Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo giải quyết việc làm cho nông dân từ năm 1997 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 35 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LƢƠNG THỊ THÚY DUNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG LÃNH ĐẠO
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LƢƠNG THỊ THÚY DUNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG LÃNH ĐẠO
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2014

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Cao Văn Liên



Hà Nội - 2015


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giải quyết việc làm có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã
hội của mỗi quốc gia, đặc biệt với một nước đang phát triển như Việt Nam,
vấn đề việc làm nói chung có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nâng cao
chất lượng sống của người dân, giải quyết các tệ nạn xã hội. Đặc biệt đối với
nông dân vấn đề việc làm trong quá trình đô thị hoá nông nghiệp nông thôn
ngày càng diễn ra phức tạp hơn.
Ở nước ta theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số nông
thôn ở Việt Nam là 60.451.311 người trong tổng số 85.787.573 dân số cả
nước chiếm 70,3%. Số người trong độ tuổi lao động trong cả nước là 43,8
triệu người, chiếm 51% dân số trong đó thành thị có 11,9 triệu người, nông
thôn 31, triệu người và hơn 90% dân số nghèo của cả nước đang sống ở nông
thôn. Lao động ở nông thôn hiện nay chiếm tới ¾ lao động của cả nước, tập
trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi năng suất lao động thấp và nơi
quỹ đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do quá trình công hóa và đô thị hóa
diễn ra nhanh trên cả nước. Do vậy, trong vấn đề giải quyết việc làm chung
của cả nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì giải quyết việc
làm cho lao động ở khu vực nông thôn nói riêng giữ vài trò quan trọng được
Đảng, nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Đảng và chính phủ đã đề ra
nhiều chủ trương đường lối nhằm phát huy tối đa nguồn nhân lực trong nước
giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở
nông thôn, góp phần cải thiện đời sống nâng cao thu nhập cho người dân nói
chung và người nông dân nói riêng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng năm 1996 đã mở đầu
cho thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH xác định: cần tạo ra nhiều việc làm cho

người lao động bởi vì số người lao động tăng thêm hàng năm là rất lớn, để
giảm đáng kể tình trạng thất nghiệp là một nhiệm vụ cơ bản của nhiệm vụ 5
1


năm 1996-2000. Phương hướng quan trọng để giải quyết việc làm là: nhà
nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các
chương trình kinh tế-xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công
dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao
động… mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, giảm tỷ lệ
thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề việc làm vẫn còn vấp phải nhiều mâu thuẫn
: mâu thuẫn giữa nhu cầu việc làm với khả năng giải quyết việc làm; mâu
thuẫn giữa trình độ người lao động động với yêu cầu của công việc trong thời
kỳ CNH-HĐH; mâu thuẫn giữa nhu cầu giải quyết việc làm với trình độ quản
lý còn lỗi thời lạc hậu. Đây là những thách thức không nhỏ trong quá trình
giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và nông dân nói riêng trong
thời kỳ CNH- HĐH với nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá đang
diễn ra gay gắt hiện nay.
Năm 1997 từ sau khi tái lập tỉnh Hải Dương đã dần vững bước tiến theo
con đường CNH-HĐH. Thực hiện mục tiêu trở thành đô thị loại I trước năm
2020 và phấn đấu trở thành tỉnh có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ là chủ
yếu.Trong những năm qua Hải Dương đã triển khai nhiều dự án phát triển
kinh tế xã hội như: mở rộng địa lý hành chính, chỉnh trang đô thị, xây dựng
công sở mới, mở rộng hạ tầng giao thông, xây dựng các khu dân cư, khu công
nghiệp, cụm công nghiệp. Điều đó giúp Hải Dương đạt được những thành
công nhất định trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, góp phần
vào việc giải quyết việc làm và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Cũng như các địa phương khác khi tiến hành CNH-HĐH và ĐTH thì
Hải Dương đã tiến hành thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp. Việc thu

hồi này đã gây ảnh hưởng rất lớn tới nông dân, làm cho nông dân bị mất toàn
bộ hoặc một phần đất sản xuất, không và ít có khả năng chuyển đổi nghề
nghiệp rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm dẫn đến giảm thu
2


nhập của bản thân và gia đình, đời sống gặp nhiều khó khăn, từ đó nảy sinh
nhiều vấn đề phức tạp như: khiếu kiện đất đai, lao động di cư ra các thành phố
lớn, tệ nạn xã hội tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội. Do đó vấn đề việc làm
nói chung và giải quyết việc làm cho nông dân nói riêng trở thành vấn đề cấp
thiết. Đứng trước, thực trạng trên dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh
Hải Dương đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, các biện pháp kịp thời
giúp người nông dân giải quyết việc làm tăng thêm thu nhập.
Việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương với
việc giải quyết việc làm cho nông dân là việc làm cần thiết, góp phần làm
sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong lĩnh vực việc làm qua đó tạo hoặc
giúp người nông dân tự tạo việc làm giúp họ nâng cao đời sống cho bản thân
và gia đình, tránh các tệ nạn xã hội, ổn định trật tự an ninh góp phần vào sự
phát triển chung của tỉnh. Đồng thời qua đó cũng góp phần cho Đảng bộ tỉnh
hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hải Dương trong giai
đoạn tiếp theo.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài : “Đảng bộ tỉnh Hải Dương
lãnh đạo giải quyết việc làm cho nông dân từ năm 1997 đến năm 2014” làm luận
văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời gian qua, vấn đề lao động, việc làm cho người nông dân đã
được Đảng, nhà nước, các cơ quan đoàn thể, các trung tâm và nhiều cán bộ
nghiên cứu ở các cấp, các ngành khác nhau. Có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Thứ nhất là các công trình là các bài báo khoa học đăng trên báo, tạp

chí về vấn đề việc làm và tạo nguồn lao động việc làm như: Vũ Đức Quyết có
bài: “ một số giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp việc làm cho người lao động
tại địa phương thu hổi đất để phát triển các khu công nghiệp và đô thị” đăng
trên tạp chí khu công nghiệp Việt Nam tháng 5 năm 2006; Nguyễn Hữu Dũng
3


có bài: “ phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động – việc làm ở Việt
Nam” đăng trên Tạp chí cộng sản(5) năm 2008; Nguyễn Hữu Dũng có bài: “
chiến lược an toàn việc làm trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước” đăng trên tạp chí lao động và công đoàn năm 2000; Vũ Văn Phúc có
bài : “ giải quyết viêc làm và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực lao động nông
thôn Việt Nam hiện nay” đăng trên tạp chí Châu Á- Thái Bình Dương;
Nguyễn Thị Hằng : “ triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và chương
trình mục tiêu quốc gia về việc làm” đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội, số
4, năm 1999;Lê Thị Ngân :“ Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn” đăng trên Tạp chí Cộng
sản, số 36, năm 2003; Trần Đắc Hiến có bài: “ Phát triển khu công nghiệp với
ổn định đời sống người dân ở nông thôn nước ta hiện nay” đăng trên tạp chí
Khu công nghiệp Việt Nam, tháng 5, năm 2006; Phạm Thắng với bài: “ Phát
triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta – một số vấn đề đặt ra” đăng
trên tạp chí cộng sản, số 13, tháng 7, năm 2006; Tạ Trung với bài: “ Xóa đói,
giảm nghèo và việc làm – vấn đề có giá trị nhân văn sâu sắc” đăng trên Tạp
chí Thông tin công tác tư tưởng lý luận của Ban Tư tưởng –Lý luận trung
ương, tháng 11, năm 2003…Các bài nghiên cứu của các tác giả trên tuy có
tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng đều đề cập tới vấn đề việc làm
trong quá trình phát triển kinh tế hội nhập quốc tế, những vấn đề nảy sinh
xung quanh vấn đề việc làm cho người nông dân. Những bài báo này giúp cho
tác giả có cách nhìn đa chiều hơn khi nghiên cứu vấn đề tại Hải Dương.
Nhóm thứ hai là một số tham luận và công trình nghiên cứu về vấn đề

giải quyết việc làm cho người lao động đã được xuất bản như: Lê Danh Tốn
với “ giải quyết việc làm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam”, kỷ yếu hội thảo khoa học “ Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ( 1996-2007)”. Bài viết khẳng định
giải quyết việc làm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề kinh tế,
4


xã hội tổng hợp. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ thực sự có ý nghĩa đối với Việt
Nam nếu như cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu đó chúng ta giải
quyết tốt hơn vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, chủ
yếu là nông dân
Nhóm thứ ba là các công trình nghiên cứu là luận văn, luận án của học
viện cao học, nghiên cứu sinh như: luận văn thạc sỹ của Hoàng Văn Lưu: “
Giải quyết việc làm ở nông thôn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay”,
Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội; luận văn thạc sỹ của Vũ Thúy Quỳnh “
Đảng bộ thị xã Sơn Tây ( Hà Tây) lãnh đạo giải quyết vấn đề lao đông và
việc làm từ năm 1996-2006”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Luận
văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Tình “ Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo giải
quyết việc làm từ năm 1997-2010”, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Hà Nội; Luận văn th ạc sỹ của Nguyễn Như Quỳnh “ Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phúc chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thừ năm 1997-2010”, Trường đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội…Trong các đề tài này khi nghiên
cứu vấn đề việc làm nói chung, các tác giả có đề cập tới vấn đề việc làm cho
người nông dân, bên cạnh đó còn đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cho người lao động
nói chung và nông dân nói riêng.
Nhóm thứ tư là các công trình đề cập trực tiếp đến đề tài nghiên cứu tại
tỉnh Hải Dương, theo tác giả được biết có một số công trình như sau:

“Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp việc làm cho lao động sau khi
bàn giao đất cho các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và khu đô thị mới
trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, đề tài khoa học do Sở lao động thương binh và
xã hội Hải Dương chủ trì năm 2004. Đề tài đã cung cấp các số liệu thống kê
về số lượng đất đai mới thu hồi, số người bị ảnh hưởng do thu hồi đất từ năm
1997 đến năm 2001 và đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao
động sau khi bàn giao đất.
5


“Công nghiệp hóa và những biến đổi đời sống gia đình nông thôn Việt
Nam (nghiên cứu trường hợp xã Ái Quốc, Nam Sách Hải Dương)” của
PGS.TS Hoàng Bá Thịnh, đăng trên Kỷ yếu hội thảo Việt Nam học lần thứ 3,
tháng 12/2008. Bài viết đã nêu khái quát tác động của CNH- HĐH đến gia
đình nông thôn ở xã Ái Quốc trên các mặt: thay đổi quy mô gia đình, thay đổi
cơ cấu nghề nghiệp, đồng thời cũng đánh giá tác động tích cưc và tiêu cực của
CNH, HĐH đối với nông thôn địa bàn nghiên cứu.
“Giải quyết những thách thức trong quá trình công nghiệp hóa và phát
triển nông nghiệp ở Hải Dương” của tác giả Bùi Quang Toản đăng trên tạp
chí Cộng sản số 15 năm 2009. Bài viết đã chỉ ra những thách thức chủ yếu
trong quá trình công nghiệp hóa đối với tỉnh Hải Dương đồng thời tác giả
cũng đưa ra các giải pháp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng
bền vững.
“Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị
hóa ở Hải Dương”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do Học viện Chính trị
Quốc gia chủ trì. Đề tài đã phân tích một cách chi tiết về thực trạng việc làm
của lao động nói chung, lao động nông nghiệp nói riêng trong quá trình ĐTH
ở Hải Dương. Đề tài là một công trình có giá trị tham khảo lớn.
“Đảng bộ thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) chỉ đạo giải quyết
việc làm cho người lao động giai đoạn 1997-2010 “Luận văn thạc sỹ của

Nguyễn Thị Phương”. Đề tài đã nêu chủ trương của đảng bộ thành phố Hải
Dương trong giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và người
lao động tại vùng nông thôn nói riêng, qua đó rút ra các bài học kinh
nghiệm trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng bộ thành phố vào
tình hình thực tế địa phương.

6


Ngoài ra công trình nghiên cứu trên còn có các báo cáo tổng kết của Sở
Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, phòng Lao động Thương binh và Xã
hội các huyện, Hội nông dân, Chi cục Thống kê tỉnh…
Các công trình nói trên đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề
tài luận văn của tác giả, tuy có khác nhau về đối tượng, phạm vi, thời gian
nghiên cứu, nhưng cũng góp phần giúp tác giả kế thừa thực trạng nghiên cứu,
tham khảo các giải pháp trong quá trình giải quyết việc làm cho nông dân.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Làm rõ chủ trương lãnh đạo của Đảng và nhà nước, của Đảng bộ tỉnh
Hải Dương trong quá trình thực hiện giải quyết việc làm cho nông dân trong
quá trình CNH, HĐH. Từ đó, nêu bật vai trò của Đảng bộ trong việc giải
quyết việc làm cho nông dân góp phần vào ổn định và nâng cao đời sống của
nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hải Dương.
Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ là:
Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương có tác
động đến giải quyết việc làm cho người nông dân
Đánh giá thực trạng việc làm của lao động nông thôn tỉnh Hải Dương
Trình bày các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản
Việt Nam cũng như của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về giải quyết việc làm cho

nông dân từ năm 1997 đến năm 2014.
Nêu ưu điểm, hạn chế và kinh nghiệm chủ yếu của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương trong quá trình lãnh đạo giải quyết việc làm cho nông dân trong quá
trình CNH - HĐH giai đoạn 1997 đến năm 2014.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan điểm chủ trương,
chính sách của Đảng, sự chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh Hải Dương về giải quyết
7


việc làm cho nông dân trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn từ
năm1997 đến năm 2014.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ
Hải Dương về giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình CNH-HĐH
nông nghiệp, nông thôn.
Về không gian: luận văn nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hải Dương.
Về thời gian: luận văn nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng bộ
tỉnh Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2014.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và
phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác
như phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê. Các phương pháp này được sử
dụng phù hợp với từng nội dung trong luận văn.
Nguồn tư liệu : Luận văn dựa vào các nguồn tư liệu cơ bản sau đây:
- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan về vấn đề lao
động và việc làm.
- Các nghị quyết chỉ thị của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về giải quyết việc
làm cho người lao động nói chung và cho nông dân nói riêng.

- Những công trình và bài viết liên quan đến vấn đề việc làm nói chung
và việc làm cho nông dân nói riêng.
- Các tài liệu của Tổng cục thống kê, cục thống kê tỉnh Hải Dương, Hội
nông dân tỉnh Hải Dương, sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải
Dương từ 1997 đến 2014.
6. Đóng góp của luận văn
Góp phần làm rõ chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo giải
quyết việc làm cho nông dân qua đó rút ra một số ưu điểm, hạn chế và bài học
kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương.

8


Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý
nhà nước về lao động việc làm của tỉnh Hải Dương trong việc tham mưu xây
dựng chính sách giải quyết, hỗ trợ việc làm cho nông dân trong giai đoạn tiếp
theo.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu làm 3 chương và 6 tiết.
Chƣơng I: Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện giải quyết việc làm cho
nông dân của Đảng bộ tỉnh Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2005.
Chƣơng II: Chủ trương và chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện giải quyết việc
làm cho nông dân của Đảng bộ tỉnh Hải Dương từ năm 2006 đến năm 2014.
Chƣơng III: Nhận xét và kinh nghiệm.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban cơ sở Đảng sở lao động TB & XH tỉnh Hải Dương (2000), số
174/ĐA-BCS, Đề án về xuất khẩu lao động và chuyên gia. Lưu tại Tỉnh
uỷ Hải Dương.
2. Vũ Thị Bình (2006), Chuyển đổi ruộng đất, thực hiên công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hải Dương, tạp chí khoa hoc
đất, số 25, tr.62-67
3. Bùi Quang Bình (2010), Sử dụng hợp lý và hiệu quả lao động nông thôn
để phát triển bền vững kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020, tạp chí
nghiên cứu kinh tế, số 12, tr.65-71.
4. Bộ Lao động-Thương binh và xã hội (2009), Tổng điều tra dân số và việc
làm năm 2009, Hà Nội.
5. Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2005), Kinh tế- xã hội tỉnh Hải Dương 5
năm 2001-2005, Nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Cục thống kê Hải Dương (2008), Nxb Thống kê, Hà Nội.
7. Cục thống kê Hải Dương (2011), Nxb Thống kê, Hà Nội.
8. Cục thống kê Hải Dương (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh
Hải Dương năm 2014, Lưu tại Tỉnh uỷ Hải Dương.
9. Đỗ Kim Chung (2010),Vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay: quan điểm và những định
hướng chính sách, tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 1, tr.52-58.
10.Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2005), Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5
năm 2001-2005, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
11.Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2007), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
năm 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10


12.Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2009), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
2008, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13.Nguyễn Sinh Cúc (2005). Một số mô hình tạo việc làm mới cho nông dân
hiện nay. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tr 4
14.Nguyễn Hữu Dung (2000). Chiến lược an toàn việc làm trong thời kỳ
công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.Tạp chí lao động và công đoàn (
228)
15.Nguyễn Hữu Dũng (2008). Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao
động, việc làm ở Việt Nam Tạp chí cộng sản (5)
16.Đinh Đăng Định (2004). Một số vấn đề lao động việc làm và đời sống
người lao động ở Việt Nam hiện nay. Nxb Lao động. H
17.Lê Duy Đồng (2001). Lao động việc làm thời kỳ 1991-2000 và phương
hướng giai đoạn 2001-2010. Tạp chí lao động và xã hội (3) tr 3-7
18.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. NXB Sự thật, Hn
19.Đảng Cộng Sản Việt Nam(1996) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
20.Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Số 41- CT/TW, Chỉ thị của Bộ chính trị
về xuất khẩu lao động và chuyên gia, Lưu tại Tỉnh uỷ Hải Dương.
21.Đảng Cộng sản Việt Nam(2002), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, VII, VIII, IX, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.
22.Đảng Cộng sản Việt Nam(2008), Văn kiện Đại hội lần thứ 7, Ban chấp
hành trung ương khoá X, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.
23.Đảng Cộng sản Việt Nam(2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.
24.Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới(Đại hội
VI, VII, VIII). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11


25.Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2004). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương.Nxb

Chính trị Quốc gia.H
26.Đảng bộ tỉnh Hải Dương. Văn kiện của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá
XII tại đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII.
27.Đảng bộ tỉnh Hải Dương.Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Hải
Dương lần thứ XIV.
28.Đảng bộ tỉnh Hải Dương. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải
Dương lần thứ XV.
29.Đảng bộ tỉnh Hải Dương. Các chương trình,đề án thực hiện nghị quyết đại
hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII (Tập 1)
30.Đảng bộ tỉnh Hải Dương. Các chương trình, đề án thực hiện nghị quyết
đại hội Đảng bộ tỉnh Hải DƯơng lần thứ XIII (tập 2)
31.Đảng bộ tỉnh Hải Dương. Các chương trình đề án thực hiện nghị quyết đại
hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV.
32.Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2005). Các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương
(1940-2000). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33.Đảng bộ tỉnh Hải Dương(1998). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương(19301975). Tập 1. Hà Nội.
34.Đảng bộ tỉnh Hải Dương(2008). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương(19752005). Tập 2. Hà Nội.
35.Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2004) . Hải Dương thế và lực mới trong thế kỷ
XXI. Nxb Chính trị Quốc gia.H
36.Vũ Trường Giang (2010). Vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở
tỉnh Hải Dương. Luận án thạc sỹ kinh tế chính trị. ĐHQGHN
37.Lê Thanh Hà (2008). Một số bất cập về việc làm và thu nhập của công
nhân, người lao động ở nước ta hiện nay-Tạp chí cộng sản (5).
38.Lê Thanh Hà (2010). Giải quyết việc làm cho người lao động tại các vùng
kinh tế trọng điểm- Tạp chí quản lý nhà nước số 168. Tr 51-55
12


39.Cao Duy Hạ(16/6/2011). Giải quyết việc làm-vấn đề cấp thiết và cơ bảnBáo điện tử đại đoàn kết.
40.Vũ Bá Hải (2010). Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc NinhLuận văn thạc sỹ kinh tế. ĐHQGHN.

41.Lưu Song Hà(2008), Tâm trạng của người nông dân bị thu hồi đất để xây
dựng khu công nghiệp liên quan đến việc làm, tạp chí tâm lý học, số 12,
tr.19-25.
42.Nguyễn Thị Lan Hương (2007). Chuyển dịch cơ cáu lao động nông thôn:
hiện trạng thời kỳ 1990-2005 và triển vọng đến năm 2015, tạp chí nghiên
cứu kinh tế, số 11, tr.22-37.
43.Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XIV kỳ họp thứ 11 (2008), Nhị
quyết số 91/2008/NQ-HĐND ngày 22 tháng 2 năm 2008 về Quy hoạch
phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020
44.Hoàng Văn Hoan(2011), Chính sách của Đảng và nhà nước đối với nông
dân: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, tạp chí kinh tế và phát triển, số
164, tr.38-45.
45.Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương: nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐND
về đề án” chuyển dịch cơ cấu kinh tế dạy nghề và giải quyết việc làm cho
nông dân giai đoạn 2006-2010.
46.Hội nông dân Việt Nam-BCH tỉnh Hải Dương (2008), Báo cáo của ban
chấp hành hội nông dân tỉnh Hải Dương khoá VI tại đại hội đại biểu lần
thứ VII ( nhiệm kỳ 2008-2013), Lưu tại Tỉnh uỷ Hải Dương.
47.Hội nông dân Việt Nam-BCH tỉnh Hải Dương (2013), Báo cáo của ban
chấp hành hội nông dân tỉnh Hải Dương khoá VII tại đại hội đại biểu hội
nông dân tỉnh lần thứ VIII, Lưu tại tỉnh uỷ Hải Dương.

13


48.Đinh Xuân Lý(2010). Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước
ta thời kỳ đổi mới-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị Quốc
gia, H
49.Bùi Thị Ngọc Lan (2009), Đào tạo nghề cho nông dân- yêu cầu cấp bách

của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí lý luận chính trị, số
2, tr .54-58.
50.Nguyễn Thị Kim Ngân(2007). Giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhậpTạp chí cộng sản (25)
51.Nguyễn Bá Ngọc, Trần Văn Hoan(2002). Toàn cầu hóa-cơ hội và thách
thức đối với lao động Việt Nam. Nxb Lao động và Xã hội. Hà Nội.
52.Lê Minh Ngọc (2007). Việc làm khu vực nông thôn-cơ hội thách thức sau
khi Việt Nam gia nhập WTO- Tạp chí kinh tế và dự báo, số 5 (409) tr 2627
53.Trần Minh Ngọc (2009). Việc làm của nông dân trong quá trình CNHHĐH vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010. Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ. Viện khoa học xã hội Việt Nam.
54.Phi Thị nguyệt ( 2008). Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh
Thái Bình. Luận văn thạc sỹ kinh tế- chính trị. ĐHQGHN
55.Vũ Thị Mai (2007). Tạo việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng trong
quá trình đô thị hóa hiện nay. Nxb Chính trị Quốc gia. HN
56.Vũ Văn Phúc (2005). Giải quyết việc làm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực
ở nông thôn hiện nay-Tạp chí Châu Á Thái Bình Dương, số 42.
57.Phạm Quốc Sử(2002). Làng nghề truyền thống trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tạp chí lý luận chính trị số 2.tr42-46.
58.Sở lao động TB & XH-Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Hải Dương
(1998), Dự án mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trung
tâm dịch cụ việc làm thuộc sở Lao động TB & XH tỉnh Hải Dương, lưu
tại tỉnh uỷ Hải Dương.
14


59.Sở Lao động TB & XH tỉnh Hải Dương(1998), Chương trình đào tạo nghề
gắn với giải quyết việc làm trong nông thôn và trên địa bàn tỉnh Hải
Dương, Lưu tại Tỉnh Uỷ Hải Dương.
60.Sở lao động -thương binh xã hội tỉnh Hải Dương (2001). Báo cáo kết quả
thực hiện đề tào nghiên cứu “ Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm
cho người lao động sau khi bàn giao đất cho các cụm công nghiệp, khu

cộng nghiệp và khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.
61.Sở lao động- thương binh xã hội tỉnh Hải Dương( 9/2009) chuyên đề 5:
tổng kết chương trình “Giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực và đánh giá kết quả thực hiện chính sách xã hội, đời sống, việc
làm xóa đói giảm nghèo tỉnh Hải Duong giai đoạn 2006-2010, đề xuất
mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2010-2015.
62.Sở lao động-thương binh xã hội tỉnh Hải Dương (24/3/2010): báo cáo về
những giải pháp giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội ở những nơi thu
hồi để phát triển khu công nghiệp- khu đô thị (333)
63.Sở lao động thương binh-xã hội tỉnh Hải Dương (27/3/2010): báo cáo tình
hình thiếu việc làm, mất việc làm (367)
64.Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Hải Dương (3/2007), Báo cáo tình
hình dạy nghề và việc làm khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp
65.Sở Lao động-Thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương (5/2008), tổng hợp
báo các kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện chương trình giải quyết việc làm
và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 20062010.
66.Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương ( 24/3/2010), báo
cáo về những giải pháp giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội ở những
nơi thu hổi đất để phát triển khu công nghiệp, khu đô thị.

15


67.Sở Lao động-Thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương (27/3/2010), báo cáo
tình hình thiếu việc làm, mất việc làm.
68.Sở Lao Động-Thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương (2014), Hướng dẫn
tổ chức thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2014.
69.Tỉnh uỷ-UBND-H Đ N D tỉnh Hải Dương(2008), Địa chí Hải Dương, tập
1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

70.Tỉnh uỷ Hải Dương (1998), số 53-TB/TU, Thông báo: ý kiến của Ban
thường vụ Tỉnh uỷ về chương trình đào tạo nghề, truyền nghề gắn với giải
quyết việc làm, Lưu tại tỉnh uỷ Hải Dương.
71.Tỉnh uỷ Hải Dương (2011), Số 24-BC/TU, Báo cáo tổng kết tình hình
thực hiện chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ chính trị về xuất
khẩu lao động và chuyên gia, Luu tại tỉnh uỷ Hải Dương.
72.Tỉnh uỷ Hải Dương(2008), Số 13-KL/TU, Kết luận của hội nghị lần thứ
17 ban chấp hành đảng bộ tỉnh về kết quả kiểm tra việc tổ chức, triển khai
CHương trình giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
giai đoạn 2006-2010, Lưu tại Tỉnh uỷ Hải Dương.
73.Phạm Thanh Tâm (2009). Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh
Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sy kinh tế. ĐHQGHN
74.Phan Nguyên Thái, Nguyễn Văn Buồm (2007): Vấn đề giải quyết việc
làm cho thanh niên hiện nay- Tạp chí quản lý nhà nước sô 134.tr 28-31
75.Bùi Ngọc Thanh. Chính sách việc làm và bảo hiểm thất nghiệp- Tạp chí
cộng sản ( 17)
76.Đinh Trọng Thịnh (2005). WTO và vấn đề tạo việc làm cho người lao
động-Tạp chí kinh tế và phát triển (96) tr 39-41.
77.Tỉnh uỷ Hải Dương (2006), Thông báo số 336-TB/TU ý kiến của Ban
thường vụ tỉnh uỷ về đề án “ Phát triển nâng cao chất lượng các trường,
cơ sở đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tỉnh Hải Dương giai đoạn
2006-2010”
16


78.Tỉnh ủy Hải Dương (25/1/2002). Chương trình hành động s ố 05/CTr-TU
về xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm tỉnh Hải Dương giai đoạn
2001-2005.
79.Tỉnh ủy Hải Dương (13/10/2006). Chương trình hành động số 13- CTr/
TU về giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh

Hải Dương giai đoạn 2006-2010.
80.Lê Danh Tốn (2008). Giải quyết việc làm trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đường lối đổi mới của
Đảng Cộng Sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 19862007.
81.Bùi Thanh Thủy (2005). Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải
Dương hiện nay. Luận văn thạc sỹ kinh tế-chính trị. Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.
82.Thủ tướng chính phủ: quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 14/4/2005 về
chính sách hỗ trợ dạy nghề ngán hạn cho lao động nông thôn
83.Thủ tướng chính phủ: chỉ thị số 11/2006/CT-TTg ngày 27/3/2006 về giải
pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích
sử dụng đất nông nghiệp.
84.Thủ tướng chính phủ: Quyết định số 1956/ QĐ- TTg phê duyệt đề án “
Đào tạo nghề cho lao đông nông thôn đến năm 2020”.
85.Tổng cục thống kê (2002), niên giám thống kê 2002, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
86.Tổng cục thống kê (2003), niên giám thống kê 2003, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
87.Tổng cục thống kê (2004), niên giám thống kê 2004, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
88.Tổng cục thống kê (2009), niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
17


89.Tổng cục thống kê (2010), niên giám thống kê 2010, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
90.Thủ tướng chính phủ (2009), số 1956/QĐ-TTgg quyết định phê duyệt đề
án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
91.Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương: Quyết định số 3149/2002/ QĐ-UB

ngày 17/7/2002 về ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
92.Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2003), Báo cáo kết quả 1 năm thực
hiện đề án xuất khẩu lao động và kế hoạch thực hiện xuất khẩu lao động
năm 2003.
93.Ủy ban nhân dân tỉnh, thông báo số 95/TB- VP ngày 25/8/2004 đồng ý hỗ
trợ kinh phí đào tạo nghề cho những người cho chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nông nghiệp không còn canh tác.
94.Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Quyết định số 1414/QĐ-UBND ngày
30/3/2005 về hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho nông dân thuộc các hộ đã giao
đất xây dựng các KĐT, KCN.
95.Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương(2011), Số 758/QĐ- UBND quyết định
phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hải Dương đến
năm 2020, Lưu tại Tỉnh uỷ Hải Dương.
96.Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2012), số 818/QĐ-UBND quyết định
v/v phê duyệt quy hoạch sản xuất rau, vải thiều an toàn tỉnh Hải DƯơng
đến năm 2020”, Lưu tại tỉnh uỷ Hải Dương.
97.Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2013), Số 1354/ QĐ-UBND quyết định
phê duyệt dự án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 20142015, Lưu tại Tỉnh uỷ Hải Dương.
98.Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2012), số 1570/QĐ- UBND quyết định
về việc phê duyệt đề án phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Hải Dương
giai đoạnh 2011-2015”, Lưu tại tỉnh uỷ Hải Dương.
18


99.Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2013), Số 820/QĐ-UBND quyết định
về việc ban hành quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm
2025, Lưu tại tỉnh uỷ Hải Dương.
100. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Quyết định số 466/2007/QĐ-UBND

ngày 31/1/2007 phê duyệt đề án “Phát triển và nâng cao chất lượng các cơ
sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh gắn với giải quyết viêc làm ở các khu,
cụm công nghiệp”.
101. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2011), Đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, Lưu tại Tỉnh uỷ Hải
Dương.
102. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2014), Số 1692/QĐ-UBND quyết
định V/v phê duyệt bổ sung một số nghề đào tạo cho lao động nông thôn.
Lưu tại tỉnh uỷ Hải Dương.
103. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
104. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51. Nxb Chính Trị Quốc gia, Hà Nội.
105. Trần Minh Yến (2011),Vấn đề lao động, việc làm và thu nhập của nông
dân nước ta hiện nay, tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 2, tr. 55-64.

19


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH HẢI DƢƠNG
(Nguồn:
www.haiduong.gov.vn/thongtintongquan/huyentp/Pages/default.aspx)


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: So sánh tỷ lệ lao động nông nghiệp thiếu việc làm của Hải
Dƣơng với một số tỉnh trong vùng năm 2007.
Tỷ trọng LĐNN thiếu
Tỉnh

số LĐNN thiếu việc


việc làm trong tổng số

làm (ngƣời)

LĐ thiếu việc làm của
tỉnh (%)

1.Hải Dương

21.696

61,54

2.Bắc Ninh

26.317

78,14

3.Hưng Yên

53.527

91,58

4.Hà Nam

14.899

77.23


5.Nam Định

62.437

92,73

6.Thái Bình

22.461

81,14

7. Vĩnh Phúc

23.442

86,83

(Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương tháng 5 năm
2008)


Phụ lục 2: Cơ cấu lao động nông nghiệp chia theo số giờ làm việc bình
quân trong tuần của Hải Dƣơng và một số tỉnh khác trong vùng.
Đơn vị: %

Tỉnh

Hải


Tổng số

Dƣới 20
giờ

Từ 20

Từ 30

Từ 40

Từ 50

đến 30

đến 40

đến 50

giờ trở

giờ

giờ

giờ

lên


100

1,53

6,96

9,96

51,71

29,84

100

6,36

0,97

4,49

66,38

27,81

100

0,23

3,72


10,10

67,85

18,11

Bắc Ninh

100

3,98

7,43

9,84

47,39

31,37

Hà Nam

100

1,88

4,94

9,65


58,12

25,41

100

1,6

13,39

9,9

52,75

22,47

100

2,59

4,95

8,56

43,52

40,37

100


0,67

5,71

6,26

58,71

28,65

Dương
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên

Nam
Định
Thái
Bình
Ninh
Bình

(Nguồn: BCH Đảng bộ Tỉnh Hải Dương (2007), Các chương trình đề án thực
hiện nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV)


Phụ lục 3:Tình hình lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài
tƣ̀ ngày 01/01/1999 – 31/12/2010
(Kèm theo Báo cáo số: 24 - BC /TU ngày 09 /6/2011 của Tỉnh uỷ Hải Dương)

--Trong đó
Đi theo

TT

Năm

Tổ ng số
(người)

Đi theo



Đi theo



HĐ của

nhâ ̣n

HĐ thực

Nữ

phổ

các


thầ u,

tâ ̣p nâng

(ngườ)i

thông

DNXKL

đầ u tư

cao tay

(%)

Đ

ra nước

nghề

(người)

ngoài

(ngườ)i

LĐ là bô ̣
Đi


đô ̣i,

theo

TNXP,

HĐ cá

gia đin
̀ h

nhân

chính

(ngườ)i

sách
(người)

(ngườ)i
1.

1999

670

201


85

670

61

2.

2000

857

299

85

857

95

3.

2001

1.315

526

85


1.315

136

4.

2002

6.012

1.803

90

6.012

655

5.

2003

6.100

1.891

90

6.100


602

6.

2004

3.841

1.213

90

3.841

397

7.

2005

3.060

1.041

85

3.060

970


8.

2006

3.190

925

85

3.190

1.326

9.

2007

3.898

1.047

85

3.367

531

1.107


10.

2008

3.910

1.175

85

3.624

286

1.281

11.

2009

2.730

686

80

2.594

136


1.116

12.

2010

3.000

690

80

2.927

73

918

38.583

11.497

37.557

1.026

8.664

Tổng



×