Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

VẤN đề tạo HỨNG THÚ CHO NGƯỜI học KHI GIẢNG dạy các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.74 KB, 5 trang )

VẤN ĐỀ TẠO HỨNG THÚ CHO NGƯỜI HỌC
KHI GIẢNG DẠY CÁC MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Trương Thùy Minh*

Tạo hứng thú cho người học ln là một vấn đề quan trọng
trong hoạt động dạy - học. Bởi vì, như chúng ta biết, dạy - học là
một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả cơ bản
phụ thuộc vào chủ thể nhận thức - người học. Và điều này lại phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, như: năng lực nhận thức, động cơ học
tập, sự quyết tâm... (các yếu tố chủ quan); nó còn phụ thuộc vào:
mơi trường học tập, người tổ chức q trình dạy học, sự hứng thú
trong học tập (các yếu tố tương tác). Ở đây tơi quan niệm, sự
hứng thú trong học tập như là hệ quả của các yếu tố tương tác.
Các nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng, hứng thú là thái độ
đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với
cuộc sống và có khả năng mang lại khối cảm cá nhân trong q
trình hoạt động. Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú
ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với
tình cảm con người. Trong bất cứ cơng việc gì, nếu có hứng thú làm
việc, con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, làm nẩy sinh
khát vọng hành động một cách có sáng tạo. Ngược lại, nếu khơng có
hứng thú, dù là hoạt động gì cũng sẽ khơng đem lại hiệu quả cao.
Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi

*

Thạc sĩ, giảng viên Khoa Lý luận chính trị - trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

452

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM



BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


khơng có hứng thú, kết quả sẽ khơng là gì hết, thậm chí xuất hiện
cảm xúc tiêu cực.
Việc học có tính chất đối phó, miễn cưỡng, người học may
lắm chỉ tiếp thu được một lượng kiến thức rất ít, khơng sâu, khơng
bản chất. Và vì thế sinh viên dễ qn.
Biện chứng của vấn đề này là ở chỗ, khi có hứng thú, say mê
trong nghiên cứu, học tập thì thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ
dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức là hiểu được bài
thì người học lại có thêm hứng thú. Trên thực tế, những người
khơng thích, khơng hứng thú khi học mơn học nào đó thường là
những người khơng học tốt mơn học đó. Chính vì vậy, việc tạo hứng
thú cho người học được xem là u cầu bắt buộc đối với bất cứ ai
làm cơng tác giảng dạy, đối với bất cứ bộ mơn khoa học nào.
Đối các mơn lý luận chính trị, đây là những mơn khoa học
với những kiến thức khó, trừu tượng..., và vẫn thường được xem là
khơ khan, thì việc tạo hứng thú cho người học lại cần được quan
tâm nhiều hơn, và dĩ nhiên cũng khó tạo sự hứng thú hơn.
Vấn đề là làm thế nào để tạo hứng thú cho người học khi
giảng dạy các mơn lý luận chính trị?
Đây là một vấn đề khó, khơng có một cách thức, con đường
chung cho mọi người. Sự hứng thú của người học phụ thuộc nhiều
yếu tố như phương pháp giảng dạy, phong cách, ngơn ngữ, cách
thức tổ chức q trình học tập của giảng viên; chương trình, giáo
trình; còn phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng, ở đây là học sinh, sinh
viên.
Từ thực giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, theo

tơi để tạo được hứng thú cho người học, trước hết người thầy phải
u thích cơng việc giảng dạy của mình. Bởi vì, khi ta u cơng
việc, ta sẽ dồn vào đó tâm huyết, sự say mê, nhiệt tình. Tình u ấy
dần dần sẽ đến với người học.
Thứ hai, người thầy phải là người say mê nghiên cứu khoa
học. Chỉ có nghiên cứu khoa học thì mới cập nhật được thơng tin về
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

453


vấn đề mình giảng, thường xun học hỏi, nâng cao trình độ nhận
thức, đổi mới tư duy, đổi mới cách tiếp cận các vấn đề nghiên cứu,
có như vậy bài giảng mới sâu sắc, sinh động, mới gây hứng thú cho
người học. Nếu người thầy nắm chắc nội dung bài giảng, chắc chắn
sẽ thoải mái “thốt ly giáo án”, chủ động thực hiện các phương pháp
giảng dạy tích cực.
Ngược lại nếu khơng nghiên cứu, khơng sâu về nội dung bài
giảng, người thầy bị lệ thuộc vào giáo án, sẽ bị động, ngại áp dụng
phương pháp giảng dạy mới (vì còn mải lo nhẩm cho thuộc bài).
Nhiều người cho rằng, cứ có phương pháp giảng dạy tốt đã là người
thầy giỏi rồi, điều đó khơng chính xác. Phương pháp giảng dạy chỉ
là cách truyền tải dễ hiểu, giúp người học nắm bắt nhanh nội dung,
kỹ năng.
Nếu chỉ có kỹ năng thơi chưa đủ; Những tri thức khoa học,
những thơng tin mới, cách tiếp cận khoa học mới sẽ làm cho chất
lượng bài giảng được nâng cao. Tất nhiên, nếu chỉ có nghiên cứu
mà khơng đổi mới phương pháp giảng dạy thì những tri thức ấy
khơng “đến” người học được, thầy nói và thầy tự nghe mà thơi. Vì
vậy, người thầy phải chịu khó, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, từ

đó tự làm mới mình trước sự đánh giá của học viên, sinh viên.
Thứ ba, người thầy phải ln đổi mới phương pháp giảng
dạy bằng cách phối hợp một cách linh hoạt cả phương pháp dạy học
truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại vào q trình giảng
dạy như thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, (đi thực tế tham
quan bảo tàng, viết bài thu hoạch cá nhân: với mơn Tư tưởng Hồ
Chí Minh và mơn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt
Nam) khuyến khích sự trao đổi đối thoại hợp tác giữa giảng viên với
sinh viên, giữa sinh viên với nhau. Qua đó phát huy vai trò tích cực,
chủ động sáng tạo của sinh viên, hướng dẫn họ biết cách tự học, tự
nghiên cứu.
Giảng viên là nhân tố quyết định sự thành cơng của đổi mới
phương pháp giảng dạy. Thực tế, sinh viên trường đại học Kinh tế
Tp.HCM chất lượng đầu vào tương đối cao, đa số các em có ý thức
tự học và tự nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều em chưa tự tin và
còn có thói quen đọc chép từ thời phổ thơng. Do đó, để tập cho sinh

454

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


viên tính chủ động, tự tin khi đóng góp ý kiến, thuyết trình trước
lớp… đây là những kỹ năng mềm mà sinh viên Việt Nam trong thế
kỷ 21 cần có, thì mỗi giáo viên phải nhận thức một cách đúng đắn
sự tất yếu phải đổi mới, từ đó chủ động suy nghĩ, tìm tòi vận dụng
linh hoạt các phương pháp phù hợp và các hình thức tổ chức dạy
học khác nhau nhằm định hướng gợi mở dẫn dắt sinh viên, giúp họ

biết cách tự học, tự nghiên cứu có kết quả và tự tin khi trình bày một
vấn đề trước lớp.
Bên cạnh đó, người thầy phải có phương pháp giảng dạy phù
hợp cho từng đối tượng sinh viên, học viên. Vì mỗi đối tượng khác
nhau, chúng ta cần có phương pháp giảng dạy thích hợp. Ví dụ như
với hệ Đại học chính quy, các em còn trẻ, nhiệm vụ chính là đi học,
đối tượng sinh viên này thường năng động, sáng tạo tuy nhiên, kinh
nghiệm sống và thực tiễn còn ít sẽ khác với đối tượng sinh viên là
Văn bằng hai, liên thơng Đại học, Hệ vừa làm vừa học.
Thứ tư, phải gắn các mơn lý luận chính trị với hiện thực
cuộc sống. Đây cũng là một ngun tắc cơ bản của giáo dục. Trong
giảng dạy lý luận chính trị, người dạy có thể đưa các kiến thức kinh
điển, các nghị quyết, văn kiện… gắn với đời sống thực tiễn, liên hệ
với thực tiễn bằng cách lấy các ví dụ. Tơi cho rằng, việc lấy các ví
dụ thành cơng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp
người học hiểu bài và nhất là có thể tạo sự hứng thú cho người học.
Muốn vậy, ví dụ trước hết phải phù hợp, phải đúng để giúp người
học hiểu bài. Tiếp đến, ví dụ phải điển hình, phải hay. Và nếu có
thể, thêm yếu tố hài hước. Như thế, tiết học sẽ trở nên nhẹ nhàng,
vui vẻ, giảm sự căng thẳng, dễ tạo hứng thú cho người học, đặc biệt là
người học dễ nhớ bằng các liên hệ thực tiễn chứ khơng phải nhớ máy
móc các kiến thức sách vở.
Thứ năm, người dạy phải làm chủ được giờ học, thấy được
tín hiệu ngược chiều từ người học để chủ động thay đổi, điều chỉnh
nhịp độ giờ giảng, thuyết trình nhóm, thảo luận trên lớp.
Thứ sáu, cố gắng tạo khơng khí lớp học nhẹ nhàng, khơng
căng thẳng, đừng làm người học “sợ” (từ sợ thầy cơ giáo dẫn đến sợ
và chán mơn học). Khi sinh viên vui vẻ khi đến lớp, háo hức khi học

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015


455


bài mới, nhiệt tình, tích cực tham gia xây dựng bài, trả lời câu hỏi,
thảo luận sơi nổi…đó chính là thành cơng của thầy cơ đứng lớp.
Tóm lại, trên đây là những chia sẻ của tơi dựa trên thực tế
giảng dạy của mình, rất mong sự đóng góp của các thầy cơ, anh chị
đồng nghiệp để các mơn lý luận chính trị mà chúng ta giảng dạy sẽ
ln là niềm u thích của sinh viên./.

456

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



×