Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

HOAT ĐONG NGOAI KHOA TRONG DAY HOC LICH SU o TRUONG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.79 KB, 21 trang )

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở
TRƯỜNG THPT
MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục dích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phạm vi nghiên cưứ
V. Nghiệp vụ nghiên cứu
VI. Phương pháp nghiên cưú
VII. Thời gian nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
II. Hiện trạng vấn đề
III. Giải quyết vấn đề
1. Nội dung của hoạt động ngoại khóa Lịch Sử ở trường THPT
2. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Lịch Sử ở
trường THPT
IV. Khảo sát
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1


PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Trong dạy học lịch Sử, cũng như các bộ khác ở nhà trường phổ thông,
ngoài việc tiến hành bài học nội khóa-hình thức dạy học cơ bản, còn có các hoạt
động ngoài lớp. Hoạt động ngoại khóa có tác dụng tích cực đối với việc giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện của học sinh, góp phần quan trọng, cùng


với các bài lên lớp,thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ bộ môn. Song do quan
niệm chưa đúng,nên các hoạt động này ở trường phổ thông hiện nay còn nghèo
nàn, hiệu quả chưa cao.
Việc tiến hành các hoạt động ngoại khóa trong dạy học nói chung, dạy học
lịch sử nói riêng không chỉ thực hiện nhiệm vụ giáo dục bộ môn mà còn hoàn
thành” nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường”, do Luật Giáo dục quy định,
trong đó có một điểm nêu rõ:”tổ chức giảng dạy học tập là các hoạt động giáo
dục khác cho mục tiêu,chương trình giáo dục”.
Từ những lí do nói trên tôi phổ thông” đ ể góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục của bộ môn lịch sử ở trường THPT.
II. Mục đích nghiên cứu
1. Đối với giáo viên
Tìm ra các hình thức ngoại khóa phù hợp để nâng cao chất lượng
giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT.
2. Đối với học sinh
Giúp học sinh dễ dàng tiếp thu các kiến thức lịch sử ở trường thpt
thông qua các hoạt động ngoại khóa.
III. Đối tượng nghiên cứu
-Đề tài “HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ Ở TRƯỜNG THPT”, nên có đối tượng nghiên cứu là các hình thức tổ chức
ngoại khóa cho học sinh ở trường THPT.
IV. Phạm vi nghiên cứu
2


Các hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường THPT
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử ở trường
THPT
VI. Phương pháp nghiên cứu

1. Nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu lí thuyết về hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở
trương THPT.
2. Nghiên cứu thực tiễn
-Trao đổi kinh nghiệm,học hỏi các đồng nghiệp.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
VII. Thời gian nghiên cứu
Trong năm học 2009-2010.

3


PHẦN II:NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Chúng ta dã nhận thức rõ vị trí ý nghĩa của bài học lịch sử, một hình thức
giáo dục nội khóa rất quan trọng. Bài học nội khóa càng có tác dụng khi được hỗ
trợ bằng các hoạt đông ngoại khóa lịch sử-một hình thức tổ chức dạy học ở
trường phổ thông. Trong công tác ngoại khóa, hoạt động của thầy và trò được
tiến hành ngoài giờ học trên lớp, nhưng nội dung và chủ đề hoạt động phải đạt
được mục đích giáo dưỡng, giáo dục , phát triển như ở bài học nội khóa, nhưng
được thực hiện trên cơ sở và phương tiện khác. Nhiệm vụ của hoạt động ngoại
khóa mang tính tổng hợp, làm sâu sắc và phong phú kiến thức của học sinh về
các mặt khác nhau của cuộc sống xã hội, góp phần gây hứng thú trong học tập
lịch sử.
Vì vậy, tuy là hoạt động ngoài lớp, nhung công tác ngoại khóa vẫn có tác
dụng như một bài nội khóa trong việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học
sinh. Một cách cụ thể,hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử chú ý đến
việc làm phong phú kiến thức, giáo dục tình cảm,đạo đức phẩm chất của học
sinh, giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộng dồng trách nhiệm, yêu thích lao
động, rèn luyện tính kỷ luật và tinh thần tương thân tương ái.

Hoạt động ngoại khóa còn có tác dụng giáo dục lớn đối với học sinh.
Trong hoạt động ngoại khóa, những cá tính, phẩm chất, ý thức khuynh hướng
của học sinh bộc lộ rõ ràng. Bởi vì những hoạt động ngoại khóa trong học tập
lịch sử ở trường phổ thông được thực hiện phù hợp với những đặc điểm tâm lý
lứa tuổi, trình độ của học sinh, với nhiều hình thức phong phú, bổ ích.Những
hình thức này được tiến hành với các loại:trò chơi, các câu đố lịch sử, “đóng
vai”,diễn các câu chuyện lịch sử…Ở các lớp THCS.Ở các lớp THPT, hoạt động
ngoại khóa được nâng lên cao hơn như tự tìm tòi, nghiêm cứu, thu thập,sử lý tài
liệu lịch sử, viết các câu chuyện, báo cáo nhỏ về một chủ đề lịch sử.

4


Hoạt động ngoại khóa còn góp phần phát triển học sinh. Nếu bài nội khóa
là hình thức bắt buộc của việc học tập, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình đã
quy định về thời gian , nội dung…thì hoạt động ngoại khóa lại mở ra một khả
năng rộng lớn để hình thành các thói quen,kỹ năng về trí tuệ và thực hành cho
học sinh trong học tập lịch sử. Các em có thể tự chọn và tham gia một công tác
hợp với sở thích và trình độ của mình. Tính chất tự nguyện trong việc tham gia
hoạt động ngoại khóa đã phát huy năng lực nhận thức độc lập, làm nảy sinh và
phát triển hứng thú của học sinh.
Với lý do trên tôi dã chọn đề tài”hoạt động ngọai khóa trong giảng dạy
lịch sử ở Trương THPT”.
II. Thực trạng vấn đề
Một thực tế hiện nay do nhận thức chưa đúng về vai trò, vị trí, ý nghĩa của
hoạt động ngoại khoá trong dạy học lịch sử ở phổ thông nên một số giáo viên
còn xem nhẹ hoạt đông này hoặc tiến hành chưa đạt hiệu quả.Vì vậy để khắc
phục những quan niệm sai lầm này, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và
học tập bộ môn lịch sử ở trường phổ thông tôi chọn đề tài nâng cao “hoạt động
ngoaị khóa trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông”.

III. Giải quyết vấn đề
1. Nội dung của họat động ngoại khóa lịch sử ở trường THPT
Nội dung của hoạt động ngoại khóa trước hết do nhiệm vụ chung của
trường phổ thông quy định:đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động có ý
thức làm chủ,có tri thức,thành thạo nghề nghiệp,có thái độ lao động tích
cực,sáng tạo.Vì vậy khi lựa chọn ngoại khóa,phải thể hiện được tính cấp
thiết,phản ánh những sự kiện quan trọng trong lịch sử quá khứ và hiện tại trên
thế giới và trong nước,giúp học sinh tiếp tục hoàn thiện kiến thức,củng cố niềm
tin và khả năng hoạt động thực tế.
Do hoạt động ngoại khoá mang tính chất tự nguyện,nên nội dung và hinhf
thức tiến hành lại cần phải linh hoạt theo 2 hướng chính
a.Làm phong phú,sâu sắc những kiến thức lịch sử mà học sinh đã thu
thập trong nội khóa, nhất là những vấn đề cơ bản của khóa trình lịch sử. đó là:
5


-Những sự kiện lớn tiêu biểu,trở thành những kiến thức cơ bản của
khóa trình. ví dụ: Cách mạng Pháp 1789, Công xã Pari 1871, cách mạng tháng
Mười Nga 1917, cách mạng tháng Tám 1945, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
1954…
-Cuộc đời và sự nghiệp các nhân vật lịch sử phản ánh sự phát triển của
xã hôị.Ví dụ cuộc đời và sự nghiệp của Mác, Anghen, Lênin, Hồ Chí Minh…
-Những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học, văn học, nghệ thuật, về lao
động sản xuất…
b. Những vấn đề về lịch sử địa phương và công tác công ích xã hội
Trong trường hợp tiến hành bài học tại thực thì việc giảng dạy nội khóa
kết hợp với những hoạt động ngoại khóa. Song cũng có thể tổ chức các hoạt
đông ngoại khóa dựa vào tài liệu lịch sử địa phương để làm phong phú bài lịch
sử dân tộc, khơi dậy lòng tự hào, yêu quý quê hương . Ví dụ, tổ chức cuộc gặp
gỡ với các chiến sĩ cách mạng người địa phương đã tham gia cuộc kháng chiến

chống Mĩ cứu nước…
Những công tác công ích xã hội nhằm vận dung kiến thức đã học vào
thực tiễn cuộc sống, vào thực tiễn lại làm phong phú, củng cố kiến thức đã học.
Nội dung các hoạt động ngoại khóa theo hai hướng trên không chỉ có tác
dụng thiết thực trong việc củng cố bổ xung kiến thức,giáo dục tư tưởng chính
trị ,phẩm chât đạo đức, mà còn hình thành ở học sinh ý thức công dân, góp phần
giáo dục thẩm mĩ, thế giới quan khoa học, rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn
và tham gia công tác công ích xã hội.
Nội dung được xác định như trên mang tính định hướng, giúp chúng ta
khai thác, phong phú của công tác ngoại khóa lịch sử , để xác định đúng các
hình thức tổ chức và cách tiến hành có hiệu quả cao.
2.Các hình thức tổ chức ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông :
2.1 Đọc sách :
Đây là hình thức có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho học
sinh trong giờ nội khóa, song chủ yếu trong hoạt động ngoại khóa. Nó góp phần
6


rèn luyện cho học sinh về mặt tư tưởng, phẩm chất đạo đức, kĩ năng, thói quên
hứng thú và phương pháp làm việc với sách. Đó là hình thứ đơn giản, dễ làm
song lại có hiệu quả cao về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Trong công
việc này, cần khắc phục những quan niệm không đúng, thường có trong học sinh
như thích đọc tiểu thuyết võ hiệp lịch sử, tài liệu gốc ,bị thu hút vào những chi
tiết li kì hấp dẫn mà không chú ý đến những kiến thức khoa học. Trước tiên giáo
viên giúp học sinh lập danh mục sách cần đọc cho mỗi khóa trình trong năm
học. Trong danh mục nên có phần “ tối đa” và phần “ tối thiểu”, tức là những
loại sách cần đọc và loại sách đọc thêm nếu có thời gian.
Tiếp đó, để khơi dậy tính tích cực,hứng thú, sự hiếu kì và lòng ham
hiểu biết cái mới của học sinh, giáo viên tóm tắt sơ lược nội dung của một cuốn

sách. Cách giới thiệu đặc biệt có hiệu quả, là dẫn ra một vài chi tiết, nhữnh đoạn
nhỏ hấp dẫn để khơi dậy ở học sinh hứng thú tìm đọc tiếp.
Việc hướng dẫn của giáo viên đối với học sinh trong chọn sách và
phương pháp thích hợp, có hiệu qua là yêu cầu quan trọng cho việc đọc sách
không tản mạn chệch hướng.
Trong chương trình lịch sử THPT, học sinh có thể tìm đọc các loại
sách thích hợp. Ở khóa trình lịch sử thế giới cổ-trung đại, học sinh cần đọc các
quyển: lịch sử thế giới cổ đaị và lịch sử thế giới trung đại. Đây là loại tài liệu
khoa học, có tác dụng lớn trong việc bổ xung kiến thức cho các bài nội khóa.
Ngoài ra học sinh còn có thể đọc các tập sách thần thoại, cổ tích của Việt Nam
của các nước khác như Iliat, Ôđixê, thần thoại Hy Lạp, thần thoại Ấn Độ…; các
sách nói về cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của các nô lệ, nông nô; những
sách nói về đời sống kinh tế của người nô lệ, của giai cấp tư sản mới lớn lên,
sinh hoạt của các kị sĩ thời trung đại.
Về phần lịch sử thế giới cận đại,ngoài cuốn lịch sử thế giới cận
đại,giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các cuốn sách nói về cuộc đời và sự
nghiệp của các lãnh tụ cách mạng.Các Mác,Ph.Enghen,V.I Lênin,những sách
nói về phong trào công nhân và phong trào xã hội chủ nghĩa thời cận đại như
“Công xã Pari”…Tài liệu văn học thời kì này cũng là một nguồn kiến thức
7


phong phú rất bổ ích cho việc học tập lịch sử, như một số tác phẩm đã dịch ra
tiếng việt.
Về phần lịch sử thế giới hiện đại giáo viên hướng dẫn học sinh chọn
đọc những tác phẩm nói về các nước đế quốc chủ nghĩa, sự xây dựng đất nước ở
Liên Xô, phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, cuộc chiến
tranh thế giới thứ 2, những thành tựu khoa học-kỹ thuật hiện nay…Các tác phẩm
của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, văn kiện đảng ta trước 1945 cũng là một nguồn tư
liệu quan trọng,được sử dụng trong dạy học phần lịch sử thế giới hiên đại.

Trong chương trình lịch sử việt Nam tè thời kì dựng nươc đến nay có
rất nhiều loại sách,không chỉ phù hợp với nội dung các bài nội khóa,mà còn có
thể sử dụng cho ngoại khóa.Khi lựa chọn,giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
tập trung vào các loại sau đây:
Thứ nhất, những tài liệu văn kiện của đảng, của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh viết về lịch sử dân tộc.
Thứ hai, những sách nghiên cứu hoặc phổ biến khoa học về lịch
sử dân tộc, giới thiệu những nét chung về sự phát triển của dân tộc hay một số
nết tiêu biểu về thành tích xây dựng và bảo vệ tổ quốc như các loại sách về các
cuộc khởi nghĩa(Lam Sơn,Tây Sơn…), các chiến thắng(Điện Biên Phủ,Đại
thắng mùa xuân 1975…) các anh hùng dân tộc (Lý Thường Kiệt,Trần Hưng
Đạo…).
Thứ ba, các hồi kí, ký sự cách mạng.Đây là một loại sách phản
ánh các sự kiện mà thanh thiếu niên rất ưa thích.
Thứ tư, các tác phẩm văn học có liên quan đến lịch sử dân tộc,
bao gồm thơ văn yêu nước, cách mạng, các tác phẩm văn học hiên thực qua các
thời kì, những truyện kí tiểu thuyết lịch sử.
Có hai hình thức đọc sách dưa lại hiệu quả tốt: Cá nhân tự đọc và đọc
chung ở lớp ,ở tổ. Hai hình thức này đều phải tiến hành đối với mỗi học sinh,
tùy theo kế hoạch, đièu kiện tổ chức.

8


Cá nhân tự học là hình thức phhổ biến thuận lợi, quan trọng nhát
trong hình thức đọc sách ngoại khóa. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tự
đọc thường xuyên ở nhà.
Đọc chung ở lớp những quyển sách hiếm, những đoạn hay để gây hứng
thú và bổ sung, củng cố kiến thức. Trên lớp chỉ giới thiệu nội dung sách, thảo
luận và tranh luận những vấn đề có liên quan , học sinh về nhà tìm đọc toàn bộ

sách, suy nghĩ sâu hơn. Hình thức này chỉ được tổ chức trong một vài lần trong
năm học.
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh gặp các tác giả sách, những nhà
nghiên cứu để họ trình bày cảm nghĩ,quá trình biên soạn của mình, giới thiệu
những vấn đề hay, lý thú trong nội dung cuốn sách. Trong buổi gặp gỡ, học sinh
có thể phát biểu ý kiến, nêu thắc mắc, trao đổi. Đây là hình thức có tác dụng
giáo dục và gây hứng thú đọc sách cho học sinh, song khó tổ chức. Hình thức
phổ biến nhất là học sinh tổ chức các buổi sinh hoạt với sự giúp đỡ, chỉ đạo của
giáo viên. Các em trình bày những hiểu biết của mình về tác giả,về sách, phát
biểu cảm nghĩ, kể lại nội dung hoặc trích đọc, dẫn ra những đoạn hay, ý đẹp
trong sách…Ở đây, việc nhận thức lịch sử đan xen vói những cảm thụ văn học.
Trong một tác phẩm văn học, ký, hồi ức lịch sử, học sinh khó phân biệt “lịch sử
bắt đầu từ đâu và văn học kết thúc chỗ nào”.Vì vậy, học sinh say mê,hứng thú
đọc các loai hồi ký cách mạng,truyện danh nhân lịch sử…
Đọc sách không phải để giải trí, mà cần biết ghi chép theo mẫu sau đây:
-Tên sách
-Tác giả
-Thời gian đọc
-Nội dung của sách theo từng phần , từng chương , ghi chép những
câu thích thú…
-Những vấn đề rút ra sau khi đọc sách (những vấn đề liên quan đến
bài học, vấn đề thích nhất, những thắc mắc cần giải quyết, ý định sử dụng kiến
thức đã thu nhận được sau khi đọc…)

9


Giáo viên cần xây dựng cho học sinh nền nếp, thói quen khi đọc sách ở nhà phải
có chủ đích,có hiệu quả, tránh tùy tiện.


2.2 Kể chuyện lịch sử:
Đây là hình thức ngoại khóa hấp dẫn , dễ làm và có tác dụng giáo dục
cao.
Nội dung kể chuyện lịch sử là việc phổ biến kiến thức lịch sử một cách
khoa học , chứ không phải những chuyện hư cấu . Do đó, nội dung câu chuyện
kể phải có chủ đề-một sự kiện, một nhân vật –dựa vào một tài liệu chính xác. Có
nhiều cách kể chuyện :kể lại nội dung một cuốn sách hay đã đọc, một câu
chuyện được ghi chép tài liệu, hay của chính người tham gia, chứng kiến sự kiện
thuật lại.
Nội dung câu chuyện phải liên quan đến các sự kiện cơ bản trong bài
học, chân xác, tránh li kì không có giá trị khoa học, không phù hợp với yêu cầu
học tập.
Kể chuyện phải làm cho người nghe xúc động, như được sống lại sự
kiện ấy, như câu chuyện các nhân chứng lịch sử hay việc trình bày của học sinh
đã “nhập thân” với sự kiện.
Kể chuyện khác với thông báo.Như đã nói, thông báo cung cấp cho
người nghe một số tri thức nhất định, ngắn gọn, khô khan, còn kể chuyện bao
giờ cũng có chủ đề và có tình tiết. Ví dụ, khi thông báo các sự kiện về thời niên
thiếu của Bác Hồ, người nghe chỉ nắm được những nét chính (quê hương, gia
đình, tên lúc nhỏ ). Kể chuyện về thủa thiếu thời của Bác với nhiều tình tiết sinh
động nhằm khôi phục bức tranh lịch sử về quê hương, gia đình, về tuổi thơ ấu
của Bác…
Nội dung bài kể chuyện không chỉ có khối lượng sự kiện, tri thức được
cung cấp, mà còn bao gồm cả việc phân tích, nêu lên bản chất sự vật, hiện
tượng.Nếu logíc của câu chuyện kể được xây dựng trên cơ sở những sự kiện, tri

10


thức chính xác thì nó có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Thông thường một câu

chuyện kể bao gồm những yếu tố sau đây:
-Giới thiệu vấn đề
-Tình huống đặt ra
-Diễn biến sự kiện
-Câu chuyện kết thúc.
-Sự phát triển của tình tiết đến cao độ
Một câu chuyện được bố cục như vậy mang kịch tính cao, dẫn dắt
người nghe qua các sự kiện, làm cho họ ngày càng hứng thú (kể cả căng thẳng
và suy nghĩ). Người nghe hứng thú lắng nghe không phải chỉ vì được cung cấp
các sự kiện, chi tiết hay, hấp dẫn mà còn vì nội dung của câu chuyện có sức giáo
dục mạnh mẽ.
2.3 Nói chuyện lịch sử:
Nói chuyện lịch sử có nội dung, yêu cầu cao hơn kể chuyện lịch sử.
Kể chuyện chủ yéu là việc trình bày các sự kiện cụ thể nâng lên trình độ tư duy
khái quát, còn nói chuyên lịch sử chủ yếu là làm cho người nghe nhận thứ một
cách khái quát, được minh họa, dẫn chứng bằng các sự kiện cụ thể theo một chủ
đề nào đấy. Ví dụ, kể chuyện về một cuộc đấu tranh chính trị của “Đội quân tóc
dài” với nhiều tài liệu-sự kiện cụ thể làm người nghe như được chứng kiến sự
kiện này.
Nói chuyện lịch sử phải có chủ đề rõ ràng, chủ đề phải phù hợp với nội
dung chương trình nội khóa, với nhiệm vụ chính trị trước mắt. Vì vậy, nói
chuyện lịch sử không thể tổ chức thường xuyên và ở bất cứ nơi nào như kể
chuyện lịch sử. Nó thường được tổ chức nhân ngày kỉ niệm một sự kiện lịch sử
quan trọng, một danh nhân, lãnh tụ cách mạng…, những đợt sinh hoạt chính trị,
bồi dưỡng về văn hóa, nghiên cứu lịch sử địa phương. Người nói chuyện phải là
người am hiểu sâu sắc vấn đề trình bày. Do đó, người nói chuyện thường là giáo
viên, cán bộ nghiên cứu cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, cán bộ làm công
tác tuyên huấn. Trong một số trường hợp đặc biệt, giáo viên có thể bồi dưỡng

11



cho một học sinh giỏi để nói chuyện lịch sử với lớp, hay một học sinh lớp trên
nói chuyện với các học sinh lớp dưới.
2.4 Trao đổi, thảo luận:
Đây là hình thức ngoại khóa nhằm giúp học sinh bày tỏ ý kiến của
mình để củng cố kiến thức đã học, lòng tin sau khi đọc một quyển sách, nghe kể
chuyện, nói chuyện lịch sử, hoặc suy nghi về một vấn đề nào đấy. Có nhiều cách
tiến hành trao đổi thảo luận. Trước hết, có thể tổ chức trao đổi thảo luận trong
phạm vi lớp. Đối với học sinh THPT, những cuộc trao đổi thảo luận không chỉ
để ghi nhớ nội dung một vấn đề, mà chủ yếu là khơi dạy những suy nghĩ độc lập
cuẩ các em. Chủ đề nêu ra là những vấn đề cơ bản có tính chất tổng hợp, khái
quát, những vấn đề mà nhiều người quan tâm, có liên quan đến cuộc sông hiện
tại.
Trong quá trình trao đổi, giáo viên cần động viên các em đề xuất và giải
quyết vấn đề theo suy nghĩ độc lập của mình, đồng thời cũng khiêm tốn học tập
và tôn trọng ý kiến của bạn. Giáo viên theo dõi, kịp thời bổ sung những thiếu
sót, uốn nắn các lệch lạc; khi kết thúc thảo luận có nhận xét, đánh giá, rút kinh
nghiệm.
Trao đổi, thảo luận được tiến hành trên cơ sở một số chủ đề quan
trọng, có tác động đến việc bổ xung kiến thức đã học. Ví dụ, trao đổi, thảo luận
về “ý nghĩa bước ngoặt” của việc thành lập Đảng với cách mạng Việt Nam.
Có những hình thức tổ chức trao đổi thảo luận với nội dung phong phú
hơn, như tổ chức các “hộp thư” trao đổi trên báo tường.
2.5 Dạ hội lịch sử:
Dạ hội lịch sử là một hoạt động ngoại khóa có tính chất tổng hợp, thu
hút tất cả học sinh trong lớp, trường tham dự.
Lực lượng tham gia dạ hội lịch sử thương có hai nhóm, một số ít học
sinh tham gia biểu diễn và đông đảo học sinh khác là khán giả. Đối với cả hai
nhóm, dạ hội lịch sử có tác dụng củng cố, làm sâu sắc, phong phú thêm nhiều tri

thức khoa học và nghệ thuật, gợi dậy những xúc cảm làm cơ sở để giáo dục tình
cảm bồi dưỡng óc thẩm mĩ, gây hứng thú học tập bộ môn. Việc sử dụng tư liệu
12


lịch sử, phân tích các tác phẩm văn học , nghiên cứu cách trình bày, thể hiện nội
dung các tác phẩm văn học, lịch sử sân khấu…những bài nói chuyện lịch sử,
những tiết mục văn nghệ…không chỉ làm phong phú kiến thức, mà còn rèn
luyện khả năng độc lập làm việc, bồi dưỡng năng khiếu biẻu diễn và cảm thụ
nghệ thuật… cho học sinh.
Chủ đề của dạ hội lịch sử rất phong phú.
-Chủ đề về lịch sử địa phương là một nội dung khá hấp dẫn trong dạ
hội lịch sử, như “Quê hương:quá khứ và hiện tại”…
-Các vấn đề về cuộc sống hiện nay trên thế giới và trong nước, như
đấu tranh giữ gìn hòa bình thế giới, thành tựu phát triển khoa học-kỹ thuật…
Cũng có thể là chủ đề của dạ hội lịch sử.
Các sự kiện,nhân vật lịch sử (Việt Nam và thế giới) được tổ chức kỉ niệm
trong năm.
Muốn tiến hành dạ hội lịch sử theo các chủ đề như trên có hiệu quả, phải
thực hiện các yêu cầu:
Thứ nhất, dạ hội phải có mục đích giáo dưỡng, giáo dục và phát triển
rõ rệt, nghĩa là phải phù hợp với chương trình, trình độ và yêu cầu học tập của
học sinh. Thông qua dạ hội lịch sử, các em phải được bồi dưỡng về lòng tin đối
với cách mạng, với quần chúng nhân dân, thắt chặt hơn tình đoàn kết và củng cố
thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện năng lực tư duy và hành động.
Thứ hai, dạ hội phải thu hút đông đảo học sinh tham gia, phải phát
huy năng lực độc lập, tính tích cực chủ động hoạt động và tinh thần tập thể của
các em. Dĩ nhiên, việc phân công phải tùy theo yêu cầu, tính chất của công việc,
khả năng, trình độ của học sinh.
Thứ ba, cần có kế hoạch chuẩn bị công phu. Ngay từ đầu năm học,

giáo viên xây dựng kế hoạch, tranh thủ ý kiến, sự ủng hộ hợp tác của giáo viên
bộ môn, của hội đồng nhà trường và đoàn thanh niên. Việc lựa chọn học sinh để
luyện tập các tiết mục không được làm ảnh hưởng tới học tập và các công việc
khác.

13


Thứ tư, linh hoạt và đa dạng hóa hình thức tổ chức sao cho gọn nhẹ, ít
công sức và kinh phí mà hiệu quả lại cao(đối với nhà trường và ảnh hưởng với
địa phương).
Tái tạo bức tranh lịch sử, gợi dậy không khí lịch sử có tác dụng giáo dục là
những yeu cầu quan trọng của một dạ hội. Vì vậy, ngoài các tiết mục văn nghệ,
cân thiết tổ chức triển lãm, trang trí nhằm gây hứng thú cho người dự, làm sao
cho họ cảm thấy như mình đang sống, hay tham gia, chứng kiến sự kiện đã xảy
ra. Triển lãm gồm tranh ảnh, áp phích, minh họa, sách báo, các hiện vật, hay mô
hình phục chế…có liên quan đến chủ đề dạ hội, được trưng bày ở một góc hội
trường, trên đường vào hội trường, hoặc hai bên sân khấu.
Ý nghĩa giáo dục của buổi dạ hội sẽ tăng lên nếu trong buổi dạ hội có
sự tham gia của những”nhân chứng” của sự kiện: anh hùng, chiến sĩ cách mạng,
những người thân trong gia đình nhân vật lịch sử…
Tổ chức tốt các buổi dạ hội không chỉ có tác dụng đối với học sinh trong
trường, mà còn có ảnh hưởng lớn tới nhân dân địa phương. Nó là một biện pháp
có hiệu quả gắn nhà trường với xã hội.
2.6 Tham quan lịch sử:
Tham quan có một vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông. Những dấu vết của quá khứ, những hiện vật trưng bày trong bảo tàng
không chỉ cụ thể hóa kiến thức, mà còn để lại một ấn tượng mạnh mẽ nâg cao
hứng thú học tập và rèn luyện khả năng quan sát, phân tích của học sinh.
Trong thực tế, có thể tổ chức hai loại tham quan lịch sử chủ yếu, phù

hợp với yêu cầu học tập và điều kiện tổ chức:
Thứ nhất, những cuộc tham quan phục vụ trực tiếp nội dung bài
học nội khóa, và có thể là bài giảng trong nhà bảo tàng, hoặc trên thực địa ở địa
phương trường đóng.
Thứ hai, những cuộc tham quan có tinh chất một hoạt đông ngoại
khóa ở nhà bảo tàng, di tích lịch sử xa trường, cuộc hành quân thăm chiến
trường xưa, “theo bước chân người anh hùng chiến sĩ”. Công việc này đòi hỏi

14


nhiều điều kiện khó khăn, phức tạp để tổ chức, nên không thể tiến hành thường
xuyên
Sự phân chia hai loại tham quan lịch sử trên chi có tính chất tương đối,
vì hai loại này thường được đan xen nhau. Bài dạy tại thực địa cũng có phần
tham quan. Các cuộc tham quan ngoại khóa đều nhằm mục đích bổ xung kiến
thức đã học.
Tùy nội dung, mục đích hỉnh thức của việc tổ chức trham quan lịch sử(ở
nhà bảo tàng, ở nơi xảy ra sự kiện lịch sử, một cuộc hành quân theo dấu vết
người xưa) mà ý nghĩa cũng khác nhau:
-Nếu để tạo cho học sinh một biểu tượng trong nội khóa, thì khi
tham quan chủ yếu hướng dẫn học sinh quan sát hiện vật đồ trưng bày. Hình
thức này được tiến hành trước khi nghiên cứu một chương, một phần của
chương trình lịch sử.
-Việc tham quan kết hợp với việc giảng dạy bài mới sẽ phải tuân
thủ những nguyên tắc,phương pháp của bài giảng tại thực địa hay bài giảng ở
bảo tàng.
-Việc tham quan kết hợp với việc giảng dạy bài mới sẽ phải tuân
thủ những nguyên tắc, phương pháp của bài giảng tại thực địa hay bài giảng ở
bảo tàng.

-Khi tiến hành tham quan để tổng kết, củng cố, nâng cao kiến thức
đã học, cần chú ý phát huy năng lực tư duy của học sinh. Công việc này được
thực hiện sau khi nghiên cứu một chương hay một phần chương trình.
Việc tham quan lịch sử có thể được tổ chức vào đầu năm học hoặc nhân dịp kỉ
niệm các ngày lễ lớn: 22-12( thành lập quân độinhân dân Việt Nam), ngày mồng
3-2(thành lập Đảng), ngày 19-5 (kỉ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh)…
Để cho việc tổ chức được chu đáo, cần phải có kế hoạch và phương pháp
tiến hành tốt:
-Vào đầu năm học,giáo viên lịc sử đề xuất với nhà trường kế hoạch
đi tham quan bảo tàng , nhà truyền thống (ở trung ương, địa phương), hoặc các
di tích lịch sử (n hư Cổ Loa, Pác Bó…).
15


-Tiếp đó giáo viên liên hệ trước với ban quản lí bảo tàng hoặc di
tích, gặp gỡ trao đổi với cán bộ hướng dẫn trình bày rỏ mục đích yêu cầu của
buổi tham quan để cùng có kế hoạch phối hợp, tạo điều kiện cho hoạt động đạt
kết quả. Mặc dù buổi tham quan ngoại khóa không gắn với nội dung chương
trình của bài học lịch sử ,song vẫn có tác dụng không nhỏ, trực tiếp với việc bổ
xung kiến thứclịch sử của học sinh. Vì vậy, trong kế hoạch tham quan, giáo viên
cần xác định rõ những hiện vật, tài liệu nên tập trung tìm hiểu, phù hợp với mục
đích yêu cầu đề ra.
-Để thu được kết quả cao, giáo viên cần phổ biến cho học sinh rõ
ràng mục đích, yêu cầu của buổi tham quan. Đây là một trong các yếu tố đưa
đến sự thành công của hình thức hoạt động này. Bởi lẽ giáo viên không tổ chức
chặt chẽ thì với số lượng học sinh khá đông, sẽ khó quản lí, khó hướng dẫn các
em chấp hành nội quy của bảo tảng hoặc di tích. Một trong những yêu cầu quan
trọng đối với học sinh trong khi tham quanlà các em cần ghi chép những số liệu,
tài liệu do người thuyết minh cung cấp,hoặc những ghi chúở các tư liệu được
trình bày.

-Giáo viên cần dự kiến thời gian cho buổi tham quan. Thông thường
, đối với các di tích ở gần trường chỉ nên tiến hành trong khoảng hai tiếng để
phù chợp với sức khỏe, trình độ cũng như năng lực nhận thức của học sinh.
Kết quả của buổi tham quan được đánh giá thông qua việc giáo viên cho
học sinh thảo luận hoặc viết các bài thu hoạch,Vì vậy, giáo viên cần đưa ra các
bài tập và yêu cầu học sinh hoàn thành ở nhà hay trong các giờ nội khóa, hoạt
động ngoại khóa.
Tổ chức tham quan học tập tại bảo tàng, di tích lịch sử phải được tổ chức
chặt chẽ,theo đúng chương trình quy định, tránh việc làm tùy tiện, không có kế
hoạch.Đối với hình thức này , nội dung chủ yếu của buổi tham quan là nhăm
củng cố kiến thức đã học hoặc chuẩn bị cho việc học bài mới.
Kết thúc buổi tham quan học tập tại bảo tàng, di tích lịch sử, giáo viên
cần tiến hành kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh.Nếu là buổi tham quan
củng cố kiến thức đã học, giáo viên nên giaocho học sinh bài tập dưới dạng câu
16


hỏi khái quát, tổng hợp những vấn đề đã nghiên cứu và cho các em trao đổi hoặc
viết thu hoạch.Nếu là buổi tham quan học tập để chuẩn bị kiến thức cho bài học
mới thì giáo viên nên đặt cho học sinh các câu hỏicó tính chất bài tập nhận thức.
Các loại tham quan có tác dụng lớn trong việc phát huy tính chủ động,
tích cực sáng tạo, trí thông minh và gây hứng thú học tập đối với học sinh.Để
thực hiện tốt quá trình tham quan, cần khắc phục việc làm có tính chất hình
thức, chỉ cho học sinh xem lướt qua mà không chú ý quan sát, tìm hiểu những
hiện vật trưng bày cần thiết cho học tập. Mỗi buổi tham quan có kế hoạch, nội
dung, chủ đề nhất định. Vì vậy, sau khi xem khái quát các đồ trưng bày ở nhà
bảo tàng hay nơi diễn ra sự kiện lịch sử, cần tập trung vào xem xẻt một số hiện
vật có liên quan đến nội dung bài học hoặc mục đích đã đề ra. Có thể kết hợp
với hoạt động của đoàn thanh niên trong việc tổ chức cắm trại, hành quân để
giới thiệu, bổ xung một số những kiến thức lịch sử cần thiết.Ngoài tổ chức tham

quan di tích, bảo tàng lịch sử, nhân các buổi tham quan nhà máy, công trường,
nông trường… giáo viên nên tổ chức cho học sjnh xem phòng truyền thống,
nghe nói chuyện về đời sốngcuộc đấu tranh của nhân dân ta trước cách mạng và
ngày nay.
2.7 Những hình thức ngoai khóa khác
Các hình thức tham quan lịch sử trình bày trên là những hình thức chủ
yếu, cần thực hiện trong những điều kiện cho phép,vì nó làm cho hoạt động
ngoại khóa được phong phú, sinh động. Ngoài những hình thức ngoại khóa có
tính chất phổ biến và cần thiết nêu trên, có thể kể thêm một số hoạt động khác.
Những hoạt động này hoặc là bộ phận cuả hình thức ngoại khóa nào đấy hoặc
chỉ là sự thay đổi môi trường hoạt động, đói tượng phục vụ.
a . Trò chơi lịch sử, là mọt hình thuức ngoại khóa gọn nhẹ, dễ tổ
chức, mà hấp dẫn học sinh. Đây không chỉ là một việc giải trí, mà đòi hỏi người
tham dự phải phát huy năng lực tư duy, trí thông minh để giải quyết các vấn đề
đặt ra. Nếu trò chơi không đòi hỏi sự lỗ nực, không đòi hỏi sự hoạt đông tích
cực của tư duy thì trò chơi đó chưa đạt yêu cầu về mặt giáo dưỡng,giáo dục và
phát triển mà chỉ là công việc giải trí,không có ích gì cho việc dạy học lịch sử.
17


Ở đây cần phân biệt trò chơi lịch sử với việc thi tìm hiểu lịch sử.
Trò chơi lịch sử không đòi hỏi học sinh phải hiểu biết sâu rộng, chuẩn bị lâu và
kỹ, như trong khi tìm hiểu lịch sử mà dựa vào vốn hiểu biết sẵn có của ngươi
tham dự, sự thông minh nhanh trí và tiến hành dưới các hình thức vui chơi. HÌnh
thức này phải phù hợp với sự sôi nổi của tuổi trẻ và có ý nghĩa giáo dục. Tuy
vậy, cần đạt những yêu cầu sau:
- Trò chơi phải có mục đích giáo dục rõ rệt,có nội dung phong phú, với
nhiều hình thức thích hợp phát huy được sự ham hiểu biết, giàu trí tưởng tượng,
biết suy luận, nhanh trí, khéo tay, sôi nổi nhưng không ồn ào, tư duy sâu sắc
nhưng không quá trầm lặng…

- Trò chơi phải thu hút đông đảo học sinh tham gia.
- Trong trò chơi, người làm chủ là học sinh, song giáo viên có vai trò
rất quan trọng: vừa là người hướng dẫn, tổ chức trò chơi, vừa là người tham gia
khéo léo dẫn dắt các em đạt kết quả tốt.
- Có nhiều loại trò chơi lịch sử: ”thi đố kiến thức về lịch sử”, “ô chữ”,
“ô số”, “súc sắc”, “lập niên biểu”, “trò chơi mật mã”… Gần đây, những loại trò
chơi này đều sử dụng rộng rãi trong các kì thi “Bảy sắc cầu vồng”, “Đường lên
đỉnh ôlimpia”…
b. Gặp gỡ những chiến sĩ cách mạng,những người có thành tích trong
công tác, sản xuất chiến đấu. Hình thức này rất có tác dụng trong việc giáo dục
tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học sinh. Bời vì tiếp xúc trực tiếp với những con
người thật-nhân chứng lịch sử-có sức thuyết phục mạnh với học sinh hơn bất cứ
các phương tiện dạy học nào khác. Ví dụ, nhân dịp kỉ niệm chiến thắng lịch sử
điện biên phủ (7-5), giáo viên tổ chức cho học sinh gặp gỡ những người ở các
địa phương trường đóng đã từng tham gia chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Đây là
hinh thức giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ để các em biết ơn những ngừơi có
công với đất nước, noi gương trong học tập và lao động.
c. Công tác công ích xã hội không chỉ có tác dụng củng cố, hiểu sâu sắc
hơn kiến thức, mà còn là biện pháp gắn nhà trường với xã hội,rèn luyện năng lực
hành động cho học sinh. Hình thức hoạt động của công tác nầy rất phong phú:
18


- Xây dựng nhà bảo tàng, nhà truyền thống cách mạng địa
phương. Công việc này do giáo viên lịch sử phụ trách, nhưng phải kết hợp chặt
chẽ với chính quyền xã, ban văn hóa xã và biến thanh một việc chung của nhân
dân địa phương. Để làm tốt công tác này cần tiến hành theo các bước xây dựng:
thành lập ban phụ trách, và lập đề cương xây dựng, chọn địa điểm thu thập hiện
vật; đồng thời phải khai thác triệt để các nguồn tư liệu: tranh ảnh, thành văn,
hiện vật và sắp xếp trang trí nhà truyền thống sao cho vừa khoa học vừa đẹp,

gọn gàng
- Tổ chức triển lãm nói chuyện ở địa phương nhân ngày lễ lớn
nhằm tuyên truyền phổ biến kiến thức lịch sử cho nhân dân.
- Tổ chức dạ hội lịch sử ở địa phương…
- Chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử, cách mạng, nghĩa trang liệt
sĩ…
- Tham gia công tác Trần Quốc Toản, thăm viếng các bà mẹ Việt
Nam anh hùng, các thương binh, lão thành cách mạng, gia đình liệt sĩ, gia đình
chính sách, neo đơn, nghèo khổ…
IV.Khảo sát
Đây là năm đầu tiên tôi tham gia giảng dạy và viết chuyên đề nghiên cứu khoa
học .Vì vậy chưa có kết quả khảo sát.

19


PHẦN III:KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
Hoạt động ngoại khóa là một bộ phậnn của công tác dạy học lịch sử ở
trường phổ thông. Trước đây, do những đièu kiện tổ chức khó khăn (vì chiến
tranh, vì thời gian học tập có hạn, vì thiếu kinh phí…) nên việc tổ chức hoạt
động ngoại khóa nói chung, môn Lịch Sử nói riêng rất hạn chế, thận chí không
được thực hiện. Trong điều kiện thuận lợi từ sau 1975, khi đất nước đã thống
nhất, hoạt động ngoại khóa lịch sử vẫn không được quan tâm tổ chức. Nguyên
nhân chủ yếu mà chưa nhận thức đúng ý nghĩa, mục đích, vị trí của hoạt đông
ngoại khóa trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Từ quan niệm
đúng cần xác định nội dung và các hình thức tổ chức có hiệu quả phù hợp với
nội dung, mục đích, yêu cầu giáo dục bộ môn.
2. Khuyến nghị
Hoạt động ngoại khóa có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, giáo

dưỡng và phát triển học sinh, làm cho học sinh yêu thích môn lịch sử, từ đó góp
phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng day và học lịch sử ở trường phổ
thông. Vì vậy, đề nghị nhà trường quan tâm hơn nữa tới việc tổ chức các buổi
ngoại khóa về chủ đề lịch sử.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


1- Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị(chủ biên): Phương pháp dạy học lịch sử.
2- Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Nguyễn Phan Quang:Công tác ngoại khóa
thực hành môn Lịch sử ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội,
1968.
3- Phan Ngọc Liên(chủ biên):Từ điển thuật ngữ lịch sử ở trường phổ thông.
4- Lương Ninh : Trò chơi lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1973.

21



×