Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài của chuỗi nhà hàng Món Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.83 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI CỦA CHUỖI NHÀ HÀNG MÓN HUẾ”
( THỊ TRƯỜNG THÁI LAN)

Giảng viên: Th.S Hồ Thị Hải Thùy
K52D – NHÓM MINIONS

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2015


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

MỤC LỤC


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

A. LỜI MỞ ĐẦU

Ẩm thực có thể nói luôn là nguồn khai thác vô tận và tiềm năng của các nhà kinh
doanh. Sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực quê hương đặc biệt là ẩm thực đặc trưng của
từng vùng, miền không những mang lại những nguồn thu lớn cho các chủ đầu tư mà còn
giúp lưu giữ và duy trì bản sắc văn hóa của dân tộc. Qua tay nghề khéo léo và tỉ mỉ của
những người đầu bếp, văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia, mỗi đất nước được biết đến rộng


rãi và trở thành một thương hiệu tiêu biểu cho quốc gia đó. Riêng đối với Việt Nam, hẳn
không ai xa lạ với nghệ thuật ẩm thực xứ Huế - một nét tinh hoa đặc sắc làm nên sức hấp
dẫn của văn hóa vùng đất cố đô. Ngày nay ẩm thực Huế không những trở thành một di sản
văn hóa nổi tiếng cả trong và ngoài nước mà còn được đưa vào trong các mô hình kinh
doanh ăn uống. Hiện nay ở Việt Nam, chuỗi nhà hàng Món Huế thuộc tập đoàn Huy Việt
Nam (Huy Vietnam Group Limited) được xem là thương hiệu thành công nhất mang đến
những món ăn có hương vị tinh túy của ẩm thực vùng cố đô. Nhằm nâng cao giá trị và phát
triển văn hóa ẩm thực Việt Nam trên trường quốc tế, nhóm chúng tôi có đưa ra hai thị
trường để phân tích và so sánh nhằm chọn ra thị trường phù hợp hơn để phát triển chuỗi
cửa hàng. Bài tiểu luận “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
NƯỚC NGOÀI CỦA CHUỖI NHÀ HÀNG MÓN HUẾ” sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quát
về hai thị trường mục tiêu mà chuỗi cửa hàng hướng đến và đề xuất chiến lược để thâm
nhập vào thị trường có tiềm năng.
Nội dung bài tiểu luận gồm có 3 phần:
-

Chương 1: Tổng quan về công ty và chiến lược Marketing mix tại thị trường

-

Việt Nam
Chương 2: Phân tích và so sánh hai thị trường mục tiêu : Thái Lan và Singapore
Chương 3: Lựa chọn thị trường, đề xuất chiến lược thâm nhập thị trường và bài

học kinh nghiệm từ những doanh nghiệp đã ứng dụng mô hình tương tự
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.
1. Giới thiệu công ty
3



Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

Hoạt động từ năm 2006, chuyên phục vụ các món ăn truyền thống Việt Nam từ những
công thức gia truyền độc đáo. Chuỗi nhà hàng Món Huế chuyên nghiệp trong cung cách
quản lý với tiêu chuẩn quốc tế, đã và đang mang đến cho thực khách những lựa chọn phù
hợp với thu nhập, nhưng vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Trong
tương lai, chuỗi nhà hàng Món Huế sẽ mở rộng mạng lưới kinh doanh, mục tiêu đến cuối
năm 2015 sẽ có 150 chi nhánh ở TP HCM và Hà Nội. Nhà hàng Món Huế chuyên phục vụ
thực khách đa dạng các món ăn vùng miền với phong cách chuyên nghiệp cùng thiết kế
không gian độc đáo, đã thực sự tạo được sức hút và sự ủng hộ nhiệt tình của thực khách
nhiều nơi.
Theo tờ Nhật Báo Kinh Tế (Hong Kong) Tập đoàn Huy Việt Nam đã nhận được 15
triệu đô từ các nhà đầu tư đến từ Sigapore, Hồng Kong, Trung Quốc và có kế hoạch lên
sàn chứng khoán Hong Kong trong năm nay để huy động thêm vốn. Mục tiêu phát triển 2
đến 4 điểm bán hàng mỗi tháng trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
Đến với nhà hàng Món Huế, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn mang đậm
nét văn hóa của vùng đất cố đô như: Cơm hến, bún hến, bún bò giò heo, nem Huế, tôm
chua, thịt luộc hay các loại bánh khoái, bánh nậm, bánh bèo… Đây là những món ăn bình
dân và bạn có thể thưởng thức chúng ở nhiều nơi tại Sài Gòn, song đến nhà hàng Món Huế
bạn sẽ được trải nghiệm những món ăn này với vị thơm ngon đúng nghĩa mà ít nơi có
được. Ngoài ra, những món ăn tại “Món Huế” còn chứa đựng sự hài hòa về màu sắc –
hương vị, tính âm – dương và bố cục trình bày.
Mỗi ngày, nhà hàng Món Huế chào đón hàng trăm khách, khách hàng chủ yếu của nhà
hàng là học sinh, sinh viên và dân văn phòng. Giá của các món ăn tại nhà hàng Món Huế
từ 40 – 80 ngàn/món. Song song với mục tiêu phát huy và gìn giữ giá trị ẩm thực truyền
thống, hệ thống nhà hàng đã nâng tầm giá trị của những món ăn, hương vị bằng sự cách

tân đổi mới vào đầu tư đội ngũ nhân viên, hệ thống nhà hàng sang trọng, giúp khách hàng
trải nghiệm được hết những giá trị tinh túy trong từng món ăn ngon.
Sự thành công và phát triển nhanh chóng của chuỗi nhà hàng Món Huế hiện nay chính
là sự khẳng định về uy tín, chất lượng dịch vụ. Đằng sau thành công đó là cả một quy trình
4


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

vận hành đảm bảo về uy tín, chất lượng dịch vụ, chiến lược kinh doanh và quản lý hệ
thống tài chính chuyên nghiệp.
2. Quy trình STP ( Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị

thị trường)

a. Segmentation: Phân đoạn thị trường

Thị trường ăn uống ở Việt Nam khá đa dạng, nhu cầu, thói quen và sở thích của khách
hàng có nhiều điểm khác biệt nhau, chính những điều này đòi hỏi Nhà hàng Món Huế cần
thiết phải phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm nhỏ hơn theo các tiêu chí khác
nhau, từ đó có thể tiếp cận dễ dàng và hiệu quả hơn, lựa chọn được thị trường mục tiêu
phù hợp, tận dụng được lợi thế cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận của mình.
Nhà hàng Món Huế tập trung phân chia thị trường theo các tiêu thức sau:


Địa lý:

Nhà hàng Món Huế tập trung ở khu vực TP.HCM là nơi có mật độ dân số cao, khí hậu

thuận lợi, kinh tế phát triển năng động. Hiện nay Nhà hàng Món Huế bắt đầu mở rộng
phạm vi địa lý của mình ra các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và đặc biệt là tiến
trình mở chuỗi nhà hàng Món Huế tại Hà Nội trong thời gian gần đây.

5


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

Với tính chất sản phẩm của mình, địa điểm của các nhà hàng này thường là ở các khu
trung tâm, khu thương mại đông dân và khách hàng sẽ không mất nhiều hơn vài phút đi bộ
trong thành phố hoặc đi ôtô ở khu vực rìa như Thủ Đức.


Nhân khẩu học:

Tuổi tác: Nhà hàng Món Huế tập trung vào đối tượng khách hàng từ 15 tuổi trở lên, đây là
đối tượng học sinh, sinh viên và người đi làm, là những đối tượng đã bắt đầu tự chủ về tài
chính, tự chủ hơn trong các quyết định mua hàng, sử dụng dịch vụ….
Thu nhập: với mức giá từ 40 ngàn/ sản phẩm, nhà hàng đánh vào phân khúc thu nhập
thuộc tầm trung là chủ yếu.
Thế hệ: một trong những đối tượng chính của nhà hàng Món Huế chính là đối tượng gia
đình với nhiều thế hệ; kinh doanh món ăn đặc trưng của khu vực miền Trung – Huế, nhà
hàng cũng hướng đến đối tượng khách hàng là người miền Trung hiện sinh sống tại các
thành phố khác ( TP.HCM, Hà Nội…)
Tâm lý: lựa chọn TP.HCM là nơi bắt đầu triển khai chuỗi nhà hàng của mình, công ty nhận
thấy tâm lí tiêu dùng của người dân ở đây là khá thoải mái trong việc tiếp nhận cái mới
( điều này là khó khăn hơn ở các khu vực miền Bắc Việt Nam), lối sống của người miền

Nam đa phần khá cởi mở, thích thử những thứ mới.
b. Targeting : Lựa chọn thị trường mục tiêu

Sau khi xem xét các phân khúc thị trường theo những tiêu chí khác nhau, doanh nghiệp
cần lựa chọn thị trường mục tiêu cho nhà hàng Món Huế để có thể đưa ra các nỗ lực
marketing thích hợp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Có thể thấy, khách hàng mục tiêu mà nhà hàng hướng tới là những người có thu nhập
cao hơn mức trung bình, các du khách, những người nước ngoài sinh sống và làm việc ở
các thành phố lớn tại Việt Nam. Lý do lựa chọn thị trường mục tiêu này:

6


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

+ Phân khúc khách hàng với thu nhập cao hơn mức trung bình phù hợp với tính chất sản
phẩm cũng như giá cả mà nhà hàng hướng đến: món ăn và cung cách phục vụ theo phong
cách truyền thống Huế được tiêu chuẩn nhà hàng mang phong cách ẩm thực cung đình.
+ Đây là đối tượng khách hàng sẵn sàng chi trả với mức giá cao hơn so với mức trung bình
chung trên thị trường để có được một không gian ăn uống sang trọng, cung cách phục vụ
tốt, món ăn chất lượng và cũng chính là đối tượng chính thường xuyên lựa chọn sử dụng
dịch vụ nhà hàng.
+ Lựa chọn các thành phố lớn ( TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương…) vì đây là nơi tập trung
đông dân cư, mức độ thu nhập đa dạng, đời sống sinh hoạt năng động. Đây cũng là nơi các
du khách nước ngoài đến tham quan, sinh sống hay làm việc, đối với sản phẩm mang đặc
trưng văn hóa Việt Nam, đối tượng khách nước ngoài là một trong những khách hàng mục
tiêu của nhà hàng.
+ Đây cũng là thị trường có triển vọng ngày càng phát triển do đời sống ngày càng được

cải thiện và nâng cao.
 Như vậy, nhà hàng Món Huế chủ yếu phân khúc thị trường theo địa lý ( lựa chọn

các thành phố lớn tập trung đông dân cư, tần suất sử dụng cao) và nhân khẩu học
( chủ yếu đánh vào đối tượng khách hàng có thu nhập cao hơn mức trung bình,
khách hàng nước ngoài – là đối tượng sẵn sàng sử dụng sản phẩm). Đây cũng chính
là thị trường mục tiêu của Chuỗi nhà hàng Món Huế.
c. Positioning : Định vị thị trường

7


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

Lợi thế cạnh tranh của nhà hàng Món Huế so với các địa điểm khác kinh doanh mặt
hàng tương tự chính là ở các yếu tố về chất lượng và không gian. Với mặt hàng kinh doanh
đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam, sự tiêu chuẩn hóa ở mức độ cao về chất lượng trong
khắp chuỗi nhà hàng, không gian sang trọng, cung cách phục vụ cung đình, nguyên liệu sử
dụng đến từ Huế, nhà hàng luôn chú trọng về các thế mạnh của mình để xây dựng hình ảnh
nhằm chiếm được vị trí và giá trị đặc biệt trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
Nhà hàng Món Huế cam kết: “Hà Nội, Sài Gòn, Đồng Nai hay Bình Dương… dù ở
nơi đâu, mỗi nhà hàng chúng tôi ra đời đều chung một tâm huyết, chung một sự tận tâm
dành cho khách hàng. Và sự hài lòng, yêu mến cuả khách hàng là nguồn động lực khích lệ
sự cố gắng hoàn thiện chất lượng của nhà hàng chúng tôi".
Nhà hàng món Huế được định vị trong mắt khách hàng là một nhà hàng đem đến
phong vị ẩm thực miền trung đậm đà với chất lượng và cung cách phục vụ tốt. Là nơi giúp
khách hàng thưởng thức ẩm thực miền Trung ngay giữa lòng thành phố. Nhà hàng mang
biểu tượng của sự sang trọng, chất Huế thi vị và chất lượng cao.Hàng loạt các hoạt động

marketing cũng như hoạt động truyền thông, xã hội của Nhà hàng món Huế đều tập trung
hướng đến hình ảnh thương hiệu này.
3. Chiến lược marketing mix của chuỗi nhà hàng Món Huế tại thị trường Việt Nam.
3.1. Chiến lược sản phẩm
Sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu làm nên tên tuổi của Nhà hàng món Huế.
Sản phẩm ở đây bao gồm các món ăn và dịch vụ, đặc biết món Huế là nét ẩm thực không
chỉ mang màu sắc độc đáo của địa phương mà còn là bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút
người dân nội địa và cả du khách quốc tế.
3.1.1. Độ tiêu chuẩn hóa cao với những sản phẩm chất lượng
a) Đồ ăn được tiêu chuẩn hóa cao và nhất quán
Một trong những mục tiêu của Nhà hàng món Huế là tạo ra những món ăn có hương vị
như nhau ở khắp các chuỗi cửa hàng. Khách hàng dù ở thành phố Hồ Chí Minh hay Hà
Nội khi bước vào nhà hàng đều có thể thưởng thức món bún bò hay bánh Huế với chất
lượng và hương vị giống hệt nhau. Chiến lược này, một mặt giúp nhà hàng tiết kiệm chi
8


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

phí, mặt khác tạo ra được sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời tạo được ấn
tượng đặc biệt với khách hàng.
b) Sản phẩm được đảm bảo chất lượng cao
Tại Nhà hàng món Huế tất cả các công thức chế biến đều được thử nghiệm và kiểm tra
kỹ lưỡng trước khi đưa vào áp dụng. Việc giám sát được tiến hành tại cả hệ thống nhà hàng
và tất cả các khâu cung cấp. Họ tiến hành kiểm tra và giám sát thường xuyên, có báo trước
hoặc đột xuất tới các nhà hàng. Nhà hàng món Huế cũng luôn tuân thủ một quy trình chế
biến nghiêm ngặt để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như sự bổ dưỡng của món
ăn. Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là mục tiêu hàng đầu của công ty.

3.1.2 Chú ý đến khách hàng, khả năng đổi mới, linh hoạt
Triết lý ẩm thực Huế là nghệ thuật làm cho các thực phẩm bình dân hằng ngày trở
thành những món ăn nổi tiếng. Nói cách khác, nấu ăn, thưởng thức cũng là một nghê thuật.
Do đó, các loại món Huế nổi tiếng như: Cơm Hến, Bún Hến, Bún Bò Giò Heo, Nem Huế,
Tôm Chua, Thịt Luộc,… hay các loại Bánh Khoái, Bánh Nậm, Bánh Bèo,…đều được làm
nhỏ mỏng, đúng hương vị, trình bày hài hòa thể hiện một triết lý sống của người Huế.
Danh mục sản phẩm của Nhà hàng món Huế cũng được sắp xếp theo nhiều loại giúp
người tiêu dùng dễ chọn lựa. Danh mục sản phẩm bao gồm bún - bánh canh
bánh - bánh cuốn, chả - nem - gỏi, các món cơm - cháo, nước ép trái cây, các món chè, các
món chay.
3.1.3. Sản phẩm khá đa dạng, phong phú
Nhà hàng món Huế xây dựng một thực đơn khá đa dạng với hơn 35 lựa chọn cho khách
hàng từ các món Huế, các loại phở, các loại cơm và canh tiềm. Các loại đồ uống và món
tráng miệng, chè cũng ngày càng phong phú. Ngoài ra nhà hàng món Huế còn có các món
chay khác nhau tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu ăn uống khác nhau của thực khách cũng
như ở những dịp lễ khác nhau.
Ngoài ra, Nhà hàng món Huế còn phát triển thêm những dịch vụ đi kèm nhằm tạo thêm
nhiều tiện ích cũng như thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng, chẳng hạn như dịch vụ phục vụ
9


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

nhanh, giao hàng tận nơi, dịch vụ đặt hàng trực tuyến, dịch vụ dành cho thẻ VIP, và dịch
vụ tổ chức party sinh nhật.
3.2. Chiến lược giá cả
Bảng 2.1: Giá bán một số món chính của Nhà hàng món Huế
Tên món


Giá (VNĐ)

Bún bò Huế

45 000 – 60 000

Mì Quảng

50 000

Bún thịt nướng

46 000

Bún bò giò gân

60 000

Chạo tôm cuốn bánh hỏi

115 000

Bún hến

45 000

Bánh bột lọc

42 000


Cháo hến

44 000

Chả phụng

179 000

Cơm đùi gà cung đình

84 000

Gà bóp cơm cháy

84 000

Gỏi mít

52 000

Nem công

179 000

Nhà hàng món Huế không đưa một mức giá đồng nhất mà có sự phân biệt giá giữa các
sản phẩm. Thông tin về giá của sản phẩm được ghi rõ ràng trong menu tại quầy, trong
menu đăng trên website và trên Facebook của nhà hàng. Nhìn chung so với các cửa hàng
món Huế bình dân, mức giá của nhà hàng cao hơn gấp 1,5 - 2 lần. Còn nếu so sánh với
những tên tuổi khá nổi tiếng như Như Lan, món Huế O Hiệp.. thì Nhà hàng món Huế cũng

vẫn cao hơn khoảng 5,000 - 10,000. Việc định giá cao một phần là những món ăn truyền
thống Huế được tiêu chuẩn nhà hàng mang phong cách ẩm thực cung đình, mặt khác
khách hàng mục tiêu mà nhà hàng hướng tới là những người có thu nhập cao, các du
10


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

khách, những người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam. Hiện nay, khách hàng
đến với nhà hàng ngày càng đông và thường xuyên hơn, dù vẫn chủ yếu giới hạn ở bộ
phận dân cư có thu nhập cao hơn mức trung bình.
Ngoài ra nhà hàng món Huế còn có những chiến lược điều chỉnh giá theo đối tượng
khách hàng như những chương trình ưu đãi về giá cho những khách hàng sở hữu thẻ VIP,
giảm giá trong một thời gian ngắn đặc biệt…
3.3. Chiến lược phân phối
a) Xây dựng chuỗi nhà hàng rộng khắp cả nước
Nhà hàng món Huế luôn tập trung vào việc quản lý chi phí, kiểm soát chặt chẽ việc
phát triển kinh doanh với những kế hoạch mở rộng thận trọng và mang tính chiến lược.
Kể từ khi thành lập đến nay, Nhà hàng món Huế đã có tổng cộng 90 chi nhánh trải dài từ
Nam ra Bắc. Điều này cho thấy chiến lược mở rộng các kênh phân phối dàn trải ở nhiều
địa phương nhằm tiếp cận tối đa khách hàng.
b) Lựa chọn vị trí kinh doanh thuận lợi
Yếu tố vị trí được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của hệ thống kinh doanh trong
lĩnh vực nhà hàng ăn uống. Cho dù mô hình của hệ thống có hoàn thiện đến đâu nhưng chỉ
cần sai vị trí mở cửa hàng là coi như nắm phần thất bại. Để mang lại sự tiện lợi cho khách
hàng, Nhà hàng món Huế không chỉ nỗ lực phục vụ nhanh chóng mà luôn chọn đặt cửa
hàng ở các vị trí thuận lợi. Đó thường là ở các khu trung tâm, khu thương mại đông dân và
khách hàng sẽ không mất nhiều hơn vài phút đi bộ trong thành phố hoặc đi ôtô ở khu vực

rìa như Thủ Đức.
c) Cửa hàng trực tuyến
Trang web bán hàng cung cấp dịch vụ, giao hàng tận nhà với giao diện song ngữ tạo
thuận tiện cho đối tượng khách hàng bản xứ và quốc tế. Ngoài ra, Nhà hàng món Huế còn
ứng dụng giải pháp Shopory là ứng dụng Thương mại điện tử tích giỏ hàng trên Facebook
tạo điều kiện bán sản phẩm thông qua mạng xã hội này.
3.4. Chiến lược xúc tiến
11


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

a) Quảng cáo rộng rãi trên nhiều phương tiện
Ngay từ những ngày đầu tiên, Nhà hàng món Huế đã nhận ra tầm quan trọng của
Marketing trong quá tình xây dựng thương hiệu. Quảng cáo tất nhiên không phải là nguyên
nhân duy nhất dẫn đến thành công nhưng không thể tách bỏ vai trò quan trọng của nó. Cho
đến bây giờ, số tiền đầu tư vào quảng cáo và khuyến mãi của Nhà hàng món Huế luôn
chiếm một tỷ lệ cố định trong doanh thu của các nhà hàng.
Gần như không xuất hiện trên truyền hình, nhà hàng món Huế sử dụng hình thức quảng
cáo truyền miệng, nhờ chính những thực khách đã từng thưởng thức món ăn này giới thiệu
cho người thân, bạn bè của họ. Thay vì tiến hành quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện
truyền hình, nhà hàng món Huế chủ yếu PR qua báo chí với những mẫu quảng cáo rất hấp
dẫn, hay những thông tin nhấn mạnh vào chất lượng của thành phần sản phẩm trên các bài
báo, tạp chí như Vnexpress, Thanh niên, Tiếp thị & Gia đình…Với sự bùng nổ của công
nghệ thông tin trên toàn cầu, nhà hàng món Huế đã giành khá nhiều ngân quỹ cho việc
quảng cáo trực tuyến, cho các web mở để trao đổi thông tin với khách hàng như Lingo.vn.
Điều này đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của Nhà hàng món
Huế.

b) Tăng cường các hoạt động PR, quan hệ công chúng
-

Tạo kênh chính thức trên Youtube giới thiệu về món Huế

-

Xuất hiện trong hàng loạt chương trình "Chúng tôi là phụ nữ" giới thiệu ẩm thực Huế
và Nhà Hàng Món Huế ( được phát sóng 21h hàng ngày trên Youtv và 18h30 trên
SNTV), “Living Vietnam in a day”…

-

Chương trình “Ăn mê say - Vàng trao tay” nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam
với các phần quà hấp dẫn (cây vàng SJC, iphone 6) bắt đầu từ 30/04/2015 kéo dài đến
31/05/2015.

3.5. Chiến lược bằng chứng vật lý
Các chuỗi nhà hàng món Huế đều có nét đặc trưng là nền tông nâu trầm và biểu tượng
cái dĩa và đôi đũa màu vàng khung đen. Tất cả các nhân viên của công ty đều thống nhất
cùng đồng phục và tùy theo cấp bậc của nhân viên mà có sự nhận biết khác nhau. Hệ thống
12


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

nhận diện thương hiệu như thế giúp khách hàng có thể nhận ra nhà hàng món Huế dễ dàng
không bị nhầm lẫn với các thương hiệu khác. Không chỉ tạo cho khách hàng ấn tượng từ

cái nhìn bên ngoài, khách hàng còn nhận thấy được sự chuyên nghiệp trong cách phục vụ
của nhân viên tại cửa hàng. Cửa hàng áp dụng chặt chẽ các tiêu chí về tiêu chuẩn vệ sinh,
chất lượng, tốc độ, sự chính xác, thiết bị vận hành tốt nhằm mang lại cho khách hàng sự
phục vụ tốt nhất. Hệ thống trang thiết bị hiện đại và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Khách hàng có thể vừa ăn vừa trò chuyện trong không gian thoải mái, lịch sự cùng bạn bè,
gia đình. Hệ thống vệ sinh đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng với sự sạch sẽ và tiện lợi.
Bên cạnh đó, ở một số cửa hàng, nhà hàng món Huế còn dành những khu vực cho trẻ em
vui đùa, phục vụ cho các em nhỏ nhân ngày sinh nhật, tạo cảm giác an toàn cho ba mẹ khi
đưa trẻ vào hệ thống cửa hàng. Khách hàng sẽ cảm nhận được sự sang trọng, thanh lịch
trong cách bài trí của cửa hàng với những bộ bàn ghế salon êm ái, hệ thống đèn đẹp mắt
cùng những bức tranh về vùng cố đô xưa đầy nghệ thuật. Không gian ở đây mang đậm âm
hưởng cung đình Huế. Thực khách có thể chọn cho mình một chỗ ngồi gần cửa kính để
vừa thưởng thức món ăn vừa ngắm nhìn ra khung cảnh yên ả bên ngoài.
3.6. Chiến lược nhân sự
Con người là yếu tố quan trọng trong hoạt động của một tổ chức quyết định sự thành
bại của một doanh nghiệp. Với doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ thì yếu tố con
nguời có một vị trí đặc biệt với sản phẩm của doanh nghiệp và góp phần không nhỏ tạo
nên sự thành công cũng như định vị được thương hiệu trong lòng khách hàng. Thái độ
phục vụ tận tình, chu đáo giải đáp các thắc mắc, giải quyết khiếu nại, cung cấp đầy đủ
thông tin về sản phẩm khi khách hàng cần đã tạo nên sự thỏa mãn của khách hàng khi sử
dụng dịch vụ tại nhà hàng món Huế. Sự thân thiện, tươi vui của nhân viên tạo cho khách
hàng một không khí thoải mái và dễ chịu. Công thức thành công của nhà hàng món Huế là
tập trung vào việc nâng cao năng lực của nhân viên nằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng
và tăng lợi nhuận. Nhà hàng món Huế đã thể hiện một phong cách chuyên nghiệp trong
đội ngũ nhân viên, không ngừng cải thiện đội ngũ nhân viên để hoạt động một cách có
hiệu quả nhất. Tất cả các chương trình đào tạo nhân viên của nhà hàng món Huế đều
hướng tới việc không ngừng cải thiện, nâng cao kĩ năng, trình độ chuyên môn trong công
13



Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

việc cho nhân viên để có thể đáp ứng tiêu chuẩn phục vụ tốt hơn, chuyên nghiệp hơn tạo
được sự thiện cảm của khách hàng, hài lòng khách hàng hơn, góp phần tạo nên một thương
hiệu nhà hàng món Huế thành công hơn nữa ở thị trường Việt Nam.
3.7. Chiến lược qui trình
a) Quy trình phục vụ
Khi khách bước vào cửa hàng, nhân viên nhà hàng món Huế sẽ chào khách bằng nụ
cười thân thiện, lịch sự. Khách tiến thẳng tới ghế ngồi. Tại đó, thực đơn với những hình
ảnh bắt mắt và giá cả rõ ràng được trưng bày, giúp cho khách hàng lựa chọn dễ dàng và
nhanh chóng. Sau khi chọn món, nhân viên sẽ ghi nhận lại và nhanh chóng phục vụ món
ăn. Và sau khi dùng xong, chén, dĩa sẽ được để lại trên bàn,mọi thứ sẽ có nhân viên phục
vụ của nhà hàng món Huế dọn dẹp sạch sẽ. Trong quá trình phục vụ, mọi hoạt động trong
cửa hàng từ cách làm việc của nhân viên đến thái độ của khách hàng đều được giám sát
bởi quản lý. Ở mỗi cửa hàng, nhân viên được quản lý chỉ đạo, theo dõi và đánh giá. Khách
hàng sẽ được miễn phí 100% hóa đơn nếu món đầu tiên được phục vụ trễ hơn 20 phút
cũng như được miễn phí 100% hóa đơn nếu giao hàng trễ hơn 45 phút.
b) Ứng dụng công nghệ
Trong môi trường công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, việc ứng dụng các công
nghệ là không thể thiếu đối với bất kỳ dịch vụ nào. Nhà hàng món Huế cũng không ngoại
lệ. Hiện nay, hệ thống website được hình thành với phong cách sáng tạo, thu hút và hình
ảnh sống động. Trên đó, thực đơn được đưa vào, với hình ảnh và giá cả giống như trên
thực đơn giấy tại các cửa hàng. Khách hàng trước khi đến chuỗi cửa hàng có thể tham
khảo trước thực đơn thông qua website để có sự lựa chọn tốt nhất, thỏa mãn nhất. Bên
cạnh đó, trên website của Nhà hàng món Huế, đã xây dựng xong phần đặt hàng trực tuyến.
Khách hàng sẽ click vào đó, chọn món ăn mình muốn theo thực đơn, điền các thông tin về
tên, địa chỉ, thời gian, số điện thoại vào các khung yêu cầu và gửi yêu cầu đặt món đi. Sau
đó, các nhân viên từ các cửa hàng sẽ gọi lại cho khách hàng sớm nhất để phục vụ họ.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH HAI THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
I.
Thị trường Thái Lan
14


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

1. Tổng quan về thị trường Thái Lan

Về địa lý, Thái Lan nằm ở trung tâm của Đông Nam Á có diện tích là 513.520km2, lớn thứ
hai trong khu vực, sau Indonesia. Thái Lan gồm 75 tỉnh thành, phân chia thành vùng Bắc,
vùng Đông Bắc, miền Đông, miền Trung, miền Nam. Thủ đô là Băngkok, một số tỉnh,
thành phố chính của Thái Lan là Chiangmai ở vùng Bắc, Nakhon Ratchashima, Khon
Kaen ở vùng Đông Bắc, Ayuthaya và Chonburi ở miền Trung, Songkla ở phía Nam của
Thái Lan
Về dân số, theo điều tra dân số năm 2010 của Thái, Thái Lan có hơn 65 triệu dân, trong đó
30% sống ở khu vực Đông Bắc, 17% sống ở thủ đô Băngkok và khu vực ngoại ô, 50% số
dân còn lại cư trú tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam, có mật độ dân số từ 70-140
người/km2 trong khi Bangkok có mật độ dân số dày đặc với 3600 người/km2. 75% dân số
là người gốc Thái, 14% dân số là người Hoa, và 11% dân số là các dân tộc ít người như
Khmer, Lao, Việt Nam, Mianmar.
Về ngôn ngữ và tôn giáo: Quốc ngữ của Thái là tiếng Thái. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Thái
Lan có tiếng Thái của các vùng miền như tiếng Thái vùng Đông Bắc, vùng Bắc, miền Nam
và có 14% dân số sử dụng tiếng Hoa. Người Thái theo đạo Phật chiếm 94,4% dân số, chỉ
có 4,6% dân số theo đạo Hồi, 0,8% theo đạo Thiên chúa, 0,3% dân số theo các đạo khác.
Về kinh tế, nền kinh tế Thái Lan chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu với kim ngạch xuất
khẩu chiếm 60% GDP. Thái Lan thu hoạch nhiều hơn mức tiêu thụ nội địa, do đó tạo điều

kiện cho nước này hàng năm đã xuất khẩu được một lượng lớn lương thực. Những mặt
hàng nông nghiệp xuất khẩu chính của Thái Lan là lúa gạo, sản phẩm từ củ sắn, cao su bắp
và đường. Những mặt hàng xuất khẩu phi nông nghiệp chủ yếu là vải sợi, hàng điện tử và
thiếc. Về nhập khẩu, lượng xăng dầu chiếm hơn nửa số lượng tiêu thụ trong nước. Nhiều
năm qua, nền kinh tế Thái Lan luôn giữ vị trí thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau
Indonesia.
Về chính trị, Thái Lan theo thể chế quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia là Vua, được
coi là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và là người đứng đầu Nhà nước. Quốc hội Thái Lan
là Quốc hội lưỡng viện gồm thượng viện và hạ viện. Từ năm 2006 đến nay, tình hình chính
15


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

trị Thái Lan có nhiều bất ổn do bạo động lớn xảy ra tại miền Nam Thái Lan của người Hồi
giáo ly khai đấu tranh đòi độc lập và sự thay đổi chính quyền quân sự liên tục.
Về tiền tệ, Thái Lan sử dụng đồng Bath. THB/USD: 32,94
Về một số nét tính cách dân tộc của người Thái: Người Thái Lan giản dị, cởi mở và hiếu
khách. Đạo Phật ăn sâu vào trong tính cách cũng như hành vi cư xử của người Thái. Họ
luôn hiếu khách, lịch sự, ân cần, chu đáo, thường được muốn cư xử phù hợp với những
phong tục tập quán của nước mình. Người Thái chào bằng cách chắp hai tay trước mũi,
cách chào này có thể dùng để chào hỏi, tạm biệt cảm ơn, xin tha thứ…và rất ít khi bắt tay
đặc biệt là đối với phụ nữ. Người Thái rất kị chĩa mũi bàn chân vào người khác, xoa đầu
hoặc chạm tay vào đầu người khác đều bị coi là không có ý tốt. Người Thái Lan cho rằng
tay phải là cao quý, tay trái là không trong sạch nên khi ăn uống hay tặng quà kỷ niệm họ
đều dùng tay phải để biểu thị sự tôn trọng. Khi tặng quà cho người Thái, món quà thường
mang nhiều ý nghĩa và được người Thái yêu thích đó là hoa tươi hay quả tươi.
2. Hành vi tiêu dùng ẩm thực

2.1 Các nhân tố tác động đến ẩm thực Thái Lan
2.1.1 Vị trí địa lý
Thái Lan có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có 4 mùa rõ rệt, lượng mưa tương đối nhiều.
Đây là một yếu tố khiến cho Thái Lan có nhiều điều kiện kiện thuận lợi để phát triển
ngành nông nghiệp. Là vựa lúa lớn nhất của thế giới, cũng như Việt Nam món chính của
người Thái là cơm tẻ hoặc xôi. Ở các vùng miền tùy vào điều kiện tự nhiên cho phép mà
lại có những nguồn nguyên liệu thực phẩm khác nhau dẫn tới cách chế biến món ăn khác
nhau. Ví dụ như miền Đông Bắc vì các loại thịt gia súc và gia cầm ít nên cá nước ngọt và
tôm là nguồn cung cấp prôtêin chủ yếu. Trong khi đó ở miền Trung thì do vựa lúa lớn nhất
Thái Lan nên người dân thường thích ăn cơm gạo tẻ. Miền Nam giáp với vịnh Thái Lan, có
nguồn hải sản dồi dào và phong phú như cá, tôm, tôm hùm, cua, mực ống, sò, trai… chính
vì vậy các món từ hải sản rất phổ biến ở đây. Đặc biệt dừa đóng vai trò quan trọng trong
nhiều món ăn ở đây. Ngoài ra Thái Lan được may mắn có nhiều loại cây, thảo mộc và gia
vị bảo đảm cho thức ăn được cân bằng.
16


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế
2.1.2

MINIONS

Lịch sử và văn hóa

Rất coi trọng triết lý sống Sanook- triết lý sống vui tươi và hạnh phúc nên người Thái
Lan sống nhiệt tình, hăng hái và rất thân thiện. Chính triết lý này cũng ảnh hưởng đến ẩm
thực Thái mà nổi bật nhất là tính cộng đồng trong các bữa ăn. Bữa ăn của người Thái
thường rất đông người, các món ăn khá cầu kỳ, suất ăn lớn và bày ra cùng một lúc để mọi
người chia sẻ với nhau. Một bữa ăn của người Thái mất khá nhiều thời gian, khoảng từ 1
đến 2 giờ đồng hồ. Cùng nhau chia sẻ các bữa ăn chính là một yếu tố quan trọng trong đời

sống hàng ngày của người Thái, rất hiếm khi họ ăn một mình. Điều đó giải thích tại sao
trong bữa ăn các món ăn được bày ra cùng một lúc và tại sao người Thái lại sử dụng chung
một cái muôi cho mỗi đĩa thức ăn để súc thức ăn cho mình và người khác. Cơm được xới
vào từng chén nhỏ cho từng người. Kèm theo một chén riêng để múc canh từ trong nồi
vào. Các món ăn được mọi người dùng muỗng để múc vào chén cơm của mình.
Tại Thái Lan, không nên ăn bằng nĩa. Nĩa chỉ được dùng để cho thức ăn vào thìa.
Người Thái Lan coi việc đưa nĩa vào trong miệng là một hành động bất lịch sự. Bạn cũng
không nên mang thói quen dùng đũa khi đến đất nước này. Các món ăn truyền thống của
Thái Lan thường chỉ được dùng với nĩa và muỗng, chứ không dùng đũa.
Một trong những mặt vô cùng đặc sắc của ẩm thực Thái là cách dung các loại thảo
mộc. Trở lại thời kỳ xa xưa, Thái Lan có một lịch sử lâu dài về việc thảo mộc làm thuốc
chữa bệnh và dần dần ngấm vào trong nghệ thuật ẩm thực. Các món ăn của Thái đều chứa
hàm lượng chất béo thấp và chế biến từ các nguyên liệu tươi, điều này làm cho các món ăn
Thái có lợi cho sức khoẻ.
Thêm vào đó chúng ta cũng nói đến ẩm thực của hoàng cung Thái Lan và các cung
điện thuộc về vương quốc Xiêm xa xưa, nghệ thuật ẩm thực này đã trải qua và đi xuống
sau nhiều đời đầu bếp và cuối cùng trở nên phổ biến công khai.
2.1.3 Yếu tố giao thoa văn hóa cũng ảnh hưởng rõ rệt đến ẩm thực Thái Lan

Miền Bắc: ảnh hưởng từ Myanmar.
17


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

Miền Đông Bắc: ảnh hưởng từ Lào.
Miền Trung: ẩm thực miền Trung là sự kết hợp những món ngon nhất từ các vùng. Miền
Trung cũng có những món ăn theo kiểu Hoàng gia, được chế biến phức tạp hơn các món

ăn thông thường. Do chịu ảnh hưởng của món ăn trong cung vua nên phong cách nghệ
thuật nấu nướng rất cầu kỳ.
Miền Nam: ảnh hưởng của Ấn Độ và Indonesia .
2.2 Đặc điểm chính về khẩu vị ăn uống của người Thái Lan.
2.2.1 Người Thái thích ăn cay

Các món ăn của họ hầu như đều có ớt. Ớt chính là “trái tim” của các bữa ăn ở Thái.
Tuy món ăn được chế biến từ rất nhiều gia vị nóng nhưng lại phối hợp cùng nhiều loại rau
quả, thực phẩm tươi, hàm lượng chất béo thấp khiến cho món ăn có sự hài hòa, hấp dẫn.
2.2.2

Người Thái Lan rất ưa thích sử dụng các loại rau thơm và thảo mộc cho
món ăn

Cây rau mùi là một loại rau thơm được sử dụng nhiều nhất trong các món ăn, cùng với
củ sả là một nguyên liệu đồng hành với hầu hết các món ăn của Thái. Vị ngọt của món ăn
cũng rất độc đáo được tạo nên từ đường thốt nốt – một đặc sản khác của đất nước chùa
Vàng. Chanh được vắt vào rất nhiều món ăn, vỏ và lá của loại chanh kaffir thì là nguyên
liệu chế biến và để trang trí lên món ăn và rất nhiều các thảo mộc và gia vị khác đem lại
những hương vị tuyệt vời cho ẩm thực Thái Lan với nhiều hình thức.
2.2.3

Món chính là cơm tẻ hoặc xôi
Trong bữa ăn, món ăn chính là cơm tẻ hoặc xôi, ăn cùng với nhiều món được chế biến
theo các cách khác nhau, theo khẩu vị của mỗi vùng. Đó là các món súp, cà ri, các món
hầm hoặc rán, salad và thêm một hay nhiều thứ nước chấm cơ bản như nước mắm và ớt.
Người Thái Lan ăn tráng miệng bằng hoa quả tươi hay những loại bánh truyền thống.

2.2.4


Đặc trưng 4 vùng miền ẩm thực của Thái.
18


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

Nhắc đến ẩm thực Thái là nhắc đến ẩm thực cung đình xa xưa và ẩm thực của 4 vùng
miền trên đất nước. Mỗi vùng đều có nét đặc trưng riêng trong cách chế biến truyền thống
ẩm thực.
Miền Bắc: ảnh hưởng từ Myanmar, món ăn của người miền Bắc thường là món vừa
chín tới, ít gia vị nồng, ít cay và hầu như không có vị ngọt và chua. Xôi là món ăn được ưa
thích cùng nhiều loại nước chấm (namprik noom, namprik dang, namprik ong) các loại súp
cay khác nhau (gang hangle, gang hoh, gang kae). Các món ăn phổ biến: kaeng hang le:
món cà ri chế biến từ thịt lợn, gừng, me, nghệ và món khao soy: cà ri nấu với mì trứng, thịt
cùng hành tây, bắp cải dầm dấm và lá chanh thái chỉ. Người miền Bắc thích ăn thịt lợn
nhất, sau đó là thịt bò, gà, vịt, chim…hải sản có rất ít.
Miền Đông Bắc: ảnh hưởng từ Lào, xôi là món ăn chính, kết hợp cùng với thịt, tiết lợn,
nộm đu đủ, cá nướng, gà nướng…Cá nước ngọt là nguồn cung cấp protein chủ yếu của
miền này. Người Đông Bắc thích ăn thịt rán như cóc, thằn lằn, rắn, chuột đồng, kiến đỏ,
côn trùng…, ngoài ra thịt lợn, bò, gà cũng được ưa thích.
Miền Trung: ẩm thực miền Trung là sự kết hợp những món ngon nhất từ các vùng.
Người miền Trung thích ăn cơm gạo tẻ thơm, trung bình có từ 3 -5 món như gang phed (cà
ri đỏ Thái), tom yam (canh chua), rau, nước mắm, cá trích, trứng rán theo kiểu Thái, thịt
lợn nướng. Thức ăn được nấu theo kiểu Hoàng gia: cách chế biến phức tạp, phong cách
nghệ thuật nấu nướng cầu kỳ hơn, món ăn thường được nấu mềm nhừ và thiên về độ ngọt
và cách bày biện món ăn cũng mang tính nghệ thuật.
Miền Nam: Ẩm thực miền Nam ảnh hưởng của Ấn Độ và Indonesia như mãn kaeng
matsaman: món cà ri mang phong cách Ấn nấu cùng bạch đậu khấu, đinh hương, quế và

những xiên thịt nướng với nước xốt đậu phộng cay bắt nguồn từ Indonesia. Thường món
ăn rất cay, sử dụng nhiều gia vị. Các món ăn mang hương vị đặc trưng của miền Nam là
các món canh xúp, cà ri (gang liang, gang tai pla) , món khao yam gồm cơm trộn với nước
sốt budu. Hải sản tươi sống phổ biến như: cá, tôm, tôm hùm, cua, mực ống, sò, trai.

19


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

-

MINIONS

2.3 Tâm lí, phong cách ăn uống tại nhà hàng tại Thái Lan
Đặc điểm của người Thái Lan là thân thiện, cùng nhau chia sẻ các bữa ăn chính là một yếu

tố quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người Thái do vậy khi phục vụ khách Thái
Lan thì các bữa ăn phải được bày ra cùng một lúc và sử dụng chung 1 muôi cho mỗi đĩa
-

thức ăn để súc thức ăn cho mình và cho người khác.
Trong một bữa ăn điển hình, ngoài cơm còn phải có 1 món súp, 1 món salad, 1 món cá rán,

-

1 món hấp và rau, thêm vào đó là một số loại nước chấm và đồ gia vị…
Không gian đặc trưng của một nhà hàng kiểu Thái: thường là sự kết hợp của màu gỗ nâu,
đồ đất vàng sậm. Tranh ảnh trong nhà hàng dễ giúp khách hàng gợi nhớ tới nước Thái Lan,
tranh ảnh nên thể hiện những vẻ đẹp nổi bật nhất của nước Thái Lan. Trang phục của nhà


-

hàng có thể là những bộ truyền thống của Thái Lan tượng trưng cho nền văn hóa Thái Lan.
Thực đơn của nhà hàng ngoài yêu cầu cơ bản là rõ ràng, khoa học… cũng cần có sự đổi
mới để gây ấn tượng cho khách như bằng cách thiết kế giống như một bưu thiếp in hình
ảnh cảnh quan hoặc biểu tượng nước Thái. Khi làm thực đơn, cần chú ý khẩu vị của từng
vùng, từng độ tuổi (trẻ con, người lớn, người già), cũng như thiết kế thực đơn cho các bữa
khác nhau trong ngày, hoặc theo mục đích của khách đến nhà hàng (như ăn bình thường,
tiếp khách sang trọng, hẹn hò lãng mạn, ăn cùng gia đình, hay yên tĩnh bàn việc…). Môt
thực đơn đẹp mắt, ấn tượng sẽ để lại dấu ấn với khách hàng, thu hút nhiều khách hàng.
3. Đối thủ cạnh tranh
Với văn hóa ẩm thực vô cùng đặc sắc, hiện nay, ngành kinh doanh ẩm thực rất phát
triển tại Thái Lan với các loại hình đa dạng như quán ăn, nhà hàng với quy mô lớn nhỏ trải
dài khắp các vùng miền và thành phố lớn ở Thái Lan. Với việc du nhập văn hóa ẩm thực
của các nước, tại Thái Lan có rất nhiều cửa hàng thức ăn, nhà hàng phục vụ ẩm thực của
các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Một trong số các nhà hàng Việt nổi tiếng tại Thái Lan có thể kể đến nhà hàng Le Dalat
tại Bangkok đã mở cửa suốt 27 năm nay. Không gian thuần Việt bao trùm cả nhà hàng với
tranh ảnh, cây cỏ và tre trúc. Đến với Le Dalat, mọi người có thể thưởng thức món bún
riêu thơm gạch cua đồng ăn kèm rau muống chẻ, bát phở tái nước trong hay đĩa gỏi ngó
sen giòn mát đậm vị nước mắm chanh ớt, pha theo kiểu miền Nam, rồi thì canh chua cá
kho tộ, thịt heo kho dưa giá, giò lụa dưa cải chua, bánh xèo, bánh cuốn, bánh ướt thịt
20


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS


nướng… Thức ăn Việt ở Le Dalat tuyệt nhiên không lai Tây, không giống Tàu cũng chẳng
pha Thái, mà rất thuần túy Việt Nam. Theo thời gian, nhiều người Thái Lan đã quen dần
với hương vị của Le Dalat. Dù giá cả các món ăn đều tương đối cao nhưng nhà hàng lúc
nào cũng thu hút đông đảo thực khách.
Ví dụ trên vừa là một mô hình để chúng ta học hỏi, vừa có thể coi là một trong số các
đối thủ của Món Huế nếu tấn công vào thị trường Thái Lan.
4. Cơ hội phát triển dịch vụ

Có lẽ không ở nơi đâu mà món ăn Việt Nam lại được cả người bản địa và Việt kiều yêu
thích như ở Thái Lan. Rất dễ dàng để bạn có thể nhấm nháp hương vị quê nhà ở đây vì
phần lớn món ăn Việt Nam được Việt kiều làm và mở quán rất nhiều ở Thái Lan. Đối với
người bản địa, không phải ai cũng có điều kiện để đi du lịch nước ngoài do đó việc được
thưởng thức món ăn cũng là cơ hội để biết về hương vị món ăn, hiểu biết thêm về văn hóa
và phong tục tập quán của nước đó. Người Thái thích món ăn Việt Nam vì ngon và tốt cho
sức khỏe. Việc được thưởng thức nhiều loại rau sống là một điểm đặc sắc của món ăn Việt
Nam và cũng là yếu tố không thể thiếu khiến thức ăn Việt Nam được nhận sự ưa thích ở
đây.
Khai thác khẩu vị thích ăn cay của người Thái Lan, việc đưa ẩm thực Huế thông qua
chuỗi nhà hàng Món Huế đến Thái Lan mang lại rất nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh
đó, một cơ hội lớn khác là khu vực 19 tỉnh miền Đông Bắc Thái Lan, với thủ phủ kinh tế là
Udon Thani, là nơi sinh sống của đông đảo bà con Việt Kiều Thái Lan. Có thể đánh giá
đây là một thị trường rất có tiềm năng. Tại khu vực này, số lượng Việt kiều sinh sống rất
đông đảo. Chỉ riêng khai thác được số khách hàng này đã mang lại nguồn lợi lớn. Ngoài
ra, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng người Thái ở khu vực này cũng dễ đáp ứng.
Việc phát triển thương hiệu Món Huế tại Thái Lan có thể sẽ trở thành bước đệm khiến
món ăn Việt Nam ở Thái Lan ngày càng quen thuộc với người dân nơi đây và là nơi để
người Việt xa quê tìm lại được chút ấm áp quê nhà.

21



Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT
Điểm mạnh (Strengths)
-Món chính của người Thái là cơm tẻ và
xôi. => Điều này tương đồng với văn hóa
Việt Nam, đặc biệt là các món Huế như
cơm hến, cơm thập cẩm lá sen.
-Ẩm thực Thái Lan có 4 nét đặc trưng như
ẩm thực dân gian Huế: tính đa dạng, tính
thẩm mỹ, tính tập thể, tính tinh tế và ngon
miệng. Ngoài ra, ẩm thực Thái Lan mang
đậm phong cách hoàng cung. => Văn hóa
ẩm thực Huế nổi tiếng bởi phong cách cung
đình.
-Người Thái thích sử dụng nhiều gia vị, rau
quả, thảo mộc khi nấu ăn như lá chanh, xả,
gừng, nghệ...; món ăn giàu chất bổ dưỡng,
ít béo, có lợi cho sức khỏe => Người Huế
thường phối hợp nhiều gia vị trong các món
ăn, có đủ thịt cá rau quả, sử dụng nhiều
thảo mộc. Người Thái rất thích các món ăn
của Việt Nam vì ngon miệng và tốt cho sức
khỏe.
-Gia vị chủ đạo trong hầu hết các món ăn
của Thái là ớt. => Điểm tương đồng là
người Huế đặc biệt thích ăn cay.


Điểm yếu (Weaknesses)
- Một bộ phận dân số theo đạo Hồi. Người
Hồi giáo không ăn thịt lợn. => Mất đi một
nhóm khách hàng do ảnh hưởng tôn giáo
- Các món ăn truyền thống của Thái Lan
thường chỉ được dùng với nĩa và muỗng,
chứ không dùng đũa. Logo của Món Huế
có hình ảnh đôi đũa. => Ảnh hưởng đến
tâm lý tiêu dùng của thực khách Thái Lan;
một số món ăn Huế như bún bò Huế, mì
Quảng, bún bò giò gân, bún hến, bún thịt
nướng phải dùng đũa....
- Yêu cầu của thực khách về thực đơn phải
rõ ràng, khoa học ; đồng thời cần có sự đổi
mới liên tục để gây ấn tượng cho khách.
=> Tốn chi phí in ấn và đòi hỏi sự sáng
tạo cao.
- Khi làm thực đơn, cần chú ý khẩu vị của
từng vùng, từng độ tuổi (trẻ con, người
lớn, người già), các bữa khác nhau trong
ngày, hoặc theo mục đích của khách đến
nhà hàng (như ăn bình thường, tiếp khách
sang trọng, hẹn hò lãng mạn, ăn cùng gia
đình, hay yên tĩnh bàn việc…). => đòi hỏi
cao trong khâu chế biến và thiết kế thực
đơn.

-Bữa ăn gia đình với suất ăn lớn, bày ra
giữa bàn là nét văn hóa chung của Việt

Nam và Thái Lan. => Thuận lợi trong việc
thiết kế thực đơn cho gia đình và bày trí nhà
hàng.
-Không gian đặc trưng của một nhà hàng
kiểu Thái: thường là sự kết hợp của màu gỗ
nâu, đồ đất vàng sậm.=> Phong cách trang
trí nhà hàng món Huế mang màu trầm,
vàng; logo Món Huế màu vàng đen.
Cơ hội (Opportunities)
Thách thức (Threats)

22


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

-Gần Việt Nam. => thuận tiện trong việc - Từ năm 2006 đến nay, tình hình chính trị
vận chuyển nguyên liệu sang chuỗi của Thái Lan có nhiều bất ổn do bạo động lớn
hàng ở Thái Lan.
xảy ra tại miền Nam Thái Lan. Điều này
đã tác động không tốt đến hoạt động du
- Đông dân, mật độ dân số cao, đặc biệt là lịch nói chung của Thái Lan. => Giảm số
Bangkok (3600 người/km2). Hơn nữa lượng thực khách nước ngoài du lịch Thái
ngành du lịch Thái Lan rất phát triển, thu Lan, trong đó có Việt Nam.
hút một lượng lớn khách nước ngoài. =>
Thái Lan là một thị trường tiềm năng để mở - Ngành kinh doanh ẩm thực rất phát triển
rộng và đa dạng hóa đối tượng khách hàng. tại Thái Lan với các loại hình đa dạng =>
Đối thủ cạnh tranh từ các nhà hàng bản xứ

- Khu vực 19 tỉnh miền Đông Bắc Thái
Lan, với thủ phủ kinh tế là Udon Thani, là -Tại Thái Lan có rất nhiều cửa hàng thức
nơi sinh sống của đông đảo bà con Việt ăn, nhà hàng phục vụ ẩm thực của các
Kiều Thái Lan.=> chỉ riêng khai thác số nước khác, đặc biệt là các nước trong khu
lượng khách hàng đã đem lại nguồn lợi lớn. vực Đông Nam Á => Đối thủ cạnh tranh
-Chủ yếu là đạo Phật (94,4%), sư thầy - Đối thủ cạnh tranh tiềm năng nếu Món
không ăn chay mà ăn mặn => mở rộng Huế thâm nhập vào thị trường Thái Lan là
được đối tượng khách hàng.
các nhà hàng món ăn Việt, có thể kể đến
nhà hàng nổi tiếng Le Dalat với 27 năm
-Năm 2013, GDP/ người của Thái Lan là kinh nghiệm.
5679 USD/người/năm => Thái Lan có thu
nhập bình quân đầu người thuộc nhóm
trung bình cao, người dân có điều kiện kinh
tế để thưởng thức những món ăn mới ở nhà
hàng.
II.

Thị trường Singapore
1. Tổng quan về thị trường Singapore
Về địa lý, Singapore thuộc Đông Nam Á, gồm một đảo thấp lớp và 56 đảo nhỏ khác, nằm
giữa Malaysia và Indonesia được nối với Malaysia bằng các con đường đắp cao, thủ đô:
Singapore
Về dân số: 5.560.302 người trong đó người Hoa chiếm 74,2% dân số Singapore, người Mã
Lai – những cư dân đầu tiên của nước này, chiếm 13,44%, người Ấn chiếm 9,2%, còn lại
là người lai Á Âu, Peranakan và các dân tộc khác chiếm 3,2%. Singapore còn là nơi sinh
sống và làm việc của một cộng đồng người nước ngoài rộng lớn với khoảng 20% là lực
lượng lao động phổ thông đến từ Philippin, Indonesia và Bangladesh. Số người nước ngoài

23



Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

còn lại đều là những chuyên gia đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Bắc Mỹ, Úc, Châu
Âu, Trung Quốc và Ấn Độ
Về ngôn ngữ và tôn giáo: Tiếng Trung quốc (chính thức) 35%, tiếng Anh (chính thức)
23%, Mã lai (chính thức) 14.1%, Hokkien 11.4%, Trung quốc Cantonese 5.7%, Teochew
4.9%, Tamil (chính thức) 3.2%, và ngôn ngữ khác 2.7%. Phật giáo là tôn giáo được thực
hành phổ biến nhất tại Singapore, với 42,5% số cư dân, sau đó là Hồi giáo (14,9%); Ki-tô
giáo (14,6%); đạo Lão (8,5%) và Ấn Độ giáo (4,5%); 0,6% theo các tôn giáo khác và
14,8% dân số không gia nhập tôn giáo nào
Về kinh tế:
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu chủ yếu đều phải nhập từ bên
ngoài, hàng năm đều phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm và nước ngọt để đáp ứng nhu
cầu trong nước. Tuy nhiên, Singapore đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng và các
ngành công nghiệp phát triển hàng đầu châu Á và trên thế giới như: cảng biển, hệ thống
giao thông, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp lọc dầu, chế biến, điện tử
và lắp ráp linh kiện...
Singapore có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và rất thành công. Người dân
Singapore được hưởng một môi trường kinh tế mở cửa đa dạng, lành mạnh và không tham
nhũng, thu nhập bình quân đầu người vào hàng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, năm 2014
Singapore cũng được đưa vào danh sách 10 quốc gia đắt đỏ nhất thế giới.
Nền kinh tế Singapore phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là các thiết bị điện tử
tiêu dùng, sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm và lĩnh vực ngân hàng tài chính.
Năm 2012 do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP của
Singapore chỉ đạt 1.3 % tuy nhiên đã tăng lên 3.7 % vào năm 2013, tỷ lệ lạm phát ở mức
1.5%.

Singapore hiện là quốc gia đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức với
mục tiêu đến năm 2018 sẽ trở thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của
mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và khu vực châu Á.
24


Marketing Quốc tế - Nhà Hàng Món Huế

MINIONS

Về chính trị, Singapore theo thể chế Cộng hoà nghị viện (dân chủ nghị viện), chế độ một
viện, (từ năm 1959)
Về tiền tệ: Đô la Singapore (SGD) là tiền tệ của Singapore. Bên cạnh Đô la Singapore
(SGD) và xu Singapore, đồng đô la Mỹ và Úc, đồng Yên Nhật và Bảng Anh cũng được
chấp nhận rộng rãi ở các khu mua sắm và các nhà hàng chính.
Về một số nét tính cách của người dân Singapore:
Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự được mất và
chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo.... nhưng có thể bàn những
kinh nghiệm du lịch, cũng có thể về những nơi nổi tiếng, ở các nơi mà bản thân đã đi qua.
Chủ đề được người dân Singapore bàn tới nhiều nhất là về những món ăn sơn hào hải vị và
khách sạn, nhà hàng.
Ở đất nước Singapore, trên trán người phụ nữ mang huyết thống Ấn độ có săm một nốt đỏ,
còn nam giới dùng thắt lưng màu trắng, phần lớn khi gặp nhau chắp tay trước ngực để
chào, còn khi vào nhà phải cởi dép.
Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt nắm tay hoặc ngón
tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ. Hai tay không được tùy tiện chắp vào
sườn bởi vì đó là biểu hiện của sự bực tức.
Người Singapore cho rằng con số “4”, “7”, “13”, “37”, và “69” là những con số tiêu
cưc và không may mắn, họ ghét và kỵ nhất con số “7”, bình thường họ cố hết sức để tránh
gặp phải con số này.

Người Singapore quan niệm màu đen là màu không may mắn, màu tím cũng là màu họ
không thích. Họ chỉ thích màu hồng màu đỏ, bởi vì theo họ màu này tượng trưng cho sự
trang nghiêm, nhiệt huyết mãnh liệt, vui vẻ, dũng cảm và tượng trưng cho sự khoan dung,
độ lượng. Họ cũng thích màu xanh da trời và màu xanh lá cây.
2. Hành vi tiêu dùng ẩm thực
II.1.
Các nhân tố ảnh hưởng đến ẩm thực Singapore
II.1.1. Yếu tố nhân khẩu học và hành vi người tiêu dùng Singapore
25


×