ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
CAO VĂN CHÍNH
ỨNG DỤNG KĨ THUẬT XẠ TRỊ ĐIỀU BIẾN LIỀU-IMRT
BẰNG HỆ COLLIMATOR JAW ONLY CHO BỆNH NHÂN
MẮC UNG THƢ TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN K TRUNG ƢƠNG
NĂM 2014-2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – Năm 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
CAO VĂN CHÍNH
ỨNG DỤNG KĨ THUẬT XẠ TRỊ ĐIỀU BIẾN LIỀU-IMRT
BẰNG HỆ COLLIMATOR JAW ONLY CHO BỆNH NHÂN
MẮC UNG THƢ TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN K TRUNG ƢƠNG
NĂM 2014-2015
Chuyên ngành: Vật lý Nguyên tử
Mã số: 60440106
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Bùi Văn Loát
Hà Nội – Năm 20
MỤC LỤC
Danh mục hình ảnh
Danh mục bảng biểu
Danh mục các chữ viết tắt
Mở đầu ....................................................................................................................... 3
Chương 1. Tổng quan về kỹ thuật xạ trị điều biến liều lượng ................................... 5
1.1. Ung thư và các phương pháp điều trị .........................................................5
1.1.1. Khái niệm về ung thư .............................................................................. 5
1.1.2. Các phương pháp điều trị ung thư ......................................................... 6
1.1.3. Phương pháp xạ trị ngoài dùng chùm photon ......................................... 5
1.2. Máy gia tốc trong xạ trị ung thư ...............Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Ưu việt của phương pháp xạ trị ngoài dùng máy gia tốc ............... Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Nguyên lý cấu tạo của máy gia tốc tuyến tính dùng trong xạ trị ... Error!
Bookmark not defined.
1.2.3. Nguyên lý hoạt động của máy gia tốc tuyến tính trong xạ trị........ Error!
Bookmark not defined.
1.3. Kỹ thuật xạ trị điều biến liều lượng ..........Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Xạ trị điều biến liều lượng .................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Ứng dụng lâm sàng của kỹ thuật IMRT Error! Bookmark not defined.
1.4. Thực hành lâm sàng xạ trị bằng kỹ thuật IMRTError!
Bookmark
not
defined.
1.4.1. Đánh giá bệnh nhân và quyết định xạ trịError!
Bookmark
not
defined.
1.4.2. Xác định thể tích bia ............................. Error! Bookmark not defined.
1.4.3. Những yêu cầu về lập kế hoạch xạ trị bằng kỹ thuật IMRT .......... Error!
Bookmark not defined.
1.4.4. Điều biến liều lượng ............................. Error! Bookmark not defined.
1
1.4.5. Kiểm tra chất lượng QA cho từng bệnh nhân xạ trị bằng kỹ thuật IMRT
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2. Kỹ thuật xạ trị điều biến liều lượng bằng hệ Collimator Jaw Only Error!
Bookmark not defined.
2.1. Giới thiệu chung về kỹ thuật xạ trị điều biến liều lượng bằng hệ
Collimator Jaw Only ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Trang thiết bị cần thiết để triển khai kỹ thuật xạ trị điều biến liều lượng
bằng hệ Collimator Jaw Only ......................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Chương trình kiểm soát và đảm bảo chất lượng xạ trị cho kỹ thuật IMRT
.........................................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Tiểu ban chuyên môn kiểm soát và đảm bảo chất lượng trong xạ trị
bằng kỹ thuật IMRT ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Những yêu cầu về công tác đào tạo cho kỹ thuật IMRT ............... Error!
Bookmark not defined.
2.3.3. Quy trình kỹ thuật xạ trị IMRT bằng hệ Collimator Jaw-Only cho bệnh
nhân ung thư trực tràng ................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3. Kết quả thực nghiệm .............................. Error! Bookmark not defined.
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ............ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu. ............................ Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu. .............................. Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Các bước tiến hành ................................Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Các sai số và biện pháp khống chế ....... Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Xử lý số liệu ......................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......... Error! Bookmark not defined.
3.3. Kết quả nghiên cứu ...................................Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Một số đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứuError! Bookmark not
defined.
2
3.3.2. Một vài thông số về kỹ thuật của kỹ thuật IMRT và 3D-CRT ...... Error!
Bookmark not defined.
3.3.3. Đánh giá đáp ứng .................................. Error! Bookmark not defined.
3.4. Bàn luận ....................................................Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Một số đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứuError!
Bookmark
not defined.
3.4.2. Một vài thông số về kỹ thuật của kỹ thuật IMRT và 3D-CRT ...... Error!
Bookmark not defined.
3.4.3. Bàn luận về tình trạng đáp ứng ............. Error! Bookmark not defined.
3.4.4. Bàn luận về các tác dụng phụ sớm trong và sau xạ trịError! Bookmark
not defined.
Kết luận chung ......................................................... Error! Bookmark not defined.
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 8
Phụ lục ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU
Ung thư trực tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở nước ta và
các nước trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Quốc tế về nghiên cứu Ung thưIARC (International Agency for Research on Cancer) tỷ lệ mắc ung thư đại trực
tràng, trong đó hơn 50% là ung thư trực tràng trên thế giới ngày càng tăng.
Hiện nay, chúng ta có nhiều phương pháp để điều trị cho bệnh nhân ung thư
như phẫu thuật, hóa chất, xạ trị…Tuy nhiên, xạ trị vẫn là một trong những phương
pháp phổ biến trong chiến lược kiểm soát bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư
trực tràng nói riêng. Trong đó có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp với phẫu thuật
hoặc kết hợp với hóa chất cả trong mục đích điều trị triệt căn hay triệu chứng. Từ kỹ
thuật xạ trị phân bố liều lượng theo hai chiều (2D), ba chiều (3D), ba chiều theo
3
hình dạng khối u (3D-CRT), kỹ thuật xạ trị điều biến liều lượng (IMRT), xạ trị định
vị…đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới [15].
Trong xạ trị ung thư, lập được kế hoạch xạ trị tối ưu với việc đạt được liều xạ
trị tập trung cao vào vùng tổn thương, liều xạ trị tối thiểu vào các tổ chức lành xung
quanh đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu các
biến chứng. Phương pháp xạ trị 3D-CRT giúp tạo được kế hoạch xạ trị tương đối
tốt, tuy nhiên nó không phù hợp với những khối u có bề mặt lồi lõm, với những
khối u lan tỏa hình các ngón tay…, đặc biệt với những bệnh ung thư ở các vị trí
nhạy cảm, gần các cơ quan quan trọng như ung thư trực tràng. Trực tràng là tạng
nằm trong tiểu khung có liên quan mật thiết với các cơ quan bên cạnh như bàng
quang, cổ xương đùi ở cả hai giới; âm đạo, tử cung ở nữ; tuyến tiền liệt, tinh hoàn ở
nam, do vậy khi xạ trị vào trực tràng thì ít nhiều các cơ quan lân cận này sẽ bị ảnh
hưởng thậm chí có một số trường hợp bị các biến chứng nặng như viêm bàng quang
nặng, hoại tử ruột, hoại tử xương đùi sau điều trị, loét da vùng xạ trị….Các biến
chứng này hay gặp khi xạ trị theo phương pháp 3D hay 2D. Nhằm nâng cao hiệu
quả điều trị bệnh ung thư trực tràng, giảm thiểu tối đa biến chứng tại các cơ quan
lành bệnh viện K Trung Ương đã áp dụng phương pháp xạ trị điều biến liều lượng
trong điều trị, đây là một kỹ thuật hiện đại trong thực hành lâm sàng, nó ra đời giúp
tạo được kế hoạch xạ trị hoàn hảo hơn với việc lập kế hoạch đảo ngược.
Tại Việt Nam, ngành xạ trị được coi là đang trong giai đoạn phát triển. Việc
sử dụng các thiết bị xạ trị cho bệnh nhân ung thư tuy đã được tiến hành trong một
thời gian khá dài nhưng kỹ thuật còn kinh điển và đơn giản. Ngày nay, với tốc độ
phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhiều thiết bị và kỹ thuật xạ trị
hiện đại cũng đã có mặt ở Việt Nam, đặc biệt với kỹ thuật xạ trị IMRT. Kỹ thuật xạ
trị IMRT đã được triển khai lần đầu tiên tại bệnh viện K Trung Ương năm 2008 cho
bệnh nhân mắc ung thư vòm họng. Hiện nay, kỹ thuật này đang được triển khai cho
một số bệnh ung thư thường gặp khác trong đó có ung thư trực tràng. Để đáp ứng
được sự phát triển đó, cần có các tài liệu đề cập đến những kiến thức cơ bản về quy
trình kỹ thuật xạ trị IMRT cho bệnh nhân ung thư trực tràng để góp phần phục vụ
các bác sỹ chuyên ngành ung bướu, các kỹ sư, các kỹ thuật viên xạ trị, sinh viên...
Hơn nữa nhằm khẳng định tính khả thi của kỹ thuật IMRT bằng jaws-only và sự
4
hợp lý của phân bố liều lượng tại thể tích bia (TV) cũng như liều lượng tại các tổ
chức lành liền kề (OAR), tôi thực hiện đề tài này với hai mục tiêu:
(1) Đánh giá phân bố liều lượng hấp thụ tại thể tích khối u và một số thể tích
lành quanh khối u giữa kỹ thuật IMRT và kỹ thuật xạ trị thường quy.
(2) Nhận xét một số tác dụng phụ sớm không mong muốn của phương pháp
điều trị JO-IMRT.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của Luận văn được chia thành 3 chương:
Chƣơng 1. Tổng quan về kỹ thuật xạ trị điều biến liều lƣợng đề cập đến
cơ sở vật lý, cơ sở sinh học của phương pháp xạ trị điều biến liều lượng và nguyên
lý hoạt động của máy gia tốc tuyến tính trong xạ trị.
Chƣơng 2. Kỹ thuật xạ trị điều biến liều bằng hệ Collimator Jaw Only
đề cập đến quy trình xạ trị và những yêu cầu cần thiết để triển khai kỹ thuật xạ trị
điều biến liều lượng bằng hệ Collimator Jaw Only.
Chƣơng 3. Kết quả thực nghiệm tiến hành lập kế hoạch, kiểm tra chất
lượng QA trước điều trị và điều trị cho 50 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp dùng
kỹ thuật xạ trị điều biến liều lượng bằng hệ Collimator Jaw Only. Dựa trên kết quả
thực nghiệm tiến hành thảo luận và rút ra được tính ưu việt của kỹ thuật xạ trị điều
biến liều lượng so với kỹ thuật xạ trị thông thường.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT XẠ TRỊ ĐIỀU BIẾN LIỀU LƢỢNG
1.1. Ung thƣ và các phƣơng pháp điều trị
1.1.1. Khái niệm về ung thƣ
Trong cơ thể sống, bình thường trong quá trình sinh trưởng và phát triển các tế
bào được sinh ra và chết đi theo một cơ chế quản lý chặt chẽ của cơ thể. Quy luật này
để kiểm soát và duy trì số lượng tế bào ở mỗi cơ quan ở mức ổn định. Ngược lại, các
tế bào ung thư là các tế bào bất thường, được sinh ra không dưới sự quản lý của cơ
thể và chết theo một nhịp độ nhanh hơn các tế bào bình thường.
Ung thư được định nghĩa là sự sinh trưởng mất kiểm soát, tạo nên sự tập
trung một khối lượng lớn tế bào do sự sinh sản quá nhanh, vượt quá số tế bào
chết đi, hậu quả là khối tế bào này dần dần xâm lấn và tàn phá các mô và các
5
cơ quan của cơ thể sống [10, 14].
Như thế, ung thư là bệnh của tế bào sống. Trong cơ thể chúng ta, nơi nào
có tế bào sống, nơi đó có thể có ung thư. Tóc, lông, móng là chất sừng, không phải
là tế bào sống nên không có ung thư.
Các tế bào ung thư là các tế bào bất thường, và chết theo một nhịp độ
nhanh hơn các tế bào bình thường, nhưng cũng không cân bằng được với mức
độ sinh sản ra các tế bào mới quá nhanh, do đó khối lượng mô ung thư ngày càng
lớn. Sự mất quân bình này do 2 yếu tố chính: Các bất thường di truyền trong tế
bào ung thư và sự bất lực của cơ thể chủ trong việc phát hiện và tiêu diệt các tế
bào này.
Sự không cân bằng giữa mức độ sinh sản ra các tế bào mới và tế bào chết đi
là nguyên nhân dẫn đến khối lượng tế bào ung thư ngày càng lớn, chúng tạo thành
những khối u ung thư. Có thể chia khối u thành hai loại: U lành tính và u ác tính.
U lành thường không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và có thể điều
trị bằng phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u. Những tế bào của ung thư ác tính
có thể xâm lấm và chèn ép các cơ quan xung quanh làm cho quá trình trao đổi chất
của chúng trở lên rối loạn. Ngoài ra, một số tế bào ung thư còn có thể theo mạch
máu và mạch bạch huyết di cư đến những cơ quan mới khác trong cơ thể, bám lại
và tiếp tục sinh sôi nảy nở ra những khối u mới. Hiện tượng này được gọi là sự di
căn. Việc chèn ép cũng như xâm lấn vào những cơ quan giữ chức năng quan
trọng, điều hòa sự sống như não, phổi, gan, thận khiến các cơ quan này không
còn được thực hiện đúng chức năng của nó và dẫn đến gây tử vong cho người
bệnh. “Căn bệnh có tỉ lệ tử vong hàng đầu và chiếm gần một phần năm tổng các
ca tử vong trên toàn thế giới chính là ung thư”. Như vậy, ung thư là một căn
bệnh rất nguy hiểm và cần phải được điều trị kịp thời khi mắc phải.
1.1.2. Các phƣơng pháp điều trị ung thƣ
Hiện nay có ba phương pháp chính để điều trị ung thư, đó là: Phẫu
thuật, xạ trị và hóa trị. Ngoài ra có thể điều trị kết hợp các phương pháp để đạt
hiệu quả mong muốn. Việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp là hoàn toàn
phụ thuộc vào loại bệnh, vị trí và từng giai đoạn ung thư khác nhau.
6
Mục đích các phương pháp này là làm sao để tiêu diệt được nhiều nhất các tế
bào ung thư mà làm tổn thương ít nhất có thể cho tế bào bình thường ở xung quanh.
Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị cổ điển nhất nhưng cũng rất công
hiệu đặc biệt là với ung thư giai đoạn sớm và khu trú rõ ràng. Khi phẫu thuật, tế
bào ung thư được lấy đi càng nhiều càng tốt. Ðôi khi tế bào lành cũng được cắt bỏ
để chắc chắn là tế bào ung thư lẫn vào đó sẽ được loại hết. Phương pháp này dùng
hiệu quả nhất với các khối u lành tính hoặc ung thư không di căn. Thông thường
phẫu thật được can thiệp, sau đó phải dùng kết hợp với các phương pháp khác.
Xạ trị: Là phương pháp sử dụng bức xạ ion hoá để tiêu diệt các khối u.
Thông thường xạ trị được dùng cho ung thư không áp dụng được bằng phẫu
thuật hoặc khi đã phẫu thuật mà vẫn chưa triệt để, nghĩa là xạ trị sẽ giúp phẫu
thuật tiêu diệt tận gốc các tế bào ung thư. Về cơ bản xạ trị được chia ra làm hai
kỹ thuật chủ yếu: Xạ trị chiếu ngoài và xạ trị áp sát.
Hóa trị: Là phương pháp sử dụng hoá chất (các loại thuốc đặc hiệu chống
ung thư) để điều trị ung thư. Nó được dùng khi ung thư đã lan ra ngoài vị trí ban
đầu hoặc khi có di căn ở nhiều địa điểm. Có nhiều loại hóa chất khác nhau. Mỗi
hóa chất có tác dụng riêng biệt với từng ung thư bằng cách làm ngưng sự phân
chia của các tế bào dị thường. Khi không có sự phân bào thì tế bào ung thư sẽ bị
tiêu diệt, khối u teo lại.
Các phương pháp kết hợp: Ngoài các phương pháp độc lập, để điều trị ung
thư hiệu quả hơn, còn có thể kết hợp các phương pháp với nhau. Ví dụ, phẫu thuật
kết hợp với xạ trị; phẫu thuật kết hợp với hoá trị; xạ trị kết hợp với hoá trị.
1.1.3. Phƣơng pháp xạ trị ngoài dùng chùm photon
1.1.3.1. Khái niệm và mục đích xạ trị
Mục đích của phương pháp xạ trị là nhằm phá hủy các tế bào ung thư và
ngăn chặn sự phát triển thêm nữa và sự lây lan của các khối u.
Phương pháp xạ trị là tên gọi ngắn gọn của phương pháp điều trị bằng tia xạ
trong y học, là một trong ba phương pháp chính được sử dụng hiện nay để điều trị
bệnh ung thư cùng với hai phương pháp là phẫu thuật và hóa chất [5, 18]. Xạ trị là
quá trình điều trị sử dụng các bức xạ ion hóa hay các tia xạ với liều lượng thích hợp
7
chiếu tới khối u nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư đồng thời gây ra tổn thương nhỏ
nhất cho các tế bào lành xung quanh.
Có hai phương pháp xạ trị phổ biến đã và đang được sử dụng là xạ trị ngoài
(hay còn gọi là xạ trị từ xa) và xạ trị trong (hay còn gọi là xạ trị áp sát).
Xạ trị trong (hay còn gọi là xạ trị áp sát) là kỹ thuật xạ trị mà khoảng cách từ
nguồn phóng xạ đến các khối u là rất nhỏ. Trong phương pháp này người ta sử dụng
các nguồn phóng xạ có dạng kim, dạng ống, tube để đưa sát lại vùng có khối u. Có
ba cách thực hiện kỹ thuật này: Cách thứ nhất dùng tấm áp bề mặt để điều trị các
vùng như da mặt, vùng đầu, vùng cổ,…; Cách thứ hai là dùng các applicator để điều
trị ở các khoang tự nhiên của cơ thể; Cách thứ ba người ta sử dụng các kim cắm
trực tiếp vào trong các khe, kẽ, trong mô,…
Xạ trị ngoài hay còn gọi là xạ trị từ xa là phương pháp xạ trị mà nguồn phát
tia ở cách bệnh nhân một khoảng nào đó. Đây là phương pháp rất phổ biến trong
điều trị ung thư hiện nay. Phương pháp này được tiến hành với chùm photon từ
nguồn phát như nguồn Co60 hoặc chùm bức xạ hãm năng lượng cao được tạo bởi
chùm electron được gia tốc bởi máy gia tốc tuyến tính, cho đập vào bia. Xạ trị từ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Lê Chính Đại (1999), “Điều trị tia xạ ung thư”, Bài giảng ung thư học, NXB học,
Hà Nội 1999.
2. Nguyễn Bá Đức (2000), “Ung thư đại trực tràng”, Hoá chất điều trị bệnh ung thư,
NXB y học, Hà Nội 2000, tr. 87-94.
3. Nguyễn Bá Đức, Đào Ngọc Phong (2008), Dịch tễ học bệnh ung thư, NXB y học,
Hà Nội 2008.
4. Phạm Quốc Đạt (2002), Đánh giá kết quả điều trị tia xạ kết hợp phẫu thuật trong
ung thư biểu mô tuyến trực tràng, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y hà
nội, Hà Nội 2002.
5. Nguyễn Thái Hà (2006), Cơ sở vật lý các thiết bị dùng trong xạ trị, NXB Đại học
Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội 2006.
8
6. Nguyễn Thái Hà, Nguyễn Đức Thuận (2006), Y học hạt nhân và kỹ thuật xạ trị,
NXB Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội 2006.
7. Nguyễn Văn Hùng (2007), Bài giảng An toàn bức xạ, Tập bài giảng trường ĐH
Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh 2007.
8. Hà Văn Hải (2010), Xác định một vài thông số đặc trưng của chùm electron năng
lượng 6 Mev, 9 Mev và 15 Mev phát ra từ máy gia tốc PRIMUS dùng trong xạ trị,
Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Sư Pha ̣m TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh 2010.
9. Ngô Quang Huy (2004), An toàn bức xạ ion hóa, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà
Nội 2004.
10. Ngô Chí Hùng (1999), “Trực tràng và ống hậu môn”, Giải phẫu người, Nhà xuất
bản đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 1999, tr. 204-206.
11. Nguyễn Văn Hiếu, Võ Văn Xuân (2000), “Ung thư đại trực tràng và ống hậu
môn”, Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản y học, Hà Nội 2000.
12. Võ Quốc Hưng (2004), Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và
đánh giá kết quả đáp ứng xạ trị trước mổ của ung thư trực tràng tại Bệnh viện K,
Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà nội, Hà Nội 2004.
13. Ngô Bá Hưng (1996), Tìm hiểu đặc điểm bệnh học ung thư trực tràng, nghiên
cứu đề xuất một số biện pháp phát hiện và chẩn đoán sớm, Luận án Thạc sĩ khoa
học y dược, Học viện Quân y, Hà Nội 1996.
14. Đỗ Xuân Hợp (1997), “Đại tràng, trực tràng”, Giải phẫu bụng, NXB TP. Hồ
Chí Minh, Hồ Chí Minh 1997, tr. 206-253.
15. Nguyễn Xuân Kử-Mai Trọng Khoa (2012), Một số tiến bộ về kỹ thuật xạ trị ung
thư và ứng dụng lâm sàng, Nhà xuất bản y học, Hà Nội 2012.
16. Nguyễn Xuân Kử và cộng sự (2000), Quy trình đảm bảo chất lượng xạ trị ung
thư, Hội thảo Quốc tế về Điều trị phóng xạ ion hóa trong ứng dụng y học.
17. Nguyễn Xuân Kử (2003) , Cơ sở vật lý- sinh học trong xạ trị ung thư, Nhà xuất
bản y học, Hà Nội 2003.
18. Nguyễn Xuân Kử (2000), Nguyên lý máy gia tốc xạ trị ung thư, Hà Nội 2000.
9
19. Bùi Văn Loát (2008), Nghiên cứu một số đặc trưng của cơ chế sinh bức xạ hãm
và nơtron trên máy gia tốc electron và một số ứng dụng, Báo cáo đề tài đặc biệt cấp
ĐHQGHN, Hà Nội 2008.
20. Đoàn Hữu Nghị (1994), Góp phần nghiên cứu xây dựng phác đồ điều trị ung thư
trực tràng, nhận xét 529 bệnh nhân tại bệnh viện K qua 2 giai đoạn 1975-1983 và
1984-1992, Luận án Phó tiến sĩ khoa học y dược, Đại học Y Hà nội, Hà Nội 1994.
Tài liệu tiếng anh
21. Cohen A.M., Minsky B.D., Schilsky R.L (1997), Cancer of the rectum, Cancer
of the gastrointestinal tract, Cancer: principles and practice of oncology, 5th
Edition, Lippincott-Raven, 1197-1234.
22. Diez M., Muguerza J. M., et alc (2000), Time-dependency of the prognostic
effect of carcinoembryonic antigen and p53 protein in colorectal adenocarcinoma,
Cancer 88(1), pp. 35 – 41.
23. Dromain C (2006), Imagerie des cancers du rectum et du canal anal, EMC
(Elsevier SAS, Paris), Radiodiagnostic-Appareil digestif, pp. 33-480-A-20.
24. Ervin B. Podgorsak (2002), Review of Radiation Oncology Physics: A Handbook
for Teachers and Students, International Atomic Energy Gency Vienna, Austria.
25. Transition from 2-D Radiotherapy to 3-D Conformal and Intensity Modulated
radiotherapy, IAEA-TECDOC -1588.
10