MỞ ĐẦU
Bất cứ một chương trình phát triển kinh tế xã hội nào của một đất nước, một
địa phương, hay một doanh nghiệp thì sự thành hay bại thường xuất phát từ một số
yếu tố cơ bản như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ và lao động. Trong các
yếu tố cơ bản quan trọng này thì việc quyết định sự phát triển kinh tế xã hội đó
chính là nhân tố con người. Đây cũng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với mọi
doanh nghiệp hiện nay. Nếu trình độ nghề nghiệp của người lao động thấp thì tài
nguyên, vốn và công nghệ cũng sẽ trở thành lãng phí và tất yếu dẫn đến hiệu quả
kinh tế thấp. Do tính quan trọng này, để làm rõ vấn đề em chọn chủ đề “Vấn đề sử
dụng nguồn nhân lực hiện nay ở Việt nam”.
Mục tiêu chung của tiêu luận là: đánh giá thực trạng sử dụng nguồn nhân lực
ở Việt nam hiện nay.
Mục tiêu cụ thể: Tổng quát về tình hình lao động ở Việt nam hiện nay; Phân
tích thực trạng sử dụng nguồn nhân lực.
Để đạt mục tiêu nêu trên, phương pháp nghiên cứu được áp dụng là: phương
pháp thu thập số liệu, thông tin từ tạp chí, internet; phương pháp thống kê và phân
tích định tính.
Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì đòi hỏi phải có đội
ngũ lao động kỹ thuật với số lượng và chất lượng ngày càng cao. Ở nước ta lực
lượng lao động khá dồi dào, có trình độ học vấn căn bản làm cơ sở cho việc đào
tạo nghề nghiệp và nhanh chóng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, sẵn sàng để được
tham gia vào các chương trình kinh tế xã hội của địa phương, kể cả tham gia xuất
khẩu lao động và người lao động hầu hết họ đều cần cù, chịu khó làm việc, có ý
thức học hỏi và chấp hành nội quy, chấp hành luật pháp khá nghiêm túc. Đây chính
là nguồn lực ban đầu cần thiết cho những quyết định đầu tư trong nước cũng như
kêu gọi hợp tác đầu tư của nước ngoài vào các dự án phát triển kinh tế. Nhưng để
nguồn nhân lực đó trở thành nội lực thực sự mạnh cho việc gọi vốn, thu hút công
nghệ, khai thác tiềm năng thiên nhiên thì phải đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đào tạo
nghề nghiệp cho người lao động. Vì hiện nay trình độ qua đào tạo lành nghề ở
nước ta còn thấp như vậy thì khó có thể tạo ra hiệu quả trong việc sử dụng vốn,
công nghệ và khai thác tiềm năng, càng khó khăn để cạnh tranh về chất lượng hàng
hóa và càng khó cho việc giải quyết việc làm.
Ở nước ta mỗi năm có khoảng có 1,2 triệu người đến tuổi lao động và được bổ
sung vào lực lượng lao động của đất nước. Thế nhưng số lượng lao động thì được
bổ sung mà chất lượng thì lại hạn chế. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn,
chưa qua học nghề bài bản, thiếu tác phong công nghiệp..v.v.v, nên nhiều doanh
nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động lại không tuyển được hoặc tuyển dụng
rồi mà chưa hài lòng về chất lượng. Mặc khác, hiện nay Việt Nam chính thức đã
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và sẽ mở cửa thị trường rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực. Đối với lao động Việt Nam thì hiện nay mới chỉ có 25%
trong số 42 triệu lao động qua đào tạo; khoảng 80% thanh niên (18 – 23 tuổi) bước
vào thị trường lao động chưa qua đào tạo nghề; dư thừa lao động phổ thông, thiếu
lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý, cán bộ
1
hành chính, cán bộ quản lý chất lượng cao, cán bộ khoa học và công nghệ có trình
độ cao. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 so với 5,78/10
của Trung Quốc và 4,04/10 của Thái Lan, đây là những thách thức đối với nguồn
nhân lực Việt Nam. Bên cạnh đó gia nhập WTO đồng nghĩa việc Việt Nam gia
nhập chuỗi phân công lao động toàn cầu. Do có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và giá
nhân công rẻ, trong ngắn hạn, Việt Nam có lợi thế so sánh về việc làm ở các lĩnh
vực sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở yếu tố lao động rẻ thì sẽ
không thể biến thế mạnh đó thành cơ hội. Ngoài ra yếu tố lao động rẻ chỉ có lợi thế
đối những ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động, không là lợi thế đối với những
ngành kinh tế sử dụng công nghệ cao hoặc ngành sử dụng nhiều vốn.
Đối với doanh nghiệp, gia nhập WTO buộc các doanh nghiệp của Việt Nam
phải không ngừng nâng cao tính cạnh tranh, cải tiến trang thiết bị, nâng cao năng
suất, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực, kể cả nguồn lực lao động. Sức
ép sẽ ngày càng tăng, nhất là đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Việc phát triển
nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Các chủ doanh
nghiệp đều cảm nhận được rằng, nền kinh tế ngày càng phát triển quá trình hội
nhập quốc tế ngày càng rộng mở thì việc thu hút nhân lực có trình độ càng cạnh
tranh gay gắt nhất là trong tình hình hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO những
tập đoàn quốc gia với lợi thế cạnh tranh về chính sách đãi ngộ, sẽ thúc đẩy các
doanh nghiệp trong nước vào chỗ khó khăn hơn, phải đương đầu với cuộc chiến
giành giật nhân tài.
Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, với dự báo là trình độ khoa học kỹ thuật
thế giới sẽ phát triển như vũ bão và đất nước ta cũng trên đường tiến mạnh lên
công nghiệp hóa hiện đại hóa. Để giành được mục tiêu đó, có lẽ một trong những
việc phải được ưu tiên đầu tư đó là xây dựng nguồn nhân lực trong đó cần thiết
phải trang bị và không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động,
xem đó là điểm tựa của hệ thống đòn bẩy để thực hiện các chương trình phát triển
kinh tế xã hội.
Tóm lại, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là đầu tư cho phát
triển, một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay và cho lâu dài về sau.
Có thể nói, trình độ lao động hay chất lượng của nguồn nhân lực là yếu tố quyết
định nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng.
2
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG YẾU TỐ ĐẦU VÀO
CỦA SẢN XUẤT
1. Sản xuất là gì?
Sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm - dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nói cách khác, sản xuất là quá trình chuyển
hoá giữa các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra (hay sản phẩm). Thực tế cho
thấy rằng cách thức đối với các loại sản phẩm khác nhau là không giống nhau. Tuy
nhiên, đối với các loại hàng hoá để sản xuất ra một sản lượng nhất định thì cần
phải có một yếu tố ban đầu nào đó.
1.1 Yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) và yếu tố đầu ra (sản phẩm)
Yếu tố đầu vào (hay còn gọi là yếu tố sản xuất) là các loại hàng hoá - dịch vụ
được dùng để sản xuất ra hàng hoá - dịch vụ khác. Yếu tố đầu vào bao gồm lao
động, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng....hàng hoá và
dịch vụ là những yếu tố đầu ra (hay sản phẩm) của quá trình sản xuất. Yếu tố đầu
ra được đo lường bởi sản lượng.
Mỗi yếu tố sản xuất cụ thể sẽ cần những yếu tố đầu vào riêng. Vì vậy, để
nghiên cứu một quá trình sản xuất tổng quát, các nhà kinh tế chia các yếu tố đầu
vào theo tiêu thức chung nhất của mọi quá trình sản xuất thành lao động và vốn.
1.2 Hàm sản xuất
Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng sản phẩm (sản
lượng) của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất. Hàm sản xuất của
một loại sản phẩm nào đó cho biết sản lượng tối đa của sản phẩm đó (ký hiệu là q)
có thể được sản xuất ra bằng cách sử dụng các phối hợp khác nhau giữa vốn (K) và
lao động (L) ứng với một trình độ công nghệ nhất định trong một khoảng thời gian
nào đó.
Hàm sản xuất thông thường được viết như sau:
( )
LKfq ,
=
Trong đó: q là sản lượng tối đa có thể được sản xuất ra ở một trình độ công
nghệ nhất định với số lượng lao động là L và số lượng vốn là K. sản lượng q thay
đổi tuỳ thuộc vào sự thay đổi của vốn và lao động. Hàm sản xuất chỉ có ý nghĩa đối
với những giá trị không âm của K và L. Thông thường hàm sản xuất được giả định
là hàm số đồng biến với vốn và lao động, nghĩa là
0
>
∂
∂
K
q
và
0
>
∂
∂
L
q
trong miền
xác định của nó vì trong một chừng mực nhất định khi sử dụng nhiều yếu tố đầu
vào hơn, nhà sản xuất sẽ sản xuất ra sản lượng cao hơn.
Hàm sản xuất áp dụng cho một trình độ công nghệ nhất định. Một hàm số f cụ
thể có thể đặc trưng cho một trình độ công nghệ nhất định. Khi công nghệ được cải
3
tiến thì hàm sản xuất sẽ thay đổi và sản lượng sẽ lớn hơn với cùng số lượng các
yếu tố như trước hay thậm chí ít hơn.
4
2. Năng suất biên và năng suất trung bình
2.1 Năng suất biên (MP)
Năng suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó (vốn hay lao động) là lượng
sản phẩm tăng thêm được sản xuất ra do sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất
đó, nếu các yếu tố khác là không đổi. Như vậy, năng suất biên của vốn và lao động
lần lượt là đạo hàm riêng của sản lượng (q) theo số lượng vốn (K) và số lượng lao
động (L):
KK
f
K
q
K
q
MP
=
∂
∂
=
∆
∆
=
và
LL
f
L
q
L
q
MP
=
∂
∂
=
∆
∆
=
Trong đó: MP
K
và MP
L
lần lượt là năng suất biên của vốn và lao động.
Như vậy, năng suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó chính là đạo hàm
riêng của hàm số tổng sản lượng (hay hàm sản xuất) theo số lượng yếu tố sản xuất
đó. Về mặt hình học, năng suất biên là độ dốc của đồ thị hàm sản xuất (hay đường
tổng sản lượng) tại từng điểm của đồ thị.
2.2 Quy luật năng suất biên giảm dần
Quy luật năng suất biên giảm dần: Nếu số lượng của một yếu tố sản xuất tăng
dần trong khi số lượng các yếu tố sản xuất khác giữ nguyên thì sản lượng sẽ tăng
nhanh dần (nghĩa là năng suất biên của yếu tố sản xuất đó ngày càng lớn). Tuy
nhiên, vượt qua một mốc nào đó thì sản lượng sẽ gia tăng chậm hơn (nghĩa là năng
suất biên của yếu tố sản xuất đó ngày càng nhỏ nhưng vẫn còn dương). Nếu tiếp
tục gia tăng số lượng yếu tố sản xuất đó thì tổng sản lượng đạt đến mức tối đa
(năng suất biên bằng không) và sau đó sẽ sút giảm (năng suất biên ngày càng nhỏ
và mang giá trị âm).
Đứng trên phương diện toán học, quy luật năng suất biên giảm dần tương ứng
với giả định là đạo hàm riêng bậc hai của hàm sản xuất là âm.
0
2
2
<=
∂
∂
=
∂
∂
KK
K
f
K
q
K
MP
và
0
2
2
<=
∂
∂
=
∂
∂
LL
L
f
L
q
L
MP
Trong phân tích sản xuất, ta giả định rằng chất lượng của từng đơn vị của một
yếu tố sản xuất nào đó là như nhau. Năng suất biên giảm dần là kết quả của việc
hạn chế sử dụng các đầu vào cố định khác. Quy luật năng suất biên giảm dần tác
động đến hành vi và quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn các yếu tố
sản xuất để tăng năng suất, giảm chi phí và tối đa hoá lợi nhuận.
2.3 Năng suất trung bình (AP)
Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất nào đó được tính bằng cách lấy
tổng sản lượng chia cho số lượng yếu tố sản xuất đó.
Công thức tính năng suất trung bình:
L
q
AP
L
=
và
K
q
AP
K
=
, trong đó: AP
L
và
AP
K
lần lượt là năng suất trung bình của lao động và của vốn.
5
Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất giảm xuống khi năng suất biên
thấp hơn năng suất trung bình và ngược lại năng suất trung tăng lên khi năng suất
biên lớn hơn năng suất trung bình.
2.4 Tác động của tiến bộ công nghệ đến sản lượng
Mối quan hệ giữa số lượng yếu tố đầu vào và sản lượng được quyết định bởi
công nghệ sản xuất. Hay nói cách khác, công nghệ sản xuất là cách thức sản xuất
ra hàng hoá - dịch vụ. Công nghệ được cải tiến khi có những phát minh khoa học
mới được áp dụng vào sản xuất. Công nghệ tiến bộ sẽ giúp sử dụng tài nguyên hiệu
quả hơn. Điều này có nghĩa là công nghệ mới có thể giúp sản xuất ra nhiều sản
phẩm hơn với cùng số lượng các yếu tố đầu vào như trước hay thậm chí ít hơn. Với
công nghệ mới, máy móc thiết bị có năng suất cao hơn và công nhân có thể đạt
năng suất cao hơn. Những điều này làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Vì
vậy, công nghệ sản xuất thường được xem như là một yếu tố phản ánh trình độ
phát triển của nền kinh tế về phương diện sản xuất.
3. Đường đẳng lượng
3.1 Đường đẳng lượng
Các kết hợp của các yếu tố đầu vào tạo ra cùng một sản lượng sẽ được biểu
diễn trên một đường đẳng lượng.
Đường đẳng lượng cho biết các kết hợp khác nhau về mặt số lượng của vốn
(K) và lao động (L) để sản xuất ra một số lượng sản phẩm nhất định q
0
nào đó.
Phương trình của đường đẳng lượng:
( )
0
, qLKf
=
hay
( )
5
0
, LqgK
=
Các đặc điểm của đường đẳng lượng:
- Tất cả những phối hợp khác nhau giữa vốn và lao động trên một đường đẳng
lượng sẽ cho ra một mức sản lượng như nhau.
- Tất cả những phối hợp về mặt số lượng của vốn và lao động nằm trên đường
đẳng lượng phía trên (phía dưới) mang lại mức sản lượng cao hơn (thấp hơn).
- Đường đẳng lượng dốc xuống về hướng bên phải và lồi về phía gốc toạ độ.
- Những đường đẳng lượng không bao giờ cắt nhau.
Trên một hệ trục ta có thể vẽ ra rất nhiều đường đẳng lượng tuỳ theo sản
lượng. Các nhà sản xuất sẽ linh hoạt sử dụng những kết hợp đầu vào tạo ra cùng
một sản lượng nhưng họ sẽ chọn tập hợp có chi phí thấp nhất khi xét đến yếu tố giá
của các đầu vào.
3.2 Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS)
Khi di chuyển dọc trên một đường đẳng lượng, ta thấy có sự thay thế giữa các
yếu tố sản xuất để tạo ra một sản lượng không đổi. Để đo lường mức độ thay thế
giữa vốn và lao động, ta có khái niệm tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS). Tỷ lệ
thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn là số đơn vị vốn phải bớt đi để tăng
thêm một đơn vị lao động mà không làm thay đổi tổng sản lượng.
6
Công thức tính tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên:
00 qqqq
LchoK
dL
dK
L
K
MRTS
==
−=
∆
∆
=
Trong đó: MRTS
L cho K
là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn.
Ký hiệu q = q
0
cho ta thấy là việc tính toán tỷ lệ thay thế biên được thực hiện trên
đường đẳng lượng q
0
. Dấu (-) trong đẳng thức giữ cho tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên
luôn có giá trị dương. Vì vậy, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên cho biết độ lớn của sự
thay thế giữa vốn và lao động. Căn cứ vào công thức này ta có thể thấy nghịch dấu
với độ dốc của đường đẳng lượng tại một điểm nào đó chính là tỷ lệ thay thế kỹ
thuật biên của lao động cho vốn tại điểm đó. Đó là vì q
0
= f(K, L) nên có thể suy ra
phương trình đường đẳng lượng là K = g(q
0
, L). Do đó:
dL
dK
MRTS
−=
hay chính là
nghịch dấu với độ dốc của đường đẳng lượng.
4. Một số hàm sản xuất thông dụng và đường đẳng lượng tương ứng
4.1 Hàm sản xuất tuyến tính
bLaKq
+=
( )
0,
≥
ba
. Với hàm sản xuất này, khi vốn hay lao động tăng thêm
một đơn vị thì sản lượng sẽ tăng thêm một lượng tương ứng là a hay b đơn vị. Do
vậy, năng suất biên của vốn và lao động lần lượt là các hệ số a và b. Năng suất biên
của vốn và lao động không thay đổi khi số vốn và lao động được sử dụng tăng
thêm. Do đó, đường biểu diễn mối quan hệ giữa sản lượng và số lượng các đầu vào
(vốn và lao động) là các đường thẳng dốc lên với độ dốc là a hay b.
Do phương trình của đường đẳng lượng ứng với hàm sản xuất tuyến tính là:
bLaKq
+=
0
nên
L
a
b
a
q
K
−=
. Như vậy, đường đẳng lượng của hàm số này là
những đường thẳng song song có độ dốc
a
b
−
.
Trong trường hợp hàm sản xuất này, vốn và lao động có thể hoàn toàn thay
thế cho nhau. Nhà sản xuất có thể chỉ sử dụng vốn hay lao động cho sản xuất tuỳ
thuộc vào giá của chúng.
4.2 Hàm sản xuất với tỷ lệ kết hợp cố định
( )
bLaKq ,min
=
;
( )
0,
>
ba
. Phương trình hàm sản xuất này cho biết sản lượng
bằng với giá trị nhỏ nhất của hai giá trị trong ngoặc.
- Nếu aK < bL thì q = aK. Trong trường hợp này, vốn là yếu ràng buộc đối với
sản lượng. Việc tăng thêm lao động không làm không làm gia tăng sản lượng nên
MP
L
= 0. Vốn là yếu tố quyết định.
- Nếu aK > bL thì q = aL. Trong trường hợp này, lao động là yếu ràng buộc
đối với sản lượng. Việc tăng thêm vốn không làm không làm gia tăng sản lượng
nên MP
K
= 0. Lao động là yếu tố quyết định.
- Khi aK = bL thì cả hai yếu tố K và L được sử dụng một cách hợp lý nhất vì
không có hiện tượng dư thừa vốn hay lao động. Khi đó
a
b
L
K
=
. Đẳng thức này xảy
ra tại các điểm ở góc của đường đẳng lượng.
7
Với hàm sản xuất này, vốn và lao động phải được sử dụng với một tỷ lệ nhất
định vì chúng không thể thay thế cho nhau. Mỗi một mức sản lượng đòi hỏi một
phương án kết hợp đặc biệt giữa vốn và lao động. Trong trường hợp này, ta không
thể tạo thêm sản lượng nếu như không đưa thêm vào cả vốn và lao động theo một
tỷ lệ cụ thể.
4.3 Hàm sản xuất COBB-DOUGLAS
ba
LcKq
=
; a,b,c >0.
Đây là trường hợp trung gian giữa hai trường hợp trên và cũng là hàm sản
xuất phổ biến nhất được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa số lượng yếu tố
đầu vào và sản lượng của một quá trình sản xuất.
6. Đường đẳng phí
Giả sử một doanh nghiệp dùng một số tiền nào đó, được gọi là tổng chi phí và
được ký hiệu là TC - để mua hay thuê vốn và lao động cho sản xuất.Nếu đơn giá
vốn là v và đơn giá của lao động là w thì doanh nghiệp sẽ sử dụng bao nhiêu vốn
và lao động? Đường đẳng phí sẽ giúp trả lời câu hỏi này.
Đường đẳng phí cho biết các kết hợp khác nhau của số lượng lao động (L) và
vốn (K) có thể mua được bằng một số tiền (tổng chi phí) nhất định ứng với những
mức giá nhất định.
Phương trình đường đẳng phí có dạng: TC = vK + wL, trong đó TC là tổng
chi phí, v là đơn giá vốn, w là đơn giá lao động, vK là chi phí cho vốn, wL là chi
phí cho lao động. Phương trình này cho biết tổng chi phí cho vốn (vK) và cho lao
động (wL) phải bằng với tổng chi phí (TC).
Sự đánh đổi giữa vốn và lao động được biểu diễn bằng độ dốc của đường
đẳng phí. Nếu gọi S là độ dốc của đường đẳng phí, ta có thể viết:
v
w
wTC
vTC
S
−==
/
/
S bằng với tỷ số giữa đơn giá của lao động và vốn và không phụ thuộc vào
tổng chi phí. Do đó, khi giá của các yếu tố đầu vào thay đổi thì độ dốc của đường
đẳng phí thay đổi.
8
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Tổng quan về lao động - việc làm
1.1. Về dân số và lao động
Nước ta có quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số bình quân tương đối cao.
Dân số cả nước năm 2000 là 77.635,4 nghìn người, đến năm 2005 là 83.119,9
nghìn người. Như vậy trong 5 năm, bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,1 triệu
người. Tỷ lệ dân số giữa thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo chiều hướng
tích cực, song còn chậm. Tỷ trọng dân số thành thị tăng từ 24,22% năm 2000 lên
26,75% năm 2005. Dân số chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, năm 2005 có
73,25% dân số ở nông thôn. Do dân số tăng nhanh nên hàng năm lực lượng lao
động đã được bổ sung với một số lượng đáng kể, nhất là ở khu vực nông thôn.
Năm 2005, lực lượng lao động (LLLĐ) của cả nước là 44.382,1 nghìn người, tăng
gần 1,13 triệu người so với năm 2004, và chiếm 53% dân số. LLLĐ dồi dào là một
lợi thế rất lớn của nước ta, song đây cũng là một thách thức trong vấn đề giải quyết
việc làm. Hơn nữa, tỷ lệ lao động ở thành thị có tăng, song lực lượng lao động ở
nông thôn còn quá lớn. Năm 2005 lực lượng lao động ở nông thôn là 33.313,9
nghìn người, chiếm 75,1% LLLĐ của cả nước. Đây là sự bất hợp lý trong cơ cấu
lao động ở nước ta hiện nay và là vấn đề hết sức cấp bách về giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn.
Cơ cấu dân số phân chia theo giới tính không có biến đổi lớn. Trong khoảng
10 năm trở lại đây, tỷ lệ nam giới chiếm khoảng trên 49%, nữ giới chiếm khoảng
gần 51%. Lực lượng lao động là nam giới trong thực tế có xu hướng tăng: năm
2004 lao động nam có 22.065,2 nghìn người, chiếm 51%, lao động nữ có 21.190,1
nghìn người, chiếm 49,0%. Năm 2005, lao động nam có 22.573,8 nghìn người,
chiếm 51,26%, lao động nữ có 21.631,2 nghìn người, chiếm 48,74%. Như vậy tỷ
trọng lao động nữ trong tổng lực lượng lao động đang có xu hướng giảm.
1.2. Về chất lượng lao động
Ở nước ta, chất lượng lao động của LLLĐ tuy đã có bước chuyển biến đáng
kể do có sự cải cách và tăng cường đầu tư trong công tác giáo dục, đào tạo, dạy
nghề, song nhìn chung còn thấp, chưa thể đáp ứng tốt và kịp thời những yêu cầu
của công cuộc đổi mới và quá trình hội nhập. Chất lượng lao động được thể hiện ở
một số mặt sau:
+ Về trình độ học vấn: Việc thực hiện những mục tiêu cải cách giáo dục đã
thực sự đem lại những chuyển biến về trình độ học vấn trong cộng đồng người dân,
đây là một yếu tố thuận lợi mang tính nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động
đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm cho LLLĐ ở nước ta hiện nay. Xét về
tổng thể thì trình độ học vấn của LLLĐ đã được nâng cao hơn, tỷ lệ lao động tốt
nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông đã tăng đáng kể. Tỷ lệ lao động tốt
nghiệp trung học phổ thông đã tăng từ 17,23% năm 2000 lên 21,2% năm 2005.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động biết chữ nhưng mới đạt trình độ tiểu học và dưới tiểu học
9