Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy (nghiên cứu tại thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.98 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ THANH HUYỀN

HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
(NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội, năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ THANH HUYỀN

HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
(NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Như Trang

Hà Nội, năm 2014



LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em gửi lời cảm ơn đến
TS.Nguyễn Thị Như Trang - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học, cùng với
các thầy cô giáo trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã quan tâm, giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn về sự giúp đỡ của các bác tình nguyện viên Câu lạc
bộ quản lý sau cai phường Mai Dịch, phường Quan Hoa, phường Bồ Đề; các anh,
chị là người sau cai nghiện ma túy thành phố Hà Nội.
Luận văn không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả

Lê Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... .1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... .1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ .3
2.1. Nghiên cứu ngoài nước……………………… . ………………….…………..3
2.2. Nghiên cứu trong nước……………………… . ……………………………...8
3. Ý nghĩa của nghiên cứu………………………… ……………..……………..12
3.1. Ý nghĩa lý luận……………………………… . …………………..………....12
3.2. Ý nghĩa thực tiễn…………………………… . …………………..………….12
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu…………… . …………………..…………...12

4.1. Đối tượng nghiên cứu……………………… ……………………..………..12
4.2. Khách thể nghiên cứu…………………… …………………………..……..12
5. Phạm vi nghiên cứu……………………… …………………………...………12
6. Mục tiêu nghiên cứu………………………………… ……………...………...12
7. Câu hỏi nghiên cứu .............................................. …………………………….13
8. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................13
9. Phương pháp nghiên cứu…………………...…………………………………13
10. Kết cấu của luận văn………………………………..………………………..16
NỘI DUNG ...................................................................................................... .…….…...17
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu. .....................………...17
1.1. Các khái niệm liên quan .................................................................………...17
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến ma túy ..................................………...17
1.1. 2. Việc làm…………………………………………..……………….23
1.1.3 Khái niệm Hỗ trợ………………………………..………………….27
1.1.4. Khái niệm Hỗ trợ trong công tác xã hội ……………...……………….27


1.2. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu… ....................................………..28
1.2.1. Thuyết hệ thống sinh thái....................................................………..28
1.2.2. Thuyết nhu cầu .................................................................. …………31
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................... …………33
Chương 2. Đánh giá thực trạng tìm kiếm việc làm của người sau cai nghiện
ma túy. .................................................................................................. …………37
2.1. Tình hình của người sau cai nghiện ma túy ở Hà Nội .................. …………37
2.2. Thực trạng việc làm hiện nay của người sau cai nghiện ma túy .... …………44
2.2.1. Thực trạng tìm kiếm việc làm của người sau cai nghiện ma túy
................................................................................................................ …..........45
2.2.2. Thực trạng vay vốn tạo việc làm của người sau cai nghiện ma túy
............................................................................................................... …………50
2.2.3. Những nhu cầu của người sau cai nghiện ma túy…. ........ …………54

2.2.4. Những hỗ trợ để tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy
..............................................................................................................................61
Chương 3. Những thuận lợi và rào cản trong hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm
cho người sau cai nghiện và vai trò của công tác xã hội. .......................... ………….69
3.1. Những rào cản và thuận lợi…………………………………………………69
3.1.1. Thuận lợi.. ........................................................................ …………69
3.1.2. Rào cản .............................................................................. …………77
3.2. Vai trò của công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người
sau cai nghiện ma túy……………………………………………………….……....86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... …………99
1. Kết luận ......................................................................................................... …………99
2.Khuyến nghị ........................................................................................……….101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. …………103
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Sự chênh lệch về giới tính của người sau cai nghiện ma túy ... 37
Bảng 2.2: Trình độ học vấn của người sau cai nghiện ma túy................... 38
Bảng 2.3: Tuổi của người sau cai nghiện ma túy ........................................ 39
Bảng 2.4: Tình trạng hôn nhân của người sau cai nghiện ma túy ............. 40
Bảng 2.5: Gia đình của người sau cai nghiện ma túy ................................. 41
Bảng 2.6: Tình trạng nuôi dưỡng con cái của người sau cai nghiện ma túy 42
Bảng 2.7: Công việc hiện tại của người sau cai nghiện ma túy ................. 45
Bảng 2.8: Mức độ ổn định của công việc hiện tại....................................... 47
Bảng 2.9: Nguồn sống chủ yếu của người sau cai nghiện ma túy............. 49
Bảng 2.10: Lý do chưa làm thủ tục vay vốn................................................ 53

Bảng 2.11: Nhu cầu vay vốn ......................................................................... 55
Bảng 2.12: Nhu cầu học nghề và giới thiệu việc làm ................................. 57
Bảng 2.13: Nhu cầu học nghề/làm nghề ...................................................... 58
Bảng 2.14: Hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm ........................................ 61
Bảng 2.15: Nguồn hỗ trợ ............................................................................... 62
Bảng 2.16: Những hỗ trợ nhận được ............................................................ 66


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 1.1: Các giai đoạn của nghiện ma túy ............................................ 18
Biểu đồ 2.1: Bình quân thu nhập của người sau cai nghiện ma túy .......... 44
Biểu đồ 2.2: Thu nhập hàng tháng từ công việc hiện tại ............................ 48
Biểu đồ 2.3: Các nguồn vay vốn cho người sau cai nghiện ma túy .......... 50
Biểu đồ 2.4: Mục đích vay vốn của người sau cai nghiện ma túy............. 52
Biểu đồ 2.5: Số vốn có nhu cầu vay của người sau cai nghiện ma túy ..... 56
Biểu đồ 2.6: Nhu cầu hỗ trợ để sử dụng vốn vay hiệu quả ........................ 57
Biểu đồ 2.7: Hỗ trợ để học nghề hoặc tìm việc làm.................................... 60


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Liên Hiê ̣p Quố c, ma túy là các chấ t hóa ho ̣c có nguồ n gố c tự nhiên và
nhân ta ̣o khi xâm nhâ ̣p cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng , ý
thức và trí tuê ̣ , làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên những tổn
thương cho từng cá nhân và cô ̣ng đồ ng . Sự lê ̣ thuô ̣c của con người, cụ thể đối với
các chất ma túy tác động lên hê ̣ thầ n kinh trung ương ta ̣o nên những phản xa ̣ có
điề u kiê ̣n không thể quên hoă ̣c từ bỏ đươ ̣c dẫn đến nghiện ma tuý . Người thường

xuyên lê ̣ thuô ̣c vào thuố c gây nghiê ̣n

(đươ ̣c go ̣i chung là ma túy như : heroin,

cocain, moocfine, thuố c phiê ̣n, cầ n sa…) có sự thèm muốn mãnh liệt khó cưỡng
lại được gọi là người nghiện ma túy.
Theo nghiên cứu, từ xa xưa các bộ lạc ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ,
Châu Úc đã sử dụng thuốc phiện vào nhiều mục đích khác nhau: chữa bệnh, nghi
thức tiếp xúc với thần linh, giảm nhẹ nỗi sợ chết trong chiến tranh, nỗi ưu phiền
trong đời sống. Các thầy lang, thầy cúng ở các bộ lạc cổ sơ đã biết chữa các
chứng đau, ho, tiêu chảy, nhức đầu… bằng thuốc phiện. Thuốc phiện là chất ma
túy được sử dụng để chữa bệnh sớm nhất ở Châu Á. Trải qua nhiều thế kỷ, từ thế
kỷ XIX, tại nhiều nước Châu Âu, nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng đã sử dụng thuốc
phiện như một nguồn cảm hứng cho sáng tác, ca tụng cảm giác sảng khoái và
nhiều cảm giác kỳ ảo khác của thuốc phiện, góp phần làm cho số người lạm dụng
thuốc phiện trong xã hội các nước Châu Âu ngày càng gia tăng. [38,tr.76&77].
Việc sử dụng, lạm dụng này diễn ra rộng rãi trên phạm vi toàn cầu và trở thành
một hiện tượng xã hội.
Tại diễn đàn Liên Hợp quốc, ngài Boutros Gali- nguyên Tổng thư ký Liên
Hợp Quốc đã đánh giá: “Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma túy
đang trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào
thoát ra khỏi vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do
nghiện hút và buôn lậu ma túy gây ra. Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo
lực, tham nhũng, vắt kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu


khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế- xã hội, đem lại ấm
no, hạnh phúc cho mọi người. Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá,
tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội... Nghiêm
trọng hơn ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS

phát triển...”[34]. Như vậy, việc buôn bán, sử dụng và lạm dụng ma túy đang gây
ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với sức khỏe người sử dụng mà còn
với gia đình và xã hội, đặc biệt khi nhu cầu dùng chất ma túy ngày càng tăng có
thể liên quan đến các hành vi bạo lực như trộm cắp, giết người để đáp ứng nhu
cầu dùng chất ma túy.
Theo thống kê chưa đầy đủ về tình hình sử dụng ma túy bất hợp pháp trên
toàn thế giới năm 2011, có khoảng từ 149 triệu người đến 272 triệu người tức
3,3%- 6,1% dân số từ độ tuổi 15- 64 sử dụng ma túy bất hợp pháp ít nhất 1
lần/năm, khoảng 1/2 số đó là người nghiện thường xuyên, trong khi đó vào những
năm 1990 chỉ khoảng từ 15 triệu người- 39 triệu người nghiện. Có khoảng 125
triệu người- 203 triệu người sử dụng cần sa, tăng 2,8%- 4,5% so với năm 2009.
Số người sử dụng cocain chiếm khoảng 0,3%- 0,5% dân số thế giới trong độ tuổi
15- 64 tuổi, tức là khoảng 14 triệu- 20 triệu người.[5 ,tr.13].
Tại Việt Nam, số liệu thống kê về sử dụng ma túy và nghiện ma túy cho
thấy, tính trung bình mỗi năm, cơ quan Nhà nước tổ chức cai nghiện cho khoảng
50.000 người, ước tính có khoảng 30.000 người nghiện đang bị quản lý trong các
nhà tù, trại giam do vi phạm pháp luật và do nhiều nguyên nhân khác nhau, ước
tính có khoảng 70%- 80% số người sau cai nghiện khi trở về với gia đình, cộng
đồng từ các trung tâm cai nghiện đã quay trở lại sử dụng ma túy thường xuyên
trong vòng một năm sau.[49].
Người sau cai nghiện ma túy trên con đường phục thiện vẫn mang trong mình
những mặc cảm tội lỗi và không tránh khỏi sự cám dỗ của ma túy. Đặc biệt, người sử
dụng ma túy bị phụ thuộc, trói buộc bởi tình trạng tâm lý, khát khao, thèm muốn, đam
mê sử dụng ma túy, mắc phải nhiều thứ bệnh. Những người này hay mặc cảm, tự ti,
dễ bị tổn thương, thiếu bản lĩnh, suy nghĩ lưng chừng, nhanh chán nản, dễ từ bỏ khi


gặp khó khăn, kỷ luật lao động chưa cao, nhiều người chưa có thói quen lao động và
yêu thích lao động. Việc dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, tạo việc làm, thu nhập
ổn định cho người nghiện ma túy sau cai là một trong các nội dung quan trọng của

quy trình cai nghiện, là yêu cầu thiết yếu, tạo điều kiện cho đối tượng phục hồi tái hòa
nhập cộng đồng, phòng chống tái nghiện. Qua khảo sát, đánh giá về “Các giải pháp
tạo việc làm tái cộng đồng cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được
chữa trị phục hồi” của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội cho thấy những đối tượng có việc làm ổn định thì tỷ lệ tái nghiện là 25%,
đối tượng có việc làm không ổn định tỷ lệ tái nghiện là 28,5% và không có việc làm là
38,9%.
Vấn đề về hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy là mối
quan tâm của xã hội, ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế còn góp phần đảm bảo an sinh xã
hội, giữ gìn an ninh trật tự đất nước. Thực tế, người sau cai nghiện ma túy có nhận sự
giúp đỡ, hỗ trợ của nhà nước, một vài tổ chức phi chính phủ về việc làm, tuy nhiên số
người này chưa nhiều và điều quan trọng hơn là chất lượng việc làm chưa cao dẫn đến
tình trạng đối tượng nhanh chán, bỏ việc và hậu quả là dễ tái nghiện. Việc học nghề,
tìm kiếm việc làm chưa thực sự đáp ứng, phù hợp với nguyện vọng, sở thích và ưu
điểm của người được học nghề, tìm việc làm. Xuất phát từ những lí do trên tôi lựa
chọn nghiên cứu đề tài: “Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện
ma túy (Nghiên cứu tại thành phố Hà Nội)”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu ngoài nước
Các tài liệu nước ngoài chúng tôi chưa bắt gặp những nghiên cứu về hoạt
động hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. Vì vậy những nghiên
cứu sau đây sẽ là những bước đệm trong việc hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy
phòng chống tái nghiện.
Con người đã phát hiện và sử dụng các chất ma túy tự nhiên cách đây 6000
năm. Việc trồng và sử dụng các cây có chứa hoạt chất ma túy tự nhiên đã trở thành
thói quen và tập tục của nhiều dân tộc ở nhiều vùng đất khác nhau.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1.

M. Ác- khan- ghen- xki, Chủ nghĩa xã hội và nhân cách, chương IV, NXB Sách
giáo khoa Mác- Lê- nin, Hà Nội, 1983.

2.

Bandura, A. (1997). Self-efficacy: the exercise of control. New York: W.H.
Freeman

3.

A. G. Côvaliôv (1971), Tâm lý học cá nhân, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4.

A. G. Côvaliôv(1967), Tâm lý học xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5.

E.A. Capitonov, “Xã hội học thế kỷ XX lịch sử và công nghệ”. Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, năm 2000.

6.

Callahan R.J, Addition – anxiety conection, USA

7.

Clarkin, J.F., Yeomans, F.E., & Kernberg O.F. (1999). Psychotherapy for

Borderline Personality. New York: J. Wiley and Sons.

8.

Feyerico, 1973.

9.

Hull J.G.Young R.D, & Jouriles E ( 1986 ), “Applications of the self –
awarenness model of acohol consumsion: Predicting pattern of use anh abuse “,
Journal of Personnality and Social Psychology, Vol.51, 790 – 796

10. V. I. Lênin, Bút ký triết học, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1986, Tr. 189
11. C. Mác và F. Anghen- Toàn tập, Tập 20, NXB Matxcơva, Tr 493, 718.
12. Madanes, C. (1981), "Strategic Family Therapy", San Francisco: Jossey-Bass
Inc.
13. Malcolm Payne, Lý thuyết Công tác xã hội hiện đại, Nxb Lyceum Book, INC
5758 S. Blackstone Avenue, Chicago.
14. Mc Pheeters và Ryan trong cuốn sách “A Core of Competence for Baccalaureate
Social welfare” (1971) và “ Betty J Piccard 1988, Introduction to Social work” A
Primer, 4th Edition, The Dorsey Press, Chicago)
15. Richardson MA, Newcomb MD, Myers HF, Coombs RH. (2002) Pcyshosocial
predictors of recent drug use among Anglo and Hispanic children and
adolescents. Journal of Child and Adolescent Substance Abuse.


16. P. A. Rudich(1986), Tâm lý học- Nguyễn Văn Hiếu dịch, NXB Thể dục thể thao
Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
17. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội. 2009.

Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy, cai nghiện phục hồi
và phòng, chống HIV/AIDS. NXB Hồng Đức.
18. Báo cáo Công tác phòng chống tệ nạn xã hội năm 2014 của Chi cục Phòng,
chống tệ nạn xã hội- Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.
19.

Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20.

Phan Xuân Biên và Hồ Bá Thâm (Đồng chủ biên) (2004), Tâm lý giáo dục
nhân cách người nghiện ma túy (từ thực tế Hồ Chí Minh). Thành phố Hồ Chí
Minh: NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

21. Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc
(UNODC)(2009), Tài liệu đào tạo nâng cao dành cho cán bộ làm công tác tư vấn
ma túy. Hà Nội.
22. Phạm Minh Hạc(1983), Hành vi và hoạt động, NXB Viện KHGD.
23. Lê Đức Hiền (2003), Kinh nghiệm và mô hình tổ chức cai nghiện, dạy nghề và
giải quyết việc làm cho NSCNMT nước ngoài và trong nước.
24. Nguyễn Thanh Hiệp, Dương Đình Công, Trương Công Gia Thuận, Lê Nguyễn
Phương Thảo và Nguyễn Thị Xuân Đào. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến
nghiện ma túy lần đầu ở NSCNMT (Tại Trung tâm Giáo dục dạy nghề và giải
quyết việc làm Bình Đức và Đức Thạnh).
25. Phan Thị Mai Hương (2005), Thanh niên nghiện ma túy: Nhân cách và hoàn
cảnh xã hội. Hà Nội: NXB.Khoa học xã hội.
26. Phan Thị Mai Hương, Trần Hiệp (1999), Phác thảo chân dung nhân cách của
thanh niên nghiện ma túy Hà Nội, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Viện Tâm lý
học, Hà Nội.
27. Tiêu Thị Minh Hường (2000), Thực trạng nhận thức và thái độ đối với ma túy

của sinh viên trường CĐSP Hải Dương, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý, ĐHSP Hà Nội


28. Nguyễn Xuân Long (2005), Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học
Quốc gia Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý, ĐHSP Hà Nội.
29. Luật phòng chống ma túy năm 2000.
30. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy và một số văn
bản hướng dẫn thi hành về công tác cai nghiện phục hồi năm 2008.
31. Nguyễn Thị Thái Lan (chủ biên) (2012), Giáo trình Công tác xã hội nhóm, Nxb
Lao động xã hội, Hà Nội.
32. Lê Hồng Minh. 2010. Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai
nghiện ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sỹ Quản lý giáo dục,
ĐHQGHN.
33. Bùi Thị Xuân Mai (2012), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, Nxb Lao động
xã hội, Hà Nội.
34. Nguyễn Văn Minh. 2001. Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy,
người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi. Đề tài cấp Bộ năm 2001.
35. Trần Nhu và Hồ Bá Thâm (Đồng chủ biên). 2008. Quản lý, dạy nghề và giáo dục
phục hồi nhân cách cho NSCNMT (Vấn đề và kinh nghiệm ở thành phố Hồ Chí
Minh). Diễn đàn phát triển Việt Nam: NXB Lao động xã hội.
36. Hoàng Phê (Chủ biên)(1988) Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn Ngữ học, NXB Đà
Nẵng.
37. Mai Kim Thanh (2010), Nhập môn Công tác xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
38. Lưu Minh Trị (2000), Hiểm họa ma túy, nhận biết và hành động. Hà Nội: NXB
Văn hóa- Thông tin.
39. Nguyễn Thị Như Trang, Tập bài giảng về lý thuyết công tác xã hội.
40. Thông tư liên tịch số 31/1999/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 20/12/1999 về
Hướng dẫn quy trình caì nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách cho người nghiên
ma túy.
41. Thông tư liên tịch số 41/2010/TTLT-BLĐTBXH-BYT, ngày 31/12/ 2010 về

Hướng dẫn quy trình cai nghiện cho người nghiện ma túy tại các Trung tâm chữa
bệnh - giáo dục - lao động xã hội và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.


42. Tâm lý học quân sự (1978) sách tham khảo NXB Quân đội.
43. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1995), Bộ Luật lao động,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp 1992,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Trương Văn Vỹ (2011), Tự tử là một hành vi lệch lạc- Quan điểm của Emile
Durkheim về sai lệch chuẩn mực xã hội, Tập 14 (Số X1), Tạp chí phát triển
Khoa học và Công nghệ.
46. Trịnh Tiến Việt (2014), Chủ thể, phương thức và phương tiện kiểm soát xã hội
đối với tội phạm, Tập 30 (số 1), tr.31-43, Tại chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà
Nội, Luật học.
47. Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), (2004-2005),
“Những giải pháp chủ yếu quản lý, dạy nghề cho NSCNMT trong chương trình
ba năm ở các trường, trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
48. Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (2003), Những giải pháp hữu
hiệu quản lý cai nghiện và sau cai, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội.
49. Văn phòng Kiểm soát Ma túy và Phòng chống tội phạm của Liên Hợp Quốc
(ODCCP). Báo cáo tình hình ma túy thế giới năm 2000.



×