Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

So sánh truyền thuyết và lễ hội hai bà trưng ở mê linh và phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.08 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------

NGUYỄN THỊ HỒNG THANH

SO SÁNH TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI HAI BÀ
TRƢNG Ở MÊ LINH VÀ PHÚC THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------

NGUYỄN THỊ HỒNG THANH

SO SÁNH TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI HAI BÀ
TRƢNG Ở MÊ LINH VÀ PHÚC THỌ

Chuyên ngành : Văn học dân gian
Mã ngành

: 60 22 01 25

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Lê Chí Quế

Hà nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trong luận văn là trung thực. Những ý kiến khoa học trong luận văn
chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Thanh


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy
giáo – GS. TS Lê Chí Quế – ngƣời đã hƣớng dẫn trực tiếp, tận tình nhất để tôi
có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Nhân đây tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo, khoa Văn học, phòng
Sau đại học trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà
Nội đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban quản lý di tích đền Hai Bà Trƣng ở Hát Môn – Phúc
Thọ và ở Hạ Lôi – Mê Linh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi về mặt tƣ liệu thực
tế.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, những ngƣời thân, bạn bè luôn
quan tâm, ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn này.
Hà nội, Ngày 16 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hồng Thanh


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU...................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 3
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 4
3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
4. Dự kiến những đóng góp của luận văn. ................................................. 5
5. Cấu trúc của luận văn. ............................................................................ 5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ........................................................... 6
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ..................................................... 6
1.1.1. Truyền thuyết và phân loại truyền thuyết ...................................... 6
1.1.2. Lễ hội ............................................................................................... 9
1.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội ........ Error! Bookmark not
defined.
1.3. Khái quát vùng đất Mê Linh và Phúc Thọ...... Error! Bookmark not
defined.
1.3.1 Mê Linh – một vùng đất giàu truyền thống văn hóa .............Error!
Bookmark not defined.
1.3.2. Phúc Thọ - mảnh đất có truyền thống văn hóa lâu đời .......Error!
Bookmark not defined.
1.4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................. Error! Bookmark not defined.
1.4.1. Giai đoạn trước 1945..................... Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Từ 1945 đến nay ........................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết: ...................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: NHỮNG TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG CHUỖI
TRUYỀN THUYẾT VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA HAI BÀ TRƢNG Ở MÊ
LINH VÀ PHÚC THỌ .................................... Error! Bookmark not defined.

2.1. Thống kê và phân loại chuỗi truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của
Hai Bà Trƣng ở Mê Linh và Phúc Thọ ... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Thống kê chuỗi truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà
Trưng ở Mê Linh và Phúc Thọ ............... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Phân loại các truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
ở Mê Linh và Phúc Thọ .......................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Những điểm tƣơng đồng trong chuỗi truyền thuyết về cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trƣng ở Mê Linh và Phúc Thọ. Error! Bookmark not
defined.
2.2.1. Kết cấu chuỗi truyền thuyết ......... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Lai lịch xuất thân của các nhân vậtError! Bookmark not defined.
2.2.3. Dung mạo, tài năng, sự nghiệp hơn người của các nhân vậtError!
Bookmark not defined.

1


2.2.4. Sự hiển linh, phù trợ của các nhân vật ....... Error! Bookmark not
defined.
2.3. Những điểm khác biệt trong chuỗi truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa
của Hai Bà Trƣng ở Mê Linh và Phúc Thọ. ........... Error! Bookmark not
defined.
2.3.1. Truyền thuyết về các âm thần phù trợ Hai Bà ở Mê Linh ...Error!
Bookmark not defined.
2.3.2. Truyền thuyết về ngày tận của Hai Bà ........ Error! Bookmark not
defined.
2.3.3. Các truyền thuyết địa danh liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Hai
Bà Trưng ở Mê Linh và Phúc Thọ ......... Error! Bookmark not defined.
2.3.3.1 Các truyền thuyết địa danh liên quan đến cuộc khởi nghĩa của
Hai Bà Trưng ở Mê Linh....................... Error! Bookmark not defined.

2.3.3.1 Các truyền thuyết địa danh liên quan đến cuộc khởi nghĩa của
Hai Bà Trưng ở Phúc Thọ .................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Truyền thuyết phong vật về bánh trôi làng Hát Error! Bookmark not
defined.
Tiểu kết: ...................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: NHỮNG TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG LỄ HỘI HAI
BÀ TRƢNG Ở MÊ LINH VÀ PHÚC THỌ ... Error! Bookmark not defined.
3.1. Thống kê các lễ hội về Hai Bà Trƣng và các tƣớng lĩnh trên địa bàn
huyện Mê Linh và Phúc Thọ..................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Những điểm tƣơng đồng trong lễ hội Hai Bà Trƣng ở Hạ Lôi và Hát
Môn.............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Những khác biệt trong lễ hội Hai Bà Trƣng ở Hạ Lôi và Hát Môn
...................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Thời gian của lễ hội ....................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Nghi thức tế lễ ............................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2.1. Nghi thức tế lễ ở lễ hội Hạ Lôi – Mê LinhError! Bookmark not
defined.
3.3.2.2. Nghi thức tế lễ ở lễ hội Hát Môn – Phúc ThọError! Bookmark
not defined.
3.3.3. Những kiêng kỵ trong lễ hội ......... Error! Bookmark not defined.
3.3.4 Những lễ vật dâng cúng trong lễ hộiError! Bookmark not defined.
3.4. Ý nghĩa của lễ hội Hai Bà Trƣng ....... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết: ...................................................... Error! Bookmark not defined.
C. KẾT LUẬN ............................................... Error! Bookmark not defined.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 11

2


A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trƣng năm 40 chống quân Đông Hán xâm
lƣợc thắng lợi đã giành quyền tự chủ cho đất nƣớc. Dù ngắn ngủi (40 - 43)
nhƣng nó vẫn có tác dụng lớn là đã nuôi dƣỡng và đề cao ý chí độc lập của dân
tộc, làm vẻ vang cho nữ giới Việt Nam, rạng ngời trang chính sử. Xung quanh
cuộc khởi nghĩa oanh liệt đó có rất nhiều truyền thuyết ly kỳ và nhiều lễ hội ở
nhiều địa phƣơng tái hiện lại cuộc khởi nghĩa đó. Qua lịch sử, truyền thuyết, lễ
hội, Hai Bà đã đi vào tâm thức ngƣời dân Việt nhiều thế hệ.
Cùng với dòng chảy của thời gian, chuỗi truyền thuyết về cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trƣng đƣợc lƣu truyền ở nhiều địa phƣơng nhƣ một mạch
ngầm chảy trong tâm trí của nhân dân 20 thế kỷ qua. Nghiên cứu chuỗi truyền
thuyết này không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà còn có giá trị to lớn về mặt
tƣ tƣởng, văn hóa tín ngƣỡng, tâm linh. Tuy nhiên chuỗi truyền thuyết về cuộc
khởi nghĩa của Hai Bà sẽ phong phú, sinh động hơn khi đƣợc “sống” trong môi
trƣờng diễn xƣớng của lễ hội. Qua đó ngƣời đọc sẽ hình dung một cách tổng thể
hơn về cuộc khởi nghĩa của hai vị nữ vƣơng đầu tiên của Việt Nam.
Truyền thuyết và lễ hội Hai Bà Trƣng tồn tại ở nhiều địa phƣơng, vùng
miền khác nhau, mỗi vùng miền lại lƣu truyền những câu chuyện kể, có những
nghi lễ thờ cúng khác nhau theo những đặc điểm, phong tục, tập quán, quan
niệm riêng của mình. Hai trong số những địa phƣơng tiêu biểu trong việc lƣu
truyền truyền thuyết và lễ hội Hai Bà là Mê Linh – quê hƣơng của Hai Bà, cũng
là nơi Hai Bà xƣng vƣơng, đóng đô và Phúc Thọ - nơi Hai Bà lập đàn thề khởi
nghĩa, trẫm mình tự tận để bảo toàn danh tiết. Ngày 9/12/2013 vừa qua, đền Hát
Môn (huyện Phúc Thọ) và đền Hai Bà Trƣng (huyện Mê Linh) đƣợc Thủ tƣớng
chính phủ ký quyết định số 2383/QĐ-TTg xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc

3


biệt. Đây nhƣ một sự ghi nhận, tôn vinh của Đảng, Nhà nƣớc, nhân dân ta đối

với Hai Bà.
Đặt truyền thuyết và lễ hội Hai Bà Trƣng ở huyện Mê Linh trong sự so
sánh với truyền thuyết và lễ hội Hai Bà Trƣng ở huyện Phúc Thọ để tìm ra
những nét tƣơng đồng và khác biệt thông qua khảo sát, điền dã thực tế, sƣu tầm
tƣ liệu và điều tra xã hội học sẽ cho chúng ta nhiều điều độc đáo, hấp dẫn từ góc
độ văn học dân gian.
Từ những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ là So sánh
truyền thuyết và lễ hội Hai Bà Trưng ở Mê Linh và Phúc Thọ để nghiên cứu.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn là chuỗi những truyền thuyết
dân gian xung quanh cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trƣng cùng các tƣớng lĩnh; lễ
hội Hai Bà Trƣng và các tƣớng lĩnh trên địa bàn 2 huyện Mê Linh và Phúc Thọ
(Thành phố Hà Nội).
Phạm vi nghiên cứu: luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở nguồn thƣ
tịch trong các sách chính thống đã xuất bản và tƣ liệu sƣu tầm đƣợc thông qua
điền dã, khảo sát thực tế ở hai huyện Mê Linh và Phúc Thọ (Thành phố Hà
Nội). Riêng phần lễ hội tập trung chủ yếu là lễ hội Hai Bà Trƣng ở hai làng Hạ
Lôi – Mê Linh và Hát Môn – Phúc Thọ. Bởi đây là hai làng tiêu biểu nhất trong
việc thờ tự và tổ chức lễ hội Hai Bà ở Mê Linh và Phúc Thọ nói riêng cũng nhƣ
ở đồng bằng sông Hồng nói chung. Bên cạnh đó luận văn có liên hệ một số lễ
hội tiêu biểu về các tƣớng lĩnh trên địa bàn hai huyện này. Mê Linh và Phúc
Thọ đã qua nhiều lần thay đổi tên gọi, thay đổi địa giới hành chính, nhƣng luận
văn chỉ chủ yếu tập trung khảo sát, nghiên cứu các truyền thuyết và lễ hội ở hai
huyện này với địa giới hành chính nhƣ hiện nay.

4


3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu đa ngành nhƣ điền dã

điều tra dân tộc học và văn hóa dân gian; tổng hợp và phân tích các văn bản
đƣợc tập hợp bởi những ngƣời đi trƣớc; phƣơng pháp so sánh, đối chiếu thống
kê…
4. Những đóng góp của luận văn.
Luận văn sẽ so sánh nhằm chỉ ra những nét tƣơng đồng cũng nhƣ khác
biệt trong hệ thống các truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trƣng lƣu
hành ở Mê Linh và Phúc Thọ.
Với việc điền dã, điều tra dân tộc học và văn hóa dân gian, luận văn có
đóng góp vào việc sƣu tầm, bổ sung nguồn tƣ liệu thực tế liên quan đến truyền
thuyết và lễ hội Hai Bà Trƣng ở Mê Linh và Phúc Thọ.
Luận văn cũng góp phần khẳng định tính hiệu quả trong hƣớng nghiên
cứu hiện nay của văn học dân gian là: tổng hợp, liên ngành, vừa kết hợp khảo
sát văn bản có sẵn, vừa đi điền dã, khai thác kho tàng truyền thuyết dân gian
gắn với môi trƣờng thực tiễn.
Luận văn cũng góp thêm một phần vào việc giáo dục cho thế hệ sau thêm
tự hào về cha ông mình đã từng chiến đấu hy sinh chống giặc ngoại xâm bảo vệ
bờ cõi, giang sơn giành lại độc lập cho dân tộc.
5. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc
trình bày trong 3 chƣơng:
Chương 1. Tổng quan về đề tài
Chương 2. Những tương đồng và khác biệt trong chuỗi truyền thuyết về cuộc
khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở Mê Linh và Phúc Thọ
Chương 3. Những tương đồng và khác biệt trong lễ hội Hai Bà Trưng ở Mê
Linh và Phúc Thọ.

5


Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Truyền thuyết và phân loại truyền thuyết
Khái niệm truyền thuyết
Trƣớc đây truyền thuyết là một khái niệm khá mơ hồ, thiếu xác định. Có
quan niệm cho rằng truyền thuyết dùng để chỉ một mẩu chuyện đƣợc lƣu truyền
nhƣng chƣa hoàn chỉnh hay không có cốt truyện. Hoặc có quan niệm cho rằng
truyền thuyết là những chuyện truyền miệng lấy nhân vật, sự kiện lịch sử làm
nội dung. Nhƣng hiện nay, thuật ngữ truyền thuyết chủ yếu đƣợc dùng với tƣ
cách là một thể loại văn học dân gian.
Ở Việt Nam, truyền thuyết từ lâu đã đƣợc ghi chép thành văn bản.
Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam đã đề cập đến khái
niệm này: “Truyền thuyết dùng để chỉ những câu chuyện cũ, những sự việc lịch
sử còn đƣợc truyền lại nhƣng không đảm bảo về mặt chính xác. Có thể do
truyền rộng mà sai lạc, cũng có thể do tƣởng tƣợng của quần chúng phụ họa,
thêu dệt mà càng sai lạc hơn.Và truyền thuyết phần nhiều chƣa đƣợc xây dựng
thành truyện. Nó mới chỉ là những mẩu chuyện. Nếu nó phát triển đến mức
hoàn chỉnh thì tùy theo nội dung mà nó có thể trở thành truyện cổ tích hoặc thần
thoại” [4, tr.19]. Trong bài viết Văn học dân gian là một kho tàng quý báu cho
sử học in trong cuốn Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội lễ về các
anh hùng ông cũng viết thêm: “Cái mà ta gọi là truyền thuyết chỉ là những
truyện kể đƣợc quét một lớp sơn ảo tƣởng. Tuy nhiên nếu nhà làm sử khéo tay
sẽ chọn lấy phần tinh chất, phần cốt lõi của hiện thực sau khi đã bóc bỏ cái lớp
sơn ảo tƣởng kia” [ 21, tr. 28].
Phan Trần trong Tinh thần dân tộc qua các truyền thuyết lịch sử chú ý
đến phƣơng thức phản ánh truyền thuyết: “Truyền thuyết là những truyện
truyền tụng trong dân gian về những sự việc và nhân vật có liên quan đến lịch

6



sử. Những nhân vật, sự việc đó thƣờng đƣợc phản ánh qua trí tƣởng tƣợng của
con ngƣời, qua sự hƣ cấu của nhân dân” [54, tr. 141].
Hồ Quốc Hùng trong Truyền thuyết Việt Nam và vấn đề thể loại có nêu ra
định nghĩa của mình về truyền thuyết: “Truyền thuyết là ký ức cộng đồng về
quá khứ, chủ yếu nó phản ánh niềm tin, sự ngƣỡng mộ của nhân vật đối với
nhân vật và sự kiện kịch sử của dân tộc ít nhiều bằng hƣ cấu, tƣởng tƣợng. Lịch
sử đọng lại trong truyền thuyết nhƣ những tia hồi quang phủ lên cảnh vật,
phong thổ của đất nƣớc làm đắm say biết bao thế hệ” [16, tr. 10].
Trong Văn hóa dân gian khảo sát và nghiên cứu, Giáo sƣ Lê Chí Quế đã
dựa trên đặc trƣng phản ánh của truyền thuyết để định nghĩa: “Truyền thuyết là
một thể loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện, nhân vật
lịch sử, danh nhân văn hóa hay nhân vật tôn giáo thông qua sự hƣ cấu nghệ
thuật thần kỳ” [41, tr. 114].
Nhƣ vậy, ngƣời ta không thể tìm thấy trong truyền thuyết những sự kiện
lịch sử chính xác đích thực, nhƣng lại có thể tìm thấy những thứ mà không có
một tài liệu lịch sử nào có thể ghi lại đƣợc. Tính chính xác lịch sử trong truyền
thuyết, nhƣ nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch khẳng định: không phải hoàn toàn
ở sự phản ánh về thời gian, không gian, nhân danh, sự biến, trình tự biên niên
của sự kiện mà chủ yếu là ở bản chất, ở cái cốt lõi của lịch sử. Đó là một thứ
lịch sử văn hoá - tinh thần của nhân dân. Nó không giống nhƣ chính sử, nhƣng
lại luôn đƣợc dân gian thừa nhận đó chính là lịch sử đáng tin cậy của mình. Và
truyền thuyết thể hiện tất cả những điều đó nhờ yếu tố tƣởng tƣợng, hƣ cấu.
Yếu tố tƣởng tƣợng, hƣ cấu trong truyền thuyết làm cho hành trạng của mỗi
nhân vật anh hùng trở nên kỳ vĩ, nhân vật đƣợc sánh ngang tầm thần thánh, tạo
nên một cốt truyện truyền cảm, sinh động, vừa chân thực vừa hấp dẫn, giúp cho
truyền thuyết trở thành một tác phẩm nghệ thuật thực thụ chứ không phải là một
tài liệu sử học. Mà nói nhƣ cố thủ tƣớng Phạm Văn Đồng: “Những truyền

7



thuyết dân gian thƣờng có một cái lõi sự thực lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế
hệ đã lí tƣởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cũng thơ và
mộng. Chắp đôi cánh của sức tƣởng tƣợng và nghệ thuật dân gian làm nên
những tác phẩm văn hoá mà đời đời con cháu ta ƣa thích” [9, tr. 9].
Phân loại truyền thuyết
Việc phân loại các thể loại văn học dân gian nói chung và phân loại
truyền thuyết nói riêng khó có thể mạch lạc. Chỉ cần tuyệt đối hóa một đặc
trƣng duy nhất nào đó của thể loại cũng dẫn đến phiến diện trong việc phân
loại. Tùy mục đích, đối tƣợng nghiên cứu mà mỗi nhà nghiên cứu có một cách
phân loại khác nhau. Lê Chí Quế trong Giáo trình văn học dân gian Việt Nam,
viết chung với Võ Quang Nhơn và Nguyễn Hùng Vĩ, Nhà xuất bản Đại học
quốc gia, in lần thứ hai, xuất bản năm 1996 chia làm ba loại: truyền thuyết lịch
sử, truyền thuyết anh hùng, truyền thuyết về các danh nhân văn hóa. Đỗ Bình
Trị trong Văn học [56] chia truyền thuyết làm ba loại: truyền thuyết địa danh,
truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết phổ hệ. Vũ Ngọc Khánh trong Truyền
thuyết Việt Nam [19] lại chia thành: truyền thuyết địa danh và di tích, truyền
thuyết lịch sử, truyền thuyết tổ ngành nghề. Còn Kiều Thu Hoạch trong Văn
học dân gian người Việt – góc nhìn thể loại [14] đã chia truyền thuyết làm ba
loại: truyền thuyết nhân vật, truyền thuyết phong vật, truyền thuyết địa
danh….Ở đây chúng tôi thấy cách phân loại của nhà nghiên cứu Kiều Thu
Hoạch đã dựa trên đặc trƣng phản ánh của truyền thuyết, lấy đối tƣợng và nội
dung của truyền thuyết làm yếu tố quan trọng. Và ở mỗi tiểu loại lại có đặc
trƣng riêng:
Truyền thuyết nhân vật: là những truyện kể dân gian về những nhân vật
và sự kiện lịch sử.
Truyền thuyết địa danh là những truyện kể dân gian để nhằm giải thích
nguồn gốc tên gọi của tên gọi của địa danh ở các địa phƣơng có gắn các sự kiện

8



và nhân vật lịch sử có liên quan nhƣ: tên xóm, tên làng, tên sông, tên suối, ngọn
núi, sƣờn đồi…..
Truyền thuyết phong vật là truyền thuyết về các phong tục và sản vật của
địa phƣơng, giải thích về nguồn gốc các phong tục, kỵ hèm, hội hè, trò diễn,
diễn xƣớng dân gian…hoặc các sản vật có gắn với các nhân vật hoặc sự kiện
lịch sử.
Vì thế chúng tôi thống nhất chọn cách phân loại của Kiều Thu Hoạch.
1.1.2. Lễ hội
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến ở nƣớc ta.
Nó ra đời từ rất sớm và đã tồn tại, phát triển qua nhiều thời đại. Tuy nhiên cho
đến nay, tên gọi đích thực của nó vẫn chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu định danh
một cách thống nhất. Có ngƣời gọi là lễ hội, có ngƣời gọi là hội lễ, có ngƣời gọi
là hội hè hay hội hè đình đám….
Dù gọi với tên gọi nào cũng đều bao chứa hai yếu tố cơ bản của nó là lễ
và hội. Và cũng không thể coi lễ quan trọng hơn hay hội quan trọng hơn. Bởi
nếu thiếu một trong hai yếu tố này sẽ không còn là hội lễ nữa. Vì thế gọi là lễ
hội hay hội lễ đều đƣợc mà không ảnh hƣởng đến nội dung, tính chất của lễ hội.
Nhƣng phần đông các học giả cũng nhƣ trong dân gian gọi là lễ hội.
Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đƣa ra quan điểm, định nghĩa về lễ
hội. Vũ Ngọc Khánh cho rằng: “Lễ hội cũng gọi là hội lễ, là hình thức sinh hoạt
văn hóa xã hội của một tập thể, một tổ chức thuộc giới, nghề, ngành hoặc tôn
giáo trong phạm vi một địa phƣơng hoặc trong cả nƣớc” [18, tr. 79].
Đinh Gia Khánh thì cho rằng: “Trƣớc hết phải nói rằng hội lễ là môt hình
thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng tất yếu nảy sinh trong xã hội loài ngƣời trên
cơ sở một nhu cầu không thể không thỏa mãn của con ngƣời sống thành xã hội.
Hội lễ đã nảy sinh trong xã hội thị tộc, bộ lạc, tức là dƣới chế độ cộng sản

9



nguyên thủy và sẽ còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của xã hội
cộng sản văn minh sau này” [17, tr. 172].
Trong Cơ sở văn hóa Việt nam, nhóm tác giả đã định nghĩa lễ hội thông
qua việc lý giải nguồn gốc, thời điểm ra đời lễ hội từ nghi lễ nông nghiệp: “Cƣ
dân Việt và cƣ dân các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam là những cƣ dân nông
nghiệp sống bằng nghề trồng lúa nƣớc. Vòng quay của thiên nhiên và mùa vụ
tạo ra trong họ những nhu cầu tâm linh. Khoảng thời gian nghỉ ngơi này là dịp
để ngƣời dân vừa cảm ơn thần linh đã phù hộ cho mùa vụ đã qua và cầu mong
phù hộ cho một mùa màng sắp tới. Dần dà biến thiên thời gian đã lắng đọng
nhiều phù sa văn hóa trong lễ hội. Sinh hoạt văn hóa ấy của cƣ dân đƣợc gọi là
lễ hội” [60, tr. 97].
Trong Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội lễ về các anh
hùng, tác giả Lê Văn Kỳ đã đƣa ra định nghĩa: “Hội lễ là một cuộc vui lớn của
cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, tín ngƣỡng, thi thố tài năng,biểu
dƣơng sức mạnh, tái hiện cuộc sống con ngƣời trong trƣờng kỳ lịch sử.Nó là
một loại hình tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố văn hóa dân gian luôn luôn tƣơng
tác lẫn nhau” [21, tr. 38].
Lễ hội là một diễn xƣớng văn hóa tổng hợp với nhiều yếu tố cấu thành.
Nhƣng dù là lễ hội, thời đại nào cũng đều nhất thiết phải có hai yếu tố cơ bản là
lễ và hội. Hai thành tố này có quan hệ biện chứng, hữu cơ không tách rời. Mà
theo nhƣ Đinh Gia Khánh: “Danh từ hội lễ nên đƣợc dùng nhƣ một thuật ngữ
văn hóa. Có thể sơ bộ xác định ý nghĩa của thuật ngữ này theo hai thành tố là
hội và lễ. Hội là tập hợp đông ngƣời trong một sinh hoạt cộng đồng. Lễ là các
nghi thức đặc thù gắn với sinh hoạt ấy” [17, tr. 172].
Trần Quốc Vƣợng cũng cho rằng: “Lễ hội gồm hai phần vừa tách rời vừa
không tách rời nhau: Lễ (nghi lễ cúng thần, thánh, phật, mẫu…) và hội (tụ hội

10



D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị An (1994), Nghiên cứu truyền thuyết - Những vấn đề đặt ra, Tạp
chí văn học, số 7, tr 34 – 37.
2. Toan Ánh (1992), Nếp cũ hội hè đình đám, tái bản, Nxb Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh.
3. Tƣờng Bách (1935), Hội Hạ Lôi, báo Ngày nay, (4).
4. Nguyễn Đổng Chi (1974), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thu Cúc (2009), Hình tượng nữ tướng trong chuỗi truyền thuyết
về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lưu hành ở Vĩnh Phúc, Luận văn Th.s, ĐH
Sƣ phạm Hà Nội.
6. Chu Xuân Diên (2001),Văn hoá dân gian- mấy vấn đề phương pháp luận và
nghiên cứu thể loại , Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Xuân Diện (chủ biên) (2010), Huyện Phúc Thọ, làng xã và những di sản
văn hóa, Tập 1: Di sản Hán Nôm, Ủy Ban nhân dân huyện Phúc Thọ - thành phố
Hà Nội, công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
8. Nguyễn Thế Dũng (2004), Truyền thuyết và lễ hội về Hai Bà Trưng ở Hát Môn
– Phúc Thọ - Hà Tây, Luận văn Th.s, ĐH Sƣ phạm Hà Nội.
9. Phạm Văn Đồng (1969), Nhân ngày giỗ tổ vua Hùng, báo Nhân dân, số 549.
10. Nguyễn Bích Hà (1970), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, (tập 2),
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Minh Hà (1962), Hai Bà Trưng và Bà Triệu, Nxb Phụ nữ.
12. Thu Hà (2009), Danh nữ trong truyền thuyết và lịch sử Việt Nam, Nxb. Lao
động.
13. Kiều Thu Hoạch (2000), Xứ Đoài, Nxb VHDT, Hà Nội.
14. Kiều Thu Hoạch (cb.), Trần Thị An, Mai Ngọc Hồng (2009), Tổng tập văn
học dân gian người Việt - Truyền thuyết, Nxb. Khoa học xã hội.


11


Q.2 : Truyền thuyết về thời Bắc thuộc Ngô - Đinh - Tiền Lê.
15. Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An (2007), Tuyển tập văn học dân gian Việt
Nam, Tái bản lần thứ 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
T.1 : Thần thoại - truyền thuyết
16. Hồ Quốc Hùng (2003), Truyền thuyết Việt Nam và vấn đề thể loại, Nxb Trẻ,
Hội nghiên cứu và giảng dạy Văn học Tp. Hồ Chí Minh.
17. Đinh Gia Khánh (1987), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
18. Vũ Ngọc Khánh (1995), Từ vựng thuật ngữ Folklore Việt Nam, Nxb Văn
hóa thông tin.
19. Vũ Ngọc Khánh, Trần Thị An, Phạm Minh Thảo (1998), Truyền thuyết Việt
Nam, Nxb. Văn hoá Thông tin.
20. Vũ Tiến Kỳ (1990), Tìm hiểu truyền thuyết qua lễ hội, Tạp chí văn học dân gian,
số 4.
21. Lê Văn Kỳ (1996), Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội lễ về
các anh hùng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Lâm khảo cứu, phiên âm, chú giải, Nguyễn Ngọc San hiệu đính
(2001), Thiên nam ngữ lục, Nxb. Văn học, Trung tâm Ngôn ngữ Đông Tây.
23. Ngô Sĩ Liên (1973), Đại Việt sử kí toàn thư, Bản dịch của Hoàng Văn Lâu Tập IV - NXB khoa học xã hội, Hà Nội.
24. Mị Long, Trưng Vương (Sự tích Hai Bà),Tập sách quốc âm, Hiệu sách Văn
Hiến, Hà Nội.
25. Đinh Văn Nhật (1982), Huyện lị Mê Linh và quê hƣơng của Hai Bà Trƣng
qua thƣ tịch cổ, Nghiên cứu lịch sử, số 4, tr 50 – 57.
26. Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên) (2012), Văn học Việt Nam - Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, Tái bản lần 6, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12



27. Nguyễn Bích Ngọc (2005), Hai Bà Trưng trong văn hoá Việt Nam, Nxb.
Văn hoá Thông tin.
28. Nguyễn Quang Ngọc (1993), Về vị trí cửa sông Hát, nơi Hai Bà Trưng phất
cờ khởi nghĩa, Tham luận tại hội thảo về Hai Bà Trƣng tại đền Hát Môn.
29. Ngọc phả đền Hát Môn
30. Ngọc phả đền Hạ Lôi
31. Phạm Lan Oanh (1999), “Về một lễ vật trong lễ hội Hát Môn”, Văn hóa
nghệ thuật, số 5, tr 37 – 39.
32. Phạm Lan Oanh (2008), Tín ngưỡng Hai Bà Trưng ở vùng châu thổ sông
Hồng, LATS Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
33. Phạm Lan Oanh (2013), Lễ hội dân gian làng Hát Môn, Nxb. Văn hoá
Thông tin.
34. Lê Trƣờng Phát (2001), Thi pháp văn học dân gian, Tái bản lần thứ I, Nxb
giáo dục.
35. Trần Quốc Phi, Nguyễn Văn Mao, Lê Đức Đồng....(1975), Truyền thuyết
Trưng Vương, Vĩnh Phú, Chi hội văn nghệ dân gian Vĩnh Phú.
36. Phạm Ngọc Phụng (1975), Hai Bà Trưng, Nxb Phụ nữ.
37. Nguyễn Vinh Phúc (2005), Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội và lân
cận, Tái bản, có sửa chữa, bổ sung, Nxb. Trẻ.
38. Trần Duy Phƣơng, Đặng Anh Ninh, Nguyễn Huy Canh, Phạm Thị Phƣơng
Mai (2010), Mê Linh một vùng đất cổ, tái bản, Nxb. Chính trị Quốc gia.
39. Thạch Phƣơng, Lê Trung Vũ (1995), Sáu mươi lễ hội truyền thống Việt
Nam, Nxb. Khoa học xã hội.
40. Lê Xuân Quang (1995), Thần tích Việt Nam, 2 tập, Nxb VHTT, Hà Nội.
41. Lê Chí Quế (2001), Văn hóa dân gian khảo sát và nghiên cứu, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội.

13



42. Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An (1999), Tuyển tập văn học dân gian Việt
Nam, Nxb. Giáo dục.
43. Vũ Quỳnh, Kiều Phú (1972), Lĩnh Nam Chích Quái, Đinh Gia Khánh,
Nguyễn Ngọc San dịch, tái bản, Nxb văn học, Hà Nội.
44. Vũ Quỳnh (1993), Tân Lĩnh nam chích quái, Bùi Văn Nguyên dịch thuật,
chú thích và dẫn nhập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
45. Bùi Đăng Sinh (2007), Văn hóa dân gian Vĩnh Phúc, Sở văn hóa thông tin
Vĩnh Phúc.
46. Bùi Quang Thanh (1982), Truyền thuyết dân gian với tâm lý cộng đồng
ngƣời Việt, Tạp chí văn học, số 2.
47. Bùi Quang Thanh (1983), Sơ bộ thẩm định một số giá trị của truyền thuyết
dân gian về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Luận văn Th.s, ĐH Sƣ phạm Hà
Nội.
48. Bùi Thiết, Hà Văn Kỉnh, Nguyễn Hồng Dƣơng…(1979), Một số truyền
thuyết về tướng lĩnh Hai Bà Trưng, Hà Sơn Bình, Ty văn hoá thông tin Hà Sơn
Bình.
49. Bùi Thiết (1982), Ngọc phả và truyền thuyết về Hai Bà Trƣng ở Hạ Lôi,
Nghiên cứu lịch sử, số 4, Tr 58 – 62.
50. Nguyễn Khắc Thuần (2000), Danh tướng Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
51. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng, lễ hội cổ truyền, Nxb Văn hóa thông
tin, Viện văn hóa.
52. Lê Kim Thuyên (2003), Hai Bà Trưng và các tướng của Hai Bà trên đất
Vĩnh Phúc, di tích và sự tích, Sở Văn hóa thông tin – thể thao Vĩnh Phúc.
53. Lê Kim Thuyên (2006), Lễ hội Vĩnh Phúc, Sở văn hóa thông tin Vĩnh Phúc.
54. Phan Trần (1967), Tinh thần dân tộc qua các truyền thuyết lịch sử, Tạp chí
văn học, số 3.

14



55. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân
gian, (Giáo trình đào tạo và bồi dƣỡng giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng sƣ
phạm), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
56. Đỗ Bình Trị, Trần Đình Sử (1998), Văn học (Giáo trình chính thức đào tạo
giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2), Nxb giáo dục, Hà Nội.
57. Nguyễn Văn Trƣờng (chủ biên) (1997), Văn hóa làng xã huyện Phúc Thọ,
Nxb Chính trị quốc gia, Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ.
58. Hồ Sĩ Vịnh, Phƣợng Vũ (1995), Lễ hội cổ truyền Hà Tây, Sở Văn hoá thông
tin Hà Tây, Hà Tây.
59. Lê Trung Vũ (chủ biên), Nguyễn Xuân Kính, Lê Văn Kỳ (1992), Lễ hội cổ
truyền, Nxb Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
60. Trần Quốc Vƣợng (chủ biên), Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ
Dung, Trần Thúy An (2001), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
61. Trần Quốc Vƣợng (1994), Mùa xuân và lễ hội Việt Nam, Xưa và nay, số 3
62. Trần Quốc Vƣợng (2002), Lễ hội bản sắc và văn hóa các vùng quê Việt
Nam, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 3.
63. Lý Tế Xuyên (1960), Việt điện U linh, Nxb. Văn hóa.
64. Nguyễn Khắc Xƣơng (1973), Tìm hiểu quan hệ giữa thần thoại, truyền
thuyết và diễn xƣớng tín ngƣỡng phong tục, Tạp chí văn học, số 6.
65. Nguyễn Khắc Xƣơng (1976), Nữ tướng thời Trưng Vương, Nxb Phụ nữ, Hà
Nội.

15



×