Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng cầu Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.32 KB, 29 trang )

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

MỤC LỤC

Lời mở đầu
Để giúp sinh viên ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ quá trình học tập và
thực tế hoạt động của doanh nghiệp, và cũng để củng cố kiến thức và kỹ năng đã học, đồng
thời giúp cho việc nghiên cứu phần kiến thức chuyên sâu của ngành Quản trị kinh doanh.
Trường đại học Công nghiệp Hà Nội đã tổ chức cho các sinh viên khoa Quản lí kinh doanh
và ngành Quản trị kinh doanh nói riêng một đợt thực tập bổ ích.
Trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt
tình của cô giáo Phạm Thu Hiền cùng sự chỉ bảo của các cô chú, anh chị các phòng ban
trong Công ty cổ phần xây dựng cầu Lào Cai.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần xây dựng cầu Lào Cai đã tạo
điều kiện cho em được thực tập tại công ty và cám ơn các cô chú, anh chị các phòng ban
đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo em trong quá trình thực tập tại công ty.
Em cũng chân thành cám ơn cô giáo Phạm Thu Hiền đã tận tình hướng dẫn em hoàn
thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Trong thời gian được thực tập tốt nghiệp tại công ty em đã cố gắng để hiểu một cách cơ
bản đặc điểm hoạt động SXKD của công ty cổ phần xây dựng cầu Lào Cai.
Báo cáo kiến tập gồm 3 phần chính:
- Phần 1: Công tác tổ chức quản lý của công ty cổ phần xây dụng cầu Lào Cai.
- Phần 2: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện
Quá tình thực tập tốt nghiệp và thực hiện báo cáo kiến tập đã giúp em tích lũy được
nhiều kiến thức về công tác quản lý tại Công ty và trau dồi kinh nghiệm cho công tác sau
này. Tuy nhiên do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và kinh nghiệm thực tiễn chưa
nhiều. Báo cáo khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định,em rất mong nhận
được sự góp ý chỉ bảo của thầy cô và các bạn để báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn.



1
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

2
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

PHẦN 1: CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA
DOANH NGHIỆP.
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1.1.Tên công ty
Tên công ty : Công ty cổ phần xây dựng cầu Lào Cai

Trụ sở chính : SN 078 – đường Nhạc Sơn – phường Duyên Hải – TP Lào Cai – tỉnh
Lào Cai
Điện thoại : 020 3820027
Fax : 020 3825408
Địa chỉ các đơn vị trực thuộc :
1. Đội sản xuất vật liệu, đóng tại địa điểm chính: xã Bản Cầm – Huyện Bảo
Thắng
2. Các đội sản xuất 1,2,3,4,5 và các tổ sản xuất : chủ yếu đóng tại địa điểm thực
hiện thi công các công trình khi trúng thầu.
3. Đội Thiết bị - Xe máy và Cơ khí công trình đóng tại trụ sở chính của công ty.
4. Cây xăng tại trụ sở công ty
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 1203000005 đăng ký ngày 27/8/2002
Cơ quan cấp: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Lào Cai
Đại diện pháp nhân của doanh nghiệp :
Họ và tên : Lưu Hoàng Bảo
Chức danh : Giám đốc
Mã số thuế : 5300208216
Tên ngân hàng giao dịch : Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Là đơn vị được thành lập cách đây 42 năm,với những diễn biến sau:
Từ năm 1971 – 1976 với tên gọi là Đội Cầu Lào Cai.
Từ năm 1976 – 1984, cùng với việc hợp nhất 3 tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Nghĩa Lộ,
Đội Cầu Lào Cai đổi tên thành Đội Cầu Hoàng Liên Sơn. Đội có trụ sở tại Km2 đường đi
Bát Sát – thuộc thị xã Lào Cai.
Ngày 17/2/1979, đơn vị chuyển toàn bộ về thị trấn Phố Lu.
Năm 1985, UBND tỉnh Hoàng Liên Sơn quyết định nâng cấp đội cầu Hoàng Liên
Sơn thành Công ty xây dựng cầu Hoàng Liên Sơn, trụ sở đóng tại Km2 – thị xã Yên Bái.
Tháng 10/1991,Tỉnh Lào Cai được tái lập, thực hiện chủ trương của Nhà nước, một
lần nữa Công ty lại chuyển toàn bộ lên Thị xã Lào Cai và đổi tên thành Công ty xây dựng
cầu Lào Cai.

Ngay nhưng năm đầu hoat động , công ty đã tham gia thi công nhiều công trình ứng
dụng các tiến bộ Khoa học- Công nghệ của Ngành GTVT,và trong thời gian hoạt động đội
3
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

ngũ CB - CNV ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Các công trình do Công ty thi
công có mặt ở khắp các Huyện - Thị tỉnh Lào Cai - Yên Bái – Nghĩa Lộ được đánh giá
chất lượng tốt, tiêu biểu là các công trình cầu vòm Quang Kim, cầu treo Bảo Nhai, cầu
Thia Nghĩa Lộ, cầu Nậm Tôn qua sông Chảy ở huyện Bắc Hà…
Với những đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước nói chung , của tỉnh
Lào Cai nói riêng, công ty đã vinh dự được Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng Huân
chương lao động hạng III năm 1996, nhiều năm liên tục được UBND tỉnh Lào Cai và Bộ
GTVT tặng bằng khen về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Tổng liên đoàn lao động Việt
Nam tặng cờ thi đua suất sắc về An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, được BHXH
Việt Nam tặng bằng khen về thực hiện tốt chế độ BHXH cho người lao động, được Tổng
cục Thuế khen thưởng về hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp Ngân Sách Nhà nước….
- Thực hiện Quyết định số 143/QĐ.UB ngày 19/04/2002 của UBND tỉnh Lào Cai,
công ty tiến hành công tác chuyển đổi từ DNNN sang Công ty Cổ phần hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp. Đến ngày 04/09/2002 căn cứ quyết định số 2260/QĐ.CT
của UBND tỉnh Lào Cai quyết định chuyển DNNN Công ty xây dựng cầu Lào Cai
thành Công ty cổ phần xây dựng cầu Lào Cai. Tại thời điểm này công ty có:

• Vốn điều lệ: 2.254.000.000 đồng, được chia thành 22540 Cổ phần
• Cổ phiếu của công ty có 5 mệnh giá, mệnh giá tối thiểu của mỗi cổ phiếu bằng
100.000 VND.
Các loại mệnh giá cổ phiếu như sau: Loại
100.000 VND.
Loại
500.000 VND.
Loại
1.000.000 VND.
Loại
5.000.000 VND.
Loại
10.000.000 VND.
• Công ty phát hành 2 loại Cổ phiếu : Cổ phiếu ghi danh và Cổ phiếu không ghi danh.
Một số chỉ tiên kinh tế cơ bản:
Bảng 1.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: VND

ST
T
1

Chỉ Tiêu

2

Các khoản giảm trừ

3


Doanh thu thuần về
31.661.772.30
bán hàng và cung cấp
2
dịch vụ
Doanh thu hoạt động 158.504.420
tài chính

4

Năm 2009

Doanh thu bán hàng
32.940.378.99
và cung cấp dịch vụ
2
1.278.606.690

Năm 2010

Năm 2011

51.788.682.02
2

44.888.755.19
2

36.608.998
51.752.073.02

4

44.888.755.19
2

54.930.744

14.535.698

4
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

5
6
7

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh 835.741.980

1.267.001.191


484.548.694

Lợi nhuận sau thuế
TNDN
780.791.691

1.171.976.102

467.589.490

Lãi cơ bản trên cổ
phiếu
17%

18%

18%

Bảng 1.2 Số lượng công nhân viên
Đơn vị tính: người

Stt
1

Chỉ Tiêu
Năm 2009
Số lượng công nhân viên 134

2


Trình độ:
-Đại học
-Cao dẳng
-Trung cấp
-Công nhân kĩ thuật
-Công nhân lao đông
phổ thông
Thu nhập bình quân
đ/người/tháng

3

Năm 2010
160

Năm 2011
149

6
3
17
32
72

8
6
20
32
94


8

3.500.000

3.800.000

3.700.000

6
19
30
86

Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình tài chính của công ty năm 2010 so với năm
2009 nhìn chung tăng, cụ thể:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ 32.940.378.992 VND lên
51.788.682.022 VND tương ứng tăng với tỷ lệ 57%.
Doanh thu hoạt động tài chính giảm 158.504.420 VND xuống 54.930.744 VND
tương ứng giảm 65%.
Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng từ 780.791.691 VND lên 1.171.976.102 VND
tương ứng với 50%.
Lãi cơ bản trên cổ phiếu trả cho cổ đông tăng từ 17% lên 18%.
Số lượng công nhân tăng cả về số lượng và chất lượng, đời sống của công nhân viên
được cải thiện với mức lương trung bình tăng từ 3,5 triệu đ/người/tháng lên 3,8 triệu
đ/người/tháng.


5
SV:Lê Thị Hương

Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế chung trong năm 2010 công ty cũng có

những bước phát triển của riêng mình. Với việc hoàn thành thi công 3 công trình, 2
công trình đang trong quá trình thi công và trúng thầu 2 gói thầu mới công ty đã cải
thiện đáng kể tình hình tài chính của mình và đã có chính sách tăng lợi nhuận cho
các cổ đông.
• Từ bảng số liệu trên ta cũng có thể thấy tình hình tài chính của công ty năm 2011
không những không tăng lên mà còn giảm so với năm 2010, cụ thể như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm từ 51.788.682.022 VND xuống còn
44.888.755.192 VND tương ứng giảm 13%.
Doanh thu hoạt động tài chính giảm từ 54.930.744 VND xuống còn 14.535.698
VND tương ứng với 73,5%.
Lãi cơ bản trên cổ phiếu vẫn giữ nguyên mức 18%.
Số lượng công nhân viên giảm nhưng vẫn giữ nguyên số lượng công nhân viên có
trình độ cao như đại học và cao đẳng, mức lương của công nhân viên bị giảm nhưng không
đáng kể từ 3,8 triệu đ/người/tháng xuống còn 3,7 triệu đ/người/tháng
 Nguyên nhân chính của sự sụt giảm trên là do suy thoái kinh tế thế giới do khủng
hoảng nợ công ở châu Âu có diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, lạm phát
cao, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường
bất động sản trầm lắng, lãi suất cao... đã tác động tiêu cực đến hoạt động của ngành

Xây dựng nói chung và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty nói riêng.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn cố gắng trả lãi cổ
phiếu bằng với năm 2010.

1.2.Nhiệm vụ chính và các nhiệm vụ khác của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần xây dưng cầu Lào Cai được thành lập và phát triển kinh doanh bao
gồm các ngành nghề kinh doanh :
• Xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng, cấp nước sinh hoạt, điện năng
có cấp điện áp đến 35 KV.
• Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
• Khai thác – tận thu Tài nguyên – Khoáng sản.
• Kinh doanh xăng dầu, vật tư – thiết bị phục vụ cho thi công xây dựng.
• Dịch vụ kỹ thuật phá nổ.
• Vận tải hàng hóa đường bộ bằng ôtô.

1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
6
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Phòng kế
hoạch
Phòng– tổ
kỹ chức
thuật –
và vật

hành
chính và
lao động

Giám đốc điều hành
Các đội sản
xuất
1,2,3,4,5
Phó giám đốc

kế
Cây Phòng
xăng
dầu toán – tài
vụ
:
Chú thích
Là quan hệ giám sát – kiểm sát


Là quan hệ trực tuyến

Chức năng quyền hạn của từng bộ phận:
+
Đại hội đồng cổ đông : gồm tất cả các Cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết
định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ :
- Quyết định loại cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định mức trả cổ
tức hàng năm của từng loại cổ phần.
- Bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên HĐQT ,thành viên ban KS.
- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban KS gây thiệt hại cho công
ty và các cổ đông công ty.
7
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
-

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
Thông qua báo cáo tài chính hàng năm .
Thông qua định hướng phát triển của công ty
Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị
tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty.
Các quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp.


+
Hội đồng quản trị: cơ quan thường trực có toàn quyền nhân danh công ty để quyết
định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 1 ủy viên. Hội đồng
quản trị có các quyền hạn chủ yếu:
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp cũng như triệu tập họp Đại hội
đồng cổ đông thường niên và bất thường.
- Trình báo cáo quyết toán hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
- Kiến nghị loại cổ phần và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
- Kiến nghị mức trả cổ tức, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ
trong quá trình hoạt động của công ty.
- Quyết định giá chào bán cổ phần của công ty.
- Quyết định mua lại cổ phần không quá 10% cổ phần của từng loại đã được chào
bán.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với giám đốc,
phó giám đốc. Quyết định mức lương, thưởng và những lợi ích khác của các chức
vụ trên.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ trong toàn công ty.
- Quyết định các hợp đồng kinh tế, dân sự có giá trị không quá 20% tổng giá trị tài
sản ghi trong sổ kế toán của công ty.
- Quyết định kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của
công ty.
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.
+
Ban kiểm soát : có 3 người là các cổ đông trong công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu
và bãi nhiệm . Do đó ban KS có nhiệm vụ quyền hạn như sau:
- Ban KS có trách nhiệm giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý
điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong quá trình
thực hiện các nhiệm vụ trên.

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, trung thực trong công tác kế toán, thống kê và lập
báo cáo tài chính.
- Thẩm định báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh hằng năm của công ty, báo cáo
đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.
- Khi có yêu cầu của nhóm cổ đông hoặc cổ đông ( sở hữu trên 10% tổng số cổ phần
phổ thông trong thời gian liên tục trên 6 tháng ) Ban KS thực hiện kiểm tra trong
thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười
lăm ngày , kể từ ngày kết thúc điều tra, Ban KS phải báo cáo giải trình về những
8
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

-

-

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hộ đồng quản trị và cổ đông, nhóm cổ đông yêu
cầu
Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ
sung, cái tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của công ty.
Khi phát hiện thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó giám đốc vi phạm nghĩa
vụ người quản lý công ty thì phải thông báo bằng văn bản ngay tới Hội đồng quản

trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp
khắc phục.
Tham dự các cuộc họp HĐQT bất thường, phát biểu ý kiến, có kiến nghị nhưng
không tham gia biểu quyết.

+

Giám đốc điều hành :
- Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế
hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty đã được Hội đồng quản trị và
Đại hội đồng cổ đông thông qua.
- Thay mặt công ty ký kết các hợp đồng xây dựng, tài chính và thương mại, tổ chức
và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty theo những
quy định quản lý tốt nhất.
- Soạn thảo các quy chế hoạt động, quy chế quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ của
công ty trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc
miễn nhiệm các chức danh quản lý công ty từ trưởng phòng trở xuống.
- Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số lượng người lao động,
mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác
liên quan đến hợp đồng lao động của họ.
- Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của công ty.
- Báo cáo lên Hội đồng quản trị và các cổ đông. Giám đốc chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền
hạn được giao và phải báo cáo các cơ quan này khi được yêu cầu.

+

Phòng kế toán – tài vụ:
Thực hiện toàn bộ công việc kế toán của công ty như: Kế toán tiền mặt, kế toán
TSCĐ, kế toán chi phí, kế toán giá thành, kế toán tiền lương và các khoản trích theo

lương, v.v........
Quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán của công ty.
Làm việc với cơ quan thuế, BHXH vv…. đối với các vấn đề liên quan đến công
việc kế toán – tài chính của công ty.
Tính toán, cân đối tài chính cho công ty nhằm đảm an toàn về mặt tài chính trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết hợp với phòng quản trị thực hiện công tác kiểm kê tài sản trong toàn công ty.

-

-

9
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

+

Phòng kế hoạch - kỹ thuật và vật tư :
- Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: công tác quản lý và giám sát kỹ
thuật, chất lượng, Công tác quản lý Vật tư, thiết bị, Công tác quản lý an toàn, lao
động, vệ sinh môi trường tại các dự án, công tác soát xét, lập, trình duyệt thiết kế kỹ

thuật, thiết kế bản vẽ thi công kiểm định chất lượng thi công, chất lượng công trình,
soát xét trình duyệt hồ sơ hoàn công công trình, thực hiện các nhiệm vụ khác do
Giám đốc giao.

+

Phòng tổ chức hành chính và lao động :
- Nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chế về tổ chức lao động trong nội bộ công
ty.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao
động theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo dõi, giải quyết các chế độ, chính
sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động, hưu
trí, chế độ nghỉ việc do suy giảm khả năng lao động, các chế độ chính sách khác có
liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ cho cán bộ, công nhân.
- Nghiên cứu, đề xuất các phương án cải tiến tổ chức quản lý, sắp xếp cán bộ, công
nhân cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất - kinh doanh.

+
Các đội sản xuất : có nhiệm vụ thi công trực tiếp các công trình được cấp trên bàn
giao. Các đội thi công được giao nhiệm vụ phải hoàn thành đúng tiến độ và di chuyển đến
bất kỳ đâu nếu có. Công việc được chia đều cho các đội thi công và được phân bổ một
cách hợp lý.
+
Cây xăng dầu : nhập xuất xăng dầu phục vụ sản xuất của công ty, kinh doanh xăng
dầu cho các đơn vị, cá nhân khác,….

1.4. Tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
-

Sản phẩm của công ty bao gồm các loại sau:

• Thi công các loại cầu ,đường
• Các công trình thủy lợi.
• Điên dân dung với điện năng có cấp điện áp dưới 35KV…
Đa số các loại sản phẩm của công ty là về công trình xây dựng , vì vậy trong quá trình thi
công công ty đã tập trung đảm bảo chất lượng công trình , an toàn lao động cho công
nhân….
- Quy trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu, trúng thầu và thi công công trình cầu đường của
công ty:
10
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

 Quy trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu:

Sau khi nhận được thông báo mời thầu,hồ sơ tài liệu đấu thầu từ chủ đầu tư, giám
đốc giao nhiêm vụ cho phòng KH – KT và vật tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
Căn cứ vào yêu cầu và tiến độ của hồ sơ mời thầu , trưởng phòng KH – KT triển
khai lập hồ sơ dự thầu cùng các thành viên trong phòng và các phòng ban liên quan .
Trưởng phòng KH – KT chịu trách nhiệm kiểm tra nội dung, hình thức, tiến độ, giá
của hồ sơ dự thầu trước khi trình giám đốc. Hồ sơ dự thầu phải hoàn chỉnh và trình giám
đốc trước thời hạn nộp hồ sơ dự thầu 03 ngày để có thời gian xem xét lại hồ sơ dự thầu lần
cuối.

 Quy trình trúng thầu và thi công công trình:
Sau khi trúng thầu, chủ đầu tư và công ty nhất trí về các điều khoản thực hiện công
trình, phòng KH – KT soạn thỏa hợp đồng trình giám đốc ký duyệt và chuyển cho chủ đầu
tư.
Giám đốc công ty xem xét và bố trí đội sản xuất thi công công trình. Mỗi đội đều có
1 đội trưởng , kỹ sư , các công nhân lao động phổ thông , ngoài ra mỗi đội còn thuê thêm
lực lượng lao động xã hội tại địa phương để làm những công việc khác. Công ty cử một
giám sát phụ trách thi công, trực tiếp chỉ huy điều hành công trình , từ khâu chuẩn bị nhân
lực, kỹ thuât, vật tư, đến quá trình thi công nhằm hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất
lượng công trình.
Quy trình thi công cầu : 3 bước
+ Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công tiến hành giải tỏa, đền bù về nhà cửa, đất
đai,hoa màu và các tài sản có giá trị khác của người dân nằm trong diện tích thi công công
trình.
+ Bước 2 : Thi công công trình gồm có những giai đoạn sau:
• Thi công mố : Đào san ủi mặt bằng thi công mố -> đo đặc định vị trí bệ mố.
Thi công cọc khoan nhồi : Định vị vị trí lỗ khoan -> bố trí máy
khoan tạo lỗ cọc -> gia công lắp đặt lồng cốt thép -> vệ sinh lỗ khoan -> đổ bê tông cọc
khoan nhồi -> kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi.
Đào đất hố móng thi công bê tông bệ mố : đào đất hố móng -> bố trí
hút nước hố móng -> vệ sinh tạo phẳng qua đáy móng -> lắp dựng ván khuôn, cốt thép bệ
mố -> đổ bê tông bệ mố.
Thi công thân mố, tường cánh mố : lấp đất hố móng -> lắp dựng đà
giáo, ván khuôn, cốt thép than mố, xà mũ, tường, cánh mố…, đổ bê tông thân mố, xà mũ.
Hoàn thiện: Tháo dỡ hệ đà giáo, ván khuôn thi công mố -> dắp dầm
đất sau mố, lắp đặt cốt thép thi công bản dẫn sau mố -> thanh thải dòng sông-> thi công
đường 2 đầu cầu.


Thi công trụ : Định vị hố tim trụ, bệ trụ -> tạo các khung răng chống cọc ván thép.


Thi công cọc khoan nhồi : lắp dựng sàn đạo trên đỉnh cọc ván thép
-> định vị lỗ khoan -> bố trí máy khoan nhồi -> gia công lắp đặt lồng thép -> vệ sinh lỗ
khoan -> đổ bê tông cọc khoan nhồi -> kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi.
11
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Thi công bệ trụ : dùng máy bơm hút hết nước trong vòng vây cọc ván
-> đào móng -> vệ sinh tạo phẳng qua đáy móng -> lắp dựng ván khuôn cốt thép bệ trụ ->
đổ bê tông bệ trụ
Thi công thân trụ : lấp đất hố móng đến cao độ đỉnh bệ -> lắp dựng đà
giáo, ván khuôn, cốt thép thân trụ -> đổ bê tông thân trụ.
Hoàn thiện: tháo dỡ hệ đà giáo, ván khuôn thi công trụ, nhổ cọc ván
thép -> thanh thải dòng sông.
• Thi công mặt cầu : sau khi hoàn thiện các mố và các trụ.
Thi công mặt bằng bãi đúc dầm : thi công đào, đắp mặt bằng bãi đúc
-> đổ bê tông bệ đúc, đệm đá dăm bãi tập kết -> tập kết vật liệu, trang thiết bị phục vụ thi
công dầm -> đúc dầm, căng kéo cáp, bơm vữa, bịt đầu dầm sàng dầm ra bãi tập kết.
Thi công lao lắp các nhịp : thi công lắp dựng đường lao trụ tạm -> lắp
dựng dầm cầu tạm -> dầm bê tông đúc sẵn được tập kết tại bãi đúc -> sàng dầm, tổ chức
lao kéo nhịp.

Thi công hệ mặt cầu : thi công dầm ngang mối nối -> thi công lan can,
bê tông cốt thép mặt cầu, hoàn thiện.
+ Bước 3: Sau khi hoàn thành công trình tổ chức ban giao nhiệm thu giữa bên A – bên
B, hoàn công và quyết toán công trình.

PHẦN 2 : TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
2.1.Tình hình hoạt động marketing và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là thực hiện các dự án xây dựng
cầu, đường và các công trình thủy điện…Các dự án của Công ty tập trung chủ yếu tại tỉnh
Lào Cai và một số tỉnh lân cận khác: Lai Châu, Điện Biên…
Từ năm 2008 đến nay Công ty đã tham gia thi công nhiều công trình,dưới đây là các
công trình đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng.
12
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Bảng 2.1 Các công trình tham gia thi công của Công ty (2008 – 2012)

Giá trị
Năm
(triệu đồng)

Chủ đầu tư
thi công

Stt

Tên công trình

1

Cầu Minh Lương_Lào Cai 3.900

2008

UBND huyện Văn Bàn

2

Cầu Nậm Xây_Lào Cai

2.750

2008

UBND huyện Văn Bàn

3

Cầu Mường Nhé_Lai Châu 6.000

2008


UBND huyện Mường Tè

4

Cầu Bảo Nhai_Lào Cai

4.800

2008

UBND huyện Bắc Hà

5

Cầu Cốc Ha_Lào Cai

4.850

2009

UBND huyện Bắc Hà

6

Cầu Phong Thổ_Lai Châu 7.500

2009

UBND tỉnh Lai Châu


7

Cầu Pa Thơm_Lai Châu

6.800

2009

UBND huyện Tuần Giáo

8

Cầu Tả Phìn_Lào Cai

5.950

2009

UBND huyện Bắc Hà

9

Cầu Quang Kim_Lào Cai

7.000

2009

UBND huyện Bát Xát


10

Cầu Cốc San_Lào Cai

5.200

2009

UBND huyện Bát Xát

11

Cầu Pom Hán_Lào Cai

8.950

2010

UBND huyện Cam Đường

12

Cầu Y Tý_Lào Cai

7.900

2010

UBND huyện Bát Xát


13

Cầu Nghĩa Đô_Lào Cai

9.300

2010

UBND huyện Bảo Yên

13
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

14

Cầu Mường Lai_Lai Châu 4.400

2010

UBND huyện Mường Tè


15

Cầu Tân Thượng_Lào Cai 7.100

2011

UBND huyện Bảo Yên

16

Cầu Đông Pao_Lai Châu

9.950

2011

UBND huyện Tam Đường

17

Cầu Sìn Hồ_ Lai Châu

8.800

2011

UBND tỉnh Lai Châu

18


Cầu Na Kèn_Sơn La

7.600

2012

UBND huyện Quỳnh Nhai

19

Cầu Lùng Vai_Lào Cai

7.000

2012

UBND huyện
Mường Khương

20

Cầu Na Sang_Lai Châu

5.900

2012

UBND huyện Phong Thổ


21

Cầu Bản Phiệt_Lào Cai

8.300

2012

UBND huyện Bảo Thắng

Tài liệu: Trích từ hồ sơ kinh nghiệm của Công ty cổ phần xây dựng cầu Lào Cai

Các đối thủ cạnh tranh của Công ty là các Công ty có cùng hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng cầu đường có phạm vi phạm vi trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận như Công
ty mình.Một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu với Công ty trên địa bàn tỉnh Lào Cai:
- Công ty TNHH xây dựng công trình Nam Tiến: hoạt động trên lĩnh vực xây dựng
công trình: Dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt, cầu cống; Dịch vụ
sửa chữa phương tiện đi lại, thiết bị thi công, gia công cơ khí, cho thuê thiết bị,
kinh doanh VLXD, vật tư thiết bị phụ tùng ô tô, máy thi công; Kinh doanh bất động
sản.
- Công ty xây dựng Nam Sơn: hoạt đọng trên lĩnh vực xây dựng công trình dân
dụng,giao thông, thủy lợi, cầu cống.
- Công ty xây dựng số 2: hoạt động trên lĩnh vực xây dụng công trình dân dụng,giao
thông, sửa chữa máy móc, gia công cơ khí.

14
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

2.2.Tình hình sử dụng tài sản cố định.
2.2.1.Thống kê số lượng máy móc-thiết bị sản xuất trong doanh nghiệp.
Tài sản cố định (TSCĐ) luôn là một bộ phận chủ yếu của công ty. Bất kỳ một nhà
máy hay doanh nghiệp nào cũng vậy, TSCĐ đóng vai trò rất quan trọng không thể thiếu
được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó là tư liệu lao động và được gọi là TSCĐ
khi có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
+ Có thời gian sử dụng trên một năm hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Có giá trị từ 10 triệu trở lên.
Để đảm bảo công tác quản lý tài sản cố định tại công ty yêu cầu kế toán phải cung
cấp những chỉ tiêu quan trọng về tài sản cố định và cơ cấu của nó, tình hình bảo quản,
trách nhiệm vật chất của các bộ phận và các cá nhân trong việc bảo quản, sử dụng TSCĐ.
- Tất cả các TSCĐ của nhà máy được quản lý tổng hợp trên phòng kế toán để
thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán quản lý tổng hợp trên phòng kế toán, để thuận
tiện cho việc quản lý và hạch toán. Trong quá trình hạch toán TSCĐ của nhà máy được
chia thành nhiều loại dựa trên một số tiêu thức TSCĐ theo công dụng và đối tượng sử
dụng cho hành chính và sản xuất.
- Kế toán theo dõi phản ánh giá trị hiện có và biến động của các loại TSCĐ theo
nguyên giá, giá trị hao mòn.
- Chế độ đầu tư, mua sắm ,xây dựng cơ bản theo điều lệ quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản. Mở thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ theo dõi từng đơn vị bộ phận.
- Xây dựng kế hoạch trích khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn thực hiện sửa
chữa lớn đúng thời hạn, để đảm bảo tuổi thọ cho máy móc thiết bị.
- Khi có TSCĐ tăng thêm do xây dựng cơ bản hoàn thành, mua sắm cấp trên cấp,

biếu tặng đưa vào sủ dụng doanh nghiệp phải lập hội đồng bàn giao TSCĐ gồm đại diện
bên giao, đại diện bên nhận, hội đồng bàn giao có nhiệm vụ nghiệm thu và lập biên bản
giao nhận, hội đồng bàn giao có nhiệm vụ nghiệm thu và lập biên bản giao nhận TSCĐ
được lập thành hai bản ( bên giao giữ một bản, bên nhận giữ một bản )
- TSCĐ của công ty tăng do mua sắm trao đổi nên được phân loại như sau.
Máy móc thiết bị.
Thiết bị phương tiện vận tải.
Dụng cụ quản lý.
Nhà cửa vật kiến trúc.
Nhà quản lý kiên cố sản xuất.
Công ty Cổ phần xây dựng cầu Lào Cai đã và đang đầu tư đầy đủ và phương tiện
làm việc, mày móc, thiết bị chuyên ngành hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động
sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Công ty cũng luôn vó chế độ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa
kịp thời để hệ thống phương tiện, máy móc thiết bị luôn được vận hành tốt trong sản xuất.
Số liệu cụ thể về máy móc thiết bị của Công ty thể hiện tại bảng dưới đây:
15
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Bảng 2.2. Thống kê máy móc- thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất của công ty

TT

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.

Mô tả máy móc thiết bị
(loại, kiểu, nhãn hiệu,…)

Máy đào Alat + Komatsu gầu 0.8m3
Máy ủi Alat + DT75
Máy trộn BT JZC 350
Máy trộn BT JZC 200
Máy đầm dùi 1 pha D25
Đầm đất MT12 605
Đầm bàn Mikasa
Đầm bàn
Máy thủy chuẩn + kinh vĩ
Giàn giáo thép khung 1,53m
Cột chống thép
Máy hàn
Máy đầm HonDa
Máy cưỡng bức vữa
Ô tô vận chuyển IFA Benl
Máy trộn bê tông
Máy phát điện
Cốp pha định hình P3015
Máy san tự hành
Đầm rung bê tông
Ô tô Kamaz + HuynDai
Máy cắt thép
Máy uốn thép
Máy hàn ống nhựa
Máy bơm nước thi công
Cần cẩu bánh lốp
Một số máy móc, công cụ, dụng cụ
khác

Số lượng

04
04
03
03
04
04
03
03
02
2.00m2
1.500
02
02
03
04
01
02
1000m2
01
10
04
04
05
03
07
01

Công suất
đặc trưng
0,8m3

100CV
350L
200L
1,1KW
63W
63W
750W
1,7m/kh
3m/c
1KW
GX60
250L
W50
HD750
10KW

10 tấn

Mức độ còn
dùng được
75%
80%
80%
70%
60%
90%
60%
80%
80%
80%

70%
90%
75%
75%
75%
90%
80%
80%
80%
80%
80%
90%
90%
90%
70%
70%

2.2.2 Thủ tục quản lý, mua sắm, nhượng bán thanh lý TSCĐ tại Công ty.
*Văn bản quy phạm pháp luật về chế độ quản lý sử dụng và khấu hao tài sản cố
định.
- Thông tư số 09/2009/TT-BTC ban hành ngày 21/09/2009
Một số nội dung chính của văn bản:
Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm: Tài sản cố định hữu hình, vô hình
(bao gồm giá trị quyền sở hữu nhà nước), tài sản của các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các
tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn ngắn hạn.
16
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định hiện có đều phải trích khấu hao. Mức
trích khấu hao theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các doanh nghiệp và được
sử dụng số tiền khấu hao tài sản cố định đã trích để tái đầu tư, thay thế đổi mới tài sản cố
định theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thanh lý nhượng bán tài sản cố định: Được quyền chủ động và có trách nhiệm
nhượng bán thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật.
Đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:
+ Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Thực hiện chuyển đổi sở hữu tài sản cố định


Thủ tục quản lý TSCĐ.

Hiện nay công ty sử dụng Thông tư số 09/2009/TT-BTC ban hành ngày 21/09/2009.
Căn cứ vào quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của bộ tài chính về
ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
+) Tại phòng kế toán:
Thường xuyên theo dõi ghi chép chặt chẽ tình hình sử dụng và bién đổi của TSCĐ
trong công ty.
Hàng tháng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng bộ phận.
Quản lý chặt chẽ về nguyên giá, tình hình hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ, việc
thu hồi vốn từ đầu để tái sản xuất TSCĐ.
+) Tại nơi sử dụng:

Quản lý chặt chẽ số lượng, sự biến động, hiện trạng kinh tế kỹ thuật của TSCĐ. Cần
kiểm tra giám sát việc bảo quản sử dụng TSCĐ ở từng bộ phận sản xuất.
Kiểm tra bảo dưỡng máy móc theo định kỳ
• Thủ tục mua sắm TSCĐ.
Hiện nay công ty sử dụng:
+ Thông tư 228/2009/TT-BTC
+ Nghị định số 23/2007/NĐ-CP
Dựa vào tình hình TSCĐ hiện có và kế hoạch SXKD của công ty mà kế toán tiến
hành tính toán có mua sắm TSCĐ thêm hay không. Khi quyết đinh mua sắm TSCĐ thì
thủ tục mua sắm TSCĐ ở công ty diễn ra hết sức cẩn trọng. Khi chuẩn bị mua TSCĐ phải
có một hội đồng đánh giá kiểm nhận được lập ra. Quá trình đánh giá bàn giao được diễn
ra dưới sự có mặt của hai bên bên Công ty cổ phần xây dựng cầu Lào Cai và bên đối tác
có đại diện chịu trách nhiệm.
Căn cứ vào hoá đơn, chứng từ và biên bản có liên quan, kế toán lập thẻ TSCĐ tuỳ vào
từng loại và theo dõi chặt chẽ số lượng sự biến động về kỹ thuật sự hao mòn của từng
TSCĐ. Quá trình mua sắm TSCĐ dựa trên quyết định và nhu cầu SXKD, giám đốc đưa ra
quyết định và giao cho kế toán trưởng soạn thảo hợp đồng mua sắm. Sau khi kiểm tra
17
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

TSCĐ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đề ra, phù hợp thì chấp nhận thanh toán. Ghi rõ nơi giao

nhận TSCĐ và hẹn ngày thanh toán tiền TSCĐ cho đối tác.
• Thủ tục thanh lý nhượng bán TSCĐ.
Trong công ty thì phải có tờ trình xin đựơc thanh lý nhượng bán và các giấy tờ hoá
đơn có liên quan ghi rõ nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị chất lượng của TSCĐ sau khi
đã đuợc đánh giá.
Căn cứ vào đó Tổng giám đốc quyết định thanh lý nhượng bán TSCĐ đã hết thời hạn
sử dụng hoặc còn nhưng không sử dụng an toàn và không còn khả năng tạo ra sản phẩm.
Khi có quyết định thanh lý nhượng bán TSCĐ thì công ty lập ra hội đồng thanh lý
nhượng bán TSCĐ, từ đó lập biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ gồm có:
+) Phần I: Ban thanh lý TSCĐ
+) Phần II: Tiến hành thanh lý TSCĐ
+) Phần III: Kết luận của ban thanh lý TSCĐ
+) Phần IV: Kết quả thanh lý TSCĐ
• Phương pháp khấu hao TSCĐ.
Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp tròn tháng và
phương pháp sử dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao bình quân năm =
Thời gian sử dụng

Mức khấu hao bình quân năm
Mức khấu hao bình quân tháng =
12 tháng

Mức khấu hao bình quân tháng
Mức khấu hao bình quân ngày =
trong tháng

Số ngày dương lịch


Khi mua TSCĐ phải lập hội đồng bàn giao TSCĐ để nghiệm thu và lập biên bản hồ
sơ TSCĐ, hồ sơ TSCĐ bao gồm:
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Các bản sao tài liệu kỹ thuật
+ Các hoá đơn vận chuyển bốc dỡ
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ hợp pháp khác như biên bản
đánh giá lại TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ,kế toán lập thẻ TSCĐ. Thẻ
18
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

TSCĐ được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ và được lưu ở phòng kế toán trong suốt
thời gian sử dụng.
Biên bản giao nhận TSCĐ được ghi ra thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản được hội
đồng thông qua và xác nhận.
Đối với những TSCĐ không cần dùng hoặc sử dụng không hiệu quả công ty nhượng
bán cho đơn vị khác hoặc những tài sản bị hư hỏng không sử dụng được nữa thì công ty
tiến hành thanh lý, kế toán căn cứ vào các chứng từ như: Biên bản thanh lý TSCĐ, hoá
đơn bán TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ, báo cáo kiểm kê TSCĐ kèm theo quyết định
giảm nguồn vốn, kế toán ghi giảm TSCĐ trên thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ.

2.3.Lao động, tiền lương.

2.3.1.Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường thì yếu tố con người là hạt
nhân quan trọng nhất để đạt được điều đó. Vì vậy, Công ty cổ phần xây dựng cầu Lào Cai
đã, đang và tiếp tục quan tâm đến việc xây dựng nguồn lực con người. Nguồn nhân lực
của Công ty luôn đạt được các tiêu chuẩn sau:
 Các cán bộ chủ chốt của Công ty có kinh nghiệm làm việc rất phong phú, giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ.
 Công ty có đội ngũ cán bộ với trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tế trên
các lĩnh vực như: Xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật dân dụng, công trình giao
thông...
 Toàn thể cán bộ, công nhân viên tại Công ty luôn tạo điều kiện và hỗ trợ lẫn nhau
để đạt hiệu quả cao nhất đối với công việc được giao.
 Phần lớn các cán bộ, công nhân viên của Công ty đều biết áp dụng công nghệ
thông tin (các phần mềm tin học cần thiết).
 Có tinh thần trách nhiệm, tính kỉ luật cao trong công việc.
Số liệu cụ thể về cán bộ chuyên môn và kĩ thuật của Công ty được thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 2.3 Bảng khai các cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của công ty (năm 2012)

STT

Họ và Tên

Chức vụ

Giới
tính

1.


Lưu Hoàng Bảo

Giám đốc

Nam

2.

Nguyễn Mạnh Hùng

Phó giám đốc

Nam

Thời gian công tác
14 năm
10 năm

19
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh


3.

Nguyễn Văn Tuyến

Trưởng phòng KHNam
KT

4.

Nguyễn Công Hải

Phó phòng KH-KT

Nam

5.

Nguyễn Thị Nga

Kế toán trưởng

Nữ

6.

Nguyễn Thị Hải Yến

Kế toán viên

Nữ


7.

Lê Hoàng Mến

Kế toán viên

Nữ

8.

Trần Văn Tam

Trưởng phòng TCNam
HC

9.

Nguyễn Văn Hà

Quản lý kỹ thuật

Nam

10.

Nguyễn Văn Phẩm

Quản lý kỹ thuật


Nam

11.

Nguyễn Công Thọ

Quản lý kỹ thuật

Nam

12.

Nguyễn Minh Đức

Quản lý kỹ thuật

Nam

13.

Trần Văn Huy

Quản lý kỹ thuật

Nam

5 năm
5 năm
8 năm
2 năm

3 năm
10 năm
7 năm
3 năm
6 năm
5 năm
7 năm

Đối với công nhân kỹ thuật Công ty cổ phần xây dựng cầu Lào Cai luôn chú trọng
xây dựng đội ngũ công nhân kĩ thuật đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay
nghề cao, sử dung thành thạo các loại máy móc thiết bị trong hoạt động xây dựng. Số liệu
cụ thể về công nhân kĩ thuật được thể hiển trong bảng 5 như sau:
Bảng 2.4 Bảng khai công nhân kỹ thuật công ty cổ phần xây dựng cầu Lào Cai.

STT

Công nhân kỹ thuật theo nghề, bậc

Số
lượng

3

4

1

Công nhân nề

34


30

4

5

6

7

20
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

2

Công nhân mộc – cốp pha

19

15


4

3

Công nhân thép - hàn

13

6

3

4

4

Công nhân lái xe

10

3

7

5

Công nhân hoàn thiện

45


15

10

6

Công nhân vận hành máy

11

8

3

Tổng

132

37

24

20

71

.

Tổng số công nhân viên chính thức của Công ty là 149 người (năm 2011) đều là

những người năng động nhiệt tình trong công việc, luôn hoàn thành công việc đã được
giao phó. Ngoài ra công ty còn thuê thêm công nhân xây dựng thi công ngoài công trường
theo mùa vụ theo các dự án đầu tư của công ty. Công nhân luôn được làm việc trong môi
trường đảm bảo an toàn lao động, nhân viên văn phòng có môi trường làm việc rất thoải
mái. Các nhân viên hòa đồng luôn quan tâm giúp đỡ nhau trong khi làm việc cũng như
trong đời sống.
2.3.2.Tiền lương của công nhân viên (CNV) trong công ty.
• Các biện pháp quản lý tiền lương.
Công ty quản lý lao động bằng các quy định, quy chế có tính chất bắt buộc nhưng vẫn
phù hợp với quy định của nhà nước mà toàn thể các cán bộ, công nhân viên phải tuân
theo. Nhằm hệ thống và phân công lao động hợp lý đem lại hiệu quả cao từ việc sử dụng
hợp lý quỹ lương của công ty.
a) Chứng từ kế toán sử dụng:
- Bảng chấm công.
- Bảng thanh toán tiền lương.
- Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương.
- Bảng phân bố tiền lương và BHXH.
- Phiếu chi.
b) Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ chi tiết TK 334.338
- Bảng tổng hợp chi tiết TK 334.338
- Sổ cái TK 334.338
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
c) Quy trình kế toán chi tiết lao động tại công ty.
Hàng ngày căn cứ vào các bảng chấm công lập bảng thanh toán tiền lương và bảng
tổng hợp thanh toán tiền lương, đồng thời vào chứng từ ghi sổ và sổ chi tiết các TK 334 ,
338 để lấy số liệu đối chiếu.
21
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Cuối kỳ đối chiếu giữa bảng tổng hợp chi tiết các TK 334 , 338 với sổ cái các tài
khoản để đối chiếu trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và bảng cân đối phát sinh. Khi các số
liệu đã hợp lý tiến hành lập báo cáo tài chính.
• Hình thức trả lương cho gười lao động của công ty.
Do đặc thù công việc nên công ty tính lương cho người lao động trong công ty theo
mức lương thời gian. Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động được tính
theo thời gian, làm việc theo cấp bậc hoặc chức danh.
Ngày làm việc 8 tiếng và tiền lương tính theo công thức:
Lương thời gian = Số ngày làm việc thực tế x Tiền lương thời gian 1 ngày.
Ngoài ra nếu làm tốt sẽ được hưởng phụ cấp.
Vậy lương thực tế phải trả trong tháng là:
Lương thực tế
Số ngày
phải trả
=
làm việc
x Tiền lương thời gian 1 ngày + Phụ cấp
trong tháng
thực tế
+) Lương tháng là tiền lương trả cố định hàng tháng cho người lao động theo thang
bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương,

dùng để thanh toán cho toàn bộ công nhân viên trong phạm vi tháng lao động gồm: Tiền
lương trả cho ngày nghỉ khác theo chế độ quy định, tiền lương trả cho những ngày làm
việc, lương phụ cấp thâm niên, chức vụ phụ cấp có tính chất theo tháng. Như vậy lương
tháng được tính:
Lương tháng = Lương cơ bản + phụ cấp lương (Nếu có)
+) Lương ngày: Là tổng số tiền dùng để trả lương và các khoản phụ cấp tiền lương
theo số ngày công làm việc thực tế nói chung, là căn cứ để tính trợ cấp BHXH để trả cho
CNV trong ngày lam việc thực tế trong tháng và mức lương một ngày để tính trả lương,
áp dụng cho người lao động theo hợp đồng ngắn hạn (làm việc ngày nào trả tiền ngày đó).
Công thức tính:
Lương tháng
Lương ngày =
Số ngày làm việc thực tế trong chế độ
+) Lương giờ: Là tổng số tiền lương phải trả cho các giờ công làm việc thực tế nói
chung bao gồm các khoản lương thời gian, lương khoán, lương sản phẩm, các khoản tiền
lương có tính chất thường xuyên. Công thức tính:
Lương ngày
Lương giờ =
x
Số giờ làm việc thực tế
8 giờ
+) Tiền thưởng sẽ tuỳ theo số lợi nhuận mà công ty đạt được để từ đó trích một phần
vào thưởng cho CNV. Từ đó khuyến khích họ làm việc.
+) Phụ cấp được tính trên tổng tiền lương phải trả là: 2%
Chế độ quy định hiện nay tỷ lệ trích BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ đối với công nhân
viên trong công ty là 30,5 %.
22
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

- 22% BHXH trong đó 16% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 6% tính vào
lương của công nhân viên.
- 4,5% BHYT trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1,5% tính vào
lương công nhân viên.
- 2% BHTN trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% tính vào lương
công nhân viên
- 2% KPCĐ trên tổng tiền lương phải trả cho người lao động và được tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh.
*) Chế độ BHXH trả thay lương được tính cho từng trường hợp sau:
- Trường hợp thai sản
Đối với bộ phận phục vụ sản xuất được nghỉ 4 tháng.
Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất được nghỉ 5 tháng.
Tỷ lệ BHXH trong thời gian nghỉ BHXH ở người mẹ được hưởng 100%.
- Đóng BH XH từ 15 20 năm được nghỉ 40 ngày / năm.
- Đóng BHXH từ 30 năm được nghỉ 50 ngày / năm
- Người bị bệnh dài ngày với các bệnh đặc biệt của bộ y tế ban hành thì thời gian
nghỉ hưởng BHXH trong thời gian nghỉ chữa bệnh 75% lương cơ bản.
- BHXH: Trích theo lương của công nhân viên là tổng số tiển trả cho người lao
động trong thời gian ốm đau.
- BHYT: Được sử dụng với mục đích bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho công nhân
viên.
- KPCĐ: Dùng để chi tiêu cho hoạt động tổ chức của người lao động.

Đối với các nhân viên quản lý kĩ thuật của Công ty, công thức tính:
Lương = ( Hệ số lương + Hệ số trách nhiệm) x Lương cơ bản
- Hệ số lương được quy định cho từng đối tượng căn cứ theo năm tháng và cấp bậc
lương cụ thể, trong đó giám đốc căn cứ vào kết quả kinh doanh được phép toàn quyền ra
quyết định bậc lương của nhân viên theo năm công tác và thành tích đóng góp của họ đối
với công ty.
Bảng 2.5 Bảng hệ số lương của công ty

Chức vụ
Phó giám đốc
Kế toán trưởng
Trưởng phòng

Hệ số lương
2.3
2
2

Hệ số trách nhiệm
0.5
0.2
0.2

Bảng 2.6 Bảng lao động tiền lương của công ty.

Stt
1

Chỉ Tiêu
Số lượng công nhân viên


Năm 2009
134

Năm 2010
160

Năm 2011
149

23
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

2

Trình độ:
-Đại học
-Cao dẳng
-Trung cấp
-Công nhân kĩ thuật
-Công nhân lao đông phổ
thông
Thu nhập bình quân

đ/người/tháng
Tổng quỹ lương

3
4

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

6
3
17
32
72

8
6
20
32
94

8

3.500.000

3.800.000

3.700.000

5.628.000.00
0


7.296.000.00
0

6.615.600.00
0

6
19
30
86

Tổng số lao động trong công ty năm 2010 tăng so với năm 2009 đồng thời thu nhập
bình quân cũng như quỹ lương của công ty tăng lên. Tuy nhiên, năm 2011 do ảnh hưởng
chung của nền kinh tế đối với ngành xây dựng nói chung cũng như đối với công ty nói
riêng, số cán bộ công nhân viên giảm xuống cũng như quỹ lương của toàn công ty giảm
xuống.

2.4. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây Công ty đã đạt được nhiều kết quả tốt trong hoạt động
kinh doanh của mình, để có được kết quả như vậy thì công ty đã phát huy được các mặt
mạnh và hạn chế được các mặt còn tồn tại của Công ty. Mặc dù gặp phải sự khủng hoảng
của nền kinh tế vào năm 2011 nhưng công ty vẫn duy trì tốt hoạt động với mức lãi cơ bản
trên trên cổ phiếu vẫn duy trì 18% như năm 2010.


Các chỉ số về khả năng thanh toán.
* Tỷ số khả năng thanh toán chung (khả năng thanh toán hiện hành). KHH
TSLĐ&ĐTNH
19.273

KHH2012
=
=
= 1,07
Nợ ngắn hạn
17.936
KHH2011

=

TSLĐ&ĐTNH
Nợ ngắn hạn

14.674
13.481

=

=

1,09

* Tỷ số khả năng thanh toán nhanh. KN
KN2012

=

TSLĐ&ĐTNH - Hàng tồn kho

= 19.273 – 7.729


=

0,64

24
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Nợ ngắn hạn

17.936

TSLĐ&ĐTNH - Hàng tồn kho
KN2011

=

14.674 – 4.743
=

Nợ ngắn hạn


=

0,74

13.481

Nhận xét:
- Tỷ số khả năng thanh toán chung của công ty là lớn hơn 1, nhưng lớn hơn không
nhiều. Công ty có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ nhưng công ty đã đầu tư nhiều
vào TSLĐ không sinh lời hoặc sinh lời thấp, tuy nhiên tỷ số năm 2012 có giảm so với
năm 2011
- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty nhỏ hơn 1,điều này cho thấy khả
năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là chậm.
• Các tỷ số về khả năng sinh lời (Sức sinh lời/ Doanh lợi).
* Doanh lợi tiêu thụ (Sức sinh lợi của doanh thu thuần). LDT
Lợi nhuận sau thuế
467.589.490
LDT2011 =
=
= 0,01
Doanh thu thuần
44.888.755.192
LDT2010

=

Lợi nhuận sau thuế

=


Doanh thu thuần

1.171.976.102
51.752.073.024

= 0,02

* Doanh lợi vốn chủ (Sức sinh lời của vốn CSH): LVC
LVC
2011

=

Lợi nhuận sau thuế
NVCSH bình quân

=

467,589
(4.017+5,980)/2

= 0,09

* Doanh lợi tổng tài sản (Sức sinh lời của vốn kinh doanh): LTTS
LTTS 2011 =

Lợi nhuận sau thuế
Tổng TS bình quân


=

467,589
(15,485+16,107)/2

=

0,06

Nhận xét:
- Các tỷ số về khả năng sinh lời của công ty đều thấp, tỷ số khả năng sinh lời của
tổng tài sản là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Tỷ số này của Công ty chưa cao,
Công ty cần có biện pháp tối đa hóa lợi nhuận.

25
SV:Lê Thị Hương
Lớp QTKD2_K4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD:Phạm Thu Hiền


×