Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của tòa án nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.25 KB, 20 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

Lấ TH NGC T

GIảI QUYếT KHIếU KIệN HàNH CHíNH
TRONG LĩNH VựC ĐấT ĐAI CủA TòA áN NHÂN DÂN QUA THựC TIễN HUYệN HOằNG HóA, THANH HóA

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2014


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

Lấ TH NGC T

GIảI QUYếT KHIếU KIệN HàNH CHíNH
TRONG LĩNH VựC ĐấT ĐAI CủA TòA áN NHÂN DÂN QUA THựC TIễN HUYệN HOằNG HóA, THANH HóA
Chuyờn ngnh: Lớ lun v lch s nh nc v phỏp lut
Mó s: 60 38 01 01

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: GS. TSKH. O TR C

H NI - 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Ngọc Tú


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC ĐẤT ĐAI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM ........... 11
1.1.

Hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính tại tòa án nói chung,
khiếu kiện hành chính trong quản lý đất đai tại tòa án nhân dân
cấp huyện nói riêng là một tất yếu ...................................................... 11


1.2.

Khái quát quá trình phát triển pháp luật về tố tụng hành chính
Việt Nam ............................................. Error! Bookmark not defined.

1.3.

Khái niệm liên quan đến vấn đề giải quyết khiếu kiện hành chính

trong lĩnh vực đất đai tại tòa án nhân dân ở Việt NamError! Bookmark not defi

1.3.1. Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đaiError! Bookmark n
1.3.2. Khái niệm vụ án hành chính và vụ án hành chính trong lĩnh vực
đất đai .................................................. Error! Bookmark not defined.
1.4.

Nội dung về vấn đề giải quyết khiếu kiện hành chính liên quan
đến đất đai tại tòa án nhân dân nói chung, tòa án nhân dân cấp
huyện nói riêng .................................... Error! Bookmark not defined.

1.4.1. Đặc điểm của tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đaiError! Bookmark not
1.4.2. Quy định của luật tố tụng trong giải quyết vụ án hành chính về
quản lý đất đai tại Tòa án nhân dân nói chung, tòa án nhân dân
cấp huyện nói riêng ............................. Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 1 ........................................... Error! Bookmark not defined.


Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Ở TÒA ÁN NHÂN
DÂN - QUA THỰC TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN

HOẰNG HÓA ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.

Thực trạng khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở tòa án
nhân dân .............................................. Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Tình hình khiếu kiện hành chính về đất đai tại Tòa án nhân dân
nói chung, tại Tòa án cấp huyện nói riêngError! Bookmark not defined.

2.1.2. Nguyên nhân phát sinh các khiếu kiện hành chính về đất đaiError! Bookmark n
2.1.3. Thực trạng giải quyết các vụ án hành chính liên quan đến lĩnh
vực đất đai tại Tòa án cấp huyện ......... Error! Bookmark not defined.
2.2.

Thực tiễn giải quyết vụ án hành chính tại tòa án nhân dân huyện
Hoằng Hóa .......................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Giới thiệu chung .................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Tình hình giải quyết vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai tại
Tòa án Hoằng Hóa và tồn tại hạn chế . Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 2 ........................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT
KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.

Những vướng mắc tồn tại trong giải quyết khiếu kiện hành chính
về đất đai ............................................. Error! Bookmark not defined.

3.2.


Nguyên nhân ....................................... Error! Bookmark not defined.

3.3.

Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong giải quyết khiếu kiện
hành chính về đất đai tại toà án nhân dân nói chung, tại toà án
nhân dân cấp huyện nói riêng ............. Error! Bookmark not defined.

Kết luận chương 3 ........................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 13


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNQSD:

Chứng nhận quyền sử dụng.

KNTC:

Khiếu nại tố cáo

ND:

Nhân dân

PT-TH:


Phát thanh - truyền hình

QSD:

Quyền sử dụng

TAND:

Tòa án nhân dân

TANDTC:

Tòa án nhân dân tối cao

TP:

Thành phố

TTGQVAHC:

Thủ tục giải quyết vụ án hành chính

UBND:

Ủy ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai đang có xu hướng gia
tăng cả về số lượng, tính chất phức tạp và phản ứng bức xúc của người dân. Tranh
chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai có những đặc điểm cơ bản: Thứ nhất là về
chủ thể của các tranh chấp hành chính nói chung, tranh chấp hành chính trong lĩnh
vực đất đai nói riêng là chủ thể của quá trình quản lý, sử dụng đất và luôn có sự bất
bình đẳng về ý chí, tức một bên chủ thể luôn là cơ quan hành chính nhà nước, và
một bên còn lại là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Từ đặc điểm này dẫn đến việc
giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai luôn là một vấn đề khá
phức tạp ở nhiều phương diện, khía cạnh. Vì thế đặt ra vấn đề làm sao giải quyết
loại khiếu kiện này để bảo đảm tính khách quan, chính xác, bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của một bên chủ thể vốn luôn được cho là ở vào vị thế yếu hơn so với
bên là cơ quan nhà nước.
Hai là, đối tượng của tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai là các
quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước và người có thẩm
quyền trong cơ quan nhà nước có liên quan đến quyền quản lý, sử dụng và những
lợi ích khác phát sinh từ quá trình khai thác, sử dụng đất, những hệ quả về mặt kinh
tế như đền bù, bồi thường thiệt hại liên quan đến đất đai… Hay nói cách khác, các
quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tượng của loại tranh chấp này đều
liên quan đến một loại tài sản đặc biệt, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất
hàng ngày của người dân và thường có giá trị lớn hoặc rất lớn. Đây chính là một
trong những đặc điểm khiến cho những tranh chấp hành chính về đất đai thường
phức tạp, gay gắt hơn các dạng tranh chấp hành chính khác.
Ba là, tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai luôn gắn liền với quá
trình quản lý và sử dụng đất cho nên khi tranh chấp xảy ra sẽ gây ảnh hưởng xấu


đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Trước tiên, nó tác động lớn đến tâm lý,

tinh thần của không chỉ đối với người trực tiếp tham gia vào tranh chấp mà còn có
thể gây nên tình trạng căng thẳng, mất đoàn kết, mất ổn định trật tự xã hội, làm ảnh
hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
nhà nước. Do đó khi giải quyết các loại tranh chấp hành chính này cần phải đặc
biệt thận trọng, để ngoài việc đảm bảo quyền, lợi ích của người dân, của Nhà nước
còn phải góp phần ổn định lòng người, ổn định trật tự an ninh, xã hội củng cố lòng
tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Việc khởi kiện tranh chấp hành chính ra Tòa án nhân dân để được giải quyết
bắt đầu chính thức được pháp luật ghi nhận tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1995 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các
vụ án hành chính năm 1996. Theo pháp lệnh này, có 08 loại tranh chấp (khiếu
kiện) được giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính và một trong tám loại tranh
chấp đó là về đất đai. Qua những lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh năm 1998, 2006
và cho đến nay khi ban hành Luật tố tụng hành chính năm 2010, thẩm quyền giải
quyết của Tòa án trong lĩnh vực này liên tục được bổ sung, mở rộng, trong đó,
tranh chấp hành chính về đất đai vẫn tiếp tục được quy định là một trong các loại
việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Đặt ra việc nghiên cứu về vấn đề giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh
vực đất đai tại tòa án nhân dân là một đề tài khá mới mẻ, có đối tượng và phạm vi
nghiên cứu rộng. Vì vậy trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung đi sâu
nghiên cứu chủ yếu việc giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai tại
tòa án nhân dân cấp huyện, đồng thời lấy ví dụ thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện
Hoằng Hóa.
Trên địa bàn huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa trong những năm gần đây, do
thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế, xã hội nên đã phát triển nhiều dự án.
Theo đó phát sinh vấn đề về thu hồi đất, di dời, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, cấp


đất tái định cư…, đồng thời đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất cho
những hộ dân đủ điều kiện. Vì vậy cũng nảy sinh các tranh chấp hành chính trong

lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên người cho rằng mình bị vi phạm về quyền lợi thường
chọn con đường giải quyết là khiếu nại lên cơ quan quản lý mà ít khi chọn giải quyết
bằng con đường tố tụng tại Tòa án.
Trong những năm qua, số vụ việc tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất
đai được thụ lý và giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện nói chung, tại Tòa án
nhân dân huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa nói riêng còn chưa nhiều, hiệu quả xét
xử còn hạn chế, giải quyết của Tòa án chưa thực sự tạo lập được uy tín cao trong
xã hội. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể có nhiều, từ những bất cập của
chính sách, pháp luật về đất đai; sai sót, vi phạm trong việc ban hành quyết định
hành chính, thực hiện hành vi hành chính; cho đến sự thiếu hiểu biết và thiếu ý
thức pháp luật của người dân và có lẽ còn có cả những bất cập hạn chế của mô
hình tổng thể giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Tình trạng trên đặt ra vấn đề: giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh
vực đất đai tại Tòa án ND, cụ thể là TAND cấp huyện cần phải đáp ứng những yêu
cầu gì? Cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai hiện nay có
phù hợp? Nếu có điểm không phù hợp thì nguyên nhân và giải pháp như thế nào?
Vì vậy tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu là “Giải quyết khiếu kiện hành
chính trong lĩnh đất đai của Tòa án nhân dân, qua thực tiễn huyện Hoằng Hóa,
Thanh Hóa”, nhưng tập trung đi sâu nghiên cứu về vấn đề giải quyết khiếu kiện
hành chính về đất đai của Tòa án nhân dân cấp huyện. Qua nghiên cứu thấy được
những mặt đã đạt được cũng như nhìn nhận khó khăn, tồn tại của quá trình giải
quyết khiếu kiện hành chính tại Tòa án cấp huyện để đưa ra giải pháp chung, góp
phần hoàn thiện hơn nữa việc giải quyết các khiếu kiện hành chính nhất là trong
lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.


Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này nên đáp ứng được các nội dung cơ bản
sau: Phân tích đánh giá thực trạng giải quyết vụ án Hành chính trong lĩnh vực đất
đai tại Tòa án nhân dân nói chung, Tòa án nhân dân cấp huyện nói riêng; Thứ hai,
thực trạng giải quyết vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Tòa án nhân dân

huyện Hoằng Hóa; những mặt đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại; Thứ ba, đề
xuất quan điểm giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết khiếu kiện hành chính
trong lĩnh vực đất đai tại Tòa án giải pháp có thể khắc phục những tồn tại để nâng
cao hiệu quả hoạt động của Tòa án.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đặt ra vấn đề và thực hiện việc nghiên cứu đề tài nhằm đóng góp lý luận về
giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Tòa án nhân dân nói
chung; đồng thời đưa ra phân tích đánh giá thực trạng các quy định và thực trạng
giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai tại cơ quan tố tụng cấp
huyện. Trên cơ sở đó có những nhìn nhận mang tính khái quát về những gì đã làm
được và những gì còn hạn chế, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế để đề xuất
giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết khiếu kiện hành chính, phần nào góp
phần hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh
tranh chấp hành chính nói chung, tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai nói
riêng.
3. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài dựa trước hết dựa trên các quy định
pháp luật hiện hành về giải quyết khiếu kiện hành chính, phân tích đánh giá các
quy định trên phương diện lý luận; đồng thời cần dưa trên các giáo trình về tố tụng
hành chính cũng là một cách nhìn nhận khá đầy đủ là logic; bên cạnh đó tham khảo
các bài viết của nhiều tác giả. Từ đó nghiên cứu chắt lọc những thông tin cần quan
tâm để đưa ra được những phát kiến riêng cho đề tài nghiên cứu của mình.


Qua tìm hiểu, mặc dù xung quanh vấn đề về giải quyết khiếu kiện hành
chính trong lĩnh vực đất đai đã có khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu từ nhiều
góc độ khác nhau trên cơ sở khoa học pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng luật tố
tụng hành chính, nhưng việc nghiên cứu một cách có hệ thống dưới hình thức luận
văn thạc sĩ thì đề tài này đang là một vấn đề khá mới mẻ. Vì vậy đặt ra khá nhiều
khó khăn trong việc thu thập nguồn tài liệu, đặc biệt là tài liệu nghiên cứu ngoài

nước. Có một số luận án Tiến sĩ đã nghiên cứu các đề tài như: Luận án tiến sĩ của
tác giả Nguyễn Thanh Bình với đề tài: “Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong
việc giải quyết các khiếu kiện hành chính”; Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn
Mạnh Hùng với đề tài: “Thẩm quyền xét xử hành chính của của Tòa án nhân dân”;
Một số bài viết như: “Tòa hành chính ngại giải quyết khiếu nại hành chính” của
Luật sư Trần Vũ Hải trên trang Luatsuhanoi.com; Bài viết “Những vướng mắc khi
áp dụng luật tố tụng hành chính và luật khiếu nại” của tác giả Vũ Thắng - Tòa phúc
thẩm Đà Nẵng trên báo điện tử Tòa án nhân dân tối cao; Bài viết “Luật tố tụng
hành chính đã có vướng mắc” của tác giả Quang Nhuần trên trang thông tin điện tử
đài PT- TH tỉnh Sóc Trăng; Bài viết “Một số vấn đề về trình tự, thủ tục và kỹ năng
xét xử vụ án hành chính tại phiên tòa sơ thẩm” của tác giả Phạm Công Hùng Thẩm phán TANDTC đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 02 tháng 01/2013. Tuy
nhiên tất cả các công trình nghiên cứu và các bài viết này mới chỉ dừng ở một góc
độ, một khía cạnh nào đó chứ chưa thực sự trọng tâm vào nội dung đề tài luận văn
đang mà tác giả đang nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu được xác định tập trung vào vấn đề giải quyết khiếu kiện
hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay. Qua đó
đề xuất vấn đề cải cách tư pháp; quan điểm giải pháp nâng cao chất lượng giải
quyết của Tòa án đối với loại án này. Từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật cũng


như nâng cáo hiệu quả của giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai
tại Tòa án nhân dân cấp huyện nói chung, tại TAND huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh
Hóa nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lĩnh vực giải quyết khiếu kiện hành chính
trong lĩnh vực đất đai tại Tòa án nhân dân cấp huyện, qua thực tiễn tại Tòa án nhân
dân huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa. Được thể hiện ở phương diện pháp luật và
thực tiễn hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Tòa
án nhân dân cấp huyện từ thời điểm có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
tranh chấp này cho đến nay và nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện cải cách

tư pháp, từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
trong quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân tích,
phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp quy
nạp, phương pháp diễn dịch… để tổng hợp các tri thức của khoa học luật tố tụng
hành chính và luận chứng các vấn đề cần nghiên cứu.
6. Tính mới của đề tài
Mặc dù việc nghiên cứu về giải quyết tranh chấp về đất đai đã được khá
nhiều đề tài, công trình khoa học nghiên cứu thực hiện, nhưng chỉ xem xét và giới
hạn ở những khía cạnh nhất định, vẫn chưa được nghiên cứu toàn diện và cụ thể về
vấn đề Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai tại cơ quan tố tụng
địa phương, nên đây là một đề tài khá mới mẻ. Vì vậy đó cũng là một thách thức
đối với người nghiên cứu. Tuy nhiên, bằng lượng kiến thức bản thân, qua các tài


liệu tham khảo, để đưa ra được những giải pháp hữu ích để có thể được tham khảo
trong quá trình giải quyết khiếu kiện Hành chính trong lĩnh vực đất đai về sau.
Đồng thời khẳng định giải quyết khiếu kiện hành chính bằng con đường Tòa án là
phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp và phù hợp với xu thế thời đại.
7. Ý nghĩa của đề tài
Hiện nay, những quy định của pháp luật giải quyết khiếu kiện Hành chính
trong lĩnh vực đất đai tại Tòa án nhân dân nói chung, Tòa án cấp huyện nói riêng
vẫn còn thiếu sự hệ thống, toàn diện, cần thiết sự tập trung trong một văn bản cụ
thể.
Đề tài là một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn
diện ở góc độ lý luận và thực tiễn về vấn đề giải quyết vụ án hành chính trong lĩnh

vực đất đai tại Tòa án, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có nhiều đóng góp về mặt
khoa học. Do đó, việc nghiên cứu đề tài sẽ có những đóng góp nhất định cho những
những nhà làm luật trong công tác hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính. Các luận
cứ và kiến nghị của đề tài có độ tin cậy và giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy, học tập, đồng thời giúp ích phần nào cho cán bộ làm công tác thực tiễn
trong việc tìm hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật về giải quyết vụ án hành
chính trong lĩnh vực đất đai.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được kết cấu gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về giải quyết khiếu kiện hành chính
trong lĩnh vực đất đại của Tòa án nhân dân ở Việt Nam.
Chương 2. Thực trạng giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai
tại Tòa án nhân dân nói chung, tòa án nhân dân cấp huyện nói
riêng. Qua thực tiễn tại Tòa án huyện Hoằng Hóa.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu kiện hành chính


trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân.


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT
KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM
1.1. Hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính tại tòa án nói chung,
khiếu kiện hành chính trong quản lý đất đai tại tòa án nhân dân cấp huyện
nói riêng là một tất yếu
Con người và quyền con người là những giá trị cao quý nhất, là mục tiêu của
các cuộc cách mạng và những tư tưởng tiến bộ vì con người. Các tư tưởng về
quyền con người và bảo vệ quyền con người được hình thành từ rất sớm trong lịch

sử phát triển của loài người. Mọi nhà nước và pháp luật đều mong muốn xây dựng
một xã hội công bằng, bình đẳng, tự do, dân chủ và tất cả vì các quyền lợi chính
đáng của con người trong xã hội ấy.
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân luôn giữ một vị trí quan trọng trong
chế định quyền lợi cơ bản của công dân. Bảo đảm quyền khiếu nại của công dân
chính là để đảm bảo cho công dân thực hiện trọn vẹn quyền và nghĩa vụ của mình
trong đời sống xã hội. Đây chính là sự phản ánh một cách khách quan và hiện thực
về một nền dân chủ, hay nói cách khác đây chính là thước đo giá trị nền dân chủ
của một nhà nước. Việc người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo trong đời sống
chính trị là một trong biểu hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp, thông qua đó để trực
tiếp giám sát và tham gia vào hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước. Thông qua
quyền khiếu nại tố cáo, công dân có thể bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp
của mình khỏi bị xâm hại với các hành vi quản lý trái pháp luật của nhà nước. Đây
là một quyền rất quan trọng, là phương tiện đấu tranh đảm bảo cho các quyền khác
của công dân được thực hiện. Chính việc ghi nhận về mặt pháp lý, quyền khiếu nại
tố cáo của công dân mới được đảm bảo hiện thực hóa trong cuộc sống và đó là một


trong những nội dung quan trọng của quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội nói
chung và dân chủ xã hội chủ nghĩa nói riêng. Tuy nhiên trên thực tế, việc giải
quyết các khiếu nại chỉ bằng con đường hành chính, tức chỉ bởi các cơ quan hành
chính, người đã đưa ra các quyết định hành chính và có hành vi hành chính bị
khiếu nại, chưa thực sự đảm bảo tính khách quan, cần thiết phải có một thiết chế
chuyên biệt để song song giải quyết các tranh chấp hành chính và để cho chính chủ
thể khiếu nại có quyền lựa chọn việc giải quyết tranh chấp của mình bằng con
đường hành chính hay bằng thiết chế này. Nhận thấy định chế Tòa án là một cơ cấu
đặc biệt trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Đó vừa là cơ quan được hưởng quy
chế phân quyền, vừa có tính độc lập tương đối so với cơ quan hành pháp. Tính độc
lập xuất phát từ nhu cầu thực hiện chức năng xét xử trong Nhà nước pháp quyền.
Tùy thuộc vào niềm tin của người dân vào hệ thống tư pháp, định chế Tòa án cung

cấp cho xã hội một phương pháp xác định sự thật và sự công bằng trong các hành
động của nhà nước. Chỉ có Tòa án mới có quyền chính thức phán quyết sự hợp
pháp của những hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý, nhất là
quản lý nhà nước về đất đai. Việc quyết định cho tư pháp có quyền xét xử lại hành
vi, quyết định của chính bộ phận các cơ quan nhà nước là bước tiến vượt bậc dân
chủ và văn minh nhân loại. Đây cũng là một tất yếu khách quan của một nhà nước
phát triển. Tòa án giải quyết tranh chấp hành chính giữa cá nhân, tổ chức với người
có thẩm quyền, cơ quan nhà nước được gọi là tư pháp hành chính. Đó là loại thủ
tục phức tạp nhưng có khả năng bảo đảm pháp chế, bảo đảm dân chủ cao hơn so
với các hình thức khác. Điều này cũng được coi là một trong những đặc trưng cơ
bản của nhà nước pháp quyền. Theo đó các thủ tục pháp lý được đề ra buộc Tòa án
khi giải quyết tranh chấp hành chính phải tuân theo nhằm khắc phục hạn chế của
hoạt động giải quyết khiếu nại theo cấp hành chính, mà việc giải quyết khiếu nại
theo thủ tục hành chính là một hoạt động mang tính chất của một hoạt động quản
lý, trong đó chứa đựng tính bất bình đẳng giữa người khiếu nại và người bị khiếu


nại trong quá trình giải quyết vụ việc, thể hiện sự áp đặt đơn phương một chiều
ngày trong các quyết định giải quyết khiếu nại. Khi giải quyết các tranh chấp hành
chính, Tòa án tuân theo một trình tự tố tụng mà pháp luật đã đặt ra. Qua đó bảo
đảm sự cân bằng và bình đẳng giữa người khiếu kiện và người bị kiện trong quá
trình giải quyết vụ kiện, đảm bảo cho các bên có thể đưa ra những chứng cứ, lý lẽ
để chứng minh cho tính đúng đắn của ý kiến, yêu cầu của mình và phản bác lại ý
kiến của bên kia. Tòa án tuân thủ đúng trình tự tố tụng và đưa ra quyết định, bản án
đúng đắn và mang tính thuyết phục. Như vậy có thể nói giải quyết khiếu nại hành
chính theo con đường Tòa án là cách thức bảo vệ pháp chế ở mức độ cao nhất, có
khả năng bảo vệ quyền cao nhất quyền của cá nhân, tổ chức.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Báu (2012), Thiết lập Tòa án Hành chính góp phần xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam, www.klc.vn.

2. Nguyễn Thanh Bình (2003), “Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc
giải quyết các khiếu kiện hành chính”, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội.
3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
4. Chính phủ (2004), Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Hà Nội.
5. Đặng Xuân Đào (2002), “Về quyền hạn của Tòa án khi giải quyết một vụ án
hành chính cụ thể”, Tập san Người bảo vệ công lý, (6).
6. Học viện Tư pháp (2010), Giáo trình“Kỹ năng giải quyết các vụ án hành
chính”, NXB Tư pháp, Hà Nội.
7. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2011), Nghị quyết


02/2011/HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính, Hà Nội.
8.

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số
03/2003/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án hành chính, Hà Nội.

9. Hoàng Quốc Hồng (2007), Đổi mới và hoạt động của Tòa hành chính đáp ứng
yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ
Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
10. Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân
dân, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội.
11. Phạm Công Hùng (2013), “Một số vấn đề về trình tự, thủ tục và kỹ năng xét xử
vụ án hành chính tại phiên tòa sơ thẩm”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (2).
12. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giáo trình tố tụng hành chính,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Nguyễn Duy Lẫm (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Trần Kim Liễu (2004), “Một số vấn đề về thẩm quyền xét xử của Toà án nhân
dân”, Tạp chí khoa học pháp lý, (2).
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Hiến pháp năm
1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, NXB Tư pháp, Hà Nội.
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật tổ chức Tòa
án nhân dân, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật đất đai năm
2003, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị quyết số
56/2010/QH12 ngày 24/11/2010 hướng dẫn v/v thi hành Luật Tố tụng hành


chính, Hà Nội.
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật tố tụng hành
chính 2010, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Hiến pháp năm
2013, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
21. Lê Quang Thành (2010), “Việc thành lập Tòa án sơ thẩm cấp khu vực. Những
vấn đề cần trao đổi”, Tạp chí Khoa học giáo dục, (8), Trường cảnh sát nhân
dân.
22. Tòa án nhân dân tối cao (2008 - 2013), Các báo cáo tổng kết của ngành Tòa
án nhân dân, Hà Nội.
23. Tòa án nhân dân tối cao (2008 - 2014), Các quyết định giám đốc thẩm của Tòa
hành chính; Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao, Hà Nội.
24. Tòa án nhân dân tối cao (2008 - 2013), Các tham luận tại Hội nghị tổng kết
ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.

25. Tòa án nhân dân tối cao (2014), Cơ sở dữ liệu thống kê án hành chính của Tòa
án nhân dân tối cao, www.toaantoicao.gov.vn.
26. TAND huyện Củ Chi (2012), Bản án HCST số 06/2012/HCST ngày
30/10/2012, TP Hồ Chí Minh.
27. TAND huyện Củ Chi (2011), Bản án HCST số 02/2011/HCST ngày 25/5/2011,
TP Hồ Chí Minh.
28. TAND TP Thanh Hóa (2011), Bản án HCST số 12/2011/HCST ngày
20/12/2011, Thanh Hóa.
29. TAND huyện Yên Sơn (2012), Bản án HCST số 01/2012/HC-ST ngày
06/9/2012, Hưng Yên.
30. TAND huyện Hoằng Hóa (2012), Bản án HCST số 06/2012/HCST ngày


07/9/2012, Thanh Hóa.
31. TAND tỉnh Thanh Hóa (2013), Bản án HCPT số 02/2013/HCPT ngày
20/02/2013, Thanh Hóa.
32. Trường cán bộ Tòa án - Tòa án nhân dân tối cao (2014), Tài liệu tập huấn
nghiệp vụ giải quyết các vụ án hành chính của Trường Cán bộ Tòa án – Tòa
án nhân dân tối cao, NXB Văn hóa thông tin.
33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật tố tụng hành chính,NXB
Công an ND Hà Nội.
34. Vũ Thư (2003), Sự hình thành và phát triển của tư pháp hành chính ở nước ta,
Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật.
35. Vũ Thư (2003), “Một số khía cạnh của việc nâng cao hiệu xuất hoạt động của
Tòa Hành chính trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính”, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, (8).
36. Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa (2005), Quyết định số 557/QĐ-CT ngày
07/02/2005 v/v giải quyết khiếu nại của ông Trần Văn Hòa, Thanh Hóa.
37. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2006), Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày
04/8/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi

hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính,
Hà Nội.
38. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2006), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính năm 1996, sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2006, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
39. Viện khoa học xét xử (2009), Chuyên đề khoa học xét xử, Hà Nội.



×