Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN Lop 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 22 trang )

Kinh nghiệm giảng dạy dự thi giáo viên giỏi cấp
cơ sở
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại những thay đổi cơ bản
trong nền giáo dục nước ta. Cụ thể là trong học tập, học sinh tích cực và chủ
động hơn, giáo viên đã đầu tư và quan tâm hơn về phương pháp và cải tiến
nội dung bài dạy có chất lượng hơn. Đó cũng là mục tiêu chung mà Ngành
giáo dục và Nhà nước đã đặt ra nhằm góp phần đào tạo nhân tài, phát triển
trí lực, tiến tới xây dựng đất nước giàu mạnh như Bác Hồ từng khẳng đònh về
vai trò của trí thức dân tộc đối với vận mệnh và sự phát triển của đất nước.
Bản thân là một giáo viên dạy môn khoa học xã hội, tôi luôn cố
gắng tìm kiếm các phương pháp dạy học mới sao cho phù hợp với các đối
tượng học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế, vừa đảm bảo mục tiêu của
Ngành đặt ra vừa đem lại hiệu quả thiết thực nhất trong mỗi tiết lên lớp.
Ngữ văn là một môn khoa học trừu tượng và có thể gọi là môn
“nghệ thuật thẩm mó” thiên về xúc cảm, do đó người học nếu không có óc
tư duy, không có xúc cảm trước cái đẹp cái hay của nghệ thuật ngôn từ hay
còn gọi là không có “tâm thơ hồn văn” thì khó mà tiếp thu và cảm nhận hết
được những giá trò “nhân học - văn học” ẩn chứa bên trong các tác phẩm.
“Tiên học lễ hậu học văn”, nền giáo dục Nho gia đã xem trọng
việc học văn và lấy đó làm nền tảng, chuẩn mực của đạo đức con người. Ở
đây “văn” không đơn thuần chỉ riêng về một môn học mà đó là toàn bộ
những tri thức khoa học cần phải tiếp thu.
Khi thực hiện phương pháp dạy học mới thì riêng ở môn Ngữ văn
chủ yếu là thay đổi về phương pháp là chính, trong khi đó do đặc trưng của
môn học mà ở một số bộ môn tự nhiên có nhiều thay đổi. Chẳng hạn việc
tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học khi lên lớp, các trang thiết bò, dụng cụ,
đồ dùng được hổ trợ đầy đủ vì các môn tự nhiên có những yêu cầu về thực
hành, tránh cách “dạy chay, dạy khô” thiếu đồ dùng minh họa như ngày
trước. Vì thế mà học sinh có phần hứng thú và chú tâm hơn vào các môn tự


nhiên. Riêng bộ môn Ngữ văn, đồ dùng dạy học chủ yếu là tranh ảnh và
bảng phụ. Có thể nói rằng ở bộ môn này còn “nghèo” về đồ dùng dạy học,
thiếu sự đa dạng và phong phú về chủng loại, chủ yếu là các tranh ảnh được
cấp. Vậy làm cách nào để học sinh có thái độ yêu thích môn Ngữ văn ? Việc
sử dụng các thiết bò, dụng cụ, đồ dùng trong giờ học Ngữ văn sao cho có hiệu
quả ?
Xuất phát từ thực trạng của vấn đề trong bộ môn mà mình phụ
trách, tôi đã bỏ thời gian ra để nghiên cứu và tích lũy được một số kinh
nghiệm trong quá trình sử dụng các phương tiện, thiết bò, đồ dùng dạy học
Trang 1
Kinh nghiệm giảng dạy dự thi giáo viên giỏi cấp
cơ sở
trong những năm đứng lớp giảng dạy và đã đạt được những kết quả khả quan.
Đặc biệt là đã thay đổi được tình cảm, thái độ của học sinh đối với môn học.
Chính từ những vấn đề trên nên tôi quyết đònh chọn và viết sáng
kiến kinh nghiệm với đề tài: Kinh nghiệm sử dụng các phương tiện, thiết bò,
đồ dùng dạy học trong môn Ngữ văn lớp 6.
2. Ý nghóa đề tài
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định chọn chủ đề trong năm học
2008-2009 là “Năm học ứng dụng cơng nghệ thơng tin”. Đây là một bước
chuyển biến mạnh mẽ trong Ngành giáo dục nước ta nhằm góp phần đáp ứng
yêu cầu thực tế hiện nay khi đất nước ta đã và đang trên đà hội nhập với thế
giới. Song cũng chưa có thể nói đó là một bước đột phá trong Ngành giáo dục
bởi các nước trong khu vực đã thực hiện vấn đề này từ rất sớm. Vậy làm thế
nào để chất lượng giáo dục được nâng cao ? Phải chăng tăng cường áp dụng
công nghệ thông tin là có thể làm được điều đó ?
Chúng ta không phủ nhận vai trò và tác dụng của công nghệ
thông tin trong môi trường giáo dục vì khi sử dụng công nghệ thông tin thì
dung lượng kiến thức nhiều, rộng rãi hơn đó là điều tất yếu, kênh hình và
kênh chữ, âm thanh được cập nhật và đa dạng hơn, phục vụ khá tốt nhu cầu

dạy và học nhưng chúng ta cần xem lại, liệu ở từng đòa phương với những
điều kiện thực tế có thể đẩy mạnh được chất lượng giáo dục bằng “đòn bẩy”
là sử dụng công nghệ thông tin ? Chính vì thế, việc viết kinh nghiệm này một
mặt là trình bày những kinh nghiệm mà bản thân tích lũy được, để san sẽ
kinh nghiệm với đồng nghiệp và cũng là dòp đánh giá lại một cách khách
quan những hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện, thiết bò và đồ dùng
dạy học trong môn Ngữ văn của giáo viên hiện nay ở các trường, lớp. Đồng
thời, góp một phần nhỏ thiết thực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của
huyện nhà.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi
Thông qua quá trình thực tế giảng dạy tại nơi đang công tác, tôi
ghi nhận được một số thuận lợi trong việc sử dụng các phương tiện, thiết bò
và đồ dùng dạy học trong môn Ngữ văn nói chung và môn Ngữ văn 6 nói
riêng.
- Thứ nhất, được Nhà nước và Ngành giáo dục quan tâm, hỗ trợ
đầu tư, cấp phát các trang thiết bò, phương tiện, đồ dùng dạy học khá đầy đủ.
- Thứ hai, là đa số giáo viên đều biết sử dụng khá thành thạo và
đã ý thức được hiệu quả của việc sử dụng các trang thiết bò, phương tiện, đồ
dùng dạy học trong giảng dạy là điều hết sức cần thiết.
Trang 2
Kinh nghiệm giảng dạy dự thi giáo viên giỏi cấp
cơ sở
- Thứ ba, là học sinh có hứng thú và tích cực học tập khi được sử
dụng các trang thiết bò, phương tiện, đồ dùng dạy học trong các tiết học.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi vừa như nêu trên thì vẫn còn vướng
phải một số khó khăn trong việc dụng các trang thiết bò, phương tiện, đồ
dùng dạy học như sau:
- Thứ nhất, ở một số trường học vẫn còn thiếu hoặc không có

điều kiện sử dụng các trang thiết bò, phương tiện, đồ dùng dạy học, điều đó
gây ảnh hưởng đến hiệu quả của giờ học.
- Thứ hai, một bộ phận nhỏ giáo viên lại ít quan tâm đến việc sử
dụng các trang thiết bò, phương tiện, đồ dùng dạy học khi lên lớp.
- Thứ ba, việc sử dụng các trang thiết bò, phương tiện, đồ dùng
dạy học trong tiết dạy vẫn chưa đem lại hiệu quả tối ưu.
- Thứ tư, một số ít cả giáo viên và học sinh chưa mạnh dạn và sử
dụng thành thạo các trang thiết bò, phương tiện, đồ dùng dạy học.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Vai trò của phương tiện, thiết bò, đồ dùng dạy học
trong giờ học nói chung và trong giờ học môn Ngữ văn nói riêng.
- Các phương tiện, thiết bò, đồ dùng dạy học là những công cụ
dùng để phục vụ cho giáo viên và học sinh công tác dạy - học đạt hiệu quả
tốt nhất.
- Theo phương pháp dạy học mới, việc tăng cường và đẩy mạnh
khâu sử dụng các phương tiện, thiết bò, đồ dùng dạy học trong khi lên lớp đã
làm thay đổi cơ bản những hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống.
- Thông qua việc giáo viên sử dụng các phương tiện, thiết bò, đồ
dùng dạy học gián tiếp đã hình thành các kỹ năng sử dụng, vận dụng, thực
hành cho học sinh. Điều này giúp các em học sinh có thể nắm vững được
kiến thức và hiểu bài một cách nhanh chóng.
- So với phương pháp truyền thống trước đây, việc dạy học
không có sử dụng các phương tiện, thiết bò, đồ dùng dạy học thì chủ yếu là
thầy đọc trò ghi, thầy gợi trí tưởng tượng cho học sinh thông qua lời thuyết
giảng, điều đó khiến cho các em học sinh rơi vào trạng thái mơ hồ, có khi
hiểu sai hoặc đánh giá sai vấn đề của bài học, thiếu đi tính khách quan.
Nhưng khi ta sử dụng các phương tiện, thiết bò, đồ dùng dạy học thì điều thay
đổi cơ bản và rõ rệch nhất là làm cho giờ học thêm phần sinh động, học sinh
chú tâm hơn vào vấn đề, khơi gợi được tư duy và trực quan của học sinh, từ
đó các em nắm được kiến thức bài sâu hơn (biết và tự làm được).

- Thông qua đó, chúng ta cũng có thể đánh giá được năng lực sử
dụng, mức độ tiếp nhận kiến thức của học sinh khi sử dụng các trang thiết bò,
Trang 3
Kinh nghiệm giảng dạy dự thi giáo viên giỏi cấp
cơ sở
phương tiện, đồ dùng dạy học. Điều này giúp người giáo viên kòp thời tìm ra
các biện pháp nhằm giúp các em học sinh khắc phục được những hạn chế
trong quá trình tiếp cận các phương tiện, thiết bò, đồ dùng dạy học trên lớp.
- Điều cần nhất trong suốt mỗi tiết dạy là kết quả học tập của
hoc sinh, nếu học sinh nắm và hiểu được bài học thì tiết dạy đã đáp ứng được
mục tiêu bài học và trong đó cũng có vai trò của việc sử dụng các phương
tiện, thiết bò, đồ dùng dạy học.
2. Phân loại các loại phương tiện, thiết bò, đồ dùng dạy
học trong giảng dạy.
a. Phương tiện dạy học: Phấn viết bảng, thước kẻ, viết long
dầu, keo dán, phiếu học tập, nam châm, đèn chiếu tia laze, bút chỉ, ….
b. Thiết bò và đồ dùng dạy học: Máy cassetts, tivi, đầu đóa
CD, bộ máy chiếu qua đầu projector, máy chiếu qua đầu sử dụng bằng phim
trong, các loại tranh ảnh, bảng phụ, lược đồ, sơ đồ, bản đồ, các biểu mẩu vật,
mô hình,….
c. Các loại phương tiện, thiết bò, đồ dùng dạy học trong
môn Ngữ văn: Do đặc trưng của môn học, vì vậy môn Ngữ văn thiếu sự đa
dạng và phong phú về các loại phương tiện, thiết bò, đồ dùng dạy học, chủ
yếu là các loại tranh ảnh minh họa, bảng phụ.
d. Đồ dùng dạy học tự làm:
Ngoài những trang thiết bò, phương tiện, đồ dùng dạy học
được cấp còn có những đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên: bảng phụ đa
năng, bản đồ tự chế, tranh ảnh tự vẽ hoặc các bộ sưu tập,….
Tuy nhiên, ở môn Ngữ văn vẫn có thể sử dụng một cách
khá linh hoạt các phương tiện, thiết bò, đồ dùng dạy học (dùng máy cassetts,

tivi, đầu CD, bộ máy chiếu qua đầu, bản đồ,…) để làm cho bài giảng và giờ
học thêm phần sinh động và đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Kinh nghiệm sử dụng phương tiện, thiết bò, đồ dùng
dạy học trong giờ học Ngữ văn 6.
Trong quá trình dạy học môn Ngữ văn 6 nói riêng và môn Ngữ
văn THCS nói chung, giáo viên cần chú ý và thực hiện tiêu chí “6 đúng 2
chiều” như sau:
3.1 Chiều dọc:
3.1.1. Đúng kiểu bài:
Trên cơ sở xác đònh mục tiêu của bài học, căn cứ vào nội
dung chương trình, dung lượng kiến thức bài học, giáo viên cần chú ý:
Xác đònh kiểu bài thuộc phân môn nào, ứng với phân môn
(cụ thể là bài hóc đó) ta cần chọn loại phương tiện, thiết bò, đồ dùng dạy học
nào cho phù hợp. Phù hợp với điều kiện của nhà ttrường, phù hợp với đạc
Trang 4
Kinh nghiệm giảng dạy dự thi giáo viên giỏi cấp
cơ sở
điểm tình hình của lớp, phù hợp với từng học sinh. Việc xác đònh loại phương
tiện, thiết bò, đồ dùng dạy học được dùng sao cho tương xứng với kiểu bài là
điều rất quan trọng, nếu ta làm được điều này thì hiệu quả của tiết học sẽ
tăng lên rõ rệch còn ngược lại sẽ làm lãng phí công sức của giáo viên và mất
thời gian cho học sinh trong quá trình học tập trên lớp, nói cách khác là
không phát huy được hiệu quả của đồ dùng dạy học mà còn làm phản tác
dụng của chúng.
Ví dụ: Khi dạy tiết 33, 34 - Bài “Ông lão đánh cá và con
cá vàng” (Sgk/NV6 tập I, tr.91), chúng ta sẽ sử dụng 3 loại phương tiện, thiết
bò, đồ dùng chính: tranh ảnh minh họa, bảng phụ và phiếu học tập để học
sinh thảo luận và ghi kết quả vào đó.
Trong đó chú ý đến tranh ảnh minh họa ngay trong bài
giảng mà chúng ta còn có thể được sử dụng tiếp cho các bài học thuộc phân

môn Tiếng Việt và Tập làm văn, cụ thể khi ta dạy bài “Danh từ” phần tiếp
theo, tiết 41 (SGK/NV6 tập I, tr.108) để học sinh nhìn tranh và tìm ra các
danh từ, trên cơ sở đó giáo viên cho học sinh phân loại danh từ chung và
danh từ riêng. Như thế, ta vừa ôn lại kiến thức Văn học vừa trực quan để tìm
hiểu kiến thức Tiếng Việt.
Hoặc khi dạy bài “Lời văn, đoạn văn tự sự” (SGK/NV6
tập I, tr. 58) - tiết 20 cần phải có tranh ảnh minh họa để làm nội dung bài học
và không khí tiết học được sinh động hơn. Giáo viên có thể sử dụng tranh
minh họạ từ bài “Con Rồng, cháu Tiên” để hình thành ở học sinh kỹ năng
tạo lời văn, đoạn văn tự sự.
Trang 5
Kinh nghiệm giảng dạy dự thi giáo viên giỏi cấp
cơ sở
- Giáo viên đặt câu hỏi:
? Dựa vào nội dung bức tranh trên, em hãy tạo lập lời văn nêu lên tình cảm
của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
? Em hãy quan sát tranh vẽ và viết thành một đoạn văn ngắn kể lại cảnh Lạc
Long Quân và Âu Cơ chia con ?
Một cách khác nữa, là chúng ta sẽ dùng tranh ảnh minh
họa để cho học sinh kể lại truyện bằng lời văn của chính bản thân các em,
đấy là chúng ta đã tích hợp được với môn Tập làm văn để rèn kỹ năng trình
bày miệng cho học sinh, giúp học sinh biết cách chọn từ ngữ và diễn đạt tốt.
Cụ thể khi dạy bài “Thứ tự kể trong văn tự sự” (SGK/NV6 tập I, tr.97) - tiết
36. Giáo viên sẽ cho học sinh nhìn tranh minh họa của hai bài : “Thạch
Sanh” hoặc “Ông lão đánh cá và con cá vàng” rồi kể lại các sự việc chính
trong truyện, qua đó cho các em hãy phát hiện thứ tự kể trong truyện như thế
nào ? Thứ tự kể như thế đem lại hiệu quả nghệ thuật gì ?
Nói tóm lại, là giáo viên cần xác đònh nên sử dụng loại
phương tiện, thiết bò, đồ dùng dạy học nào cho phù hợp với kiểu bài và tích
hợp được với các phân môn còn lại.

3.1.2. Đúng mục đích: Như phía trên đã trình bày, việc
chọn phương tiện, thiết bò, đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với kiểu bài là
một phần đã đáp ứng được yêu cầu về mục đích sử dụng phương tiện, thiết
bò, đồ dùng. Tuy nhiên, chúng ta cần phân đònh rõ đâu là đúng mục đích,
đúng mục đích là chúng ta chọn sử dụng phương tiện, thiết bò, đồ dùng dạy
học đó nhằm mục đích gì ? Kết quả cần đạt được là gì thông qua phương tiện,
thiết bò, đồ dùng dạy học đó ? Sử dụng phương tiện, thiết bò, đồ dùng ấy,
Trang 6
Kinh nghiệm giảng dạy dự thi giáo viên giỏi cấp
cơ sở
nhằm khắc sâu kiến thức gì là trọng tâm, hình thành kỹ năng gì ở học sinh,
… ?
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh” - tiết 9
(SGK/NV6 tập I, tr.31), giáo viên sẽ cho học sinh xem tranh minh họa cảnh
Sơn Tinh , Thủy Tinh giao tranh. Để các em thấy được kòch tính trong truyện,
thấy được tài năng và sự quyết liệt trong trận chiến giữa hai nhân vật đều là
những vò thần, qua đây nhằm mục đích gợi cho học sinh trí tưởng tượng về
công cuộc chống chọi với thiên tai, lũ lụt của người dân Việt cổ xưa vất vã
và khó khăn ra sao cùng với ước mong khắc phục và chế ngự được thiên tai.

Đồng thời, trong lúc học sinh xem tranh, giáo viên có thể đặt ra câu hỏi sau:
? Tại sao trong trận chiến giữa hai vò thần lại có sự xuất hiện của hình ảnh
người dân Việt cổ ?
Mục đích là để học sinh tư duy và trả lời là: Vì Thủy Tinh
gây ra lũ lụt khiến thành Phong Châu ngập lụt, người dân rơi vào cảnh khốn
cùng vì thế ai cũng mong muốn Sơn Tinh thắng để có cuộc sống yên ổn,
không có lũ lụt, mưa bão nên họ đã chung tay góp sức cùng Sơn Tinh đánh
lại Thủy Tinh nhằm bảo vệ cuộc sống yên bình.
Hay, dùng tranh ảnh minh họa về cảnh lũ lụt hàng năm
xảy ra ở các vùng đồng bằng, để học sinh thấy được sự ảnh hưởng của thiên

tai đến cuộc sống của con người và từ đó khơi gợi ở học sinh ý thức tham gia
vào công tác thủy lợi ở đòa phương hoặc giáo dục học sinh bảo đảm tính an
toàn trong mùa lũ.
Ví dụ 2: Đối với bài: “Sự tích hồ Gươm” (SGK/NV6 tập I,
tr.39), ngoài việc giáo viên dùng tranh để minh họa nội dung chính của bài
Trang 7
Kinh nghiệm giảng dạy dự thi giáo viên giỏi cấp
cơ sở
học còn có thể giới thiệu thêm một số hình ảnh về phong cảnh Hồ Gươm
hiện nay, hình ảnh cụ rùa thường ngoi lên khỏi mặt nước, hình ảnh về cầu
Thê Húc, đền Ngọc Sơn,… hay dùng bản đồ hay lược đồ đất nước Việt Nam,
bút chỉ (đèn chiếu tia laze) để các em xác đònh được vò trí đòa lý của Thủ đô
Hà Nội trên bản đồ đất nước,….
Từ đó, liên hệ đến tình trạng môi trường đang báo động
trong nguồn nước ở hồ Gươm, giáo dục các em cần giữ gìn vệ sinh môi
trường ở những nơi cộng cộng, cụ thể là trường học của chúng ta và nhất là
công tác bảo vệ những di tích, danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước.
Trang 8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×