năng lượng


Sấy

Bao gói

Định lượng, đóng
bao

Nhiệt thải

Tinh bột sắn rơi
vãi

Tinh bột sắn

IV.5. Cân bằng vật liệu.
Dựa vào sơ đồ dòng cho từng công đoạn được lựa chọn làm trọng tâm kiểm toán SXSH, cân
bằng vật liệu được tiến hành dựa trên số lượng nguyên liệu đầu vào, đầu ra và dòng phát thải
trong một tấn sản phẩm của nhà máy.

Bảng 8: Cân bằng vật liệu / 1 tấn sản phẩm.
Công
đoạn
Nhóm 3

Đầu vào
Tên

Đầu ra
khối


lượng

Tên
trang 20

Dòng thải
Khối
lượng

Lỏng

Rắn khí


Sản xuất sạch hơn
Bóc
vỏ,
chặt

Sắn củ

3.7 tấn

Vỏ + cùi

Sắn đã bóc

3.55


Nước thải

vỏ

tấn

chứa tinh bột

0.15

x

tấn

cùi
Rửa

20 m3

Băm,

Sắn đã rửa

Đầu củ, xơ

0.03

nghiền

sạch


sắn

tấn

Trích

Nước bột

Bả + nước

0.83

ly

sắn

tinh bột

tấn

Phân

Nước bột

ly.
Ly tâm

sắn.


tách
nước.
Sấy.

Nước bột
sắn.

x

x
x

Nhiệt

x

Nước thải

x

Bánh sắn.

Nhiệt

x

lượng

Tinh bột


tinh bột rơi

0.01

đóng

sắn.

vãi

tấn

Định

bao.

IV.6. Cân bằng năng lượng.

Cân bằng năng lượng điện trong quá trình vận hành

Băng tải (11 kwh)
Lồng bóc vỏ (35 kwh)
Điện
177 kwh
Nhóm 3

Nghiền (46 kwh)

Chạy động cơ trang 21


x


Sản xuất sạch hơn

Phân ly, ly tâm tách
nước (64kwh)

Tổn thất sinh nhiệt (19 kwh)

Điện cung cấp: 177 kwh.
-

Điện hữu ích: 159 kwh.
Điện tổn thất: 19 kwh.
Hiệu suất của động cơ: 89,8%

Tổn thất:10,2%

Cân bằng năng lượng trong lò sấy bột tinh bột mì.

Sấy
459716,26 kcal

Khói
54440,08 kcal
Than
604889,8kcal

Máy sấy tinh bột


Tổn thất đường ống, rò
rỉ.
42342,28 kcal
Than cháy không hết
18146,69 kcal

Tổn thất khác
30244,49 kcal

Nhóm 3

trang 22


Sản xuất sạch hơn

-

Nhiệt lượng cung cấp: 604889,8 kcal.
Nhiệt hữu ích: 459716,26 kcal
Nhiệt tổn thất: 145173,54 kcal
Hiệu suất: 76%

Tổn thất: 24%

IV.7. Định giá dòng thải.
Bảng 9: Định giá dòng thải cho công đoạn sản xuất bột mì.
Dòng thải


Nhóm 3

Định lượng dòng
thải

Nước thải

2400m3/ngày

Vỏ, cùi thải

0,15 tấn/ngày

Bã thải

0,83tấn/ngày

Xỉ than

300kg/ngày

Đặc tính dòng thải

Định giá dòng thải

Chi phí liên quan
Dòng thải chứa các tới:
đặc tính về môi
-Mất mát nước sạch.
trường: pH, COD,

-Chi phí cho xử lý.
BOD, TSS, TS…
-Mất mát lượng khí
biogas sinh ra.
90.000 đồng.
Chất thải rắn chứa
Chi phí cho sản xuất
nhiều tinh bột và các phân hữu cơ cung
chất hữu cơ.
cấp cho vùng
nguyên liệu.
232.400 đồng.
Chất thải chừa hàm
Chi phí cho sản xuất
lượng thải cao 86%
bã khô bán cho cac
trong đó 10% là nước
cơ sở sản xuất thức
có chứa tinh bột.
ăn chăn nuôi.
Xỉ chứa nhiều than
chưa cháy hết.

trang 23


Sản xuất sạch hơn

V.PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.


Bảng 10: Các nguyên nhân gây lãng phí và cơ hội SXSH.
Công
đoạn

Dòng thải

Các nguyên nhân phát
sinh dòng thải.

Cơ hội/giải pháp SXSH.
1.1.1.Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng

1.1.Trong quá trình vận
Băng

Nhiệt

tải

hành.

1.2.Băng tải củ.
Bụi

Bóc vỏ,

1.3.Không có hệ thống
che chắn bụi.
2.1.Trong khi chặt,


chặt cùi

những mảnh vụn của
sắn rơi vãi ra.

máy.
1.1.2.Làm thông thoáng nơi làm việc.
1.1.3.Vận hành máy hiệu quả, đúng công
suất.
1.2.1.Thay băng tải mới.
1.2.2.Cải tiến máy móc.
1.3.1.Che chắn.
1.3.2.Lắp đặt hệ thống hút bụi.
2.1.1.Sử dụng lượng vỏ và cùi thải này
để làm phân vi sinh cung cấp cho vùng
nguyên liệu và bán ra thị trường.
2.1.2.Làm thức ăn gia súc.
2.1.3.Cải tiến máy chặt cùi.

Vỏ, cùi

2.2.1.Nên chỉ tách bỏ vỏ gỗ của củ, giữ
2.2.Do quá trình bóc vỏ
ra quá dày.

lại vỏ lụa.
2.2.2.Tăng cường công tác kiêm tra để
đảm bảo quá trình sản xuất trong giai

Đất, đá,


2.3.Trong quá trình xúc

cát, sỏi

nguyên liệu.

đoạn này.
2.3.1.Nâng cao ý thức của công nhân lái
máy xúc.
2.3.2.Sử dụng sàng rung để tách sỏi, đá.
2.3.3.Dùng nam châm đề tách sắt.
2.3.4.Rửa máy móc, vệ sinh thiết bị
thường xuyên.
2.3.5.Kiểm soát lượng tạp chất trước khi

Nhóm 3

trang 24


Sản xuất sạch hơn
bóc vỏ.
3.1.1.Cải tiến công cụ rửa để đạt hiệu quả
cao hơn nhu bằng phương pháp sục khí
3.1.Sự va đập mạnh
giữa củ sắn và thanh

nén.
3.1.2.Thiết kế hệ thống giảm xóc trong


Nước thải
Rửa

trộn trông quá trình rửa. bồn rửa.
chứa tinh
3.1.3.Phân ly tinh bột trong nước thải để
bột

làm nguyên liệu khác.
3.2.1Sử dụng tiết kiệm nước.
3.2.Lượng nước rửa đưa 3.2.2.Kiểm soát các vị trí rò rỉ của đường
vào lớn.
ống nước.
3.2.3.Cài đặt van đóng mở tự động.
4.1.1.Tận dụng đầu củ, xơ sắn làm thức
4.1.Do dao mài kém sắt

Đầu củ

bén.

Xơ sắn

hỏng.
4.2.Máy móc, thiết bị
đã củ.

Băm,
nghiền


4.3.Do ma sát lớn.
Tiếng ồn,
nhiệt

Trích ly

Bã thải

ăn cho gia súc.
4.1.2.Cải tiến dao băm, máy nghiền, chặt.
4.1.3.Bảo hành và thay thế dao bị hư

4.4.Do máy cũ.

4.2.1.Cải tiến máy móc, công nghệ.
4.3.1.Bôi trơn các ổ trục.
4.3.2.Nâng cao ý thức công nhân trong
quá trình vận hành.
4.4.1.Thay thế thiết bị quá cũ.
4.4.2.Thường xuyên bảo trì máy móc

thiết bị.
4.4.3.Cải tiếng công nghệ, kĩ thuật.
4.5.Thiếu các trang thiết 4.5.1.Trang bị dụng cụ bảo hộ cho công
bị bảo hộ lao động.
5.1.Quá trình băm
nghiền còn nhiều bã.

nhân.

5.1.1.Thiết bị lọc, xử lý bã.
5.1.2.Lắp đặt thiết bị tách bã đồng thời có
hệ thống sấy để giảm hàm lượng ẩm
xuống 12% bán cho các cơ sở chế biến
thức ăn gia súc.

Nhóm 3

trang 25


×