Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

THỰC TRẠNG HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.54 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
**********

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài:
THỰC TRẠNG HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thái Hưng
Nhóm sinh viên thực hiện:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

La Thanh Thanh An
Trần Thị Ngọc Anh
Trần Thuỳ Linh
Nguyễn Diệu My
Nguyễn Thị Thuý
Nguyễn Thu Trang

Hà Nội 6/2016

1


Lời cảm ơn!


Được sự đồng ý của Thầy giáo dạy bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học
giáo dục chúng em đã thực hiện đề tài “ Thực trạng hiểu biết về sức khỏe sinh sản của
sinh viên đại học Giáo dục”.
Để hoàn thành bài nghiên cứu này. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy
hướng dẫn TS. Lê Thái Hưng đã tận tình chỉ bảo, giảng dạy chúng em trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện.
Mặc dù đã có cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do
buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũng
như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định mà bản thân chúng em chưa thấy được. Chúng em rất mong được sự góp ý của
Thầy và các bạn để bài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2016

2


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CSSKSS
SKSS
LTQĐTD
BCS
KHHGĐ
BPTT
DCTC

Chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Sức khỏe sinh sản
Lây truyền qua đường tình dục
Bao cao su

Kế hoạch hóa gia đình
Biện pháp tránh thai
Dụng cụ tử cung

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng tần số khách thể khảo sát theo ngành học
Bảng 2: Bảng tần số khách thể khảo sát theo năm học
Bảng 3: Bảng tần số khách thể khảo sát theo quê quán.
Bảng 4: Phân bố ý kiến về những nhận định đối với vấn đề nạo
phá thai (tần số)
Bảng 5: Điểm trung bình về mức độ hiểu biết các BPTT
Bảng 6: Sự hiểu biết về nơi mua nhận BPTT của sinh viên
Bảng 7:Sự hiểu biết về hậu quả của viêm nhiễm đường sinh sản
Bảng 8: Số liệu theo điểm quy đổi về sự hiểu biết các bệnh
LTQĐTD
Bảng 9: Sự hiểu biết về các bệnh LTQĐTD
Bảng 10: Điểm trung bình sự hiểu biết HIV/AIDS và các bệnh
LTQĐTD

4

Trang
32
32
33
36
39

40
44
44
45
47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1:Biểu đồ phân bố đối tượng khảo sát về vấn đề có người yêu
34
hay chưa? (tỷ lệ %)
Biểu đồ 2 : Sự hiểu biết 10 nội dung SKSS của sinh viên Đại học Giáo
35
Dục(Tần số)
Biểu đồ 3: Quan điểm về nạo phá thai (Tần số)
37
Biểu đồ 4: Đổi điểm về mức độ hiểu biết các BPTT (Tần số)
39
Biểu đồ 5: Mức độ hiểu biết về các biện pháp tránh thai (Tần số)
40
Biểu đồ 6: Sự hiểu biết về những nơi có thể mua/nhận BPTT (Tần số)
42
Biểu đồ 7:Sự hiểu biết về nguyên nhân viêm nhiễm đường sinh sản
43
(Tần số)
Biểu đồ 8: Sự hiểu biến về các BPPT HIV/AIDS (Tần số)
46
Biểu đồ 9: Phân bố điểm nhận thức về HIV/AIDS và các bệnh
48

LTQĐTD (Tần số)
Biểu đồ 10: Sự lựa chọn tìm hiểu thông tin về SKSS của sinh viên (Tần
49
số)
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sự phát triển của thanh thiếu niên luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở
Việt Nam.Theo Báo Quốc gia về thanh niên Việt Nam ,dân số thanh niên nước ta tính
đến năm 2014 là 25 078 764 người, chiếm 27,7% dân số cả nước 1.Vì thanh thiếu niên
đặc biệt là thanh niên sinh viên có tiềm năng to lớn quyết định sự lớn mạnh và thịnh
vượng của các nước nên việc nắm được những vấn đề cốt lõi trong sự phát triển của
họ là hết sức quan trọng.
Nhiều báo cáo nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam, hiện có hàng loạt vấn đề về
SKSS/ TD VTN&TN như: Thiếu kiến thức và thông tin về sức khỏe sinh sản kết hợp

1Báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam- Bộ Nội Vụ, Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Viêt Nam, Hà Nội - 2015

5


với những thay đổi về văn hóa,kinh tế- xã hội đã dẫn đến những hành vi có nguy cơ
cao ở nhóm đối tượng này.Nhận thức của lớp trẻ về các vấn đề SKSS bao gồm tình
dục,chức năng sinh sản,các biện pháp tránh thai,quan hệ tình dục an toàn,…còn nhiều
hạn chế. Thực tế cho thấy phần lớn số VTN&TN từng có quan hệ tình dục trước hôn
nhân đã không sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào .Hậu quả là trung bình
hàng năm có hàng trăm nghìn ca nạo phá thai ( 0,6 ca nạo phá thai/1 ca sinh mà 1/3
trong số đó là nạo phá thai ở những phụ nữ trẻ chưa kết hôn) ( Bộ Y tế,1999 ) . Một
nghiên cứu trên diện rộng gần đây nhất cũng cho biết cứ trong 3 nam thanh niên độc
thân tuổi 22-25 thì một người đã từng có quan hệ tình dục ( Bộ Y tế,2004 ).Tỷ lệ
VTN&TN nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục,viêm nhiễm đường tình

dục,đặc biệt là HIV/AIDS ngày càng tăng. Tỷ lệ người nhiễm HIV ở lứa tuổi 20-29 đã
tăng từ 15% năm 1993 lên 62% năm 2002 (NCADP,2004) và 52,8% vào cuối năm
2007,quan hệ tình dục không an toàn được dự báo sẽ trở thành con đường lây nhiễm
chủ yếu trong thời gian tới ( Ruxrungtham,Brown,2004 ).2
Theo thống kê của bệnh viện phụ sản trung ương năm 2004, tính riêng số người
nạo phá thai lứa tuổi vị thành niên (10-19 tuổi) chỉ là 3-5% thì lứa tuổi thanh niên
( 19-24 tuổi) lên tới 20-25%. Theo thống kê được công bố năm 2006 của Hội kế
hoạch hóa gia đình,Việt Nam là 1/3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới
và trong đó độ tuổi thanh niên chiếm tỷ lệ lớn. Đó là chưa kể tới những người đi nạo
phá thai và chữa các bệnh phụ khoa ở các cơ sở tư nhân.3
Theo khảo sát của trung tâm Dân số và Công tác xã hội,Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn,Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành trên 300 sinh viên nội thành Hà
Nội,hơn 10% nam và 7,5% nữ đã từng có quan hệ tình dục.Đáng chú ý,gần 40% số
sinh viên đã quan hệ tình dục lại có quan hệ với người khác không phải là người mình
đang yêu ( 32% nam và 8% nữ ).4
Những con số nêu trên đã phần nào phản ảnh thực trạng chăm sóc sức khỏe
sinh sản VTN&TN ở nước ta. Sinh viên là 1 bộ phận cấu thành nhóm VTN&TN. Số
sinh viên ngày càng tăng do quy mô đào tạo cao đẳng,đại học ngày càng lớn. Sinh
viên hiện nay có hiểu biết,thái độ như thế nào đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh
sản? Và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của họ ra sao? Bản thân chúng tôi là
những sinh viên ngành sư phạm, nên việc trang bị cho mình kiến thức về SKSS là rất
cần thiết. Với những lí do trên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “THỰC TRẠNG
HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC GIÁO
DỤC ”.
2PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng – ThS. Lưu Bích Ngọc, “Sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên Việt Nam – Điều tra ban đầu
chương trình RHIYA”, Hà Nội – 2006, trang 20.
3Trang web: />
4Trang web: />6



2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài nhằm xác định thực trạng tương đối cụ thể sự hiểu biết về
SKSS của sinh viên ĐH Giáo dục trên các phương diện như : Quan hệ tình dục an
toàn ; sinh sản và phòng tránh thai ; các bệnh lây truyền qua đường tình dục; các biện
pháp tránh thai và các nguồn cung cấp thông tin về SKSS;...
Trên cơ sở đó tìm ra biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi
của sinh viên ĐH Giáo dục về vấn đề chăm sóc SKSS.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu về thực trạng sự hiểu biết về vấn đề sức khỏe sinh sản của
sinh viên trường đại học giáo dục. Dự kiến đề tài sẽ thiết kế bảng hỏi kết hợp với
TNKQ, với kết quả thử nghiệm thu được tiến hành phân tích, đánh giá.
4.
Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
• Sự hiểu biết các vấn đề về SKSS của sinh viên ở mức độ nào?
• Nguồn cung cấp thông tin về SKSS cho sinh viên hiện nay chủ yếu là gì?
• Thái độ của sinh viên về vấn đề nạo phá thai như thế nào?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
• Kiến thức tổng hợp của sinh viên về vấn đề sức khoẻ sinh sản ở mức độ bình
thường.
• Nguồn cung cấp thông tin về SKSS cho sinh viên hiện nay chủ yếu là thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng, sách báo, bạn bè. Gia đình, nhà
trường không là kênh cung cấp thông tin chính về SKSS cho sinh viên.
• Sinh viên có thái độ đúng đắn về vấn đề nạo phá thai, tuy nhiên lại không được
trang bị nhiều về các BPTT nên rơi vào tình huống xấu sẽ trở nên bị động.
5. Khách thể vàđối tượng nghiên cứu
5.1.
Khách thể nghiên cứu:
• Sinh viên trường Đại học Giáo Dục
• Các tư liệu điều tra, thống kê về sinh viên Đại học Giáo dục.

5.2.
Đối tượng nghiên cứu:
Sự hiểu biết về vấn đề sức khoẻ sinh sản của sinh viên trường Đại học Giáo
dục.
6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Chọn lọc, phân tích và khái quát những tài liệu có liên quan đến đề tài, từ
đó xây dựng cơ sở lý luận, định hướng cho nghiên cứu thực tiễn
7


6.2.

Phương pháp quan sát khoa học
Thu nhận thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp đối
tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng, nhờ nó để xây dựng lý
thuyết và kiểm tra lý luận bằng thực tiễn.
6.3.
Phương pháp điều tra bảng hỏi
Tham khảo tài liệu, từ đó xây dựng bảng hỏi để diều tra thực trạng hiểu
biết về sức khỏe sinh sản của SV Đại học Giáo dục.
Đây là phương pháp chính được sử dụng trong bài nghiên cứu.
6.4.
Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập trong quá trình điều tra được xử lứ bằng phần mềm SPSS.
6.5.
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Thông qua những số liệu thu thập được cùng với các kết quả đánh giá,
đưa ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn và cho khoa học; đưa ra được nguyên
nhân, nghiên cứu giải pháp thực tiễn áp dụng để tìm ra giải pháp thích hợp.

7. Phạm vi, thời gian khảo sát
Phạm vi nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu thực trạng sự hiếu biết về vấn đề
sức khỏe sinh sản trong phạm vi trường đại học Giáo Dục – Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Thời gian triển khai nghiên cứu: 2 tháng, từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 6 năm
2016.
8. Nhiệm vụ, kế hoạch nghiên cứu
Nhiệm vụ:
• Nghiên cứu lý luận tổng quan về vấn đề SKSS
• Khảo sát thực tế qua bảng hỏi định lượng để tìm hiểu quan điểm của sinh viên
về các vấn đề có liên quan đến SKSS.
Kế hoạch nghiên cứu
• Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ 29/02/2016 – 12/06/2016
• Thời gian tiến hành khảo sát, phát phiếu điều tratrực tiếp: 02/05/201616/05/2016

8


9. Tổng quan nghiên cứu
9.1. Nghiên cứu thế giới
Chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển năm
1994 đã kêu gọi các tổ chức sáng lập và tăng cường các chương trình để đáp ứng tốt
hơn nhu cầu SKSS vị thành niên. Từ đó vấn đề SKTD và SKSS vị thành niên đã thu
hút được sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong
bối cảnh của toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đô thị hóa,
đại dịch HIV/AIDS và nhiếu yếu tố khác nữa làm cho SKSS và SKTD vị thành niên
đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ và thách thức. Chính vì vậy còn rất nhiều
việc cần phải làm để đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và các dịch vụ cho nhóm đối
tượng trẻ tuổi đặc biệt này.5
Theo ước tính của WHO, mỗi năm có khoảng 250 triệu người mắc các bệnh lây

truyền qua đường tình dục, trong đó nhóm tuổi 15-19 chiếm tỷ lệcao thứ 2 sau nhóm
20-24 tuổi. Sở dĩ nhóm thanh niên mắc các bệnh LTQĐTD cao là do khi QHTD nhóm
này thường không sử dụng biện pháp tránh thai an toàn.Cũng theo tổ chức này, 1/20
số nữ vị thành niên mắc các bệnh LTQĐTD hàng năm.Nghiên cứu cụ thể ở Kenya,
Nigieria, Sierra Leone tỷ lệ nữ vị thành niên mắc các bệnh nêu trên dao đọng từ 1636%, ở Mỹ 1/8 vị thành niên đăng ký chữa bệnh LTQĐTD hàng năm.Hiện nay trên
thế giới có trên 15 triệu người nhiễm HIV, tỷ lệ cao nhất đối với nam là nhóm tuổi 15
– 25% và với nữ là nhóm tuổi 25 – 35%.6
Thay vì coi đó như một vấn nạn khủng khiếp của xã hội, một số nước đẩy
mạnh việc bình thường hóa chuyện giới tính, xâm hại tình dục, để có sự ứng phó tốt
nhất.Ở Mỹ, để học sinh biết ứng phó tốt hơn , đầu năm 2015, hai nghị sĩ thuộc đảng
Dân chủ ở Mỹ đã đề xuất Đạo luật Giảng dạy về các mối quan hệ an toàn 2015. Theo
đó, các trường học bắt buộc phải đưa giáo dục giới tính vào chương trình, nói về các
vấn đề xoay quanh tình dục và quan hệ bao gồm: sự ưng thuận, an toàn tình cảm, hẹn
hò và bạo lực gia đình.Đây được xem như sự chuẩn bị tốt nhất mà nhà trường trang bị
cho học sinh để làm quen, hiểu biết về các kiến thức nền tảng trong các mối quan hệ
bạn bè/tình cảm trong xã hội, từ đó ứng phó tốt hơn trước các mối nguy hại về mang
thai sớm, tấn công tình dục.Đó là một trong số những ví dụ cho thấy việc giáo dục
giới tính đang được đẩy mạnh và tiếp tục là mối quan tâm toàn cầu của các tổ chức
phi chính phủ hay cả sự can thiệp của chính phủ.
Tại New Zeland, giáo dục giới tính cho cả cán bộ, lãnh đạo trong cộng đồng.
Trong nỗ lực cải thiện SKTD và SKSS ở thanh thiếu niên, New Zeland đãđi ngược lại
5 />
6Nguyễn Thanh huyền-Luận văn thạc sỹ xã hội học”Quan niệm của sinh viên về vai trò giới trong chăm sóc sức khoẻ
sinh sản”-Hà Nội,2008

9


một chút so với cách làm thông thường: Không chỉ giáo dục cho đối tượng thanh
thiếu niên mà còn giáo dục cho cán bộ, lãnh đạo trong cộng đồng, theo Đài phát thanh

Quốc tế New Zeland (Radionz.co.nz).
“Tôi biết rằng điều đó hơi nhạy cảm ở nước ta, nhưng có thể nhờ đó họ sẽ biết về
những gì đang ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi, và sẽ từ từ chấp nhận cho người
trẻ tiếp cận các biện pháp tránh thai để ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường
tình dục và vấn đề mang thai vị thành niên”, Nancy Pego, điều phối viên của Bộ Y tế
tại quần đảo Solomon, cho biết. New Zealand tài trợ cho chương trình tại các quần
đảo như Solomon, Tonga, Vanuatu và Kiribati, những vùng còn thiếu sót lớn trong
việc truyền tải kiến thức về quan hệ tình dục và cũng thiếu sự quan tâm của chính
quyền.
TạiAnh: Dạy cho trẻ biết nói "không" ở độ tuổi 11,Hiệp hội Giáo dục Cá nhân,
Cộng đồng và Sức khỏe (PSHE) của Anh năm nay đã xây dựng một chương trình giáo
dục gây sốc với nội dung dạy cho trẻ sự đồng thuận trong quan hệ tình dục ở độ tuổi
11, theo BBC. Trẻ em tại Anh cần được giáo dục giới tính từ sớm để biết được thế nào
là các tình huống từ chối . Phil Ward, giáo viên đứng đầu Trường cộng đồng Heston,
cho biết: “Chúng ta cần phải tạo cơ hội để những người trẻ suy nghĩ về những gì gọi
là sự đồng ý, vì họ đang sắp phải đối mặt những kinh nghiệm trong cuộc sống có thể
liên quan đến tấn công tình dục hoặc, thậm chí, hãm hiếp”. Văn phòng Thống kê
Quốc gia (ONS) cho biết trong năm 2014, có “7.000 tấn vụ tấn công tình dục đối với
trẻ em trong độ tuổi 13 hoặc nhỏ hơn, và hơn 4.000 vụ hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi”
đãđược cảnh sát ghi nhận. Thống kê khủng khiếp này cho thấy sự yếu kém trong công
tác giáo dục giới tính và các bài học về tình dục nơi trẻ em tại Anh. Theo PHSE,
chương trình nghe có vẻ ngược đời của họ trên thực tế không phải dạy trẻ em ưng
thuận các lời mời gọi tình dục. Thay vào đó, cụm từ “sự đồng thuận” nghĩa là dạy cho
trẻ biết thế nào là một mối quan hệ an toàn, nghiêm túc, khi nào đến lúc nói “không”
với những cám dỗ, lời mời gọi, vốn ở độ tuổi 11 không phải đứa trẻ nào cũng biết đến
hậu quả.7
Tại châu Á, chương trình giáo dục giới tính ở các nước từ 'đóng cửa' đến đòi
hỏi 'cởi mở' hơn. Tại Myanmar, 99% phụ nữ không bao giờ thấy được âm đạo của
mình. Chiến thắng của đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San
Suu Kyi hồi tháng 11.2015 vừa qua đánh dấu bước ngoặt cho tiến trình dân chủ của

Myanmar. Nó cũng là lúc nước này thoát chế độ do quân đội chi phối, và một phần
nào đó là sự giải thoát cho xã hội khép kín của Myanmar. Giáo dục giới tính, một khía
cạnh trong giáo dục xã hội tại Myanmar, cũng đã có sự chuyển biến lớn, theo ABC
News ngày 8.12. Sự dè dặt, những quan niệm sai lầm, mê tín đang cản trở Myanmar
trong lĩnh vực giáo dục giới tính . Myanmar, đất nước với 52 triệu người, đã hầu
nhưđóng cửa với phần còn lại của thế giới trong khoảng 60 năm cho đến năm 2012,
thời điểm bắt đầu mở cửa. Bất chấp internet ngày càng đi vào cuộc sống, song song
với các chương trình giáo dục nước ngoài, vẫn còn rất nhiều người “kinh ngạc” về sự
7 />
10


thiếu hiểu biết về tình dục và sức khỏe. Vấn đề khá lớn của Myanmar, như những
nước ít va chạm với văn hóa bên ngoài khác, là những quan niệm có phần mê tín về
tình dục, ví dụ việc cho rằng quần áo phụ nữ có thể phá hoại quyền lực của đàn ông
nếu giặt chung đồ với nhau, hoặc treo lên một vị trí quá cao. Bên cạnh đó, kinh
nguyệt hay các vấn đề về tình dục đều bị cho là bẩn thỉu và phải né tránh. Hiện tại, bà
Htar Htar đã thành lập Akhaya Women, một tổ chức phi lợi nhuận đang hoạt động tại
Myanmar để giáo dục giới tính, hiểu biết về cơ thể và tình dục.“99% phụ nữ ở
Myanmar không bao giờ thấy được âm đạo của mình.Đôi khi chúng tôi không biết có
có hai bộ phận, một dành để đi vệ sinh và một cho thời kỳ kinh nguyệt, sinh con, quan
hệ... Điều này thậm chí xảy ra với những người phụ nữ có 2 và 3 con”, ABC News
dẫn lời bà Htar Htar.Theo ghi nhận vừa qua, ít nhất đến lúc này những cuộc trao đổi
về giới tính, cơ thể, tình dục của phụ nữ tại Myanmar đãđược cải thiện đáng kể, theo
Win Win Khaing, một người phụ nữ tham gia Akhaya Women ở tuổi 40.8
Thạc sĩ, bác sỹ Therese Foran, Giám sát chương trình thạc sĩ về ngừa thai và
mãn kinh, Đại học New South Wales (Australia) cho biết: “Đến năm 2011 dân số thế
giới đã là 7 tỷ người, mỗi năm tăng thêm 75 triệu người và dự đoán đến năm 2050
dân số thế giới sẽ là 9 tỷ người. Một ngày có 575.000 ca ngừa thai, 356.000 ca sinh,
256.000 ca nạo phá thai và có đến 186 ca bị tử vong do phá thai không an toàn”. Một

khảo sát khác dành cho phụ nữ châu Á trong độ tuổi 15-44 tại 17 quốc gia cho thấy,
mức mang thai ngoài ý muốn giảm từ 64/100 người xuống còn 49/100 người, nhưng
có đến 57% phụ nữ có chồng không sử dụng các biện pháp tránh thai vì sợ tác dụng
phụ. 12% phụ nữ có chồng không được đáp ứng nhu cầu về ngừa thai và dự đoán nhu
cầu này sẽ tăng 14% mỗi năm.9

8 />
9 />
11


9.2. Nghiên cứu Việt Nam
Trong những năm gần đây, giáo dục dân số và giáo dục giới tính đang dầnnhận
được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, cộng đồng xã hội. Ở Việt Nam, nghiên cứu
thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên đối với SKSS được nhiều nghiên
cứu đề cập. Nội dụng SKSS trong các nghiên cứu này thường bao gồm những vấn đề
về tình bạn, tình yêu, tình dục, QHTD, sử dụng các BPTT, có thai sớm và nạo hút thai
trong lứa tuổi thanh niên,… Dưới đây chúng tôi xin trình bày một số nghiên cứu liên
quan đến lĩnh vực này:
“ Khảo sát, đánh giá về kiến thức, thái độ, thực hành của vị thành niên, thanh
niên Hải Phòng với các vấn đề liên quan đến SKSS” (1999) do Nguyễn Quốc Anh,
Nguyễn Mỹ Hương, Daniel Weitraub, Meredith Caplan – Uỷ ban Quốc gia Dân số Kế hoạch hóa gia đình tiến hành. Mẫu nghiên cứu gồm 110 thanh niên trong độ tuổi
15-24 được lựa chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn tại 20 xã của dự án “Giáo dục SKSS
và sức khỏe gia đình vị thành niên tại Hải Phòng”. Kết quả cho thấy Kiến thức về
SKSS: chỉ có 25,7% VTN&TN có kiến thức đúng về thời điểm thụ thai là giữa hai kỳ
sinh. 93,2% VTN&TN biết ít nhất một BPTT hiện đại và 61,4% biết ít nhất một
BPTT tự nhiên. BCS là BPTT được biết đến nhiều nhất, tiếp đến là vòng tránh thai,
thuốc tránh thai và triệt sản. Nơi cung cấp BPTT phổ biến được VTN&TN biết đến là
cơ sở y tế. Những bệnh LTQĐTD được biết đến nhiều nhất là HIV/AIDS, lậu và
giang mai với tỷ lệ tương ứng 69,7%, 50,4% và 48,3%. Sử dụng BCS khi QHTD,

không QHTD với gái mại dâm, không dùng chung bơm kim tiêm và có quan hệ tình
cảm không trong sạch, không quan hệ với nhiều người là những cách phòng tránh
HIV/AIDS được VTN&TN kể đến nhiều nhất. Có khoảng 40% có quan điểm sai lầm
cho rằng nạo phá thai và điều hòa kinh nguyệt là một biện pháp KHHGĐ.
Dương Đăng Hanh (1999), “ Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi tính dục
của sinh viên lứa tuổi 18-24 chưa lập gia đình tại Tp. Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sỹ
y học, trường ĐH Y dược Tp. Hồ Chí Minh. Tổng số 1508 nam nữ sinh viên thuộc 14
trường đại học trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh đã tham gia vào nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên đều biết 4 loại BPTT phổ biến trong chương trình
KHHGĐ của Việt Nam, đó là: bao cao su (91,2%), vòng tránh thai (84,1%), thuốc
uống tránh thai (84,5%) và đình sản nam/nữ (73,1%). Sinh viên có thái độ rất cởi mở
về QHTD trước hôn nhân, đặc biệt là khi đã yêu nhau hay đã hứa hôn, và nam dễ
chấp nhận hơn nữ. Tỷ lệ sinh viên có QHTD trước hôn nhân chung cho cả hai giới là
12,8% ( nam nhiều gấp 4 lần nữ, lần lượt là 19,7% và 5,5%). Tuổi QHTD lần đầu
trung bình là 20, sớm nhất là 16; và trong lần QHTD đầu tiên có 53,5% không sử
dụng BPTT.

12


Luận văn thạc sỹ y tế công cộng của Phạm Thi Phương Dung, trường Đại học
Y tế công cộng, Hà Nội, 2006 nghiên cứu về “ Kiến thức, thực hành phòng chống
bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS của nữ sinh viên một trường cao
đẳng tại quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2006”. Cỡ mẫu khảo sát 402 trường hợp là những
nữ sinh viên chưa có chồng tại một trường cao đẳng tại quận Tây Hồ - Hà Nội.
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu kiến thức của sinh viên về các lệnh LTQDTD( triệu
chứng, nguyên nhân, cách phòng bệnh, nguyên tắc điều trị, nơi khám chữa và điều trị
bệnh), về HIV/AIDS ( con đường lây truyền và cách phòng tránh) và về thực hành
của sinh viên trong phòng chống các bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS ( QHTD trước
hôn nhân). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nữ sinh viên đạt yêu cầu về kiến thức

các bệnh LTQĐTD là 70,6% nhưng kiến thức cụ thể còn chưa tốt, 23,1% không kể
được một bệnh lây truyền qua đường tình dục nào, dưới 70% biết được một số triệu
chứng của bệnh, gần 40% không biết nguyên tắc điều trị các bênh LTQĐTD, chỉ có
40,5% nữ sinh viên đạt yêu cầu về kiến thức HIV…
Tóm lại, nghiên cứu về vấn đề SKSS/TD VTN&TN đã được nhiều nhà nghiên
cứu trong nước đề cập tới bằng phương pháp điều tra xã hội học: thu thập thông tin
định lượng qua các bảng hỏi, thu thập thông tin định tính qua các phỏng vấn sâu, hội
thảo, thảo luận nhóm. Chủ đề chung xuyên suốt các nghiên cứu này là vấn đề thực
trạng nhận thức, thái độ, hành vi của vị thành niên đối với SKSS. Những nội dung
thường được đề cập đến là tình bạn, tình yêu, QHTD, sử dụng các BPTT, có thai sớm
và nạo hút thai trong lứa tuổi TN, nhận thức về HIV/AIDS. Bên cạnh đó, nội dung về
các tệ nạn xã hội cũng được nghiên cứu.Đối tượng nghiên cứu là VTN &TN độ tuổi
từ 15-24.Tuy nhiên nghiên cứu về vấn đề SKSS/TD VTN&TN cho thanh niên là sinh
viên các trường đại học và cao đẳng là chưa nhiều. Luận văn này tập trung tìm hiểu
thực tế hiểu biết, thái độ và hành vi của sinh viên đối với SKSS.

13


NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.

Các khái niệm cơ bản
1. Sinh viên
1.1. Khái niệm
Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ“ Study” có nghĩa là người làm việc, học
tập, người hiểu biết, khai thác tri thức.
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học , cao đẳng. Ở đó họ được
truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của

họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Quá
trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua các bậc tiểu
học và trung học.10
V.I Lênin khi phân tích tình hình và hoạt động của giới sinh viên đã nói về sinh
viên như sau: ‘‘ Sinh viên là bộ phận nhạy cảm nhất trong giới tri thức, mà sở dĩ giới
tri thức được gọi là tri thức chính vì nó phán ánh và thể hiện sự phát triển của các lợi
ích giai cấp và của các nhóm chính trị trong toàn bộ xã hội một cách có ý thức hơn
cả, kiên quyết hơn cả và chính xác hơn cả”.
1.2. Một số đặc điểm phân biệt sinh viên với các nhóm xã hội khác
Sinh viên là nhóm xã hội có khả năng di động cao, có lối sống và định hướng
đặc thù, năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng và tiếp thu nhanh những giá trị
mới của xã hội.
Có đặc thù về xã hội và giai đoạn lứa tuổi khác nhau với các nhóm thiếu niên,
nhi đồng, nhóm trung niên và người cao tuổi.
Trong phạm vi trong nghiên cứu này, sinh viên là những người đang học hệ chính quy
tại trường đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi sinh viên
1.3.1. Sự phát triển về thể chất
Sinh viên đại học là những thnah niên ở lứa tuổi 17,18 cho đến 24,25 tuổi. Đến
25 tuổi, sự phát triển về thể chất của con người đã đạt đến mức hoàn thiện. Tế bào
thần kinh dảm bảo cho hoạt động của bộ não trở nên nhạy cảm, chính xác hơn so với
các lứa tuổi khác.
Đây là giai đoạn phát triển đồng đều về hệ xương, cơ bắp, phát triển ổn định
các tuyến nội tiết như sự tăng trưởng các hooc môn nam và nữ tạo ra những nét đẹp
hoàn mỹ ở người thanh niên. Tất cả những thành công rực rỡ thể chất, những hoạt
động nghệ thuật và đặc biệt phát triển mạnh mẽ về mặt sinh dục, hội đủ những điều
kiện sinh lý để làm cha mẹ.
10 />
14



1.3.2. Nhận thức và sự thích nghi của sinh viên với cuộc sống và những
hoạt động mới
a. Về mặt xã hội
Sinh viên là những công dân thực sự của đất nước với đầy đủ quyền hạn và
trách nhiệm trước pháp luật. Họ có kế hoạch riêng và độc lập trong phán đoán và
hành vi, có những thay đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội liên quan đến
nghề nghiệp trong tương lai. Xã hội coi họ là những thành viên chính thức, một người
trưởng thành. Tuy nhiên, họ còn đang ngồi trên ghế nhà trương chưa tham gia vào sản
xuát của cải vật chất hay tinh thần nên sinh viên chưa hoàn toàn là một người tự lập
về mọi mặt so với những thanh niên cùng độ tuổi phải vào đời sớm.
b. Về mặt tâm lý
Hoạt động nhận thức của sinh viên trong các trường đại học là đi sâu tìm hiểu
chuyên ngành khoa học cụ thể. Nét đặc trưng về tâm lí của sinh viên là sự căng thẳng
và phát triển mạnh mẽ về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy như: phân
tích, so sánh, tổng hợp...; phương pháp học tập mới mang tính độc lập, tực chủ, sáng
tạo, phù hợp với chuyên ngành.
1.3.3. Sự phát triển một số phẩm chất nhân cách mới của sinh viên
Nhân cách của sinh viên phát triển khá toàn diện, phong phú và vô cùng phức
tạp. Quá trình phát triển nhân cách là quá trình sinh viên phải giải quyết những mau
thuẫn của chính mình.
a. Sự phát triển tự đánh giá, tự ý thức và tự giáo dục của sinh viên
Đặc điểm tự đánh giá ở sinh viên mang tính chất toàn diện và sâu sắc. Biểu
hiện cụ thể của nó là sinh viên không chỉ đánh giá hình ảnh bản thân mình có tính
chất bên ngoài, hình thức mà còn đi sâu vào cá phẩm chất, các giá trị nhân cách. Tự
đánh giá của sinh viên không chỉ trả lời câu hỏi Tôi là ai? mà còn Tôi là người như
thế nào?Tôi có những phẩm chất gì?. Lứa tuổi này còn có khả năng lý giải câu hỏi
Tại sao tôi là người như thế?
Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức. Nó giúp sinh viên có hiểu
biết về thái độ, hành vi, cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt dộng đi theo những

yêu cầu, đòi hỏi của tập thể và cộng đồng xã hội.
Những phẩm chất nhân cách như tự đánh giá, sự tự ý thức phát triển có ý nghĩa
rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực của sinh
viên.
b. Sự phát triển về định hướng giá trị ở sinh viên
Định hướng giá trị của sinh viên liên quan mật thiết với xu hướng nhân cách và
kế hoạch đường đời. Với sinh viên, ước mơ, hoài bão, lý tưởng của tuổi thanh xuân
dần dần được hiện thực, được điều chỉnh trong quá trình học tập ở trường đại học.
Tính viển vông, huyễn tưởng nhường chỗ cho kế hoạch đường đời cụ thể.
Những sinh viên có sự nhìn nhận đúng đắn, khoa học về sự phát triển của thế
giới tự nhiên, xã hội và con người sẽ có những kế hoạch đường đời phù hợp, có mục
15


tiêu phấn đấu rõ ràng và thường trở thành những người có ích cho bản thân, gia đình
và xã hội.
c. Đời sống xúc cảm, tình cảm và tình yêu của sinh viên
Theo B.G.Ananhep và các nhà tâm lý học khác, tuổi sinh viên là thời kỳ phát
triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo
đức, tình cảm thẩm mỹ.
Khác với những lứa tuổi trước, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ ở lứa tuổi
sinh viên biểu lộ một chiều sâu rõ rệt.
Tình bạn cùng giới và khác giới tiếp tục phát triển ở tuổi sinh viên theo chiều
sâu.
Tình yêu nam nữ ở tuổi sinh viên là một lĩnh vực rất đặc trưng. Tình yêu là một
loại tình cảm rất đặc biệt, thúc đẩy hai người đi đến với nhau, hòa hợp với nhau về
tâm hồn, về thể xác và cả cuộc đời.
Tóm lại, sinh viên là sự nối tiếp giữa giai đoạn cuối của vị thành niên sang đầu
giai đoạn người lớn trưởng thành. Với sự chín muồi về cả thể lực và tâm sinh lý thì
đây là giai đoạn quan trọng và có tính quyết định nhất để giáo dục giới tính và sức

khỏe sinh sản cho sinh viên. Vì vậy phải xem việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh
sản cho SV như đào tạo kiến thức khoa học của một môn học chính khóa trong
trường.
2. Sức khỏe sinh sản
2.1. Khái niệm
Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, chúng ta không thấy đề cập đến khái
niệm sức khỏe sinh sản, mà chỉ gặp những khái niệm như sức khỏe, giới tính và tình
dục. Khái niệm sức khỏe sinh sản được du nhập từ các nước phương Tây vào nước ta
trong thời gian gần đây. Sức khỏe sinh sản không phải vấn đề gì xa lạ mà mà nó chỉ là
một bộ phận của sức khỏe con người nói chung. Sức khỏe sinh sản được nêu ra chính
thức tại Hội nghị thượng đỉnh 179 nước về dân số và phát triển họp tại Cai rô (Ai
Cập) tháng 9 năm 1994. Hội nghị đã quyết định chiến lược hành động về dân số và
phát triển, trong đó đã có quan niệm về sức khỏe sinh sản như sau:Sức khỏe sinh sản
là trạng thái khỏe mạnh, hoàn hảo về thể chất, tinh thầnvà xã hội trong tất cả mọi
khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản
chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương ở bộ máy sinh sản.
Theo cách hiểu trên, khái niệm SKSS hàm ý là con người có thể có một cuộc
sống tình dục an toàn và thỏa mãn, có khả năng sinh sản và quyền được lựa chọn có
sinh sản hay không,số con và thời điểm có con. Điều kiện này cũng bao hàm quyền
của đàn ông và đàn bà phải được thông tin,tư vấn và khả năng tiếp cận các biện pháp
điều hòa sinh sản an toàn, có hiệu quả, hợp với khả năng và chấp nhận được theo sự
lựa chọn của mình; và quyền tiếp cận các dịch vụ sức khỏe giúp cho người phụ nữ
mang thai cũng như sinh đẻ an toàn và giúp cho các cặp vợ chồng có được khả năng
tốt nhất để sinh con khỏe mạnh. Từ định nghĩa trên có thể khẳng định, việc chăm sóc
16


SKSS là một tổng thể các biện pháp kỹ thuật và dịch vụ, góp phần nâng cao sức khỏe
và hạnh phúc bằng cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về sức khỏe sinh sản.Nó
cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục với mục đích là đề cao cuộc sống và các mối quan

hệ riêng tư, chứ không chỉ là việc tư vấn và chăm sóc liên quan đến sinh sản và cách
bệnh LTQĐTD.
2.2. Các thành phần của sức khỏe sinh sản
Sức khỏe sinh sản bao gồm:
Sức khỏe thể chất: cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan sinh dục nam, nữ không bị
tổn thương và đảm bảo việc thực hiện chức năng tình dục và sinh sản.
Sức khỏe tinh thần: cá nhân cảm thấy thoải mái với chính mình về sức khỏe
sinh sản và tình dục, biết thừa nhận những nhược điểm, không tự ti, sống đoàn kết với
mọi người.
Sức khỏe xã hội:được xã hội tôn trọng và đối xử công bằng về các quyền sinh
sản và tình dục, đảm bảo sự an toàn cho xã hội, có mối quan hệ tốt với cộng đồng.
Ngoài ra sức khỏe sinh sản còn gồm cả khía cạnh liên quan đến sức khỏe tình
dục.Hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản của con người được
hình thành, phát triển và tồn tại trong suốt cuộc đời.Sức khỏe sinh sản có tầm quan
trọng đặc biệt đối với cả nam giới lẫn nữ giới.Quá trình sinh sản và tình dục là một
quá trình tương tác giữa hai cá thể, nó bao hàm sự tự nguyện, tinh thần trách nhiệm và
sự bình đẳng.
2.3. Nội dung của sức khỏe sinh sản:
Trong kế hoạch hành động sau Hội nghị Cairo của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc
(UNFPA), SKSS bao gồm sáu nội dung chính có liên quan mật thiết với nhau đó là
SKSS, KHHGĐ, sức khỏe phụ nữ và làm mẹ an toàn, vô sinh, bệnh nhiễm khuẩn và
bệnh lây truyền qua đường tình dục, vấn đề tình dục. Nhưng mỗi khu vực, mỗi quốc
gia lại có những vấn đề ưu tiên của riêng mình nên các nước và các tổ chức tham gia
vào việc thực hiện chương trình sức khỏe sinh sản dã cụ thể hóa 10 nội dung như sau:
1. Làm mẹ an toàn: bao gồm việc chăm sóc khi mang thai, khi đẻ và sau khi đẻ
mẹ và con an toàn.
2. Kế hoạch hóa gia đình: làm cho mức sinh tự nhiên phù hợp với nhịp độ phát
triển kinh tế, bảo đảm thực hiện quyền sinh sản.
3. Nạo, hút thai (giảm nạo, hút thai ngoài ý muốn)
4. Bệnh nhiễm khuẩn đườngsinh sản.

5. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: lậu, giang mai, viêm gan B và
HIV/AIDS.
6. Giáo dục tình dục
7. Phát hiện sớm ung thư vú và đường sinh dục\
8. Vô sinh (giúp đỡ các cặp vô sinh, cá nhân vô sinh)
9. Sức khỏe vị thành niên
10. Giáo dục, truyền thông vì sức khỏe sinh sản - kế họach hóa gia đình.
17


3. Hiểu biết, thái độ, hành vi
3.1. Khái niệm hiểu biết/ nhận thức
Hiểu biết là sự tích lũy sự việc và dữ kiện mà bạn học được hoặc trải nghiệm.
Hiểu biết có được khi nhận thức được một vấn đề và có thông tin về nó. Hiểu biết
thực chất là sự kiện và ý tưởng mà chúng ta có được thông qua nghiên cứu, khảo sát,
quan sát hoặc trải nghiệm.
Theo Từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng – 1994, “ Nhận thức là quá
trình hoặc kết quả phản ảnh và tái hiện thực tiễn vào trong tư duy, quá trình con người
nhận biết, hiểu biết về thế giới khách quan, hoặc kết quả quá trình đó nhằm nâng cao
nhận thức. Có nhận thức đúng, có nhận thức sai”.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (Hoàng Phi chủ biên) nhận thức được định
nghĩa là quá trình hay kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy. Là quá
trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hay kết quả của quá trình đó.
Nhận thức là nhận ra và hiểu biết được, hiểu được về một ai đó, một vấn đề hay một
hiện tượng nào đó11.
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình
phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính
tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn12.
Nhận thức là quá trình phức tạp tiếp nhận, xử lý và phân tích thông tin giúp con
người hiểu biết ngày càng đầy đủ, chính xác về thế giới xung quanh.

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc xem xét một số
khía cạnh hiểu biết/nhận thức của sinh viên đối với các vấn đề liên quan đến vấn các
biện pháp tránh thai, nạo phá thai, HIV/AIDS, các bệnh lây qua đường tình dục và
nguồn cung cấp thông tin về SKSS.
3.2. Khái niệm thái độ
Khái niệm thái độ được đưa ra lần đầu tiên năm 1918, cùng với rất nhiều
nghiên cứu khác nhau về thái độ thì đồng thời xuất hiện những định nghĩa khác nhau
của các nhà tâm lý học về thái độ. Mỗi định nghĩa bàn tới một khía cạnh của thái độ,
góp phần làm phong phú thêm cách hiểu về phạm trù này.
Trong từ điển Tiếng Việt thái độ được định nghĩa là: “ Cách nhìn nhận, hành
động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải
quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý chí, tình cảm cá nhân đối
với con người hay một sự việc nào đó.”

11 />param=1EB1aWQ9MjIxNjcmZ3JvdXBpZD0ma2luZD0ma2V5d29yZD1uaCVlMSViYSVhZG4rdGglZTElYmIlYTlj&
page=1

12 />
18


Thái độ là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài như là nét mặt, cử chỉ, lời nói
của ý nghĩ, tình cảm đối với ai và đối với sự vật nào đó. Thái độ thể hiện cách nghĩ,
cách nhìn, cách hành động theo một vấn đề, một tình hình.
Như vậy, các từ điển khi định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó là “ cách ứng
xử của cá nhân đối với các tình huống, các vấn đề của xã hội”. Nó được cấu thành rất
phức tạp, với nhiều bộ phận hợp thành, cho dù cách sử dụng từ ngữ khi định nghĩa về
thái độ là khác nhau.
Ngoài ra thì thái độ còn là những phát biểu hay những đánh giá có giá trị về sự
vật, con người hay đồ vật. Thái độ phản ánh con người cảm thấy như thế nào về một

điều nào đó. Thái độ không giống giá trị nhưng cả hai có mối liên quan. Mối liên
quan này được thể hiện thông qua ba thành phần của thái độ:
- Thành phần nhận thức bao gồm ý kiến hoặc niềm tin về thái độ
- Thành phần ảnh hưởng là cảm nhận hay cảm xúc của thái độ
- Thành phần hành vi là chủ ý cư xử theo một cách nào đó với một người hay
một việc gì đó.
Như vậy, thái độ cụ thể hơn giá trị, và bất cứ thái độ nào cũng có liên quan đến
một số giá trị nào đó.Nếu như giá trị có tính ổn định cao thì thái độ lại rất ổn định
hơn.
3.3. Khái niệm hành vi
“ Hành vi xã hội” là khái niệm thường gặp trong các tài liệu xã hội học. Nhưng
nội hàm của nó không phải bao giờ cũng được làm rõ và cũng không bao giờ chúng ta
cũng có một cách hiểu như nhau về khái niệm này.
Theo từ điển Tiếng Việt: Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng, cách
cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất
định.
Theo từ điển Tâm lý học Mỹ thì hành vi lại được hiểu như là một thuật ngữ
khái quát chỉ những hoạt động, phản ứng, phản hồi, di chuyển và tiến trình đó có thể
đo lường được của bất cứ cá nhân nào.
Giữa hành vi và thái độ có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Hành vi là
biểu hiện bên ngoài của thái độ, bên cạnh các biểu hiện khác là nhận thức, tình cảm.
Mối quan hệ giữa thái độ và hành vi được nhà tâm lý học xã hội D.G. Myers minh
họa qua sơ đồ sau:
Ảnh hưởng của các yếu tố khác

Thái độ được biểu hiện

Thái độ

Hành vi

19



Ảnh hưởng của các yếu tố khác
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này hành vi của sinh viên được xem xét
dưới góc độ hành vi chăm sóc SKSS như là: hành vi trao đổi thông tin về SKSS với
những người xung quanh, hành vi QHTD và sử dụng các BPTT, nạo phá thai.
II.

Các kiến thức cần biết về sức khỏe sinh sản
1. Viêm nhiễm đường sinh dục và các bệnh lây nhiễm qua đường tình
dục, HIV/AIDS
1.1.Nhiễm khuẩn đường sinh sản.
1.1.1. Giới thiệu chung
Nhiễm khuẩn đường sinh sản ( trước đây gọi là viêm sinh dục ), là một bệnh
thường gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt ở những nước chậm phát triển hay đang phát triển.
Tuỳ nguyên nhân gây bệnh và cơ quan mang bệnh mà nhiễm khuẩn sinh dục nữ có
thể biểu hiện dưới nhiều bệnh khác nhau.
Nhiễm khuẩn đường sinh sản bao gồm ba loại nhiễm khuẩn:
• Do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia, lậu, giang
mai, Trichomonas ( ký sinh trùng roi ), hột xoài ( hạ cam ), mụn rộp sinh
dục ( herpes ), sùi mào gà và nhiễm HIV/AIDS.
• Do sự phát triển quá mức của các vi sinh vật có sẵn trong đường sinh dục
của phụ nữ như viêm âm đạo, cổ tử cung do tạp khuẩn. Nhiễm khuẩn
đường sinh sản do nguyên nhân này gọi là nhiễm khuẩn nội sinh.
• Những bệnh nhiễm khuẩn do y tế : viêm âm đạo, tử cung, phần phụ do vi
khuẩn, là những biến chứng của sẩy, đẻ, nạo hút thai không an toàn.
Nếu phân chia theo cơ quan bị bệnh, nhiễm khuẩn đường sinh sản nữ được
phân thành nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và nhiễm khuẩn đường sinh dục trên:

• Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.
• Nhiễm khuẩn đường sinh dục trên: tử cung, vòi trứng, buồng trứng.
Nếu tính theo tình huống mắc bệnh, người ta phân biệt nhiễm khuẩn sinh dục
do giao hợp và không giao hợp.Ngoài ra, tuỳ theo tuổi tác, có viêm sinh dục ở trẻ em,
viêm sinh dục ở tuổi dậy thì, viêm sinh dục ở tuổi sinh đẻ và ở tuổi già.
1.1.2. Những đặc điểm của bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản đối với phụ
nữ
Các bệnh này thường dẫn đến nguy cơ gây ra vô sinh và chửa ngoài tử cung.
Phụ nữ chịu ảnh hưởng lâu dài do bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản thường có thể bị
nhiễm khuẩn cấp vùng tiểu khung, vô sinh, viêm phần phụ mãn tính.
1.1.3. Một số bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản.
a. Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới: Là viêm nhiễm các cơ quan sinh dục nằm
ngoài phúc mạc: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.
Viêm âm hộ:Có các dạng lâm sàng sau:
20


- Giang mai, herpes, lậu.
- Do Trichomonas, nấm Candida.
- Do tạp khuẩn không đặc hiệu.
Viêm cổ tử cung : Cổ tử cung là phần dưới của tử cung gồm 1 phần nằm trong
âm đạo và 1 phần nằm trên âm đạo. Dựa trên cấu tạo mô học, cổ tử cung được chia
làm cổ ngoài và cổ trong. Viêm cổ tử cung ngoài có bệnh cảnh lâm sàng giống như
viêm âm đạo. Viêm cổ tử cung có 2 dạng : viêm cấp và mãn.
b. Nhiễm khuẩn đường sinh dục trên.
Viêm nội mạc tử cung:
Dựa vào cơ chế sinh bệnh học người ta chia làm 3 dạng:
- Viêm nội mạc tử cung do lậu cầu.
- Viêm nội mạc tử cung do tạp trùng.
- Viêm nội mạc tử cung do vi trùng lao.

Triệu chứng: sốt, đau âm ỉ hoặc tức nặng vùng hạ vị, khí hư đục lẫn máu, co mùi
hôi, tử cung to mềm ấn đau.
Viêm phần phụ
Có 2 dạng: Viêm phần phụ cấp và mãn.
Tác nhân gây bệnh: thường là lây lan qua giao hợp.
Viêm phần phụ cấp:Sốt cao, đau nhiều hoặc một hay hai bên hố chậu, cũng có
khi đau toàn bộ bụng dưới. Cỏ thể có rong huyết, rối loạn tiêu hoá hay tiết niệu.
Viêm phần phụ mãn tính : Là diễn biến của viêm phần phụ cấp không được
điều trị đầy đủ.Triệu chứng: Đau âm ỉ hay tức nặng vùng bụng dưới, khí hư ra nhiều.
1.1.4. Hậu quả của nhiễm khuẩn đường sinh sản.
Nhiễm khuẩn đường sinh sản gây khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh
có thể gây ra những hậu quả liên quan đến thai nghén ví dụ như: vô sinh, chửa ngoài
tử cung, thai chết trong tử cung, sẩy thai, thia nhẹ cân, nhiễm khuẩn chu sinh và sơ
sinh sau đẻ.
Hậu quả của nhiễm khuẩn đường sinh sản phụ thuộc rất nhiều vào các tác nhân
gây bệnh, thời gian mắc bệnh, kết quả điều trị, tuổi thai khi người mẹ mắc bệnh. Nói
chung khi mắc bệnh càng ít tuổi thì nguy cơ càng cao, ảnh hưởng đến thai nghén nặng
nề hơn. Nhiễm khuẩn cấp tính gây hậu quả xấu đối với thai nghén hơn là nhiễm
khuẩn mãn tính.
Đặc biệt, nhiễm khuẩn đường sinh sản tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây
truyền HIV/AIDS vì HIV/AIDS xâm nhập vào cơ thể qua những tổn thương này.
Ngay cả những bệnh lây truyền qua đường tình dục không có loét cũng làm tăng nguy
cơ nhiễm HIV/AIDS tăng từ 3-5 lần. Ngược lại, nhiễm HIV/AIDS lại làm tăng nguy
cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1.2. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1.2.1. Giới thiệu chung
Là những bệnh lây truyền chủ yếu bằng cách tiếp xúc thân thể, đặc biệt
là qua sinh hoạt tình dục. Bệnh có thể lây truyền giữa nam với nữ, nữ với nữ,
21



nhưng chủ yếu thường gặp ở những người quan hệ tình dục khác giới. Vì vậy,
nguyên tắc điều trị là phải điều trị cho cả vợ lẫn chồng ( hoặc bạn tình ).
Tỉ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục những năm gần đây tăng
cao và đang tiếp tục gia tăng. Hậu quả của các bệnh này sẽ làm ảnh hưởng đến sức
khoẻ và nguy cơ gây vô sinh. Tất cả những bệnh lây truyền qua đường tình dục đều
có thể phòng ngừa và hầu hết có thể điều trị khỏi, nhưng điều quan trọng là phòng
bệnh, phát hiện sớm, điều trị kịp thời và theo dõi quản lý tốt.
1.2.2. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
a. Lậu
Bệnh lậu mủ ( hay lậu ) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục
hàng đầu thế giới, do vi khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra. Vi khuẩn lậu
xâm nhập qua âm hộ, trú ẩn trong niệu đạo, các tuyến Skene, tuyến Bartholin gây
viêm nhiễm các cơ quan này.
Đường lây truyền: Bệnh lậu có thể lan truyền từ người này qua người khác
thông qua đường miệng, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Người mẹ mắc bệnh trong
khi mang thai có thể lây truyền cho con ( qua rau thai ). Bệnh không lây truyền nếu
chỉ đơn thuần sử dụng chung phòng tắm hoặc phòng vệ sinh mà không tiếp xúc với
bệnh phẩm.
Triệu chứng:Viêm niệu đạo do lậu có thời gian ủ bệnh từ 3-5 tháng. Đa số nam
giới bị bệnh lậu mủ thường có triệu chứng ra mủ nhiều, màu vàng hoặc vàng xanh tại
niệu đạo, kèm theo đái buốt, đái dắt. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến lậu mãn
tính và các biến chứng thường gặp như viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, có
thể dẫn tới trạng thái vô sinh.Biểu hiện cấp tính ở nữ có những triệu chứng như đái
buốt, mủ chảy ra từ trong niệu đạo, cổ tử cung màu nâu, vàng hoặc xanh với số lượng
nhiều, có mùi hôi.
b. Giang mai
Giang mai ( syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn
Treponema pallidum ( xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Đường lây truyền của bệnh
giang mai hầu như luôn luôn là qua đường tình dục.

Chuẩn đoán: Bệnh giang mai phát triển theo bốn giai đoạn chính: giai đoạn 1,
giai đoạn 2, giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn 3.
Giai đoạn 1:Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Khoảng
3-90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ xuất hiện tổn thương da ở các điểm tiếp
xúc. Vết loét xuất hiện ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở
bộ phận sinh dục.
Giai đoạn 2: Giai đoạn 2 xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1. Giai đoạn này có rất
nhiều biểu hiện khác nhau, ví dụ như: nốt ban đối xứng, màu hồng như hoa đào không
ngứa trên toàn thân hoặc tứ chi bào gồm cả lòng bàn tay, bàn chân, hình ảnh đào ban
màu đỏ hồng hoặc hồng tím như cánh hoa đào, ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt
da, không bong vảy và tự mất đi.
22


Giai đoạn tiềm ẩn: Giang mai tiềm ẩn được xác định khi có bằng chứng huyết thanh
của bệnh nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Giai đoạn này chia làm
2 loại: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 ( sớm ) và thời gian tiềm ẩn kéo
dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2 ( muộn ).
Giai đoạn 3: Giang mai gia đoạn 3 có thể xảy ra khoảng 3-5 năm sau những triệu
chứng của giai đoạn 1 và được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần
kinh ( 6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%). Những người bị
bệnh giang mai giai đoạn này không lây bệnh.
c. Mụn cóc sinh dục ( u nhú, sùi mào gà )
Là một bệnh lây truyền qua đường tình dục; Tác nhân gây bệnh: Human
papilloma virus
Triệu chứng: Âm hộ, âm đạo, cổ tử cung nổi các mụn sần sùi như hạt cơm, có
thể mọc thành từng mảng lớn giống mào gà, chạm vào dễ chảy máu. Tổn thương
không đau, không gây triệu chứng gì đặc biệt. Trong lúc mang thai, tổn thương có thể
phát triển rất nhanh và nhiều, đôi khi bít cả âm đạo, cản trở sinh đẻ.
d. Mụn rộp sinh dục ( herpes sinh dục )

Do herpes Symplex virus type 2 lây qua đường giao hợp , tổn thương là những
mụn nước nhỏ mọc từng đám rất đau, có thể kèm theo hạch bẹn tiểu khó. Các tổn
thương này xuất hiện 3-7 ngày sau lần giao hợp nhiễm bệnh. Các mụn nước sẽ vỡ ra
trở thành các vết loét nhỏ dễ bị bội nhiễm và sẽ tự lành sau 2 tuần. Nếu mụn nước ở
âm đạo có thể lây cho trẻ khi đẻ đường dưới, do đó, chỉ định mổ lấy thai nếu chuyển
dạ xảy ra trong giai đoạn cấp tính của bệnh.
e. HIV/AIDS
HIV ( Human Immunodeficiency Virus) là loại vi rút gây nên hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải, thuộc họ Retrovirus. Điều đó có nghĩa là khi bị nhiễm vi
rút này, cơ thể con người sẽ dần dần mất khả năng chống lại các bệnh như lao, tiêu
chảy…dẫn đến suy mòn cơ thể và tử vong.
HIV có trong dịch tiết của cơ thể như: máu, dịch âm đạo, tinh dịch, sữa mẹ,
nướcbọt, mồ hôi, nước mắt, nước tiểu. Nhưng máu, dịch âm đạo và tinh dịch là những
dịch tiết có chứa nhiều HIV nhất.
AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS xuất hiện vào
cuối của quá trình nhiễm HIV, khi cơ thể suy yếu và sức đề kháng giảm sút.
Virus HIV phá huỷ các tế bào lympho T4 và các tế bào thệ thần kinh trung
ương, gây nên một sự suy giảm miễn dịch tế bào, làm phát sinh vài loại u bướu và
nhiễm trùng cơ hội.
Con đường lây truyền:HIV lây truyền qua 3 đường:Đường máu,đường tình
dục, đường từ mẹ truyền sang con.
Các giai đoạn phát triển của HIV trong cơ thể:
Kể từ khi xâm nhập vào cơ thể, HIV phát triển theo 4 giai đoạn, đó là:
Giai đoạn mới nhiễm HIV ( thời kỳ cửa sổ ): Giai đoạn này thường kéo dài
khoảng từ 3 đến 6 tháng. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể có dấu hiệu giống như
23


cảm cúm thông thường nên vẫn khoẻ mạnh bình thường. Tuy nhiên vẫn có khả năng
lây truyền HIV sang người khác.

Giai đoạn nhiễm HIV không có triệu chứng: Người mang vi rút HIV vẫn khoẻ
mạnh và lao động bình thường.
Giai đoạn cận AIDS: Người mang vi rút có các biểu hiện như sưng hạch ở cổ,
nách, bẹn, sốt kéo dài, tiêu chảy kéo dài.
Giai đoạn AIDS: Người bệnh bị nhiều loại bệnh cùng tấn công. Các triệu chứng
biểu hiện rõ rệt, kéo dài và trầm trọng, dễ dẫn đến tử vong.
f. Hạ cam
Là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, do vi khuẩn Hemophilus ducreyi
gây nên. Bệnh gặp chủ yếu ở các nước đang phát triển và các nước thuộc thế giới thứ
ba. Bệnh hạ cam dễ có nguy cơ lây nhiễm virus HIV.
Triệu chứng: Sau khi quan hệ tình dục với người bị bệnh hạ cam, từ 3-5 ngày
sau nổi mụn mủ nhỏ, nhanh chóng vỡ ra tạo thành vết loét. Theo thời gian, vết loét to
dần và tự lây nhiễm sang vùng kế cận, do đó bệnh nhân thường có nhiều vết loét. Đặc
điểm của vết loét có đáy lởm chởm, nhiều mủ, bờ nham nhở, rất đau. Ở nam giới,
thường gặp ở những vị trí: bao quy đầu, rãnh quy đầu, niệu đạo, bìu, hậu môn,
họng…. Ở phụ nữ, vị trí loét phổ biến nhất là ở âm đạo, âm hộ, hậu môn, họng…
Bệnh nhân đau khi đi tiểu và quan hệ tình dục.
g. TRICHOMONLAS ( Trùng roi )
Bệnh trùng roi đường sinh dục nữ hay gọi là viêm âm đạo do trùng roi là một
bệnh viêm đường sinh dục tiết niệu thường gặp ở phụ nữ do một loại ký sinh trùng
đơn bào là trùng roi Trichomonlas gây nên.
Nguyên nhân: Bệnh lây qua đường sinh dục là chủ yếu. Ngoài ra bệnh còn có
thể lây qua bồn tắm, khăn tắm ẩm ướt bị nhiễm trùng roi. Người mẹ mang thai bị
trùng roi có thể lây cho trẻ khi sinh qua đường tự nhiên. Tỷ lệ nữ bị bệnh nhiều hơn
nam gấp 10 lần.
Triệu chứng: Có khí hư chảy ra nhiều, màu trắng đục nhày dính, có bọt, âm
đạo, âm hộ bị rát đỏ, rát nhất là khi có kinh nguyệt, niêm mạc âm đạo có những nốt
đỏ rất nhỏ…
h. Nấm Chlamydia
Chlamydia là một bệnh do vi khuẩn của đường sinh dục mà lây lan dễ dàng qua

đường tình dục.
Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh gồm đi tiểu đau, đau bụng gạ vị, tiết dịch âm
đạo ở phụ nữ, chảy dịch ra từ dương vật ở nam giới, đau khi giao hợp tình dục ở phụ
nữ, đau tinh hoàn ở nam giới.
Nguyên nhân: Các vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra chlamydia. Tình
trạng phổ biến nhất là lây lan qua đường tính dục và liên hệ thân mật khác giữa bộ
phận sinh dục và vùng trực tràng.
2. Nạo phá thai
24


2.1. Giới thiệu chung
Phá thai không an toàn
Phá thai không an toàn là một thủ thuật chấm dứt thai nghén ngoài ý muốn
được thực hiện bởi những người không có các kĩ năng cần thiết hoặc trong môi
trường không đáp ứng các điều kiện y tế tối thiểu hoặc cả hai. Hằng năm, có khoảng
20 triệu ca phá thai không an toàn trên toàn thế giới (chiếm gần một nửa tổng số phá
thai ). 95% số phá thai không an toàn được thực hiện tại các nước đang phát triển.
Tính trên toàn thế giới, bên cạnh 7 trẻ đẻ ra sống, có 1 trường hợp phá thai không an
toàn.
Phần lớn các trường hợp tử vong là do các biến chứng của phá thai không an
toàn mà có thể phòng được. Ở các nước đang phát triển, nguy cơ tử vong do biến
chứng của phá thai không an toàn cao hơn phá thai thực hiện trong các điều kiện an
toàn gấp hàng trăm lần. Cung cấp đầy đủ các dịch vụ phá thai có thể cứu sống tính
mạng và giảm các chi phí điều trị các biến chứng có thể phòng tránh được của phá
thai không an toàn.
Phá thai trên thế giới.
Hàng năm, trên thế giới có khoảng 210 triệu phụ nữ mang thai, trong đó có
khoảng 46 triệu (22%) trường hợp phá thai. Cũng trên thế giới, ước tính có trung bình
mỗi phụ nữ có một lần phá thai khi đến tuổi 45. Trong khi các biện pháp tránh thai

được phổ biến ngày càng rộng rãi, số phụ nữ phá thai cũng được giảm đi một cách
đáng kể nhưng không giảm tới số không do một số lý do.Theo báo cáo của Tổ chức Y
tế thế giới, có khoảng 13% tử vong liên quan đến thai nghén là do các biến chứng của
phá thai. Hơn nữa, phá thai không an toàn liên quan đến nhiều bệnh. Nhiều nghiên
cứu cho thấy, có ít nhất 1/5 số phụ nữ thực hiện phá thai không an toàn bị mắc các
bệnh viêm nhiễm đường sinh sản. Nhiều trường hợp viêm nhiễm nặng bị dẫn tới vô
sinh.
Phá thai ở Việt Nam
Số trường hợp phá thai tổng hợp từ các báo cáo của các cơ sở y tế nhà nước
liên tục tăng trong hai thập kỷ trước, đặc biệt từ năm 1976 đến năm 1987. Năm 1993,
ước tính ở nước ta có 1,3 triệu ca phá thai.
Phần lớn các trường hợp phá thai ở nước ta hiện nay được thực hiện sớm.
Khoảng 60% các trường hợp đến cơ sở y tế phá thai thường được chuẩn đoán có thai
sớm khi tuổi thai đến 5 tuần và phần lớn các trường hợp phá thai được thực hiện trong
quý đầu của thời kỳ thai nghén. Mặc dù vậy, các tai biến vẫn có thể xảy ra như chảy
máu, sót rau và nhiễm khuẩn. Ở nước ta, ước tính có đến 5% số trường hợp tử vong
mẹ là có liên quan đến phá thai. Nguyên nhân chủ yếu là do chảy máu và nhiễm
khuẩn. Tử vong do phá thai ở Việt Nam khoảng 12% trong tổng số tử vong mẹ.
2.2. Các biến chứng của phá thai
a. Băng huyết
Xảy ra chủ yếu trong lúc can thiệp và trong vòng một giờ khi phá thai trước 8
tuần vô kinh. Khoảng 0.05% có xuất huyết quá 500ml. Chúng có thể là hậu quả của tử
25


×