Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Kịch lịch sử của nguyễn huy tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.34 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ VÂN

KỊCH LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học

Hà Nội-2014
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ VÂN

KỊCH LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Quang Long

Hà Nội-2014
2



LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết sơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS
Phạm Quang Long, người đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong quá trình
thực hiện luận văn.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, quý
thầy giáo, cô giáo ở Phòng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cô giáo khoa
Văn học, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy
cô giáo bộ môn Lý luận văn học, khoa Văn học – những người đã dạy dỗ,
truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi từng bước trưởng thành.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn
bè đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và thực hiện
thành công luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2012

Nguyễn Thị Vân

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác
giả trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể.
Không có bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu.
Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Vân


4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 7
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................... 7
2 . Lịch sử vấn đề. ........................................................................................................... 9
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu. ................................ Error! Bookmark not defined.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu. ......................................... Error! Bookmark not defined.
5. Cấu trúc luận văn ....................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN
HUY TƢỞNG. ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Mối quan hệ lịch sử - văn học................................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Kịch và kịch lịch sử trong tiến trình văn học Việt Nam.Error! Bookmark not defined.
1.3. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tƣởng. ...... Error! Bookmark not defined.

1.3.1. Con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng.Error! Bookmark not d
1.3.2. Nguyễn Huy Tưởng và lịch sử. ................. Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Các nhân tố tạo nên cảm hứng lịch sử trong các sáng tác của
Nguyễn Huy Tưởng.............................................. Error! Bookmark not defined.
1.4. Lịch sử - nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo trong sáng tác kịch Nguyễn
Huy Tƣởng....................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.4.1.Đề tài. ........................................................... Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Sự kiện. ....................................................... Error! Bookmark not defined.

1.5. Cảm hứng đƣợc thể hiện trong tác phẩm kịch lịch sử Nguyễn Huy Tƣởng.Error! Book
1.5.1. Cảm hứng bi kịch. ...................................... Error! Bookmark not defined.
1.5.2. Cảm hứng phê phán................................... Error! Bookmark not defined.
1.5.3. Cảm hứng sử thi. ........................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: CÁC MÂU THUẪN CƠ BẢN TRONG KỊCH LỊCH SỬ

CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG .......................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Mâu thuẫn dân tộc và vấn đề quốc gia. ............... Error! Bookmark not defined.
5


2.2. Mâu thuẫn giữa cƣờng quyền – kẻ bị trị và vấn đề số phận ngƣời dân.Error! Bookmar
2.3. Mâu thuẫn cá nhân và vấn đề số phận con ngƣời.Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KỊCH LỊCH SỬ CỦA
NGUYỄN HUY TƢỞNG.................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Từ nhân vật lịch sử đến nhân vật văn học trong kịch lịch sử Nguyễn Huy
Tƣởng. .............................................................................. Error! Bookmark not defined.

3.2. Nhân vật quần chúng – một cái nhìn mới trong kịch lịch sử Việt Nam.Error! Bookmar
KẾT LUẬN. ......................................................... Error! Bookmark not defined.

6


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Với một di sản văn học phong phú, trải rộng trên khá nhiều lĩnh vực,
Nguyễn Huy Tưởng xứng đáng là một đại diện xuất sắc của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Ông viết sách lịch sử, sáng tác tiểu thuyết, kịch, truyện thiếu
nhi... và ở lĩnh vực nào cũng đạt được những thành công. Với những đóng
góp và tìm tòi của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã và đang ngày càng thu hút
được sự chú ý, tìm hiểu, lý giải, đánh giá không chỉ của giới làm nghề, mà
còn của nhiều công chúng. Đồng thời, nổi bật lên như là một dấu hiệu dễ nhận

thấy về Nguyễn Huy Tưởng, đó chính là các tác phẩm của ông luôn hướng về
đề tài lịch sử. Lịch sử hấp dẫn ông đến mức các tác phẩm của ông, dù ở thể
loại nào cũng in đậm dấu ấn của lịch sử. Trong bài viết của mình, nhà nghiên
cứu Vũ Nho đã từng nhận xét: “Có thể nói, Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn
say mê với lịch sử và thành công chủ yếu ở mảng đề tài này”[27] Vì vậy, đến
nay, có lẽ, với những gì mà chúng ta đã biết và đánh giá về cuộc đời, sự
nghiệp và mảng đề tài lịch sử của ông vẫn cần được tìm hiểu, suy ngẫm và
khám phá. Trước tình hình đó, việc tiếp tục có những bài viết, đặc biệt là
những công trình nghiên cứu công phu về tác giả này là thực sự cần thiết.
Nhắc đến sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng, chúng ta không thể
không nhắc đến một mảng quan trọng trong đời sáng tác của ông chính là kịch
lịch sử. Tất cả các vở kịch của ông được viết trong gần 20 năm, nhưng thực
chất, trừ Lũy hoa, tác phẩm Vũ Như Tô, Bắc Sơn và Những người ở lại chỉ
được viết trong vỏn vẹn 3 năm. Trong đó, ngoài Vũ Như Tô trong cảm hứng
về mâu thuẫn, xung đột giữa cường quyền với cái đẹp, giữa khát vọng nghệ
thuật và thực tế cuộc sống, thì hầu hết các tác phẩm tiếp theo liền mạch trong
cảm hứng về dân tộc, lịch sử, nhân dân và khát vọng tự do của cách mạng.

7


Tuy nhiên, xuyên suốt kịch lịch sử của mình, như một phong cách sáng tác,
Nguyễn Huy Tưởng trong tác phẩm của mình luôn thấm đẫm cảm hứng lãng
mạn.
So với nhiều kịch gia tên tuổi khác, số lượng tác phẩm như vậy không
phải là nhiều nhưng bù lại, nó thể hiện rõ nét những nỗ lực tìm tòi, sự cách tân
làm mới thể loại và khẳng định được phong cách nghệ thuật xuyên suốt hành
trình sáng tạo của ông. Nghiên cứukịch lịch sử Nguyễn Huy Tưởng không chỉ
để có cái nhìn toàn diện hơn về sự nghiệp sáng tác của một tác gia văn học
tầm cỡ mà còn là sự khám phá cần thiết về một mảng sáng tác thực sự có giá

trị về cả nội dung và nghệ thuật. Đồng thời, qua những tác phẩm cụ thể đó,
bằng những trải nghiệm lịch sử của tác giả, chúng ta thấy rõ hơn cách tiếp cận
vấn đề của ông, cách viết của ông. Từ đó, phần nào làm nổi bật lên tài năng và
sự thành công của ông trong lĩnh vực kịch lịch sử.
Tuy đã có một số công trình nghiên cứu về thể tài lịch sử - dân tộc trong
sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết của ông,
hoặc một số công trình nghiên cứu riêng lẻ về các tác phẩm kịch của Nguyễn
Huy Tưởng, song cho đến nay, mặc dù đã có khá nhiều những ý kiến xác
đáng và một vài công trình nghiên cứu có giá trị, nhưng không phải mọi vấn
đề về kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng đã được giải quyết.Vấn đề bi kịch
lịch sử về số phận cá nhân, dân tộc, vai trò của các lực lượng xã hội trong
vòng xoáy của những xung đột, cách lý giải của riêng nhà văn... vẫn còn có
thể nghiên cứu tiếp. Vì vậy, đây có lẽ là mảnh đất cần được khai phá thêm và
hứa hẹn có một số những phát hiện thú vị. Trong khuôn khổ của một luận văn,
chúng tôi chỉ lựa chọn một số vấn đề nêu trên làm nội dung chính cho đề tài
tốt nghiệp của mình.
Nằm trong dòng chảy của kịch Việt Nam hiện đại, những tác phẩm của
Nguyễn Huy Tưởng thường được tiếp cận theo các hướng khác nhau của vấn

8


đề lịch sử. Nghiên cứu những vấn đề lịch sử trong các sáng tác kịch của ông
giúp cho chúng ta, qua đó, làm rõ hơn khái niệm về lịch sử và đề tài lịch sử,
mối quan hệ giữa lịch sử và việc sáng tạo văn học nghệ thuật nói chung, thể
loại kịch nói riêng về vấn đề lịch sử.
2 . Lịch sử vấn đề.
Nguyễn Huy Tưởng là một tác giả có nhiều đột phá ở nhiều thể loại. Vì
vậy, đã có khá nhiều nhà khoa học với những công trình nghiên cứu chất
lượng tìm hiểu về con người và sự nghiệp của ông. Có thể kể đến một số tên

tuổi như: Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Phong Lê, Nguyễn Bích
Thu... hay nhiều nhà văn nổi tiếng nhận xét về các tác phẩm của ông như:
Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Anh Đức, Nguyên Hồng, Vũ Tú Nam cũng có nhiều
đánh giá về tác phẩm, hoặc những nội dung khá đặc sắc trong sáng tác của
ông... Tuy nhiên, những công trình này quan tâm đến các khía cạnh thi pháp
lịch sử, bi kịch cá nhân hay vai trò của các lực lượng trong xã hội..
Công trình đầu tiên nghiên cứu khá kỹ lưỡng những vấn đề lịch sử trong
các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng,mang tên Nguyễn Huy Tưởngcủa Phan
Cự Đệ và Hà Minh Đức xuất bản năm 1966. Chuyên luận nghiên cứu này đã
chỉ ra rất rõ những vấn đề lịch sử trong tiểu thuyết và kịch của Nguyễn Huy
Tưởng, nhận định xác đáng rằng: “Trong số các tác giả, Nguyễn Huy Tưởng
là người có thế giới quan tiến bộ nhất và đã cố gắng khai thác đề tài lịch sử
một cách nghiêm túc và sáng tạo”. [7; tr. 23]Ở chuyên luận này, các tác giả đã
đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn, đặc biệt ở hai
thể loại: tiểu thuyết và kịch. Đồng thời, hai tác giả nhấn mạnh “Nguyễn Huy
Tưởng đã có công nghiên cứu lịch sử nhưng anh không nô lệ tài liệu lịch sử[7;
tr. 27]”. Bên cạnh đó, hai tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong sáng tác của
Nguyễn Huy Tưởng, là tuy nhà văn có khích lệ tinh thần, lòng yêu nước và tự
hào dân tộc, nhưng cũng chưa nhận thức được hết sức mạnh lớn lao của quần

9


chúng và sức mạnh ấy đã tác đông như thế nào đến vận mệnh của một dân tộc.
Tuy nhiên, chuyên luận bao quát vấn đề lịch sử trong cả hai thể loại: tiểu
thuyết và kịch, nên còn chung chung và chưa đi sâu được vào từng thể loại.
Hơn nữa, gần như là chuyên luận đi sâu nghiên cứu về vấn đề xã hội của tác
phẩm, chưa đi sâu vào các vấn đề khác, những khoảng trống, những khía cạnh
khác trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng.
Trong cuốn Văn học trên hành trình trình thế kỉ XX, khi nghiên cứu

văn xuôi và kịch của Nguyễn Huy Tưởng, giáo sư Phong Lê đã khẳng định:
“Lịch sử - đó là mối quan tâm sâu sắc và thường xuyên của Nguyễn Huy
Tưởng... Đó cũng là khoảng lùi cho ông chiêm nghiệm chính gương mặt hiện
tại”[19; tr. 97] Tô Hoài – một nhà văn lão làng của văn học Việt Nam cũng
từng đánh giá: Nguyễn Huy Tưởng là một cây bút sử thi hùng tráng với “tiềm
thức gắn bó và thôi thúc” tìm hiểu về “nghìn năm lịch sử dựng nước biến
thành bộ truyện chói lọi hàng năm, hàng trăm nhân vật anh hùng...”. [15; tr.
345]
Năm 1996, Nguyễn Huy Tưởng được nhận giải thưởng Hồ CHí Minh về
văn học nghệ thuật, Giáo sư Hà Minh Đức trong cuốn sách Các nhà văn được
giải thưởng Hồ Chí Minh, nhận xét: “Nguyễn Huy Tưởng đã khơi nguồn cho
những tác phẩm của mình từ dòng lịch sử của dân tộc với bao trang hào hùng
rực rỡ chiến công chống xâm lược. lịch sử cảm nhận sâu sắc trong những
ngày đen tối của cuộc đời hiện tại...”.[11; tr. tr. 375] “đã làm sống dậy chân
thực và hào hùng...” [11; tr. 375] một giai đoạn lịch sử của dân tộc.
TrongGiáo trình văn học Việt Nam 1945 – 1975với bài viết Nguyễn Huy
Tưởng, Nguyễn Trác đã nghiên cứu một cách khá sâu sắc và hệ thống những
sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng trong các thời kỳ cả trước và sau cách mạng
ở từng thể loại. Điểm nổi bật trong chuyên luận này, chính là việc người viết
đã nêu ra những đặc sắc về mặt nghệ thuật mà nhà văn đã đạt được. Qua đó,

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyên An, Nguyễn Huy Tưởng, người viết sử bằng văn,
/>
2.


Huy Anh 1996, Nguyễn Huy Tưởng , văn học và cách mạng, Tạp chí
văn nghệ (26/10/1996).

3.

Vũ Tuấn Anh 1998, Khắc khoải đời văn, Nguyễn Huy Tưởng – về tác
gia và tác phẩm, NXB Giáo dục.

4.

Hà Ân 2003, Nhân vật anh hùng và nhân vật tiểu thuyết trong sáng tác
của Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Huy Tưởng - về tác gia và tác phẩm,
NXB Giáo dục.

5.

Phạm Vĩnh Cư 2002, Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô, Vũ Như Tô – tác
phẩm và dư luận, NXB Văn học.

6.

Nguyễn Phương Chi 1985, Vũ Như Tô và gửi gắm của Nguyễn Huy
Tưởng qua nhân vật Đan Thiềm, Tạp chí văn học số 3.

7.

Hà Minh Đức – Phan Cự Đệ 1966, Nguyễn Huy Tưởng(1912 – 1960),
NXB Văn học.


8.

Hà Minh Đức 1970, Cách mạng và con đường văn học của Nguyễn
Huy Tưởng, Tạp chí Văn nghệ ( 25/12/1970).

9.

Hà Minh Đức 1984, Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng tập 1, nhà xuất bản
Văn Hóa Hà Nội.

10.

Hà Minh Đức (chủ biên) 1996, Lý luận văn học, NXB Giáo dục.

11.

Hà Minh Đức 1996, Các nhà văn được giải thưởng Hồ Chí Minh,NXB
Giáo dục.

12.

Trọng Đức 1988, Hình tượng Nhân vật anh hùng qua một số tác phẩm
văn học cổ Việt Nam, Tạp chí văn học số .
11


13.

Giaitri.vnexpress.net/ Lược ghi Hội thảo: Nguyễn Huy Tưởng và lịch sử.


14.

Heghen 1998, Mĩ học, NXB Văn học.

15.

Tô Hoài 1966, Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng,
Nguyễn Huy Tưởng – về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục.

16.
17.

/>Thanh Huyền 1998, Nguyễn Huy Tưởng – người viết sử bằng văn
chương, Nguyễn Huy Tưởng về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục,
NXB Giáo dục.

18.

Phạm Duy Khuê 2013, Đề tài lịch sử - mảnh đất màu mỡ của sáng tác
sân khấu, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung Ương,
Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia.

19. Phong Lê 1997,Văn học trên hành trình trình thế kỉ XX, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
20.

Hồng Lĩnh 1949, Những người ở lại (kịch ba hồi của Nguyễn Huy
Tưởng), tạp chí Sự thật.


21.

Hồ Ngọc 1973, Nghệ thuật viết kịch, NXB Văn hóa.

22.

Nhiều tác giả 1978, Nguyễn Huy Tưởng tuyển tập, Nhà xuất bản Tác
phẩm mới.

23.

Nhiều tác giả 1984, Nguyễn Huy Tưởng, Tác phẩm chọn lọc, Nhà xuất
bản Hội nhà văn.

24.

Nhiều tác giả 1996, Nguyễn Huy Tưởng, Toàn tập, tập I (Kịch Vũ Như
Tô, Cột đồng Mã Viện, Bắc Sơn, Những người ở lại), NXB Giáo dục.

25.

Nhiều tác giả 2006, Nguyễn Huy Tưởng – Tác phẩm văn học được giải
thưởng Hồ Chí Minh, NXB Văn học,.

26.

Nhiều tác giả 2012, Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng, NXB Văn học.

12



27.

Vũ Nho 2013, Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và lịch sử, Hội đồng Lý
luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung Ương, Sáng tạo văn học nghệ
thuật về đề tài lịch sử, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

28.

Nhóm biên soạn 1996, Nguyễn Huy Tưởng toàn tập, tập V, Tự phê bình
"Những người ở lại",, NXB Giáo dục.

29.

G. N. Poxpelov 1998,Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục.

30.

Như Phong 1990, Vài kỷ niệm về anh Nguyễn Huy Tưởng,Tạp chí Văn
học số 04.

31.

Hà Quảng 2013, Về quan hệ thẩm mỹ giữa “nhân vật có thật” trong
lịch sử và “ Nhân vật hư cấu” trong văn chương đề tài lịch sử”, Hội
đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung Ương, Sáng tạo văn
học nghệ thuật về đề tài lịch sử, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

32.


Vũ Dương Quỹ 1999, Nguyễn Huy Tưởng – Kim Lân, Nhà văn và tác
phẩm trong nhà trường, NXB Giáo dục.

33.

Trần Đình Sử 1995, Con người trong văn học Việt Nam hiện đại, Trích
Một thời đại văn học mới, NXB Văn học Hà Nội.

34.

Trần Đình Sử chủ biên 1998, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo
dục.

35.

Trần Đình Sử chủ biên 2008, Lý luận văn học II, NXB Đại học sư
phạm Hà Nội.

36.

Nguyễn Huy Tưởng 2006, Vũ Như Tô, NXB Sân khấu.

37.

Văn Thanh 1969,Nguyễn Huy Tưởng với thiếu nhi, Tạp chí văn học số
08.

38.

Ngô Thảo 1992, Văn nghệ một thời nhìn qua lỗ khóa, Nguyễn Huy

Tưởng – một sự nghiệp chưua kết thúc, Viện Văn học.

39.

Nguyễn Huy Thắng 1991, Nguyễn Huy Tưởng và những kiếm tìm nghệ
thuật,Nguyễn Huy Tưởng trong vầng sáng hồi nhớ, NXB Hà Nội.

13


40.

Nguyễn Huy Thắng 1991, Nguyễn Huy Tưởng, văn và người, NXB
Hội Nhà văn.

41.

Nguyễn Huy Thắng, 2012, Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng, NXB Lao
động, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.

42.Nguyễn Huy Thắng, Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và nguyên mẫu các
nhânvật lịch sử />43.

Hoàng Trung Thông 1984, Nhớ lại đôi điều về Nguyễn Huy Tưởng, Tạp
chí Văn học số 4.

44.

Bích Thu, Tôn Thảo Miên 2003, Nguyễn Huy Tưởng về tác gia và tác
phẩm, NXB Giáo dục.


45.

Phan Trọng Thưởng 1997, Nguyễn Huy Tưởng, Nghệ sỹ và công dân,
Nhân dân, Ngày 17/4/1997.

46.

Nguyễn Trác 1990, Nguyễn Huy Tưởng,Văn học Việt Nam 1945 –
1975 tập 2, NXB Giáo Dục.

47.

Hà Xuân Trường 1977, Đường lối văn nghệ của Đảng – vũ khí trí tuệ
ánh sáng, NXB Sự thật.

48.

Nguyễn Hồng Vinh 2013, Tạo điều kiện thúc đẩy việc sáng tạo văn học,
nghệ thuật về đề tài lịch sử có bước phát triển tích cực, Hội đồng Lý
luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung Ương, Sáng tạo văn học nghệ
thuật về đề tài lịch sử, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

49.

Thụy

Khuê,

Nhật




Nguyễn

Huy

Tưởng,

/>50.

Đỗ Ngọc Yên, Nguyễn Huy Tưởng – nhà văn tài hoa,
/>
14



×