Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Nhận thức về thực tiễn việc dạy học bộ môn Lịch sử hiện nay ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.84 KB, 35 trang )

MỤC LỤC

1


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
THPT
SGK
GV
HS
ĐH

Trung học phổ thông
Sách giáo khoa
Giáo viên
Học sinh
Đại học

Câu 1: Nhận thức của anh (chị) về thực tiễn việc dạy học bộ môn Lịch
sử hiện nay ở trường THPT? Yêu cầu đổi mới dạy học bộ môn Lịch sử?

BÀI LÀM
2


1.

Cơ sở thực tiễn dạy học bộ môn Lịch sử hiện nay
Trong cuốn “Lịch sử nước ta”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”


Tầm quan trọng của việc hiểu biết lịch sử dân tộc đối với quần chúng
nhân dân đã được Hồ Chí Minh xác định rất rõ ngay từ trước khi nước nhà
được độc lập và lời dăn dạy đó mãi còn âm vang cho đến ngày nay, đặc biệt là
thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Mỗi người con Lạc cháu Hồng
phải có trách nhiệm tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc, qua đó gìn giữ,
phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ mai
sau để viết tiếp nên trang sử của dân tộc ngày một vẻ vang, hào hùng. Môn
lịch sử có nhiệm vụ cung cấp những tri thức về lịch sử phát triển của xã hội
loài người từ khi loài người xuất hiện đến nay, đó là những kiến thức lịch sử
thế giới, lịch sử dân tộc về tất cả các mặt như kinh tế, chính trị, văn hoá…
nhằm dựng lại những bức tranh toàn cảnh về quá khứ một cách khách quan,
sống động, về truyền thống đấu tranh bất khuất trong dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam anh hùng, truyền thống nhân đạo sâu sắc và rất nhiều
những truyền thống, giá trị cao đẹp khác của dân tộc Việt Nam. Hơn tất cả, bộ
môn lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục đạo đức truyền
thống cho học sinh.

1.1.

Mặt tích cực trong dạy và học bộ môn Lịch sử
Việt Nam ta là một “nước văn hiến” từ ngàn xưa, giáo dục nhà trường
đã có từ lâu và khi nước ta thoát khỏi ách thống trị của phong kiến Trung
Quốc việc học hành, thi cử đã dần đi vào nề nếp. Lịch sử chiếm một vị trí
quan trọng trong nền giáo dục dân tộc. Trong quá trình dạy và học, ông cha ta
đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hay, cố gắng truyền lại cho đời sau với
mục đích tìm ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho cuộc sống.

3



Hiện nay, với chức năng và nhiệm vụ của bộ môn, qua quá trình đấu
tranh của các nhà sử học, Lịch sử vẫn là một môn học độc lập và bắt buộc ở
trường THPT. Về phía giáo viên bộ môn Lịch sử có rất nhiều thầy cô rất say
mê và tâm huyết với nghề, đầu tư vào từng trang giáo án; trình độ cao, vững
chuyên môn, phương pháp giỏi, thường xuyên cập nhật tri thức mới; dạy học
gắn nội sách giáo khoa với thực tiễn... Hàng năm đưa ra nhiều sáng kiến kinh
nghiệm hay và thiết thực với giáo dục hiện nay.
Về phía học sinh, nhiều em đã thực sự yêu thích môn sử và đã chọn
lĩnh vực này để học tập và nghiên cứu. Trong giờ học lịch sử các em vẫn hoạt
động sôi nổi, tích cực. Trong các kì thi chọn học sinh giỏi cấp quận (huyện),
thành phố (tỉnh) và kì thi học sinh giỏi Quốc gia rất nhiều em đạt giải cao.
Thực tế chứng minh đó là trường THPT Xuân Đỉnh – ngôi trường thực tập,
gắn với những bước đi đầu tiên trong sự nghiệp trồng người của em, vẫn có
rất nhiều học sinh đam mê với môn Lịch sử và đạt giải nhì cấp quận vừa qua.
1.2.

Mặt hạn chế trong dạy và học bộ môn Lịch sử
Bên cạnh những ưu điểm thì việc dạy học lịch sử ở trường THPT vẫn
còn tồn tại một số hạn chế.
Về phía giáo viên, vẫn còn một số giáo viên trình độ chuyên môn còn
thấp, vẫn sử dụng phương pháp đọc – chép, ít áp dụng hoặc cải tiến các
phương pháp cũ, phương pháp hiện đại nên ít tạo được hứng thú cho học sinh
trong dạy học. Không ít thầy cô đã có mặc cảm tự ti về vị trí “ phụ” của môn
lịch sử nên không có hứng thú trong việc tìm tòi nghiên cứu bồi dưỡng
chuyên môn dẫn đến chất lượng dạy học hiệu quả chưa cao. Về phía học sinh,
các em đang có thái độ thờ ơ với môn sử, không hiểu được hết tầm quan trọng
của bộ môn. Chính vì vậy học theo kiểu đối phó, chỉ đơn thuần học thuộc để
qua môn, không hiểu bản chất, học trước quên sau, không phát huy được tính
tự giác trong môn học. Chính thái độ học tập đó dẫn tới tình trạng trong các kì
thi tốt nghiệp, thi Đại học có ít học sinh chọn thi môn sử và điểm thi thấp,

phản ánh chất lượng dạy và học không tốt. Trong thời kì công nghiệp hóa –
4


hiện đại hóa, học sinh không còn “mặn mà” với môn Lịch sử. Thực trạng đó
diễn ra khá phổ biến và được biểu hiện rất rõ qua các cuộc thi tìm hiểu lịch
sử, kì thi đại học… Cụ thể như sau:
Theo thống kê được đăng tải trên báo “Dân trí”:
Số liệu thống kê của hai năm gần đây nhất cho thấy, trong kỳ thi tốt
nghiệp THPT 2014 toàn quốc có 910.831 học sinh đăng ký dự thi, có số lượng
thí sinh đăng ký thấp nhất trong 4 môn thi tự chọn là môn Lịch sử với
104.959, chiếm 11,52%. Cũng trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 vừa
qua, môn Lịch sử cũng có số lượng thí sinh chọn thi thấp nhất với 153.688 em
đăng ký (chiếm 15,3% trong tổng số gần 960 nghìn thí sinh đăng ký dự thi),
trong đó có rất nhiều trường tỉ lệ học sinh chọn môn Lịch sử là 0%, đó là
trường THPT Lương Thế Vinh, theo PGS.Văn Như Cương (Chủ tịch Hội
đồng Quản trị nhà trường), theo thống kê ban đầu, không có học sinh nào lựa
chọn môn Sử. Thậm chí, đã có nhiều hội đồng thi đóng cửa trong buổi thi
môn Lịch sử vì “trắng” thí sinh: Tại cụm thi liên tỉnh do ĐH Cần Thơ chủ trì
có 14/28 điểm thi không có thí sinh nào thi môn Lịch sử.
Tại Đà Nẵng, cụm thi do ĐH Đà Nẵng chủ trì chỉ có 5/29 hội đồng là
có thí sinh dự thi môn Lịch sử; Huế cũng có 19 điểm thi đóng cửa vì không có
thí sinh; Trà Vinh có 8/15 điểm thi không hoạt động trong buổi thi môn Lịch
sử; Quảng Ninh có tới hơn 10 điểm thi không có thí sinh nào dự thi môn Lịch
sử… Tại nhiều điểm thi chỉ có 1 thí sinh dự thi như điểm thi trường THPT
Yên Thành 2 (Nghệ An), điểm thi trường THPT Tam Giang (Phong Điền,
Thừa Thiên - Huế)…Kết quả điểm thi cho thấy, môn Lịch sử có đến 1.200 em
bị điểm liệt, trong đó có 385 thí sinh đạt mức điểm dưới 1.
Sau kì thi THPT Quốc gia không lâu, chương trình “Chuyển động 24h”
của VTV1 ngày 11/7 vừa đưa một clip với nội dung phỏng vấn một loạt học

sinh với câu hỏi chung “Quang Trung và Nguyễn Huệ có mối quan hệ gì với
nhau?” Câu trả lời ấn tượng đặc biệt về sự tự tin của một cậu bé khi trả lời:
“Con học trường Nguyễn Du, mà Nguyễn Du chính là ông Quang Trung”.
5


Câu trả lời đặt ra một vấn đề rất lớn cho những người làm giáo dục, cha mẹ
học sinh và ngay chính học sinh đó. Một bộ phận không nhỏ học sinh chưa
nắm vững được hoặc còn mơ hồ về những kiến thức cơ bản của lịch sử dân
tộc, kéo theo đó là những chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc đang
dần bị giảm sút…
Làm sao để môn học lịch sử được các em học sinh yêu thích và đam mê
nghiên cứu? Làm thế nào để giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh
thông qua giảng dạy bộ môn lịch sử đạt hiệu quả? Đây là những vấn đề lớn và
quan trọng cần cấp thiết được giải quyết, trách nhiệm này không chỉ của riêng
ngành giáo dục, của người giáo viên và học sinh mà còn là trách nhiệm của
các cấp, các ngành có liên quan và của toàn xã hội.
1.3.

Một số giải pháp tích cực
Để khắc phục tình trạng trên, vừa qua Bộ Giáo dục Đào tạo đã đưa ra
đề án đổi mới phương pháp dạy học: chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung
sang tiếp cận năng lực của người học vì vậy mà mục tiêu của chương trình
giáo dục THPT phải đáp ứng yêu cầu hình thành được ba phẩm chất tám năng
lực cho học sinh. Yêu cầu về phía giáo viên cần phải không ngừng cập nhật kiến
thức mới và Phuong pháp dạy học hiện đại. Tổ chức hoạt động ngoại khóa để
kích thích sự say mê đối với môn Lịch sử ở học sinh. Về phía học sinh cần phải
có thái độ nghiêm túc trong giờ học, tích cực xây dựng bài, say mê tìm tòi, hiểu
được vai tò quan trọng của bộ môn Lịch sử. Ngoài ra bên phía những cơ quan
chức năng có thẩm quyền cần phải có chính sách thu hút giáo viên như chế độ

tiền lương, tiền thưởng, chế độ phụ cấp... để giáo viên có thể chuyên tâm với
nghề. Gần đây nhất, Quốc hội đưa ra quyết định giữ Lịch sử là môn học độc lập
và bắt buộc ở trường THPT đã phần nào khích lệ niềm say mê với nghề của giáo
viên và những người nghiên cứu, học tập môn sử.
Ngoài ra, các trường học đã được trang bị các thiết bị dạy học phục vụ
cho môn học như: bản đồ, tranh ảnh, phim tư liệu, phòng bộ môn… bằng
nhiều kênh cung cấp thông tin, đặc biệt là kết hợp giữa việc cung cấp kiến
thức với cho học sinh quan sát những hình ảnh, thước phim… liên quan đến
6


nội dung bài học (trực quan sinh động), qua đó học sinh sẽ cảm thấy thích thú
khi học môn lịch sử, chủ động tìm tòi, say mê nghiên cứu. Thực hiện tốt vấn
đề này thì hiệu quả mang lại rất cao, vì theo như Triết học Mác-Lênin, con
đường biện chứng của quá trình nhận thức là “từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.
Đặc biệt, mới đây những người nghiên cứu và giảng dạy lịch sử đã biên
soạn cuốn sách “Lịch sử Hà Nội” đưa vào giảng dạy lịch sử địa phương. Việc
đưa lịch sử địa phương vào trong chương trình giảng dạy để học sinh nắm và
hiểu sâu về lịch sử địa phương, quê hương mình, những truyền thống đấu
tranh anh dũng, quật cường, những tấm gương yêu nước tiêu biểu, những anh
hùng, liệt sĩ… Bên cạnh đó, trong dạy học lịch sử rất cần phải có những tiết
học tại thực tế như các khu di tích văn hoá - lịch sử của địa phương, của quốc
gia, căn cứ địa cách mạng mà có tại địa phương mình,… qua đó vừa giảng
dạy vừa liên hệ thực tế tại địa phương, và quan trọng nhất là giáo dục cho học
sinh hiểu và thấm nhuần được những truyền thống quí báu của dân tộc như:
truyền thống yêu nước, đấu tranh của dân tộc Việt Nam qua ngàn năm dựng
nước và giữ nước, truyền thống nhân đạo sâu sắc, truyền thống đoàn kết, cần cù
trong lao động, sản xuất, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ
người trồng cây”… Thông qua đó giúp cho học sinh nhận thấy trách nhiệm của

mình với Tổ quốc, với gia đình và xã hội mà trước tiên là trách nhiệm với bản
thân, trách nhiệm trong học tập, lao động… như thế đã hình thành trong mỗi học
sinh những phẩm chất đạo đức truyền thống đáng quý của dân tộc Việt Nam.
Cũng trong những năm gần đây, nhiều quan niệm, phương pháp dạy
học, phương tiện kĩ thuật mới được áp dụng và bước đầu mang lại hiệu quả
thiết thực trong quá trình giảng dạy Lịch sử như: sử dụng đồ dung trực quan
trong dạy học lịch sử, sử dụng các tài liệu văn học, tư liệu gốc trong dạy học
và kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh, xây dựng các hệ thống câu hỏi, bài
tập nêu vấn đề hay các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các tiết học lịch sử
địa phương, sử dụng phương pháp dạy học theo dự án, quan trọng hơn đó là
7


quá trình sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học bộ môn; áp dụng nguyên
tắc dạy học theo nhóm…Đó có thể coi là một số biện pháp tích cực nhằm
nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
Không dừng lại ở đó, các tổ chức như Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
tổ chức trao giải học sinh giỏi môn Lịch sử trong các trường trung học phổ
thông trên toàn quốc, trong đó có những em yêu và hiểu lịch sử Việt Nam,
viết và nói về lịch sử Việt Nam, các bài viết đó rất tự hào và đáng khâm phục.
Hiện nay, ở nước ta có một thực tế là ngoài các cơ quan Nhà nước có chức
năng nghiên cứu và biên soạn lịch sử, các địa phương, dòng họ, người dân
yêu lịch sử cũng đều viết sử. Như vậy, giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử
cho học sinh nói riêng đã có những bước tiến chưa mang tính đột phá, tuy
nhiên cũng đã áp dụng và chú trọng đầu tư giáo dục nước nhà tiến kịp với
giáo dục thế giới.
2. Yêu cầu đổi mới
Xuất phát từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung
ương khóa XI (Nghị quyết 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Vì
vậy, bộ môn Lịch sử cũng không nằm ngoài chương trình đổi mới. Nhằm đáp
ứng nhu cầu đổi mới chương trình giáo dục sau năm 2015 cũng như cơ bản
đổi mới phương pháp dạy học của người thầy và phương pháp học của trò
trong chương trình sách giáo khoa phổ thông, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực
lớn trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
Trước hết, “đổi mới phương pháp dạy học” thực chất là cải tiến, điều
chỉnh, thay đổi những phương pháp dạy học trước đây không còn phù hợp nữa
vì nó làm cho học sinh thụ động. Thay vào đó sẽ phát huy những phương pháp,
kĩ thuật dạy học đã có nhưng phù hợp với việc dạy và học hiện nay. Đồng thời
tiếp cận, vận dụng phương pháp mới sao cho hiệu quả, giúp người học tích cực,
chủ động hơn, hướng tới phát triển năng lực người học, đạt mục tiêu đề ra.
8


2.1.

Đổi mới mục tiêu dạy học
Mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước đó là: “Tạo chuyển biến căn
bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng
tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân
dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất
tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc,
yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực
học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo
dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao
chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập
quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa
và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình
độ tiên tiến trong khu vực.Với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử

ở phổ thông các nhà nghiên cứu lịch sử đã đưa ra nhiều phương pháp dạy
học hiện đại ở cả các bài học nội khóa và ngoại khóa để phát huy năng lực
chủ động, sáng tạo của học sinh”.
Và mục tiêu cụ thể cho từng cấp học, như: “Đối với giáo dục phổ
thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực
công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho
học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý
tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ
năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng
tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương
trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có
trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng
yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp
cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.
Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ

9


sau năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt
trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương”.
Vấn đề đổi mới trong giáo dục nói chung , đổi mới phương pháp dạy
học nói riêng là yêu cầu cấp thiết trong cải cách giáo dục. Việc đổi mới
PPDHLS gắn liền với đổi mới giáo dục nói chung, đặc biệt về việc dạy học
lịch sử ở trường phổ thông – bao gồm các mặt : nội dung giáo dục và phương
pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử càng trở nên cấp thiết để
phù hợp với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới.
Vậy vì sao phải đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT?
Trước hết là do trong quá trình đổi mới về dạy học lịch sử ở trường
THPT, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử có những tiến bộ nhất định.

Song, nhìn chung trong thực tế, sự lạc hậu, bảo thủ về phương pháp vẫn còn
khá phổ biến, cần được nhanh chóng đổi mới.
Thứ hai, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và hoàn thiện
chương trình giáo dục phổ thông áp dụng từ sau năm 2015 trong đó nhấn
mạnh phát triển năng lực cho HS gồm 8 năng lực cơ bản (năng lực tự học,
năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác,
năng lực công nghệ thông tin, năng lực sử dụng ngôn ngư, năng lực thể chất,
năng lực thẩm mĩ). Là một người giáo viên lịch sử, nhất là những sinh viên
đang học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội - một giáo viên tương lai phải
tiếp cận và coi trọng đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Thứ ba, xu thế giáo dục trên thế giới hiện nay là hướng vào phát triển
năng lực người học (chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực
người học). Bốn trụ cột giáo dục trên thế giới : học để biết, học để làm, học để
cùng chung sống và học để tự khẳng định mình. Để học sinh có thể đạt được
những mục tiêu đó, người giáo viên cần có trách nhiệm rất lớn đòi hỏi ở giáo
viên có bốn năng lực cơ bản sau: năng lực chuyên môn, năng lực về phương
pháp, năng lực xã hội, năng lực chuyên sâu.

10


Thứ tư, với kiến thức sâu rộng của bộ môn, các liên môn, trong xu thế
hiện đại của thông tin và tri thức, sự phát triển nhanh mạnh của kinh tế... một
yêu cầu lớn đối với học sinh đó là phải biết cách học để tự chiếm lĩnh kiến
thức, phục vụ cho cuộc sống. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người chỉ đạo
hướng dẫn, còn học sinh làm trung tâm thực hiện các nhiệm vụ được đề ra.
Từ những lý do trên đưa đến yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới. Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của
giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của

người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng
lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp
cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý
tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ
năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng
tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của
quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng
đổi mới. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học từ tiếp cận nội dung sang
dạy học theo định hướng hình thành các kĩ năng, phát triển năng lực cho
người học được coi là yếu tố quan trọng.
2.2.


Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học
Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong
toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích
cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm
đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với
nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. Tình trạng độc tôn của
dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc
phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm. Trong thực tiễn dạy học ở trường
trung học hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp

11


thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá
hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa
dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ

trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết
những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng
những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu
trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc
nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên
ngoài” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ý
đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn
đề và các phương pháp dạy học tích cực khác.


Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải
quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng
nhận biết và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó
là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề,
giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải
quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học
sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực
khác nhau của học sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học
chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn
dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề
khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy
nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học
chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình
huống thực tiễnVì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn
xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.



Vận dụng dạy học theo tình huống

Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy
học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn
12


cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi
trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và
trong mối tương tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là
những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức
khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được phân theo
các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những
mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần
khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn
luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình
của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình
huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm. Vận dụng dạy
học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn
việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình
trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông.
Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô
phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong
phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự,
chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.


Vận dụng dạy học định hướng hành động
Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho
hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá
trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản

phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động
tay chân. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể.
Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực
hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động,
nhà trường và xã hội. Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy
học định hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm

13


một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý
thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công bố. Trong dạy học
theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như
lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích
hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định
hướng hành động.


Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý
hỗ trợ dạy học
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương
pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong
dạy học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường
phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự
làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phương
tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy
học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một
phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng
như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning), mạng
trường học kết nối.




Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và
học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển
quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương
pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù
của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại.
Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát
huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể
cá”, bản đồ tư duy…



Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn
Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học,
việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong
dạy học bộ môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng
14


trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn. Ví dụ: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
(tham quan các bảo tàng, di tích lịch sử, sân khấu hóa Lịch sử…) là đặc thù
của bộ môn Lịch sử.


Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh
Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong
việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp

nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương
pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp
học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần
luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp
học tập trong bộ môn.
Như vậy, có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với
những cách tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ là một số phương hướng chung.
Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về
phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý.
Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với
kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải
tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.

2.3.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá
Trong đổi mới kiếm tra đánh giá đã cập nhật theo hướng sử dụng tư
liệu gốc để kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh. Tư liệu lịch sử gốc sẽ góp
phần cho học sinh có được những minh chứng cụ thể nhất về lịch sử, về quá
khứ, là những luận cứ khoa học đã được chứng minh, làm rõ sự kiện, nhân
vật, hiện tượng, đây sẽ là cơ sở để học sinh tự nhận thức, tự đánh giá, nhận
xét theo quan điểm của bản thân đi theo đúng con đường của nghiên cứu khoa
học. Nó là cơ sở tạo ra bước tập dượt để học sinh tự nghiên cứu, tự đánh giá
một vấn đề lịch sử. Thông qua việc sử dụng tư liệu lịch sử gốc trong kiểm tra,
đánh gí theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở
trường THPT là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả BHLS, làm phát triển
15


tính tích cực chủ động của học sinh. Biện pháp này có vai trò quan trọng đối

với cả giáo viên và học sinh.
Đối với giáo viên: Việc sử dụng tư liệu lịch sử gốc để kiểm tra, đánh
giá nhằm phát triển năng lực đánh giá cho học sinh chính là một biện pháp để
nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Tư liệu lịch sử gốc là tư liệu nghiên cứu
không chỉ giúp giáo viên làm cho bài giảng phong phú và hấp dẫn hơn mà
những kiến thức lịch sử vốn khô khan với các mốc thời gian với sự kiện sẽ
được học sinh tiếp thu một cách nhanh hơn.
Đối với học sinh: Việc sử dụng tư liệu gốc sẽ giúp học sinh nâng cao khả
năng tiếp cận tư liệu gốc, nâng cao nhận thức, tư duy lịch sử, phân tích vấn đề.
Ví dụ trong bài báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên khóa 61 –
khoa Lịch sử , trường Đại học sư phạm Hà Nội về vấn đề sử dụng tư liệu gốc
trong kiểm tra đánh giá có các đề kiểm tra như sau:


Đối với hình thức kiểm tra đầu giờ
“Sau khi học xong bài 22, GV có thể kiểm tra miệng đầu giờ bằng cách
cho HS quan sát tranh biếm họa về tình cảnh người nông dân Việt Nam.

16


Sau đó đưa ra câu hỏi:
1.
2.

Quan sát bức tranh em thấy điều gi?
Em có nhận xét gì về tình cảnh người nông dân Việt Nam trong cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Qua đó rút ra nhận xét về sự
chuyển biến trong kinh tế và xã hội ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX ?
Gọi một HS lên bảng đồng thời cho HS ngồi dưới lớp làm ra phiếu học

tập rồi sẽ thu để chấm điểm. Với cách kiểm tra như vậy GV cùng một lúc có
thể kiểm tra được nhiều HS, thu hút được cả lớp vào câu hỏi của mình, cách
kiểm tra như vậy giúp GV đánh giá được năng lực HS, tạo hứng thú cho HS
trong việc học tập môn lịch sử.



1.
2.

Hay đề kiểm tra 15 phút :
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Họ và tên :
Lớp :
Trường:
Đề bài: Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy
Mất ổ bầy chim ráo rác bay”
( Chạy giặc _ Nguyễn Đình Chiểu)
“Nay ta nước mất nhà tan
Cũng vì những lũ vua quan ngu hèn”
( Lịch sử nước ta _ Hồ Chí Minh)
Qua hai đoạn thơ trên, em có nhận xét gì về bức tranh “chạy giặc” trước tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp ?
Hãy nêu trách nhiệm của triều đình Huế trong việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp? Việc mất nước có phải là tất
yếu hay không ?

Bài tập này yêu cầu HS sử dụng hai đoạn thơ trên để liên hệ các sự kiện
lịch sử đã học làm sáng tỏ nội dung sau đây: nguyên nhân xâm lược Việt Nam

của thực dân Pháp, trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước
ta rơi vào tay thực dân Pháp. Sau khi dạy xong bài 19: Nhân dân Việt Nam
kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873) và bài
20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm
1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng. GV có thể tiến hành kiểm tra 15
phút với đề bài trên nhằm:
- Kiểm tra mức độ nhận biết của HS về quá trình Pháp xâm lược Việt
Nam và quá trình đầu hàng của nhà Nguyễn.
17


- Kiểm tra mức độ vận dụng kiến thức đã học trước tư liệu lịch sử gốc để
giải quyết vấn đề. Đánh giá khả năng diễn đạt, hành văn và cách trình bày của HS.


Kiểm tra đánh giá năng lực người học thông qua bài tập thường xuyên
trên lớp
PHIẾU ĐỀ SỐ 1
Nhóm 1: Đọc văn bản, gạch chân/ khoanh tròn những ý chính và trả
lời câu hỏi. (3 phút)
Đánh giá như thế nào về mục đích của Pháp trong cuộc khai thuộc
địa lần thứ 1?
“Không một xứ sở nào trên thế giới này… lại có nhiều nguồn lợi như
cái xứ Bắc Kỳ… Biết bao ngành kĩ nghệ cần phải thiết lập… Biết bao chiến
dịch xán lạn cần phải vạch ra… Xứ Bắc Kỳ giàu có… Từ nơi đây, chính quốc
thao hồ mà bòn rút đầy tay của cải để đưa về nước. Ngành xuất cảng của nước
Pháp cũng sẽ thấy nơi đây là một nguồn tiêu thụ hàng hóa rất có lợi cho
mình…. Vậy thì hãy tiến lên! Tiến lên!”
(Theo “Savigny et Bichoff, Lé richesscs de Tonkin” (Những tài nguyên
của xứ Bắc Kì), pari, 1835, tr 71 ( P. R. Feray dẫn trong: Le Viet Nam)


PHIẾU ĐỀ SỐ 2
Nhóm 2: Đọc văn bản khoanh tròn những từ/ cụm từ để trả lời câu hỏi. (5 phút)
“…Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép
triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng…”
( Sách giáo khoa Lịch sử lớp 11, trang 29)
“Ngày 1/5/1900 thực dân Pháp ra nghị định phủ nhận quyền sở hữu
ruộng đất trong luật pháp phong kiến để dễ cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
“Đất hoang”, “đất vô chủ” thực chất là ruộng đất màu mỡ của nông dân bị thực
dân Pháp đuổi đi để cướp đoạt…. Ở Nam Kì chúng vét sông, đào mương, thu
hút nông dân đến khai thác, rồi tư bản Pháp chiếm đoạt làm của riêng bằng hình

18


thức mua của nhà nước với giá rẻ mạt… Ở Trung Kì và Bắc Kì, ruộng đất của
nghĩa quân thời Cần vương và Văn thân, ruộng đất của nông dân sơ tán đi nơi
khác đều bị coi là “vô chủ” và bị chúng chiếm để lập đồn điền; cả nương rẫy của
nhân dân các dân tộc ít người cũng bị coi là đất hoang và bị chiếm đoạt… Giáo
hội thiên chúa cũng là một thủ phạm cướp đoạt ruộng đất. Chỉ riêng ở Nam Kì,
Giáo hội đã chiếm một phần tư diện tích đất cày cấy”….
(Theo “Ch. Robequain L’évolution economique de I’Idochine frangaise”(Sự
tiến triển của nền kinh tế xứ Đông Dương thuộc Pháp), Pari, 1939, tr. 82.)

Hình 70: Nông dân Việt nam trong thời kì Pháp thuộc(SGK Lịch sử lớp 11, tr 139)
Nhận xét mức độ lấn chiếm ruộng đất của Pháp? Đất đai mà Pháp
chiếm đoạt nhằm mục đích gì?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Tình cảnh của người nông dân Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
19


Như vậy, với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa thế giới là một xu thế tất yếu
mà tất cả các quốc gia phải tuân theo quy luật chung của nhân loại. Vì vậy, Việt
Nam là một quốc gia đang phát triển năng động, cũng không nằm ngoại lệ trong
guồng quay đó. Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo dục Việt Nam không ngừng đổi
mới toàn diện từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, đặc biệt
đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu bức thiết để đào tạo ra những con
người năng động, thông minh, biết làm chủ tình thế. Nghị quyết Trung ương II
khóa VIII nhấn mạnh : “ Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo , khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học, từng bước áp dụng phuowg pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá
trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học ”
Là một sinh viên năm cuối khoa Lịch sử trường ĐHSP Hà Nội mang trong
mình sự nghiệp trồng người. Trong tương lai không xa, chúng em sẽ trở thành
những người thầy, cô giáo nối tiếp truyền thống “giữ lửa và thắp lửa” của dân tộc.
Mặt khác, việc dạy và học môn Lịch sử đang là vấn đề nóng của ngành giáo dục,
nhận thức được tình trạng học sinh ngày càng quay lưng lại với môn lịch sử đó,
em thấy mình cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình hơn.
Em nhận thức được rằng để trở thành một giáo viên giỏi về chuyên
môn, vững về nghiệp vụ, việc học tập ở trên giảng đường là chưa đủ, kiến
thức rất bao la không gói gọn trong bài giảng của thầy. Vì vậy, khi còn ngồi
trên nghế nhà trường em thấy mình cần phải nghiên cứu, tìm tòi, khám phá
những cái mới tự tìm cho mình một phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp

với năng lực của bản thân. Không ngừng tham gia rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm bởi đây là yếu tố quan trọng, cơ bản nhất mà một người giáo viên cần
có. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có
đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Đúng vậy, thấm nhuần lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, để trở thành
một người giáo viên tốt em thấy mình cần phải yêu nghề, yêu chính những

20


người học trò của mình bởi em luôn quan niệm: “Những gì xuất phát từ trái
tim sẽ nhận lại chính nó”.

21


Câu 2: Phân tích cách thiết kế một giáo án và tổ chức dạy học theo
hướng đổi mới
1.1.

Thế nào là một giáo án?
“Giáo án” là kế hoạch và dàn ý giờ lên lớp của giáo viên, bao gồm đề
tài của giờ lên lớp, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung, phương pháp,
thiết bị, những hoạt động cụ thể của thầy và trò, khâu kiểm tra đánh giá... Tất cả
được ghi ngắn gọn theo trình tự thực tế sẽ diễn ra trong giờ lên lớp. Giáo án
được giáo viên biên soạn trong giai đoạn chuẩn bị lên lớp và quyết định phần lớn
sự thành công của bài học. Nói một cách khác, giáo án là bản thiết kế cho tiến
trình một tiết học, là bản kế hoạch mà người giáo viên dự định sẽ thực hiện
giảng dạy trên lớp trên nhóm đối tượng học sinh nào đó. Với một bài học nào đó,
với những đối tượng học sinh khác nhau, với những giáo viên khác nhau thì sẽ

có những bản kế hoạch dạy học (giáo án) khác nhau. Thiết kế giáo án là một
công việc thường xuyên của giáo viên trước khi lên lớp. Một khi giáo án được
chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu thì sẽ giúp cho giáo viên có được sự tự tin, từ đó
quyết định rất lớn đến sự thành công của giáo viên trong giờ giảng.
Các bước thiết kế một giáo án:

-

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng
và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra bởi việc xác
định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất,
không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu vừa là cái đích hướng tới, vừa là
yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khácđó là thước đo kết quả quá trình dạy
học. Nó giúp giáo viên xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt học sinh
tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kĩ năng nào; phạm vi, mức độ đến đâu;

-

qua đó giáo dục cho học sinh những bài học gì).
Bước 2: Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan để hiểu chính xác,
đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ
bản cần hình thành và phát triển ở học sinh; xác định trình tự logic của bài học.
Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bày trong sách
giáo khoa còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác.
22


-

Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh

gồm: xác định những kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã có và cần có; dự kiến
những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải
quyết. Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới
phương pháp dạy học, giáo viên không những phải nắm vững nội dung bài
học mà còn phải hiểu học sinh để lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy
học, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp. Như vậy, trước
khi soạn giáo án cho giờ học mới, giáo viên phải đặt ra các các tình huống,
các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của học sinh. Nói cách khác, tính khả thi
của giáo án phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của học sinh, được xuất
phát từ những kiến thức mà học sinh đã có một cách chắc chắn, hay những
kiến thức, kĩ năng mà học sinh chưa có hoặc có thể quên; những khó khăn có

-

thể nảy sinh trong quá trình học tập của học sinh.
Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ
chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích
cực, chủ động, sáng tạo. Bởi vì trong giờ học theo định hướng đổi mới
phương pháp dạy học, giáo viên phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần
hợp tác, khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong
học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm

-

vui, hứng thú trong học tập cho học sinh.
Bước 5: Thiết kế giáo án. Đây là bước người giáo viên bắt tay vào soạn giáo án,
thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho
từng hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh.


I.2.

Cấu trúc của một giáo án

I.

Mục tiêu bài học: Nêu rõ yêu cầu học sinh cần đạt về kiến thức, kĩ năng và
thái độ.
Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể:
1.

Về kiến thức

23


+ Nhóm từ nhận biết, ghi nhớ (biết): liệt kê, xác định, nêu, nhận biết,
nhận diện, trình bày, định nghĩa, mô tả, ghi chép,…
+ Nhóm động từ nhận thức lịch sử (hiểu): phân biệt, mô tả, thảo luận,
giải quyết, phân loại, làm rõ công lao,…
+ Nhóm động từ vận dụng: vận dụng được những hiểu biết, rút được
bài học, liên hệ, xử lí,..
+ Nhóm động từ vận dụng cao là khâu khó nhất, giữa vận dụng và vận
2.

dụng cao có các nhóm động từ khá giống nhau: Đánh giá, nhận xét, phân tích…
Về tư tưởng, thái độ
Có các nhóm động từ: lên án, phản đối, ủng hộ, có thái độ đúng đắn, có
lập trường tư tưởng vững vàng.


3.

Về kĩ năng
Có động từ: Quan sát kênh hình, làm việc với sách giáo khoa, khai thác
xử lí tài liệu, thông tin; rèn luyện và phát triển tư duy; kĩ năng thực hành bộ
môn (lập niên biểu, biểu đồ, vẽ lược đồ, diễn đạt ngôn ngữ…)

4.

II.
III.
1.
2.
3.

Định hướng phát triển năng lực
Có năng lực chung: hợp tác, diễn đạt ngôn ngữ
Năng lực chuyên biệt: tư duy, sáng tạo
Phương tiện, thiết bị dạy học
Kênh hình lịch sử (lược đồ, tranh ảnh, phim tài liệu,…)
Thiết kế giáo án điện tử.
Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
Máy tính kết nối máy chiếu.
Tiến trình và phương pháp tổ chức
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ và chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới
Tô chưc học sinh nghiên cứu kiến thức mới
Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các
hoạt động dạy - học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
+ Tên hoạt động: Bắt đầu hoạt động phải có động từ trong đó

+ Mục tiêu của hoạt động
+ Cách tiến hành hoạt động (cá nhân hay nhóm, cả lớp)
+ Thời lượng để thực hiện hoạt động
+ Kết luận của giáo viên về những kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh
cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức,
24


kĩ năng, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu
quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp...
IV.
1.
2.

Kết thúc bài học
Tổ chức học sinh tự củng cố kiến thức bài học
Bài tập về nhà
Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc học sinh cần
phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc
để chuẩn bị cho việc học bài mới. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học (soạn
bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết).

V.
1.
2.
3.
4.
5.
-


Đánh giá giờ học, rút kinh nghiệm
Về nội dung
Có kiến thức mở rộng, liên môn và kiến thức đó có đúng hay không?
Có cập nhật kiến thức mới không?
Về phương pháp dạy học
Nhận diện, khắc sâu kiến thức phải dùng tranh ảnh.
Áp dụng các kĩ thuật mới, hiện đại vào giờ học.
Phương tiện dạy học
Máy tính kết nối máy chiếu
Thước phim tài liệu
Ngôn ngữ (nghiệp vụ sư phạm)
Tư thế viết bảng
Ngôn ngữ, giọng nói
Âm lượng truyền cảm
Tác phong đi lại, cử chỉ, ánh mắt, trang phục
Mục tiêu
Bài học đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu chưa? Đạt được như thế nào?
1.3.Thế nào là một giáo án thiết kế theo hướng đổi mới
Giáo án đổi mới là giáo án có mục tiêu mới, hướng đến người học, phát
huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người
học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng
tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư
tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu
cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy
học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh;
giờ học đổi mới phương pháp dạy học còn có những yêu cầu mới như: được
25



×