Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện thạch thất, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.31 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------------

Nguyễn Hữu Hải

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN
CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
THẠCH THẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------------

Nguyễn Hữu Hải

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN
CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
THẠCH THẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 85 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



Người hướng dẫn khoa học : TS. Thái Thị Quỳnh Như

Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 8
1.1. Cơ sở lý luận về quyền của người sử dụng đất ................................................ 8
1.1.1 Cơ sở lý luận về quyền sở hữu ................................................................... 8
1.1.2. Cơ sở lý luận về quyền sử dụng đất ......... Error! Bookmark not defined.
1.2 Quyền sở hữu, sử dụng đất ở một số nước trên thế giớiError! Bookmark not
defined.
1.2.1 Nhóm các nước phát triển ......................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Nhóm các nước đang phát triển ................ Error! Bookmark not defined.
1.3 Tổng quan việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất ở Việt Nam
............................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1 Sự hình thành và phát triển các quyền của người sử dụng đất ......... Error!
Bookmark not defined.
1.3.2 Các quy phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện các QSD đất Error!
Bookmark not defined.
1.3.3 Thực trạng viêc thực hiện các quyền của người sử dụng đất ở Việt Nam
........................................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI
SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI .................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên..................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ......................... Error! Bookmark not defined.

2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất .................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụngError!

Bookmark

not

defined.
2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đấtError! Bookmark not
defined.
2.2.3 Tình hình biến động diện tích các loại đất giai đoạn 2009-2013 ..... Error!
Bookmark not defined.
3


2.2.4 Tình hình quản lý, sử dụng đất đai ........... Error! Bookmark not defined.
2.3 Kết quả việc thực hiện các quyền của người sử dụng đấtError!

Bookmark

not defined.
2.3.1 Quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất ....... Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Quyền cho thuê quyền sử dụng đất ........... Error! Bookmark not defined.
2.3.4 Quyền thừa kế quyền sử dụng đất ............ Error! Bookmark not defined.
2.3.5 Quyền tặng cho quyền sử dụng đất ........... Error! Bookmark not defined.
2.3.6 Quyền thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất ................ Error!
Bookmark not defined.
2.3.7 Quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đấtError! Bookmark not
defined.

2.3.8 Tổng hợp các chỉ tiêu, ý kiến đánh giá của hộ gia đình, cá nhân thực hiện
các quyền sử dụng đất ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.4 Đánh giá chung về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất ..... Error!
Bookmark not defined.
2.4.1 Đánh giá chung một số quyền sử dụng đất được thực hiện trên địa bàn
........................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2 Những điểm tích cực và hạn chế khi thực hiện các quyền của người sử
dụng đất.............................................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC
HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤTError!

Bookmark

not

defined.
3.1 Giải pháp về cơ chế chính sách pháp luật về đất đaiError!

Bookmark

not

defined.
3.2 Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính thực hiện các quyền sử dụng đất
............................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3 Giải pháp về đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và cơ sở vật chất. .... Error!
Bookmark not defined.
3.4 Một số giải pháp cụ thể cho huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội .............. 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ Error! Bookmark not defined.


4


TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 11
PHỤ LỤC ................................................................. Error! Bookmark not defined.

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chính
không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, là
một bộ phận không thể tách rời lãnh thổ quốc gia, gắn liền với chủ quyền quốc gia,
là nơi trên đó, con người xây dựng nhà cửa, các công trình kiến trúc…; là nơi diễn
ra các hoạt động văn hóa; là nơi phân bổ các vùng kinh tế, các khu dân cư; là thành
quả cách mạng của cả dân tộc; là cơ sở để phát triển hệ sinh thái, tạo nên môi
trường, duy trì sự sống của con người và sinh vật. C.Mác đã khái quát vai trò kinh
tế của đất đai: "Đất là mẹ, sức lao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất". Đất
đai có vai trò quan trọng như vậy, nên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến
vấn đề đất đai, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai.
Đất đai là nguồn tài chính tiềm năng, nguồn nhân lực cơ bản để phát triển
kinh tế đất nước, nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Đất đai được coi là một loại
bất động sản, là một hàng hoá đặc biệt, vì những tính chất của nó như cố định về vị
trí, giới hạn về không gian, vô hạn về thời gian sử dụng và trong quá trình sử dụng
nếu sử dụng đất đai một cách hợp lý thì giá trị của đất không những mất đi mà còn
tăng lên.
Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Hiến pháp năm
2013, Luật Đất đai năm 2003 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (gọi tắt là Luật đất
đai 2003 sửa đổi) và Luật Đất đai năm 2013 đều xác định rõ “đất đai thuộc sở hữu

toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”, do đó đất đai là tài sản của toàn dân
trong đó Nhà nước là đại diện và thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu. Vấn đề
được đặt ra là cần phân định quyền và nghĩa vụ của “người chủ sở hữu” và “người
đại diện”. Tuy nhiên chúng ta cần nhấn mạnh Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về
đất đai nhưng Nhà nước lại không trực tiếp sử dụng đất mà trao quyền này cho các
đối tượng sử dụng đất và đồng nghĩa với việc này là người sử dụng đất được trao
một số quyền nhất định.
Thạch Thất là một huyện phía tây của thành phố Hà Nội, với vị trí địa lý và
điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Khi sát nhập vào
6


thành phố Hà Nội và có quy hoạch là 1 trong 5 khu đô thị vệ tinh của thành phố Hà
Nội, thị trường đất đai đã trở lên rất sôi động, người sử dụng đất cũng đã nhìn nhận
rõ hơn về các quyền của mình. Tuy nhiên do các quy định, chính sách pháp luật và
sự hiểu biết của người sử dụng đất còn hạn chế do đó kéo theo rất nhiều bất cập
trong quản lý hành chính, nhất là việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất,
đồng thời việc đăng ký tại các cơ quan nhà nước theo quy định pháp luật khi thực
hiện các quyền của người sử dụng đất ngày càng tăng, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều
bất cập.
Từ những lý do thực tế trên, để nhìn nhận đầy đủ về việc thực hiện đầy đủ
các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất (hộ
gia đình, cá nhân) trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Làm rõ những nguyên nhân và bất cập trong việc thực hiện các quyền của
người sử dụng đất, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc thực hiện

các quyền của người sử dụng đất.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan các chính sách về các quyền của người sử dụng đất.
- Thu thập, tài liệu số liệu về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
- Điều tra, khảo sát về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
- Đánh giá, phân tích thực trạng việc thực hiện các quyền của người sử
dụng đất.
- Đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

7


4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Một số xã, thị trấn trong huyện Thạch Thất, thành phố
Hà Nội.
Phạm vi thời gian: Đề tài chỉ nghiên cứu việc thực hiện các quyền của người
sử dụng đất (hộ gia đình, cá nhân) đã đăng ký biến động với các cơ quan nhà nước
trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2009-2014 và theo
các quy định có liên quan đến nội dung nghiên cứu tại Luật đất đai 2003 sửa đổi.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu: Điều tra điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội; tình hình thực hiện các quyền của người sử dụng đất; tình hình quản
lý đất đai trên địa bàn nghiên cứu.
+ Điều tra điều tra xã hội học: Thu thập số liệu thông qua người sử dụng ở
địa phương (hộ gia đình, cá nhân) các xã, thị trấn trong địa bàn nghiên cứu.
+ Điều tra gián tiếp: Thu thập số liệu ở các phòng Tài nguyên và Môi trường
(Văn phòng đăng ký QSD đất huyện) và phương tiện thông tin đại chúng.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Tại các xã, thị trấn đại diện cho khu vực
nghiên cứu, giữa các số liệu thu thập được để tìm ra được những đặc trưng.
- Phương pháp so sánh: Qua các tài liệu, số liệu thu thập đuợc so sánh các xã,

thị trấn trong địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các tài liệu địa chính, số liệu khác
có liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất thu thập được, tiến
hành tổng hợp và phân tích theo các bảng, biểu kết hợp với phần thuyết minh.
6. Cấu trúc luận văn
Bao gồm các phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, cấu trúc luận văn gồm 3
chương chính sau:
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương 2. Đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng trên địa bàn
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Chương 3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyền của
người sử dụng đất.

8


Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về quyền của người sử dụng đất
1.1.1 Cơ sở lý luận về quyền sở hữu
1.1.1.1 Quyền sở hữu
Ở mọi quốc gia, đất đai luôn được coi là nguồn tài nguyên của cải đặc biệt
quan trọng. Đối với Việt Nam, một quốc gia đất hẹp người đông thì ruộng đất càng
là tài sản quý hiếm, có giá trị đặc biệt thiết yếu trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước. Trong đất đai, việc xác lập quyền sở hữu chiếm hữu có liên quan
chặt chẽ và đóng vai trò chi phối, đôi khi có ý nghĩa quyết định đối với việc khai
thác, quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai quốc gia.
Theo điều 164 của Bộ Luật dân sự 2005: “Quyền sở hữu bao gồm quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định
của pháp luật…” [15]. Sở hữu là việc tài sản, tư liệu sản xuất, thành quả lao động
thuộc về một chủ thể nào đó, nó thể hiện quan hệ giữa người với người trong quá

trình tạo ra và phân phối các thành quả vật chất. Đối tượng của quyền sở hữu là một
tài sản cụ thể, chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác (hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng,...).
Quyền sở hữu bao gồm 3 quyền cơ bản:
- Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở
hữu của mình. Trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật thì người không
phải là chủ sở hữu tài sản cũng có quyền sở hữu tài sản [2].
- Quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa
lợi, lợi tức từ tài sản. Chủ sở hữu có quyền khai thác giá trị tài sản theo ý chí của
mình bằng cách thức khác nhau. Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền sử
dụng tài sản trong trường hợp được chủ sở hữu giao quyền sử dụng, điều này thấy
rõ trong việc Nhà nước giao QSD đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân [2].
- Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản
của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Chủ sở hữu thực hiện quyền

9


định đoạt tài sản của mình theo hai phương thức:
+ Định đoạt số phận pháp lý của tài sản, tức là chuyển quyền sở hữu tài sản
của mình cho người khác thông qua hình thức giao dịch dân sự như bán, đổi, tặng
cho, thừa kế;
+ Định đoạt số phận thực tế của tài sản, tức là làm cho tài sản không còn
trong thực tế. Ví dụ: tiêu dùng hết, tiêu huỷ, từ bỏ quyền sở hữu [2].
1.1.1.2 Quyền sở hữu toàn dân về đất đai
Theo Điều 5, 6, 7 của Luật Đất đai 2003 sửa đổi đã quy định về chế độ “Sở
hữu đất đai”, “Quản lý Nhà nước về đất đai”, “Nhà nước thực hiện quyền đại diện
chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai”. Với tư
cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thực hiện việc thống nhất
quản lý về đất đai trong phạm vi cả nước nhằm bảo đảm cho đất đai được sử dụng

theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo lợi ích của Nhà nước cũng
như của người sử dụng. Nhà nước thực hiện đầy đủ những quyền năng của một chủ
thể sở hữu, đó là: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt [3].
Điều 19 Hiến pháp năm 1980, điều 17 Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Luật
Đất đai năm 1993, Điều 5 Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi đã quy định: Toàn bộ vốn
đất nằm trên lãnh thổ Việt Nam, trên đất liền hay các hải đảo và thềm lục địa đều
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Trên cơ sở đó, chế độ sở
hữu toàn dân đối với đất đai đã ra đời.
Sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm dùng để chỉ một hình thức sở
hữu đối với đất đai mà trong đó toàn dân là chủ thể nhưng toàn thể nhân dân không
thể đứng ra thực hiện những quyền và nghĩa vụ cụ thể thuộc chủ sở hữu như quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà phải thông qua một chủ thể đại diện cho mình,
chủ thể đó chỉ có thể là Nhà nước bởi vì Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân
và vì dân, lợi ích của Nhà nước cơ bản là thống nhất với lợi ích của đa số tầng lớp
nhân dân lao động.
Quyền chiếm hữu đất đai: Là quyền của Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn đất
đai trong phạm vi cả nước. Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu đất đai trên cơ sở

10


là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai một cách gián tiếp thông qua các hoạt động
vừa mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ, vừa mang tính pháp lý như đo đạc, khảo sát,
đánh giá và phân hạng đất để nắm được hiện trạng, sử dụng đất đai trên phạm vi cả
nước và từng địa phương; hệ thống hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính, sổ sách địa
chính và các tài liệu về địa chính khác để nắm được sự phân bố đất đai, kết cấu sử
dụng đất ở các địa phương; hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm
kê đất đai...để nắm được biến động đất đai qua các thời kỳ. Tuy nhiên, quyền chiếm
hữu đất đai của người sử dụng đất lại mang tính trực tiếp, cụ thể với từng mảnh đất
nhất định được xác định rõ diện tích, thời hạn và mục đích sử dụng. Trong những

trường hợp cụ thể này, quyền sử dụng đất của Nhà nước được trao cho người sử
dụng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) trên những thửa đất cụ thể. Quyền chiếm hữu
sử dụng đất đai của Nhà nước là vĩnh viễn và trọn vẹn [2].
Quyền sử dụng đất đai: Là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai
để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước
không trực tiếp sử dụng đất, mà gián tiếp sử dụng thông qua các hành vi giao đất,
cho thuê đất...đánh thuế việc chuyển QSD đất...Nhà nước không mất đi QSD khi
giao đất cho người sử dụng đất khai thác, sử dụng. Cũng như quyền chiếm hữu,
QSD đất của Nhà nước là vĩnh viễn, trọn vẹn trong phạm vi cả nước. Quyền sử
dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hạn chế bởi không gian, thời gian và mục
đích sử dụng [2].
Quyền định đoạt đất đai: Là khả năng của Nhà nước quyết định số phận
pháp lý của đất đai. Trước đây, quyền này không được thể hiện rõ ràng trong các
Luật Đất đai, chỉ phần nào được thể hiện dưới dạng liệt kê một số nội dung của chế
độ quản lý Nhà nước về đất đai. Thực ra mọi nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
không phải đều thể hiện quyền định đoạt của Nhà nước mà chỉ có một số nội dung
có tính chất quyết định mới thể hiện quyền này. Quyền định đoạt của Nhà nước là
cơ bản và tuyệt đối, gắn liền với quyền quản lý về đất đai [2].
Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu,
đây là nguyên tắc cơ bản nhất của ngành luật đất đai. Điều này có nghĩa là toàn bộ
đất đai trong phạm vi cả nước chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện thực

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Bá và các cộng sự (2003), Sự hình thành và phát triển thị trường bất
động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội, tr. 39 - 48.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (9/2012), “Báo cáo kinh nghiệm nước ngoài về

quản lý và pháp luật đất đai”.
3. Nguyễn Đình Bồng (2006), “Một số vấn đề về thị trường quyền sử dụng đất ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay”, Hội thảo khoa học Thị trường bất động sản: thực
trạng, nguyên nhân và những giải pháp, tháng 3/2006, Hà Nội.
4. Nguyễn Đình Bồng và các tác giả (2005), Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật
để tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình
thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam”, Trung tâm Điều tra
Quy hoạch Đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thu Hồng (2000), "Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của
vương quốc Thụy Điển”, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình
hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa
học và Hợp tác Quốc tế.
6. Nguyễn Thị Mai (2002), “Hướng hoàn thiện pháp luật về đất đai”, Hội thảo Chính
sách pháp luật đất đai và thị trường bất động sản, (11/2002), Hà Nội.
7. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thất, Số liệu thống kê đất đai năm
2013 và các số liệu khác liên quan đến quản lý và sử dụng đất các năm.
8. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 1980, Hiến pháp , Nxb Chính trị Quốc gia;
9. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 1992, Hiến pháp , Nxb Chính trị Quốc gia;
10. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 1987, Luật Đất đai, Tổng cục Quản lý
ruộng đất, Hà Nội.
11. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 1993, Luật Đất đai , NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
12. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Đất đai, NXB Bản Đồ, Hà Nội. .
13. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Đất đai, NXB Bản Đồ, Hà Nội.
12


14. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003, Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.
15. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, Bộ luật dân sự (2005), NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
16. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 2009, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Luật xây dựng số 16/2003/QH11,
Luật đấu thầu số 61/2005/QH11, Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Luật
đất đai số 13/2003/QH11 và Luật nhà ở số 56/2005/QH11. NXB Chính trị
Quốc gia , Hà Nội.
17. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 2009, Luật sửa đổi Điều 126 của Luật
Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai. NXB Chính trị Quốc gia , Hà Nội.
18. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013, Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
19. Đinh Dũng Sỹ (2003), “Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử
dụng đất của người sử dụng đất: thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, (10/2003), tr. 55 - 64.
20. Lưu Quốc Thái (2006), “Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị
trường bất động sản ở Trung Quốc”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường,
(8/2006), tr. 43 - 44.
21. UBND huyện Thạch Thất, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế, xã hội năm 2014 và mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực
hiện năm 2015.
22. UBND huyện Thạch Thất, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2010.
23. UBND huyện Thạch Thất, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2011.
24. UBND huyện Thạch Thất, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2012.
25. UBND huyện Thạch Thất, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2013.
26. UBND huyện Thạch Thất, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2014.
13



×