Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐÔI điều SUY NGHĨ về NHỮNG tồn tại, hạn CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG dạy các môn KHOA học mác LÊNIN, tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH ở các TRƯỜNG đại học, CAO ĐẲNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.71 KB, 8 trang )

ĐƠI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ
TRONG Q TRÌNH GIẢNG DẠY CÁC MƠN KHOA HỌC
MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

Lê Hồng Việt Lâm*
Nguyễn Thị Thu Lài**

Q trình truyền đạt kiến thức nói chung và kiến thức các
mơn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, từ lâu
đã trở thành một nội dung đặc biệt quan trọng trong q trình giáo
dục, đào tạo ở nước ta. Bởi lẽ, đây là những mơn học có tính chất
nền tảng nhằm trang bị cho sinh viên thế giới quan, phương pháp
luận biện chứng, phù hợp với thực tiễn, đồng thời nắm được cái bản
chất, tinh thần, phương pháp làm việc khoa học của các mơn học
này. Đặc biệt, đó là những mơn học có ý nghĩa giáo dục, bồi đắp
cho sinh viên bản lĩnh chính trị, lý tưởng cách mạng, niềm tin vào
cuộc sống; góp phần định hướng giá trị, rèn luyện nhân cách, tạo
bản lề để mỗi sinh viên có được những bước đi vững chắc trên con
đường khởi nghiệp đầy gian khó.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc giảng dạy các mơn khoa
học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa
đáp ứng được với u cầu đặt ra của sự nghiệp chấn hưng nền giáo
dục nước nhà, chưa đạt được mục đích và mục tiêu của q trình
*

Đại úy, Thạc sỹ, Giảng viên Trường Đại học An ninh Nhân dân – Bộ Cơng An
Thạc sỹ. Phó Trưởng phòng Cơng tác sinh viên, Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ
Chí Minh
**


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

409


dạy và học các mơn lý luận chính trị. Từ việc nghiên cứu và qua
tình hình thực tế cơng tác, tơi nhận thấy rằng, việc giảng dạy các
mơn lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh còn chứa đựng một
số hạn chế và yếu kém sau:
Một là, các mơn lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
thường được các trường sắp xếp học vào đầu khóa học. Đó là một
cách sắp xếp hợp lý song, do nhiều kiến thức của những mơn học
này rất trừu tượng, khó hiểu, lại nặng về lý thuyết nên thật sự “khó
nuốt”. Chính vì vậy, có nhiều sinh viên có tư tưởng “ngán” mơn học
này (nhất là đối với những sinh viên chun về lĩnh vực khoa học tự
nhiên), họ chỉ mong sao học chỉ để đủ điểm. Đây chính là căn
ngun dẫn đến thực trạng sinh viên rất ít nghiên cứu, đọc tài liệu,
đào sâu suy nghĩ để luận giải vấn đề mà chỉ học trong giới hạn ơn
tập. Thậm chí, đơi lúc giới hạn ơn tập đó hơi nhiều thì họ lại học tủ
theo kiểu “được ăn cả, ngã về khơng”. Mặt khác, hiện nay có khơng
ít trường tổ chức biên soạn Ngân hàng câu hỏi phục vụ cho thi hết
học phần và buộc sinh viên phải học hết tất cả những câu hỏi trong
Ngân hàng đề thi đó. Theo tơi, đây là một điều khơng hợp lý bởi lẻ
thực tế số lượng câu hỏi q nhiều, cùng một thời gian sinh viên
phải thi rất nhiều mơn nên khơng thể học hết được. Mà nếu có học
hết thì nội dung kiến thức tiếp nhận được q dàn trải nên thực sự
khơng cần thiết.
Hai là, do cơng tác tổ chức và phân cơng lớp học của nhiều
trường chưa hợp lý nên chất lượng và hiệu quả giảng dạy các mơn
học này khơng cao. Có trường tổ chức ghép các lớp học lại với

nhau, nên có nhiều buổi học có lớp tới 2 đến 3 trăm sinh viên. Với
một lớp học như thế thì hiệu quả truyền thụ và tiếp nhận kiến thức
khơng cao là chuyện đương nhiên. Mặt khác, do cách quản lý và ý
thức tổ chức kỷ luật của nhiều trường khơng nghiêm nên việc tự ý
bỏ học, nghỉ học, làm việc riêng trong giờ học… cũng là một thực
trạng đáng báo động. Thậm chí, có giáo viên còn có những cách
hiểu sai lầm khi cho rằng “sinh viên có đi học hay khơng thì tùy”
hoặc là “nhiệm vụ của mình thì mình cứ giảng, sinh viên thích làm
gì thì làm”… đã dẫn đến những hệ lụy rất lớn trong q trình giảng
dạy mơn học.
Ba là, hoạt động nghiên cứu khoa học được xác định là một
trong hai chức năng cơ bản của một trường đại học, quan trọng

410

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


khơng kém chức năng đào tạo. Thầy giáo và sinh viên khơng nghiên
cứu khoa học thì khơng thể nâng cao chất lượng giảng dạy và học
tập. Thế nhưng thực tiễn cho thấy, thực trạng nghiên cứu khoa học
của nhiều trường còn rất khiêm tốn so với u cầu đặt ra. Các giáo
viên do q bận cơng tác giảng dạy, khơng có động lực kích thích
hoặc thậm chí là khơng có năng lực nghiên cứu khoa học nên thiếu
nhiệt tình, say mê nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các mơn khoa học MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; hoặc thậm chí có những trường, mặc
dù phong trào nghiên cứu khoa học phát triển khá mạnh song họ lại
ít chú ý đến những đề tài lý luận vì cho rằng rất khó nghiên cứu và

cũng rất khó đạt giải. Chính vì những lý do đó mà bài giảng của
người giáo viên thiếu đi tính sinh động, hấp dẫn và sức thuyết phục,
tính sâu sắc của bài học cũng như hiệu quả đối với người học là
khơng cao…
Bốn là, chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy
mơn học này cũng đã và đang đặt ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ.
Tơi có dịp tham dự một lớp tập huấn (6 tháng) mơn học Tư tưởng
Hồ Chí Minh do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tại thành phố Hồ
Chí Minh và thực sự “rùng mình” trước kiến thức và phương pháp
giảng dạy của nhiều giảng viên tham gia lớp học này. Một thực tế
khơng thể phủ nhận là, nhiều lúc, có khơng ít giảng viên Q TỰ
TIN về kiến thức của mình mà khơng biết mình đang ở đâu; có hiểu
biết về mơn học mà mình đang phụ trách nhưng hồn tồn khơng
hiểu được những kiến thức mang tính chất nền tảng của TRIẾT
HỌC (bởi lẽ có một điều bất di bất dịch là dù giảng dạy ở bất kỳ
mơn học nào thuộc lĩnh vực chính trị thì một ngun tắc bắt buộc là
phải nắm được những kiến thức cơ bản của triết học) nên nhiều lúc
có những cách hiểu “mù mờ” về những vấn đề đặt ra trong q trình
giảng dạy; hoặc là, có khơng ít giáo viên cứ “ép” sinh viên của mình
phải nghe theo những gì mình giảng nên thiếu đi tư duy phản biện
của người học. Đấy là một điều tối kỵ khi giảng dạy các mơn khoa
học này.
Năm là, trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng cơng nghệ
thơng tin vào bài giảng, đặc biệt là việc biên soạn các slide bài giảng
trên phần mềm Power Point có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần đa
dạng hóa các hình thức trình bày bài giảng (như xem hình ảnh, phim
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

411



tư liệu, sơ đồ hóa…), kích thích sự hứng thú, say mê trong học tập
các mơn lý luận chính trị. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều giảng
viên đã q lạm dụng hoặc ứng dụng thiếu hiệu quả hình thức này,
cụ thể như: Đưa q nhiều chữ lên các slide thay bằng việc sơ đồ
hóa nội dung; đưa các hình ảnh khơng phù hợp với nội dung bài
giảng; cho sinh viên xem q nhiều phim tư liệu dẫn đến việc khơng
đáp ứng được nội dung giảng dạy cần truyền đạt cho sinh viên. Có
một câu chuyện hồn tồn có thật là, có lớp học mơn Tư tưởng Hồ
Chí Minh (30 tiết/6 buổi) thì giáo viên giảng dạy đã cho xem phim 5
buổi, mà thật nực cười là chỉ xem đúng một bộ phim về Bác (Chân
dung một con người). Đến khi sinh viên thắc mắc thì giảng viên đã
trả lời một cách rất “vơ tư lự” rằng, “xem để các bạn thẩm thấu tư
tưởng của Bác”!?.
Sáu là, nhiều giáo viên vẫn “hồn nhiên hành nghề” và chủ
yếu đi theo hướng “kinh nghiệm chủ nghĩa”. Đâu đó vẫn còn tồn tại
cách giảng độc thoại, một chiều theo phương thức cổ truyền, áp đặt.
Vậy là, trên bục giảng, thầy vẫn “hăng say” đọc, dưới lớp, trò vẫn
“tích cực” chép, để rồi cuối cùng, trong những trang vở của sinh
viên đầy rẫy những tri thức, thơng tin hàn lâm, nhưng những gì
đọng lại chỉ là con số KHƠNG tròn trĩnh.
Tất cả những vấn đề đặt ra nói trên đòi hỏi chúng ta phải
chủ động và quyết tâm xây dựng các giải pháp đồng bộ và khả thi,
coi đó là điều kiện trực tiếp và là một đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao
hiệu quả giảng dạy và học tập các mơn lý luận Mác-Lênin – một
vấn đề hồn tồn khơng mới nhưng chưa bao giờ cũ. Xuất phát từ
những ý kiến nhận định trên, tơi xin đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy các mơn khoa học Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, với những gợi mở mang tính chất cá nhân, cụ
thể như sau:

Một là, việc giảng dạy các mơn khoa học Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh phải kết hợp với việc tun truyền đường lối,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, truyền thống dân
tộc và cách mạng để khơi dậy sự quan tâm thật sự, ý thức đầy đủ
hơn về sự nghiệp cách mạng của sinh viên; về sự nghiệp đổi mới, sự
nghiệp CNH-HĐH do Đảng đề xướng và lãnh đạo. Sự kết hợp các
mặt giáo dục nói trên có vị trí quan trọng đối với sự phát triển tồn

412

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


diện của người sinh viên, tạo nền tảng vững chắc cho việc học tập
các mơn học khác, đồng thời hình thành tình cảm, trình độ, ý chí và
niềm tin chính trị, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của các thế hệ sinh
viên đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo của đất nước mình. Nó tạo
nên sức mạnh và nguồn lực tinh thần to lớn thúc đẩy sinh viên tham
gia tích cực, tự giác và sáng tạo vào phong trào thực tiễn phù hợp
với lý tưởng của Đảng.
Hai là, người giáo viên làm cơng tác giảng dạy các mơn
khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong q trình hội
nhập quốc tế phải được chọn lọc một cách kỹ càng, phải có năng lực
kiến thức thật sự. Ngồi những tiêu chí như trong Cơng văn số
6766/CTCT của Bộ giáo dục và Đào tạo, theo tơi, người cán bộ làm
cơng tác giảng dạy các mơn học này còn phải là những người nắm
vững hệ thống, tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là phải nắm được những
kiến thức mang tính chất nền tảng của triết học. Đồng thời, đó phải

là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống
trong sạch, lành mạnh, am hiểu lịch sử dân tộc Việt Nam và tinh
hoa văn hóa nhân loại. Bởi, nếu thiếu những tố yếu tố trên thì dù cố
gắng đến đâu cũng sẽ rơi vào sự đơn giản hóa khi truyền thụ kiến
thức. Phải nắm vững tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp của các vị lãnh tụ,
đặc biệt là Hồ Chí Minh để truyền cảm được sức mạnh vĩ đại,
những giá trị tư tưởng của Người, từ đó hình thành niềm tin và tìm
thấy trong tư tưởng của Người sự tiếp sức kỳ diệu cho học tập và
rèn luyện để hình thành nhân cách của người sinh viên trong thời
đại mới.
Đặc biệt, mỗi lần đứng lớp giảng viên cần xác định cho
mình một tâm thế: Mình là ai mà mình đang ở đâu?. Xác định
như vậy để tránh tình trạng giáo viên lên lớp truyền thụ những kiến
thức áp đặt, khn mẫu, một chiều, cho rằng những gì mình nói là
ln ln đúng… dễ dẫn đến tình trạng nhàm chán, thiếu đi tư duy
phản biện khoa học của sinh viên. Thay vào đó, cần có những tình
huống gợi mở, những câu chuyện có thật trong cuộc sống để sinh
viên bày tỏ chính kiến của mình, và từ đó để có thể hiểu sâu sắc hơn
nội dung của bài học.
Ba là, từ hoạt động giảng dạy các mơn khoa học MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tơi nhận thấy rằng, trong q trình
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

413


giảng dạy, người giáo viên cần phải biết phát hiện, chọn lọc và định
hướng những vấn đề trọng tâm, mang tính thời sự… để nghiên cứu
hoặc hướng dẫn cho sinh viên nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu
bằng những cơng trình khoa học cụ thể. Qua đó để tích lũy kiến
thức và giúp sinh viên có một nhận thức đúng đắn hơn, sâu sắc hơn

về những nội dung cơ bản của bài học, có khả năng nắm vững một
cách chắc chắn việc áp dụng các kiến thức của các mơn khoa học
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế.
Đặc biệt, nên tạo mọi điều kiện để sinh viên các trường tổ
chức và tham gia các cuộc thi tìm hiểu do các cơ quan, ban ngành tổ
chức. Thực tế cho thấy việc tham gia các cuộc thi như “Ơlimpic các
mơn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” - “Tầm nhìn
xun thế kỷ” do Thành đồn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; cuộc
thi “Nhà doanh nghiệp trẻ tương lai” ở trường Đại học Kinh tế
TPHCM, hay cuộc thi “Sinh viên An ninh thời hội nhập”, “Trạng
ngun Cơng an nhân dân” do Đại học An ninh Nhân dân tổ chức…
đã trang bị cho sinh viên nhiều hiểu biết về kiến thức xã hội, về
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trên các lĩnh vực, những kiến
thức về hội nhập quốc tế. Đó chính là những kiến thức tối cần thiết
của người sinh viên trong q trình học tập tại trường.
Bốn là, về đổi mới phương pháp giảng dạy. Đổi mới
phương pháp giảng dạy khơng chỉ lấy người học làm trọng tâm mà
còn lấy tri thức làm trọng tâm. Tuy nhiên, tri thức cần được thay
đổi, bổ sung, cập nhật khi tình hình và nhu cầu xã hội đã thay đổi,
khi xu thế hội nhập quốc tế ngày càng phát triển cao. Điều này đòi
hỏi người giáo viên phải thường xun thay đổi. Song, đổi mới phải
bám sát và bắt nguồn từ thực tế cuộc sống, từ tình hình và đòi hỏi
mọi mặt của sinh viên chứ khơng chỉ thay đổi cách bố trí nội dung
cũ.
Trong đổi mới phương pháp giảng dạy cần chú ý lấy việc
đánh giá làm trọng tâm. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên, một
mặt giúp giảng viên nắm bắt chính xác khả năng học tập của sinh
viên, nhưng mặt khác đánh giá cũng là cách thức giúp sinh viên
quen với cách tự học, chủ động, sáng tạo, giúp sinh viên xây dựng
được kỷ năng tự đánh giá. Sinh viên học cách đánh giá việc học của

riêng mình, cũng như việc học của bạn mình, để giúp cả tổ, cả lớp

414

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


học hiệu quả hơn. Để đánh giá đúng thực chất việc học tập của sinh
viên, cần có cách đánh giá như sau:
+ Đánh giá thường xun cả q trình học chứ khơng nên
học xong rồi mới dành vài ngày ơn tập để thi hết mơn.
+ Đánh giá sinh viên khơng nên q nhấn mạnh vào trí nhớ
máy móc đối với các sự kiện và thủ tục mà chủ yếu là sự hiểu biết
sâu sắc hơn về các khái niệm chủ chốt. Từ đó liên hệ thực tiễn, tiến
tới vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cơng tác sau này. Điều
này, một mặt đòi hỏi giáo viên phải là chun gia về chủ đề mà
mình giảng dạy, mặt khác phải có phương pháp giảng dạy phù hợp
với cách thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
+ Trước khi kết thúc mơn học cần cần hệ thống, khái qt
lại nội dung mơn học, từ đó giới hạn cho sinh viên một số nội dung
ơn tập chủ yếu (có thể bằng nội dung câu hỏi hoặc chủ đề), khơng
nên để sinh viên ơn q nhiều mà hãy đặt mình vào vai trò của sinh
viên. Theo tơi chỉ cần giới hạn từ 8 đến 10 câu hỏi là hợp lý.
+ Cần làm tốt việc điểm danh trên lớp. Đây hồn tồn
khơng phải là cách làm máy móc mà là một cách làm để tăng cường
ý thức học tập trên lớp của sinh viên. Cần từ bỏ quan niệm “tự học,
“tự chủ sáng tạo” nghĩa là “thích thì đi, khơng thích thì thơi”, hoặc
là “đi học thì khơng, đi thi thì có” đã và đang tồn tại rất nhiều trong

sinh viên hiện nay. Trong q trình giảng dạy cần ổn định trật tự
trong lớp, tuyệt nhiên khơng để sinh viên làm việc riêng. Những quy
định này cần được triển khai, phổ biến cho sinh viên ngay từ buổi
học đầu tiên và giáo viên cần thực hiện dứt khốt trong suốt q
trình giảng dạy.
Năm là, hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau, có rất nhiều
trường đang diễn ra tình trạng “khốn” tồn bộ việc giảng dạy trên
lớp cho giảng viên mà khơng có cơ chế kiểm tra, giám sát, đặc biệt
là kiểm tra, giám sát nội dung và chất lượng giảng dạy của từng
giảng viên cụ thể, nên chất lượng của từng buổi giảng đã khơng đạt
được u cầu đặt ra, thậm chí có giảng viên giao tồn bộ việc cho
sinh viên bằng cách lập nhóm thuyết trình, giảng viên chỉ nhận xét,
đánh giá mà hồn tồn khơng có một hoạt động giảng dạy nào khác.
Vì lẽ đó, các trường cần có cơ chế kiểm tra, giám sát bằng cách lập
các đồn Thanh tra, dự giờ đột xuất nhằm đánh giá năng lực, trình
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

415


độ và phương pháp giảng dạy của giảng viên. Đặc biệt, cần nắm bắt
năng lực và phương pháp giảng dạy của giảng viên qua các phiếu
khảo sát ý kiến của sinh viên.
Trên đây là một số suy nghĩ mang tính chất cá nhân về
những tồn tại và hạn chế trong q trình giảng dạy các mơn khoa
học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với những phương
thức cần tháo gỡ mà theo tác giả là nên thực hiện trong q trình
giảng dạy các mơn học này. Xin được nêu lên để cùng các đồng
nghiệp bàn luận và trao đổi.


416

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



×