Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

HOẠT ĐỘNG GIẢNG dạy, học tập lý LUẬN CHÍNH TRỊ ở đại học, CAO ĐẲNG HIỆN NAY THỰC TRẠNG điển HÌNH và GIẢI PHÁP CHỦ yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.06 KB, 9 trang )

HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY
THỰC TRẠNG ĐIỂN HÌNH VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Trần Ngun Ký*

Giống như bất kỳ mơn học nào, chất lượng giảng dạy, học
tập các mơn lý luận chính trị ở nước ta bị chi phối bởi rất nhiều yếu
tố như:
- Số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên
- Nội dung, chương trình mơn học
- Hình thức và phương pháp giảng dạy, học tập
- Chất lượng giáo trình, tài liệu học tập
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập
Bên cạnh đó, do tính đặc thù của mình, chất lượng các mơn
lý luận chính trị còn bị chi phối bởi chủ trương, chính sách phát
triển giáo dục của Đảng, Nhà nước, cũng như sự thay đổi trên
thượng tầng giáo dục như những giải pháp đổi mới mơn học của Bộ
giáo dục và đào tạo. Thậm chí, chất lượng giảng dạy, học tập lý luận
chính trị còn bị ảnh hưởng bởi mơi trường, hồn cảnh xã hội tác
động tới tâm thức, thái độ của người học.
Trong khn khổ bài viết, chúng tơi khơng có tham vọng và
cũng khơng thể trình bày tất cả mọi điều, mọi yếu tố liên quan tới
chất lượng mơn học. Để có thể thực hiện được điều đó, cần có sự
*

Tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

384

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


khảo sát khoa học, nghiêm túc và đầy đủ ở tầm vĩ mơ. Ở đây, chúng
tơi chỉ tập trung xem xét những yếu tố thực trạng điển hình liên
quan trực tiếp tới chất lượng dạy và học mơn học nhằm tiếp cận tới
việc đề xuất những giải pháp chủ yếu, có tính khả thi và thiết thực
để nâng cao chất lượng dạy và học mơn học này.
Theo quan điểm cá nhân, việc xây dựng phương pháp dạy và
học lý luận chính trị ở bậc đại học, cao đẳng cần tính tới các yếu tố
cơ bản sau:
Một là, cần xác định đối tượng người học: họ là ai? Họ ở
mức độ nào? (về nhận thức), họ cần gì? (trong học tập và trong cuộc
sống)? Thực tế cho thấy, sự tiếp thu và vận dụng những vấn đề lý
luận chính trị cũng tùy thuộc vào lứa tuổi (trẻ hay già), vị trí cá nhân
(còn phụ thuộc gia đình hay đã có cơng ăn việc làm). Ngồi ra,
chun ngành học tập ở đại học cũng sẽ ảnh hưởng tới q trình học
tập lý luận chính trị. Tơi cho rằng, trong q trình giảng day, việc
người giảng viên lý luận chính trị lưu ý tới chun ngành đào tạo
của người học có ý nghĩa rất lớn tới hiệu quả của q trình giảng
dạy và học tập mơn học này.
Hai là, cần xác định rõ đặc điểm mơn học. Tùy thuộc đặc
điểm mơn học mà xây dựng phương pháp dạy và học cho phù hợp.
nếu như ở các mơn khoa học tự nhiên cần phải thực nghiệm nhiều
thì ở các mơn lý luận chính trị lại cần có sự liên hệ thực tế, cũng
như chú trọng sự suy luận logic. Có thể thấy, đa phần các mơn lý
luận chính trị đều có chung đặc điểm là vừa đòi hỏi sự chặt chẽ,
logic vừa liên quan mật thiết tới đời sống thực tiễn, đặc biệt là đời
sống thực tiễn xã hội. khơng những thế, các mơn lý luận chính trị lại
mang tính chính trị - tư tưởng cao. Chúng khơng chỉ có tính khoa

học mà còn thể hiện thái độ nhân sinh của con người, của một giai
cấp hay dân tộc cụ thể. Điều này cho phép các mơn lý luận chính trị,
nhất là triết hoc thể hiện được vai trò thế giới quan, nhân sinh quan,
phương pháp luận cao đối với cuộc sống con người.
Ba là, cần xác định rõ mơi trường, điều kiện hồn cảnh tiến
hành cơng việc dạy và học cả ở tầm vĩ mơ lẫn vi mơ, cả thuận lợi
hay khó khan, để từ đó có thể đề ra phương pháp dạy, học phù hợp.
Chúng tơi cho rằng, việc xác định đúng yếu tố thứ ba này có ý nghĩa
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

385


quan trọng đói với việc xây dựng phương pháp giảng day, học tập lý
luận chính trị ở đại học, cao đẳng hiện nay. Chẳng hạn, trong mơi
trường giảng dạy khó khan, cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu cộng
với sự thờ ơ, thiếu quan tâm, thiếu sự chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp
lãnh đạo, quản lý giáo dục, cũng như của tồn xã hội thì việc xây
dựng phương pháp giảng dạy, học tập lý luận chính trị sẽ vơ cùng
khó khan, dẫn tới chất lượng dạy và học mơn học khơng đảm bảo
theo u cầu. Ngược lại, trong điều kiện thuận lợi: cơ sở vật chất
phục vụ dạy, học đầy đủ, hiện đại, các cấp lãnh đạo cũng như tồn
xã hội quan tâm, tạo điều kiện cho việc giảng dạy và học tập lý luận
chính trị thì q trình xây dựng, đổi mới phương pháp dạy, học sẽ
có hiệu quả tích cực.
Từ góc độ tiếp cận như trên, nhìn lại hoạt động dạy và học
các mơn lý luận chính trị ở bậc đại học, cao đẳng vừa qua, nhất là từ
khi có q trình đổi mới, tích hợp các mơn lý luận Mác – Lênin như
triết, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, chúng tơi nhận
thấy nổi lên các thực trạng điển hình như sau:

Thực trạng thứ nhất, sự chuyển mình mang tầm vóc vĩ mơ từ
mọi phương diện liên quan tới hoạt động đào tạo nói chung, hoạt
động giáo dục lý luận chính trị nói riêng. Từ quan tâm của Đảng,
Nhà nước đối với cơng tác đổi mới giáo dục đào tạo tới những
chương trình hành động cụ thể của Bộ Giáo dục và đào tạo; từ sự
đòi hỏi và tham gia ngày càng mạnh mẽ của xã hội đối với giáo dục
đào tạo (trong đó có giáo dục lý luận chính trị) cho tới những nỗ lực
nội tại, tự thân từ các trường đại học, cao đẳng trong cả nước; từ sự
chuyển đổi, phấn đấu của cả đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục
lẫn sự mong chờ và nỗ lực của người học. Tất cả dường như tạo ra
một sức lan tỏa to lớn, vừa là động lực, vừa là u cầu tác động lên
tồn bộ đời sống giáo dục đất nước.
Điều này trước hết thể hiện rõ trong Chiến lược phát triển
giáo dục 2011 – 2020 được Chính phủ ban hành theo quyết định số
711/QĐ – TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị
quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương lần
thứ 8 khóa XI của Đảng ta về Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục
và đào tạo. Trong các văn kiện quan trọng này, Đảng và Chính phủ
ta đã nêu rõ những quan điểm chỉ đạo, cũng như mục tiêu tổng qt

386

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


cần qn triệt trong hoạt động giáo dục, đào tạo. Cụ thể, Chiến lược
phát triển giáo dục 2011 – 2020 chỉ rõ: “phát triển giáo dục phải
thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và

của tồn dân”; “xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc,
tiên tiến, hiện đại, XHCN, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng,…”; “đổi mới căn bản, tồn diện nền
giáo dục theo hướng chuản hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, hội nhập
quốc tế, (…) tập trung nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo
dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, …”.
Tương tự, trong nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về Đổi mới căn
bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, Đảng ta cũng nêu rõ: “phát triển
giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Chuyển mạnh q trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến
thức sang phát triển tồn diện năng lực và phẩm chất người học”.
Đồng thời, theo Đảng ta, việc đổi mới giáo dục phải đạt mục tiêu là
“tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo
dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn cơng cuộc xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người
Việt Nam phát triển tồn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân; u gia đình, u Tổ quốc, u đồng
bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở,
thực học, thực nghiệp…”
Có thể nhận thấy, việc đổi mới hoạt động giảng dạy, học tập
lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng đặt trong tổng
thể của đổi mới tồn bộ hệ thống giáo dục quốc dân được Đảng,
Nhà nước đăc biệt coi trọng. Mặt khác, nếu xem xét hoạt động giáo
dục lý luận chính trị một cách độc lập, cũng sẽ dễ dàng nhận thấy sự
quan tâm đặc biệt của Đảng. Điều này thể hiện rõ trong Nghị quyết
của Bộ Chính trị số 01 – NQ/TW Về cơng tác lý luận trong giáo dục
hiện nay (ngày 28/03/1992). Trong đó, Đảng ta khơng chỉ nêu rõ vị
trí, tầm quan trọng của cơng tác giáo dục lý luận mà còn chỉ ra
những u cầu, nhiệm vụ đối với cơng tác này.
Chính trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về

đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới giáo dục lý luận chính trị nói
riêng, thời gian qua đã diễn ra q trình đổi mới mạnh mẽ hoạt động
giáo dục các mơn lý luận chính trị ở các trường đại hoc, cao đẳng
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

387


trong cả nước. Tinh thần đổi mới này thể hiện sâu sắc ở mọi khía
cạnh liên quan tới mơn học như nội dung, chương trình, giáo trình,
đội ngũ và tất nhiên khơng thể khơng ảnh hưởng tới chất lượng,
hiệu quả giảng dạy, học tập các mơn học này.
Đánh giá chất lượng dạy và học các mơn lý luận chính trị,
nhất là lý luận Mác – Lênin (triết, kinh tế chính trị, CNXH khoa
học) thời gian qua, chúng tơi đã có dịp đề cập, phân tích trong một
bài viết nhân dịp Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức
Hội thảo khoa học với chủ đề: Tổng kết việc thực hiện nghị quyết 01
của Bộ Chính trị (khóa VII) về cơng tác lý luận và định hướng đến
năm 2020 (kỷ yếu Hội thảo khoa học, ngày 12/09/ 2013). Trong đó,
chúng tơi cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, việc đổi mới
các mơn khoa học Mác – Lênin theo hướng tích hợp chưa tốt tạo
nên những bất cập, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng giảng
dạy, học tập. Chẳng hạn, về lực lượng giảng viên khơng chỉ thiếu
mà còn thể hiện sự yếu kém, khơng đồng đều, khơng đáp ứng được
u cầu của việc giảng dạy theo hướng tích hợp cũng như chưa đáp
ứng được u cầu chất lượng đào tạo. Thực tế đó cộng với sự giảm
tải mơn học còn nặng tính máy móc, cơ học (giảm thời lượng song
nội dung hầu như khơng giảm) đã dẫn tới chất lượng dạy và học
mơn học khơng đồng đều, ở mỗi trường mỗi khác, nhìn chung có
biểu hiện đi xuống. Chính xuất phát từ thực tế bất cập và lộn xộn

này mà tại Hội nghị tập huấn cán bộ giảng dạy lý luận chính trị các
trường đại học, cao đẳng tổ chức tại Nha trang cuối tháng 7 năm
2013 vừa qua, đồng chí Đinh Thế Huynh, thay mặt lãnh đạo Đảng,
Ban Tun giáo trung ương đã có ý kiến chỉ đạo nhằm chấn chỉnh
và nâng cao chất lượng của cơng tác giảng dạy lý luận chính trị.
Thực trạng thứ hai, đối tượng người học đa phần trẻ tuổi.
Trừ một số trường hợp đặc biệt, sinh viên chính qui đại học, cao
đẳng đều là các bạn trẻ, mới từ phổ thơng lên. Điều đó dẫn tới việc
nhận thức các vấn đề xã hội của các em còn nhiều hạn chế. Bên
cạnh đó, do còn trẻ, sinh viên chính qui nhìn chung ham học hỏi,
thích khám phá cái mới. Đặc biệt, các em thích đề cập tới những
vấn đề liên quan tới tuổi trẻ như học hành, tình bạn, tình u, việc
làm, nghề nghiệp, gia đình, q hương, Tổ quốc v.v… song đồng
thời lại khơng am hiểu và khơng thích những vấn đề chính trị phức

388

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


tạp, khơ khan, nặng nề, xa lạ với tuổi trẻ. Thực tế đó vừa cho thấy
những thuận lợi nhưng lại vừa chứa đựng khó khăn, thách thức cho
cơng tác giảng dạy, học tập lý luận chính trị. Có thể nói, thất bại hay
thành cơng, dạy thực học thực hay chỉ là sự áp đặt, hình thức chủ
nghĩa trong dạy và học lý luận chính trị ở đây phụ thuộc rất nhiều
vào việc xây dựng phương pháp giảng day, học tập có tính tới, tính
đủ những đặc điểm kể trên của sinh viên hay khơng. Điều này lý
giải tại sao ở những thầy lớn tuổi, kinh nghiệm giảng dạy lâu năm,

kiến thức chun mơn vững song lại khơng cuốn hút sinh viên bằng
các giáo viên trẻ, khơng hơn các sinh viên bao nhiêu về tuổi đời.
Thực trạng thứ ba, sự tồn tại phổ biến và lâu dài hình thức
lớp đơng. Nhìn lại hơn hai chục năm thực hiện nghị quyết 01 của Bộ
Chính trị, khóa VII về đổi mới cơng tác lý luận cũng như hơn nửa
thập kỷ đổi mới các mơn lý luận Mác – Lênin, dù một số mặt đã có
bước phát triển, như cơ sở vật chất phục vụ giáo dục đào tạo được
cải thiện, song tình trạng lớp đơng vẫn còn khá phổ biến. Dường
như có một luật bất thành văn là khi học các mơn chun ngành thì
tách nhỏ song khi học các mơn lý luận chính trị lại gộp vào, cho
gọn, cho đỡ tốn kém. Việc tổ chức lớp đơng dường như một đặc ân
dành riêng cho các thầy lý luận chính trị. Ngoại trừ một số giảng
viên mơn học đồng ý với hình thức tổ chức này (có đấy, có thể thù
lao cao hơn song chỉ phải giảng với lượng thời gian khơng đổi) thì
đa số sẽ thấy điều này khơng hợp lý và ảnh hưởng tới chất lượng
dạy và học. Cái khó ở đây chính là việc xác định mức độ đơng bao
nhiêu thì khơng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng học tập, còn bao
nhiêu thì khơng chấp nhận được. Chính việc khó xác định như vậy
nên tình trạng này diễn ra lâu dài, nhất là ở các trường dân lập (vốn
dĩ thiếu thốn cơ sở vật chất cũng như phải coi trọng cả vấn đề hạch
tốn kinh tế), thậm chí cả những trường cơng lập lớn. điều này cộng
thêm với việc giảm thời lượng mơn học đã tạo nên sức ép khơng
nhỏ lên việc dạy và học các mơn lý luận chính trị. Chúng tơi cho
rằng, đây chính là sự bất cập, thách thức lớn nhất cho việc đảm bảo
và nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị ở các trường đại
học, cao đẳng hiện nay.
Tựu trung lại, với những thực trạng điển hình kể trên, việc
đổi mới phương pháp giảng dạy học tập nhằm thích ứng với những
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015


389


thực trạng bất cập (ở đây chúng tơi khơng đề cập việc làm sao để
thay đổi thực trạng bất cập này) là u cầu, là mệnh lệnh của việc
đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị. Việc tìm
tòi, xây dựng hình thức dạy và học mới khơng chỉ nhằm thích ứng
với thực trạng, đảm bảo chất lượng đào tạo mà còn đáp ứng u cầu
của xã hội, của Đảng, Nhà nước về một nền giáo dục thực dạy, thực
học có khả năng tạo ra những sản phẩm – nguồn nhân lực chất
lượng cao, giàu tính sáng tạo. Về phương diện cá nhân, nếu ai đó
khơng chịu tìm tòi, sáng tạo những hình thức mới, vẫn giữ ngun
lối truyền thụ cũ, nặng tính một chiều, áp đặt thì giỏi lắm chỉ an tồn
và giữ được hình ảnh một “vị giáo sư đáng kính” trong một mơi
trường giáo dục được bảo hộ nghiêm ngặt. Bản thân họ sẽ cảm thấy
khơng an tồn, và thực tế cũng sẽ an tồn đối với họ khi phải ra mơi
trường giáo dục theo hướng mở và giàu tính cạnh tranh. Người học,
và cả cơ sở đào tạo ở đây sẽ chỉ chấp nhận những người mạnh dạn
tìm tòi, đổi mới và thực sự đem lại điều thiết thực, bổ ích cho họ mà
thơi!
Với sự tâm huyết và sự thiển nghĩ ở trên, lẫn cả kinh nghiệm
cá nhân, chúng tơi cho rằng việc xây dựng một phương pháp giảng
dạy, học tập các mơn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao
đẳng hiện nay tùy thuộc vào mỗi cá nhân giảng viên, tùy thuộc vào
điều kiện hồn cảnh cụ thể của mỗi lớp, mỗi trường và mỗi người.
Tuy nhiên, chúng tơi cũng cho rằng, việc xây dựng phương pháp
phù hợp, đúng đắn khơng thể khơng tính tới thực trạng kể trên, do
đó, khơng thể khơng qn triệt những u cầu cơ bản sau đây:
Một là, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc
điểm tuổi trẻ. Người giảng viên cần tìm tòi, chuyển hóa được những

nội dung khơ khan, khó hiểu, xa lạ với tuổi trẻ thành những vấn đề
dung dị, gần gũi, sinh động và dễ hiểu đối với các em sinh viên.
Mạnh dạn và nhanh chóng đoạn tuyệt với những lối giảng với
những nhận định cao siêu, hàn lâm song xa lạ và vơ bổ đối với các
bạn trẻ bây giờ. Nếu chúng ta từ bỏ được lối thuyết giảng nặng nề
chỉ lừa được chính mình chứ khơng lừa được đồng nghiệp, chỉ
thuyết phục được bản thân chứ khơng thể thuyết phục được người
học thì tơi tin kết quả tốt đẹp sẽ đến!

390

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Hai là, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với bản chất
mơn học. Nhìn bề ngồi, lý luận chính trị thực là khơ khan, xa lạ với
đời sống đời thường. Tuy nhiên, xét về bản chất, lý luận chính trị
phản ánh sâu sắc đời sống. Một người thầy giỏi, mang trong mình
tình u cuộc sống sâu sắc sẽ biết cách truyền tải hơi thở đời sống
sinh động thơng qua những nội dung lý luận súc tích. Đây chính là
sự thách thức thú vị đối với người giảng viên lý luận chính trị. Cá
nhân tơi cho rằng, tấm gương mẫu mực của chủ tịch Hồ Chí Minh
thể hiện trong cách Người giao tiếp với quần chúng, trong cách
Người diễn đạt (cũng là tun truyền cách mạng) đáng để ta học tập,
noi theo.
Ba là, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với thực
trạng lớp đơng và thời lượng ít. Như trên đã nêu, ở đây ta giả định
là thực trạng này khơng thay đổi. Do đó ta phải tìm cách thích ứng

với nó. Thơng thường, trước thực trạng này, người thầy thường
chọn cách giảng truyền thống là diễn thuyết, độc thoại. Bản thân tơi
khơng hồn phủ nhận phương pháp này vì nó cũng chứa đựng
những hợp lý nhất định, chẳng hạn như dễ kiểm sốt tiến độ cơng
việc, kiểm sốt thời gian. Tuy nhiên, phương pháp này hồn tồn
khơng kiểm sốt được điều quan trọng nhất, là mức độ tiếp thu, tâm
lý tiếp thu của người học, khơng phát huy được tính tự học, tính
sáng tạo trong học tập của sinh viên. Cần phải biến q trình thầy
dạy, trò tiếp thu (nghe, nhìn và chép) sang q trình học trò tự học
với sự hướng dẫn, giúp đỡ, giám sát và điều chỉnh của thầy. Người
thầy cần tìm tòi, sáng tạo nhằm chuyển biến mỗi nội dung học thành
từng vấn đề cụ thể, gắn với sinh viên, với đời sống, với thời đại và
dân tộc, đất nước một cách có chọn lọc và hướng dẫn sinh viên giải
quyết vấn đề thơng qua đối thoại cá nhân hay thảo luận nhóm. Kinh
nghiệm cá nhân cho thấy, nếu chúng ta thực hiện tốt hình thức này,
sinh viên sẽ thấy việc học lý luận chính trị gần gũi hơn, thiết thực và
bổ ích hơn., thậm chí là khơng khí học tập cũng sẽ vui hơn. Bởi lẽ,
với hình thức này, sinh viên nhận thấy họ được suy nghĩ, được chủ
động, được sáng tạo. Về phía giảng viên, việc đánh giá mức độ tiếp
thu, thái độ đối với việc học lý luận chính trị sẽ gần với chân lý hơn,
ít nhất là so với lối độc thoại diễn thuyết của thầy.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

391


Trên đây là một số suy nghĩ, một số kinh nghiệm liên quan
tới hoạt động giảng dạy học tập các mơn lý luận chính trị của cá
nhân. Bản thân chúng tơi nhận thức sâu sắc rằng, dù bài viết được

thực hiện bằng một lối tâm huyết, hồn tồn chắc chắn, khơng hồi
nghi, khơng do dự, song chắc chắn là khơng đầy đủ, càng khơng thể
thay thế được những kinh nghiệm của đồng nghiệp, đặc biệt là các
bậc thầy, bậc đàn anh đi trước. Rõ là, “một cánh én khơng làm nổi
mùa xn”. Tuy nhiên, chúng tơi hy vọng bài viết góp phần nhỏ bé
vào nỗ lực của đại gia đình những người làm cơng tác giảng dạy lý
luận chính trị trong việc đổi mới hoạt động khó nhọc này nhằm góp
phần vào sự nghiệp giáo dục chung, đáp ứng sự kỳ vọng lẫn đòi hỏi
của Đảng và của tồn xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1.
Nghị quyết 01 – NQ/TW của Bộ chính trị (Khóa VII): Về cơng tác
lý luận trong giai đoạn hiện nay (28/3/1992)
2.
Nghị quyết số 29 – NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 (Khóa
XI): Về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo (ngày 4/11/2013)
3.
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 (ban hành theo quyết
định số 711/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 13/6/2-12)

4.

Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Tổng kết việc thực hiện nghị
quyết 01 của Bộ Chính trị (khóa VII) về cơng tác lý luận và định hướng
đến naMƯ 2020, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, TP.HCM 12/9/2013

392

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



×