Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Sáng tác cho thiếu nhi của nguyễn ngọc thuần dưới góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.25 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==============

LÊ THỊ DIỆP

SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2014
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==============

LÊ THỊ DIỆP

SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21.

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Dục Tú

Hà Nội - 2014


2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................................6
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................10
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................10
6 Cấu trúc luận văn. ...................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC – VĂN HÓA VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC THUẦN ....... Error! Bookmark not
defined.
1.1. Khái niệm văn hóa. ............................................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hóa. ......... Error! Bookmark not
defined.
1.2.2. Văn học kết tinh các giá trị văn hóa. ............ Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Văn học như một ứng xử văn hóa................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học. Error! Bookmark
not defined.
1.3.1. Sự đa dạng của các phương pháp trong nghiên cứu văn học. .............. Error!
Bookmark not defined.
1.3.2. Ưu thế của phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa...... Error!
Bookmark not defined.
1.4. Hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần. .... Error! Bookmark not
defined.
1.4.1. Vài nét về tiểu sử. ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Sự chuẩn bị vốn sống, vốn văn hóa. ............. Error! Bookmark not defined.

1.4.3. Quan niệm của Nguyễn Ngọc Thuần về văn chương. Error! Bookmark not
defined.
Tiểu kết .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3


Chương 2 : CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG SÁNG TÁC CHO . Error! Bookmark
not defined.
THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN ............ Error! Bookmark not defined.
2.1. Con người – đối tượng thẩm mỹ mang dấu ấn văn hóa. ... Error! Bookmark not
defined.
2.1.1. Ứng xử tình nghĩa như một phương thức sống của con người. ........... Error!
Bookmark not defined.
2.1.1.1. Ứng xử với thiên nhiên........................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1.2. Ứng xử trong các mối quan hệ xã hội. ... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Văn hóa gia đình - nền tảng nuôi dưỡng nhân cách con người. ........... Error!
Bookmark not defined.
2.1.2.1. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái. ............ Error! Bookmark not defined.
2.1.2.2. Quan hệ giữa anh (chị ) và em. .............. Error! Bookmark not defined.
2.1.2.3. Quan hệ giữa vợ và chồng. ..................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Thế giới tâm linh – cội nguồn những ý niệm văn hóa của con người. Error!
Bookmark not defined.
2.1.3.1. Ý niệm về “hồn” và “ma”. .................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3.2. Ý niệm về niềm tin cổ tích. ................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Không gian văn hóa – nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa dân tộc. ........... Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Không gian làng quê. .................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Không gian miền biển. .................................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết. ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3 : NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG

SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN. .. Error! Bookmark
not defined.
3.1. Ngôn ngữ. ............................................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Ngôn ngữ Nam Trung Bộ. ............................ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Ngôn ngữ dân gian........................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Giọng điệu. .......................................................... Error! Bookmark not defined.
4


3.2.1. Giọng điệu trữ tình, trong trẻo. ..................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Giọng điệu suy tư, triết lý. ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Biểu tượng ........................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Biểu tượng khu vườn. ................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Biểu tượng đôi mắt. ...................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................11

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1 Văn học là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần hình thành
nên bản sắc văn hóa dân tộc. Nó tiêu biểu cho diện mạo và các giá trị văn hóa của
một cộng đồng người trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. Hơn nữa, văn học còn
có khả năng nhận thức, phản ánh, truyền tải và lưu trữ các giá trị văn hóa riêng biệt.
Hòa chung vào dòng chảy văn học dân tộc, văn học thiếu nhi cũng đóng một vai trò
quan trọng trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa trong thế hệ trẻ thơ. Nhất là
trong thời đại ngày nay, xu thế hội nhập kéo theo sự va đập của những mỹ tục

truyền thống với xã hội đồng tiền tầm thường, dẫn đến sự băng hoại những giá trị
đạo đức nguồn cội. Hơn lúc nào hết, trong mối quan hệ với văn hóa, văn học Việt
Nam nói chung và văn học thiếu nhi Việt Nam nói riêng cần được nhìn nhận sâu sắc
và đa diện hơn. Nó cần lên tiếng để bảo vệ gìn giữ những giá trị truyền thống trong
“thế hệ vàng” của đất nước.
1.2 Văn học viết cho thiếu nhi ở nước ta ra đời tương đối muộn nhưng đã đạt
được những thành tựu nổi bật gắn liền với những tên tuổi như Tô Hoài, Phạm Hổ,
Võ Quảng, Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ, Nguyễn Hồng Kiên, Hoàng Hiếu Nhân,
Chu Hồng Quý, Khánh Chi... Tiếp bước những thế hệ đàn anh là sự nở rộ của thế hệ
nhà văn trẻ đầy nhiệt huyết như Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên Hương, Lê Cảnh
Nhạc, Nguyễn Ngọc Thuần,… Trong đó, Nguyễn Ngọc Thuần là cây bút gây ấn
tượng mạnh với khả năng xây dựng một thế giới trẻ thơ tuyệt diệu. Xuất hiện trên
văn đàn với “bộ mặt” của một họa sĩ làm văn chương, bằng lao động chăm chỉ, vốn
sống dồi dào và đặc biệt là tình yêu trẻ thơ sâu đậm, Nguyễn Ngọc Thuần đã cho ra
đời nhiều tác phẩm hay, để lại ấn tượng đẹp không chỉ trong lòng trẻ thơ mà còn cả
thế hệ “dạy trẻ thơ”. Dễ dàng nhận thấy, trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc
Thuần là hệ thống những mạch ngầm giá trị văn hóa tinh thần độc đáo. Nhà văn đã
phục nguyên lại không gian văn hóa của những tập tục truyền thống, những lối ứng
xử đậm đà hương vị Việt. Tuy nhiên, những vấn đề này chưa được tập trung nghiên
cứu một cách nghiêm túc và hệ thống với một góc nhìn riêng, một phương pháp
riêng. Nghiên cứu văn học bằng góc nhìn văn hóa có khả năng mở ra nhiều triển
6


vọng mới cho việc cắt nghĩa, lý giải những hệ tư tưởng trong sáng tác thiếu nhi của
Nguyễn Ngọc Thuần.
1.3 Trong hệ mạch những hướng nghiên cứu và tiếp cận văn học thì góc nhìn
văn hóa đang cho thấy là một hướng tiếp cận đem lại hiệu quả cao. Nó có khả năng
khai thác sâu giá trị nội tại của tác phẩm giúp chúng ta có thể thâu tóm một cách
toàn diện đời sống văn hóa con người của cả cộng đồng dân tộc. Với đề tài Sáng tác

cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa, chúng tôi hi vọng sẽ
giải mã được các “mã văn hóa” mà nhà văn đã xác lập, để từ đó, tìm ra căn nguyên
những yếu tố đã chi phối, tác động đến tâm thức sáng tạo của nhà văn Nguyễn Ngọc
Thuần. Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn góp một phần công sức trong việc gìn
giữ và phát triển những giá trị văn hóa trong thế giới tâm hồn trẻ thơ.
Với thời đại mở cửa hiện nay, khi mà có nhiều nền văn hóa ngoai lai du nhập,
thì vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa con người Việt là vô cùng quan trọng. Thiết nghĩ,
các nhà nghiên cứu, phê bình có sự quan tâm hơn nữa đến mảng sáng tác dành cho
thiếu nhi và hy vọng các nhà biên soạn sách giáo khoa có thêm dữ liệu cho việc lựa
chọn một số tác phẩm hay và có ý nghĩa để đưa vào chương trình Ngữ văn các bậc
THCS và THPT để có thể giáo dục và bồi đắp vốn văn hóa cho thế hệ tương lai của
đất nước.
2. Lịch sử vấn đề.
Ở nước ta, vào những năm đầu thế kỷ XX, giới nghiên cứu đã rất chú ý đến
cách tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa. Các tác giả như: Trần Đình Hượu,
Phan Ngọc, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Nguyễn Văn Huyên, Trần
Đình Sử, Phạm Vĩnh Cư, Đỗ Đức Hiểu, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Văn Dân, Trần
Ngọc Vương, Đỗ Lai Thúy, Trần Nho Thìn, … đã từng bước xác lập hướng nghiên
cứu văn học từ góc nhìn văn hóa khi xem tác phẩm văn học như một cấu trúc văn
hóa, kí hiệu văn hóa, văn bản của văn hóa và đặt văn học trong tương quan so sánh
văn hóa. Đặc biệt sự thành công của các luận án tiến sĩ như: Hoàng Thị Huế với
“Thơ Mới từ góc độ văn hóa – văn học” (2006), Ngô Minh Hiền với “Văn xuôi
Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa” (2008), Lương
Minh Chung với “Thơ Hoàng Cầm từ góc nhìn văn hóa” (2012), Đỗ Thị Ngọc Chi
7


với “Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa” (2013), Nguyễn Văn Đông với
“Truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc từ góc nhìn văn hóa học” (2013),
…đang cho thấy nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là một hướng tiếp cận

hiện đại, phù hợp với xu thế tiến bộ chung của khoa học văn học.
Về mảng văn học thiếu nhi Việt Nam, từ khi manh nha hình thành cũng luôn
nhận được sự quan tâm của các nhà phê bình nghiên cứu. Một số sách và giáo trình
tiêu biểu như: Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam của Vân Thanh và
Nguyên An; Giáo trình văn học thiếu nhi (Tủ sách Đại học Vinh) do Chu Thị Hà
Thanh, Lê Thị Thanh Bình biên soạn; Giáo trình Văn học trẻ em (NXB Đại học Sư
phạm, 2010) của Lã Thị Bắc Lý; … Ngoài một số giáo trình và sách kể trên còn có
rất nhiều bài báo, bài viết, các cuộc phỏng vấn,...bàn về văn học thiếu nhi trên tạp
chí nghiên cứu, hoặc các trang web văn học như: Cảm nhận về văn học thiếu nhi thế
kỉ XXI của Lã Thị Bắc Lý trên Vannghequandoi.com.vn ; Văn học thiếu nhi Việt
Nam – Những chặng đường phát triển và những thành tựu của Thu Hương trên tạp
chí NCVH (số 1-2005) ; Mấy suy nghĩ về văn học thiếu nhi thời kì đổi mới của Lê
Phương Liên ( TC Phê bình VHNT, số 2- 2012),…
Những sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần xuất hiện và ngay lập tức
nó đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý từ giới phê bình và nghiên cứu văn học. Hàng loạt
các bài viết xuất hiện trên các tạp chí như minh chứng cho vị trí của tác giả trên địa
đàng văn học thiếu nhi Việt Nam. Có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu sau:
Trước tiên, phải kể đến bài viết Nguyễn Ngọc Thuần – Người kể chuyện cổ
tích hiện đại của Nguyễn Thị Minh Thái trên báo điện tử Nxbtre.vn (ngày
11/04/2004). Trong bài viết, người nghiên cứu đã có cái nhìn khái quát về nội dung
và nghệ thuật trong sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần: “Mỗi truyện ngắn
nho nhỏ trong đó đã là một truyện tặng cho bạn đọc trẻ thơ, lại vừa là một truyện
dành cho người lớn. Bởi chúng nhiều tầng nghĩa, giàu chất thơ, và có lẽ, bởi cả tác
phẩm chính là kết quả cái nhìn độc đáo của một chủ thể thi sĩ viết văn xuôi, với
động thái đắm đuối nhị nguyên rất mới lạ” [46, tr.2]. Sau đó, tác giả bài viết đã giải
thích căn nguyên của những mảng hồn trong trẻo, tinh khôi đó chính là từ “nguồn
cội”, là tuổi thơ bên những gì thân thương nhất của gia đình, làng xóm, bè bạn, thầy
8



cô. Bằng những đoạn hội thoại nhân vật, Nguyễn Thị Minh Thái đã gián tiếp lý giải
cội nguồn văn hóa ứng xử của con người “Một đứa bé ra đời sẽ được học yêu
thương, học ăn, nói, gói, mở, bằng tình yêu của những người xung quanh, được hiểu
thế nào là người láng giềng, người nhà, thầy cô…” [46, tr.2]. Cùng đề cập đến vấn
đề văn hóa ứng xử, trên trang Vanhoahoc.vn (ngày 16/4/2004), nhà văn Hồ Anh
Thái trong bài viết Nguyễn Ngọc Thuần - nhà văn của trẻ em cũng đã có những
nhận xét rất tinh tế. Tác giả khẳng định nhân vật trong truyện Nguyễn Ngọc Thuần
có một lối ứng xử văn hóa mang đậm hơi thở Việt. Văn hóa ứng xử ấy được thể
hiện qua lời nói và hành động của nhận vật. Đó chính là khởi nguyên cho cái đẹp và
hướng đến giá trị nhân văn của tác phẩm.
Nhà nghiên cứu Trần Viết Nhi trong bài viết Triết lý về giá trị con người trong
truyện thiếu thi của Nguyễn Ngọc Thuần cũng đã có những lời bình phẩm sắc sảo về
văn hóa truyền thống, về cái đẹp của miền quê nghèo Bình Thuận ẩn chứa trong
từng tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần. Người nghiên cứu phát hiện điểm nhìn
nghệ thuật của nhà văn được khúc xạ bằng điểm nhìn trẻ thơ, để từ đó khơi gợi
những mỹ tục thuở xưa trong tâm thức trẻ. Đặc biệt, ở bài viết này, Trần Viết Nhi
quan tâm đến giọng điệu trữ tình, triết lý mang hồn cốt dân tộc Việt trong mỗi ngôn
từ tác phẩm “nhẹ nhàng, thấm thía nhưng cũng không kém phần sâu sắc!”[34, tr.3].
Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn, trong bài viết Nhìn lại 5 năm văn học nước
nhà đăng trên báo điện tử Tienphong.vn (số ra ngày 18/1/2005) đã dành những dòng
thật ưu ái cho Nguyễn Ngọc Thuần, coi nhà văn như một hiện tượng nổi bật nhất trên
văn đàn văn học thiếu nhi Việt Nam thời hiện đại: “Riêng Nguyễn Ngọc Thuần thực
sự là một hiện tượng! Chỉ trong vài năm, Nguyễn Ngọc Thuần cho ra mắt 4 cuốn
sách, đoạt 4 giải thưởng văn học danh giá, được báo chí đồng thanh biểu dương, được
in đi in lại, điều này không phải cây bút nào cũng làm được. Nguyễn Ngọc Thuần đã
vinh danh cho văn học thiếu nhi, lĩnh vực thường bị bỏ sót trong các công trình văn
học sử ” [40, tr.2]. Cùng nói về vị trí và vai trò của Nguyễn Ngọc Thuần trên văn đàn,
nhà văn Phan Thị Vàng Anh đã có những lời ngợi ca nghệ thuật viết truyện của anh:
“Cái kĩ thuật tung xa để bắt gọn lại như thế này có lẽ là cái rất thiếu trong các sáng


9


tác của nước mình. Cái lấn cấn của tôi, có lẽ một phần ganh tị, là vì sao lại có người
Việt Nam viết được theo lối này, viết được như thế này?” [1, tr.5].
Ngoài những bài viết tiêu biểu trên, còn rất nhiều những lời nhận xét, lời bình
về văn chương Nguyễn Ngọc Thuần, đặc biệt là sự ngợi khen về tác phẩm Vừa
nhắm mắt vừa mở cửa sổ của anh. Nhà văn Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét về
truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ: “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã thật sự là
một cú đúp ngoạn mục về văn chương” [46, tr.5]. Nhà văn Hồ Anh Thái với những
cảm xúc chủ quan: “Nghĩ ngợi loay hoay, nhân đọc cuốn Vừa nhắm mắt vừa mở
cửa sổ. Ðọc xong ngẩn ngơ lâu lâu. Văn phong đẹp, trong vắt. Người đọc soi vào
đấy, thấy cả những ao ước tuổi thơ mình” và đặt tên cho cuốn sách là “Hoàng tử Bé
của văn học thiếu nhi Việt Nam”[dẫn theo 56, tr.5]. Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình
văn học trẻ em cũng có những nhận xét về nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần như sau:
“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần có lối viết không mới mà
vẫn lạ. Anh thu hút người đọc ở giọng văn trong trẻo, với cái nhìn hồn nhiên, đầy sự
ngạc nhiên thơ trẻ” [26, tr.60].
Ngoài ra, còn một số công trình luận văn nghiên cứu về sáng tác thiếu nhi của
Nguyễn Ngọc Thuần trên các phương diện khác nhau như : Đặc điểm truyện thiếu
nhi của Nguyễn Ngọc Thuần (2013) của Tạ Thị Liên (chuyên ngành LLVH - ĐH
KHXH&NV); Đặc sắc nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc
Thuần (2012) của Lê Thị Hằng (chuyên ngành VHVN – ĐH Vinh),…
Nhìn một cách tổng quan, gần như chưa có một công trình chuyên biệt nào
nghiên cứu về văn học thiếu nhi từ góc nhìn văn hóa. Riêng về hiện tượng Nguyễn
Ngọc Thuần những nhận xét của các nhà nghiên cứu về yếu tố văn hóa trong các tác
phẩm thiếu nhi của anh còn mang tính sơ khai, khái quát, chung chung. Hiểu được
tầm quan trọng của thực tiễn trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa trong thế hệ
tương lai của đất nước, chúng tôi mong muốn nghiên cứu sâu về sáng tác thiếu nhi của
Nguyễn Ngọc Thuần để góp phần làm sáng tỏ những tư tưởng, triết lý về giá trị văn hóa

truyền thống mà tác giả thể hiện trong tác phẩm của mình.

10


3. Mục đích nghiên cứu
3.1

Luận văn dựa vào các phạm trù văn hóa, soi tỏ mối quan hệ giữa văn

hóa – văn học ở tầm khái quát và đi sâu vào sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc
Thuần như một hiện tượng văn hóa cụ thể.
3.2

Luận văn chỉ ra những tầng giá trị ẩn sâu trong những sáng tác thiếu

nhi của Nguyễn Ngọc Thuần, từ đó, làm rõ căn nguyên tồn tại chất văn hóa trong
sáng tác của nhà văn. Qua đó cũng là cách khẳng định nét độc đáo và đóng góp của
anh trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại.
3.3

Từ những hệ giá trị văn hóa nổi bật ấy, luận văn mong muốn đáp ứng

một phần nhu cầu thực tại là: lưu giữ và phát triển những nét đẹp văn hóa truyền
thống trong thế hệ thiếu nhi ngày nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi “khoanh vùng” phạm vi nghiên cứu ở địa hạt sáng tác
thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần. Bởi ngoài những sáng tác cho thiếu nhi, anh còn
có rất nhiều tác phẩm văn chương không dành riêng cho thiếu nhi như: Sinh ra là
thế, Kẻ quấy rối chồng và cô ta, Đời cơ bản là buồn… Nếu nghiên cứu toàn bộ

những sáng tác đó sẽ rất dễ gây sự “ôm đồm”, “loãng mạch” đối tượng.
Ngoài ra, chúng tôi còn so sánh tác phẩm thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần
với Nguyễn Nhật Ánh, Đoàn Giỏi… Các so sánh đó không được tách ra thành các
chuyên mục độc lập, riêng biệt mà đặt chúng trong sự soi chiếu với các tác phẩm
thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần.
Thêm nữa, dưới quy phạm của những đặc điểm sáng tác cho thiếu nhi, chúng
tôi nghiên cứu những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần từ góc nhìn văn hóa ở
điểm nhìn của tác giả và điểm nhìn trẻ thơ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài “Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn
hóa”, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
5.1. Phương pháp liên ngành
Chúng tôi xác định đây là phương pháp trọng yếu của luận văn này. Thực
chất, phương pháp liên ngành giúp chúng tôi vận dụng, phối hợp một số tri thức liên
11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Vàng Anh (2005), Sự độc đáo trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của
Nguyễn Ngọc Thuần, Website: Http://Nxbtre.vn.
2. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
3. Trần Lê Bảo (2009), Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học, nguồn Tạp chí
nghiên cứu Trung Quốc, Website: Http://vns.hnue.vn
4. Nguyễn Duy Bắc (1999), Mấy suy nghĩ về hướng nghiên cứu văn học nghệ thuật
trong mối quan hệ với văn hóa, TC Văn hóa nghệ thuật số 1, tr 20 – 35.
5. Đỗ Thị Ngọc Chi (2013), Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa, Luận án
tiến sĩ Ngữ Văn, Viện KHXH Việt Nam, Hà Nội.
6. Phan Chính (2008), Nguyễn Ngọc Thuần với khoảng trời đong đầy hoài niệm,
Tạp chí Văn học, số 2, tr 45 – 53.
7. Lương Minh Chung (2012), Thơ Hoàng Cầm dưới góc nhìn văn hóa, Luận án

tiến sĩ Ngữ Văn, Viện KHXH Việt Nam, Hà Nội.
8. Phạm Khắc Chương (2001), Văn hóa ứng xử trong gia đình, NXB Thanh niên,
Hà Nội.
9. Chevalier (Jean), Gheerbrant (Alain), (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế
giới, NXB Đà Nẵng, trường Viết văn Nguyễn Du.
10. Nguyễn Văn Dân (2004), Tiếp cận văn học bằng văn hóa học, Tạp chí Nghiên
cứu văn học, số 11, tr12 – 30.
11. Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gian Việt Nam,
NXB Văn nghệ TPHCM, HCM.
12. Nguyễn Đăng Duy (2012), Văn hóa tâm linh, NXB Văn hóa thông tin, HN.
13. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB Khoa
học Xã hội, HN.
14. Huy Đăng (2011), Thế giới trẻ thơ trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Báo
Quân đội nhân dân, số 2, ra ngày 22- 6 -2011.
15. Phan Cự Đệ (1997), Văn học – đổi mới và giao lưu văn hóa, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
12


16. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
17. Ngô Minh Hiền (2008), Văn xuôi Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường
dưới góc nhìn văn hóa, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Viện KHXH Việt Nam, Hà Nội.
18. Heghen (1999), Mỹ học, NXB Văn học, Hà Nội.
19. Hải Hồ (1981), Nghĩ về tính hấp dẫn trong truyện thiếu nhi, Tạp chí Văn
nghệ, số 3, tr 289 – 333.
20. Phạm Hổ (1993), Làm sao để viết cho các em hay hơn, Tạp chí Văn học, số 5,
tr. 29 – tr.31.
21. Phạm Hổ (1994), Văn học cho thiếu nhi mấy năm gần đây, Tạp chí Tác phẩm
mới, số 9, tr. 22 – tr.23.

22. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, NXB
Văn hóa thông tin, Hà Nội.
23. M.B. Khchrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn
học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Văn Lê (2001), Văn hóa ứng xử trong giáo dục gia đình, NXB
TPHCM, HCM.
25. Lã Thị Bắc Lý (2000), Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
26. Lã Thị Bắc Lý (2011), Giáo trình văn học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm, HN.
27. Phương Lựu (chủ biên) (1999), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
28. Phan Ngọc (1999), Một cách tiếp cận văn hóa, NXB Thanh niên, Hà Nội.
29. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.
30. Phùng Tri Nguyên (2000), Văn hóa tiếp cận từ vấn để và biểu tượng, NXB Văn
hóa dân tộc, Hà Nội.
31. Toàn Nguyễn (2009), “Nguyễn Ngọc Thuần -Hoàng tử bé biến mất”, Website:
.
32. Phùng Quý Nhâm (2003), Văn học và văn hóa từ một góc nhìn, NXB Văn học,
Trung tâm nghiên cứu Quốc học.

13


33. Trần Viết Nhi (2011), Nguyễn Ngọc Thuần nhà văn thân quý của trẻ em,
Website:
34. Trần Viết Nhi (2011), Triết lý về giá trị con người trong truyện thiếu nhi của
Nguyễn Ngọc Thuần, Website: http: //www.vanhoc.net
35. Nhiều tác giả (1992), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Nhiều tác giả (1983), Bàn về văn học thiếu nhi, NXB Kim Đồng, Hà Nội.
37. Nhiều tác giả (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
38. Nhiều tác giả (1993), Nghĩ và viết cho các em, Tạp chí Văn học, số 5, tr. 37 – tr.42.

39. Đoàn Đức Phương (2008), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, HN.
40. Nguyễn Hoàng Sơn (2005), Nhìn lại 5 năm văn học nước nhà, Website:
http//www.Tienphong.vn.
41. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, NXB Hội nhà văn VN, HN
42. Vân Thanh, Nguyễn An (2003), Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam.
NXB Bách khoa toàn thư, Hà Nội.
43. Vân Thanh (1999), Phác thảo văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
44. Hoàng Như Thanh (2002), Hướng tới một nền văn học Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
45. Nguyễn Bá Thành (2006), Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
46. Nguyễn Thị Minh Thái (2004), Nguyễn Ngọc Thuần - Người kể chuyện cổ tích
hiện đại, Website: .
47. Trần Ngọc Thêm (1996), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
48. Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
49. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
50. Nguyễn Ngọc Thuần (2005), Cha và con và… tàu bay, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
51. Nguyễn Ngọc Thuần (2000), Giăng giăng tơ nhện, NXB Trẻ, Tp HCM.
14


52. Nguyễn Ngọc Thuần (2012), Một thiên nằm mộng, NXB Kim Đồng, Hà Nội.
53. Nguyễn Ngọc Thuần (2005), Nhện ảo, NXB Kim Đồng, Hà Nội.
54. Nguyễn Ngọc Thuần (2005), Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ, NXB Thanh niên,
Hà Nội.
55. Nguyễn Ngọc Thuần (2013), Sinh ra là thế, NXB Trẻ, Tp HCM.

56. Nguyễn Ngọc Thuần (2013), Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ, Tp
HCM.
57. Đỗ Thị Minh Thúy (1997), Mối quan hệ giữa văn hóa – văn học, NXB Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
58. Đỗ Lai Thúy (2005), Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa, NXB Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
59. Huỳnh Công Tín (2009), Từ điển từ ngữ Nam Bộ, NXB Chính trị Quốc gia.
60. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa, NXB Giáo dục.
61. Hoàng Trinh (1996), Vấn đề văn hóa và phát triển, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
62. Hoàng Trinh (2000), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
63. Đinh Gia Trinh (1932), Phi Lộ, Tạp chí Văn học số 1, tr.45-52.
64. Trần Quốc Vượng (chủ biên), (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
65. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn
hóa dân tộc, Hà Nội.
66. Trần Ngọc Vương (2003), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung,
NXB Đại học Quốc gia.

15



×