Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Khóa luận việc tham gia chính sách bảo hiểm y tế Hòa Thịnh, Tây Hòa, Phú Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.45 KB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC & CTXH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

VIỆC THAM GIA CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HÒA THỊNH,
HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

NIÊN KHÓA: 2012 – 2016

Quy Nhơn, tháng 05 – 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC & CTXH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

VIỆC THAM GIA CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HÒA THỊNH,
HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

Giảng viên hướng dẫn

: ThS.

Sinh viên thực hiện

:


Lớp

: Công tác xã hội K35

Niên khóa

: 2012 – 2016

Quy Nhơn, tháng 05 – 2016


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học
Quy Nhơn, Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lý – Giáo dục và Công tác xã hội đã tạo điều
kiện để tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn các Giảng viên trong Tổ Công tác xã hội, Giáo viên chủ nhiệm
Lớp Công tác xã hội Khóa 35 đã tạo điều kiện và hướng dẫn tận tình tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú, anh chị em của
Uỷ ban nhân dân xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, các ban ngành đoàn
thể và nhân dân trên địa bàn xã đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ và cung cấp cho tôi
những thông tin hữu ích trong quá trình thu thập tài liệu và khảo sát thực tế để khoa
luận để hoàn thành tốt đẹp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo ThS. … người đã tận
tình hướng dẫn, chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích, động viên tôi trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận.
Vì khả năng và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận
không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quý thầy cô thông cảm và cho ý kiến đóng
góp để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Quy Nhơn, ngày18 tháng 05 năm 2016
Thực hiện khóa luận

Sinh viên:


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt
Cụm từ đầy đủ
KCB
Khám, chữa bệnh
BHYT
Bảo hiểm y tế
BHXH
Bảo hiểm xã hội
CQĐP
Chính quyền địa phương
UBND
Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................3
MỤC LỤC....................................................................................................................4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................5
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................10

PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.........................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3
3.2. Khách thể nghiên cứu........................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................3
5. Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................4
6.1. Phương pháp chọn mẫu.....................................................................................4
6.2. Phương pháp thu thập thông tin........................................................................4
6.2.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến...................................................................4
6.2.2. Phương pháp thu thập thông tin tư liệu.....................................................4
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn............................................................................4
6.2.4. Phương pháp quan sát................................................................................4
6.3. Phương pháp xử lý thông tin.............................................................................5
7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu..................................................................................5
7.1. Ý nghĩa lý luận..................................................................................................5
7.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................5
8. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp..................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................6
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu..........................................................................6


1.2. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................................8
1.2.1. Chính sách......................................................................................................8
1.2.2. Chính sách xã hội...........................................................................................9

1.2.3. An sinh xã hội..............................................................................................10
1.2.4. Bảo hiểm......................................................................................................11
1.2.5. Bảo hiểm y tế...............................................................................................11
1.2.5.1. Khái niệm..............................................................................................11
1.2.5.2. Đặc điểm của bảo hiểm y tế.................................................................12
1.2.5.3. Nguyên tắc của bảo hiểm y tế..............................................................13
1.2.5.4. Vai trò của bảo hiểm y tế......................................................................13
1.2.5.5. Phân loại bảo hiểm y tế........................................................................14
1.2.6. Bảo hiểm y tế toàn dân.................................................................................15
1.3. Lý thuyết áp dụng................................................................................................16
1.3.1. Lý thuyết nhu cầu.........................................................................................16
1.3.2. Lý thuyết trách nhiệm xã hội.......................................................................17
1.3.3. Lý thuyết hệ thống.......................................................................................19
1.4. Cơ sở pháp lý việc tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người dân..............20
1.5. Tiểu kết chương 1................................................................................................25
CHƯƠNG 2: VIỆC THAM GIA CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƯỜI
DÂN XÃ HÒA THỊNH, HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN: THỰC TRẠNG
VÀ BIỆN PHÁP.........................................................................................................26
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.......................................................................26
2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên.................................................................26
2.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội........................................................27
2.2. Thực trạng tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người dân tỉnh Phú Yên.....33
Bảng 2.1. Tình hình tham gia BHYT theo nhóm đối tượng năm 2015.....................33
2.3. Thực trạng tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người dân tại xã Hòa Thịnh,
huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên....................................................................................36
2.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu...........................................................................36
Bảng 2.2. Độ tuổi........................................................................................................36
Bảng 2.3. Giới tính.....................................................................................................37



Bảng 2.4. Nghề nghiệp...............................................................................................37
Bảng 2.5. Trình độ học vấn........................................................................................38
Bảng 2.6. Thu nhập hàng tháng.................................................................................38
2.3.2. Mức độ tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người dân xã Hòa Thịnh,
huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên................................................................................39
Biểu đồ 2.1. Tham gia BHYT của người dân............................................................39
Biểu đồ 2.2. Sự tham gia các nhóm BHYT của người dân.......................................40
2.4. Nguyên nhân của thực trạng tham gia BHYT của người dân xã Hòa Thịnh.....41
Bảng 2.7. Nguyên nhân người dân không tham gia BHYT......................................41
Biểu đồ 2.3. Chính quyền địa phương có đưa ra biện pháp khuyến khích
người dân tham gia BHYT.........................................................................................42
Bảng 2.8. Sự quan tâm, khuyến khích của cơ quan BHYT để người dân KCB có sử
dụng BHYT................................................................................................................42
Biểu đồ 2.4. Khó khăn của người dân khi KCB có sử dụng BHYT.........................44
Bảng 2.9. Bảng tương quan giữa việc đau ốm có sử dụng BHYT KCB
và sự hài lòng của người dân......................................................................................45
Biểu đồ 2.5. Mức độ sử dụng BHYT trong khám, chữa bệnh...................................46
Biểu đồ 2.6. Mức đóng BHYT hiện nay....................................................................48
2.5. Các yếu tố tác động đến việc tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người dân
xã Hòa Thịnh..............................................................................................................50
2.5.1. Yếu tố cá nhân..............................................................................................50
Bảng 2.10. Bảng tương quan giữu giới tính với việc tham gia BHYT.....................51
Bảng 2.11. Bảng tương quan giữa độ tuổi với việc tham gia BHYT........................52
Bảng 2.12. Tương quan giữa nghề nghiệp với việc tham gia BHYT........................53
Bảng 2.13. Bảng tương quan giữa trình độ học vấn với việc tham gia BHYT.........55
Bảng 2.14. Bảng tương quan giữa thu nhập với việc tham gia BHYT.....................56
2.5.2. Yếu tố từ các cơ quan thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.........................57
2.5.3. Yếu tố về áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động khám chữa bệnh......58
2.6. Kết quả thực hiện chính sách BHYT tại địa bàn xã Hòa Thịnh.........................58
2.7. Một số biện pháp góp phần tăng cường việc tham gia bảo hiểm y tế của người

dân xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên ....................................................60


2.7.1. Đối với Nhà nước.........................................................................................60
2.7.2. Đối với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.............................61
2.7.3. Đối với bản thân người dân.........................................................................63
2.8. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc tăng cường sự tham gia bảo
hiểm y tế người dân....................................................................................................63
2.9. Tiểu kết chương 2................................................................................................65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................67
1. Kết luận...................................................................................................................67
2. Kiến nghị................................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................71
PHỤ LỤC.....................................................................................................................1
Phụ lục 1: Phiếu trưng cầu ý kiến................................................................................1
Phụ lục 2: Bảng phỏng vấn sâu....................................................................................4
Phụ lục 3: Bảng xử lý số liệu.......................................................................................6
Phụ lục 4: Một số bảng tương quan...........................................................................11
Phụ lục 5. Một số điều khoản liên quan đến chính sách BHYT................................13


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................3
MỤC LỤC....................................................................................................................4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................5
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................10
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................2

2.1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.........................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3
3.2. Khách thể nghiên cứu........................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................3
5. Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................4
6.1. Phương pháp chọn mẫu.....................................................................................4
6.2. Phương pháp thu thập thông tin........................................................................4
6.2.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến...................................................................4
6.2.2. Phương pháp thu thập thông tin tư liệu.....................................................4
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn............................................................................4
6.2.4. Phương pháp quan sát................................................................................4
6.3. Phương pháp xử lý thông tin.............................................................................5
7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu..................................................................................5
7.1. Ý nghĩa lý luận..................................................................................................5
7.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................5
8. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp..................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................6
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu..........................................................................6


1.2. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................................8
1.2.1. Chính sách......................................................................................................8
1.2.2. Chính sách xã hội...........................................................................................9
1.2.3. An sinh xã hội..............................................................................................10
1.2.4. Bảo hiểm......................................................................................................11
1.2.5. Bảo hiểm y tế...............................................................................................11

1.2.5.1. Khái niệm..............................................................................................11
1.2.5.2. Đặc điểm của bảo hiểm y tế.................................................................12
1.2.5.3. Nguyên tắc của bảo hiểm y tế..............................................................13
1.2.5.4. Vai trò của bảo hiểm y tế......................................................................13
1.2.5.5. Phân loại bảo hiểm y tế........................................................................14
1.2.6. Bảo hiểm y tế toàn dân.................................................................................15
1.3. Lý thuyết áp dụng................................................................................................16
1.3.1. Lý thuyết nhu cầu.........................................................................................16
1.3.2. Lý thuyết trách nhiệm xã hội.......................................................................17
1.3.3. Lý thuyết hệ thống.......................................................................................19
1.4. Cơ sở pháp lý việc tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người dân..............20
1.5. Tiểu kết chương 1................................................................................................25
CHƯƠNG 2: VIỆC THAM GIA CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƯỜI
DÂN XÃ HÒA THỊNH, HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN: THỰC TRẠNG
VÀ BIỆN PHÁP.........................................................................................................26
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.......................................................................26
2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên.................................................................26
2.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội........................................................27
2.2. Thực trạng tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người dân tỉnh Phú Yên.....33
Bảng 2.1. Tình hình tham gia BHYT theo nhóm đối tượng năm 2015.....................33
2.3. Thực trạng tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người dân tại xã Hòa Thịnh,
huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên....................................................................................36
2.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu...........................................................................36
Bảng 2.2. Độ tuổi........................................................................................................36
Bảng 2.3. Giới tính.....................................................................................................37


Bảng 2.4. Nghề nghiệp...............................................................................................37
Bảng 2.5. Trình độ học vấn........................................................................................38
Bảng 2.6. Thu nhập hàng tháng.................................................................................38

2.3.2. Mức độ tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người dân xã Hòa Thịnh,
huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên................................................................................39
Biểu đồ 2.1. Tham gia BHYT của người dân............................................................39
Biểu đồ 2.2. Sự tham gia các nhóm BHYT của người dân.......................................40
2.4. Nguyên nhân của thực trạng tham gia BHYT của người dân xã Hòa Thịnh.....41
Bảng 2.7. Nguyên nhân người dân không tham gia BHYT......................................41
Biểu đồ 2.3. Chính quyền địa phương có đưa ra biện pháp khuyến khích
người dân tham gia BHYT.........................................................................................42
Bảng 2.8. Sự quan tâm, khuyến khích của cơ quan BHYT để người dân KCB có sử
dụng BHYT................................................................................................................42
Biểu đồ 2.4. Khó khăn của người dân khi KCB có sử dụng BHYT.........................44
Bảng 2.9. Bảng tương quan giữa việc đau ốm có sử dụng BHYT KCB
và sự hài lòng của người dân......................................................................................45
Biểu đồ 2.5. Mức độ sử dụng BHYT trong khám, chữa bệnh...................................46
Biểu đồ 2.6. Mức đóng BHYT hiện nay....................................................................48
2.5. Các yếu tố tác động đến việc tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người dân
xã Hòa Thịnh..............................................................................................................50
2.5.1. Yếu tố cá nhân..............................................................................................50
Bảng 2.10. Bảng tương quan giữu giới tính với việc tham gia BHYT.....................51
Bảng 2.11. Bảng tương quan giữa độ tuổi với việc tham gia BHYT........................52
Bảng 2.12. Tương quan giữa nghề nghiệp với việc tham gia BHYT........................53
Bảng 2.13. Bảng tương quan giữa trình độ học vấn với việc tham gia BHYT.........55
Bảng 2.14. Bảng tương quan giữa thu nhập với việc tham gia BHYT.....................56
2.5.2. Yếu tố từ các cơ quan thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.........................57
2.5.3. Yếu tố về áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động khám chữa bệnh......58
2.6. Kết quả thực hiện chính sách BHYT tại địa bàn xã Hòa Thịnh.........................58
2.7. Một số biện pháp góp phần tăng cường việc tham gia bảo hiểm y tế của người
dân xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên ....................................................60



2.7.1. Đối với Nhà nước.........................................................................................60
2.7.2. Đối với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.............................61
2.7.3. Đối với bản thân người dân.........................................................................63
2.8. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc tăng cường sự tham gia bảo
hiểm y tế người dân....................................................................................................63
2.9. Tiểu kết chương 2................................................................................................65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................67
1. Kết luận...................................................................................................................67
2. Kiến nghị................................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................71
PHỤ LỤC.....................................................................................................................1
Phụ lục 1: Phiếu trưng cầu ý kiến................................................................................1
Phụ lục 2: Bảng phỏng vấn sâu....................................................................................4
Phụ lục 3: Bảng xử lý số liệu.......................................................................................6
Phụ lục 4: Một số bảng tương quan...........................................................................11
Phụ lục 5. Một số điều khoản liên quan đến chính sách BHYT................................13


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ngày càng phát triển, đi cùng với sự phát triển đó là chất lượng cuộc
sống người dân dần được cải thiện về mọi mặt. Đặc biệt, trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe, việc nghiên cứu và áp dụng khoa học – công nghệ tiên tiến vào khám,
chữa bệnh đã mang lại những kết quả chữa trị thật sự hiệu quả. Tuy nhiên, đi cùng
với nền y học hiện đại là chi phí khám, chữa bệnh ngày càng cao. Chính vì vậy, việc
thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho người dân trở thành chính sách xã hội quan
trọng, mang ý nghĩa nhân đạo, nhân văn sâu sắc với tinh thần tương thần tương ái
“Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Bảo hiểm y tế là phương thức phù hợp
với nền kinh tế thị trường, là biện pháp chi trả tiến bộ, văn minh, đảm bảo tính công
bằng, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho đại đa số người dân, nhất

là người nghèo, tránh được nguy cơ đói nghèo do việc chi trả viện phí khám, chữa
bệnh. Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xã hội
hóa công tác chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng.
Tại Phú Yên, bảo hiểm y tế là một chính sách rất quan trọng trong hệ thống
chính sách an sinh xã hội của tỉnh. Bảo hiểm y tế không những giải quyết những
vấn đề phát sinh trong việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh mà còn góp phần
đảm bảo sự công bằng trong khám, chữa bệnh của người dân. Cùng với sự quan
tâm, lãnh đạo của ngành y tế tỉnh trong việc chú trọng đầu tư về trang thiết bị hiện
đại, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, đội ngũ y bác sĩ có trình độ vào quá trình
khám, chữa bệnh của người dân việc triển khai thựchiện chính sách BHYT đạt được
nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhưng vấn đề thu hút người dân tham gia chính sách
BHYT còn gặp nhiều hạn chế ở tỉnh, ngay sau khi Luật BHYT được Quốc hội
thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/07/2009 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật BHYT thông qua ngày 01/01/2015 qua 5 năm thực hiện Luật BHYT và 6
tháng thực hiện Luật BHYT sửa đổi, bổ sung, công tác phát triển mở rộng diện bao
phủ BHYT ở tỉnh vẫn còn thấp so với tỉ lệ chung của cả nước. Trong năm 2014,
toàn tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT chiếm 64%, thấp hơn so với tỷ lệ tham gia BHYT
ở các tỉnh khác. Đặc biệt, tỷ lệ người dân tham gia BHYT hộ gia đình còn rất thấp,
chiếm 14%; đối với những người thuộc hộ cận nghèo thì có tổng số đối tượng tham

1


gia BHYT là 51,182 người, chiếm 49% trong tổng số 104,343 đối tượng thuộc diện
cận nghèo; với các đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi thì vẫn chưa được cấp thẻ BHYT
kịp thời (nhất là trẻ em ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa); tỷ lệ tham gia của
các đối tượng bắt buộc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh cá
thể... chưa đạt 100% theo quy định nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục
tình trạng này; tỷ lệ tham gia BHYT của các đối tượng tự nguyện còn rất thấp chỉ
chiếm 20% trong tổng số đối tượng tham gia BHYT là 64,004 người so với tổng số

đối tượng là 315,566 người. Vì vậy, quá trình thực hiện chính sách BHYT trên địa
bàn tỉnh vẫn còn gặp một số vấn đề khác nhau, xuất phát từ phía người thực hiện
cũng như người tham gia BHYT làm cho tỷ lệ tham gia BHYT của người dân trong
tỉnh chưa cao.
Trong thực trạng chung của việc tham gia chính sách BHYT của người dân,
những năm gần đây tại địa bàn xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên có thể
thấy việc tham gia chính sách BHYT đã làm giảm gánh nặng về chi phí khám, chữa
bệnh cho người dân tại địa phương. Tuy nhiên, với đặc thù là một xã miền núi
nghèo nên mức độ bao phủ của BHYT tại địa phương vẫn còn chưa cao.
Để tìm hiểu thực trạng tham gia BHYT của người dân đồng thời phát hiện ra
nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần đảm bảo việc tham gia
BHYT của người dân được tăng lên trên địa bàn nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành
thực hiện nghiên cứu đề tài: “Việc tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người
dân xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên” để làm khóa luận tốt nghiệp
cho ngành học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu việc tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người dân xã Hòa
Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp góp
phần nâng cao hiệu quả việc tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người dân tại
địa bàn nghiên cứu.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu và tổng hợp cơ sở lý luận chung về bảo hiểm y tế

2


- Tìm hiểu thực trạng tham gia chính sách bảo hiểm y tế tại xã Hòa Thịnh,
huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc tham gia chính sách BHYT của người

dân xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần đảm bảo việc tham gia chính sách bảo
hiểm y tế của người dân trên địa bàn xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người dân xã Hòa Thịnh, huyện
Tây Hòa, tỉnh Phú Yên
3.2. Khách thể nghiên cứu
Người dân (trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên) trên địa bàn xã Hòa Thịnh, huyện
Tây Hòa, tỉnh Phú Yên
4. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về việc tham gia chính sách bảo hiểm
y tế của người dân được thực hiện trên địa bàn xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa,tỉnh
Phú Yên.
- Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/
2016 đến tháng 05/ 2016.
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số khía cạnh như:
khảo sát thực trạng việc tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người dân tại địa bàn
xã Hòa Thịnh, từ đó đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân, hạn chế của vấn đề và đề xuất
một số biện pháp nhằm góp phần giải quyết thực trạng trên.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Người dân xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên đã có ý thức tham
gia bảo hiểm y tế.
- Việc tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người dân, xã Hòa Thịnh, huyện
Tây Hòa, tỉnh Phú Yên còn hạn chế là do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Việc tăng cường các nguồn lực hỗ trợ sẽ khuyến khích người dân tích cực
tham gia bảo hiểm y tế.

3



6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả sử dụng một số phương pháp sau
đây:
6.1. Phương pháp chọn mẫu
Nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu và thu thập, tổng hợp những thông tin
mang tính khách quan, phản ánh một cách trung thực, chính xác về diễn biến thực tế
của vấn đề, tác giả dùng phương pháp chọn mẫu. Mặt khác, trong quá trình nghiên
cứu do có nhiều yếu tố khác nhau chi phối nên mẫu nghiên cứu được lựa chọn gồm
200 đối tượng là người dân thuộc địa bàn xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú
Yên.
6.2. Phương pháp thu thập thông tin
6.2.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến
Tác giả sử dụng phương pháp này với mục đích là thu thập được nhiều thông
tin từ trực tiếp đối tượng nghiên cứu. Từ đó, có những thông tin thiết thực hơn, phát
hiện ra những đặc trưng khác nhau phù hợp với điều kiện khảo sát trên địa bàn
nghiên cứu.
6.2.2. Phương pháp thu thập thông tin tư liệu
Sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu các số liệu
thống kê từ các nguồn khác nhau, các thông tin từ báo chí các trang mạng. Đặc biệt,
là báo cáo của văn phòng uỷ ban xã…nhằm phục vụ đề tài nghiên cứu.
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được tiến hành với người dân ở địa phương, đồng thời kèm
theo đó là phương pháp phỏng vấn sâu đối với cán bộ tại cơ quan uỷ ban xã. Việc
sử dụng phương pháp phỏng vấn giúp cho quá trình điều tra, thu thập thông tin
được đầy đủ và toàn diện hơn, phát hiện ra những vấn đề tìm ẩn mà các phương
pháp khác chưa khái quát hết.
6.2.4. Phương pháp quan sát
Tác giả sử dụng phương pháp quan sát để hỗ trợ, lồng ghép các phương pháp
trưng cầu ý kiến, phương pháp phỏng vấn trong quá trình điều tra. Quan sát cách

làm việc của cán bộ xã khi thực hiện chính sách bảo hiểm y tế tại địa phương, quan

4


sát những biểu hiện, thái độ của người dân khi tiến hành khảo sát trên địa bàn xã
Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
6.3. Phương pháp xử lý thông tin
Thực hiện theo phương pháp này, kết quả thu được từ những câu trả lời đã
phát từ phiếu trưng cầu ý kiến thu thập từ người dân và chính quyền tại địa phương,
tác giả thực hiện công việc thống kê các phương án trong từng câu hỏi, sử dụng
phần mềm SPSS để xử lý số liệu, tính tỷ lệ phần trăm và xem xét các mối tương
quan giữa các câu hỏi với nhau, nhằm phục vụ đề tài nghiên cứu.
7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
7.1. Ý nghĩa lý luận
Những thông tin thu thập được từ thực tế thực trạng tham gia bảo hiểm y tế tại
xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên sẽ góp phần bổ sung, đóng góp thêm
vào hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích và nghiên cứu lý luận về bảo hiểm y
tế.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc nghiên cứu đề tài trên làm cơ sở để đưa ra một số giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả việc tham gia bảo hiểm y tế của người dân xã Hòa
Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên để đảm bảo sức khỏe, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân nơi đây.
8. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp.
Bố cục khóa luận gồm có phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, phụ lục
và danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung gồm có 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Việc tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người dân xã Hòa
Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên: Thực trạng và biện pháp


5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa nhân
văn hướng tới mục tiêu công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe người dân
ở mỗi quốc gia, vì vậy ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển BHYT là một
trong những công cụ đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân. Ở Việt Nam,
nhận thức được sự cần thiết của BHYT trong giai đoạn mới, Đảng và Nhà nước đã
có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao việc thực hiện chính sách này. Tuy nhiên, với đặc
thù phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước chưa ổn định, do đó việc hỗ trợ người dân tham gia BHYT còn gặp nhiều khó
khăn, bất cập. Vì vậy, để giúp người dân cải thiện chất lượng cuộc sống nhất là
trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, có cơ hội tiếp cận với chính sách BHYT luôn là
vấn đề được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên
cứu, điều tra, khảo sát các vấn đề liên quan đến chính sách BHYT qua từng giai
đoạn khác nhau, với mục đích phát hiện ra những hạn chế và nguyên nhân còn tồn
tại trong quá trình thực hiện chính sách BHYT từ đó có những đề xuất giải pháp
phù hợp góp phần làm cho quá trình thực hiện chính sách BHYT của cả nước đạt
hiệu quả cao hơn, tăng độ bao phủ BHYT trong cộng đồng.
Trong những năm qua đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học liên quan
đến chính sách BHYT, cụ thể:
Đề tài luận văn thạc sĩ “Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một
số trường đại học, cao đẳng tại tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)” của tác giả Mai Thị
Thu Nga. Nghiên cứu này chỉ ra thực trạng tham gia BHYT của sinh viên một số
trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, điều tra sự hiểu biết, thái
độ cũng như là nguyện vọng của sinh viên khi tham gia BHYT. Tuy nhiên nghiên

cứu này chưa quan tâm nhiều đến việc đưa ra các biện pháp giải quyết những vấn
đề còn hạn chế về BHYT từ phản hồi của sinh viên.
Hay đề tài “Thực trạng và nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế của người dân nông
thôn hiện nay” của tác giả Nghiêm Xuân Nam. Nghiên cứu này chỉ ra thực trạng
tham gia BHYT của người dân, đồng thời tìm hiểu nhận thức, mức độ tham gia và

6


sử dụng BHYT của người dân, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia
chính sách BHYT, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và thái độ làm việc của
nhân viên y tế. Từ đó, xác định nhu cầu hiện tại của người dân và đưa ra biện pháp
phù hợp để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên nghiên cứu này có địa bàn nghiên cứu
rộng, chưa đi sâu vào phân tích ở một địa phương cụ thể.
Nghiên cứu về “Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở Hà Tĩnh” của
Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Hồng Ban, đăng trên tạp chí Khoa học và Phát triển
năm 2013. Nghiên cứu này đã điều tra tìm hiểu thực trạng tham gia BHYT tự
nguyện của người dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Kết quả điều tra cho thấy tỷ
lệ tham gia BHYT của người dân thành phố Hà Tĩnh có xu hướng tăng lên nhưng
vẫn chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng số đối tượng tham gia BHYT, qua điều tra cho
thấy tỷ lệ người dân sử dụng BHYT trong khám, chữa bệnh chiếm tỷ lệ khá cao.
Tuy nhiên người dân vẫn còn gặp một số khó khăn, phiền hà khi khám, chữa bệnh
bằng thẻ BHYT tự nguyện, kết hợp với phỏng vấn sâu nghiên cứu đã đề xuất ra một
số giải pháp để thúc đẩy người dân thành phố Hà Tĩnh tích cực tham gia BHYT tự
nguyện.
Nghiên cứu về “Tình hình tham gia chính sách bảo hiểm y tế của người dân
thành phố Cần Thơ” năm 2012 của tác giả Cao Minh Chu. Nghiên cứu này khảo sát
tình hình tham gia BHYT của người dân thành phố Cần Thơ đồng thời tìm ra
nguyên nhân, khó khăn và hạn chế của trong việc tham gia BHYT của người dân
nơi đây. Đồng thời đưa ra những biện pháp phù hợp giải quyết vấn đề còn tồn tại.

Với đề tài nghiên cứu “Giải pháp thu hút nông dân tham gia BHYT tự nguyện
ở tỉnh Hải Dương” của tác giả Trần Qúy Quỳnh. Nghiên cứu này đã đưa ra được
thực trạng triển khai chính sách BHYT, từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể thu hút
người dân tham gia BHYT tự nguyện. Tuy nhiên, ở đề tài này giải pháp đưa ra chỉ
chú trọng vào giải pháp chung cho cả tỉnh mà chưa có sự quan tâm đến việc đưa ra
các giải pháp riêng, cụ thể cho từng địa phương trong tỉnh.
Cùng với đề tài “Thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế toàn dân tại
tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Đặng Trần Anh Minh. Đề tài đã nghiên cứu về thực
trạng công tác thực hiện chính sách BHYT toàn dân tại tỉnh Thanh Hóa. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tham gia BHYT của người dân trong tỉnh có xu hướng

7


tăng lên, tuy nhiên vẫn tồn tại một số khó khăn, hạn chế nhất định làm cho mức độ
bao phủ BHYT trong dân vẫn chưa cao. Từ thực trạng đó, đề tài đã đưa ra một số đề
xuất giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy việc tham gia BHYT ở người dân, phấn đấu
đạt chỉ tiêu thực hiện BHYT theo lộ trình chính phủ đề ra.
Ngoài ra, phải kể đến công trình nghiên cứu của Tùng Anh với đề tài “Bảo
hiểm y tế toàn dân – thực trạng và kiến nghị” được đăng trên Tạp chí BHXH, kỳ 2,
tháng 1/2014. Theo bài viết này, tác giả đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong
quá trình triển khai thực hiện BHYT toàn dân và đưa ra những giải pháp, kiến nghị
sửa đổi, bổ sung Luật BHYT.
Như vậy, nhìn chung các đề tài nghiên cứu trên đều đề cập đến nhiều khía
cạnh khác nhau của BHYT. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tập trung vào điều
tra khảo sát việc tham gia BHYT ở một địa phương cụ thể theo hướng có sự quan
tâm của hoạt động công tác xã hội. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Việc tham gia chính
sách bảo hiểm y tế của người dân xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên”
là thực sự cần thiết và có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Chính sách
Thuật ngữ “chính sách” trên thực tế được sử dụng với nhiều định nghĩa khác
nhau.
Từ góc độ chính sách công có thể định nghĩa: chính sách là chương trình hành
động do các nhà lãnh đạo hay các nhà quản lý đưa ra để giải quyết một vấn đề nào
đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. (TS. Lê Chi Mai)
Hay chính sách là hoạt động chính trị, liên quan đến những mục tiêu cơ bản,
một chuỗi các hành động, một tập hợp các quy tắc và điều chỉnh. Có thể phân tích
chính sách theo nghĩa các giá trị, mục tiêu (targets), nguồn lực, phong cách và chiến
lược. (PGS.TS. Bùi Thế Cường – bài giảng chính sách xã hội).
Như vậy, khi nói đến chính sách xã hội luôn có các yếu tố sau:
Một chủ thể tạo dựng và thực thi chính sách
Các nhóm xã hội khác nhau bị tác động bởi chính sách
Một chính sách phân biệt đối xử giữa các nhóm xã hội

8


Mục tiêu chung của toàn hệ thống. (Vũ Cao Đàm – Đề cương bài giảng xã hội
học môi trường).
Trong đề tài này, chính sách được hiểu là chính sách công do Nhà nước ban
hành, bao gồm các cấp có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa
phương. Nó đối nghĩa với chính sách tư - chính sách riêng do các tổ chức, các
doanh nghiệp, các hiệp hội, đoàn thể đề ra để án dụng trong phạm vi của tổ chức,
doanh nghiệp, hiệp hội hay đoàn thể đó.
1.2.2. Chính sách xã hội
Đứng ở nhiều góc độ, các nhà nghiên cứu có những định nghĩa khác nhau về
chính sách xã hội, cụ thể như sau:
Chính sách xã hội là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước để thực hiện
và điều chỉnh những vấn đề xã hội đang được đặt ra đối với con người (con người ở

đây được xét theo góc độ con người xã hội, chứ không phải là con người kinh tế,
hay con người kỹ thuật…) để thỏa mãn hoặc phần nào đáp ứng các nhu cầu cuộc
sống chính đáng của con người, phù hợp với các đối tượng khác nhau, trong những
trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội của các thời kỳ nhất định, nhằm bảo đảm sự ổn
định và phát triển của xã hội…(Phạm Tất Dong - Chính sách xã hội).
Chính sách xã hội là loại chính sách được thể chế bằng pháp luật của Nhà
Nước thành một hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện pháp để
giải quyết những vấn đề xã hội nhất định, trước hết là những vấn đề xã hội liên
quan đến công bằng xã hội và phát triển an sinh xã hội, nhằm góp phần ổn định,
phát triển và tiến bộ xã hội. (PGS.TS.Lê Trung Nguyệt).
Chính sách xã hội trước hết là một khoa học, chính sách xã hội phải là thành
tựu của những sự nghiên cứu nghiêm túc của khoa học xã hội, trả lời những câu hỏi
của cuộc sống, ở dạng hoạt động thực tiễn của đặc thù này. Chính sách xã hội cần
được xem xét như một lĩnh vực khoa học đặc thù, bám chắc vào sự vận động của
thực tiễn, khoa học nghiên cứu về chính sách xã hội cần phải mạnh dạn trả lời
những câu hỏi đặt ra từ thực trạng kinh tế xã hội nước ta hiện nay. (GS.Phạm Như
Cương).
Chính sách xã hội được xem như một sự tác động của Nhà nước vào việc phân
phối và ổn định các hoàn cảnh sống cho con người thuộc các nhóm xã hội khác

9


nhau trong lĩnh vực thu nhập, việc làm, sức khỏe, nhà ở và giáo dục, trên cơ sở mở
rộng bình đẳng và công bằng xã hội trong một phối cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội
nhất định. (Bùi Thế Cường, 2002, Chính sách xã hội và Công tác xã hội ở Việt Nam
thập niên 90, NXB: KHXH).
Từ định nghĩa về chính sách xã hội nêu trên có thể thấy rằng khái niệm chính
sách xã hội bao gồm những yếu tố cơ bản hợp thành sau đây:
Thứ nhất, chủ thể đặt ra chính sách xã hội: tổ chức chính trị lãnh đạo. Ở nước

ta là Đảng Cộng sản, Nhà nước và các tổ chức hoạt động xã hội.
Thứ hai, nội dung các chính sách xã hội dựa trên những quan điểm, tư tưởng
chỉ đạo và thể chế nào?
Thứ ba, các đối tượng của các chính sách xã hội (chung, riêng, đặc biệt).
Thứ tư, những mục tiêu nhằm đạt tới.
Hay nói cách khác là cần trả lời bốn câu hỏi sau:
Ai đặt ra chính sách xã hội?
Đặt chính sách xã hội cho ai?
Nội dung của các chính sách xã hội là gì?
Chính sách xã hội nhằm mục đích gì?
(Bùi Đình Thanh, 2004, Xã hội học và Chính sách xã hội, NXB: KHXH).
Như vậy, có thể coi chính sách xã hội là sự tổng hợp các phương thức, các
biện pháp của Nhà nước, của các đảng phái và những tổ chức chính trị khác, nhằm
thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, phù hợp với trình độ phát triển
của đất nước về kinh tế, văn hoá, xã hội … Chính sách xã hội là sự cụ thể hoá và
thể chế hoá bằng pháp luật những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
1.2.3. An sinh xã hội
Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì ASXH “là sự đảm bảo thực hiện các quyền của
con người được sống trong hòa bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, phát
biểu, chứng kiến trong khuôn khổ luật pháp; được bảo vệ và bình đẳng trước pháp
luật những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già” (Mạc Văn
Tiến, năm 2011). Theo nghĩa hẹp, ASXH được hiểu là: “sự đảm bảo thu nhập và
một số điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho người lao động và gia đình họ khi bị
giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm;

10


cho những người già, cô đơn, trẻ mồ côi, người khuyết tật; những người nghèo đói
và những người bị thiên tai, dịch họa…” (Mạc Văn Tiến, 2011). Theo cách hiểu

này, ASXH là tổng thể các biện pháp để đảm bảo các quyền tối thiểu của con người.
Thuật ngữ Social Protection được hiểu là “hệ thống các chính sách can thiệp
của nhà nước (bảo hiểm xã hội/ trợ giúp xã hội) và tư nhân (các chế độ không theo
luật định hoặc của tư nhân) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao
năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm
hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội. (Viện Khoa
học Lao động & Xã hội, Tổ chức GIZ, 2011). Theo cách hiểu này, ASXH chính là
hệ thống các chính sách nhằm đảm bảo đời sống cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương trong xã hội.
Như vậy, từ những định nghĩa khác nhau của các nhà nghiên cứu, có thể hiểu
khái niệm an sinh xã hội như sau: An sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính
sách, các giải pháp của Nhà nước và cộng động nhằm trợ giúp mọi thành viên trong
xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế, xã hội làm suy giảm làm mất
nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả, không còn
sức lao động hay vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào hoàn cảnh nghèo
khổ, bần cùng hóa và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng thông qua
các hệ thống chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trợ giúp đặc biệt và trợ
giúp xã hội.
1.2.4. Bảo hiểm
Bảo hiểm là hoạt động là thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường cho
người tham gia bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản chi phí cho
chính anh ta hoặc người thứ ba; điều này có ý nghĩa là người tham gia bảo hiểm
chuyển gia một phần hoặc toàn bộ rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp khoản
phí để hình thành quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo
hiểm cho người tham gia bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm là những rủi ro mà người
tham gia đăng ký với người bảo hiểm.
1.2.5. Bảo hiểm y tế
1.2.5.1. Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về bảo hiểm y tế, cụ thể như sau:


11


Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe và là một trong 9 nội dung của bảo hiểm xã hội (BHXH) được
quy định tại Công ước 102 ngày 28/06/1952 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
về các tiêu chuẩn tối thiểu cho các loại trở cấp BHXH.
Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động
sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám
bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. (“Từ điển Bách khoa Việt Nam I xuất bản năm
1995” – Nhà xuất bản từ điển Bách khoa – trang 151).
Tuy nhiên, khái niệm bảo hiểm y tế thường được sử dụng phổ biến hiện nay
đó là: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối
tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi
nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện (Theo khoản 1, điều 2 Luật Bảo hiểm Y tế số
46/2014/QH13 ngày 13/06/2014 do Quốc hội ban hành).
1.2.5.2. Đặc điểm của bảo hiểm y tế
BHYT là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy
động đóng góp của người sử dụng lao động các tổ chức và cá nhân để thanh toán
chi phí khám, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT khi không may đau ốm. Chính vì
vậy mà nó là một tổ chức tự hạch toán không thu lợi nhuận nhằm phục vụ công tác
chăm sóc sức khỏe và công bằng xã hội trong khám, chữa bệnh.
Bản chất BHYT là sự san sẻ rủi ro, nhằm giảm nhẹ những khó khăn cho người
bệnh và gia đình họ khi không may mắc phải đau ốm, bệnh tật mà vẫn đảm bảo
được yêu cầu chữa trị tốt, giảm thiểu sự ảnh hưởng xấu đến kinh tế của gia đình họ,
góp phần chăm sóc sức khỏe cho dân cư
Việc triển khai BHYT có các đặc điểm cơ bản sau:
+ Đối tượng của BHYT là rộng rãi nhất vì vậy nó cũng phức tạp nhất, nếu
thực hiện tốt chính sách BHYT sẽ đảm bảo được quy luật lấy số đông bù số ít. Quy
luật này đối với bảo hiểm nói chung và BHYT nói riêng là vô cùng quan trọng. Nó

quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại của bảo hiểm. Nếu quy luật này được
đảm bảo nó sẽ là một trong những nhân tố quyết định đến sự tồn tại của BHYT.
+ BHYT là loại hình bảo hiểm mang tính chất nhân đạo, nó đáp ứng được nhu
cầu chăm sóc sức khỏe với chất lượng ngày càng cao đối với đại bộ phận dân cư.

12


×