Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI BIỂN LĂNG CÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.27 KB, 40 trang )

GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm du lịch
Liên hiệp quốc (1963) định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp
các mối quan hệ, hiệ tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành
trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ
hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi
làm việc của họ.”
Theo luật Du lịch Việt Nam (2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau: Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất đinh.
1.1.2. Khái niệm du lịch bền vững
Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế
( WTTC):
“Sự phát triển du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách và cộng đồng
địa phương trong hiện tại và trong khi vẫn duy trì và nâng cao những cơ hội cho
thế hệ tương lai. DLBV dựa trên sự quản lý tất cả các tài nguyên theo cách mà
về nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ được thỏa mãn trong khi vẫn duy trì sự
hợp nhất về văn hóa, đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái cơ bản và các hệ
sinh thái. Các sản phẩm du lịch bền vững là những sản phẩm được quản lý trong
sự hài hòa với môi trường, cộng đồng và các nền văn hóa địa phương để chúng
có thể trở thành những phúc lợi lâu dài của sự phát triển du lịch”
1.2. Mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Mục tiêu


Mục tiêu trung tâm (nhưng không phải là quan trọng nhất) là đáp

ứng tối đa nhu cầu chính đáng của du khách làm cho khách sẵn sàng bỏ


tiền ra để đi du lịch mở đầu cho quá trình vận hành của cỗ máy du lịch.

Đảm bảo phúc lợi kinh tế: Đóng góp vào doanh thu địa phương có
tài nguyên du lịch và của cộng đồng địa phương.

Đảm bảo phúc lợi môi trường của điểm du lịch: Không gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường, đóng góp tích cực và bảo vệ môi trường.
1
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

1


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC



Đảm bảo phúc lợi xã hội và nhân văn nơi có điểm du lịch
Đảm bảo phúc lợi cho thế hệ tương lai thảo mãn nhu cầu du lịch

của họ.
Theo Hội đồng khoa học, Tổng cục Du lịch, 2005,12 mục tiêu trong chương
trình du lịch bền vững bao gồm ( không xếp theo thứ tự ưu tiên): 1. Hiệu quả
kinh tế, 2. Sự phồn thịnh cho địa phương, 3. Chất lượng việc làm, 4. Công bằng
xã hội, 5. Sự thỏa mãn của khách du lịch, 6. Khả năng kiểm soát của địa
phương, 7. An sinh cộng đồng, 8. Đa dạng văn hóa, 9. Thống nhất về tự nhiên,
10. Đa dạng sinh học, 11. Hiệu quả của các nguồn lực, 12. Môi trường trong
lành.
1.2.2. Nguyên tắc
Gồm 10 nguyên tắc:

a. Sử dụng tài nguyên một cách bền vững
b. Giảm sự tiêu thụ quá mức nguồn tài nguyên và xả chất thải ra môi trường
nhằm tránh được những tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng của
du lịch.
c. Phát triển gắn với việc bảo tồn tính đa dạng nhằm duy trì và phát triển tính
đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa là quan trọng đối với du lịch bền vững,
tạo ra sức bật cho ngành du lịch.
d. Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội
e. Chú trọng việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương trong phát triển
f. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động phát
triển du lịch.
g. Thường xuyên trao đổi tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các
đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động phát triển du lịch
h. Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường
i. Tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng cáo du lịch
j. Coi trọng việc thường xuyên tiến hành những công tác nghiên cứu

2
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

2


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TẠI BIỂN LĂNG CÔ
2.1. Giới thiệu về biển Lăng Cô

Bãi biển Lăng Cô
Bãi biển Lăng Cô là một danh lam thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh Thừa

Thiên-Huế, cùng với cụm Hải Vân-Non Nước được đưa vào danh sách các khu
du lịch quốc gia Việt Nam. Bãi biển Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển
có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam – với bãi
cát trắng dài tới hơn 10 km, làn nước biển trong xanh bao la tuyệt đẹp, bên cạnh
đó là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, nằm
giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn (800 ha) đầy huyền bí.
Địa danh "Lăng Cô" có người cho rằng là do người Pháp đọc trại tên "An
Cư", vốn là làng chài ở phía nam đầm. Cũng có người cho rằng lúc trước ở Lăng
Cô có nhiều đàn cò, nên được gọi là Làng Cò, sau đó được dân địa phương đọc
trại lại là Lăng Cô.
Lăng Cô có vị trí địa lý nằm giữa 3 trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thế
giới là: Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An và Khu Thánh địa Mỹ Sơn với bán kính
3
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

3


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
là 70 km. Lăng Cô có thể thu hút khách tham quan, nghiên cứu tại các trung tâm
trên và giải tỏa áp lực những thời điểm đông khách.
Lăng Cô nằm trên tuyến du lịch Bắc-Nam cách thành phố Đà Nẵng 30 km và
thành phố Huế 70 km, có thể hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch đa dạng cho
2 trung tâm du lịch quốc gia trên và tăng ngày nghỉ của khách dừng chân tại
Lăng Cô, như các du khách thường nói: “Lên non gặp Người Hùng Bạch Mã,
xuống biển gặp Người Đẹp Lăng Cô”
Lăng Cô được định hướng phát triển gắn kết lâu dài với cảng nước sâu, khu
công nghiệp và thương mại quốc tế Chân Mây, đô thị Chân Mây, bảo đảm cân
bằng toàn diện các chức năng nghỉ ngơi, sinh sống và làm việc của một đô thị
lớn.

Lăng Cô là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú: bờ biển, bãi cát
mịn, đầm hồ, sông suối, núi đồi, bên đèo Hải Vân, gần rừng nguyên sinh Bạch
Mã và các di tích lịch sử.v.v. sẽ tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng nhất thỏa
mãn các loại hình du lịch.
Lăng Cô, vịnh biển đẹp của tỉnh Thừa Thiên Huế vừa trở thành thành viên
Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Cùng với Vịnh Hạ Long và Nha Trang,
Lăng Cô là vịnh thứ ba của Việt Nam được vinh dự được kết nạp vào Câu lạc bộ
này.
Lăng Cô - chốn bồng lai tiên cảnh
Vịnh Lăng Cô có chiều dài 42,5 km, cách thành phố Huế hơn 60 km và cách
Đà Nẵng 20 km; là vịnh biển gần như nguyên sơ nằm dưới chân đèo Hải Vân,
với bãi tắm phẳng lì, nước xanh ngắt bao la tuyệt đẹp với hệ sinh thái rất đa
dạng, phong phú. Nhìn ra xa là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những
dãy núi nhấp nhô, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn trải rộng
trên địa bàn thật hấp dẫn. Đây là một trong những thắng cảnh, địa danh du lịch

4
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

4


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế, được Vua Khải Định xem là chốn bồng lai
tiên cảnh.
Ngoài những giá trị mà thiên nhiên đã ban tặng, vịnh Lăng Cô còn là một bộ
phận trên con đường di sản miền Trung từ động Phong Nha, cố đô Huế đến phố
cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn; nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây; là
một trong 3 vùng du lịch lớn nhất Việt Nam trong kế hoạch tổng thể phát triển
du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. Bên cạnh đó, khu vực Lăng Cô được

định hướng phát triển gắn kết lâu dài với khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và
cảng nước sâu Chân Mây - Lăng Cô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm
bảo đảm phát triển bền vững và toàn diện.
Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, nhiều năm qua, tỉnh Thừa Thừa Huế
đã có nhiều chương trình, kế hoạch hành động nhằm quảng bá, thu hút đầu tư
trong và ngoài nước vào khu vực vịnh Lăng Cô. Theo đó, cùng với các vùng
đầm phá và những bãi biển đẹp của tỉnh được chú trọng đầu tư, nâng cấp và phát
triển, vịnh Lăng Cô được xem là mũi đột phá của du lịch biển với các mục tiêu
cụ thể như xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí biển tầm cỡ khu vực
và quốc tế, gắn với thành phố Huế thành đầu mối liên kết vùng với các trung
tâm du lịch lớn trong nước và quốc tế; hình thành tuyến du lịch Huế - Cảnh
Dương - Cù Dù - Lăng Cô - Sơn Chà và tuyến du lịch đường biển Lăng Cô Sơn Chà - Đà Nẵng - Hội An…
Hiện nay, bên cạnh nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đang hoạt động có
hiệu quả như Nirvana Spa & Resort, Cố Đô, Hương Giang, Thanh Tâm, Lăng
Cô vẫn đang đón nhận thêm nhiều dự án đầu tư mới vào nơi này như Khu du
lịch Laguna Huế, Khu du lịch Bãi Chuối, Khu du lịch sinh thái đầm Lập An,
Khu phức hợp văn phòng, khách sạn Thủ Đức Lăng Cô, Khu du lịch nghỉ dưỡng
Dream Palace...
Xứng đáng là vịnh biển đẹp nhất thế giới
5
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

5


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
Trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về địa lý kinh tế và chính trị của
khu vực Lăng Cô, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế luôn xác định việc đảm bảo
tăng trưởng phải gắn với phát triển bền vững, đảm bảo hài hòa giữa nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái. Điều này đã thể hiện

rất rõ trên quan điểm phát triển bền vững: “chúng ta cần dự án nhưng không
phải dự án nào cũng cần, trải thảm đỏ mời các nhà đầu tư nhưng không phải nhà
đầu tư nào cũng phải trải thảm đỏ” hay “Thừa Thiên Huế dứt khoát không cấp
phép những dự án ảnh hưởng môi trường ở khu vực này”… Chính vậy, có nhiều
dự án tỉ đô như Nhà máy nhiệt điện, Nhà máy đóng tàu... mong muốn được
đứng chân trên vùng này đã bị từ chối.
Đến nay, ở Lăng Cô dù đã có nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đang
hoạt động, cũng như nhiều dự án du lịch khác đang xúc tiến đầu tư thì Lăng Cô
vẫn là vịnh biển đẹp với bãi cát trắng trải dài nhấp nhô sóng vỗ, cùng với màu
xanh của núi, màu ngọc bích của biển… Thiên nhiên đã ban tặng cho Lăng Cô
một danh thắng có vẽ đẹp tuyệt vời. Chính sự gìn giữ và bảo vệ nghiêm ngặt hệ
sinh thái, cảnh quan môi trường ấy, ngày 16/5/2009, trong khuôn khổ Hội nghị
Quốc tế lần thứ 5 của Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới (Worldbays Club)
diễn ra tại thành phố Setubal - Bồ Đào Nha với sự tham dự của 140 đại biểu các
nước và đại diện 21 thành viên của Câu lạc bộ, Chủ tịch Câu lạc bộ ông Je’rôme
Bignon đã chính thức tổ chức Lễ trao bằng chứng nhận vịnh Lăng Cô, tỉnh Thừa
Thiên Huế là thành viên chính thức thứ 28 của Worldbays Club.
Ngày 6/6/2008, tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã
long trọng làm Lễ công bố Lăng Cô - vịnh đẹp thế giới. Tại buổi lễ, ông Nguyễn
Ngọc Thiện, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã kêu gọi tất cả các cơ
quan, ban ngành, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trong khu vực hãy gìn giữ
và bảo vệ danh hiệu Lăng Cô - vịnh đẹp thế giới bằng các hoạt động cụ thể
nhằm bảo tồn và phát triển giá trị thiên nhiên của vùng vịnh, phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống cộng đồng, phát triển bền vững kết hợp đầu tư nhằm đảm
bảo lợi ích toàn diện cho tất cả các người dân sống trong khu vực; đồng thời
6
6
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG



GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
cam kết sẽ bắt tay ngay vào việc hoạch định một kế hoạch dài hạn với nhiều
chương trình, dự án giáo dục truyền thông phát huy giá trị cảnh quan thiên
nhiên, phát triển đào tạo nhân lực, kêu gọi các dự án đầu tư vào các lĩnh vực du
lịch, công nghệ cao thân thiện với môi trường bằng nhiều nguồn vốn cả trong và
ngoài nước…
Sự kiện vịnh Lăng Cô được kết nạp vào Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới
hôm nay không chỉ là một vinh dự lớn đối với tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng,
Việt Nam nói chung, mà còn là một sự kiện quan trọng trong năm ngoại giao
văn hóa 2009 của Việt Nam. Với thương hiệu quốc tế này, sẽ giúp tỉnh Thừa
Thiên Huế thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng,
góp phần phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và của cả khu
vực miền Trung.
Địa hình

Bãi biển Lăng Cô dưới chân núi Hải Vân

Khu đất quy hoạch gồm dải bãi cát sát bờ biển có cao độ 1,5 m đến 10,5 m
trở lên; tiếp đến là một dải cồn cát hẹp có cao độ từ 5,00 m đến 23,00 m chạy
7
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

7


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
dài 8–9 km. Độ dốc tự nhiên phần lớn là 0,005-0,05%. Riêng khu vực ven sườn
chân núi Phú Gia, chân núi phía Tây đầm Lập An và ven cồn cát có độ dốc là
20-30%. Ngoài ra về phía Tây và Tây Nam có đầm Lập An, các bầu trũng và
các thung lũng nhỏ hẹp.

Khí hậu
Gió: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 hướng gió chính là gió mùa
đông bắc về mùa đông và gió mùa tây nam về mùa hè. VTB là 29,6 m/s. Đồng
thời cũng chịu tác động của gió biển và gió đất liền theo chu kỳ ngày đêm.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình/năm: 25,2°C. Tháng nóng nhất tháng 6, tháng 7 với
41,3°C và tháng lạnh nhất là tháng 12 với nhiệt độ là 8,8C.
Lượng mưa bình quân năm là 3.368 mm. Tháng mưa lớn nhất là tháng 10. Số
ngày MTB năm 156 ngày.
Thủy triều
Chế độ thủy triều tại vùng Lăng Cô là chế độ bán nhật triều. Mực nước triều
bình quân là 0 cm, cực đại là 126 cm, cực tiểu là -72 cm. Thủy triều cao nhất
ứng với tần suất 1% là 143 cm.
Thủy văn
Khu vực Lăng Cô có đầm lớn là đầm Lập An thông với biển Đông rộng
khoảng 1.655 ha. Xung quanh đầm có một số con suối tập trung nước theo các lưu vực núi Phú Gia và Hải Vân đổ ra đầm. Các con suối này lưu lượng nhỏ
không đáng kể. Phía Bắc có một vài bầu trũng nhỏ giữa chân Phú Gia và cồn cát
ven biển là rạch tụ thủy để thoát nước cho khu vực trong mùa mưa.
Dân cư

8
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

8


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
Theo thống kê, xã Lộc Hải có số nhân khẩu khoảng 11.200 người, sản xuất
theo ba ngành nghề chính là nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và dịch
vụ thương mại (trong đó: dịch vụ thương mại là 40%, thủy sản là 35% và nông

nghiệp là 25%). Dân cư có mức sống thấp so với mặt bằng bình quân trong tỉnh.
Trong một vài năm gần đây, do được đầu tư một số công trình trọng điểm như
công trình cảng nước sâu Chân Mây, nâng cấp quốc lộ 1A, xây dựng hầm đường
bộ Hải Vân... Số người đến làm việc ở trong khu vực khá đông, dịch vụ đáp ứng
mọi nhu cầu được nâng lên, nên mức sống của người dân đã đợc cải thiện đôi
chút. Dân xã Lộc Hải đa số theo Thiên Chúa giáo, cần cù chịu khó và chân tình,
hiếu khách. Dân cư xã Lộc Hải tập trung trong vùng Nam đồi cát hẹp Lăng Cô
và một vài vùng ven đầm Lập An chủ yếu tập trung: ven đường quốc lộ 1A, gần
ga đường sắt và vùng ven đầm. Dân số một vài năm gần đây cũng có tăng lên
(tăng cơ học) do một số cơ quan như công đoàn, du lịch và quân đội cũng tổ
chức khách sạn, nhà nghỉ và doanh trại...
Các công trình kiến trúc

Các công trình xây dựng (nhà ở, công trình công cộng...) trong khu dân cư từ
trước đến nay là do dân tự làm. Phần lớn nhà ở là nhà một tầng lợp ngói hoặc

9
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

9


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
lợp tôn (chiếm 79,3%), lác đác có nhà đúc mái bằng, và nhà cây tranh tre, lợp
giấy dầu (chiếm 20,7%).
Công trình công cộng có 2 trường học (một trường tiểu học và một trường
trung học cơ sở), 2 nhà thờ Thiên Chúa giáo, trụ sở ủy ban nhân dân xã, trạm y
tế, chùa, bến thuyền đánh cá, doanh trại quân đội... được xây dựng một, hai tầng
lợp ngói. Khu chế biến hải sản nước mắm, mắm chua và chế biến dầu Tràm, dầu
khuynh diệp chủ yếu là tại các nhà dân. Ngoài ra còn có các nhà hàng dịch vụ

tư nhân phục vụ ăn uống cho khách vãng lai, xe chạy đường dài Bắc Nam trên
quốc lộ 1A và ga đường sắt
Các khu nghỉ dưỡng
Có một số nhà nghỉ và khách sạn du lịch đã được xây dựng nằm sát bên bãi
biển Lăng Cô. Đa số các khu nhà nghỉ của một số doanh nghiệp khác được đầu
tư xây dựng ở cấp thấp. Ngoài ra, đạt tiêu chuẩn quốc tế có khu biệt thự của
công ty Hương Giang và Nirvana Spa & Resort. Nirvana Spa & Resort nằm giữa
bán đảo Lăng Cô, với tổng diện tích dự án lên tới 13,32 ha, là khu nghỉ dưỡng 5
sao đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Lăng Cô. Nirvana Spa & Resort cung cấp
dịch vụ nghỉ dưỡng với các biệt thự được thiết kế và xây dựng theo phong cách
Pháp cổ điển và Nhật bản dựa theo thuyết phong thủy kết hợp với cảnh quan
thiên nhiên hữu tình thơ mộng, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp và dịch
vụ spa cho khách.
Hạ tầng giao thông
Khu du lịch Lăng Cô – đầm Lập An có tuyến quốc lộ 1A chạy qua dài
khoảng 10 km, mới được nâng cấp nền đường rộng 12 m, mặt đường cho xe cơ
giới bằng bê tông nhựa có bề rộng 7,00 m và gia cố lề đường bằng bê tông nhựa
rộng mỗi bên 2,00 m. Lưu lượng xe tính bình quân khoảng 3.500 xe
ngày/đêm. Đèo Phú Gia ở phía Bắc và đèo Hải Vân ở phía Nam cũng mới được
nâng cấp mặt đường và các điều kiện an toàn giao thông. Cầu Lăng Cô bắc qua
vụng Lăng Cô trước đây đã bị chiến tranh phá hoại, sau khôi phục tạm cho việc
10
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

10


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
thông thương Bắc Nam. Năm 1998 đã được xây dựng lại bằng bê tông cốt thép
với tiêu chuẩn cho 2 làn xe cơ giới. Năm 2000, Bộ Giao thông Vận tải cho khởi

công xây dựng hầm đường bộ xuyên núi Hải Vân ở phía Đông Nam ga Lăng Cô,
đồng thời xây dựng cầu Lăng Cô mới nối thẳng từ quốc lộ 1A hiện tại vượt vụng
Lăng Cô, vượt đường sắt Nam ga Lăng Cô đi lên hầm mới. Như vậy trong khu
vực hiện nay theo tuyến quốc lộ 1A đi về phía Nam có 2 cây cầu bê tông cốt
thép vượt qua vụng biển Lăng Cô. Đây là những công trình có thể tận dụng nâng
cấp, khai thác cho khu du lịch sau này.
Đường đi lại trong khu dân cư chủ yếu là đường cát sỏi và đường đất. Nhằm
dần hoàn thiện quy hoạch khu du lịch, trong một hai năm vừa qua, tỉnh đã dùng
ngân sách địa phương đầu tư xây dựng một tuyến đường trục dài khoảng
4~5 km chạy dọc biển đợc trải nhựa, làm cơ sở cho việc phát triển các khu chức
năng sau này.
Tuyến đường sắt quốc gia Bắc Nam (khổ đường 1.000 mm) sau khi xuyên
hầm Phú Gia thì không bám theo quốc lộ 1A mà rẽ về ven chân núi phía Tây
đầm Lập An, qua các cầu Hói Mít, Hói Dừa và Hói Cạn vào ga Lăng Cô ở chân
đèo Hải Vân. Đây là tuyến đường sắt quốc gia trọng yếu Bắc Nam, tuy nhiên
năng lực thông qua chưa được phát huy do hạn chế bởi đoạn đường qua đèo Hải
Vân có độ dốc khá lớn (imax = 20o/oo), và bán kính đường cong quá nhỏ (Rmin
= 100 m). Từ giữa thập niên 1980 ngành đường sắt đã cho cải tạo khá nhiều
những đoạn tiêu chuẩn thấp và đặc biệt là xây dựng hai ga Bắc Hải Vân và Nam
Hải Vân trên đèo nên đã tăng năng lực thông qua đáng kể giữa Lăng Cô và Liên
Chiểu (Đà Nẵng). Tương lai tuyến đờng sắt hiện trạng từ Hói Mít, Hói Dừa đi
Liên Chiểu sẽ được định hướng quy hoạch thành đường ô tô và tuyến đường sắt
tương lai theo quy hoạch sẽ qua núi Hải Vân theo một đường hầm mới (thuộc dự
án của Bộ giao thông vận tải). Ngoài ra Lăng Cô còn có các resort như lăng cô
beach; thanh tâm resort.
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tại biển Lăng Cô
11
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

11



GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
Với tiềm năng lợi thế về địa lý kinh tế, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp,
Lăng Cô trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trên Con đường Di sản miền
Trung, trên trục hành lang kinh tế Đông Tây; kết nối với bạn bè quốc tế bằng
tuyến đường biển qua cảng Chân Mây. Từ tháng 5 năm 2009 Lăng Cô được tổ
chức Worldbays Club bình chọn là một trong những Vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Sau 5 năm, Lăng Cô có những chuyển biến phát triển khá mạnh mẽ về kinh tế xã
hội, đặc biệt là dịch vụ du lịch, thu hút hấp dẫn những nhà đầu tư lớn đến với
Lăng Cô.
Với những giá trị của vùng sinh thái biển và tiềm năng lớn để phát triển du
lịch của Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn xác định việc đảm bảo tăng trưởng
phải gắn với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Chính những yếu
tố này đã hội đủ để vịnh Lăng Cô được bình chọn là một trong những Vịnh biển
đẹp nhất thế giới năm 2009. Những năm qua tỉnh, ngành du lịch quan tâm hơn
trong việc quảng bá, khai thác, gìn giữ môi trường cảnh quan thiên nhiên tươi
đẹp của vịnh biển; phát huy lợi thế tiềm năng của vùng đất này để phát triển
mạnh mẽ hơn lĩnh vực dịch vụ du lịch. Các doanh nghiệp và người dân Lăng Cô
tập trung đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ. Một
số doanh nghiệp đến vùng đất này từ rất sớm như Thanh Tâm, Hương Giang –
Lăng Cô, Cố Đô – Lăng Cô…ngày càng phát triển qui mô, đa dạng sản phẩm
dịch vụ, khẳng định thương hiệu và uy tín chất lượng của mình, kết nối các điểm
du lịch sinh thái trong tam giác vàng du lịch Bạch Mã – Cảnh Dương – Lăng Cô
và vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai, nhằm thu hút du khách. Ông Nguyễn
Ngọc Thanh – Chủ tịch HĐQT Cty TNHH dịch vụ Du lịch Thanh Tâm, một
trong những doanh nghiệp du lịch có mặt tại Lăng Cô khá sớm và đang ngày
càng ăn nên làm ra tại khu du lịch này, chia sẻ: Lăng Cô đang ngày càng khởi
sắc, nhất là lĩnh vực dịch vụ du lịch. Chúng tôi đang tích cực tham gia những
hoạt động kỷ niệm 5 năm Lăng Cô được công nhận là một trong những Vịnh

biển đẹp nhất thế giới. Đó là niềm vinh dự của chúng tôi, thời gian qua chúng tôi
12
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

12


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
cùng các doanh nghiệp bạn và người dân thị trấn Lăng Cô nỗ lực trong đầu tư
phát triển dịch vụ, phục vụ khách du lịch và góp phần bảo vệ môi trường cảnh
quan của vịnh biển. Chúng tôi luôn ý thức nâng cao chất lượng phục vụ, ngay
trong mùa du lịch hè này Thanh Tâm kết nối tuyến Lăng Cô – Bạch Mã tạo sự
đa dạng cho sản phẩm du lịch.

Thanh Tâm Seaside Resort điểm du lịch thu hút khách tại Lăng Cô
Còn tại khu du lịch Lăng Cô Beach Resort, ông Trần Văn Hồng - GĐ Cty du
lịch Hương Giang - Lăng Cô cho biết, năm 2013 công ty đầu tư hoàn thành giai
đoạn hai thêm 10 biệt thự với 30 phòng nghỉ cao cấp, tịên nghi hướng ra biển và
những hạng mục phụ trợ khác với kinh phí 30 tỉ đồng, đã đưa vào phục vụ đón
khách, nâng tổng số phòng của Khu du lịch biển này lên 114 phòng, cùng các
dịch vụ chất lượng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách và hướng đến thị
trường bất động sản du lịch. Công suất những tháng cao điểm hè đạt trên 90%.
Từ sau khi Lăng Cô được bình chọn là một trong những vịnh biển đẹp thế
giới, Khu du lịch Lăng Cô kết nối cùng Cảnh Dương được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt là một trong 4 khu du lịch quốc gia nằm trong Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Tỉnh TT Huế
chú trọng việc quy hoạch phát triển để Lăng Cô trở thành đô thị phát triển dịch
vụ du lịch biển năng động phía Nam của tỉnh. Với thương hiệu vịnh đẹp thế
13
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG


13


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
giới, Lăng Cô thu hút các nhà đầu tư lớn đến với Chân Mây – Lăng Cô, điển
hình là dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế Laguna Lăng Cô của
tập đoàn Banyan Tree, đã thực hiện hơn 500 triệu USD. Laguna Lăng Cô khai
thác lợi thế và tiềm năng biển để tạo sự độc đáo cho sản phẩm du lịch, trở thành
điểm đến nghỉ dưỡng biển đẳng cấp quốc tế tại Chân Mây – Lăng Cô. Ông Ravi
Chandran - TGĐ điều hành Laguna Lăng Cô cho biết, điểm nhấn của Laguna
Lăng Cô là nằm trọn vẹn trên vịnh biển, một địa thế độc đáo tạo nên sự riêng tư
hiếm có cho toàn khu nghỉ dưỡng, lại gần vịnh biển đẹp thế giới Lăng Cô. Do
vậy tất cả các công trình xây dựng chúng tôi đều dựa vào địa hình tự nhiên và
khai thác tối đa thế mạnh của biển và sức hấp dẫn của thương hiệu vịnh biển đẹp
Lăng Cô.
Tại khu du lịch Lăng Cô hiện có 6 khu du lịch tổng hợp, 45 khách sạn, nhà
nghỉ hoạt động với khoảng 1.200 phòng, 1.800 giường, cùng hàng chục nhà
hàng ăn uống phục vụ du khách. Lượng khách du lịch tăng bình quân hàng năm
trên 25%, doanh thu tăng bình quân 20%. Số lượng khách đến Lăng Cô chiếm
16% tổng lượt khách đến TT Huế. Đội ngũ nhân viên ngành du lịch tăng nhanh
và ngày càng chuyên nghiệp hơn. Lăng Cô còn có 20 dự án du lịch đã được cấp
phép với vốn đăng ký hơn 10 ngàn tỷ đồng đang tiếp tục triển khai đầu tư. 5
năm là quãng thời gian để có thể nhìn nhận, đánh giá lại những hiệu quả mà
danh hiệu vịnh biển đẹp thế giới mang lại cho vùng đất tươi đẹp này, để tiếp tục
phát huy, khai thác hiệu quả hơn trong thời gian tới. Ông Phan Tiến Dũng - GĐ
Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch cho biết, thời gian tới Sở sẽ tiếp tục liên kết với
các địa phương vùng Trung Bộ, trên Con đường Di sản miền Trung, các điểm du
lịch trên Hành lang kinh tế Đông – Tây để quảng bá thương hiệu du lịch Lăng
Cô. Đồng thời tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo

sự phát triển nhanh chóng hơn cho đô thị Lăng Cô, từ đó kết nối với Bạch Mã –
Cảng Chân Mây tạo thành tam giác phát triển về du lịch văn hóa, du lịch sinh
thái. Ngành du lịch cũng sẽ chú trọng việc đào tạo chuyên nghiệp hóa đội ngũ
làm dịch vụ du lịch trong các doanh nghiệp và người dân Lăng Cô, góp phần
14
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

14


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
làm tăng giá trị thương hiệu Lăng Cô trong thời gian tới. Điều quan trọng là cần
tạo thêm những dịch vụ cao cấp, sản phẩm du lịch đa dạng hơn tại khu vực Lăng
Cô – Bạch Mã, có như vậy mới thu hút nhiều hơn lượng khách đến với khu du
lịch này.
Để Lăng Cô trở thành khu du lịch thực sự hấp dẫn du khách, đô thị Lăng Cô
cần tiếp tục đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo thêm các dịch vụ vui
chơi giải trí tương xứng. Người dân Lăng Cô cần thay đổi để thích ứng với sự
chuyển mình của vùng đất năng động này; đồng thời thực hịên tốt vịêc quản lý,
khai thác du lịch bên Vịnh đẹp thế giới, như vấn đề qui hoạch, quản lý đất đai,
mặt biển, mặt đầm phá đối với các công trình, dự án làm ảnh hưởng đến môi
trường cảnh quan. Đặc biệt là cần thúc đẩy tiến độ các dự án, công trình xây
dựng du lịch, dịch vụ biển, đầm phá đang chậm tiến độ tại khu du lịch này.

Lăng Cô là một trong những "thương hiệu du lịch biển" của Thừa Thiên- Huế
đang được các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và du khách trong nước và
ngoài nước biết đến.
Lăng Cô là một trong những "thương hiệu du lịch biển" của Thừa
Thiên- Huế đang được các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và du khách trong
nước và ngoài nước biết đến. Những giá trị của thiên nhiên kiến tạo nên vùng

vịnh biển này đã mở ra nhiều triển vọng về một khu du lịch mang tầm cỡ quốc
tế.
Vịnh Lăng Cô nằm giữa một nhánh rẽ của dãy Trường Sơn vươn ra biển với
phía nam là đèo Hải Vân và phía bắc là đèo Phú Gia. Ở đây, núi chạy dài ra biển
và viền dưới là dải cát dài trắng mịn tuyệt đẹp, gần như còn nguyên sơ. Vịnh
biển này gần như kín, có độ sâu tương đối đồng đều và chiếm diện tích 150km2
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tương đối ôn hòa.
Nhờ thiên nhiên ưu đãi, là nơi chuyển tiếp giữa vịnh Bắc Bộ và Biển Ðông,
15
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

15


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
có núi, sông, biển, đảo, đầm phá; vừa có vùng nước mặn, vừa có vùng nước lợ,
tạo nên môi trường sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật biển quý hiếm,
có giá trị kinh tế và đa dạng sinh học cao, Lăng Cô đã được đưa vào danh sách
15 khu bảo tồn biển Việt Nam với năm hệ sinh thái là: Hệ sinh thái rạn san hô,
hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái vùng triều đá, hệ sinh thái vùng triều cát và hệ
sinh thái rừng ngập mặn.
Trong phạm vi bán kính khoảng 150 km, Lăng Cô còn là tâm điểm của một
vùng tập trung bốn di sản thế giới: Quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An,
khu di tích Mỹ Sơn, di sản thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng cùng nhiều danh
thắng nổi tiếng nhất của khu vực. Với các điều kiện nêu trên, Lăng Cô có khả
năng kết nối chuỗi đô thị từ Huế - Chân Mây - Lăng Cô - Ðà Nẵng - Hội An trên
hành trình "Con đường di sản miền trung". Tất cả những yếu tố đó đã mang lại
cho Lăng Cô tiềm năng to lớn về phát triển nhiều loại hình du lịch: Nghỉ dưỡng
biển, du lịch sinh thái vùng đầm phá, thể thao leo núi, sân gôn, lặn biển, thám
hiểm rừng nhiệt đới, du lịch văn hóa, làng nghề,...

Ngoài các tài nguyên tự nhiên phong phú, Lăng Cô còn thu hút du khách bởi
những sản phẩm du lịch ẩm thực tạo nên những món ăn ngon, mang đặc trưng
giao hòa của khu vực miền trung. Có thể nói, sự phát triển của du lịch Lăng
Cô đã và đang hỗ trợ hiệu quả cho hai trung tâm du lịch là TP Ðà Nẵng và
TP Huếtrong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, giúp giãn bớt lưu lượng khách
tại hai trung tâm này vào mùa cao điểm và tăng thêm ngày lưu trú của du khách
trong vùng.
Hiện tại, khu vực vịnh biển và bãi biển Lăng Cô, đảo Sơn Trà đang là một
trong những điểm dừng chân hấp dẫn du khách. Với chiến lược và quy hoạch
phát triển mang tính bền vững, ngành du lịch Thừa Thiên -Huế đã triển khai
công tác xúc tiến, quảng bá, tạo dựng thương hiệu về du lịch biển Lăng Cô,
nhiều sự kiện đã được tổ chức, trong đó có liên hoan du lịch "Lăng Cô - huyền
thoại biển" đang từng bước định hình trở thành một sản phẩm hấp dẫn của du
16
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

16


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
lịch miền trung. Sau một quá trình bổ sung, chỉnh lý hồ sơ gia nhập CLB các
vịnh đẹp thế giới từ năm 2006 đến tháng 5/2009, theo khuyến cáo và đề nghị của
các nhà quản lý và chuyên gia quốc tế phù hợp các tiêu chí của vịnh đẹp là:
Thiên nhiên, văn hóa và phát triển du lịch bền vững, các thành viên của CLB các
vịnh đẹp thế giới đã xem xét, khảo sát thực địa và chính thức công nhận Lăng
Cô là thành viên của CLB vào ngày 16/5 vừa qua. Như vậy Lăng Cô là vịnh thứ
ba của Việt Nam sau Vịnh Hạ Long và Vịnh Nha Trang gia nhập CLB các vịnh
đẹp thế giới. Cùng với việc công nhận này, thương hiệu Vịnh Lăng Cô ngày
càng trở nên nổi tiếng, được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến.
Những điều kiện tự nhiên và nhân văn là yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch

Vịnh Lăng Cô và phát triển các hoạt động kinh tế biển như: Nuôi trồng, đánh bắt
thủy sản, vận tải và cảng biển... Tuy nhiên, chính những hoạt động này ảnh
hưởng không nhỏ đến môi trường. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, du lịch
phát triển, chất thải sinh hoạt cùng những hoạt động chuyên chở hàng hóa, vận
chuyển du khách, đánh bắt, chế biến và nuôi trồng thủy sản đang đặt ra nhiều
vấn đề về sự quá tải trong quản lý và biện pháp xử lý. Ðiều này đòi hỏi sự tham
gia và phối hợp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cấp chính quyền và
nhân dân địa phương.
Những năm qua, xác định về hướng phát triển bền vững cho du lịch Lăng Cô,
lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên -Huế và các cấp chức năng của tỉnh đã khá thận trọng
trong việc phê duyệt, cấp phép cho các dự án đầu tư vào khu vực này và cố gắng
đưa các hoạt động kinh tế ở khu vực vào trong một tổng thể chung về quy hoạch
với dự án quản lý tổng hợp phát triển bền vững khu vực Lăng Cô đang được chỉ
đạo thực hiện.
Là một thương hiệu du lịch biển đầy triển vọng, Lăng Cô đã được xác định
trong kế hoạch tổng thể của du lịch Việt Nam trở thành một trong ba vùng du
lịch phát triển và trong tương lai không xa sẽ đạt được những tiêu chuẩn hiện
đại, có quy mô và tầm vóc quốc tế.
17
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

17


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
2.2.1. Tài nguyên tự nhiên
Thị trấn Lăng Cô trong phạm vi nghiên cứu có diện tích tự nhiên
khoảng 10.550ha, thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phía Bắc giáp
núi Giòn, phía Nam giáp Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây là
dãy Trường Sơn.

2.2.1.1. Yếu tố địa hình
Địa hình Lăng Cô chủ yếu là đồi núi bao bọc, là một vùng địa lý thấp trũng,
có dạng là đồng bằng ven biển.

18
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

18


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
2.2.1.2. Yếu tố khí hậu
Vùng khí hậu của khu vực Lăng Cô – đầm Lập An thuộc khí hậu ven biển
Bắc miền Trung, ngăn cách với vùng khí hậu phía Nam bởi dãy núi Hải Vân –
Bạch Mã. Nhiệt độ trung bình năm là 25.20C. Tháng nóng nhất là tháng 6, tháng
7 với nhiệt độ 41.30C và tháng lạnh nhất là tháng 12 với nhiệt độ là 8.80C. Khu
vực Lăng Cô là một trong những nơi mưa lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
và cả nước, với lượng mưa năm ở đây dao động trong khoảng 3.400-4.000mm
và có thể hơn.
2.2.1.3. Yếu tố nước biển
Khu vực Lăng Cô là một trong những nơi mưa lớn trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế và cả nước, với lượng mưa năm ở đây dao động trong khoảng 3.4004.000mm và có thể hơn.
2.2.1.4. Các bãi biển có giá trị đối với phát triển du lịch
Ngoài bãi biển Lăng Cô, ở khu vực này còn có thêm một số bãi biển nữa đó
là bãi Chuối, bãi Cả nằm sát chân núi Hải Vân và bãi Sơn Chà.
2.2.2. Tài nguyên nhân văn
2.2.2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa
Vùng Lăng Cô - đầm Lập An gắn liền với nhiều di tích và các sự kiện lịch sử
quan trọng: núi Hải Vân - Hải Vân Quan một thắng cảnh nổi tiếng vừa là di tích
quốc gia Việt Nam, hay cửa Tư Hiền là nơi quân Nguyên hành quân qua

đánh Chiêm Thành; Phá Tam Giang trước đây tàu thuyền tấp nập ngược
sông Hương lên cảng Thanh Hà, Bao Vinh...Dọc theo vùng đầm phá ven biển
này có nhiều di tích văn hóa, các làng nghề, lễ hội nổi tiếng, song mật độ phân
bố các di tích không có ưu thế hơn so với vùng Huế - phụ cận. Vì vậy, vùng này
không có thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch chuyên thăm viếng các
điểm du lịch văn hoá.
19
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

19


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
2.2.2.2. Các lễ hội
Hiện nay có liên hoan du lịch "Lăng Cô - huyền thoại biển" được tổ chức bắt
đầu từ năm 2005, lễ hội đang từng bước định hình trở thành một sản phẩm hấp
dẫn của du lịch miền trung. Và làng biển Lăng Cô lại được đánh thức bởi bước
chân du khách. Một số lễ hội khác diễn ra như : Lễ cầu ngư (làng An Cư
Đông, làng Đồng Dương), Lễ tế thu, hội đua thuyền (diễn ra vào mồng 6 tết),

2.2.2.3. Các làng nghề truyền thống
Hiện nay còn một vài nơi do đặc thù sông nước, vùng Lăng Cô - Đầm Lập
An có những nghề khai thác nguồn lợi thuỷ sản rất riêng biệt, có khả năng phục
vụ cho hoạt động tham quan ngành nghề trên đầm phá như : sáo, đáy, rớ giàn,
chuôm, rê cước các loại, te quệu, rê tôm, lưới cua, câu vàng, giã.
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên đối với phát triển du lịch
a/ Thuận lợi
Nằm trên “Hành trình con đường di sản miền Trung Việt Nam”, Lăng Cô
là vùng đất nằm ở phía Nam của Thừa Thiên Huế, nơi đây đã được thiên nhiên
ưu đãi ban tặng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp nằm trong tam giác

Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô, được xác định trong quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam.

Với lợi thế về tài nguyên du lịch và có vị trí địa lý

thuận lợi đã tạo ra cho Lăng Cô những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế
với tốc độ cao, và trở thành một trung tâm du lịch lớn của quốc gia trong một
tương lai không xa. Về tài nguyên du lịch của Lăng Cô : đó là dải bờ biển dài
13 km, cát trắng, lại được đặt nằm giữa hai thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam
là Đèo Hải và mũi Chân Mây phía sau bãi biển là Đầm Lập An và dãy Trường
Sơn hùng vĩ. Ngoài bãi biển Lăng Cô khu vực này còn có nhiều bãi tắm đẹp
khác đó là Bãi Cả, Bãi Chuối nằm sát chân núi Hải Vân và bãi tắm Sơn Chà. Tất
cả những yếu tố đó mang lại cho Lăng Cô tiềm năng to lớn về phát triển nhiều
20
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

20


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
loại hình du lịch: nghỉ mát, lặn biển, tìm hiểu hệ động - thực vật hoang dã, nuôi
trồng thủy sản,... Lăng Cô có nhiều loại sản vật biển phong phú như tôm, cua,
mực,... Đặc biệt Lăng Cô còn có một sản vật quý đã được xuất khẩu sang các
nước Châu Á, đó là cá ngựa - một loài cá biển có thể dùng làm phương thuốc
quý. Vùng đất này còn lưu giữ được những tài nguyên văn hoá : là các lễ hội
văn hoá dân gian, cảnh quan của làng chài truyền thống. Một lợi thế đặc biệt
nữa cho sự phát triển du lịch tại khu vực này là nếu lấy Lăng Cô làm tâm quay
một bán kính 150km, khách du lịch có thể thăm quan được 5/7 di sản của thế
giới ở Việt Nam, khám phá biết bao cảnh đẹp khác gần bên như bãi biển Cảnh
Dương, vườn quốc gia Bạch Mã, suối Voi, suối Mơ, Hói Dừa,... và cùng với

điều kiện của một vùng khí hậu nhiệt đới điển hình Lăng cô hội tụ đầy đủ những
yếu tố để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế với nhiều loại hình du lịch đa
dạng phong phú như: Du lịch nghỉ dưỡng biển và núi, du lịch sinh thái, du lịch
thể thao mặt nước, du lịch mạo hiểm.
Ngày 6/6/2009, Lăng Cô đã chính thức trở thành thành viên của Câu lạc bộ
các vịnh đẹp nhất thế giới. Sự kiện này đã góp phần tạo thêm nhiều cơ hội để
quảng bá hình ảnh Lăng Cô với khách du lịch và thu hút nhiều nhà đầu tư vào
Lăng Cô cho công cuộc phát triển du lịch.
b/ Khó khăn
Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, du lịch phát triển, chất thải
sinh hoạt cùng những hoạt động chuyên chở hàng hóa, vận chuyển du khách,
đánh bắt, chế biến và nuôi trồng thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề về sự quá tải
trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường và biện pháp xử lý rác thải.
Với lợi thế về khí hậu thuận lợi cho việc phát triển du lịch nêu trên, song,
hàng năm Lăng Cô cũng chịu ảnh hưởng của các cơn bão đổ bộ vào đất liền và
các đợt lũ tràn về. Do đó đã làm giảm sút số lượng khách du lịch đến đây hằng
năm, thiệt hại về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
21
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

21


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn không nhiều, vì vậy du khách đến
tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề truyền thống, lễ hội còn nhiều
vấn đề hạn chế.
2.3. Hiện trạng phát triển du lịch tại biển Lăng Cô
2.3.1. Sản phẩm du lịch biển
2.3.1.1. Các bãi tắm đang khai thác và mức độ thu hút du khách

Hiện nay ở biển Lăng Cô có bãi Lăng Cô và bãi Chuối hiện đang được khai
thác và sử dụng, đã và sẽ thu hút rất nhiều du khách hằng năm đến đây tham
quan và nghỉ dưỡng. Ngoài ra còn có bãi Cả và bãi Sơn Chà trong thời gian gần
đây mới được phát hiện và đưa vào sử dụng nên mức độ thu hút du khách chưa
nhiều, chủ yếu là khách địa phương.
2.3.1.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật dịch vụ du lịch biển
2.3.1.2.1. Hiện trạng giao thông bộ
a. Đường quốc lộ
Biển Lăng Cô nằm trên tuyến đường QL1A. Cùng với hệ thống
đường giao thông trong khu du lịch mới được đầu tư trải dọc theo bờ biển, đã
tạo cho diện mạo thị trấn Lăng Cô hình ảnh của một khu đô thị hiện đại. Bên
cạnh đó Hầm đường bộ Hải Vân được đưa vào hoạt động đã rút ngắn khoảng
cách và thời gian đi lại trên tuyến quốc lộ đã mở ra những điều kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế của các địa phương nói chung và Thị trấn Lăng Cô nói
riêng.
b. Hệ thống đường nội thị
Gồm các tuyến ngắn trong các khu quy hoạch dân cư đã hình thành, mặt
đường được rải nhựa với tổng chiều dài khoảng 4km theo tiêu chuẩn đường đô
thị.
22
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

22


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
c. Hệ thống đường liên thôn
Toàn thị trấn mới chỉ đầu tư nâng cấp và đưa vào danh mục quản lý 4 tuyến
với tổng chiều dài 3070m, trong đó có 1270m đường bêtông xi măng, còn lại là
đường đất đạt chuẩn cấp 5 đồng bằng.

d. Hệ thống đường chuyên dùng
Đường quy hoạch trong các khu du lịch, nghỉ mát tiếp tục được đầu tư, đến
nay đã có tổng chiều dài khoảng 6km và được kiên cố hóa..
e. Hệ thống bến bãi
Hiện tai ngoài các điểm đỗ xe của các khu du lịch, khách sạn, thị trấn vẫn
chưa có bến bãi đỗ xe chuyên dùng.
2.3.1.2.2. Hiện trạng giao thông đường thủy
Giao thông thủy trong khu vực đầm Lập An và các kênh lạch nhỏ chủ yếu là
các phương tiện thô sơ phục vụ cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và việc đi
lại của cư dân vùng Hói Dừa, Hói Mít.
Chưa phân định luồng tuyến cố định và chưa có hệ thống biển báo hiệu.
Chưa có hệ thống bến thuyền khách cụ thể, việc đậu đỗ còn tùy tiện mặc dù
lượng khách lưu thông khá lớn.
2.3.1.2.3. Hiện trạng giao thông đường sắt
Tuyến đường sắt bắc nam đi ven chân núi chân núi phía Tây đầm Lập An vào
đến ga Lăng Cô là một trong những đoạn đường sắt nguy hiểm, hiện đang được
định hướng quy hoạch lại do không thể nắn chỉnh tuyến
2.3.1.2.4. Hệ thống cấp nước
Hiện tại nước sinh hoạt được cấp từ nhà máy Chân Mây với công suất
6000m3/ngày đêm, với đường ống dọc đường mới Cảng Chân Mây – Lăng Cô
23
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

23


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
và QL1A chủ yếu cung cấp cho khu du lịch. Dân cư sử dụng nước cấp, kết hợp
giếng đào.
2.3.1.2.5. Hệ thống cấp điện

Thị trấn Lăng Cô đã có các tuyến điện cao thế đi qua: tuyến 110KV lộ kép
Đà Nẵng, Huế đã được đầu tư và nay đã dời về phía Tây đầm Lập An. Tuyến
500KV xuyên Việt. Tuyến 15KV dọc quốc lộ 1A cung cấp điện cho các huyện
Lộc Hải. Việc xây dựng thị trấn và khu du lịch không gặp khó khăn về cấp điện.
2.3.1.2.6. Hiện trạng kiến trúc, hạ tầng xã hội.
Nhà ở khu dân cư đang được xây dựng kiên cố dần nhưng còn mang tính tự
phát, ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch và cảnh quan chung. Các công trình
công cộng hiện có 2 trường học, 3 nhà thờ, trụ sở ủy ban nhân dân, trạm y tế,
doanh trại quân đội, chợ thị trấn. Ngoài ra các nhà hàng dịch vụ tư nhân phục vụ
khách vãng lai quá cảnh trên QL1A.
2.3.1.2.7. Hiện trạng các cơ sở kinh doanh du lịch
Hiện nay trên địa bàn Lăng Cô có 04 khu resort đang hoạt động với 250
phòng, với tổng vốn đầu tư 487 tỷ đồng; có hơn 40 khách sạn nhỏ, nhà khách,
nhà nghỉ với 324 phòng đang hoạt động. Các dịch vụ du lịch chủ yếu được phục
vụ ở đây là dịch vụ lưu trú, tắm biển, massage, hàng lưu niệm,...
2.3.2. Tình hình khách đến
Khách đu lịch đến biển Lăng Cô từ năm 2005 đến năm 2009 tăng, tốc đọ tăng
không cao. Tuy nhiên lượng khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng nhiều hơn
lượng khách du lịch quốc tế: năm 2009 khách du lịch nội địa đến biển Lăng Cô
là 454.822 lượt khách, trong khi đó khách quốc tế đến biển Lăng Cô chỉ có
64.900 lượt khách. Điều này cho thấy khách du lịch quốc tế dường như chưa
biết đến Lăng Cô nhiều.

24
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

24


GVHD: THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

2.3.3. Doanh thu du lịch
Doanh thu du lịch của biển Lăng Cô chưa cao, chưa tương xứng với lợi thế
và tiền năng. Chứng tỏ, biển Lằn Cô vẫn chưa phát huy được thế mạnh của
mình.
2.3.4. Lao động du lịch
Do điều kiện khí hậu tại đây hạn chế, vì vậy tính mùa vụ du lịch tại Lăng Cô
rất rõ rệt. Nhân viên ở đây chỉ làm việc trong mùa cao điểm, còn mùa mưa thì
được các doanh nghiệp cho nghỉ. Vì vậy, chất lượng nghiệp vụ của nhân viên
không được hoàn thiện, dẫn đến chất lượng phục vụ khách không đảm bảo.
2.3.5. Tình hình đầu tư phát triển du lịch biển
Bên cạnh các dự án đã đưa vào hoạt động, hiện nay trên địa bàn Lăng Cô có
12 dự án đầu tư du lịch đang triển khai các thủ tục để chuẩn bị khởi công với
tổng vốn đăng ký đầu tư là 7.708 tỷ đồng.
2.3.6. Những vấn đề cần quan tâm
Sản phẩm du lịch biển chưa đa dạng, còn rât đơn điệu, không có khả năng
giữ chân khách.
Lao động du lịch chủ yếu là người dân địa phương, tuy nhiên trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ du lịch còn kém, vẫn chưa xem “khách hàng là thượng đế”.
Đời sống của người dân chưa được cải thiện là bao, thu nhập của họ từ hoạt
động du lịch rất thấp.
Các vùng đất được cấp cho các dự án đầu tư còn chậm triển khai, chưa đi vào
hoạt động có hiệu quả, thậm chí có những dự án còn đang dậm chân tại chỗ.
Chưa thu hút khách du lịch.
Hiện nay, khu vực biển Lăng Cô và vùng lân cận chưa có các khu vui chơi
giải trí cho khách du lịch.
25
SVTH: LƯU THỊ PHƯƠNG

25



×