Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Truyền thuyết và lễ hội hội chùa dâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.23 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN XUÂN CHƢƠNG

TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI CHÙA DÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN XUÂN CHƢƠNG

TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI CHÙA DÂU

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 01 25

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Chí Quế

HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa ngữ văn trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã dày công đào tạo và giúp đỡ em trong


suốt thời gian theo học tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn
khoa học GS.TS Lê Chí Quế đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, người thân, bạn bè đã tạo điều kiện giúp
đỡ, góp ý, động viên em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
TRẦN XUÂN CHƢƠNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và do chính tác giả nghiên cứu, phân tích chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ
học vị nào.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014
TRẦN XUÂN CHƢƠNG


MỤC LỤC
A. Phần mở đầu.

Trang

1: Lý do chọn đề tài......................................................................................... . 4
2. Lịch sử nghiên cứu................................................................................. ....... 7
2.1. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội........................................... .. 7
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết. ...................................................... . 7
2.1.2. Lịch sử nghiên cứu về lễ hội…... ........................................................... 9
2.2. Lịch sử nghiên cứu Truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu...................... . 10
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ . 13
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ....................................................................... ..... 13
3.2. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................... ..... 13

4. Mục đích nghiên cứu:................................................................................ . 13
5. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... ..... 14
6. Dự kiến đóng góp của luận văn. ........................................................... .... 15
7. Cấu trúc luận văn. ................................................................................ ..... 15
B. Phần nội dung.
Chƣơng 1. Tổng quan đề tài. .................................................................... .... 16
1. Khái niệm về vùng văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc................................ ... 16
1.1. Khái niệm vùng văn hóa. ........................................................................ 16
1.2. Vùng văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc. ................................................. .... 17
1.3. Thuận Thành - không gian văn hóa đặc sắc.......................................... 21
1.3.1. Sự hình thành không gian văn hóa Dâu - Luy Lâu......................... .. 22
1.3.2. Đặc điểm tự nhiên............................................................................ ..... 25
1.3.3. Đặc điểm lịch sử xã hội.................................................................... ..... 25
1.3.4. Đặc điểm văn hóa dân gian............................................................. ..... 26
2. Khái niệm về truyền thuyết................................................................... .... 31
3. Khái niệm về lễ hội................................................................................. .... 33

1


Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................... .... 35
Chƣơng 2. Truyền thuyết Man Nƣơng và hệ thống Chùa Tứ Pháp......... . 37
1. Giới thiệu về chùa Dâu và hệ thống chùa Tứ Pháp............................... .. 37
1.1. Chùa Dâu.............................................................................................. .... 37
1.2. Chùa Tƣớng.......................................................................................... ... 39
1.3.Chùa Dàn............................................................................................... .... 39
1.4. Chùa Tổ................................................................................................ .... 40
2. Truyền thuyết Man Nƣơng và hệ thồng Tứ Pháp................................. .. 41
2.1: Khảo sát về truyền thuyết Man Nƣơng đƣợc nhân dân kể lại:......... .. 41
2.1.1. Truyền thuyết Man Nƣơng đƣợc ngƣời dân vùng Dâu kể lại:........ . 41

2.1.2. Truyền thuyết Man Nƣơng đƣợc nhà Chùa kể lại:......................... .. 43
2.1.3.Truyền thuyết Man Nƣơng đƣợc ngƣời dân vùng Công Hà kể lại:. . 44
2.2.Khảo sát bằng văn bản......................................................................... .... 45
2.2.1. Truyền thuyết Man Nƣơng đƣợc ghi chép trong bản Cổ Châu
Phật bản hạnh:........................................................................................... .... 46
2.2.2. Truyền thuyết Man Nƣơng trong sách Lĩnh Nam chích quái......... . 49
2.2.3. Truyền thuyết Man Nƣơng đƣợc ghi chép trong Thần tích Thần sắc tại Đình Khƣơng Tự.................................................................. ..... 51
2.3. Sự khác biệt của các bản truyện trên:................................................ ... 53
2.4. Giá trị tƣ tƣởng thẩm mỹ qua truyền thuyết Man Nƣơng................. . 55
Chƣơng 3. Lễ hội chùa Dâu...................................................................... ..... 59
1. Nguồn gốc lễ hội chùa Dâu................................................................... ...... 60
2. Thời gian và không gian diễn ra lễ hội.................................................. ... 62
2.1. Thời gian tổ chức lễ hội...................................................................... ..... 62
2.2. Không gian tổ chức lễ hội.................................................................. ...... 62
3. Mô tả lễ hội............................................................................................. ..... 63
3.1. Mô tả nội dung phần lễ ..................................................................... ...... 63

2


3.2. Mô tả nội dung phần hội.................................................................... ..... 67
3.2.1. Hội thi cƣớp nƣớc............................................................................ ..... 67
3.2.2. Hội thi hát quan họ.......................................................................... ..... 69
3.2.3. Hội thi thả chim bồ câu................................................................... ..... 70
3.2.4. Hội thi chơi cờ ngƣời........................................................................ .... 70
3.2.5. Hội thi chọi gà................................................................................... .... 72
3.3. Một số tục lệ trong lễ hội chùa Dâu........................................................ 72
3.3.1. Tục đón đƣờng ở hội Dâu................................................................ .... 72
3.3.2. Tục múa gậy Hồng Côn và Bạch Trƣợng........................................ ... 74
4. Ý nghĩa của lễ hội ................................................................................. ..... 76

4.1. Ý nghĩa hƣớng về cội nguồn............................................................... .... 76
4.2. Ý nghĩa đối với đời sống tâm linh của nhân dân................................ .. 77
4.3. Ý nghĩa đoàn kết sức mạnh cộng đồng............................................... ... 78
4.4. Ý nghĩa bảo tồn và lƣu truyền văn hóa.................................................. 79
C. Kết Luận................................................................................................. .... 81

3


A. PHÂN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Văn học dân gian rất phong phú và đa dạng về thể loại, trong đó truyền
thuyết được coi là một thể loại văn học độc đáo và hết sức đặc biệt với đặc
trưng của thể loại truyền thuyết đã cho ta thấy được những giá trị to lớn trong
việc lưu truyền lịch sự văn hóa dân tộc. Theo GS- Lê Chí Quế truyền thuyết
có thế phân chia thành bốn loại: Truyền thuyết lịch sử; truyền thuyết anh
hùng; truyền thuyết về các danh nhân văn hóa; truyền thuyết về các nhân vật
tôn giáo.
1.1 Có thể nói trong bốn loại truyền thuyết nói trên thì truyền thuyết về
các nhân vật tôn giáo không chỉ góp phần lưu giữ văn hóa dân tộc mà nó còn
đi sâu vào đời sống tâm linh của người Việt Nam. Truyền thuyết về các nhân
vật tôn giáo có nguồn gốc từ cơ sở thực tiễn: Việt Nam nằm trong khu vực
nhiệt đới ẩm, gió mùa, thiên nhiên phong phú và đa dạng. Thời xa xưa, người
Việt sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và khai thác tự nhiên. Vì vậy
việc thờ cúng các vị thần tự nhiên để cầu cho mưa thuận gió hòa đã sớm hình
thành và gần gũi với họ. Hơn nữa, Việt Nam là nơi giao lưu của nhiều tộc
người, nhiều nền văn minh. Hai yếu tố đó đã làm Việt Nam trở thành một
quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Điều đó dẫn đến một đặc điểm của đời sống
tín ngưỡng tôn giáo của người Việt đó là tính “ hỗn dung tôn giáo”.
Trước sự du nhập của tôn giáo ngoại lai, người Việt không tiếp nhận

một cách thụ động mà luôn có sự cải biến cho gần gũi với tư tưởng tôn giáo
bản địa ở nước ta trong khi các tôn giáo vẫn phát triển thì tín ngưỡng dân gian
vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân. Điều này
được thể hiện rõ nhất ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, trong đó có Bắc Ninh
ngày nay. Bắc Ninh là vùng đất văn hiến với tầng tầng, lớp lớp bề dày văn
hóa, vùng đất thiêng hội tụ linh khí non sông. Trong sự đa dạng của bản sắc

4


văn hóa vùng miền Kinh Bắc xưa ta không thể bỏ qua một dấu ấn về truyền
thuyết và lễ hội Chùa Dâu – một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, là
cái nôi của trung tâm phật giáo Việt Nam.
Do vậy nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu là công việc
vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc làm sáng tỏ hơn
thể loại truyền thuyết dân gian Việt Nam.
1.2. Trong hoàn cảnh của đất nước Việt Nam hiện nay đang đổi thay
từng ngày công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một đất nước giàu mạnh.
Trước tốc độ phát triển của kinh tế hiện nay thì văn hóa truyền thống sẽ dễ bị
mai một nếu như chúng ta không có ý thức gìn giữ và lưu truyền cho thế hệ
sau. Trong sự đa dạng và phong phú của văn hóa truyền thống dân tộc, chúng
ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của truyền thuyết và lễ hội ở địa
phương, vùng, miền, nó góp phần tạo nên giá trị của văn hóa cổ truyền dân
tộc. Cho đến nay số lượng các công trình của các nhà khoa học nghiên cứu,
sưu tầm về truyền thuyết đã gặt hái được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên
mảng truyền thuyết và lễ hội ở địa phương nghiên cứu theo góc độ VHDG
vẫn còn ít được quan tâm. Trong xu thế chung ấy truyền thuyết và lễ hội chùa
Dâu – Thuận Thành – Bắc Ninh cũng đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa
học nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này chủ yếu nghiên
cứu theo góc độ lịch sử học, chứ không phải dưới gó độ VHDG. Hơn nữa

trong điều kiện hiện nay xã hội Việt Nam cần có sự tiếp nối nguồn mạch văn
hóa truyền thống dân tộc. Có một thời kỳ do những quan điểm lệc lạc, nhiều
giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc bị phá bỏ vì coi là mê tín dị đoan. Những
năm gần đây đặc biệt sau đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) với tinh thần
đổi mới văn hóa dân tộc, nhiều đền đài, chùa chiền … được chú ý trùng tu,
khôi phục, các lễ hội được tổ chức long trọng hơn trong đó có lễ hội Chùa
Dâu -Thuận Thành - Bắc Ninh.

5


Từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay, xu hướng nghiên cứu thể
loại truyền thuyết trong mối quan hệ với lễ hội ở nhiều địa phương trên phạm
vi cả nước đã thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà khoa học và các học giả,
hướng nghiên cứu này mang lại ý nghĩa rất thiết thực trong việc bảo tồn các di
sản văn hóa nói chung và văn học dân gian nói riêng.
1.3. Vì những điều trên, người viết với tất cả mong muốn được góp sức
mình vào việc bảo tồn và lưu gữ bản sắc dân tộc. Mặt khác, trong giai đoạn
hiện nay khi lễ hội cổ truyền Việt Nam đang ngày càng lôi cuốn nhiều tầng
lớp nhân dân tham gia thì một vấn đề đặt ra là: Cần tổ chức và tham gia lễ hội
như thế nào cho đúng với ý nghĩa của loại hình sinh hoạt văn hóa truyền
thống này? Chúng ta cần phải có một cái nhìn học thuật để sao cho vừa có sự
kế thừa, vừa phát triển mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của dân
tộc. Tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu, giúp chúng ta thêm một lần
nữa hiểu sâu về văn học dân gian nói chung và truyền thống nói riêng của
dân tộc, vừa là một hiện tượng văn học vừa là một hiện tượng văn hóa.
Là một giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn văn học nói
chung trong đó có văn học dân gian nói riêng, ở huyện Thuận Thành, nơi tọa
lạc Chùa Dâu, thì việc nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu là cơ
hội để người viết tích lũy kiến thức về kho tàng truyền thuyết từ đó bồi đắp

cho học sinh lòng tự hào về truyên thống quý báu của dân tộc, khơi dậy trong
các em ý thức về việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Để truyền
thống văn hóa của dân tộc được lưu truyền một cách rộng rãi, không bao giờ
bị mai một.
Trên đây là tất cả những lý do khiến người viết lựa chọn đề tài “Truyền
thuyết và lễ hội Chùa Dâu - Thuận Thành - Bắc Ninh”.

6


2. Lịch sử nghiên cứu.
2.1. Lƣợc điểm Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội.
2.1.1. Lƣợc điểm Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết.
Trong khoa học nghiên cứu văn hóa dân gian ở nhiều nước trên
thế giới, việc coi truyền thuyết là một thể loại riêng biệt đã trở thành truyền
thống. Còn ở nước ta thể loại truyền thuyết xuất hiện khá sớm “thế kỷ XIV,
XV” nhưng thuật ngữ truyền thuyết và vấn đề nghiên cứu truyền thuyết thì ra
đời muôn, vào khoảng nửa cuối thế kỷ XX .
Giáo sư Nguyễn Đổng Chi trong lời tựa “Kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam” cho rằng: Truyền thuyết thường dùng để chỉ những câu chuyện cũ
những sự việc lịch sự còn được quần chúng truyền lại nhưng không đảm bảo
về mặt chính xác (có thể do truyền rộng mà sai lệch) và truyền thuyết phần
nhiều chưa được xây dựng thành truyện. Nó mới chỉ là những câu chuyện còn
nếu nó phát triển đến mức hoàn thiện thì tùy theo nội dung nó có thể là cổ tích
hoặc thần thoại : hiện nay truyền thuyết Việt Nam tìm được rất ít ỏi đượm khí
cổ tích nhiều hơn thần thoại vì thế khi sưu tầm thì thường xếp lẫn với cổ tích
và coi như truyện cổ tích.
Trong giáo trình trường đại học sư phạm xuất bản 1961 – 1970 đã đưa
truyền thuyết vào cơ cấu các thể loại văn hóa dân gian nhưng đã đặt bên cạnh
thần thoại.

Như vậy cách sắp xếp truyền thuyết trong hệ thống các thể loại văn bản
dân gian có khác nhau nhưng điểm tương đồng giữa các nhà khoa học Việt
Nam là khi nghiên cứu truyền thuyết bao giờ cũng đặt nó trong mối quan hệ
với thần thoại và cổ tích.
Đáng chú ý hơn cả là công trình truyền thống anh hùng dân tộc trong
loại hình tự sự dân gian Việt Nam tập trung những bài nghiên cứu về truyền
thuyết được xuất bản năm 1971. Các tác giả: Tầm Vu, Phan Trần, Đinh Gia

7


Khánh, Nguyễn Ngọc Côn và Kiều Thu Hoạch đã có những đóng góp lớn.
Trong đó đặc biệt đáng lưu ý là truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong
kiến của Kiều Thu Hoạch. Tác giả đã đưa ra định nghĩa và phân loại truyền
thuyết, đồng thời đưa ra những kiến giải sâu sắc về bản chất thể loại.
Đến những năm 1973 trong bài tìm hiều quan hệ giữa thần thoại
truyền thuyết và diễn xướng tín ngưỡng phong tục, tác giả Nguyễn Khắc
Xương nêu rõ mối quan hệ giữa thần thoại, truyền thuyết và lễ hội “thần
thoại, truyền thuyết lưu truyền bằng miệng trong dân gian đã được tái hiện cụ
thể và sinh động trước dân gian qua nghệ thuật diễn xướng hỗn hợp”.
Ý kiến của thủ tướng Phạm Văn Đồng tuy không chú ý đến định nghĩa
truyền thuyết nhưng nó có ý nghĩa cho các nhà nghiên cứu văn học dân gian .
Thủ tướng cho rằng : “những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là
sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó
một tâm tính thiết tha của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức
tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên tác phẩm văn hóa mà đời con
cháu ưa thích” .
Đầu những thập niên 90 cuốn giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam”
của đại học tổng hợp được viết lại, Giáo sư Lê Chi Quế đã dành một phần viết
về truyền thuyết, trong đó Giáo sư đã đưa ra khái niệm và đặc biệt là phân

loại truyền thuyết một cách hợp lý, đầy tính thuyết phục hơn.
Tác giả Lê Văn Kỳ trong một bài viết năm 1991 mối quan hệ giữa
truyền thuyết người Việt và lễ hội các anh hùng “cũng đã đề cập đến định
nghĩa hội, lễ, mối quan hệ giữa hội lễ như hội lễ Hai Bà Trưng; Thánh Gióng.
Giáo trình văn học dân gian của trường đại học sư phạm hà nội dùng
cho hệ đào tạo Đại Học từ xa, tác giả Nguyễn Bích Hà biên soạn về phần
truyền thuyết. Tác giả đã đề cập đến khái niệm, đặc trưng, phân loại, nội
dung, ý nghĩa của truyền thuyết.

8


Điểm qua các ý kiến nghiên cứu chuyên hoặc không chuyên về thể loại
truyền thuyết trong VHDG Việt Nam chúng tôi rút ra một số nhận định sau:
Thời kỳ đầu các nhà nghiên cứu đều thống nhất: Truyền thuyết ra đời
sau thần thoại nhưng vẫn có yếu tố song trùng với thần thoại. Mặt khác truyền
thuyết và cổ tích cũng có những nét gần gũi nhau. Thời kỳ về sau các nhà
nghiên cứu đều coi truyền thuyết là một thể loại riêng của văn học dân gian.
Đặc biệt các tác giả đã chứng minh và đi sâu phân tích về đặc trưng, nội dung,
ý nghĩa và phân loại truyền thuyết một cách rõ ràng và độc lập so với thể loại
khác trong văn học dân gian.
Những năm gần đây có nhiều hướng nghiên cứu mới về truyền thuyết
trong đó nổi bật là hai hướng nghiên cứu: Hướng nghiên cứu dựa trên văn bản
và hướng nghiên cứu truyền thuyết gắn với hoạt động diễn xướng đặc biệt,
thông qua lễ hội. Trong 2 hướng nghiên cứu này chúng ta thấy hướng thứ 2
đang ngày càng được nhiều người quan tâm hơn và mang lại ý nghĩa thiết
thực. Nghiên cứu về Truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu chúng tôi cũng đã kế
thừa các hướng nghiên cứu này.
2.1.2. Lƣợc điểm Lịch sử nghiên cứu về lễ hội.
Trong những năm gần đây các công trình nghiên cứu về tôn giáo, tín

ngưỡng và lễ hội được quan tâm nhiều hơn, trên các bình diện khác nhau như:
Tôn giáo học, khoa học xã hội, văn học dân gian... Vấn đề lễ hội và tôn giáo
tín ngưỡng được đề cập ở nhiều mức độ khác nhau. Trong đó có những công
trình nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng như:
Lê hội cổ truyền của Viện văn hóa dân gian, Nxb khoa học xã hội
(1992). Công trình đề cập đến các vấn đề lễ hội, môi trường liên quan đến sự
hình thành lễ hội, lịch sử, cơ cấu, phân loại các biểu hiện và giá trị của hội
làng, đồng bằng Bắc Bộ.

9


60 lễ hội truyền thống ở Việt Nam Nxb khoa học xã hội (1992). Đề cập
đến sáu mươi lễ hội truyền thống ở Việt Nam.
Lễ cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam của các tác giả Phan Hữu Dật,
Lê Ngọc Thắng, Lê Sĩ Giáo, Lâm Bá Nam, Nxb Văn hóa dân tộc (1993).
Công trình đề cập đến lễ cầu mùa của người kinh, các dân tộc vùng Việt Bắc,
Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên.
Từ điển hội lễ Việt Nam của Bùi Thiết, Nxb Văn hóa thông tin (2000).
Trong đó tác giả đã sưu tầm, tập hợp hệ thống, chỉnh lí và biên soạn tất cả hội
lễ truyền thống, đã từng diễn ra trên khắp lãnh thổ nước ta từ xưa tới nay.
Lễ tục, lẽ hội truyền thống xứ Thanh của Lê Huy Trâm - Hoàng Anh
Nhân, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà nội - 2001. Các tác giả đã đưa quan điểm
nhận thức và nghiên cứu lễ hội, nhấn mạnh đến việc quan sát, tiếp cận lễ hội
trong sự tổng thể của nó chứ không nên tách phần lễ riêng, phần hội riêng.
Đáng kể là công trình gần đây của GS.TS Ngô Đức Thịnh “Về tín
ngưỡng lễ hội cổ truyền” Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội 2007. Trong đó đề
cập đến các vấn đề “tín ngưỡng dân gian” của người Việt, các dân tộc thiểu số
với đa sắc diện ở các vùng của đất nước, đề cập đến đạo Mẫu và lên đồng của
người việt, Chăm, Tày, đề cập đến “lễ hội cổ truyền” với môi trường tự nhiên,

xã hội, văn hóa, vai trò của “tín ngưỡng, môi trường nảy sinh, tích hợp, bảo
tồn sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian ...”. Như vậy điểm qua các công
trình nghiên cứu về lễ hội, chúng ta có thể thấy trong những năm gần đây, đề
tài này đã được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, nhằm khôi phục, gìn
giữ bẳn sắc văn hóa của dân tộc.
2.2. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội chùa Dâu.
Chùa Dâu là trung tâm phật giáo sớm nhất ở Việt Nam, có vị trí vai trò
quan trọng đối với đạo Phật nói chung và tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam

10


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Phan Anh-Thanh Hương, (1976), Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập 1, Nxb
Ty văn hóa Hà Bắc.
2. Phan Anh-Thanh Hương, (1976), Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập 2, Nxb
Ty văn hóa Hà Bắc.
3. Phan Anh-Thanh Hương, (1976), Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập 3, Nxb
Ty văn hóa Hà Bắc.
4. Hội đông lịch sử Hà Bắc, (1986), Lịch sử Hà Bắc tập 1, Nxb Ty văn hóa
Hà Bắc.
5. Hội đông lịch sử Hà Bắc, (1986), Lịch sử Hà Bắc tập 1, Nxb Ty văn hóa
Hà Bắc.
6. Đặng Việt Bích, Đi tìm nguồn gốc con Rồng, Tạp chí nghiên cứu văn hóa
nghệ thuật số 2.
7. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, NXB Văn hóa thông tin.
8. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Tôn Thất Bình (1997) Lễ hội dân gian, Nxb Sở văn hóa Bình Trị Thiên.
10. Nguyễn Đổng Chi (1974), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam tập 1, Nxb
Khoa học xã hội , Hà Nội.

11. Cao Huy Đỉnh (2003), Tìm hiểu thần thoại Án Độ, Nxb Khoa học xã hội.
12. Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia.
13. Phạm Văn Đồng, Nhân ngày giỗ Tổ Vua Hùng, Báo nhân dân ngày
29/04/1969.
14. Phạm Đưc Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam
Á, Nxb Khoa học xã hội.
15. Thuận Hải, Bản sắc văn hóa lễ hội, Nxb Giao thong vận tải.

11


16. Kiều Thu Hoạch (1971) Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự
sự dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội.
18. Nguyễn Hữu (2010), Chùa Dâu lịch sử và truyền thuyết, Nxb Thanh Niên.
19. Nguyễn Quang Khải (2011), Chùa Dâu – Cổ Châu, Pháp Vân, Diên ứng
Tự, Nxb Tôn giáo.
20. Vũ Ngọc Khánh (2002), Nữ thần và Thánh Mẫu Việt Nam, Nxb Thanh
niên.
21. Vũ Ngọc Khánh, Chùa cổ Việt Nam, Nxb Thanh niên.
22. Hoàng Khôi (1978), 101 giai thoại về phụ nữ Việt Nam, Nxb Phụ nữ.
23. Đặng Văn Lung (2003), Mục Liên báo ân trong lễ Vu Lan, Nxb Văn hóa
thông tin.
24. Đặng Văn Lung (2004), Lịch sử văn học dân gian, Nxb Giáo dục.
25. Hoàng Lương, Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam khu vực phía
Bắc, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
26. Trần Đình Luyện (2000), Chùa Dâu và lễ hội rước Tứ Pháp, Nxb Phòng
văn hóa thể thao huyện Thuận Thành.
27. Trần Đình Luyện (2003), Lễ hội Bắc Ninh, Nxb Sở văn hóa thông tin Bắc

Ninh.
28. Nguyễn Trí Nguyên, Bản chất và đặc trưng của tín ngưỡng dân gian, Tạp
chí Di sản văn hóa số 7.
29. Lê Chí Quế (1999), Văn hóa dân gian Việt nam, Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội.
30. Lê Chí Quế (2001), Văn học dân gian khảo sát và nghiên cứu, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội.
31. Vũ Quỳnh – Kiều Phú (1972), Lĩnh Nam chích quái, Đinh Gia Khánh,
Nguyễn Ngọc San dịch và tái bản, Nxb Văn học, Hà Nội.

12


32. Phạm Thuận Thành (2004), Danh nhân, danh thắng Xứ Bắc, Nxb Văn hóa
dân tộc.
33. Bùi Thiết (1975), Làng xã ngoại thành Hà Nội, Nxb Hà Nội.
34. Ngô Đức Thịnh, Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt, Nxb Trẻ.
35 . Ngô Đức Thịnh (2004), Đạo Mẫu và các hình thức ShaMan trong các tộc
người ở Việt Nam và Châu Á.
36. Phan Cẩm Thượng (2002), Chùa Dâu và nghệ thuật Tứ Pháp, Nxb Mỹ
thuật.
37. Chu Quang Trứ (2001), Sáng giá chùa xưa, Nxb Mỹ thuật Hà Nội.
38. Chu Quang Trứ (2001), Từ lễ hội Chùa Dâu nghĩ về một nét văn hóa dân
tộc, Nxb Mỹ thuật Hà Nội.

13




×