Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

BÀN về VAI TRÒ của GIẢNG VIÊN TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG lực tự học các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ của SINH VIÊN ở các TRƯỜNG đại học, CAO ĐẲNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.42 KB, 8 trang )

BÀN VỀ VAI TRỊ CỦA GIẢNG VIÊN TRONG VIỆC NÂNG
CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CÁC MƠN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY
Phan Thị Cẩm Lai*

Tóm tắt
Để nâng cao năng lực tự học các mơn lý luận chính trị, ngồi
ý thức và sự cố gắng nỗ lực của người học còn cần phải kể đến vai
trò của người giảng viên vì theo phương pháp dạy học hiện đại với
quan niệm lấy người học làm trung tâm, giảng viên đóng vai trò là
người cung cấp dịch vụ thơng qua các phương pháp, các hành động
hướng dẫn để kích thích người học tự tìm tòi, say mê nghiên cứu,
đào sâu suy nghĩ, tranh luận, thảo luận xử lý tình huống và xây
dựng kế hoạch học tập một cách hiệu quả. Bài viết bàn về vai trò,
tác động của giảng viên đối với q trình tự học các mơn lý luận
chính trị của sinh viên nhằm giúp sinh viên thu nhận được tri thức
và kỹ năng tốt nhất.
1. Đặt vấn đề
Giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận quan trọng của
cơng tác tư tưởng, góp phần bảo tồn, gìn giữ và xây dựng, bồi đắp
nền tảng tinh thần của xã hội. Cơng tác đó càng mang tính cấp thiết
trong giai đoạn hiện nay, khi mặt trái của kinh tế thị trường, tồn
cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng tác động khơng nhỏ theo
hướng tiêu cực đến đời sống và làm suy đồi nhiều nét đẹp văn hóa
*

Thạc sĩ, Giảng viên Trung tâm Lý luận chính trị, ĐHQG-HCM

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015


393


truyền thống, đạo đức nhân văn của dân tộc bị xuống cấp trầm
trọng, làm thay đổi quan niệm sống, phai nhạt lý tưởng, thiếu bản
lĩnh chính trị … của một bộ phận khơng nhỏ tầng lớp sinh viên. Do
đó, u cầu cấp bách đặt ra là: “Tăng cường giáo dục chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên. Cải tiến việc giảng dạy và
học tập các bộ mơn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chun nghiệp và dạy
nghề”1. Vì những tri thức lý luận chính trị mà sinh viên tiếp thu
được trong q trình học tập sẽ góp phần rất to lớn, quan trọng vào
việc hình thành một thế giới quan khoa học, một nhân sinh quan
cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng
trong mỗi sinh viên; tác động đến q trình hình thành và phát triển
về nhận thức, nhân cách và hành động của sinh viên.
Việc chuyển từ học tập theo niên chế sang học tín chỉ ở các
trường đại học, cao đẳng đang tạo ra những tiền đề, điều kiện thuận
lợi trong việc đổi mới phương pháp dạy và học thì u cầu cấp
bách, cần thiết đặt ra là phải đổi mới phương pháp giáo dục lý luận
chính trị cho sinh viên nhất là phương pháp kiểm tra đánh giá theo
hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ động, năng
động và khả năng tự nghiên cứu, tự lĩnh hội tri thức, học đi đơi với
hành, kết hợp lý luận với thực tiễn.
2. Khái niệm tự học và vai trò của tự học đối với q
trình học tập, nhận thức các mơn lý luận chính trị của sinh viên
Tự học là gì?
Khái niệm tự học đã được nhiều học giả và những nhà nghiên
cứu khoa học định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau.
Theo Hồ Chí Minh, tự học là “Phải biết tự động học

tập” ,“Nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng”3, tức
là phải biết hồn tồn tự giác, tự chủ trong việc học tập, khơng đợi
ai nhắc nhở, khơng đợi ai giao nhiệm vụ mà phải biết tự bản thân
2

1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, Nxb. Sự thật, Hà

Nội, 2001, tr.110-111.
2

Hồ Chí Minh: Phát huy tinh thần cầu học, cầu tiến bộ, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1960,

tr.14.
3

Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 11, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 98.

394

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


mình vạch ra kế hoạch học tập, triển khai kế hoạch và thực hiện kế
hoạch ấy một cách tự giác.
Trong cuốn “Lý luận dạy học đại học” GS. Đặng Vũ Hoạt và
PGS. Hà Thị Đức đã định nghĩa: “Tự học là một hình thức tổ chức

dạy học cơ bản ở đại học. Đó là một hình thức nhận thức của cá
nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính người
học tự tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngồi lớp, theo hoặc khơng theo
chương trình và sách giáo khoa đã được qui định”.
Trong khi đó GS.TS Nguyễn Cảnh Tồn lại có một nhận thức
khác về tự học: “Tự học - là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng
các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có
khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng cơng cụ) cùng các phẩm chất của
mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan
(như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, khơng ngại khó,
ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ,
biến khó khăn thành thuận lợi...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu
biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”.
Từ những quan điểm về tự học nêu trên, chúng ta có thể thấy
rằng chủ thể trung tâm của việc học chính là người học. Người học
vừa là người tiếp thu, vừa là người chủ động tìm tòi, khám phá, suy
nghĩ… trong việc thu nạp, lĩnh hội kiến thức, tri thức.
Vai trò của tự học đối với q trình học tập, nhận thức các
mơn lý luận chính trị của sinh viên
Có thể khẳng định vai trò của hoạt động tự học ln giữ một vị
trí rất quan trọng trong q trình học tập của người học, nhất là đối
với các mơn lý luận chính trị. Tự học là yếu tố quyết định chất
lượng và hiệu quả của hoạt động học tập các mơn lý luận chính trị
của sinh viên vì:
Thứ nhất, tự học có vai trò quan trọng giúp cho sinh viên có cái
nhìn mới về vị trí, vai trò của các mơn lý luận chính trị trong việc tích
lũy tri thức để phát triển con người tồn diện, khả năng ứng xử linh
hoạt, khả năng khái qt, hình thành các kỹ năng sống phù hợp với xu
hướng hội nhập quốc tế hiện nay. Tự học là cách thức học tập nhằm
khai thác triệt để quỹ thời gian nhàn rỗi trong sinh viên và là cơ hội để

sinh viên có thể xốy sâu nghiền ngẫm những kiến thức mà giảng viên
đã hướng dẫn, giảng giải trên lớp.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

395


Thứ hai, tự học giúp sinh viên phát huy tính tự giác, tích cực
và năng lực đọc giáo trình, sách, văn kiện, tạp chí… để tìm tòi,
nghiên cứu, biến “q trình đào tạo thành q trình tự đào tạo” của
sinh viên. Việc tự học các mơn lý luận chính trị sẽ giúp sinh viên có
nếp sống kỷ luật và làm việc một cách khoa học, rèn luyện ý chí
phấn đấu, tính kiên nhẫn, óc phê phán, tạo sự hứng thú học tập, say
mê và khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học, sống có lý
tưởng hồi bão, dám ước mơ.
Thứ ba, khơi dậy được ở sinh viên năng lực tự thể hiện mình
và hợp tác với các thành viên khác trong tập thể khi cùng đảm nhận
nhiệm vụ thuyết trình, thảo luận do giảng viên giao phó. Vì thơng
qua hành động hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, sinh viên
phải nỗ lực tự thể hiện mình, tức là phải tự mình giải quyết tình
huống, giải quyết vấn đề; từ đó khơi dậy tính chủ động, sáng tạo, tự
giác học tập, nghiên cứu và lĩnh hội tri thức, khắc phục tính thụ
động của sinh viên trong q trình học tập các mơn lý luận chính trị.
Tuy nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa là hạ thấp vai trò của
giảng viên vì chính giảng viên là nhân tố có tác dụng to lớn trong
việc động viên, khuyến khích và hướng dẫn sinh viên tự học một
cách đúng hướng và hiệu quả khi tiếp cận nội dung cũng như
phương pháp học tập các mơn lý luận chính trị.
3. Vai trò của giảng viên trong việc nâng cao chất lượng
tự học các mơn lý luận chính trị của sinh viên

Dạy học là một nghề sáng tạo, vì người giảng viên khơng chỉ
là người có kiến thức chun mơn vững vàng, mà còn là người rất
thuần thục, nhuần nhuyễn về phương pháp và sử dụng phương pháp
linh hoạt cho từng đối tượng dạy học cụ thể. Vai trò của người
giảng viên đối với việc nâng cao năng lực tự học các mơn lý luận
chính trị của sinh viên thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, là nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc xác định
cho sinh viên đối tượng, động cơ, mục đích học tập các mơn lý luận
chính trị
Có một số sinh viên cho rằng, các mơn lý luận chính trị là
mơn học thuần túy chính trị, nặng về đường lối của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước, khơng liên quan gì tới chun mơn,
cơng việc sau này của mình, dẫn tới động cơ học tập khơng cao, thái

396

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


độ học tập chưa đúng đắn, học chỉ để thi cho qua, học để trả nợ, học
mang tính đối phó. Vì vậy nhiệm vụ, vai trò của giảng viên khi bước
vào đầu những học phần của các mơn học lý luận chính trị cần phải
xác định cho sinh viên những nội dung khái qt của mơn học và trả
lời cho được những câu hỏi mà người học đặt ra: học cái gì? Học để
làm gì? Và học như thế nào?... Giảng viên cần phân tích rõ vai trò
của các mơn lý luận chính trị trong việc góp phần hình thành, bồi
dưỡng cho sinh viên thế giới quan, phương pháp luận khoa học,
trang bị những kiến thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, đường

lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần định hướng
suy nghĩ, hành động và hồn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ… Một
khi đã thấy rõ tầm quan trọng, tính thiết thực của mơn học, sinh viên
sẽ xác định rõ động cơ và mục đích học tập các mơn lý luận chính
trị, từ đó tạo niềm say mê, hứng thú học tập của sinh viên và hình
thành nên mục đích tự học, tự tìm hiểu để lĩnh hội tri thức.
Thứ hai, là người hướng dẫn, phác thảo cho sinh viên xây
dựng phương pháp học tập phù hợp
Khi tiếp cận các mơn lý luận chính trị đòi hỏi sinh viên phải
có khả năng khái qt hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa thơng qua
việc hệ thống các khái niệm, phạm trù, thuật ngữ… Điều này trái
ngược hồn tồn với thực tiễn khi đa phần thời lượng giảng dạy các
mơn học này đều rơi vào khoảng thời gian sinh viên đang học năm 1
hoặc năm 2 nên khơng tránh khỏi những khó khăn nhất định cho
sinh viên khi tiếp thu. Nhiều sinh viên khơng hiểu và khơng diễn đạt
được các nội dung cơ bản của mơn học dẫn đến tình trạng sinh viên
tỏ ra chán học và kết quả học tập khơng cao. Vì vậy giảng viên sẽ là
người hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học một cách khoa học
ở các khâu: đọc hiểu giáo trình, tài liệu, cách phát hiện vấn đề khi
nghiên cứu, cách ghi chép lại chuỗi thơng tin có liên quan đến vấn
đề cần giải quyết, cách tổng hợp thơng tin thu thập được, cách đánh
giá các sự kiện, dữ liệu… Đồng thời, trong q trình xây dựng đề
cương chi tiết của mơn học, giảng viên sẽ nêu rõ nội dung nào sinh
viên phải tự nghiên cứu bằng việc tìm đọc các tài liệu có liên quan
trong danh mục tài liệu tham khảo phục vụ cho mơn học, mục đích
kiến thức cần đạt được qua mỗi phần nội dung, các tiêu chí và hình
thức đánh giá kết quả tự nghiên cứu, tìm tòi của sinh viên… Tuy

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015


397


nhiên trong q trình hướng dẫn giảng viên cần tránh làm cho sinh
viên có tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
Thứ ba, là chủ thể xây dựng các đề tài, chủ điểm và tổ chức
tốt việc thảo luận, tranh luận đối với từng nội dung, từng học phần
của mơn học.
Phương pháp dạy học hiện đại trên thế giới đều chứng minh
hình thức thảo luận đóng vai trò rất quan trọng trong q trình dạy
và học. Bởi vì hoạt động thảo luận sẽ tạo cơ hội tối đa cho mọi
thành viên trong tổ hoặc nhóm được bộc lộ sự hiểu biết của mình,
tạo nên sự dạn dĩ cho các thành viên khi tham gia phát biểu, tranh
luận. Trong q trình thảo luận, vai trò của giảng viên mang tính hỗ
trợ, là người định hướng, trợ giúp, hệ thống hóa kiến thức và khái
qt hóa các kết luận sau khi các tổ, các nhóm đã thuyết trình, thảo
luận. Giảng viên khơng chỉ là người truyền thụ thơng tin khoa học,
chuẩn xác, mà quan trọng hơn là dạy cho sinh viên phương pháp
suy nghĩ, phát triển khả năng tư duy khoa học, biết nêu vấn đề, nhận
xét, đánh giá, phản biện và từ đó đi đến khái qt hóa nội dung. Bên
cạnh đó, việc mạnh dạn đưa ra những quan điểm trái chiều của
giảng viên sẽ kích thích sinh viên thảo luận và định hướng cho sinh
viên. Tuy nhiên liều lượng kiến thức thảo luận phải sát với thực
tiễn, gắn lý luận với thực tiễn, phải phù hợp với trình độ và quy luật
nhận thức, phù hợp với nhiệm vụ và chun ngành sinh viên đang
theo học.
Q trình phân cơng nhiệm vụ trong việc chuẩn bị các đề tài,
chủ điểm còn giúp cho sinh viên tạo dựng thói quen tổ chức, phân
bổ cơng việc và làm việc nhóm, tương tác trong tập thể một cách
hiệu quả.

Thứ tư, tác động đến q trình hình thành thói quen, kỹ năng
sưu tầm, tra cứu tài liệu và sử dụng các phương tiện học tập một
cách hiệu quả của sinh viên
Xã hội hiện đại đang khiến phần lớn sinh viên rời xa việc đọc
sách và chỉ chú ý đến phương tiện nghe nhìn khác. Vì vậy, vai trò
của giảng viên thể hiện ở chỗ chỉ ra được việc đọc sách là phương
pháp tự học rẻ tiền và hiệu quả nhất. V.I.Lênin từng nói: “Khơng tự
mình chịu bỏ ra một cơng phu nào đó thì khơng thể tìm ra chân lý

398

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


được”1. Việc rèn luyện thói quen đọc sách là một cơng việc khơng
thể tách rời trong q trình tự học. Bên cạnh giáo trình, giảng viên
hướng dẫn sinh viên có thể đọc thêm tài liệu ở các thư viện, nhà
sách, hội sách, truy cập thơng tin trên mạng internet và các phương
tiện khác để làm phong phú, đa dạng nguồn dữ liệu. Dạy cho sinh
viên cách thức tổ chức, điều khiển hoạt động tự nhận thức và hình
thành cho sinh viên nhu cầu thường xun tự học tập, tìm tòi kiến
thức, trang bị cho sinh viên năng lực tổ chức lao động trí óc một
cách hợp lý, làm cho sinh viên định hướng được kiến thức bài học
và tự khai thác tri thức.
Thứ năm, tác động đến q trình lập kế hoạch học tập của
sinh viên
Để tạo điều kiện cho sinh viên lập kế hoạch học tập một cách
khoa học khơng chỉ cho riêng các mơn lý luận chính trị mà còn cho

tất cả các mơn mà sinh viên đăng ký theo học, ngay từ đầu học kì
giảng viên sẽ cung cấp cho sinh viên đề cương chi tiết mơn học, giới
thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo, hình thức điểm danh, số lượng
bài kiểm tra, hình thức thảo luận trên lớp, cách tính điểm chun
cần, điểm giữa kì, điểm tổng kết mơn, hình thức thi kết thúc mơn,
hướng dẫn sinh viên tự học ở nhà… Từ đó giúp sinh viên có thể
khái qt và hình thành nên kế hoạch học tập phù hợp cho từng mơn
học tránh trường hợp bị dồn ứ nhiều mơn khi vào mùa thi cử. Vai
trò của giảng viên thể hiện ở việc qn triệt cho sinh viên hiểu rõ:
mọi kế hoạch phải được xây dựng dựa trên những mục tiêu cụ thể
và hồn tồn có thể phấn đấu thực hiện được. Trong đó, cần xác
định rõ nội dung nào nên giải quyết trước và vấn đề nào nên giải
quyết sau. Có như thế, q trình học tập các mơn lý luận chính trị sẽ
giúp cho sinh viên góp nhặt được những tri thức, tích lũy kết quả
học tập một cách bền vững và hiệu quả.
Tuy nhiên, việc tự học của sinh viên chỉ có kết quả tốt khi có
sự theo dõi, kiểm tra và đánh giá thường xun của giảng viên; bởi
vì chỉ thơng qua kiểm tra đánh giá mới giúp sinh viên biết rõ ưu,
nhược điểm của mình để có thể điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao
hiệu quả học tập.
1

V.I.Lênin: Tồn tập, tập 23, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.82.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

399


4. Kết luận

Trong q trình hình thành và nâng cao chất lượng tự học
cho sinh viên trong việc học tập các mơn lý luận chính trị, ngồi sự
cố gắng đầy ý chí, nghị lực của chính sinh viên, còn có một nhân tố
quan trọng từ sự mẫn cán, tận tâm, nhiệt huyết và chu tồn trong vai
trò hướng dẫn của người giảng viên. Mỗi giảng viên cần giáo dục
cho sinh viên xác định động cơ học tập một cách đúng đắn, tích cực
đổi mới phương pháp giảng dạy, xem tự học như là một tiêu chí
hàng đầu trong q trình đào tạo để hình thành phương pháp tự học,
tạo nền tảng cho năng lực tự học cho sinh viên. Dạy học trên giảng
đường khơng phải là cung cấp một khối lượng kiến thức hàn lâm
kinh điển mà dạy cho người học phương pháp tiếp cận thơng tin,
phương pháp tư duy, xử lý thơng tin để họ có thể tiếp tục học sau
khi ra trường.
Tài liệu tham khảo
1.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu
tồn quốc lần thứ IX, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
2.
Hồ Chí Minh (1960), Phát huy tinh thần cầu học, cầu tiến bộ,
Nxb. Sự Thật, Hà Nội.
3.

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 11, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

4.

V.I.Lênin (1980), Tồn tập, tập 23, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.

5.
Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) (2013), Lí luận dạy học đại học,

Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

400

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



×