Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Thuyết nhân quả phật giáo trong văn học dân gian việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.74 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========

HOÀNG THỊ HUẾ

THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO TRONG
VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

HOÀNG THỊ HUẾ

THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO TRONG VĂN HỌC
DÂN GIAN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Mã số

: 60 22 03 01



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu

Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc
và xuất xứ rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Huế


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ từ gia đình, các thầy, cô giáo, các trung tâm thư viện, bạn bè đồng
nghiệp cùng các ban ngành có liên quan.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới GS. TS. Nguyễn
Hùng Hậu. Thầy đã rất quan tâm, tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Triết học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những
người đã luôn sát cánh giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian thực hiện luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hết sức mình nhưng vì năng lực của bản thân còn

hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các
thầy, cô và bạn đọc góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày……tháng…….năm 2014
Hoàng Thị Huế


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .......................................................... 5
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 6
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 6
6. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................ 6
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ....................................................................... 7
8. Kết cấu của đề tài ........................................................................................ 7
NỘI DUNG....................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO VÀ VÀI NÉT VỀ
KHO TÀNG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM ...................................... 8
1.1 Thuyết nhân quả của Phật giáo ............................................................... 8
1.1.1 Một vài nét về Phật giáo.......................................................................... 8
1.1.2. Nội dung thuyết nhân quả của Phật giáo .......... Error! Bookmark not
defined.
1.2. Vài nét về kho tàng văn học dân gian Việt Nam Error! Bookmark not
defined.
1.2.1. Khái niệm văn học dân gian ................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Đặc trưng và hình thức của văn học dân gian Việt Nam ........... Error!
Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT

GIÁO TRONG KHO TÀNG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM .. Error!
Bookmark not defined.
2.1. Nội dung thuyết nhân quả Phật giáo trong ca dao, tục ngữ ....... Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Vài nét về ca dao, tục ngữ .................... Error! Bookmark not defined.


2.1.2. Nhân quả với quá trình lao động sản xuất trong ca dao, tục ngữ Error!
Bookmark not defined.
2.1.3. Nhân quả đối với hôn nhân và gia đình trong ca dao, tục ngữ . Error!
Bookmark not defined.
2.1.4. Nhân quả với việc nhận định về con người và việc đời ............. Error!
Bookmark not defined.
2.2. Nội dung thuyết nhân quả Phật giáo trong một số truyện cổ tích
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Khái quát về truyện cổ tích .................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Biểu hiện thuyết nhân quả Phật giáotrong một số câu truyện cổ tích Error!
Bookmark not defined.
2.3. Ý nghĩa của những biểu hiện thuyết nhân quả Phật giáo trong việc
giáo dục đạo đức đối với con ngƣời Việt Nam hiện nay . Error! Bookmark
not defined.
2.3.1. Ý nghĩa định hướng lối sống nhân đạo và tấm lòng khoan dung vị tha
......................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Tính nhân văn hướng thiện................. Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Giáo dục nhân quả với đạo Hiếu trong gia đình Việt Nam ........ Error!
Bookmark not defined.
2.3.4. Giáo dục nhân quả với các mối quan hệ của con người trong xã hội...Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, ra đời vào
khoảng thế kỉ thứ VI trước công nguyên. Ngọn đuốc trí tuệ của đức Phật thắp
lên cách đây hơn 25 thế kỉ qua vẫn tiếp tục soi sáng cho chúng ta ngày nay.
Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, Phật giáo với tinh thần
bình đẳng từ bi đã ăn sâu vào nếp sống và tư duy của người dân trở thành
những giá trị tinh thần vô giá, góp phần tạo nên những nét đặc sắc của đạo
đức dân tộc và văn hóa tâm linh người Việt. Hơn bao giờ hết, giáo lý của Phật
giáo đã được dân tộc Việt Nam tiếp nhận một cách dễ dàng bởi tính thiết thực
và gần gũi trong đời sống sinh hoạt thường nhật. Tư tưởng triết lý của Phật
giáo đã thấm nhuần tinh thần dân tộc Việt Nam. Một trong những giáo lý rất
gần gũi với người Việt Nam chính là thuyết nhân quả. Nó đã ăn sâu vào hệ tư
tưởng của mọi tầng lớp, mọi người dân Việt Nam. Nó không chỉ ảnh hưởng
trên lý thuyết thông qua những bài giảng, qua kinh sách mà đã được thể hiện
rõ nét qua cách sống, qua ý thức thực hành một cách tự nhiên, trở thành một
bản năng vốn có của con người.
Khi đã hiểu được giáo lý của thuyết nhân quả thì trong mỗi hành động,
mỗi việc làm bản thân chúng ta sẽ có ý thức cao hơn để tạo ra kết quả cao
nhất, tránh những hậu quả không tốt về sau. Đồng thời, biết chế ngự mọi bất
hạnh, ngăn ngừa những điều ác để xua tan cái nghiệp quả luân hồi cho kiếp
sau, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và cho toàn
xã hội. Trong một xã hội, nếu ai cũng yêu thương, sống chan hòa, đối xử đúng
mực với nhau, không làm điều ác, làm điều gì cũng xuất phát từ cái thiện,
luôn đặt điều nhân nghĩa lên trên thì xã hội sẽ tốt đẹp biết bao. Đó chính là
mục tiêu và mơ ước mà nhà Phật luôn hướng tới.
Ngày nay, nước ta đang trong thời kì hội nhập với thế giới, phát triển
nền kinh tế thị trường. Do vậy, thời cơ tạo ra là vô cùng to lớn nhưng bên

cạnh đó cũng có rất nhiều thách thức đặt ra cần phải chú trọng giải quyết. Ta
1


thấy rằng, xã hội trở nên mất cân đối giữa đời sống tinh thần và vật chất. Nền
khoa học thì phát triển mạnh mẽ như vũ bão, trong khi đó thì đời sống đạo
đức con người ngày càng trở nên suy thoái. Tôn ty trật tự, luân lý đạo đức
trong gia đình cũng như ngoài xã hội không còn nét đẹp truyền thống như xưa,
mà dường như còn bị xem nhẹ. Một bộ phận giới trẻ ngày nay xem chuẩn mực
đạo đức như một định kiến cổ hủ phong kiến. Đó chính là những dấu hiệu rõ
nhất cho thấy sự suy thoái của nền đạo đức trong thời đại mới. Trước những thực
trạng ấy, vấn đề giáo dục đạo đức thông qua giáo dục con người nhận biết và tin
sâu giáo lý nhân quả càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Qua đó, học thuyết nhân quả của Phật giáo có một vai trò rất lớn không
chỉ với con người Việt Nam nói chung mà nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với giới trẻ nói riêng. Và để giáo lý nhân quả đi sâu và trong ý thức của
mọi người thì không chỉ bằng những lý luận, giáo lý trong sách vở mà cần
thấy rằng Phật giáo đã du nhập vào nước ta từ rất sớm, chính vì thế ảnh hưởng
của nó đến đời sống tinh thần của người dân Việt Nam là rất lớn, nó được ông
cha ta đúc kết lại trong kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú và đa
dạng. Thông qua những câu ca dao, tục ngữ hay những câu chuyện thần thoại,
cổ tích cha ông ta luôn thể hiện những tư tưởng nhân quả rất sâu sắc, đó là tư
tưởng “ở hiền gặp lành”, “gieo nhân nào gặt quả ấy”, hay “gieo gió gặt bão”, “ác
giả ác báo”… Những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao tục ngữ chính là
những ví dụ sinh động nhất, dễ hiểu nhất đưa các thế hệ người Việt hiểu rõ hơn
về thuyết nhân quả của Phật giáo, từ đó hình thành nên những giá trị đạo đức tốt
đẹp cho bản thân mình, làm giàu thêm truyền thống văn hóa của dân tộc. Do
vậy, không chỉ học giáo lý thuyết nhân quả của Phật giáo mà chúng ta hãy kết
hợp với những tác phẩm, những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện cổ tích
trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Có như vậy giáo lý của thuyết nhân

quả mới lan rộng và thấm sâu vào mỗi người dân Việt.
Phật giáo ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống văn hóa tinh thần của
người Việt nói chung, trong đó thuyết nhân quả là thuyết chủ yếu bao trùm
2


ảnh hưởng đến con người Việt Nam.Vì vậy thuyết nhân quả của Phật giáo ảnh
hưởng sâu đậm trong lối sống, tư duy, cách ứng xử của người Việt Nam. Hiện
nay, thuyết nhân quả của Phật giáo có ý nghĩa nhất định trong việc răn đe con
người trước hành vi tội lỗi và cái ác. Do đó việc nghiên cứu thuyết nhân quả
trong kho tàng văn học dân gian là một điểm độc đáo của tư tưởng Phật giáo ở
Việt Nam. Qua đó ta thấy văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam hòa trộn nên việc
bóc tách thể hiện trong văn học dân gian không chỉ là vấn đề khoa học lý thú
mà còn có ý nghĩa giáo dục con người trong thực tiễn.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ THUYẾT NHÂN QUẢ
PHẬT GIÁO TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM” làm đề tài luận
văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khi nghiên cứu về những triết lý của Phật giáo, đã có nhiều cuốn sách và
công trình khoa học nghiên cứu các khía cạnh thuyết nhân quả của Phật giáo
cũng như ý nghĩa thực tiễn của nó đối với cuộc sống mỗi người Việt Nam.
Trong cuốn sách Phật học Phổ thông của hòa thượng Thích Thiện Hoa
đã đề cập đến nhiều khía cạnh của thuyết nhân quả. Ở đây, ông đã trình bày rõ
ràng các đặc tính của nhân và quả, nhân quả trong thực tế: chi phối tất cả vũ
trụ vạn hữu, không có một vật gì, sự gì, động vật hay thực vật cũng không
thoát khỏi luật nhân quả. Tức là, nhân quả có trong cả những vật vô tri, vô
giác, có trong cả động vật, thực vật và tất cả chúng sinh, không một sự vật
nào là không có nhân quả. Đặc biệt, qua đây chúng ta còn thấy được những
lợi ích đạt được nếu như hiểu được và áp dụng luật nhân quả: nó tránh cho ta
những mê tín dị đoan, những tin tưởng sai lầm vào thần quyền “vạn vật do

một vị thần sinh ra và uy quyền thưởng phạt muôn loài”, nó đem lại cho ta
lòng tin tưởng vào chính bản thân cá nhân mình khi họ biết rằng cuộc đời
mình là do nghiệp nhân quả của mình tạo nên, là người tự xây dựng đời mình
thì phải tin tưởng vào mình để sống tốt hơn và khi họ đã hiểu rõ được luật

3


nhân quả thì không còn thấy chán nản hay trách móc bất kì ai nữa mà tự tìm
ra lối thoát cho mình.
Hay trong đề tài “Nhân quả, luân hồi, nghiệp báo và tổ ấm Việt Nam”
trích trong Đạo Phật và dòng sử Việt của Thích Đức Nhuận chúng ta cũng
thấy rõ hơn được người Việt Nam xưa và nay vẫn luôn có một lối sống lạc
quan, yêu đời thanh nhàn trong tư tưởng, nội tâm trước những sóng gió cuộc
đời. Đó chính là họ nhận thức được quy luật nhân quả vẫn luôn thường nhật
trong mọi mặt của đời sống con người. Qua đó chúng ta thấy được tác giả đã
khẳng định con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn thể hiện tính đại
đoàn kết dân tộc ngay từ thời kì dựng nước và giữ nước. Những con người
Việt Nam thời đó họ đã nhìn về các tấm gương anh hùng thời đại trước để
tiếp nối cho sự nghiệp xây dựng ngày mai của đất nước.
Và một trong những cuốn sách thể hiện rõ nét, sâu sắc và đầy đủ nhất
mà chúng ta không thể không nhắc đến đó chính là cuốn “Luận về nhân quả” của tác giả Thích Chân Quang. Đây không phải là quyển sách đọc một
lần, bởi càng đọc chúng ta càng thấm thía sâu sắc hơn khi nhìn lại cuộc đời
mình, càng đọc chúng ta càng thấy cần tạo cho mình một lối sống an vui và
hạnh phúc chân thật, càng đọc chúng ta càng thấy đường “giải thoát” của đạo
Phật không phải là khó đi.
Ở đây tác giả Thích Chân Quang đã chỉ cho chúng ta thấy rõ ràng cuộc
sống của mình có hạnh phúc hay đau khổ đều do nghiệp ở chính mình tạo
nên, chúng ta sẽ thấy nhân đâu quả đó, do vậy chúng ta sẽ hướng tâm mình
đến chân - thiện - mỹ. Không những thế còn cho chúng ta thấy lợi ích thiết

thực bằng cách vượt qua tất cả đau khổ, phiền não thường xảy ra trong cuộc
đời. Và đọc Luận về nhân quả mỗi người chúng ta sẽ không làm những điều
ác, luôn luôn tăng trưởng những điều lành, nhờ thế cuộc đời của họ sẽ đạt
được an vui và hạnh phúc. Và điều quan trọng là con người sẽ thoát ly được
thế giới thần linh, không còn cảm thấy sợ hãi, lo ngại về thế giới quỷ thần
trong chốn tinh thần của họ.
4


Bên cạnh đó chúng ta còn phải kể đến cuốn sách Phật học tinh hoa của
Thu Giang - Nguyễn Duy Cần đã nói về lịch sử đạo Phật theo một sự tiến
triển bao quát, có hệ thống được trình bày khúc triết, rõ ràng. Trong đó còn
nói về thuyết nhân quả, theo vòng biến thiên vô cùng vô tận với sự ảnh hưởng
lẫn nhau giữa nội tâm và ngoại cảnh, giữa vật chất và tinh thần theo mối liên
quan tương hỗ, tác dụng qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau.
Ngoài ra bàn về thuyết nhân quả còn có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu khác như:
Thuyết nhân quả qua lăng kính duy thức của Thích Nguyên Chủng, hay
Tư tưởng Phật giáo trong ca dao Việt Nam của Mang Viên Long và Luật
nhân quả của Tâm Bình, Ảnh hưởng Phật giáo trong đời sống người Việt của
Thích Nguyên Tạng…
Như vậy có thể thấy rằng những nghiên cứu về tư tưởng thuyết nhân
quả của các tác giả trên là những công trình khoa học có giá trị to lớn về
nhiều mặt. Nó khẳng định được rằng triết lý về thuyết nhân quả đã có sức hút
và sự quan tâm lớn của rất nhiều độc giả. Tuy vậy các công trình nghiên cứu
trên chủ yếu mới chỉ bàn đến nội dung thuyết nhân quả của Phật giáo mà chưa
chỉ ra những ảnh hưởng của nó trong văn học dân gian Việt Nam. Chính vì
thế đó cũng là một khó khăn thử thách đối với công trình nghiên cứu này.
Và ở đề tài nghiên cứu này, người nghiên cứu muốn kế thừa, bổ sung và
phát triển kết quả của những người đi trước để từ đó có cách nhìn tổng quát,

đặc biệt thấy được sự vận dụng triết lý nhân quả của Phật giáo trong kho tàng
văn học dân gian Việt Nam của cha ông ta. Trong một giới hạn nhất định, tác
giả nghiên cứu mong muốn đi sâu, phân tích một cách có hệ thống trên cơ sở
đó hình thành phương pháp luận đúng để mỗi người có cách hành động đúng
và đó cũng chính là nhu cầu cần tìm hiểu hơn về thuyết nhân quả trong kho
tàng văn học dân gian Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích:
5


Luận văn phân tích biểu hiện thuyết Nhân quả Phật giáo trong kho tàng
văn học dân gian Việt Nam và phần nào làm rõ ý nghĩa của nó trong việc giáo
dục đạo đức đối với con người Việt Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích nghiên cứu luận văn cần giải quyết một số nhiệm
vụ sau:
- Trình bày nội dung thuyết nhân quả của Phật giáo và giới thiệu qua về
kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
- Phân tích một số biểu hiện thuyết nhân quả của Phật giáo trong kho
tàng văn học dân gian Việt Nam và ý nghĩa trong việc giáo dục đạo đức đối
với con người Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của công trình này là những quan điểm, nguyên lý trong
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí
Minh và văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin như phương pháp phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử,...
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: thuyết nhân quả của Phật giáo trong kho tàng

văn học dân gian Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: khảo sát một số biểu hiện thuyết nhân quả của
Phật giáo trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam qua ca dao, tục ngữ, một
số truyện cổ tích tiêu biểu.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Đề tài phân tích những biểu hiện của thuyết nhân quả của nhà Phật
trong văn học dân gian Việt Nam hay nói cách khác phân tích văn học dân
gian Việt Nam trên khía cạnh thuyết nhân quả.
- Trình bày có hệ thống, nhiều khía cạnh một số vấn đề đạo đức dưới
góc độ triết học.
6


7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn thuyết nhân quả của
Phật giáo biểu hiện trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đề tài đã khẳng định những giá trị tư tưởng trong truyền thống
văn hóa dân tộc dưới tác động của Phật giáo.
+ Định hướng giáo dục con người trong suy nghĩ, nhận thức và hành
động đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội, hướng thiện cho con người.
+ Đề tài là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến Phật giáo và
văn học dân gian Việt Nam.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 2 chương 5 tiết.
Chương 1: Thuyết nhân quả Phật giáo và vài nét về kho tàng văn học
dân gian Việt Nam
1.1. Thuyết nhân quả của Phật giáo
1.2. Vài nét về kho tàng văn học dân gian Việt Nam

Chương 2: Một số biểu hiện của thuyết nhân quả Phật giáo trong kho
tàng văn học dân gian Việt Nam
2.1. Nội dung thuyết nhân quả Phật giáo trong ca dao, tục ngữ
2.2. Nội dung thuyết nhân quả Phật giáo trong một số truyện cổ tích
2.3. Ý nghĩa của những biểu hiện thuyết nhân quả Phật giáo trong việc
giáo dục đạo đức đối với con người Việt Nam hiện nay

7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO VÀ VÀI NÉT VỀ
KHO TÀNG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1.1 Thuyết nhân quả của Phật giáo
1.1.1 Một vài nét về Phật giáo
* Khái lược về Phật giáo
Phật giáo là một hệ thống tư tưởng thống nhất quy tụ về Nhất Thừa
Phật pháp. Tất cả giáo lý Phật là nền tảng cho việc xây dựng con người vị tha
và coi cuộc sống vị tha là lý tưởng cao quý nhất của đời mình, tiến tới con
người vị tha và coi cuộc sống vị tha là lý tưởng cao quý nhất của đời mình,
tiến tới con người từ, bi, hỷ, xả, con người Phật. Phật giáo xuất hiện ở miền
bắc Ấn Độ cổ đại (nay thuộc Nê pan) vào khoảng thế kỉ VI trước công
nguyên, Phật giáo đã nhanh chóng phổ biến và trở thành một quốc giáo ở Ấn
Độ. Khi ấy trong xã hội tình trạng phân chia đẳng cấp rất khắc nghiệt. Sự ra
đời của Phật giáo thể hiện tinh thần phản kháng của những người nghèo,
chống lại chế độ phân biệt đẳng cấp của đạo Bàlamôn, tìm con đường giải
thoát con người khỏi nỗi khổ triền miên trong xã hội nô lệ Ấn Độ. Trải qua
những thăng trầm lịch sử, Phật giáo trở thành một tôn giáo thế giới và đã đang
ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống văn hóa tinh thần của nhiều dân tộc phương
Đông. Với mục đích nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng

chính cuộc sống đức độ của con người, Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được
tình cảm và niềm tin của đông đảo quần chúng lao động. Nó trở thành biểu
tượng của lòng từ bi, bác ái trong đạo đức truyền thống của các dân tộc châu
Á.
Sự xuất hiện tư tưởng Phật giáo gắn liền với hoàn cảnh lịch sử, kinh tế,
chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ đại. Đây là thời kì chế độ nô lệ kiểu phương
Đông đã phát triển với sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt và nhà nước quân
chủ chuyên chế trung ương tập quyền là sở hữu tối cao về ruộng đất và thần
dân. Về mặt tư tưởng, đời sống tinh thần xã hội lúc này bị thống trị bởi quan
8


điểm duy tâm tôn giáo trong thánh kinh Véda và đạo Bàlamôn. Không những
thế, chúng còn là cơ sở triết lý cho chế độ phân chia đẳng cấp và các đạo luật
của nhà nước. Theo Đạo Bàlamôn, mỗi người thuộc một đẳng cấp nhất định:
Bàlamôn, quý tộc, bình dân bao gồm những người buôn bán, thợ thủ công,
nông dân và đẳng cấp nô lệ. Trong 4 đẳng cấp đó tăng lữ Bàlamôn là đẳng
cấp cao quý nhất được sinh ra từ miệng của đấng tối cao là thần sáng tạo
Brahma và thấp hèn nhất là tiện dân nô lệ. Người của đẳng cấp nào thì sẽ mãi
mãi thuộc đẳng cấp ấy và sẽ không thể thay đổi.
Về mặt chính trị xã hội, tầng lớp Bàlamôn được kính trọng, tôn sùng.
Họ chuyên nghiên cứu giảng dạy thánh kinh, lo việc tế lễ. Đẳng cấp quý tộc
(vua chúa, tướng lĩnh) cai trị và thâu tóm ruộng đất. Đẳng cấp bình dân phải
lao động nuôi các đẳng cấp trên, ngoài ra họ còn phải nộp thuế, đi lính. Đẳng
cấp thấp nhất là nô lệ phải phục dịch ba đẳng cấp trên, chịu mọi cực khổ và
hoàn toàn lệ thuộc vào các đẳng cấp trên… Sự thống trị khắc nghiêt về mặt
kinh tế, chính trị, tư tưởng trên đã làm nảy sinh những mâu thuẫn sâu sắc
trong đời sống xã hội và tất yếu dẫn đến sự phản kháng của quần chúng lao
động đòi hỏi một sự tự do, công bằng xã hội.
Đây chính là những nhu cầu của hiện thực lịch sử, làm xuất hiện các

trường phái tư tưởng mới ở Ấn Độ trong thời kì này. Do vậy “để chống lại
những đạo luật hà khắc của đạo Bàlamôn - đạo Phật đã ra đời. Phật giáo xuất
hiện như là sự đáp ứng nhu cầu tinh thần phản kháng xã hội; một mặt, nó
phản ánh nỗi bất hạnh, đau khổ thực tế của nhân dân Ấn Độ; mặt khác, nó
phản kháng chế độ đẳng cấp nghiệt ngã, chống lại sự áp bức, bất bình đẳng
giữa con người. Nó công khai chống lại giáo lý truyền thống của kinh Véda
và đạo Bàlamôn, bác bỏ uy quyền thần thánh, xây dựng niềm tin vào chính
con người”.[8, tr. 116]
Sự ra đời Phật giáo còn gắn liền với tên tuổi người sáng lập là Thích Ca
Mâu Ni (nghĩa là giác ngộ của tộc người Thích ca). Đây là tên gọi khi thành
đạo. Tên thật của Thích Ca Mâu Ni là Siddhartha (Tất đạt đa) nghĩa là “người
9


thực hiện mục đích”, họ là Gautama, vốn là con đầu của vua Tịnh Phạn. Thích
Ca Mâu Ni sống trong khoảng thời gian từ năm 566 đến 485 trước Công
Nguyên ở miền Trung Bắc Ấn Độ.
Ngay từ nhỏ, Thái tử Tất Đạt Đa đã được sống trong nhung lụa, không
tiếp xúc với xã hội bên ngoài, không hề thấy và không hề biết rằng trong cuộc
đời lại có những đói khát, bệnh tật, già yếu và chết chóc. Năm 17 tuổi, Thái tử
cưới vợ là công chúa Da giu đà la (Yasodnara) sinh một con trai là La hầu la.
Từ đó, Thái tử mới được tiếp xúc với hiện thực cuộc sống ngoài chốn cung
đình. Những cuộc gặp gỡ bất ngờ với những cảnh già yếu, bệnh tật, chết
chóc... đã tác động mạnh đến tâm hồn nhạy cảm của Ngài.
Năm 29 tuổi, ông quyết định từ bỏ cuộc đời vương giả của một thái tử
để đi tu hành, tìm được diệt khổ và sự giải thoát cho chúng sinh. Sau sáu năm
tu khổ hạnh ở núi Tuyết Sơn mà không đạt được sự yên tĩnh trong tâm hồn và
cũng không nhận thức được chân lý, ông nghiệm ra là cả cuộc sống tràn đầy
vật chất, thỏa mãn dục vọng, lẫn cuộc sống khổ hạnh đều không giúp tìm con
đường giải thoát, chỉ có con đường trung đạo là đúng đắn nhất. Do đó, ông tự

mình đào sâu suy nghĩ để nhận thức chân lý và bỏ lối tu khổ hạnh, đi sâu vào
tư duy trí tuệ. Sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây bồ đề (bodhi) tại làng
Uruvela, chìm đắm trong tư duy sâu thẳm, ông tuyên bố đã tìm được với chân
lý, hiểu được bản chất của tồn tại, nguồn gốc của khổ đau và con đường cứu
vớt. Ông đã “ngộ đạo” và trở thành Thích Ca Mâu Ni năm 35 tuổi, khi ấy ông
lấy hiệu là Buddha có nghĩa là người “giác ngộ” (Trung Quốc dịch là Phật).
Người ta gọi ông là Sayka-muni (Trung Quốc dịch là Thích Ca Mâu Ni –nhà
hiền triết xứ Sayka).
Nguyên lý cơ bản của Phật Giáo được thể hiện trong giáo lý. Hệ thống
giáo lý của Phật Giáo là một hệ thống đồ sộ nằm chủ yếu trong Tam tạng kinh
điển, gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng.
Kinh tạng (Sutra Pitaka) là những sách ghi lời Phật Thíc Ca giảng về
đạo lí, được đệ tử Anan đa kể (đọc) lại trong lần kết nạp đầu tiên
10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế (2001), Tuyển tập văn học dân gian
Viêt Nam, tập IV, quyển 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Duy Cần (1997), Phật học tinh hoa, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Thu Giang; Nguyễn Duy Cần (2007), Lịch sử triết học Phương Đông,
Phật học tinh hoa, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
4. Thích Minh Châu, Tương Ưng Bộ Kinh, Phẩm mới và cũ.
5. Nguyễn Đổng Chi (1992), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội .
6. Minh Chi (2002), Quan niệm của Phật giáo đối với sống chết, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Doãn Chính (chủ biên) (2003), Đại cương lịch sử triết học phương
Đông cổ đại, Nxb Thanh Niên Hà Nội, .

8. Doãn Chính (1998), Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội .
9. Việt Chương (2003), Từ điển thành ngữ tục ngữ ca dao Việt Nam,
quyển hạ, Nxb Đồng Nai.
10. Việt Chương (2003), Từ điển thành ngữ tục ngữ ca dao Việt Nam,
quyển thượng, Nxb Đồng Nai.
11. Nguyễn Đăng Duy (1996), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb
Hà Nội.
12. Mộng Đắc (2009), Vài nét về đạo Phật và thuyết nhân quả, Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo (4).
13. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội .
14. Đạt Ma Phổ Giác (2008), Nhân quả và số phận con người, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội.
11


15. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1992), Kinh Trung bộ, Tập I, bản
dịch của Thích Minh Châu, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.
16. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1992), Kinh Trung bộ, Tập II, bản
dịch của Thích Minh Châu, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.
17. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1992), Kinh Trung bộ, Tập III, bản
dịch của Thích Minh Châu, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.
18. Gorki bàn về văn học (1965), tập 1,người dịch Hoàng minh, Nxb
Văn học, Hà Nội.
19. Vũ Ngọc Hà (2013), “Tư tưởng Phật giáo về nhân quả và một số ý
nghĩa nhân văn của nó”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Hà Nội.
20. Dương Quảng Hàm (1943), quyển 1, Việt Nam văn học sử yếu, Nxb
Bộ Quốc gia giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Hùng Hậu(2010), Đại cương lịch sử triết họcViệt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Lê Như Thích Trung Hậu (2002), Ca dao tục ngữ Phật giáo Việt
Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Nguyễn Duy Hinh (2009), Lịch sử đạo Phật Việt Nam, Nxb Tôn
giáo, Hà Nội.
24. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
25. Nguyễn Phương Hoa (2004), “ Một vài suy nghĩ trong việc giáo dục
và rèn luyện đạo đức”, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng lý luận (5).
26. Thích Thiện Hoa (2005), Phật học phổ thông, Nxb Tôn giáo, Hà
Nội.
27. Thích Thiện Hoa (2007), Xây dựng đời sống trên nền nhân quả
nghiệp luân hồi, Nxb Tôn giáo, Hà Nội .
28. Thích Thiện Hoa (2003), Duy thức học, nxb Tôn Giáo, Hà Nội.

12


29. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Giáo trình Văn học Việt Nam (từ thế
kỉ X đến thế kỉ XX), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
30. Vũ Thị Thu Hương (2000), Ca dao Việt Nam - Những lời bình, Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
31. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2006), Văn học dân gian Việt Nam,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (1995), Ca dao Việt Nam, Nxb Tổng
hợp, Đồng Tháp.
33. Vũ Ngọc Khánh (1996), Truyện kiều, NXB Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
34. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) (1993), Từ điển Văn hóa Việt Nam, Nxb

Văn hóa thông tin, Hà Nội.
35. Trần Hậu Kiêm (chủ biên) (1997), Giáo trình đạo đức học, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Nguyễn Xuân Lạc (1998), Văn học dân gian Việt Nam trong nhà
trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37. Đặng Thị Lan (2006), Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người
Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
38. Phong Lan, Mai Hương (2000), Tố Hữu về tác gia và tác phẩm,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
39. Nguyễn Lang (2000) Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nxb văn học, Hà
Nội.
40. Nguyễn Lang (2000) Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2, Nxb văn học, Hà
Nội.
41. Nguyễn Lang (2000) Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 3, Nxb văn học, Hà
Nội.
42. Mã Giang Lân (2008), Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Văn học, Hà
Nội.

13


43. Trần Ngọc Lân (chủ biên) (2006), Nhân quả xưa nay, Nxb Văn hoá
Thông tin, Hà Nội.
44. Trường Lưu (chủ biên) (1998), Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà nội.
45. Nguyễn Văn Mệnh (1972), “Về ranh giới giữa thành ngữ và tục
ngữ”, Tạp chí ngôn ngữ, số 3.
46. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà
Nội.
47. Bùi Văn Nguyên (chủ biên) (1964), Tuyển tập văn học dân gian

Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội .
48. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (2012), Văn học dân gian những công
trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
49. Thích Đức Nhuận (1998), Đạo Phật và dòng sử Việt, Phật học viện
quốc tế California Hoa kỳ ấn hành.
50. Thích Đức Nhuận (1969), Phật học tinh hoa, 1 tổng hợp đạo lý,
Nxb Vạn Hạnh, Sài Gòn.
51. Vũ Ngọc Phan (2008), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Văn
học, Hà Nội.
52. Thích Chân Quang (2000), Luận về nhân quả , Nxb Tôn giáo, Hà
Nội .
53. Thích Chân Quang (2013), Nhân quả công bằng, Nxb Tôn giáo Hà
Nội, .
54. Thích Chân Quang (2012), Nghiệp và kết quả, Nxb Tôn giáo, Hà
Nội .
55. Thích Thiện Siêu (2002), Chính nghiệp trong Phật giáo, Nxb Tôn
giáo, Hà Nội .
56. Thích Thiện Siêu (1996), Thành duy thức luận, Viện nghiên cứu Phật học
Việt Nam ấn hành.

14


57. Thích Thiện Siêu, Thích Minh Châu (1997), Chữ Hiếu trong Đạo Phật,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
58. Thích Thiện Siêu (2002), Chữ Nghiệp trong Đạo Phật, Nxb Tôn Giáo
Hà Nội, .
59. Lê Mạnh Thát (2006), Lịch sử Phật Giáo Việt Nam, 3 tập, Nxb
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
60. Tập bài giảng lịch sử Triết học (1994), tập 1, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội .
61. Phương Thu (2009), Ca dao tục ngữ Việt Nam, Nxb Thời đại, Hà
Nội .
62. Nguyễn Tài Thư (1993), “Phật giáo và sự hình thành nhân cách
con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 4.
63. Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập
1, Nxb Xã hội, Hà Nội.
64. Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
65. Thích Chơn Thiện (2006), Phật học khái luận, Nxb Văn hoá Sài
Gòn.
66. Thích Tâm Thiện (2000), Vấn đề cơ bản của triết học Phật giáo,
Nxb Ban văn hoá Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam.
67. Chân Tính (2006), Lành dữ nghiệp báo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
68. Viên Trí (2006), Ấn Độ Phật giáo sử luận, Nxb Phương Đông.
69. Thích Minh Tuệ (1993), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Thành
hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh.
70. Hoàng Tiến Tựu (1999), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội .
71. Văn học lớp 10 (2000), tập 1, Nxb Giáo dục.
72. Viện nghiên cứu tôn giáo(1994), Những vấn đề tôn giáo hiện nay,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
15


73. Bằng Việt, Bùi Duy Tân, Chu Xuân Diên, Từ điển Văn học (1984), tập 2,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
74. Trần Nguyên Việt (2000), “ Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam
và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường”, Tạp
chí Triết học, (5).

75. Huỳnh Khái Vinh (chủ biên) (2001), Một số vấn đề lối sống, đạo
đức chuẩn giá trị xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
76. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2008), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb
Giáo dục.
77. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam – tìm tòi và suy ngẫm,
Nxb Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
78. Phạm Thu Yến ( chủ biên) (2007), Giáo trình Văn học dân gian Việt
Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
79. Edmondo De Amicis (2000), Những tấm lòng cao cả, người dịch
Hoàng Thiếu Sơn, Nxb Hội nhà văn.
80. Narada Maha Thera (1989), Đức Phật và Phật pháp, người dịch
Phạm Kim Khánh, Nxb Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh.
81. Các trang Web:
1. www.daophatngaynay.com
2. www.phapluan.net
3 www.chimvietcanhnam.com
4. www.quangduc.com
5. www.phattuvietnam.com
6. www.tudienbachkhoa.com
7. www.phatgiaonguyenthuy.com
8. www.buddhasasana.com
9. www.thuvienhoasen.com

16



×