Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

ĐẢNG bộ QUẬN LONG BIÊN (THÀNH PHỐ hà nội) LÃNH đạo KINH tế từ năm 2003 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.76 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===================

DƢƠNG THỊ THUỲ DƢƠNG

ĐẢNG BỘ QUẬN LONG BIÊN
(THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO
KINH TẾ TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===================

DƢƠNG THỊ THUỲ DƢƠNG

ĐẢNG BỘ QUẬN LONG BIÊN
(THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO
KINH TẾ TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG
Mã số: 60 22 03 15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Kim Đỉnh


Hà Nội - 2014


(Nguồn: Cổng thông tin điện tử quận Long Biên,
/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình mà bản thân đã thực hiện tìm hiểu
và nghiên cứu thực sự nghiêm túc, chưa từng được công bố trên một cuốn
sách, một tạp chí hay một công trình nghiên cứu nào. Nếu sai tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả
Dƣơng Thị Thùy Dƣơng


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn với đề tài: “Đảng bộ quận Long Biên
(Thành phố Hà Nội) lãnh đạo kinh tế từ năm 2003 đến năm 2013”
không chỉ là công sức của riêng tôi, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Lịch
sử, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng gia
đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, khích lệ, tạo mọi điều
kiện giúp tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu
sắc tới PGS.TS Trần Kim Đỉnh đã nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn giúp
tôi hoàn thành luận văn của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn của tôi sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo và các bạn.


Hà Nội, 2014
Học viên
Dương Thị Thuỳ Dương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 5
3. Mục đích, nhiệm vụ................................................................................... 8
4. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu .............................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 9
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 10
CHƢƠNG 1: ĐẢNG BỘ QUẬN LONG BIÊN LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2013 .............................. 11
1.1. Vài nét về Quận Long Biên của Thủ đô Hà Nội........................ 11
1.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo kinh tế của Đảng bộ quận Long Biên
từ năm 2003 đến năm 2013 ................ Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Chủ trương và sự chỉ đạo kinh tế của Đảng bộ lâm thời quận Long
Biên từ năm 2003 đến năm 2005 ................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Quá trình lãnh đạo kinh tế của Đảng bộ quận Long Biên nhiệm kỳ I
(từ năm 2005 đến năm 2010) ....................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Quá trình Đảng bộ quận Long Biên lãnh đạo kinh tế từ năm 2010
đến năm 2013 ................................................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1....................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .......... Error!
Bookmark not defined.
2.1. Nhận xét ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Những ưu điểm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ

quận Long Biên ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ
quận Long Biên .......................................... Error! Bookmark not defined.

1


2.2. Bài học kinh nghiệm .................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Nhạy bén trong tư duy, vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng và
chủ trương của Thành phố vào thực tiễn; lựa chọn đúng nhiệm vụ trọng
tâm, khâu đột phá phát triển kinh tế ............ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phát huy cao độ nội lực, chủ động tranh thủ sự chỉ đạo,
giúp đỡ của các cấp, các ngành, thu hút các nguồn đầu tư vào
xây dựng và phát triển đô thị toàn diện, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung phát
triển thương mại, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, phát triển
kinh tế nhanh và bền vững .............. Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tạo sự
đồng thuận, thống nhất trong thực hiện các chủ trương phát
triển kinh tế với tinh thần chủ động, năng động, sáng tạo, mạnh
dạn, quyết tâm cao ...................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2....................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 13
PHỤ LỤC ................................................... Error! Bookmark not defined.

2



BẢNG VIẾT TẮT
1. CP

Chính phủ

2. CTr

Chương trình

3. HD

Hướng dẫn

4. HĐND

Hội đồng nhân dân

5. KH

Kế hoạch

6. NĐ

Nghị định

7. PA

Phương án

8. UBND


Ủy ban nhân dân

9. WTO

Tổ chức thương mại thế giới
World Trade Organization

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi quốc gia. Kinh tế tăng
trưởng góp phần ổn định mọi lĩnh vực như: quốc phòng an ninh, chính trị,
giáo dục, y tế... Đồng thời, kinh tế lớn mạnh tạo tiềm lực vững chắc cho sự
nghiệp phát triển đất nước. Ngày nay, các quốc gia trên thế giới để tăng cường
vị trí, uy tín của mình trên trường quốc tế tập trung vào thúc đẩy kinh tế, hội
nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế toàn cầu. Việt Nam cũng không
nằm ngoài guồng quay đó. Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này,
Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng, hoạch định chính sách phát triển
kinh tế. Nhờ vậy, từ khi đổi mới, kinh tế đất nước nhanh chóng khởi sắc, vị
thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
Để đóng góp vào sự nghiệp chung đó cần sự nỗ lực của tất cả các địa
phương, đặc biệt là Thành phố Hà Nội – trung tâm kinh tế, văn hóa- chính
trị- Thủ đô của đất nước cùng các quận huyện trực thuộc, trong đó có quận
Long Biên. Là quận nội thành, Long Biên giữ vị trí quan trọng trong phát
triển kinh tế Thành phố. Kể từ khi thành lập, Ban Chấp hành Đảng bộ quận
đã chú trọng hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội quận,
tạo điều kiện để thúc đẩy các ngành kinh tế tăng trưởng. Năm 2003, quận

Long Biên được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NÐ-CP ngày 6-112003 của Chính phủ, tách ra từ mười xã, ba thị trấn của huyện Gia Lâm.
Trên cơ sở quy hoạch tỷ lệ 1/5000 của huyện Gia Lâm trước đó, quận Long
Biên nhanh chóng xây dựng những quy hoạch cụ thể, quy hoạch mới phù
hợp tình hình thực tế. Quận Long Biên là đơn vị đầu tiên của Hà Nội được
phân cấp quy hoạch, quận đã thông qua các quy hoạch 1/2000 về sử dụng
đất và hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết 1/500 các khu đô thị và các ô đất
chức năng...[9, tr 23]. Nhờ quy hoạch rõ ràng, quận Long Biên có điều kiện

4


cơ sở hạ tầng tốt thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thời cơ cho các
ngành kinh tế phát triển toàn diện, cơ hội đầu tư được mở ra. Chỉ sau 10 năm
thành lập, kinh tế toàn quận đã có những bước tiến đáng kể, tiềm lực của
quận được tăng cường đáng kể, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ, vững
chắc của những năm tiếp theo, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung
của Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, trong quá trình tăng trưởng, kinh tế quận
không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như vấn đề ô nhiễm
môi trường, kinh tế phát triển nhanh những chưa tương xứng với tiềm năng,
thế mạnh vốn có, những tiềm năng này còn chậm được khai thác, nguồn
nhân lực chưa được sử dụng hiệu quả… Từ những vấn đề đó, đòi hỏi quận
Long Biên phải có những chủ trương phát triển phù hợp, có sự chỉ đạo sát
sao hơn nữa.
Nghiên cứu về một địa phương trong những lĩnh vực cụ thể sẽ có cái
nhìn chuyên sâu hơn. Từ đó mới có thể đưa ra những nhận định, rút kinh
nghiệm, thậm chí có khả năng đặt định hướng phát triển hiệu quả cho địa
phương đó. Việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo kinh tế của Đảng bộ quận
Long Biên cũng có giá trị như vậy. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ
quận Long Biên (Thành phố Hà Nội) lãnh đạo kinh tế từ năm 2003 đến
2013” làm luận văn thạc sỹ, mong rằng đề tài sẽ phản ánh được phần nào

tình hình phát triển kinh tế dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ
quận và tìm ra được những giải pháp thiết thực để đóng góp cho Đảng bộ.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong những năm qua, kinh tế luôn là đề tài được quan tâm hàng
đầu. Không nằm ngoài vòng phát triển kinh tế chung của cả nước, kinh tế
Thủ đô Hà Nội cùng các quận huyện trực thuộc đang ngày càng khởi sắc.
Có nhiều nghiên cứu liên quan đến kinh tế Thủ đô như: “Làng nghề thủ
công Hà Nội” của tác giả Hà Nguyễn (2010), Nxb Thông tin và truyền

5


thông, Hà Nội giới thiệu một số làng nghề thủ công nổi tiếng của đất Thăng
Long, Hà Nội như gốm Bát Tràng, làng kim hoàn Định Công, làng chạm
khắc gỗ Thiết Ứng…; cuốn sách đã vẽ ra bức tranh Hà Nội với sự nhộn
nhịp, đa dạng của các làng nghề. Trần Thị Tường Vân (2008), “Kinh tế xã
hội vùng nông thôn huyện Gia Lâm- Hà Nội trên tiến trình đổi mới”, Nxb
KHXH, Hà Nội, cuốn sách khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế
xã hội vùng nông thôn Gia Lâm trước 1981, những chuyển biến cơ bản về
kinh tế xã hội từ năm 1981 đến năm 2003 (đây là giai đoạn Long Biên chưa
tách ra từ Gia Lâm thành một quận độc lập), chuyển biến về quan hệ sản
xuất, lực lượng sản xuất, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động- việc làm,
đời sống vật chất văn hóa tinh thần, y tế, giáo dục… Hoàng Mạnh Hiển,
Nguyễn Minh Phong (2005), “Phát triển các thành phần kinh tế ở Hà Nội
thời kỳ đổi mới’’, Nxb Tài chính, Hà Nội, nêu lên một số vấn đề chung về
thành phần kinh tế, thực trạng phát triển các thành phần kinh tế ở Hà Nội
thời kỳ đổi mới, một số dự báo, quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ
yếu về phát triển các thành phần kinh tế ở Hà Nội trong thời gian tới. Có
những tác giả còn mạnh dạn nêu lên những “Giải pháp tài chính thúc đẩy
kinh tế Hà Nội”, Nghiêm Xuân Đạt, Nguyễn Minh Phong (2002), Nxb

CTQG, Hà Nội nghiên cứu, phân tích bối cảnh phát triển kinh tế xã hội
trong thập niên đầu thế kỷ XXI, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp đổi
mới tài chính trong một số lĩnh vực: phát triển doanh nghiệp, phát triển cơ
sở hạ tầng, khoa học công nghệ…; Nguyễn Mạnh Hoàng trên Tạp chí
Thương mại số 10, trang 5-6, 2005 đã nêu một số định hướng và giải pháp
chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu của thành phố Hà Nội thời kỳ 2005- 2010…
cùng nhiều nghiên cứu khác.
Riêng đối với quận Long Biên, đã có nhiều nghiên cứu về tình hình
quận trên nhiều mặt kinh tế, xã hội, văn hóa. Trong đó, tiêu biểu phải kể

6


đến đó là: Lịch sử Đảng bộ quận Long Biên (2003-2013), Lịch sử Đảng bộ
14 phường thuộc quận từ 1930 đến 2013: Lịch sử Đảng bộ phường Việt
Hưng (1930- 2013), Lịch sử Đảng bộ phường Long Biên (1930- 2013),
Lịch sử Đảng bộ phường Gia Thụy (1930- 2013), Lịch sử Đảng bộ phường
Bồ Đề (1930- 2013), Lịch sử Đảng bộ phường Ngọc Lâm (1930- 2013),
Lịch sử Đảng bộ phường Đức Giang (1930- 2013), Lịch sử Đảng bộ
phường Thượng Thanh (1930- 2013), Lịch sử Đảng bộ phường Phúc Đồng
(1930- 2013), Lịch sử Đảng bộ phường Sài Đồng (1930- 2013), Lịch sử
Đảng bộ phường Thạch Bàn (1930- 2013), Lịch sử Đảng bộ phường Giang
Biên (1930- 2013), Lịch sử Đảng bộ phường Phúc Lợi (1930- 2013), Lịch
sử Đảng bộ phường Ngọc Thụy (1930- 2013), Lịch sử Đảng bộ phường Cự
Khối (1930- 2013). Những cuốn sách trên đã tái hiện quá trình thành lập,
củng cố, phát triển toàn diện trên mọi mặt: kinh tế xã hội, văn hóa, giáo
dục, xây dựng hệ thống chính trị… của quận Long Biên và các phường
thuộc quận dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ quận, Ban Chấp
hành Đảng bộ các phường; rút ra những thành tựu hạn chế, những bài học
kinh nghiệm để ngày càng vững mạnh hơn, đóng góp cho tiến trình phát

triển chung của Thủ đô và đất nước. Bài viết của tác giả Hoàng Việt “Quận
Long Biên những năm đầu khởi sắc” đăng trên Tạp chí Giáo dục lý luận,
2005, số 4, trang 44-46 đã khái quát bước đầu phát triển của quận Long
Biên những năm mới thành lập từ 2004 đến 2005…
Bên cạnh đó, cũng có một số luận văn nghiên cứu về Đảng bộ các
quận huyện lãnh đạo kinh tế ở địa phương mình như: Đảng bộ huyện Văn
Lâm (tỉnh Hưng Yên) lãnh đạo phát triển kinh tế từ 1999 – 2010 của tác giả
Đinh Thị Nhuần; Đảng bộ huyện Sóc Sơn lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế thời kỳ 1986-2005 của tác giả Lê Tiến Dũng.

7


Những nghiên cứu trên đều đã phản ánh cái nhìn sâu sắc về nhiều
khía cạnh của kinh tế Thủ đô cũng như kinh tế các địa phương, trong đó có
Long Biên. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào nghiên cứu chuyên sâu quá
trình lãnh đạo kinh tế của Đảng bộ quận Long Biên từ khi thành lập. Vì
vậy, tác giả chọn nghiên cứu về kinh tế của quận Long Biên dưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ quận làm luận văn thạc sỹ khoa học Lịch sử Đảng.
3. Mục đích, nhiệm vụ
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ trương lãnh đạo kinh tế của Đảng bộ quận
Long Biên, làm rõ quá trình Đảng bộ quận Long Biên lãnh đạo kinh tế từ
năm 2003 đến năm 2013 trên cơ sở quán triệt và vận dụng chủ trương của
Thành ủy Hà Nội vào thực tiễn của quận. Trên cơ sở đó đánh giá những kết
quả đạt được và bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp, hệ thống các tài liệu liên quan đến kinh tế quận Long Biên.
- Phân tích, đánh giá quá trình Đảng bộ quận Long Biên quán triệt,
vận dụng chủ trương của Thành ủy Hà Nội vào thực tiễn của quận, đề ra

chủ trương và tổ chức chỉ đạo thực hiện.
- Phân tích, đánh giá kết quả lãnh đạo tổ chức thực hiện của Đảng bộ.
- Từ đó, đưa ra những nhận xét và đúc rút một số bài học kinh
nghiệm.
4. Phạm vi nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu

8


- Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu trên địa bàn quận
Long Biên- Thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu kinh tế quận Long
Biên từ khi thành lập năm 2003 đến năm 2013.
- Phạm vi ngành, lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, thương mạidịch vụ và thu chi ngân sách.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đảng bộ quận Long Biên trong quá trình đề ra chủ trương và tổ chức
chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế từ năm 2003 đến năm 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
- Các phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện, luận văn
áp dụng các phương pháp: phương pháp lịch sử và phương pháp logic,
phương pháp phân tích thống kê, so sánh, đối chiếu, khảo sát thực tế.
6. Đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần tổng hợp tư liệu, phân tích thực trạng kinh tế Quận
Long Biên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ quận từ năm 2003 đến năm 2013,
nhìn nhận những đóng góp của quận với sự phát triển kinh tế chung của cả
Thành phố Hà Nội.

Luận văn bước đầu phân tích, đánh giá, nhận xét và đưa ra những bài
học kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn quá trình Đảng bộ quận Long Biên lãnh
đạo kinh tế.

9


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn kết cấu gồm 2 chương
Chương 1: Đảng bộ quận Long Biên lãnh đạo phát triển kinh tế từ
năm 2003 đến năm 2013
Chương 2: Nhận xét và bài học kinh nghiệm

10


CHƢƠNG 1: ĐẢNG BỘ QUẬN LONG BIÊN LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2013
1.1. Vài nét về Quận Long Biên của Thủ đô Hà Nội
Sau hơn 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới, cùng với cả nước, Thủ
đô Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có những chuyển biến sâu
sắc, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Ngày 15-12-2000, Bộ
Chính trị ra Nghị quyết số 15-NQ/TW “Về phương hướng, nhiệm vụ phát
triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010”. Tiếp đó Ủy ban Thường vụ
Quốc hội ra Pháp lệnh Thủ đô với định hướng đẩy mạnh phát triển Thủ đô về
phía Bắc. Đó là vinh dự lớn, đồng thời là trách nhiệm hết sức nặng nề của
Đảng bộ và nhân dân Thủ đô với cả nước.
Trong bối cảnh mới với nhiều khó khăn, thách thức, để đáp ứng yêu
cầu phát triển của Thủ đô, tận dụng nguồn lực phát triển của từng địa

phương, việc chia tách các huyện, thành lập các quận mới là vô cùng cần
thiết, vì vậy, đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch UBND Thành
phố Hà Nội thành lập quận Long Biên đã được Chính phủ phê duyệt.
Long Biên ra đời trên cơ sở các xã Cự Khối, Thạch Bàn, Long Biên,
Bồ Đề, Ngọc Thụy, Gia Thụy, Thượng Thanh, Việt Hưng, Phúc Đồng, Hội
Xá, Giang Biên, các thị trấn: Gia Lâm, Sài Đồng, Đức Giang thuộc huyện
Gia Lâm- là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa.
Địa danh Long Biên có từ thời Lý, thuộc phủ Thiên Đức; thời Trần,
Lê Sơ thuộc lộ Bắc Giang; thời Hậu Lê thuộc phủ Thuận An; thời Nguyễn
thuộc trấn Bắc Ninh và sau là tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1946, Đặc khu Ngọc Thụy được thành lập, là đơn vị tương
đương cấp huyện. Đặc khu vừa nhận sự chỉ đạo của tỉnh Bắc Ninh vừa trực
tiếp nhận lệnh từ Mặt trận Hà Nội.

11


12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban Chấp hành Đảng bộ quận Long Biên (2005), Báo cáo tổng kết
công tác năm 2005, Văn phòng Quận ủy Long Biên.

2.

Ban Chấp hành Đảng bộ quận Long Biên (2006), Báo cáo tổng kết
công tác năm 2006, Văn phòng Quận ủy Long Biên.


3.

Ban Chấp hành Đảng bộ quận Long Biên (2007), Báo cáo tổng kết
công tác năm 2007, Văn phòng Quận ủy Long Biên.

4.

Ban Chấp hành Đảng bộ quận Long Biên (2008), Báo cáo tổng kết
công tác năm 2008, Văn phòng Quận ủy Long Biên.

5.

Ban Chấp hành Đảng bộ quận Long Biên (2009), Báo cáo tổng kết
công tác năm 2009, Văn phòng Quận ủy Long Biên.

6.

Ban Chấp hành Đảng bộ quận Long Biên (2010), Báo cáo tổng kết
công tác năm 2010, Văn phòng Quận ủy Long Biên.

7.

Ban Chấp hành Đảng bộ quận Long Biên (2011), Báo cáo tổng kết
công tác năm 2011, Văn phòng Quận ủy Long Biên.

8.

Ban Chấp hành Đảng bộ quận Long Biên (2012), Báo cáo tổng kết
công tác năm 2012, Văn phòng Quận ủy Long Biên.


9.

Ban Chấp hành Đảng bộ Quận Long Biên (2013), Lịch sử Đảng bộ
quận Long Biên (2003-2013), Nxb Chính trị-hành chính, Hà Nội.

10. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2004), Lịch sử Đảng bộ
thành phố Hà Nội (1930- 2000), Nxb Hà Nội, Hà Nội.
11. Lê Tiến Dũng (2007), Luận văn: Đảng bộ huyện Sóc Sơn lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 1986-2005, ĐHKHXH & NV, Hà Nội.
12. David Begg (2007), Kinh tế học (bộ 2 cuốn), Nxb Thống kê, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ 9, Nxb CTQG, Hà Nội.

13


14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ 10, Nxb CTQG, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ 11, Nxb CTQG, Hà Nội.
16. Đinh Thị Nhuần (2012), Luận văn: Đảng bộ huyện Văn Lâm (tỉnh
Hưng Yên) lãnh đạo phát triển kinh tế từ 1999 -2010, ĐH KHXH &
NV, Hà Nội.
17. Nghị định số 132/2003/ND-CP của chính phủ: Nghị định điều chỉnh
địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai,
thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội.
18. Lê Du Phong (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội
nhập với khu vực, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Quận ủy Long Biên (2006), Chương trình công tác của Ban Chấp
hành Đảng bộ quận Long Biên khóa I, Văn phòng Quận ủy Long
Biên.
20. Quận ủy Long Biên (2010), Chương trình công tác của Ban Chấp
hành Đảng bộ quận Long Biên khóa II, Văn phòng Quận ủy Long
Biên.
21. Quận ủy Long Biên, Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Chương trình
số 06-CTr/QU của Quận ủy Long Biên về đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2006-2010, Văn
phòng Quận ủy Long Biên, ngày 18/11/2009.
22. Quận ủy Long Biên, Báo cáo sơ kết thực hiện chương trình 02CTr/QU về một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế trên địa bàn
quận giai đoạn 2010-2015 gắn với việc thực hiện chương trình 03CTr/QU của Thành ủy Hà Nội về tập trung chất lượng, hiệu quả, sức

14


cạnh tranh, phát triển kinh tế thủ đô tăng trưởng nhanh và bền vững,
Văn phòng Quận ủy Long Biên, ngày 20/8/2013.
23. Quận ủy Long Biên, Chương trình số 06-CTr/QU về đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận giai đoạn 20062010, Văn phòng Quận ủy Long Biên, ngày 5/5/2006.
24. Quận ủy Long Biên, Chương trình số 02-CTr/QU về thực hiện một số
nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế trên địa bàn quận giai đoạn
2010-2015, Văn phòng Quận ủy Long Biên, 11/2010.
25. Quận ủy, HĐND-UBND quận Long Biên Thành phố Hà Nội (2008),
Quận Long Biên 5 năm xây dựng và phát triển, Hà Nội.
26. Quận ủy Long Biên (2005), Văn kiện đại hội lần thứ nhất Đảng bộ
quận Long Biên (nhiệm kỳ 2005-2010), Long Biên.
27. Quận ủy Long Biên (2010), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ quận
lần thứ II (nhiệm kỳ 2010-2015), Long Biên.
28. Phòng kinh tế, Báo cáo số 156 về kết quả thực hiện công tác phát

triển kinh tế năm 2004 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2005, Văn phòng
UBND quận Long Biên, ngày 15/11/2004.
29. Phòng kinh tế, Báo cáo số 143 về kết quả thực hiện công tác phát
triển kinh tế năm 2005 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2006, Văn phòng
UBND quận Long Biên, ngày 16/11/2005.
30. Phòng kinh tế, Báo cáo số 146 về kết quả thực hiện công tác phát
triển kinh tế năm 2006 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2007, Văn phòng
UBND quận Long Biên, ngày 18/11/2006.
31. Phòng kinh tế, Báo cáo số 149 về kết quả thực hiện công tác phát
triển kinh tế năm 2007 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2008, Văn phòng
UBND quận Long Biên, ngày 20/11/2007.
32. Phòng kinh tế, Báo cáo số 154 về kết quả thực hiện công tác phát

15


triển kinh tế năm 2008 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2009, Văn phòng
UBND quận Long Biên, ngày 18/11/2008.
33. Phòng kinh tế, Báo cáo số 156 về kết quả thực hiện công tác phát
triển kinh tế năm 2009 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2010, Văn phòng
UBND quận Long Biên, ngày 20/11/2009.
34. Phòng kinh tế, Báo cáo số 148 về kết quả thực hiện công tác phát
triển kinh tế năm 2010 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2011, Văn phòng
UBND quận Long Biên, ngày 18/11/2010.
35. Phòng kinh tế, Báo cáo số 156 về kết quả thực hiện công tác phát
triển kinh tế năm 2011 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2012, Văn phòng
UBND quận Long Biên, ngày 18/11/2011.
36. Phòng kinh tế, Báo cáo số 149 về kết quả thực hiện công tác phát
triển kinh tế năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2013, Văn phòng
UBND quận Long Biên, ngày 12/11/2012.

37. Cao Ngọc Thắng (2007), Tư duy kinh tế Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
38. Nguyễn Văn Thường, Trần Khánh Hưng (2010), Giáo trình kinh tế
Việt Nam, Nxb ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
39. Thành ủy Hà Nội (2006), Các văn bản chủ yếu của Thành ủy Hà Nội
khóa XIV nhiệm kỳ 2005 -2010, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội.
40. Thành ủy Hà Nội (2007), Các văn bản chủ yếu của Thành ủy Hà Nội
khóa XIV nhiệm kỳ 2005 -2010, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.
41. Thành ủy Hà Nội (2008), Các văn bản chủ yếu của Thành ủy Hà Nội
khóa XIV nhiệm kỳ 2005 -2010, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội.
42. Thành ủy Hà Nội (2009), Các văn bản chủ yếu của Thành ủy Hà Nội
khóa XIV nhiệm kỳ 2005 -2010, tập 4, Nxb CTQG , Hà Nội.
43. Thành ủy Hà Nội (2010), Các văn bản chủ yếu của Thành ủy Hà Nội
khóa XIV nhiệm kỳ 2005 -2010, tập 5, Nxb CTQG , Hà Nội.

16


44. Thành ủy Hà Nội (2006), Chương trình công tác của Ban Chấp hành
Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XIV, Văn phòng Thành ủy Hà Nội, Hà
Nội.
45. Thành ủy Hà Nội, Chương trình số 03-CTr/TU về tập trung nâng cao
chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô tăng
trưởng nhanh và bền vững, Văn phòng Thành ủy Hà Nội, ngày
9/9/2011.
46. Thành ủy Hà Nội, Chương trình số 07-CTr/TU về phát triển một số
ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2006-2010, Văn
phòng Thành ủy Hà Nội, ngày 8/8/2006.
47. Thành ủy Hà Nội, Chương trình số 10-CTr/TU về đẩy mạnh tiến trình
hội nhập kinh tến quốc tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực

cạnh tranh của kinh tế Thủ đô giai đoạn 2006-2010, Văn phòng Thành
ủy Hà Nội, ngày 04/8/2006.
48. Thành ủy Hà Nội, Chương trình công tác của Ban Chấp hành Đảng
bộ thành phố Hà Nội khóa XV, Văn phòng Thành ủy Hà Nội, 2011.
49. Thành ủy Hà Nội, Quyết định số 2152/QĐ-TU chỉ định Ban Chấp
hành lâm thời Đảng bộ quận Long Biên ngày 12/11/2003, Văn phòng
Thành ủy.
50. Thành ủy Hà Nội (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XIV Đảng
bộ Thành phố Hà Nội, Văn phòng Thành ủy Hà Nội.
51. Thành ủy Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng
bộ Thành phố Hà Nội, Văn phòng Thành ủy Hà Nội.
52. Văn phòng UBND quận Long Biên, Báo cáo tình hình thực hiện
nhiệm vụ kinh tế xã hội, ANQP năm và phương hướng, nhiệm vụ trọng
tâm từ năm 2005 đến năm 2013.
53. Văn phòng UBND quận Long Biên, Báo cáo 205/BC-UBND tình hình
kinh tế- xã hội, An ninh quốc phòng 9 tháng năm 2013, ngày

17


10/10/2013.
54. Văn phòng UBND quận Long Biên, Báo cáo 237/BC-UBND về kết
quả thực hiện Đề án Phát triển làng nghề truyền thống Lệ Mật gắn
với phát triển Kinh tế - Xã hội trên địa bàn phường Việt Hưng, quận
Long Biên, giai đoạn 2013-2015 , ngày 22/11/2013.
55. Văn phòng UBND quận Long Biên, Kế hoạch số 28/KH-UBND về
thực hiện Chương trình cấp ủy về “Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế” năm 2006, ngày 12/01/2006.
56. Văn phòng UBND quận Long Biên, Kế hoạch số 30/KH-UBND về
thực hiện Chương trình cấp ủy về “Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế” năm 2007, ngày 15/01/2007.
57. Văn phòng UBND quận Long Biên, Kế hoạch số 27/KH-UBND về
thực hiện Chương trình cấp ủy về “Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế” năm 2008, ngày 16/01/2008.
58. Văn phòng UBND quận Long Biên, Kế hoạch số 31/KH-UBND về
thực hiện Chương trình cấp ủy về “Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế” năm 2009, ngày 16/01/2009.
59. Văn phòng UBND quận Long Biên, Kế hoạch số 34/KH-UBND về
thực hiện Chương trình cấp ủy về “Thực hiện một số nhiệm vụ trọng
tâm phát triển kinh tế” năm 2010, ngày 18/01/2010.
60. Văn phòng UBND quận Long Biên, Kế hoạch số 30/KH-UBND về
thực hiện Chương trình cấp ủy về “Thực hiện một số nhiệm vụ trọng
tâm phát triển kinh tế” năm 2011, ngày 14/01/2011.
61. Văn phòng UBND quận Long Biên, Kế hoạch số 31/KH-UBND về
thực hiện Chương trình cấp ủy về “Thực hiện một số nhiệm vụ trọng
tâm phát triển kinh tế” năm 2012, ngày 15/01/2012.
62. Văn phòng UBND quận Long Biên, Kế hoạch số 32/KH-UBND về

18


thực hiện Chương trình cấp ủy về “Thực hiện một số nhiệm vụ trọng
tâm phát triển kinh tế” năm 2013, ngày 15/01/2013
63. Văn phòng UBND quận Long Biên, Kế hoạch 69/KH-UBND về thực
hiện Đề án phát triển làng nghề truyền thống nuôi rắn Lệ Mật năm
2013, ngày 31/01/2013.
64. Văn phòng UBND quận Long Biên, Kế hoạch 167/KH-UBND thực
hiện Đề án sắp xếp, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
HTX dịch vụ nông nghiệp, ngày 11/4/301.
65. Văn phòng UBND quận Long Biên, Kế hoạch 292/KH-UBND triển

khai Chỉ thị số 10/CT-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc
tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y dược ngoài công lập, ngày
26/7/2013.
66. UBND thành phố Hà Nội (2013), Luật Thủ đô, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
67. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh thủ đô Hà Nội, Hà Nội, ngày
28/12/2000.
68. Báo điện tử Đảng Cộng sản, />69.Cổng thông tin điện tử Chính phủ,
/>70. Cổng thông tin điện tử Thành phố Hà Nội,
/>71.Cổng thông tin điện tử quận Long Biên,
/>
19


20


×