Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG dạy các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG điều KIỆN HIỆN NAY một số vấn đề cần QUAN tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.48 KB, 7 trang )

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
CÁC MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG ĐIỀU KIỆN
HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
Đặng Chung Kiên*

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, việc triển khai giảng dạy
các mơn lý luận chính trị tại các trường đại học là một u cầu
khách quan. Đây là các mơn học nhằm trang bị cho người học
những kiến thức cơ bản nhất về thế giới quan và phương pháp luận
khoa học; trang bị nền tảng lý luận và hệ tư tưởng tiến bộ của chủ
nghĩa Mác-Lênin. Thơng qua đó giúp người học có thể vận dụng
một cách linh hoạt vào các tình huống thực tế trong cuộc sống. Với
ý nghĩa đó, việc giảng dạy các mơn học này như thế nào có một vai
trò khá quan trọng. Trong giới hạn của bài viết này, tơi xin được
nêu ra một số vấn đề về đổi mới phương pháp giảng dạy các mơn lý
luận chính trị để chúng ta có thể cùng trao đổi sâu hơn.
Chúng ta biết rằng trong q trình dạy học đại học, giảng
viên là chủ thể của hoạt động giảng dạy và đồng thời cũng là người
giữ vai trò chủ đạo trong q trình dạy học. Giảng viên có chức
năng, nhiệm vụ tổ chức, lãnh đạo và điều khiển tồn bộ các hoạt
động của sinh viên tại giảng đường, qua đó đảm bảo cho sinh viên
có thể thực hiện một cách đầy đủ và có chất lượng đối với những
u cầu đã được định ra trong giảng dạy và học tập trong mơi
trường đại học.
Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đó, giảng viên phải thay đổi
vai trò của người chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức - như giảng dạy
*

Trường ĐH Tài chính-Marketing

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015



369


phổ thơng - sang vai trò của một người tổ chức hoạt động, thực hiện
việc hỗ trợ và hướng dẫn khi cần thiết. Giảng viên cũng có thể tham
gia vào các hoạt động cùng sinh viên với vai trò của một người cố
vấn. Với những u cầu như vậy, đòi hỏi giảng viên phải nắm bắt
được nhu cầu của người học và tổ chức để họ có thể quản lý được
quỹ thời gian của mình, đồng thời động viên họ tích cực tham gia
vào q trình nâng cao năng lực nhận thức và tư duy, thực hiện việc
chỉ dẫn, giúp đỡ họ phát triển các kỹ năng học tập độc lập - tất nhiên
có tính đến những sự khác biệt cá thể.
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận chính
trị, đáp ứng u cầu của giáo dục trong thời đại hiện nay, đòi hỏi
mỗi giảng viên phải ln cố gắng phấn đấu và thực hiện tốt một số
u cầu cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Phải chủ động trau dồi, nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ, thường xun cập nhật kiến thức và cơng nghệ
mới.
Chính những u cầu của đổi mới phương pháp giảng dạy
đòi hỏi người thầy phải tự vượt lên trên chính bản thân mình. Bản
thân người thầy phải nỗ lực khơng ngừng, phải thấu hiểu sâu sắc
lĩnh vực chun mơn mà mình đảm nhiệm, ln tìm tòi sáng tạo, áp
dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến và hiện đại vào
q trình giảng dạy để bài giảng của mình có có sức hấp dẫn cao, có
hiệu quả nhất. Mỗi bài giảng của thầy giáo phải mở ra một trang
mới trong thế giới kiến thức vơ tận, khơng lặp lại nhàm chán. Do
vậy, việc thường xun trau dồi, nâng cao trình độ chun mơn, cập
nhật tri thức và cơng nghệ mới là cơng việc thường xun mà mỗi

người thầy đều cần phải quan tâm. Bên cạnh đó người thầy còn phải
là tấm gương sáng tâm huyết với nghề, với sự nghiệp đào tạo của
mình. Tuy việc đổi mới phương pháp dạy - học trong bối cảnh hiện
nay là tất yếu, song có một bộ phận khơng nhỏ các thầy cơ giáo coi
đó chỉ là việc làm chiếu lệ, khơng ít người ngại đổi mới, bằng lòng
với cái mình hiện có. Họ quan niệm học tập là trách nhiệm và nghĩa
vụ của sinh viên, thầy chỉ lên lớp, giảng bài xong là hồn thành
trách nhiệm. Nhận thức về vai trò và trách nhiệm, xác định thái độ
và trách nhiệm đúng đắn về việc này là nghĩa vụ của mỗi người thầy
đứng trên bục giảng đại học.

370

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Thứ hai: Thường xun tham gia nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là một u cầu khơng thể thiếu đối với
giảng viên đại học. Đồng thời chính việc nghiên cứu khoa học cũng
khẳng định “tính đại học” trong giáo dục - sự khác biệt so với giáo
dục phổ thơng1. Cơng tác nghiên cứu khoa học là thành tố khơng thể
thiếu trong việc hình thành phương pháp dạy - học mới trong các
trường đại học, giúp giảng viên có thể tìm kiếm, phát hiện các vấn
đề mới và giúp sinh viên gắn học với hành, phát triển tư duy logic
và rèn luyện phương pháp luận sáng tạo. Dựa trên những định
hướng nghiên cứu lớn của từng trường, từng chun ngành mà mỗi
giảng viên phải xây dựng cho mình một hướng đề tài nghiên cứu lâu
dài, trên cơ sở đó xác định kế hoạch nghiên cứu khoa học cho từng

thời kỳ. Có thể huy động những khả năng to lớn của sinh viên vào
việc cùng thực hiện từng phần của đề tài. Đây cũng có thể là những
gợi mở rất tốt cho các đề tài của sinh viên, là những định hướng
đúng cho các đề tài. Sinh viên có thể thực hiện các đề tài nhánh của
các đề tài lớn do các thầy giáo chủ trì, có thể tiếp xúc với những
định hướng nghiên cứu cập nhật. Nghiên cứu khoa học cũng chính
là phương thức hiệu quả nhất để thầy có thể nâng cao chất lượng
chun mơn của mình.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu khoa học sẽ giúp cho giảng
viên có thêm các kiến thức lý luận và thực tiễn nhằm làm phong phú
thêm cho bài giảng của mình. Qua đó thu hút sinh viên quan tâm
hơn đến nội hàm khoa học của các vấn đề mà giảng viên đưa ra, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo2.
Thứ ba: Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng
tích cực
Thực hiện diễn giảng một là hình thức tổ chức dạy học có bề
dày lịch sử lâu đời và có thể nói rằng, cho đến nay thì nó vẫn được
xem như là một hình thức cơ bản và thường được tiến hành thơng
qua phương pháp thuyết trình. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay,
với xu hướng phát huy tối đa hoạt động của người học, giảng viên
1
2

Xem />Xem />
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

371


cần hạn chế bớt phương pháp thuyết trình theo kiểu thơng báo - tái

hiện để chuyển sang tăng cường thực hiện phương pháp thuyết trình
- giải quyết vấn đề. Đây là một phương pháp thể hiện được tính tích
cực rất cao trong việc giảng dạy các mơn học thiên về tư duy ngơn
ngữ, lý luận. Kiểu dạy học này đòi hỏi giải quyết các vấn đề trong
q trình nhận thức của sinh viên, từ đó tạo ra sự chuyển hố tích
cực trong việc nhận thức khoa học và đảm bảo q trình nhận thức
trong học tập3. Ở đây, giảng viên sẽ khéo léo đưa sinh viên vào các
tình huống có vấn đề rồi cho sinh viên tự tìm hướng đi và giải quyết
vấn đề đặt ra. Trên cơ sở phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề
mà giảng viên trình bày, sinh viên có thể học được phương pháp tư
duy, phát hiện vấn đề, đề xuất các giả thuyết, thảo luận… để kiểm
tra các giả thiết nêu ra; từ đó có thể rút ra các kết luận hoặc sự khái
qt trong nhận thức.
Phương pháp thuyết trình theo kiểu đặt vấn đề và giải quyết
vấn đề chỉ thuần t của giảng viên cũng đã có được những hiệu
quả nhất định trong việc phát triển tư duy của sinh viên. Tuy nhiên,
nếu được thực hiện lồng ghép với việc triển khai vấn đáp, thảo luận
một cách hợp lý thì hiệu quả sẽ tăng thêm rất nhiều. Để thuận lợi
cho việc tiến hành các hoạt động trên đây, lớp học phải được bố trí
với số lượng sinh viên khơng q đơng, có micro di động - khơng
dây- để thuận lợi cho việc tiến hành đối thoại giữa giảng viên với
sinh viên cũng như giữa sinh viên với sinh viên. Bên cạnh đó, đòi
hỏi sinh viên phải mạnh dạn bộc lộ ý kiến riêng, quan điểm cá nhân
trước các vấn đề nêu ra. Nếu như trước đây, trong q trình giảng
dạy ở đại học hầu như khơng bao giờ giảng viên để cho sinh viên trả
lời câu hỏi thì ngày nay, để kích thích tư duy tích cực của sinh viên
và tăng cường mối liên hệ ngược giữa người nghe và người thuyết
trình, giảng viên có thể đặt một số câu hỏi “có vấn đề” để sinh viên
trả lời ngay tại lớp, thậm chí có thể trao đổi ngắn trong nhóm giữa
những người ngồi cạnh nhau trước khi giảng viên đưa ra câu trả lời.

Ngồi ra, trong thời đại hiện nay, bài giảng của giảng viên
đang có khuynh hướng sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện
cơng nghệ thơng tin nhằm làm tăng tính hấp dẫn và hiệu quả. Trước
đây, để minh hoạ cho nội dung giảng dạy, giảng viên chỉ có thể
3

Xem />
372

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


dùng lời nói giàu hình tượng và gợi cảm kèm theo những cử chỉ,
điệu bộ diễn giải nội tâm hoặc có thêm bộ tranh minh hoạ. Ngày
nay, thực tế có cả một hệ thống các phương tiện để giảng viên có
thể lựa chọn sử dụng như máy chiếu, thiết bị ghi âm ghi hình, video,
đĩa CD, v.v… Thực tế đó đòi hỏi các giảng viên phải có khả năng
soạn bài giảng trên máy tính được kết nối mạng, thường xun sử
dụng máy chiếu đa năng cũng như các phương tiện hiện đại khác để
trình bày bài giảng của mình.
Thứ tư: Cần chú trọng phương pháp dạy - học nêu vấn đề
Điểm cơ bản và quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học các mơn lý luận chính trị nhằm đạt hiệu quả là dạy - học nêu
vấn đề và phát huy tối đa khả năng tự học và tư duy độc lập của sinh
viên. Các cách dạy học theo lối truyền thống truyền đạt - lĩnh hội
cần được thay đổi bằng những cách làm mới cùng với sự hỗ trợ của
phương tiện mới hiện đại. Việc thay đổi nhận thức và hành động
cũng được đặt ra đối với mỗi giảng viên. Để giúp cho sinh viên nắm
bắt được cốt lõi của bài giảng thì người thầy phải xây dựng được sơ

đồ bài giảng thực hiện trên các phương tiện mới với sự hỗ trợ của
các phần mềm trên máy tính. Sau mỗi chương, hoặc thậm chí sau
mỗi bài giảng, giảng viên phải chỉ ra cho sinh viên được những địa
chỉ để học có thể tìm đọc được những thơng tin liên quan đến bài
giảng. Việc kiểm tra - đánh giá chất lượng học tập của sinh viên
cũng phải căn cứ và mục tiêu của mơn học để u cầu họ phải nắm
vững bản chất của vấn đề. Phương pháp dạy - học mới đòi hỏi người
thầy phải nắm vững, sử dụng thành thạo cơng cụ để hỗ trợ đắc lực
cho sinh viên đạt được mục tiêu của mơn học.
Thứ năm: Thực hiện đổi mới phương pháp thảo luận và tổ chức
seminar
Seminar là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học,
trong đó sinh viên thảo luận các vấn đề thuộc mơn học đã tự tìm
hiểu được, đặt dưới sự hướng dẫn của giảng viên rất am hiểu về lĩnh
vực này. Nếu trong bài diễn giảng, giảng viên phải hoạt động nhiều
thì trong seminar tính năng động, tích cực của sinh viên được phát
huy. Ở đây, sinh viên được tập dượt nghiên cứu tài liệu một cách
khoa học, biết phân tích phê phán những ý kiến khác nhau trước
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

373


một chủ đề nêu ra, biết lập luận để bảo vệ ý kiến của mình trước tập
thể, có dịp suy nghĩ về một vấn đề dưới nhiều góc độ, làm nảy sinh
các thắc mắc sinh viên phải đến seminar với nhiều ý kiến mới mẻ,
với kết quả tìm đọc các tài liệu tham khảo mở rộng giáo trình chứ
khơng phải chỉ với tri thức có sẵn trong các bài giảng hoặc trong
giáo trình. Vì vậy, từ lâu người ta xem seminar là một “phòng thí
nghiệm sáng tạo”, là “vườn ươm các nhà khoa học trẻ tuổi”.

Với u cầu như vậy, việc tổ chức và điều khiển hoạt động
seminar có mặt còn khó hơn là thuyết trình diễn giảng; giảng viên
phụ trách seminar phải chuẩn bị thật chu đáo, phải có đủ trình độ lý
thuyết và thực tiễn trong vấn đề liên quan. Giảng viên cũng cần phải
có sự linh hoạt nhằm giải quyết một cách phù hợp nhất những tình
huống phát sinh trong q trình thực hiện.
Dạy sinh viên cách suy nghĩ như các nhà khoa học đã tìm ra
những tri thức mới cho nhân loại, làm cho seminar trở thành những
buổi “thảo luận phát triển” đang là hướng đổi mới seminar tại các hệ
thống giáo dục đại học lớn trên thế giới hiện nay.
Mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy đại học nói chung,
giảng dạy các mơn lý luận chính trị nói riêng, là một u cầu tất yếu
khách quan, là một tiêu chí quan trọng đánh giá việc dạy của mỗi
giảng viên. Tuy nhiên cần căn cứ vào điều kiện sư phạm của từng
trường, từng khoa, từng bộ mơn… để có mơ hình phù hợp và bước
đi thích hợp là vấn đề hết sức quan trọng.
Trong điều kiện hiện nay, nhằm có thể nâng cao hơn nữa chất
lượng giảng dạy các mơn lý luận chính trị, đòi hỏi sự nỗ lực tổng
hợp từ nhiều phía. Trong đó có phần rất quan trọng từ phía giảng
viên là phải thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm đạt
được các u cầu sau đây:
- Hình thành cho sinh viên được động cơ học tập đúng đắn,
hứng thú học tập, sự say mê trong nghiên cứu.
- Phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác, tính độc lập
sáng tạo, khả năng giao tiếp và ứng xử của mỗi sinh viên.

374

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


- Làm thay đổi được cách làm việc của sinh viên: Chủ động
nghiên cứu trước bài học, ln đối chiếu bài giảng với bài tự soạn
để bổ sung, ln liên hệ với thực tế cuộc sống và nhà trường của
mình.
- Tạo điều kiện để sinh viên được tranh luận, phát biểu chính
kiến của mình, khẳng định trước tập thể, hỗ trợ nhau trong học tập,
hạn chế những thói quen chưa tốt trong học tập và trong cuộc sống:
Lười biếng, khơng chuẩn bị gì khi đến lớp, trên lớp chỉ biết nghe và
ghi thụ động; thiếu tự tin, thiếu mạnh dạn trong tranh luận, nghiên
cứu và trong giao tiếp nói chung.
Như vậy, việc nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý
luận chính trị vừa là nhu cầu thực tiễn vừa là động lực phát triển
giáo dục đại học. Nó đòi hỏi mỗi giảng viên phải tự nhận thức được
vai trò và trách nhiệm của mình, tích cực tham gia vào các q trình
đổi mới. Đây có thể được xem là nghĩa vụ, trách nhiệm và cũng
chính là lương tâm của của mỗi giảng viên trước những thách thức
to lớn trong cơng cuộc xây dựng, hội nhập và phát triển của đất
nước hiện nay./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng, Giáo dục Việt Nam hướng
tới tương lai vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2004.
2.
Nguyễn Nghĩa Dán, Vì năng lực tự học sáng tạo của học sinh,
Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 2/1998.
3.

Đặng Vũ Hoạt, Một số nét về thực trạng, phương pháp dạy học
đại học, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 1/1994.
4.
Thái Duy Tun, Giáo dục học hiện đại - Những vấn đề cơ bản,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
5.
/>6.
/>7.
/>on
8.

9.
/>KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

375



×