Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng lực lượng quân sự địa phương trong kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.16 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

=========================

NGUYỄN QUANG BẮC

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO
XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ
ĐỊA PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

MÃ SỐ: 60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Đức

HÀ NỘI – 2012


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................. 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6
3.1. Đối tượng ............................................................................................ 6
3.2.Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 6
4.1.Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 6


4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................... 7
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ........................... 7
6. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................ 8
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 8
Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC
LƢỢNG QUÂN SỰ ĐỊA PHƢƠNG TỪ NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1949. .. 10
1.1. Bối cảnh lịch sử ................................................................................. 10
1.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Bắc
Ninh trước khi bước vào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. . 10
1.1.2. Khái quát về lực lượng quân sự địa phương Bắc Ninh trước ngày
toàn quốc kháng chiến (19/12/1946). .................................................... 16
1.1.3. Quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp. ..................................................................................... 20
1.2. Những chủ trương và biện pháp xây dựng lực lượng quân sự địa
phương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh. ......................................................... 24
1.2.1. Chủ trương.................................................................................. 24
1


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................. 4
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6
3.1. Đối tƣợng ............................................................................................ 6
3.2.Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 6
4.1.Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 6

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................... 7
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu ........................... 7
6. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................ 8
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 8
Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC
LƢỢNG QUÂN SỰ ĐỊA PHƢƠNG TỪ NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1949. .. 10
1.1. Bối cảnh lịch sử ................................................................................. 10
1.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Bắc
Ninh trƣớc khi bƣớc vào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc. . 10
1.1.2. Khái quát về lực lƣợng quân sự địa phƣơng Bắc Ninh trƣớc ngày
toàn quốc kháng chiến (19/12/1946). .................................................... 16
1.1.3. Quan điểm của Đảng và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng
lực lƣợng vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp. ..................................................................................... 20
1.2. Những chủ trƣơng và biện pháp xây dựng lực lƣợng quân sự địa
phƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh. ......................................................... 24
1.2.1. Chủ trƣơng.................................................................................. 24
1


1.2.2. Biện pháp.................................................................................... 30
1.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện ................................................................ 36
1.3.1. Tổ chức thực hiện ....................................................................... 36
1.3.2. Kết quả thực hiện xây dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng của
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh. ........................................................................ 43
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH TĂNG CƢỜNG LÃNH ĐẠO
LỰC LƢỢNG QUÂN SỰ ĐỊA PHƢƠNG TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM
1954. ............................................................................................................ 48
2.1. Những yêu cầu mới đối với việc xây dựng lực lƣợng quân sự địa
phƣơng tỉnh Bắc Ninh. ............................................................................. 48

2.1.1. Tình hình chiến trƣờng Bắc Ninh từ năm 1950 đến năm 1954. ... 48
2.1.2. Những yêu cầu mới..................................................................... 50
2.2. Những chủ trƣơng mới của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh ........................... 51
2.3. Hiện thực hóa chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh ....................... 54
2.3.1. Quá trình tổ chức thực hiện ......................................................... 54
2.3.2. Kết quả thực hiện ........................................................................ 74
Chƣơng 3:MỘT SỐ NHẬN XÉT, KINH NGHIỆM LỊCH SỬ VÀ
KIẾN NGHỊ. .............................................................................................. 81
3.1. Một vài nhận xét ................................................................................ 81
3.1.1. Những thành tựu và hạn chế của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh trong
công tác lãnh đạo xây dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng. .................. 81
3.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế ............................ 88
3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử ............................................................. 92
3.3. Một số kiến nghị .............................................................................. 101
KẾT LUẬN ............................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 108

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Ninh là một địa phƣơng có bề dày truyền thống về lịch sử và văn
hoá. Suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, quân và dân Bắc Ninh đã
cùng nhân dân cả nƣớc chống lại những kẻ thù hung bạo nhất của mọi thời
đại, góp phần làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Nơi đây còn là
nơi sản sinh ra nhiều làn điệu quan họ trữ tình, đằm thắm; là nơi đầu tiên Phật
giáo và Nho giáo du nhập vào nƣớc ta; nơi phát tích của nhà Lý và đặc biệt là
nơi sinh ra nhiều nhà cách mạng lỗi lạc, kiên trung của Đảng nhƣ: Nguyễn
Văn Cừ, Ngô Gia Tự,…

Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp trên, dƣới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân Bắc Ninh đã cùng với quân và dân
cả nƣớc lại tiếp tục viết nên những trang sử đỏ oanh liệt trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc.
Thực tiễn của các cuộc chiến tranh chống ngoại bang đã chứng minh,
bên cạnh sức mạnh của lực lƣợng quân chủ lực, chính quy thì lối đánh du kích
đã phát huy sở trƣờng của quân và dân ta, khoét sâu vào sở đoản của kẻ thù.
Nhận rõ ƣu điểm của lối đánh này, ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, Đảng ta đã chú trọng xây dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng, phát
huy cao độ sức mạnh của lối đánh du kích. Thực hiện chủ trƣơng trên của
Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã lãnh đạo xây dựng lực lƣợng quân sự địa
phƣơng không ngừng lớn mạnh, chiến đấu và trƣởng thành, làm nên những
chiến công vang dội góp phần cùng quân, dân cả nƣớc chiến đấu và chiến
thắng thực dân Pháp xâm lƣợc.
Quá trình Đảng bộ Bắc Ninh lãnh đạo xây dựng lực lƣợng quân sự địa
phƣơng trên địa bàn của Tỉnh đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu.

3


Những bài học này cho tới nay vẫn còn có ý nghĩa thiết thực đối với công
cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo xây dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng
trong kháng chiến chống thực dân Pháp dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Bắc Ninh vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống. Do vậy, việc
nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với quá trình xây dựng
lực lƣợng quân sự địa phƣơng, qua đó rút ra kinh nghiệm để vận dụng vào sự
nghiệp củng cố quốc phòng hiện nay là rất cần thiết. Đồng thời, kết quả
nghiên cứu cũng là tài liệu góp phần thiết thực vào việc giáo dục truyền thống

yêu quê hƣơng, đất nƣớc cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Với những lý do trên, học viên chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
lãnh đạo xây dựng lực lượng quân sự địa phương trong kháng chiến chống
thực dân Pháp (1946-1954)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học lịch
sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu có đề cập tới vấn đề
này nhƣ:
Năm 1992, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Bắc xuất bản cuốn “Lịch sử
Quân sự Hà Bắc”, tập I, đã trình bày có hệ thống quá trình hình thành, hoạt
động và trƣởng thành của lực lƣợng quân sự tỉnh Hà Bắc. Tuy nhiên, cuốn
sách mới chỉ dừng lại ở việc tái hiện lại những hoạt động quân sự của lực
lƣợng này ở Hà Bắc (bao gồm Bắc Ninh và Bắc Giang), chƣa chỉ rõ và đi sâu
nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Bắc Ninh đối với việc xây dựng lực
lƣợng quân sự địa phƣơng của Tỉnh.
Đến năm 1998, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh xuất bản cuốn
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh”, tập I. Cuốn sách đã đề cập tới những chủ

4


trƣơng, chính sách của Đảng bộ Tỉnh một cách khái quát, toàn diện, không đi
sâu vào vấn đề xây dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng. Vấn đề này chỉ đƣợc
đề cập đến một cách rời rạc, không có hệ thống.
Năm 2000, Ban chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh đã xuất bản cuốn “ Bắc
Ninh - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954”. Cuốn sách đã
đề cập khái quát mọi mặt kháng chiến của quân và dân Bắc Ninh, song chƣa
làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với việc xây dựng
lực lƣợng quân sự địa phƣơng.
Năm 2004, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh xuất bản cuốn sách về

“Tổng kết chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân tỉnh Bắc Ninh trong
kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống chiến tranh phá hoại của giặc
Mỹ (1965-1972)”. Trong cuốn sách này, nội dung chỉ tập trung tổng kết kinh
nghiệm lãnh đạo chiến tranh du kích, tìm hiểu sâu về những hình thức tác
chiến của lực lƣợng vũ trang đã đƣợc vận dụng, song không đề cập tới vai trò
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với việc xây dựng lực lƣợng quân sự
địa phƣơng.
Gần đây, năm 2005, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thuý Quỳnh mang
tựa đề “Những hoạt động quân sự của nhân dân Bắc Ninh góp phần vào cuộc
kháng chiến chống Pháp (1946-1954) cũng có đề cập tới lực lƣợng quân sự
địa phƣơng của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn này. Tuy nhiên, cuốn luận văn
chủ yếu là tái hiện lại những hoạt động của lực lƣợng quân sự địa phƣơng,
song không làm rõ vai trò của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh trong việc lãnh đạo, chỉ
đạo xây dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng của Tỉnh.
Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có các cuốn lịch sử đảng bộ
địa phƣơng của các huyện-thị nhƣ: “Lịch sử Đảng bộ huyện Từ Sơn”, xuất
bản năm 1996; “Lịch sử Đảng bộ huyện Gia Lương”, xuất bản năm 1998;
“Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Võ”, xuất bản năm 2000… hay các cuốn lịch sử

5


xã-phƣờng nhƣ: “Thị Cầu, những chặng đường lịch sử vẻ vang”, xuất bản
năm 1996; “Lịch sử xã Phú Hoà”, xuất bản năm 1997; “Lịch sử xã Nhân
Thắng”, xuất bản năm 2000; “Lịch sử xã Đình Bảng”, xuất bản năm
2001…cũng có đề cập tới những khía cạnh của đề tài này, nhƣng đều chƣa
làm rõ đƣợc vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Bắc Ninh trong suốt quá trình lực
lƣợng quân sự địa phƣơng hình thành và phát triển.
Nhƣ vậy, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn
diện và có hệ thống về quá trình Đảng bộ Bắc Ninh lãnh đạo xây dựng lực

lƣợng quân sự địa phƣơng trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Song
những công trình nói trên thực sự là nguồn tƣ liệu quý để học viên tham khảo,
phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng
Đề tài tập trung nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
đối với việc xây dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng trong kháng chiến chống
thực dân Pháp (1946-1954).
3.2.Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: từ 1946 đến năm 1954
- Không gian: Trong phạm vi tỉnh Bắc Ninh ( theo địa giới hành chính
từ năm 1946 đến năm 1954).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.Mục đích nghiên cứu
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với việc xây dựng
lực lƣợng quân sự địa phƣơng trong kháng chiến chống thực dân Pháp (19461954), qua đó rút ra kinh nghiệm để vận dụng vào công cuộc củng cố quốc
phòng hiện nay.

6


4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày rõ bối cảnh lịch sử và sự ảnh hƣởng của nó tới công tác
lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng của Đảng
bộ Tỉnh.
- Làm rõ chủ trƣơng, biện pháp của Đảng bộ Bắc Ninh đối với việc xây
dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng của Tỉnh trong kháng chiến chống thực
dân Pháp.
- Tái hiện lại quá trình phát triển của lực lƣợng quân sự địa phƣơng ở
Bắc Ninh dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh trong thời kỳ kháng chiến

chống thực dân Pháp (1946 – 1954).
- Tổng kết đƣợc kết quả, ý nghĩa và rút ra bài học kinh nghiệm trong
việc lãnh đạo xây dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng của Đảng bộ Bắc Ninh,
góp phần hoàn thiện hơn công tác này trong giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đƣờng lối của Đảng về chiến
tranh nhân dân, xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân, xây dựng lực lƣợng
quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng.
* Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng những phƣơng pháp cơ bản nhƣ: phƣơng pháp lịch
sử, phƣơng pháp lô gíc, phƣơng pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, phân
loại,… Trong đó các phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgíc là các
phƣơng pháp chính.

7


* Nguồn tƣ liệu:
- Những chủ trƣơng của Đảng về xây dựng lực lƣợng quân sự địa
phƣơng trong Văn kiện Đảng toàn tập (Tập 8 đến tập 15), Nxb Chính trị quốc
gia.
- Các nghị quyết và báo cáo về lực lƣợng quân sụ địa phƣơng trong giai
đoạn 1946 - 1954 đƣợc lƣu trữ tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh và các
thƣ viện khác.
- Các công trình nghiên cứu có liên quan do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà
Bắc và Bắc Ninh biên soạn.
- Lịch sử Đảng bộ Tỉnh, huyện – thị xã và các xã – phƣờng- thị trấn của
tỉnh Bắc Ninh .
- Các bản hồi ký của các nhà cách mạng tham gia hoạt động thời kỳ đó.

6. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về quá trình lãnh
đạo xây dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh trong
kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954.
- Luận văn đánh giá, khái quát những thành tựu và hạn chế trong quá
trình lãnh đạo xây dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng của Đảng bộ Bắc Ninh
từ 1946 đến 1954. Từ đó đúc kết một số kinh nghiệm nhằm góp phần vào
công tác xây dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng và củng cố quốc phòng ở
Bắc Ninh hiện nay.
- Luận văn cung cấp thêm tƣ liệu cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch
sử địa phƣơng Bắc Ninh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục,
luận văn đƣợc kết cấu 3 chƣơng, 8 tiết:

8


Chƣơng 1

Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo xây dựng lực lƣợng quân sự
địa phƣơng từ năm 1946 đến năm 1949.

Chƣơng 2

Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh tăng cƣờng lãnh đạo lực lƣợng quân sự
địa phƣơng từ năm 1950 đến năm 1954.

Chƣơng 3


Một số nhận xét, kinh nghiệm lịch sử và kiến nghị.

9


Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG
QUÂN SỰ ĐỊA PHƢƠNG TỪ NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1949.
1.1. Bối cảnh lịch sử
1.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh
Bắc Ninh trước khi bước vào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
* Khái quát đặc điểm tự nhiên:
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Phía bắc và đông bắc
tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang, phía đông và đông nam tiếp giáp với tỉnh Hải
Dƣơng và Hƣng Yên, phía tây và tây bắc tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị
trí này, Bắc Ninh chính là cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, án ngữ đƣờng
quốc lộ 1A huyết mạch từ thủ đô Hà Nội đi Lạng Sơn và đƣờng quốc lộ số 5
từ Hà Nội đi Hải Phòng. Tháng 10 năm 1895 thực dân Pháp đã quyết định
thành lập tỉnh Bắc Ninh. Kể từ đó đến năm 1945, tỉnh Bắc Ninh ổn định với
10 phủ, huyện là: phủ Từ Sơn, phủ Thuận Thành và các huyện Gia Lâm, Văn
Giang, Gia Bình, Lang Tài, Quế Dƣơng, Võ Giàng, Tiên Du và Yên Phong [
23, tr.11-12].
Đến ngày 28 tháng 11 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số
263-SL, quyết định huyện Gia Lâm và xã Ngọc Thụy sáp nhập vào tỉnh Hƣng
Yên; ngày 7 tháng 11 năm 1949 toàn bộ huyện Gia Lâm lại đƣợc sáp nhập trở
lại tỉnh Bắc Ninh.
Đến tháng 8 năm 1950, hai huyện Gia Bình và Lang Tài đƣợc sáp nhập
thành huyện Gia Lƣơng; năm 1954, thị trấn Gia Lâm và các xã Hoàng Tiến,
Việt Hƣng, Long Biên, Ngọc Thụy đƣợc sáp nhập vào thủ đô Hà Nội theo
nghị định số 420-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ [23, tr.13].

Tỉnh Bắc Ninh có những đặc điểm về khí hậu tự nhiên nhƣ sau:

10


- Về khí hậu:
Bắc Ninh có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là
23,5 độ C, cao nhất là 38,4 độ C và thấp nhất là 4,8 độ C. Lƣợng mƣa tập
trung từ tháng 6 đến tháng 8. Khí hậu chia làm bốn mùa rõ rệt trong năm là
xuân, hạ, thu, đông.
- Về sông ngòi:
Bắc Ninh có hệ thống sông ngòi dày đặc. Bên cạnh những con sông lớn
nhƣ: sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình và sông Hồng thì Bắc Ninh còn
rất nhiều sông nhỏ phân tán khắp trong tỉnh nhƣ: sông Ngũ Huyện Khê ( chảy
qua Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du), sông Tiêu Tƣơng, ngòi Tào Khê (chảy qua
Từ Sơn, Tiên Du), sông Dâu (chảy qua huỵên Thuận Thành), sông Ngụ (chảy
qua Gia Bình và Lƣơng Tài). Với hệ thống sông ngòi dày đặc này, Bắc Ninh
không chỉ có điều kiện phát triển mạnh năng suất lƣơng thực thực phẩm mà
còn có điều kiện xây dựng các tuyến phòng thủ quân sự phục vụ cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.
- Về địa hình:
Bắc Ninh có địa hình cơ bản là đồng bằng bằng phẳng, thỉnh thoảng
xen kẽ các dãy đồi núi thấp nhƣ: núi Chè, Bồng Lai, Long Khám, Đông Sơn,
Vân Trinh, Cổ Miễu…Ngoài ra còn có rất nhiều gò đồi nhƣ ở Yên Phụ (Yên
Phong), Tam Sơn(Từ Sơn), Đông Du (Quế Võ),…Hệ thống đồi núi này cũng
có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thế trận chiến tranh du kích trong
kháng chiến chống thực dân Pháp.
Do chủ yếu là đồng bằng với nhiều sông ngòi nên đất đai ở Bắc Ninh
chủ yếu là đất phù sa với hai loại là phù sa cổ (ở trong các con đê) và phù sa
đƣợc bồi đắp hàng năm (ở ngoài các con đê). Đây là điều kiện tốt để phát

triển kinh tế nông nghiệp, góp phần cung cấp lƣơng thực thực phẩm tại chỗ
khi xây dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng của Tỉnh.

11


* Về kinh tế:
Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi nên nền kinh tế
của tỉnh Bắc Ninh phát triển đa dạng.
Về sản xuất nông nghiệp:
Tỉnh Bắc Ninh chủ yếu phát triển lúa gạo với hai vụ chính là vụ chiêm
và vụ mùa, ngoài ra còn sản xuất các loại hoa mầu nhƣ: hành, tỏi, khoai lang,
khoai tây, ngô…vào vụ đông. Bên cạnh việc canh tác cây trồng thì nhân dân
trong tỉnh cũng phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản dựa vào mạng lƣới
ao hồ, sông ngòi dày đặc. Nhiều câu ngạn ngữ đã phản ánh mặt hoạt động này
nhƣ: “cua đồng Cháy, cá gáy đồng Chờ”, “cua Vệ Xá, cá Thất Gian”…Các
hoạt động sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp
lƣơng thực thực phẩm cho lực lƣợng quân sự địa phƣơng Bắc Ninh trong suốt
quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp
Sản xuất thủ công nghiệp
Tỉnh Bắc Ninh không chỉ phát triển kinh tế nông nghiệp mà còn có các
nghề thủ công nghiệp lâu đời phát triển nhƣ: nghề gốm ở Bát Tràng, Phù
Lãng; nghề đúc đồng ở Đại Bái, làng Vó (Quảng Bố); nghề sắt ở Đa Hội, Ân
Phú, Nga Hoàng, Thị Cầu; nghề làm cày bừa ở Đông Xuất, nghề dệt vải lụa ở
Nội Duệ, Lũng Giang, Tam Tảo, Tam Sơn, Ninh Hiệp, Thống Thƣợng, Lãng
Ngâm…; nghề nung gạch ngói ở làng Tấn Bào, Lũng Giang, Vĩnh Kiều,
Xuân Ổ; nghề làm đồ gỗ ở Hƣơng Mạc, Kim Thiều, Phù Khê, Đồng Kỵ; nghề
sơn mài ở Đình Bảng, Nội Trì, Bình Cầu, Lam Cầu, Đỉnh Cƣơng, Phù Dực;
nghề làm hàng mã ở Đông Hồ, nghề làm giấy dó ở Phong Khê, nghề ép dầu ở
Đại Đình, Phuợng La, Tiên Hội, Phấn Động, Thanh Hoài; nghề dát vàng ở

làng Kiêu Kỵ, nghề làm mực và bút lông ở làng Tƣ Thế…Các ngành nghề thủ
công , nhất là nghề sắt đã góp phần quan trọng trong việc rèn đúc vũ khí tự
tạo phục vụ các hoạt động quân sự bảo vệ xóm làng ở địa phƣơng.

12


Về thương nghiệp:
Do có vị trí địa lý thuận lợi nên thƣơng nghiệp ở Bắc Ninh rất phát
triển. Từ lâu ở Bắc Ninh đã hình thành nên các làng buôn nổi tiếng nhƣ: Đa
Ngƣu, Phù Ninh buôn thuốc bắc; làng Phù Lƣu, Đình Bảng, Nội Duệ buôn
the, lụa, vải; làng Đồng Tỉnh buôn thuốc lào, trầu, cau… Hệ thống chợ phiên
ở Bắc Ninh cũng phát triển rộng khắp nhƣ: chợ Dâu, chợ Thị Cầu, chợ Khám,
chợ Ngọc Khám (Bảo Khám), chợ Gia Đông ở Thuận Thành; chợ phủ Thuận
An, chợ Nội Chì (Yên Phong), chợ Đại Bái (Gia Bình); chợ Quán, chợ Sơn
(Tiên Du), chợ Giầu (Từ Sơn)… Nền kinh tế của Bắc Ninh đã sớm phát triển
tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp của cải vật chất để xây dựng lực
lƣợng quân sự địa phƣơng vững mạnh.
Tuy nhiên, khi bƣớc vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tình
hình kinh tế của tỉnh Bắc Ninh rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn bởi hậu
quả của những chính sách bóc lột tàn bạo do Pháp-Nhật để lại. Thêm vào đó
là tình hình thiên tai, lũ lụt nên đời sống của nhân dân trong tỉnh càng kiệt
quệ. Thời gian này, cống Vực Đê (sông Cà Lồ) bị vỡ làm lụt năm huyện ở
phía bắc tỉnh là: Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du, Võ Giàng, Quế Dƣơng và thị
xã Bắc Ninh, phá hủy rất nhiều nhà cửa và hoa mầu.
Với những khó khăn trên đã làm ảnh hƣởng tới việc huy động sức
ngƣời, sức của cho công tác xây dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng của
Tỉnh.
* Về chính trị:
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng còn non

trẻ ở vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Ta chƣa có thời gian củng cố chính
quyển, trong khi đó, những thế lực thù trong giặc ngoài núp dƣới những vỏ
bọc khác nhau lăm le định cƣớp chính quyền.

13


Ở Bắc Ninh, quân Tƣởng đóng tại các vị trí Trại Cao, Đáp Cầu. Theo
sau quân Tuởng là bọn Quốc Dân Đảng hoạt động ráo riết, chống phá cách
mạng bằng nhiều hình thức nhƣ: Uy hiếp, bắt cóc cán bộ, mít tinh, lôi kéo
quần chúng… chúng đặt trụ sở công khai ở Đáp Cầu, thị xã Bắc Ninh và Gia
Lƣơng.
Về vấn đề tôn giáo, trong thời kỳ ta chuẩn bị bƣớc vào cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, tình hình tôn giáo ở Bắc Ninh rất phức tạp, đặc
biệt là Thiên Chúa Giáo. Bọn phản động đã đội lốt tôn giáo, tập hợp quần
chúng ở nhà thờ Tử Nê (Gia Lƣơng) để tuyên truyền phản cách mạng.
Trƣớc tình hình trên, tháng 11 năm 1945, Hội nghị Đại biểu Đảng bộ
Bắc Ninh họp tại thôn Đạo Tú, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành nhằm đề ra
biện pháp khắc phục những khó khăn trƣớc mắt, củng cố và bảo vệ chính
quyền cách mạng.
Đến cuối năm 1945, hệ thống chính quyền cách mạng lâm thời đã đƣợc
thiết lập. Trong thành phần Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời ở các huyện
có đại biểu của Việt Minh, đại biểu các ngành, các giới và một số thân hào
nhân sĩ yêu nƣớc tham gia. Đồng thời Tỉnh ủy chú trọng việc xây dựng, củng
cố các tổ chức mặt trận Việt Minh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông
dân Cứu quốc…
Sau khi giành đƣợc chính quyền, Chính phủ lâm thời đã gấp rút chuẩn
bị cho bầu cử Quốc hội. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc bầu cử quốc hội đã
đƣợc tiến hành. Tại Bắc Ninh, cuộc bầu cử diễn ra sôi nổi và nghiêm túc. 90%
cử tri ở Bắc Ninh đã thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Các cử tri ở

Bắc Ninh đã bầu đƣợc 8 ngƣời trong 74 đại biểu ứng cử.
Đến ngày 26 tháng 4 năm 1946, Bắc Ninh lại tiến hành bầu cử Hội
đồng nhân dân tỉnh. Trong lần bầu cử này, 26 đại biểu đã trúng cử, đồng chí
Bạch Di đƣợc bầu làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh. Cuối năm 1946, Ủy

14


ban Hành chính đƣợc xây dựng từ tỉnh xuống xã. Mỗi xã đều hình thành hai
ủy ban là: Ủy ban Hành chính và Ủy ban Kháng chiến. Tiếp đó, Tỉnh tiếp tục
bầu cử Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã và cũng thu đƣợc kết quả tốt đẹp.
Từ ngày 1 tháng 8 năm 1946 đến ngày 19 tháng 12 năm 1946, thực dân
Pháp liên tục quấy rối và khiêu khích, vi phạm Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng
3. Chúng tổ chức kéo quân từ Hà Nội về Bắc Ninh chiếm đóng. Trong thời
gian này, những xô xát giữa ta và Pháp đã xuất hiện gây nên một số thƣơng
vong cho cả hai bên.
Nhƣ vậy, về mặt chính trị, bên cạnh những khó khăn nhƣ: các thế lực
thù địch núp dƣới nhiều hình thức chống phá cách mạng, chính quyền non trẻ
chƣa có thời gian củng cố thì Tỉnh cũng có những thuận lợi nhƣ: Chính quyền
lâm thời từng bƣớc đƣợc củng cố, hoạt động bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy
ban Hành chính diễn ra tốt đẹp, nhân dân vừa giành đƣợc chính quyền và
đƣợc thực hiện quyền làm chủ đất nƣớc nên tin tƣởng vào Đảng, vào Chính
quyền. Đây là những điểm thuận lợi để Đảng bộ tỉnh lãnh đạo xây dựng lực
lƣợng quân sự địa phƣơng vững mạnh và rộng khắp.
Về văn hóa:
Bắc Ninh là vùng đất có nền văn hóa phát triển lâu đời, là nơi địa linh,
nhân kiệt. Tại đây, đạo Phật và Nho giáo đã du nhập vào từ những năm đầu
Công nguyên và phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, ở Bắc Ninh còn có đạo Lão,
đạo Thiên Chúa cũng tƣơng đối phát triển. Từ năm 1075 đến năm 1901, Bắc
Ninh có 432 ngƣời đỗ tiến sĩ, trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Nhƣng đến

đầu thế kỷ 20, dƣới sự thống trị của thực dân – phong kiến, 90% dân số mắc
nạn mù chữ vì vậy đến đầu năm 1945, thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà
nƣớc, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện phong trào Bình dân học vụ một cách sôi
nổi nhằm “diệt giặc dốt”. Cho đến năm 1946, toàn tỉnh đã có 55.000 ngƣời
thoát nạn mù chữ, đến đầu năm 1947 con số này là 180.762 ngƣời [4, tr.152].

15


Bên cạnh các lớp Bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ thì hệ thống các
trƣờng học phổ thông cũng đƣợc mở rộng và thu hút rất nhiều học sinh tham
gia.
Truyền thống văn hóa lâu đời của Bắc Ninh góp phần làm nền tảng
thúc đẩy sự nỗ lực học tập của nhân dân Bắc Ninh, chống lại và vƣợt qua
chính sách “ngu dân” của thực dân Pháp, là cơ sở để cung cấp những hạt nhân
có năng lực chuyên môn và nhận thức chính trị cho lực lƣợng quân sự địa
phƣơng, tạo điều kiện cho lực lƣợng này của Tỉnh phát triển vững mạnh và
rộng khắp.
1.1.2. Khái quát về lực lượng quân sự địa phương Bắc Ninh trước
ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946).
Khái niệm về lực lƣợng quân sự địa phƣơng:
Theo cách hiểu chung, lực lƣợng quân sự địa phƣơng là lực lƣợng vũ
trang ở địa phƣơng. Lực lƣợng này gồm có bộ đội địa phƣơng ở cấp tỉnh
(thành phố trực thuộc trung ƣơng), bộ đội địa phƣơng quận, huyện, (thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh) và dân quân tự vệ ở cấp xã (phƣờng, thị trấn), có
nhiệm vụ làm nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân
ở địa phƣơng.
Trong tác phẩm “Mấy vấn đề quân sự địa phương trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” của Thƣợng tƣớng Nguyễn Quyết, lực lƣợng quân
sự địa phƣơng cũng đƣợc chỉ rõ là “lực lƣợng chiến đấu trực tiếp, kịp thời và

có hiệu quả lớn ở từng khu vực tác chiến bảo vệ địa phƣơng, là lực lƣợng hậu
bị hùng hậu sẵn sàng bổ sung cho bộ đội chủ lực, chi viện cho tiền tuyến” [86,
tr.159]. Trung tƣớng Lê Quang Hòa một lần nữa làm rõ thêm về lực lƣợng
quân sự địa phƣơng trong tác phẩm “Quân sự địa phương – Sự hình thành và
phát triển” khi khẳng định “Trƣớc đây, các địa phƣơng và lực lƣợng quân sự
địa phƣơng đã giữ vị trí chiến lƣợc quan trọng trong chiến tranh nhân dân, là

16


một trong những nhân tố trọng yếu quyết định thắng lợi của chiến tranh. Ngày
nay, vị trí chiến lƣợc của các địa phƣơng và lực lƣợng quân sự địa phƣơng lại
càng trở nên trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng đất nƣớc và bảo vệ đất nƣớc,
phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng” [55, tr.89].
Nhƣ vậy, với các cách hiểu nhƣ trên, khái niệm lực lƣợng quân sự địa
phƣơng hoàn toàn đồng nhất với khái niệm lực lƣợng vũ trang địa phƣơng
trong Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, do Trung tâm Từ điển Bách
khoa Quân sự của Bộ Quốc phòng biên soạn, Nhà xuất bản Quân đội Nhân
dân xuất bản năm 2004, lực lƣợng quân sự địa phƣơng đƣợc hiểu là: “Lực
lượng vũ trang nhân dân địa phương, bộ phận của lực lượng vũ trang nhân
dân Việt Nam, gồm bộ đội địa phương và dân quân tự vệ; là công cụ bảo vệ
nhân dân, bảo vệ Đảng và chính quyền, góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã
hội, xây dựng địa phương vững mạnh, làm nòng cốt của quốc phòng toàn dân
và chiến tranh nhân dân ở địa phương, phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực
trong hoạt động tác chiến và các hoạt động khác. Lực lượng vũ trang nhân
dân địa phương do cấp ủy Đảng cộng sản Việt Nam ở địa phương chỉ huy và
cơ quan quân sự cấp trên chỉ đạo”. [86, tr.630]
Sự ra đời của lực lƣợng quân sự địa phƣơng Bắc Ninh:
Ngay sau khi Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Hƣơng Cảng
kết thúc (tháng 2 năm 1930) [4, tr.49], Đảng bộ Đông Dƣơng Cộng sản Đảng

Bắc Ninh – Bắc Giang cũng đƣợc chuyển thành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt
Nam Bắc Ninh – Bắc Giang. Từ đây, Đảng bộ Tỉnh đã từng bƣớc tiến hành
xây dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng, chuẩn bị cho công cuộc đứng lên
giành chính quyền về tay nhân dân.
Trong thời kỳ 1936 – 1939, dƣới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng địa
phƣơng, các tổ chức quần chúng dân chủ từng bƣớc đƣợc thành lập. Đến giữa
năm 1938, phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng phát triển với

17


những hình thức đa dạng nhƣ: Hội hiếu, hội hỉ, hội đồng tuế, hội hát trống
quân, hội tập võ, hội thợ cấy, hội thợ cầy, hội đọc sách báo...Những tổ chức
hội này không những có vai trò tập hợp quần chúng dƣới ngọn cờ của Mặt
trận Dân chủ Đông Dƣơng đòi dân chủ, dân sinh, cơm áo, hòa bình trƣớc mắt
mà còn có vai trò tập dƣợt quần chúng đấu tranh chính trị, làm nền tảng để
xây dựng lực lƣợng quân sự, tiến lên giành chính quyền trong giai đoạn sau.
Bƣớc sang thời kỳ 1939 – 1945 (đặc biệt sau Hội nghị Trung ƣơng lần
thứ 8 (tháng 5 năm 1941), dƣới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng địa phƣơng,
các tổ chức quần chúng phản đế đƣợc phát triển sâu rộng trong địa bàn cả
tỉnh. Nhiều hoạt động vũ trang đã diễn ra tiêu biểu là hoạt động của các tổ
chức quần chúng đấu tranh đánh đổ tuần giáp, thành lập tuần dân, nhằm bảo
vệ cách mạng, bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng. Trên cơ sở của lực
lƣợng tuần dân, lực lƣợng tự vệ ở Bắc Ninh đã đƣợc hình thành và ngày càng
phát triển, nhất là tại những làng có cơ sở mạnh nhƣ Liễu Khê (Thuận Thành),
Trung Mầu (Tiên Du). Trƣớc tình hình chuyển biến của phong trào cách
mạng trong nƣớc và thế giới, từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 2 năm 1943, Ban
Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng đã họp tại Võng La (Đông Anh) để bàn kế
hoạch chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang. Thực hiện Nghị quyết của Ban
Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng, Đảng bộ Bắc Ninh đã đƣa ra nhiều chủ trƣơng

để phát triển phong trào, trong đó có chủ trƣơng xây dựng lực lƣợng quân sự
địa phƣơng của Tỉnh. Qua hơn một năm tích cực chuẩn bị, các cơ sở vũ trang
đã dần đƣợc hình thành. Tính đến tháng 6 năm 1943, toàn tỉnh Bắc Ninh đã
xây dựng đƣợc 5 đội tự vệ với trên 30 đội viên [23, tr. 66]. Đến cuối năm
1944, phong trào xây dựng tự vệ phát triển mạnh, có những xã nhƣ Liễu Khê
(Thuận Thành), Trung Mầu (Tiên Du) mỗi xã đã tập hợp đƣợc hàng chục đội
viên. Trong Cao trào Kháng Nhật cứu nƣớc, lực lƣợng tự vệ của Bắc Ninh đã
làm nòng cốt hỗ trợ quần chúng đánh Nhật trên địa bàn của Tỉnh.

18


Trƣớc yêu cầu của phong trào cách mạng, ngoài các đội tự vệ, đến ngày
5 tháng 4 năm 1945, Tỉnh ủy Bắc Ninh quyết định thành lập hai đội võ trang
tuyên truyền xung phong làm nhiệm vụ gây dựng cơ sở và phát triển lực
lƣợng, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Một đội có nhiệm vụ hoạt động ở
Thuận Thành – Gia Lâm – Từ Sơn, một đội có nhiệm vụ hoạt động ở Quế
Dƣơng – Võ Giàng – Gia Bình.
Đến tháng 8 năm 1945, lực lƣợng tự vệ trong Tỉnh đã phát triển rất
mạnh. Lực lƣợng này đã tổ chức một số trận đánh địch trên nhiều địa bàn nhƣ
ở Tam Á, các xã dọc đê Thái Bình thuộc huyện Gia Bình, Lang Tài, Quế
Dƣơng, Kim Sơn, Phú Thụy (Gia Lâm), Nguyệt Đức (Thuận Thành)…
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Ninh triệu tập
hội nghị tại làng Liễu Khê. Thành phần dự họp gồm cán bộ thuộc ba huyện
Nam phần: Gia Lâm, Văn Lâm, Thuận Thành. Hội nghị đã phân tích tình hình
chính trị ở địa phƣơng và đề ra nhiệm vụ: tích cực chuẩn bị lực lƣợng chính
trị và lực lƣợng vũ trang để tiến tới giành chính quyền trong toàn tỉnh.
Thực hiện nhiệm vụ do Hội nghị đề ra, các địa phƣơng đều tiến hành
thành lập các đội tự vệ, sắm sửa vũ khí và tổ chức luyện tập chuẩn bị lực
lƣợng để nổi dậy khi thời cơ đến.

Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, lực lƣợng quân sự địa
phƣơng Bắc Ninh đã tham gia làm nòng cốt để lực lƣợng chính trị đứng lên
giành chính quyền thắng lợi trong phạm vi toàn tỉnh.
Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1946, lực lƣợng quân sự địa phƣơng ở
Bắc Ninh đã có những chuyển biến lớn. Nhiều đơn vị tự vệ đã chuyển thành
du kích, phong trào mua sắm vũ khí, luyện tập quân sự và tự học tập chính trị
diễn ra rất sôi nổi. Thời kỳ này, đa số những đảng viên Cộng sản trẻ đều tham
gia trực tiếp vào lực lƣợng vũ trang, nhiều hình thức tổ chức vũ trang đã đƣợc
hình thành nhƣ: lão du kích, nữ du kích, thiếu niên du kích…

19


Thời gian này, có những nơi nhƣ Gia Lâm đã xây dựng đƣợc đại đội,
trung đội du kích tập trung sẵn sàng chiến đấu trên địa bàn địa phƣơng và bổ
sung cho các đơn vị của tỉnh khi có yêu cầu.
Đến tháng 11 năm 1946, tỉnh Bắc Ninh thành lập đội “cảm tử quân”
gồm 200 chiến sĩ vốn là tự vệ nhà máy xe lửa Gia Lâm và tự vệ của các làng
thuộc đặc khu Ngọc Thụy. Đội “cảm tử quân” này do đồng chí Lê Hồng làm
chỉ huy trƣởng, đồng chí Lê Minh Nghĩa làm chỉ huy phó, sau đó đồng chí
Đặng Việt Châu đƣợc trên điều về làm chính trị viên.
Tuy lực lƣợng quân sự địa phƣơng thời gian này tƣơng đối phát triển về
số lƣợng nhƣng trang bị còn rất thô sơ, thiếu thốn, vì thế đã hạn chế sức mạnh
của lực lƣợng khi tác chiến.
Sự ra đời và phát triển của các đội tự vệ, du kích trên đã tạo ra những
tiền đề cho Đảng bộ Bắc Ninh củng cố và phát triển lực lƣợng lƣợng quân sự
địa phƣơng khi kháng chiến toàn quốc nổ ra.
1.1.3. Quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp.

Chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã có những chủ trƣơng kịp thời trong vấn đề xây dựng lực
lƣợng vũ trang:
* Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo toàn diện, trực tiếp lực
lượng vũ trang nhân dân.
Ngay từ khi ra đời, Đảng đã chủ trƣơng xây dựng lực lƣợng vũ trang
nhân dân và lãnh đạo trực tiếp lực lƣợng này. Trong Chánh cương vắn tắt của
Đảng tháng 2 năm 1930, Đảng đã khẳng định phải tổ chức quân đội công
nông, phải sử dụng lực lƣợng bạo lực cách mạng để đánh đổ bạo lực phản
cách mạng của kẻ thù. Đến năm 1935, tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất của

20


Đảng, quan điểm về nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diên lực lƣợng
vũ trang lại đƣợc khẳng định. Các đội tự vệ công nông đƣợc đặt dƣới sự chỉ
huy thống nhất của Trung ƣơng Quân ủy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đến
ngày 22-12-1944, khi Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đƣợc
thành lập, Đảng cũng chủ trƣơng tiếp tục đặt Đội dƣới sự lãnh đạo của Đảng,
trong Đội cử một đồng chí làm chính trị viên chuyên trách bên cạnh Đội
trƣởng.
Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nguyên tắc Đảng
lãnh đạo trực tiếp, toàn diện lực lƣợng vũ trang luôn đƣợc duy trì và giữ vững
nhằm đảm bảo cho lực lƣợng này giữ vững bản chất của giai cấp công nhân,
thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ do Đảng và nhân dân giao phó.
* Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân phải triệt để dựa vào dân.
Trong công tác xây dựng lực lƣợng vũ trang, Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng có những quan điểm chỉ đạo quý báu, góp phần xây dựng lực lƣợng vũ
trang ngày càng phát triển vững mạnh. Ngƣời đã chỉ ra vai trò của việc xây
dựng nền tảng chính trị cho lực lƣợng vũ trang. Ngƣời cho rằng: “Quân sự

phục tùng chính trị” [66, tr. 507]. Ngƣời còn phân tích “quân sự mà không có
chính trị nhƣ cây không có gốc, vô dụng lại có hại” [69, tr. 555].
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng lực lƣợng vũ
trang phải là lực lƣợng vũ trang nhân dân, dựa vào dân. Cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện - một cuộc
chiến tranh nhân dân. Khác hẳn với những cuộc chiến tranh thông thƣờng có
phân chia chiến tuyến rõ rệt và chỉ dựa vào lực lƣợng quân đội trên chiến
trƣờng, chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh có toàn dân tham gia nên
cuộc chiến ấy phải dựa vào nhân dân, xây dựng lực lƣợng vũ trang cũng phải
dựa vào dân. Vì phải dựa vào dân, nên theo Ngƣời cần phải khai thác triệt để
yếu tố “nhân hòa”. Trong Hội nghị quân sự lần thứ 5 (tháng 8 năm 1948),

21


Ngƣời đã chỉ rõ: “Ở trong xã hội, muốn thành công phải có ba điều kiện là:
thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả. Nhưng thiên thời không quan trọng
bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa”. Người còn giải
thích: “nhân hòa là tất cả mọi người đều nhất trí” [68, tr. 479].
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: muốn dựa vào dân, cần “phải bảo vệ,
giúp đỡ và giáo dục nhân dân. Giáo dục không phải đưa sách vở bắt dân phải
học, làm thế tức là phản lại lợi ích của dân, của cách mạng, là quan liêu,
mệnh lệnh. Phải vận động nhân dân để dân tự nguyện, tự giác, nếu bắt buộc
thì chỉ có thể có kết quả ngay lúc đó thôi, còn sau thì không thấm” [69, tr.
252]. Nhƣ vậy theo quan điểm của Ngƣời, muốn dựa vào dân thì không
những phải giáo dục dân đúng phƣơng pháp mà còn phải bồi dƣỡng sức dân,
phải biết “liên hợp lợi ích ngày thường và lợi ích lâu dài của dân chúng” [66,
tr. 77]. Tại Hội nghị chiến tranh du kích (tháng 7 năm 1952), Ngƣời lại một
lần nữa nhấn mạnh “phải bám sát lấy dân, rời dân ra là nhất định thất bại.

Bám lấy dân là làm sao cho được lòng dân, dân tin, dân mến, dân yêu. Như
vậy thì bất kể việc gì khó khăn cũng làm được và nhất định thắng lợi…” [69,
tr. 525].
Trong quan điểm chỉ đạo xây dựng lực lƣợng vũ trang dựa vào dân,
Ngƣời đặc biệt chú trọng tới vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng nơi
đứng chân, hậu phƣơng của lực lƣợng này. Nơi đứng chân đó phải đƣợc xây
dựng rộng khắp, cả rừng núi và đồng bằng, nông thôn và thành thị. Nông
thôn, rừng núi là nơi thích hợp xây dựng căn cứ, hậu phƣơng vì đó là nơi “có
địa thế hiểm trở và quần chúng cảm tình ủng hộ” còn thành thị và đồng bằng
tuy “không có rừng cây, nhƣng lại có rừng ngƣời” và chính ở đó “rừng ngƣời,
núi ngƣời che chở cho ta”.

22


* Quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân.
Tƣ tƣởng xây dựng lực lƣợng vũ trang ba thứ quân đã đƣợc đƣợc Hồ
Chí Minh chỉ rõ trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân (22/12/1944). Chỉ thị nêu rõ: phải chọn lọc trong hàng ngũ những du
kích Cao – Bắc – Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ
tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực. Vì cuộc kháng chiến của
ta là cuộc kháng chiến toàn dân nên cần phải động viên toàn dân, vũ trang
toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lƣợng để lập đội quân đầu tiên, cần
phải duy trì lực lƣợng vũ trang trong các địa phƣơng cùng phối hợp hành
động và giúp đỡ về mọi phƣơng diện [71, tr. 539].
Tại Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ do Ban Thƣờng vụ Trung
ƣơng Đảng triệu tập (tháng 4 năm 1945), Đảng đã thông qua Nghị quyết,
trong đó xác định rõ những quan điểm về xây dựng lực lƣợng vũ trang ba thứ
quân. Hội nghị đã chủ trƣơng thống nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân và Cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân. Bên cạnh đó, Nghị

quyết còn chỉ rõ nhiệm vụ cần phải củng cố bộ đội; lựa chọn đội viên huấn
luyện chính trị, quân sự thống nhất; kiến lập công tác chính trị trong bộ đội;
trau dồi kỹ thuật; chống khuynh hƣớng thổ phỉ hóa và chủ nghĩa địa
phƣơng…Đặc biệt, Nghị quyết còn chỉ rõ nhiệm vụ trong phát triển bộ đội
giải phóng là phải tổ chức ngay những đội tự vệ thƣờng, tự vệ chiến đấu và bộ
đội địa phƣơng.
Đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký
Sắc lệnh thành lập bộ đội địa phƣơng năm 1949.
Trong khi xây dựng lực lƣợng vũ trang ba thứ quân, Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ rõ vai trò và nhiệm vụ riêng của mỗi một lực lƣợng. Ngƣời nhấn
mạnh: “chúng ta có ba lực lượng quân sự: Vệ quốc quân, bộ đội địa phương
và dân quân du kích.

23


×