Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

SKKN 11 dạy học dự án môn Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.9 KB, 40 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học nói chung, phương pháp dạy
và học hóa học nói riêng đã, đang được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Định hướng
đổi mới phương pháp dạy học nhấn mạnh: Việc dạy và học cần phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức và thực tiễn, tác động đến tình cảm, tình yêu thương
thiên nhiên, con người. Giúp cho người học có thêm niềm tin, sự hứng thú trong việc
học tập của mình.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy
và học là phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực
hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, đổi mới và
tổ chức nghiêm minh chế độ thi cử”.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X lại một lần nữa nhấn mạnh: “Chỉ tiêu hàng
đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương
pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ GV và tăng cường cơ sở vật chất cho
nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của HS …”.
Vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó có sự đổi mới về
phương pháp dạy học tôi xin được đưa ra một phương pháp mới đó là phương pháp
project – phương pháp dạy học dự án với đề tài: “Sử dụng phương pháp Project cho
một số bài thuộc chương trình hóa 11 - một phương pháp mới làm tăng tính tích
cực hóa của người học và góp phần giúp người học có thái độ thân thiện với môi
trường”.

Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 1



Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích
Khi khảo sát, điều tra một nhóm học sinh (138 HS) ở trường tôi về thái độ cũng
như khả năng tự giác trong việc học. Thì phần lớn các em được hỏi cho biết: Các em
không thích học, không thấy việc học là niềm vui sự thích thú trong các em. Các em
cảm thấy việc học rất nặng nề, kiến thức thì quá nhiều, các em không thể nhồi nhét vào
đầu được. Các em cảm thấy học tập là một sức ép quá lớn, quá căng thẳng, các em bị
sức ép từ thầy cô, gia đình và chính bản thân các em. Một số em chịu đựng được thì cố
gắng học để vui lòng bố mẹ, thầy cô và lấy được tín nhiệm từ bạn bè mặc dù các em
chẳng biết học để làm gì. Còn đa phần các em học đối phó, học qua loa cho xong, có
em còn bỏ bê việc học xa vào những thói hư mà các em cho là đó là niềm vui thích của
các em.
Theo tôi có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân
sâu xa nhất đó là người giáo viên chưa biết khơi dậy sự yêu thích, tính ham hiểu biết,
sự độc lập, sự sáng tạo của học sinh. Chưa giúp các em cảm thấy việc học là niềm vui,
là những điều mới mẻ để các em khám phá tìm tòi.
Vì vậy, mục đích của tôi khi viết SKKN này đó là giúp học sinh tự chiếm lĩnh
kiến thức, giúp các em thấy rằng việc học không có gì là khó khăn, chỉ cần tìm tòi một
chút là ra. Nội dung có nhiều đến đâu nhưng khi đã yêu thích môn học các em sẽ tự
chiếm lĩnh kiến thức, tự tìm tòi những kiến thức còn ngoài SGK để thoả mãn sự ham
hiểu biết của các em. Bới vì tri thức nhân loại thì mênh mông, lại được đổi mới, biến
đổi thường xuyên, nên những nội dung trong SGK lạc hậu từng ngày, nếu không
hướng dẫn các em tự học, tự nghiên cứu thì chúng ta không đào tạo được những lớp
người theo mục tiêu của giáo dục đề ra, theo nhu cầu của xã hội.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: Lý luận về nhận thức, hoạt động nhận thức
của học sinh trong quá trình phải tự chiếm lĩnh kiến thức khi thực hiện đề tài nghiên

cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên tự đó để thấy được sự tích cực của các em trong
quá trình nhận thức.
- Nghiên cứu một số phương pháp tích cực hóa người học như: PP tình huống, PP
project, PP học nhóm.
- Xây dựng một số giáo án theo phương pháp project trong chương trình hóa học 11
nâng cao.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá chất lượng, tính hiệu quả của phương pháp
project tác động đến tính tích cực học tập của học sinh và đồng thời kiểm tra thái độ
của học sinh trước môi trường sống và con người xung quanh.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp project (PP dạy học theo dự án) áp dụng
Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

cho chương trình hóa 11 nâng cao.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Tính tích cực hóa của học sinh khi tham gia thực hiện
đề tài project.
4. Phạm vi nghiên cứu: Tại trường Thanh Oai A và những khu dân cư nơi các em
đang sinh sống.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng phương pháp project và sử dụng đúng và hiệu quả trong trường học,
học sinh sẽ phát huy được hết tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của mình. Từ
đó hiệu quả giáo dục được nâng cao, nền giáo dục sẽ đào tạo ra được nhiều thế hệ con
người có trình độ cao về tri thức, phong phú về tinh thần đặc biệt là tình yêu thương
con người, yêu thương môi trường sống.
6. Phương pháp nghiên cứu

* Nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu các văn bản và chỉ thị của Đảng, nhà nước và bộ Giáo dục – Đào
tạo có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu tài liệu liên quan về lí luận dạy học, tâm lí dạy học, giáo dục học và sách giáo
khoa, tài liệu tham khảo phục vụ đề tài. Đặc biệt chú trọng đến phương pháp project nhằm tăng
tính tích cực học tập của học sinh.
* Nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu tài liệu tham
khảo, phương pháp thu thập và xử lý thông tin, ...
Phương pháp thực nghiệm sư phạm và áp dụng phương pháp thống kê toán học trong khoa
học giáo dục.

7. Những đóng góp mới của đề tài
- Đề tài sử dụng một phương pháp dạy học mới ở Việt Nam ít dùng trong nhà
trường phổ thông, đặc biệt là những trường ngoại thành như trường tôi và những
trường vùng sâu vùng xa. Nhưng lại là một phương pháp có tính hiệu quả rất cao, có
tác dụng kích thích sự sáng tạo, sự độc lập, sự hợp tác nhóm, sự chiếm lĩnh kiến thức.
Mặt khác phương pháp này có tác dụng giáo dục thái độ đoàn kết, sự quan tâm, chia sẻ
giữa các học sinh. Giúp các em có thêm niềm tin vào cuộc sống, thấy cuộc sống có
nhiều điều bổ ích.
8. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, SKKN gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của năng lực nhận thức khi áp dụng phương pháp project.
Chương 2: Xây dựng một số giáo án thuộc chương trình hóa 11 nâng cao áp dụng
phương pháp giảng dạy project nhằm tăng tính tích cực hoá học tập của học sinh, đồng
thời giúp HS có thái độ thân thiện với môi trường.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỰ TÍCH CỰC NHẬN THỨC KHI
Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương


Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

NGƯỜI HỌC ĐƯỢC TƯƠNG TÁC BẰNG PHƯƠNG PHÁP PROJECT.
1.1. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC
1.1.1. Vấn đề cơ bản về nhận thức [5]
1.1.1.1. Con đường biện chứng của quá trình nhận thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng nhận thức là sự phản ánh hiện
thực khách quan và các quy luật của nó vào đầu óc con người. Sự phản ánh đó là một
quá trình vận động và phát triển không ngừng. Quá trình vận động này tuân theo quy
tắc riêng nổi tiếng của Leenin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý,
nhận thức hiện thực khách quan”. Khi bàn về con đường biện chứng của quá trình
nhận thức, Lênin đã khẳng định rằng con đường nhận thức không phải là con đường
thẳng. Vì rằng quá trình nhận thức rất phức tạp và quanh co. Trong quá trình phát triển
vô tận của nhận thức, thông qua việc nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, làm
cho con người càng gần với tự nhiên, nhưng không bao giờ có thể thâu tóm trọn vẹn,
hoàn toàn đầy đủ về nó.
1.1.1.2. Diễn biến của quá trình nhận thức
Cũng theo Lênin: “Trực quan sinh động, tư duy trừu tượng và thực tiễn là 3 yếu
tố của cùng một quá trình thống nhất”. Do đó, quá trình nhận thức có thể được xem
như 3 giai đoạn:
- Giai đoạn nhận thức cảm tính (trực quan sinh động): Là giai đoạn nhận thức
trực tiếp các sự vật, hiện tượng ở mức độ thấp, chưa đi vào bản chất. Giai đoạn này có
các mức độ: cảm giác và biểu tượng.
- Giai đoạn tư duy trừu tượng: Là giai đoạn cao của quá trình nhận thức (lí tính).
Dựa vào những tài liệu cảm tính phong phú đã có ở giai đoạn đầu và trên cơ sở của

thực tiễn được lặp đi lặp lại nhiều lần, nhận thức chuyển lên một giai đoạn cao. Khi đó
trong đầu óc con người nảy sinh ra một loạt các hoạt động tư duy như: Phân tích, tổng
hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa cao, tạo ra khái niệm rồi vận dụng khái
niệm để phán đoán, suy lý thành hệ thống lý luận.
- Thực tiễn, theo Lênin: “Thực tiễn là cơ sở nhận thức. Vì nó không những có ưu
điểm là phổ biến mà còn có ưu điểm thể hiện trực tiếp”. Mặt khác, thực tiễn còn là tiêu
chuẩn để xác định chân lý. Tất cả những hiểu biết của con người được khảo nghiệm
trở lại trong thực tiễn mới trở nên sâu sắc và vững chãi được. Thông qua hoạt động
thực tiễn thì trình độ nhận thức của con người ngày càng phong phú và trở thành hệ
thống lý luận.

1.1.2. Năng lực nhận thức và những nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức
của học sinh qua bộ môn hóa học
1.1.2.1. Năng lực nhận thức
Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

Năng lực nhận thức được đánh giá qua việc thực hiện các thao tác tư duy: Phân
tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa. Được chia ra thành bốn trình độ nắm vững kiến
thức, kĩ năng và bốn cấp độ năng lực tư duy.
Bốn trình độ nắm vững kiến thức kĩ năng: Bậc một là trình độ tìm hiểu hay ghi
nhớ sự kiện, học sinh nhận biết xác định, phân biệt những kiến thức cần tìm. Bậc hai
là trình độ tái hiện tức là tái hiện lại thông báo theo trí nhớ. Bậc ba là trình độ vận
dụng tức là vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tình huống quen thuộc. Bậc
bốn là trình độ biến hóa tức là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong những đối
tượng quen thuộc đã bị biến đổi hoặc chưa quen biết.

Bốn cấp độ của năng lực tư duy: Tư duy cụ thể là suy luận từ thực thể cụ thể này
đến thực thể cụ thể khác, tư duy logic là suy luận theo một chuỗi có logic khoa học có
phê phán có nhận xét có sự diễn đạt các quá trình giải quyết vấn đề theo một logic chặt
chẽ. Tư duy hệ thống là suy luận một cách có hệ thống có cách nhìn bao quát hơn khái
quát hơn. Tư duy trừu tượng là biết suy luận vấn đề một cách sáng tạo ngoài khuôn
khổ định sẵn.
Với bộ môn hóa học thì nét đặc thù là bộ môn khoa học tự nhiên, lại là môn khoa
học lý thuyết gắn liền với thực nghiệm. Quá trình nhận thức của học sinh trong bộ
môn hóa học được thể hiện qua việc quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng, các quá
trình biến đổi của chất, tư duy hóa học được hiểu là kĩ năng quan sát hiện tượng hóa
học, phân tích một hiện tượng phức tạp thành những bộ phận thành phần, xác lập mối
liên hệ định lượng và định tính của các hiện tượng, đoán trước hệ quả lí thuyết và áp
dụng kiến thức của mình.
1.1.2.2. Những nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức của học sinh [6]
Dạy học và phát triển nhận thức cho học sinh là hai quá trình liên quan mật
thiết với nhau. Thực hiện mục tiêu phát triển đòi hỏi phải xác định các nhiệm vụ tương
ứng của nó. Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức của học sinh được giải quyết cùng
với nhiệm vụ trí dục và đức dục. Trong dạy học hóa học nhiệm vụ phát triển năng lực
nhận thức cho học sinh được thực hiện thông qua các nhiệm vụ cụ thể sau:
Phát triển trí nhớ và tư duy: Như ta đã biết, dạy học tiến hành hiệu quả hơn
khi có sự định hướng trước của học sinh. Đặc biệt quan trọng là sự phát triển trí nhớ và
tư duy của HS vì thiếu nó thì không nắm được các cơ sở lí thuyết hiện đại của hóa học.
Sự tích lũy vốn kiến thức và lựa chọn thao tác trí tuệ là quá trình tâm lý tích cực, trong
đó có sự tham gia của trí nhớ và tư duy. Sự phát triển trí nhớ và tư duy được thực hiện
một cách có hiệu quả nhất thông qua quá trình hoạt động nhận thức tích cực của học
sinh ở từng khâu, từng hoạt động của quá trình dạy học hóa học.
Rèn luyện toàn diện trong từng giai đoạn phát triển các kĩ năng khái quát trí
tuệ và thực nghiệm hóa học: Hoạt động nhận thức hóa học bao gồm nhiều hoạt động
học tập để nắm vững kiến thức hóa học. Ví dụ như tiến hành thí nghiệm hóa học, phân
tích tổng hợp các chất, mô tả bằng kí hiệu và biểu đồ, sử dụng khả năng dự đoán của

hệ thống tuần hoàn, giải bài tập hóa học…
Kĩ năng là kết quả của sự nắm vững kiến thức. Thực nghiệm hóa học là biện
Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

pháp quan trọng để tiếp thu hóa học một cách hiệu quả cùng với các kĩ năng trí tuệ
như: các thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp, suy diễn, qui nạp loại suy…các kĩ năng
này được hình thành trong quá trình dạy học hóa học, được phát triển và khái quát ở
dạng chung nhất và dễ dàng được chuyển thành năng lực học tập. Sự rèn luyện toàn
diện, từng giai đoạn các kĩ năng khái quát trí tuệ và thực nghiệm hóa học là nhiệm vụ
quan trọng của việc phát triển học sinh.
Tích cực hóa tất cả các dạng hoạt động nhận thức của học sinh: trong quá
trình dạy học hoá học học sinh cần phát triển cả hoạt động nhận thức tái hiện, sao chép
và hoạt động tích cực, chủ động bằng sự kết hợp hợp lý phương tiện và phương pháp
dạy học. Sự kết hợp hai yếu tố này giúp người giáo viên tích cực hóa được các dạng
nhận thức hóa học cho học sinh từ đơn giản đến phức tạp. Thực tế đã xác nhận rằng sự
dạy học hóa học tiến hành theo phương pháp dạy học nêu vấn đề sẽ làm tăng tính tích
cực nhận thức của học sinh vì trong các bước đi của dạy học nêu vấn đề - Owrrixtic,
học sinh tích cực bắt tay vào hoạt động độc lập tìm kiếm kiến thức một cách sáng tạo.
Thường xuyên phát triển hứng thú nhận thức của học sinh: Trong lí luận dạy
học chỉ ra rằng hứng thú nhận thức là nguyên nhân – động cơ đầu tiên của hoạt động
nhận thức trong học sinh. Lí thuyết về giáo dục học và cả các nghiên cứu về phương
pháp dạy học chỉ ra rằng nếu không phát triển hứng thú của học sinh với hóa học thì
năng lực nhận thức của học sinh sẽ giảm đột ngột. GV phải làm cho HS hiểu rõ mục
đích, ý nghĩa các hoạt động của mình từ đó mới hình thành được động cơ học tập.
Việc kích thích hứng thú nhận thức của HS được thực hiện bằng cách nghiên cứu các

kiến thức lí thuyết xen kẽ với thí nghiệm, tăng cường mối liên hệ lí thuyết với thực tế,
sử dụng tích cực thí nghiệm với các tư liệu lịch sử hóa học, tính hấp dẫn của các tình
huống và tính chất các nguyên tố, tăng cường mối liên hệ liên môn…
Tăng dần mức độ phức tạp của hoạt động nhận thức học tập: Quy luật tâm lý
học về sự thống nhất hoạt động và nhận thức đã tạo ra các điều kiện để nâng cao tính
tích cực và tự giác của HS trong quá trình giảng dạy. Trước hết là thường xuyên đưa ra
ý nghĩa và khả năng hoạt động, đặt ra mục đích học tập rõ ràng và đưa HS vào hoạt
động nhận thức. Yếu tố quan trọng để kích thích hoạt động nhận thức của HS là đưa
chúng tham gia vào giải quyết hệ thống phức tạp của các dạng bài tập nhận thức hóa
học và dần dần nâng cao tính độc lập của HS trong học tập.
1.2. Một số phương pháp giảng dạy tích cực
1.2.1. Thế nào là phương pháp dạy học tích cực?[3]
Như chúng ta đã biết, mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại
đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy-học hoặc nhấn mạnh lên mặt
nào đó thuộc về vai trò của người thầy. Cho dù các phương pháp thể hiện hiệu quả như
thế nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía cạnh mà người học và người dạy chưa khai thác
hết. Chính vì thế mà không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng.
Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó do vậy người dạy nên xây dựng cho
mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi,
phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy-học sẵn có và cuối
Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

cùng là phù hợp với sở thích của mình.
Phương pháp giảng dạy được gọi là tích cực nếu hội tụ được các yếu tố sau:
-


Thể hiện rõ vai trò của nguồn thông tin và các nguồn lực sẵn có

-

Thể hiện rõ được động cơ học tập của người học khi bắt đầu môn học

-

Thể hiện rõ được bản chất và mức độ kiến thức cần huy động

-

Thể hiện rõ được vai trò của người học, người dạy, vai trò của các mối tương
tác trong quá trình học

-

Thể hiện được kết quả mong đợi của người học.

1.2.2. Một số phương pháp dạy học tích cực [1]
1.2.2.1. Phương pháp học theo tình huống
* Quan điểm dạy học giải quyết vấn đề theo tình huống
Những định hướng cơ bản:
1. Nội dung dạy học xuất phát từ một vấn đề phức hợp (không đơn giản và được cấu
trúc tốt)
2. Vấn đề được đặt ra một cách xác thực (thực tế, gần với cuộc sống)
3. Tạo ra những khả năng đa dạng, phong phú (vận dụng trong nhiều ví dụ khác nhau)
trong giải quyết vấn đề.
4. Tạo cho người học khả năng trình bày những điều đã học và suy nghĩ về điều đó

(diễn đạt, nhận xét)
5. Tạo điều kiện để người học có thể trao đổi lẫn nhau và trao đổi với giáo viên.
PP “nghiên cứu tình huống” (PP trường hợp)
- Là một phương pháp đặc thù của DH giải quyết vấn đề theo tình huống.
- Tình huống trong DH là những tình huống điển hình, miêu tả những sự kiện, hoàn
cảnh có thật hay hư cấu nhằm giúp người học hiểu và vận dụng tri thức.
- Các tình huống trở thành đối tượng chính của quá trình DH.
- Công việc nhóm hỗ trợ phát triển năng lực xã hội, năng lực làm việc nhóm, năng lực
lập luận và giải quyết vấn đề.
* Các bước tiến hành:
1. Đối diện: HS tiếp cận với tình huống

Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

2. Thông tin: HS nắm được thông tin về tình huống, thu thập thông tin để giải quyết
tình huống.
3. Nghiên cứu: HS nghiên cứu, phân tích tình huống
4. Quyết định: HS đưa ra quyết định về cách giải quyết vấn đề nêu ra trong tình huống.
5. Bảo vệ: HS bảo vệ, chứng minh cho tính ưu việt trong giải pháp của mình.
6. So sánh: HS so sánh các giải pháp đưa ra để lựa chọn lấy giải pháp hiệu quả nhất.
* Những yêu cầu đối với tình huống:
1. Gắn với kinh nghiệm cuộc sống hiện đại cũng như nghề nghiệp tương lai của HS
(thời sự và sát thực tế).
2. Để mở nhiều hướng giải quyết.
3. Chứa đựng mâu thuẫn/vấn đề; mang tính khiêu khích/kích thích người học giải

quyết.
4. Vừa sức, có thể giải quyết trong các điều kiện cụ thể.
* Ưu điểm của phương pháp học theo tình huống
- Tăng tính thực tiễn của môn học
- Nâng cao tính chủ động, sáng tạo, sự hứng thú của người học
- Nâng cao kinh nghiệm làm việc nhóm, phân tích, giải quyết vấn đề, trình bày, bảo vệ
và phản biện ý kiến.
- Cung cấp kinh nghiệm, cách nhìn, giải pháp mới cho người dạy
- phương pháp học phức hợp, tích hợp nhiều hình thức học.
* Soạn thảo tình huống
1. Chủ đề: miêu tả đặc điểm nổi bật của tình huống
2. Mục tiêu giảng dạy: nêu rõ mục tiêu cần đạt được thông qua tình huống.
3. Nội dung tình huống:
- Miêu tả bối cảnh tình huống
- Cung cấp đủ những thông tin cần thiết để có thể phân tích tình huống (lưu ý đảm bảo
tính bí mật của tình huống).
- Không bình luận, không đưa ra giải đáp mà phải thúc bách học sinh suy nghĩ
4. Đưa ra nhiệm vụ cho học sinh.
Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

1.2.2.2. Phương pháp dạy học hợp tác (học theo nhóm)
* Quan điểm dạy học hợp tác và PP tổ chức giờ học theo nhóm
Dạy - học hợp tác là một chiến lược dạy - học tích cực, trong đó các thành viên
tham gia hoạt động và học tập cùng nhau trong các nhóm nhỏ (mỗi nhóm bao gồm các
thành viên có trình độ và khả năng khác nhau) nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết

và chiếm lĩnh một nội dung học tập nào đó.
* Năm thành tố cơ bản của dạy học hợp tác
1. Sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính tích cực (cùng nhau thành công hay thất bại)
2. Tương tác trực tiếp (tác động đến sự thành công của nhau)
3. Trách nhiệm của cá nhân và tập thể
4. Các kỹ năng giao tiếp trong nhóm nhỏ
5. Điều chỉnh nhóm.
* Các thao tác thực hiện:
1. Giáo viên giao nhiệm vụ
2. Chia nhóm
3. Làm việc trong nhóm
4. Nhóm trình bày kết quả
5. Giáo viên tổng kết, đánh giá
* Điều kiện để phương pháp làm việc theo nhóm đạt hiệu quả:
1. Chủ đề thích hợp
2. Đủ điều kiện, phương tiện
3. Nhiệm vụ rõ ràng
4. Có kỹ năng làm việc
5. Thái độ làm việc tích cực
6. Độ lớn của nhóm thích hợp
* Ý nghĩa của dạy học hợp tác
- Tăng tính chủ động tư duy, sự sáng tạo và khả năng ghi nhớ của HS trong quá
trình học tập;
- Tăng thêm hứng thú học tập đối với người học;
Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm hoá học


- Giúp học sinh phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ;
- Nâng cao lòng tự trọng và sự tự tin của HS;
- Giúp thúc đẩy những mối quan hệ cạnh tranh học tập mang tính tích cực; …
* Tiêu chuẩn đánh giá khả năng làm việc theo nhóm
(Theo TS. M.Ballot: trung tâm tư vấn việc làm ở Massachusset)
1. Lòng tin với bạn cùng nhóm
2. Bình tĩnh tìm khả năng giải quyết tình huống trong thời gian gấp rút
3. Tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm
4. Khả năng hợp tác với các thành viên khác
5. Biết cách tổ chức công việc theo kế hoạch vạch ra
6. Khả năng làm việc dưới áp lực
7. Khả năng giao tiếp
8. Khả năng kiểm soát tình huống, nhất là các tình huống ngoài dự kiến
9. Khả năng thuyết phục người khác để bảo vệ ý kiến của mình
10. Lạc quan ngay cả khi bị “dồn đến chân tường”
11. Trách nhiệm với công việc chung
12. Kiên trì, ngay cả khi công việc đình trệ
13. Quyết tâm đạt kết quả như mong muốn
14. Nhạy bén trong việc dự tính trước những tình huống khác nhau có thể xảy ra
trong công việc và khả năng giải quyết các tình huống đó
15. Biết cách lắng nghe ý kiến người khác và khuyến khích người khác đưa ra ý
kiến riêng của mình.
Nếu đạt 10/15 các tiêu chuẩn trên  là người có kĩ năng làm việc và hợp tác
theo nhóm khá tốt.
1.2.2.3. Phương pháp Project (Dạy học dự án) [2]
* Sơ lược về phương pháp Project
- Lịch sử ra đời và phát triển của tư tưởng dạy học theo kiểu Project
Có nhiều quan điểm khác nhau về sự ra đời của tư tưởng dạy học theo kiểu
Project, tuy vậy có thể nói những mầm mống đầu tiên của tư tưởng dạy học theo kiểu

Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

Project đã có trong quan niệm của các nhà giáo dục kinh điển như J.J.Rousseau (1712
– 1778), H. Pestalozzi (1746 – 1827), F. Frurbel (1782 – 1852) và W. Humboldt (1767
– 1835), thể hiện ở việc nhấn mạnh đặc biệt của tính tự quyết và sự tự hoạt động của
con người như là cơ sở, nền móng của dạy học.
Theo quan điểm của K.Frey và B.S. de Boutemard thì phương pháp Project xuất
hiện từ giữa thế kỉ 19, là kết quả của cuộc cách mạng trong công nghiệp với sự mở
rộng phân công lao động công nghiệp, đòi hỏi các nhà trường phổ thông và đại học
phải mở rộng phạm vi các môn học, đưa kĩ thuật mới vào trong chương trình giảng
dạy của nhà trường.
P.Petersen, C. Odenbach, D. Honsel thì lại thống nhất cho rằng phương pháp
Project là một sản phẩm tất yếu của trào lưu cải cách giáo dục ở Mĩ vào những năm
đầu thế kỉ.
Theo M. Knoll thì phương pháp Project không phải là đứa con của thế kỉ 19 hay
20 mà là của thế kỉ 18 và xuất phát điểm gắn liền với Nghệ thuật và Khoa học. Nó xuất
hiện trước hết ở châu Âu, trong các ttrwowngf đại học kĩ thuất, sau đó lan sang Mĩ vào
giữa thế kỉ 19. Cũng như ở châu Âu, phương pháp này xuất hiện trước hết ở các
trường đại học kiến trúc và kĩ thuật, sau đó mới mở rộng sang nhà trường phổ thông,
đặc biệt là các môn Thủ công, Nghệ thuật và Nông nghiệp.
* Khái niệm
Phương pháp dạy học theo kiểu Project là phương pháp tổ chức cho giáo viên
và học sinh cùng nhau giải quyết không chỉ về mặt lí thuyết mà còn về mặt thực tiễn
một nhiệm vụ học tập có tính chất tổng hợp, tạo điều kiện cho học sinh cùng và tự
quyết trong tất cả các giai đoạn học tập, kết quả là tạo ra được một sản phẩm hoạt

động nhất định.
* Các đặc điểm của PP dạy học Project
Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về các đặc điểm của phương pháp Project nhưng
cũng có thể tổng hợp lại một số những đặc điểm cơ bản như sau:
a. Gắn với tình huống
b. Định hướng học sinh
c. Mang tính thực tiễn xã hội cao
d. Tự tổ chức và tự chịu trách nhiệm (đặc điểm quan trọng nhất)
e. Thống nhất giữa lí thuyết và thực hành
f. Định hướng sản phẩm
g. Học tập mang tính xã hội

Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

h. Tính chất tổng hợp của nhiệm vụ học tập (liên môn)
Tùy theo mức độ xuất hiện của các đặc điểm này trong khi sử dụng phương
pháp Project mà một giờ học sẽ có thể được coi là một giờ học project hay chỉ là một
giờ học định hướng project.
* Cấu trúc/các giai đoạn của phương pháp Project
Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân chia các giai đoạn tiến hành
phương pháp Project, ví dụ như: Quan điểm truyền thống của Giáo dục học Mĩ (Dự
định, lập kế hoạch, thực hiện), hay như W.H. Kilpatrick bổ sung thêm giai đoạn 4:
Đánh giá, P. Chott (Xác định nhu cầu, quyết định mục địch, lập kế hoạch, thực hiện,
đánh giá kết quả và kết thúc).
K. Frey là tác giả đã đưa ra các bước tiến hành một Project một cách cụ thể hơn cả:

1. Sáng kiến về Project
2. Phác họa về Project
3. Lập kế hoạch về Project
4. Thực hiện Project
5. Kết thúc Project: trình bày, đánh giá kết quả
6. Thông báo
7. Giao lưu/tương hỗ
* Các hình thức tổ chức dạy học theo kiểu Project
Có thể phân chia từ nhiều góc độ khác nhau:
Ví dụ như từ góc độ môn học có: Project trong phạm vi một môn học, project
liên môn, project vượt ra ngoài phạm vi các môn học;
Từ góc độ thành phần học sinh tham gia có: Project toàn trường, toàn khối,
toàn lớp, theo nhóm hứng thú (trong lớp, trường,...);
Từ góc độ giáo viên có: Project do giáo viên chủ nhiệm điều khiển (ở phổ
thông), do giáo viên bộ môn điều khiển, do nhiều giáo viên điều khiển;
Từ góc độ địa điểm tiến hành có: project tại trường, ngoài trường;
Từ góc độ thời gian tiến hành có: giờ học project, ngày project, tuần project
(một hay nhiều tuần).
* Các ưu điểm của phương pháp dạy học theo kiểu project và những lưu ý cần
thiết khi vận dụng
Ưu điểm: Phương pháp project có những ưu điểm nổi bật sau:
-

Người học có điều kiện nắm được chiều sâu của nội dung học tập, kiến thức đa

Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 12



Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

dạng phong phú lôi cuốn người học;
-

Nội dung học tập gắn với sở thích, nhu cầu của người học nên dễ hình thành ở
họ hứng thú học tập;

-

Người học có điều kiện áp dụng công nghệ (máy vi tính và internet,...) để triển
khai, xử lí thiết kế và trình bày sản phẩm;

-

Học sinh có điều kiển phát triển các kĩ năng tự học, các kĩ năng xử lý các vấn
đề phức tạp, các kĩ năng xã hội như: làm việc theo nhóm, thuyết trình, phỏng
vấn, ...
Những điều cần lưu ý khi vận dụng:

-

Nếu không lưu ý, nội dung kiến thức trong dạy học theo kiểu project dễ rơi vào
tình trạng hoặc quá bao quát, hoặc quá đi sâu về một mảng, gây khó khăn cho HS
và GV trong triển khai project;

-

Đòi hỏi có nhiều tư liệu tham khảo, nhiều trang thiết bị cần thiết và địa điểm
phù hợp cho hoạt động của HS và GV;


-

Đòi hỏi GV có năng lực tổ chức và quản lý học sinh trong hoạt động, nhất là
hoạt động theo nhóm;

-

Những học sinh chưa quen với học năng động rất khó đáp ứng các yêu cầu của
phương pháp project.

CHƯƠNG II.
XÂY DỰNG MỘT SỐ GIÁO ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HÓA 11 NÂNG CAO ÁP
DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY PROJECT NHẰM TĂNG TÍNH TÍCH CỰC HOÁ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH.
2.1. Một số kỹ năng học sinh cần phải nắm khi thực hiện PP Project [1]
2.1.1. Kỹ năng dùng sơ đồ tư duy (Mindmap)
Là một kỹ thuật sáng tạo, những suy nghĩ được viết ra giấy hay trên máy tính,
nhằm trình bày cấu trúc tư duy cá nhân được rõ ràng.
2.1.1.1. Một số hướng dẫn sử dụng mindmap
Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

Sử dụng những từ ngữ chính hoặc những hình ảnh cần thiết
• Bắt đầu từ trung tâm và triển khai
• Tạo cho trung tâm một hình ảnh rõ ràng và nổi bật miêu tả được nộ dung tổng quát

của toàn bộ mindmap.
• Tạo các trung tâm nhánh và các chi tiết nhánh.
• Đặt những từ trọng tâm vào những hàng mà cần ghi chú
• Những trường hợp sau phải phân biệt rõ hơn những trường hợp trước.
• Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề.
• Chỉ đưa vào mindmap những nội dung chính
• Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh chỉ ra sự liên kết.
Sơ đồ tư duy trên máy tính Phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy trên máy tính –
MindmapManager. Phần mềm này được sử dụng phổ biến ở các trường học
2.1.1.2. Khả năng ứng dụng của mindmap trong dạy học hóa học
Vận dụng phương pháp dạy học tích cực "lấy học sinh làm trung tâm" đã được
các thầy, cô giáo vận dung rất có hiệu quả. Trong đó phương tiện dạy - học là một yếu
tố quan trọng để đổi mới phương pháp dạy - học. Không có phương tiện dạy - học thì
chưa phải là đổi mới phương pháp dạy - học. Trong những năm gần đây phong trào sử
dụng bài giảng điện tử trong dạy học đã diễn ra rộng khắp trong toàn thành phố. Một
trong những phương tiện hỗ trợ tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy - học và sử
dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy đó chính là sơ đồ tư duy (Mindmap).
HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát
triển tư duy. Không những thế, từ đó giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh
hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất là sẽ giúp HS nắm được kiến thức thông qua
một "sơ đồ" thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu
và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì
vậy việc sử dụng SĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng
của bộ não.
Không những thế, để thiết lập nên một SĐTD, các HS sẽ phải sử dụng đến bố
cục màu sắc, đường nét, các nhánh hay cả việc sắp sếp các ý sao cho vừa súc tích, trực
quan, dễ hiểu và dễ tiếp thu.... Từ đó góp phần giúp các em phát triển khả năng thẩm
mỹ, việc sắp xếp ý tưởng một cách khoa học. Đồng thời, việc sử dụng SĐTD còn giúp
cán bộ quản lý có cái nhìn tổng quát toàn bộ vấn đề, giúp giáo viên đổi mới phương

pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích cực.

Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

2.1.2. Kỹ năng sử dụng phương pháp công não
Công não là một kĩ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải
cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh
trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định (Alex Osborn).
2.1.2.1. Mục đích của công não
 Lập một danh mục các giải pháp lựa chọn
 Thảo luận, phân tích điểm mạnh, điểm yếu
 Tìm giải pháp tối ưu.
2.1.2.2. Các nguyên tắc công não
 Khuyến khích càng nhiều ý tưởng càng tốt
 Khuyến khích sáng tạo ý tưởng mới lạ
 Không nhận xét hoặc phê bình các ý kiến.
2.1.2.3. Cách thức tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị:
 Chọn ra người điều hành và thư ký
 Nêu vấn đề cần công não
 Đặt ra luật lệ của buổi công não
Bước 2: Tiến hành công não
 Khuyến khích các thành viên chia sẻ ý kiến
 Thư ký ghi lại mọi ý kiến
Bước 3: Đánh giá lại:

 Sau khi kết thúc mới đánh giá một lượt các ý kiến
 Bàn thêm về câu hỏi chung
Ngoài những kĩ năng trên HS phải có kĩ năng vận dụng và xử lý các vấn đề ở
các phần mềm như: Powerpoint, email, gmail, mindmap, chemdraw, …Những kĩ năng
này tôi cung cấp và hướng dẫn các em bằng máy trực tiếp trên lớp, sản phẩm của các
em cũng chính là kết quả của quá trình tôi hướng dẫn cộng thêm sự tìm tòi của các em.
Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 15


Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

2.2. Một số giáo án sử dụng phương pháp project trong trương trình hoá 11
2.2.1. Giáo án 1: Bài 16: Phân Bón Hoá Học
2.2.1.1. Tên đề tài:
Chia lớp ra làm 4 nhóm thực hiện 4 dự án khác nhau:
Nhóm 1: Vai trò của phân đạm tới sự phát triển nông nghiệp và ảnh hưởng của nó tới môi
trường đất và nước.
Nhóm 2: Vai trò của phân lân tới sự phát triển nông nghiệp và ảnh hưởng của nó tới môi
trường đất và nước.
Nhóm 3: Vai trò của phân kali tới cây trồng và tình hình sử dụng phân kali trong nền nông
nghiệp của nước ta.
Nhóm 4: Vai trò của phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi lượng đối với cây trồng và tình
hình sử dụng các loại phân bón trên ở nước ta.

Tôi phân chia nhóm theo vùng, những em ở những nơi gần nhau sẽ được xếp vào
một nhóm, mỗi nhóm thực hiện đề tài trong vòng 7 ngày . Sau 3 ngày phải nộp đề cương,
sau đó GV chỉnh sửa, hướng dẫn, trả lại cho HS. Sau 7 ngày HS nộp sản phẩm, đồng thời thuyết trình
sản phẩm của mình.

Để tăng sự hứng thú làm dự án, tôi động viên các em bằng điểm, nhóm nào tích cực làm sẽ
được điểm 10 và lấy vào điểm một tiết.
Dự án này tôi thực hiện trên lớp 11A4, thời gian giao dự án cho lớp: 1/11/2011
Thời gian nộp và thuyết trình: 8 /11/2011
2.2.1.2. Mục tiêu:
* Về mặt kiến thức
- Củng cố kiến thức liên môn như: môn địa (vấn đề sử dụng đất nông nghiệp, sự phân bố các
loại cây theo đất nông nghiệp, …) môn sinh (sự sinh trưởng của cây phụ thuộc vào các tác nhân như
khí hậu, đất đai, nước, phân bón, …),môn toán (thu thập và sử lí số liệu, cách sắp xếp các tài liệu tham
khảo,…), môn tin (sử dụng các phần mềm word, excel, powerpoint, cách tra tài liệu trên internet,…)…
- Trình bày một cách thành thục những kiến thức đã nghiên cứu trong quá trình thực hiện dự án.
* Về mặt kỹ năng
Học sinh phải có kỹ năng nghiên cứu như: cách phân tích đề tài nghiên cứu, cách xây dựng và
báo cáo đề cương nghiên cứu, cách thu thập và xử lý số liệu thu được, cách xây dựng cấu trúc của một
báo cáo khoa học, cách bảo vệ đề tài…)
Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, phát triển năng lực tư duy logic, tính sáng tạo trong
nghiên cứu khoa học.
Kỹ năng thực hành, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
* Về mặt thái độ
- Có tình yêu say mê khoa học, thích khám phá cái mới, và có thái độ thân thiện với môi trường
sống, có thái độ cảm phục yêu thương con người nói chung và người nông dân nói riêng.

- Có tinh thần đoàn kết, hợp tác trong nhóm nhỏ. Biết lắng nghe, chia sẻ và giúp

-

đỡ nhau trong quá trình tìm kiếm và xử lí số liệu.
2.2.1.3. Chuẩn bị
* Giáo viên:
Truyền đạt cho HS các kỹ năng để làm dự án như: kỹ năng dùn g sơ đồ tư duy, kỹ

năng công não, kỹ năng học nhóm, kỹ năng tìm tài liệu, kỹ năng xử lý tài liệu, kỹ năng sử
dụng các phần mềm,…
Hướng dẫn học sinh cách xây dựng đề cương đề tài dự án, cách viết báo cáo để thuyết trình,…
Chuẩn bị cho học sinh các thiết bị trình chiếu, thuyết trình như máy tính, máy chiếu, …
* Học sinh:

Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

-

Thu thập tài liệu: Trong sách giáo khoa, sách tham khảo, báo trí, các đề tài nghiên cứu đã
được công bố, trên internet,…

- Cách khảo sát thực tế, đi thực tế đến những vùng đất trồng nông nghiệp nơi
mình sinh sống.
2.2.1.4. Phương pháp
Phương pháp dự án project ngoài ra còn có một số phương pháp như: PP học nhóm, PP dùng
sơ đồ tư duy, PP công não,…
2.2.1.5. Bộ câu hỏi định hướng chung cho các nhóm thực hiện dự án

1. Vai trò của cây trồng tới cuộc sống của con người và các yếu tố ảnh hưởng tới cây
trồng?
2. Vai trò của cây trồng tới môi trường và việc nhất thiết phải trồng cây để bảo vệ môi
trường?
3. Nêu thành phần, tính chất vật lý, đặc điểm và ứng dụng thực tế của các loại phân

bón hoá học: phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi
lượng.
4. Điều kiện thực hiện dự án (thời gian tiến hành, thời hạn, điều kiện về cơ sở vật chất
và phương tiện nghiên cứu, phương tiện đi lại, số thành viên tham gia, …)?
5. Lựa chọn hướng nghiên cứu nào?
6. Tại sao thực hiện đề tài?
7. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài?
8. Cách thu thập tài liệu, số liệu, cách xử lý bằng bảng biểu, sơ đồ như thế nào?
9. Viết báo cáo khoa học như thế nào? (cấu trúc của một báo cáo, dung lượng, cách thống kê tài liệu
tham khảo, hình thức trình bày, cách rút ra nhận xét hay kết luận sau mỗi phần hoặc kết luận chung,
cách tóm tắt báo cáo khoa học)?
10. Báo cáo kết quả nghiên cứu bằng sản phẩm là : 1 bản word viết báo cáo nghiên cứu và 1 bản trình
chiếu powerpoint thuyết trình trước lớp trong 15 phút.

2.2.1.6. Các bước tiến hành bài dạy

Giai đoạn

Giáo Viên


1 (1/11 –
3/11/2012)

2 (3/11/ 5/11/2012)

Nêu ý nghĩa và lược sử sự
phát triển của dự án
• Phổ biến sơ bộ quy định của
việc thực hiện dự án

• Phân chia lớp thành các
nhóm nghiên cứu



Đưa ra một số định hướng
nghiên cứu
• Đánh giá và lựa chọn đề tài
nghiên cứu khả thi

Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Học Sinh

• Nghiên cứu các tài liệu có liên quan





tới dự án
Nghiên cứu các công trình nghiên
cứu có liên quan, các thông tin trên
internet.
Chia từ nhóm lớn do GV phân thành
các nhóm nhỏ hơn
Phân tích và đánh giá đề tài nghiên
cứu.
Các thành viên trong mỗi nhóm hợp
tác viết và trình bày đề cương nghiên

Trang 17


Sỏng kin kinh nghim hoỏ hc

cu.

Thc hin ti
Tin hnh vic kho sỏt vựng t
3 (5/11
7/11/2012)

4 (8/11/2012)



nụng nghip a phng, chp nh,

Hng dn cỏc nhúm thc
hin ti nghiờn cu theo

ly mu, ly s liu,

X lý s liu v a ra cỏc nhn nh
Lý gii kt qu nghiờn cu v cỏc

cng nghiờn cu (lu ý n cỏc
sai s cú th mc phi)

ỏnh giỏ v nghim thu ti


nhn nh c bn
Vit bỏo cỏo khoa hc
Bỏo cỏo kt qu nghiờn cu

2.2.1.7. ỏnh giỏ cỏc ti nghiờn cu
TT

Nội dung đánh giá

Điể
m

Xây dựng đề cơng nghiên cứu
1

Xác định đợc ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài (lý do chọn đề tài)

1

2

Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, xác định đúng đối tợng, phơng pháp và nhiệm vụ 2
nghiên cứu.
Quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu

3

Thực hiện đúng tiến độ đợc đề ra trong đề cơng nghiên cứu


1

4

Việc sử dụng các phơng pháp, phơng tiện và quy trình nghiên cứu đảm bảo tính 2
khoa học, chính xác, tin cậy.

5

Biết cách sử lý số liệu thu đợc bằng thống kê toán học và biểu diễn trên biểu đồ, 2
đồ thị.

6

Rút ra đợc các nhận định xác đáng từ việc xử lý số liệu và lý giải đợc kết quả 2
nghiên cứu

7

Bản báo cáo khoa học rõ ràng, văn phong khoa học và trình bày đẹp, đúng quy 2
cách (định dạng văn bản, số trang, cách trích dẫn tài liệu và thống kê TLTK).

8

Tóm tắt báo cáo khoa học phản ánh đợc nội dung chính của bản báo cáo toàn 1
văn

9

Phần kết luận phản ánh nội dung quan trọng và chính xác đợc rút ra từ kết quả 1

nghiên cứu.
Báo cáo đề tài

10

Trình bày đợc lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tợng, nội dung nghiên cứu.

11

Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và phần kết luận rõ ràng, logic, có chọn 2
lọc và khoa học.

12

Đảm bảo thời gian theo quy định (10 12 phút)
Giỏo viờn: Nguyn Th Lan Phng

1

0,5
Trang 18


Sỏng kin kinh nghim hoỏ hc

13

Tự tin, bình tĩnh, lu loát, ngôn ngữ khúc chiết.

0,5


14

Bảo vệ đợc các luận điểm đa ra, trả lời đợc các câu hỏi do ngời khác đặt ra có 1
liên quan đến đề tài..
Cộng

20

2.2.2. Bi 48: Ngun Hidrocacbon Thiờn Nhiờn
2.2.2.1. Phõn chia nhúm v ra ti
Chia lp thnh 3 nhúm, mi nhúm khong 15 HS. Trong mi nhúm HS t phõn
chia thnh cỏc nhúm nh hn (nhng em cú nh gn nhau) thc hin tng mng
nh hn ca project. Mi nhúm s c ra mt nhúm trng, mt th ký v mt ngi
thuyt trỡnh. Cỏc nhúm nh hn cng thc hin tng t tc cng c nhúm trng, th
ký v ngi trỡnh by. Cỏc nhúm bc thm chn ti, nhúm thc hin ti 1
trỡnh by sn phm u tiờn, ri n nhúm thc hin ti s 2, s 3.
ti 1: Phõn tớch trng thỏi thiờn nhiờn, thnh phn, tớnh cht vt lớ v cỏch
chng ct du m thy c tm quan trng ca du m ti cuc sng ca con
ngi.
ti 2: Ch bin du m bng phng phỏp húa hc, tm quan trng ca lc
húa du i vi nn kinh t.
ti 3: Phõn tớch mt s ngun hidrocacbon khỏc: Khớ m du, khớ thiờn
nhiờn v ng dng ca chỳng trong i sng hng ngy.
2.2.2.2. Thi gian thc hin ti
Dy hc d ỏn ny ỏp dng cho lp 11A1, s s 49 HS, thi gian thc hin: 10
ngy, bt u t ngy: 10/3/2012 n ngy 21/3/2012.
Sau 3 ngy, mi nhúm phi np danh sỏch ti liu tham kho, sau 5 ngy np
cng nghiờn cu, sau 10 ngy np sn phm l mt bn word thuyt trỡnh, v 1
bn powerpoint trỡnh chiu, ng thi thuyt trỡnh luụn.

tng s hng thỳ lm d ỏn, tụi ng viờn cỏc em bng im, nhúm no tớch cc lm s
c im 10 v ly vo im mt tit.

2.2.2.3. Mc tiờu bi dy theo phng phỏp project
* V mt kin thc:
HS bit:
-

Trng thỏi t nhiờn, ngun gc, thnh phn, tớnh cht vt lớ ca du m, khớ
thiờn nhiờn, than m.

-

Phng phỏp ch bin du m bng con ng húa hc: craking v rifominh

-

ng dng ca du m, khớ thiờn nhiờn, than m ti cuc sng ca con ngi.
HS hiu:

-

Ti sao du m li cú mựi khú chu? Ti sao du m khụng cú nhit sụi nht

Giỏo viờn: Nguyn Th Lan Phng

Trang 19


Sáng kiến kinh nghiệm hoá học


định? Tại sao chúng ta phải lọc hóa dầu? Tại sao khí thiên nhiên và khí mỏ dầu
được dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện?
HS vận dụng:
-

Biết phân biệt thành phần của khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc.

-

Phân tích, đánh giá tầm quan trọng của dầu mỏ, chế hóa dầu mỏ, khí thiên
nhiên, khí mỏ dầu đối với nền kinh tế nước ta và vai trò của chúng trong cuộc
sống đời thường.

-

Vận dụng các kiến thức liên môn: môn địa, môn toán, môn tin...để giải quyết
các vấn đề trong dự án.
* Về mặt kĩ năng:

- Kĩ năng đọc, tóm tắt, thu thập và xử lý tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Sách,
báo, internet,...
- Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
- Kỹ năng sử dụng một số phần mềm hóa học và phần ứng dụng: word, excel,
powerpoint,...
* Về mặt tình cảm, thái độ
- Có tình yêu say mê đối với môn học, tìm tòi, ham hiểu biết đối với những kiến
thức mới
- Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ với nhau những kinh nghiệm, những khó
khăn gặp phải trong nhóm, trong lớp.

- Có ý thức bảo vệ môi trường, biết quý trọng và sử dụng tiết kiệm, khoa học
nguồn hidrocacbon.
2.2.2.4. Chuẩn bị
GV: - Cung cấp cho HS một số kĩ năng quan trọng như: Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ
năng nghiên cứu, thu thập và xử lý tài liệu. Kĩ năng dùng một số phần mềm:
Chemdraw, word, powerpoint, ...
-

Hướng dẫn HS cách viết đề cương nghiên cứu, cách viết báo cáo, cách thuyết
trình, cách bảo vệ công trình nghiên cứu của nhóm mình.

HS: - Tiếp thu kiến thức của GV hướng dẫn một cách nhiệt tình, hiệu quả tạo một
tâm thế tốt trước khi bắt đầu nghiên cứu.
-

Chuẩn bị các nhóm nhỏ hơn từ các nhóm lớn mà GV phân, các nhóm trưởng
phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhỏ, các nhóm nhỏ lại phân công nhiệm vụ
cụ thể cho từng thành viên.
2.2.2.5. Phương pháp

- Phương pháp dạy học dự án.
- Một số phương pháp khác: học nhóm, nghiên cứu, thuyết trình, vấn đáp,...
Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 20


Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

2.2.2.6. Bộ câu hỏi định hướng cho các nhóm khi làm project

1. Lý do thực hiện đề tài?
2. Nguồn gốc của sự tạo thành dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu?
3. Thành phần của dầu mỏ là gì?
4. Tại sao dầu mỏ có mùi khó chịu gây hại cho động cơ?
5. Tại sao dầu mỏ Việt Nam lại thuận tiện cho việc chế hóa và sử dụng?
6. Để khai thác dầu mỏ người ta phải làm gì?
7. Tại sao chúng ta phải chế biến dầu mỏ
8. Ứng dụng của các sản phẩm dầu mỏ sau khi chế biến là gì? Và nó có vai trò gì
trong cuộc sống cũng như đối với nền kinh tế nước nhà?
9. Thành phần, ứng dụng của khí thiên nhiên, khí mỏ dầu? Khí thiên nhiên, khí
mỏ dầu Việt Nam có chất lượng tốt là vì lí do gì?
10. Nguyên nhân hình thành than mỏ là gì? Có mấy loại than mỏ chính?
11. Nhựa than đá là gì? Từ nhựa than đá tách được những sản phẩm gì? Và ứng
dụng của chúng?
12. Ở Việt Nam phần lớn than cốc dùng để làm gì?
2.2.2.7. Các bước tiến hành dự án
Giai đoạn/
Thời gian

Giáo Viên

Học Sinh

• Giáo viên giao đề tài, phân • Từ nhóm lớn GV phân, HS tự
chia nhóm, hướng dẫn HS
phân thành các nhóm nhỏ hơn,
tìm tài liệu, lấy tài liệu
cử nhóm trưởng, thư ký, và
chuẩn bị người thuyết trình
• Cung cấp cho HS một số

• Thu thập tài liệu trên sách báo,
GĐ 1
phần mềm: chemdaw,....
các công trình nghiên cứu liên
từ 10/3/2012 • Hướng dẫn HS cách tìm và
quan, trên internet,...
– 13/3/2012
download tài liệu trên
internet
• Yêu cầu học sinh ngày • Nộp danh mục tài liệu tham
khảo theo đúng yêu cầu, thời
13/3/2012 nộp danh mục các
hạn của GV.
tài liệu tham khảo tìm được.
• Hướng dẫn HS cách lấy • Các nhóm nhỏ tập hợp lại
những thông tin chính trong
thành nhóm lớn ban đầu để tập
từ 13/3/2012
tài liệu bằng SĐTD, chế biến
hợp toàn bộ tài liệu tìm được
– 16/3/2012
các tài liệu đó.
rồi chế biến tài liệu thành của
mình
GĐ 2

Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 21



Sỏng kin kinh nghim hoỏ hc

Cỏc nhúm hp li bn v
vit cng nghiờn cu.
Hng dn HS cỏc vit
cng nghiờn cu
Np cng nghiờn cu ỳng
thi hn.
Np cng nghiờn vo
ngy 16/3/2012
GV cha cng cho cỏc Cỏc nhúm nhn li cng
nhúm, yờu cu cỏc nhúm da
nghiờn cu ri phõn cụng vic
vo cng xõy dng sn
cho cỏc thnh viờn xõy dng
phm nghiờn cu l mt bn
sn phm nghiờn cu bng
G 3
bỏo cỏo bng word v
word v powerpoint.
t 16/3/2012
powerpoint.
- 18/3/2012 Yờu cu HS ngy np bn
Np bn phỏc tho cho GV
phỏc tho bỏo cỏo bng word,
ỳng thi hn
powerpoint vo mail cho GV
chnh sa.
GV chnh sa sn phm cho cỏc

nhúm ri gi li vo mail cho
G 4
HS, HS da vo ú nghiờn cu
t 18/3/2012 hon thin li chun b cho
21/3/2012 bui thuyt trỡnh

Mi nhúm c ra 1, 2 hoc 3 i
din thuyt trỡnh trc lp bng
powerpoint, cỏc nhúm khỏc lng
nghe, phn bin. im cui
cựng ca nhúm l trung bỡnh ca
nhúm lm cng vi chớnh nhúm
ú phn bin

2.2.2.8. ỏnh giỏ cỏc ti nghiờn cu
* ỏnh giỏ cho phn lm:
TT

Nội dung đánh giá

Điểm

Xây dựng đề cơng nghiên cứu
1

Xác định đợc ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài (lý do chọn 1
đề tài)

2


Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, xác định đúng đối tợng, phơng pháp và 2
nhiệm vụ nghiên cứu.
Quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu

3

Thực hiện đúng tiến độ đợc đề ra trong đề cơng nghiên cứu

4

Việc sử dụng các phơng pháp, phơng tiện và quy trình nghiên cứu đảm 2
bảo tính khoa học, chính xác, tin cậy.

5

Biết cách sử lý số liệu thu đợc bằng thống kê toán học và biểu diễn trên 2
biểu đồ, đồ thị.

Giỏo viờn: Nguyn Th Lan Phng

1

Trang 22


Sỏng kin kinh nghim hoỏ hc

6

Rút ra đợc các nhận định xác đáng từ việc xử lý số liệu và lý giải đợc 2

kết quả nghiên cứu

7

Bản báo cáo khoa học rõ ràng, văn phong khoa học và trình bày đẹp, 2
đúng quy cách (định dạng văn bản, số trang, cách trích dẫn tài liệu và
thống kê TLTK).

8

Tóm tắt báo cáo khoa học phản ánh đợc nội dung chính của bản báo 1
cáo toàn văn

9

Phần kết luận phản ánh nội dung quan trọng và chính xác đợc rút ra từ 1
kết quả nghiên cứu.
Báo cáo đề tài

10

Trình bày đợc lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tợng, nội dung nghiên 1
cứu.

11

Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và phần kết luận rõ ràng, logic, 2
có chọn lọc và khoa học.

12


Đảm bảo thời gian theo quy định (10 - 12 phút)

0,5

13

Tự tin, bình tĩnh, lu loát, ngôn ngữ khúc chiết.

0,5

14

Bảo vệ đợc các luận điểm đa ra, trả lời đợc các câu hỏi do ngời khác 1
đặt ra có liên quan đến đề tài..
Cộng

20

* ỏnh giỏ cho phn phn bin:
TT

Cỏc tiờu chớ phn bin

im

1

a ra cỏc cõu hi phn bin khỳc trit,
ỳng trng tõm ca nhúm bn lm


5

2

Phỏt hin ra im yu, nhng thit xút,
cha rừ rng ca nhúm bn

3

3

Nhiu thnh viờn trong nhúm phn bin,
ngi phn bin cú tỏc phong t tin, núi rừ
rng, d hiu

2

Tng

10

im cui cựng = (im nhúm lm + im nhúm ú phn bin):3
2.2.3. Bi 49: Luyn tp So Sỏnh c im cu trỳc v tớnh cht ca
hidrocacbon thm vi hidrocacbon no v khụng no.
Giỏo viờn: Nguyn Th Lan Phng

Trang 23



Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

2.2.3.1. Phân chia nhóm và ra đề tài
Dự án này thực hiện cho lớp 11A2, sĩ số 44 HS. Chia lớp thành 4 nhóm tương
ứng với 4 tổ. Các nhóm lớn lại tự chia thành các nhóm nhỏ hơn (theo địa bàn gần
nhau). Các nhóm lớn, nhóm nhỏ tự phân nhóm trưởng, thư kí và người thuyết trình để
thực hiện các đề tài nghiên cứu sau:
Nhóm 1 làm đề tài 1: Dùng sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm cấu trúc và tính
chất của hidrocacbon no.
Nhóm 2 làm đề tài 2: Dùng sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm cấu trúc và tính
chất của hidrocacbon không no.
Nhóm 3 làm đề tài 3: Dùng sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm cấu trúc và tính
chất của hidrocacbon thơm.
Nhóm 4 làm đề tài 4: Dùng sơ đồ tư duy so sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất
của hidrocacbon thơm với hidrocacbon no và không no.
2.2.3.2. Thời gian và sản phẩm
Thời gian thực hiện đề tài cho mỗi nhóm là 10 ngày, từ ngày 10/302012 đến
ngày 20/3/2012.
2 ngày đầu tiên các nhóm nhỏ hoạt động để tìm tài liệu tham khảo liên quan đến
lược đồ tư duy, và các kiến thức liên quan đến đề tài. Sau đó gộp lại nộp cho GV các
danh mục tài liệu tham khảo (bao gồm sách, báo, và cả những trang wed trên internet).
3 ngày tiếp theo các nhóm nhỏ tập hợp lại thành nhóm lớn để viết đề cương
nghiên cứu và phác họa nháp sơ đồ tư duy, sau đó nộp cho GV.
Sau 5 ngày tiếp theo HS nộp sản phẩm là một sơ đồ tư duy trên giấy Ao, đồng
thời cũng thuyết trình sản phẩm của nhóm mình luôn.
Sau mỗi nhóm thuyết trình, các nhóm còn lại phải phản biện nhóm bạn. Điểm
cuối cùng là điểm trung bình của nhóm làm cộng với chính nhóm đó phản biện.
Để tăng sự hứng thú làm dự án, tôi động viên các em bằng điểm, nhóm nào tích cực làm sẽ
được điểm 10 và lấy vào điểm một tiết.


2.2.3.3. Mục tiêu của bài học
* Về mặt kiến thức:
HS biết:
-

Hệ thống hóa các loại hidrocacbon quan trọng: ankan, xicloankan, anken,
ankadien, ankin, akylbenzen về đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa
học đặc trưng và ứng dụng của chúng

-

Sự giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa hidrocacbon thơm,
hidrocacbon no và hidrocacbon không no.
HS hiểu:

-

Sự chuyển hóa giữa các hidrocacbon

Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 24


Sáng kiến kinh nghiệm hoá học

-

Mối liên quan giữa cấu trúc và tính chất đặc trưng của hidrocacbon thơm,
hidrocacbon no và hidrocacbon không no.

* Về mặt kĩ năng

Viết được phương trình hóa học minh họa cho tính chất các hidrocacbon,
chuyển hóa giữa các hidrocacbon, nhận biết và điều chế các hidrocacbon.
* Về mặt tình cảm, thái độ
Thông qua những hiểu biết về hidrocacbon giáo dục cho HS lòng say mê học
tập, nghiên cứu, vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống, có ý thức bảo vệ tài
nguyên môi trường cũng như việc sử dụng hợp lí tài nguyên.
2.2.3.4. Chuẩn bị
GV: Cung cấp cho HS một số thông tin cơ bản về sơ đồ tư duy, cách vẽ SĐTD,
cung cấp phần mềm SĐTD nếu HS yêu cầu.
HS: Nghiên cứu tài liệu để hiểu sâu hơn về SĐTD, cách vẽ SĐTD một cách
sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với đề tài nghiên cứu của nhóm mình.
2.2.3.5. Phương pháp
- Phương pháp dạy học dự án
- Phương pháp dùng sơ đồ tư duy
- Phương pháp học nhóm
2.2.3.6. Bộ câu hỏi định hướng cho các nhóm khi thực hiện dự án
1. Lí do thực hiện đề tài là gì?
2. Em biết gì về phương pháp SĐTD mindmap?
3. Các hidrocacbon: no, không no, thơm có những đặc điểm gì về cấu tạo, tính chất
vật lí và tính chất hóa học đặc trưng?
4. Mối quan hệ giữa các hidrocacbon trong 1 chương và giữa các chương với nhau
như thế nào?
5. Hãy viết toàn bộ những phương trình hóa học minh họa cho tính chất các
hidrocacbon, chuyển hóa giữa các hidrocacbon.
6. Nhận biết các hidrocacbon trong 1 chương và giữa các chương với nhau bằng cách
nào? Điều chế các hidrocacbon?
7. Ứng dụng của các hidrocacbon trong cuộc sống và tác động của chúng tới môi
trường? Từ đó có trách nhiệm gì đối với việc bảo vệ môi trường sống?

2.2.3.7. Các bước tiến hành dự án
Giai đoạn/

Giáo Viên

Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Phương

Học Sinh
Trang 25


×