Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Vấn đề dinh dưỡng của trẻ em trên báo chí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.56 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

CẤN THỊ QUỲNH TRANG

VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM
TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

CẤN THỊ QUỲNH TRANG

VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM
TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí
Mã số: 60.32.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quý Phương

HÀ NỘI - 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác.

Tác giả

Cấn Thị Quỳnh Trang


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Quý
Phương, là người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các Thầy cô và các cán bộ trong khoa Báo chí đã cung cấp
cho tôi những kiến thức chuyên môn quý báu, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi về cơ sở vật chất trong suốt thời gian tôi học tập và thực hành ở Khoa.
Tôi cũng xin cảm ơn Phòng sau đại học, Trường Đại học Khoa Xã hội và
Nhân văn đã tạo điều kiện cho tôi có thời gian hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn
bè, những người đã luôn ở bên cạnh cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.

Cấn Thị Quỳnh Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................


1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DINH DƯỠNG TRẺ EM VÀ VAI
TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG TRẺ EM ......

9

1.1. Các khái niệm...........................................................................................

9

1.2. Khái quát về dinh dưỡng trẻ em và thực tiễn tại Việt Nam .....................

12

1.3. Vai trò của báo chí đối với công tác chăm sóc dinh dưỡng của trẻ em ...

22

1.4. Thực trạng thông tin trên báo chí về dinh dưỡng trẻ em .........................

31

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM
TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................

39

2.1. Các tờ báo khảo sát ..................................................................................


39

2.2. Nội dung vấn đề dinh dưỡng của trẻ em trên các báo khảo sát ...............

43

2.3. Hình thức thể hiện ....................................................................................

62

2.4. Phản hồi của công chúng về hiệu quả tuyên truyền của các tờ báo khảo
sát ....................................................................................................................

70

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA BÁO CHÍ TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN DINH

84

DƯỠNG TRẺ EM .........................................................................................
3.1. Những đóng góp tích cực của báo chí đối với công tác tuyên truyền dinh
dưỡng cho trẻ em.............................................................................................

84

3.2. Một số hạn chế trong công tác tuyên truyền dinh dưỡng cho trẻ em trên
báo chí .............................................................................................................

89


3.3. Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền dinh dưỡng
cho trẻ em trên báo chí ....................................................................................

91

KẾT LUẬN ....................................................................................................

99

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BYT
FAO

Bộ Y tế
Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

VDDQG

Viện Dinh dưỡng Quốc gia

UNICEF
WHO
CNH – HĐH
KHCN
VSANTTP


Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
Tổ chức Y tế thế giới
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Khoa học công nghệ
Vệ sinh an toàn thực phẩm

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1

Nội dung vấn đề dinh dưỡng trẻ em độc giả quan tâm

71

Bảng 2.2

Mức độ thường xuyên quan tâm về thông tin dinh dưỡng
trẻ em
Đánh giá của công chúng về tin, bài có thông tin dinh
dưỡng trẻ em

73

Bảng 2.4

Kết quả độ tin cậy về vấn đề tuyên truyền dinh dưỡng trẻ
em trên báo

75

Bảng 2.5


Đánh giá của công chúng về hiệu quả thông tin dinh
dưỡng trẻ em của 03 tờ báo khảo sát
Vấn đề dinh dưỡng trẻ em trong tương lai

77

Bảng 2.7

Giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền về dinh
dưỡng trẻ em

79

Bảng 2.8

Chất lượng nội dung tuyên truyền trên các báo khảo sát

80

Bảng 2.9

Cách thể hiện tin, bài trên các báo khảo sát

81

Bảng 2.10.

Hình thức tuyên truyền trên các báo khảo sát


81

Biểu đồ 2.1 Nội dung tuyên truyền về dinh dưỡng trẻ em trên các báo
khảo sát
Biểu đồ 2.2 Đánh giá của công chúng về tần xuất xuất hiện thông tin
dinh dưỡng trẻ em trên các tờ báo khảo sát
Biểu đồ 2.3 Mức độ thường xuyên quan tâm về thông tin dinh dưỡng
trẻ em

72

Biểu đồ 2.4 Đánh giá của công chúng về tính cập nhật của thông tin
dinh dưỡng trẻ em trên 03 tờ báo khảo sát

76

Biểu đồ 2.5 Thay đổi hình thức tuyên truyền trên các báo khảo sát

82

Bảng 2.3

Bảng 2.6

75

78

72
74



MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, kinh tế của Việt Nam tăng trưởng nhanh, hội nhập
quốc tế sâu rộng và ứng dụng các thành tựu khoa học thực phẩm dinh dưỡng đã
góp phần cải thiện đời sống và tạo sự thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin, kiến
thức về sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em.
Hầu hết các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn
2001-2010 đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Tại kỳ họp thường niên lần thứ 35
của Ủy ban thường trực về Dinh Dưỡng Liên hợp quốc tổ chức tại Hà Nội
(3/2008), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) đã đánh giá Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đạt mức giảm
suy dinh dưỡng trẻ em gần với Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Có thể khẳng định, để đạt được những kết quả trên có sự vào cuộc mạnh
mẽ của các cơ quan báo chí, tuyên truyền tới đông đảo người dân, các cấp
chính quyền, giúp họ hiểu tình hình dinh dưỡng trẻ em và các vấn đề liên
quan dến dinh dưỡng, cách làm ra sao, chỉ ra những khó khăn cần tháo gỡ,
những bất cập cần giải quyết…. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng
trẻ em đã được triển khai liên tục và rộng rãi trong hơn 10 năm qua trên đài
truyền hình Việt Nam. Các thông điệp phòng, chống suy dinh dưỡng được
phát thường xuyên 3 lần/tuần (thứ 2, thứ 4 và thứ 7) trên sóng truyền hình của
đài VTV1, VTV3, HTV9, truyền hình huế, VTV5 (kênh truyền hình bằng
tiếng dân tộc). Các chương trình phổ biến kiến thức Phòng chống suy dinh
dưỡng Trẻ em trên VTV2 cũng được phát sóng định kỳ hàng tháng.Đài tiếng
nói Việt Nam/ (trung ương/ tỉnh-thành phố) với chuyên mục hướng dẫn nuôi
trẻ/phòng, chống suy dinh dưỡng bằng tiếng dân tộc vẫn tiếp tục được duy trì
triển khai liên tục trong các năm qua. Bên cạnh việc duy trì đều đặn thông tin

1



trên sóng phát thanh, việc tập trung giáo dục truyền thông trong ngày vi chất
dinh dưỡng và tuần lễ dinh dưỡng và phát triển cũng được trú trọng. Đối với
báo in, theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế, chuyên mục dinh dưỡng đã được
đăng thường xuyên trên báo Sức khoẻ và Đời sống. Chương trình Phòng
chống suy dinh dưỡng Trẻ em cùng với các dự án thuộc chương trình mục
tiêu quốc gia đã cấp báo miễn phí đến 100% số trạm y tế xã trong cả nước từ
năm 2005. Báo in đã ra đời những tờ báo chuyên biệt dành cho các bậc cha
mẹ tìm hiểu về trẻ, trong đó các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em chiếm vị trí
trung tâm như tạp chí Mẹ và bé, Mẹ yêu bé, Gia đình và trẻ em ……Các bài
viết về hoạt động Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và các kiến thức dinh
dưỡng đã được chuyển tải rất đa dạng trên các báo, tạp chí từ trung ương đến
địa phương. Có thể nói, chưa bao giờ những vấn đề dinh dưỡng của trẻ em lại
chiếm nhiều diện tích, thời lượng trên báo chí như hiện nay.
Mặc dù đa ̣t đươ ̣c các thành tựu đáng ghi nhâ ̣n tro ng thời gian qua nhưng
Việt Nam vẫn phải đương đầu với những thách thức lớn về dinh dưỡng.
Trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức
cao thì tình trạng thừa cân - béo phì và một số bệnh mạn tính không lây liên
quan đến dinh dưỡng đang có xu hướng gia tăng, đó là gánh nặng kép về dinh
dưỡng.
Do vậy, triển khai các hoạt động truyền thông đại chúng với các loại
hình, phương thức, nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm
nâng cao hiểu biết và thực hành dinh dưỡng hợp lý đặc biệt là phòng
chống suy dinh dưỡng thấp còi, khống chế thừa cân - béo phì và các
bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng cho mọi tầng lớp
nhân dân. Đẩy mạnh công tác truyền thông trên báo chí nhằm nâng cao
kiến thức về tầm quan trọng của công tác dinh dưỡng đối với sự phát

2



triển toàn diện về tầm vóc, thể chất và trí tuệ của trẻ em đang là đòi hỏi
bức thiết của xã hội.
Báo chí với tư cách là công cụ tuyên truyền đắc lực các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước tuy đã có những đóng góp đáng kể trong
việc tuyên truyền vấn đề dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam hiện nay, cung cấp
những kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì, vệ sinh an
toàn thực phẩm, những thành tựu về y học trong công tác dinh dưỡng cho
trẻ em, cảnh báo những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em có liên quan
đến dinh dưỡng….. Nhưng bên cạnh những vấn đề tích cực, đạt hiệu quả
cao còn có những vấn đề về dinh dưỡng trẻ em không mang tính khoa học
ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của người dân về dinh dưỡng cho trẻ
hoặc chưa có cách thông tin đạt hiệu quả.
Xuất phát từ những điều nêu trên, tác giả lựa chọn: "Vấn đề dinh dưỡng
của trẻ em trên báo chí Việt Nam" - Khảo sát Báo Sức khỏe và Đời sống,
Thanh niên, Tạp chí Mẹ và bé từ 1/2012 đến 12/2013, làm đề tài luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ ngành Báo chí của mình. Song để nghiên cứu vấn đề này
đòi hỏi phải khảo sát, nghiên cứu hoạt động của nhiều tờ báo trong các giai
đoạn khác nhau của thực tiễn. Trong những điều kiện và những yêu cầu
thực tế của một luận văn, tôi chỉ xin thực hiện việc nghiên cứu đề tài này ở
ba tờ báo (Sức khỏe và Đời sống, Thanh niên, Tạp chí Mẹ và bé) và chỉ xin
giới hạn ở một khoảng thời gian nhất định (1/2012 đến 12/2013). Do vậy,
đề tài của luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Báo chí có tên là: " Vấn đề
dinh dưỡng của trẻ em trên báo chí Việt Nam " (Khảo sát Báo Sức khỏe và
Đời sống, Thanh niên, Tạp chí Mẹ và bé từ 1/2012 đến 12/2013).

3



II. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thực tế ở Việt Nam trong những năm qua đã cho thấy vẫn còn thiếu rất
nhiều các công trình nghiên cứu lí luận cho những vấn đề cụ thể như tuyên
truyền về dinh dưỡng cho trẻ em, mặc dù những tài liệu mang tính chất
nghiên cứu lí luận chung về dinh dưỡng cho trẻ em có rất nhiều. Ví dụ như:
Dinh dưỡng dành cho trẻ em của tác giả William H. Dietz, biên dịch: Lưu
Văn Hy; Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ của tác giả Nguyễn Thị Hoa; Giáo trình dinh
dưỡng trẻ em của bác sĩ Bùi Thuý Ái (ch.b.); Dinh dưỡng cho trẻ của tác giả
Đỗ Thanh Loan … đã đề cập đến những vấn đề thuộc về dinh dưỡng cho trẻ
em theo lứa tuổi, tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ em, những hướng
dẫn dinh dưỡng toàn diện cho trẻ em từ sơ sinh, chập chững biết đi cho đến
tuổi thiếu niên.
Trong những năm gần đây, các vấn đề về sức khỏe con người được
truyền thông phản ánh ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của người
dân. Một số luận văn nghiên cứu về mối liên hệ này như: “Báo chí với việc
tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên” luận văn của Trần
Thanh Huyền (2005), luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận của sức khỏe sinh sản
và chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong đó đặc biệt quan tâm tới những vấn đề
có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản vị thành niên, phân tích và tìm ra nguyên
nhân, giải pháp đóng góp cho việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản vị
thành niên trên báo chí hiện nay; “Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam
hiện nay - Vấn đề và thảo luận” luận văn của Bùi Thị Thu Thủy (2010), luận
văn khái quát hóa và chuẩn hóa hệ thống lý luận về lí thuyết kênh, chương
trình truyền thông chuyên biệt và nhu cầu của công chúng chuyên biệt đối với
vấn đề thông tin sức khỏe. Cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình
thông tin sức khoẻ trên báo chí hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông; “Thông tin y tế – sức khoẻ trên
4



1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo Sức và Đời sống từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013
Báo Thanh niên từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013
B.s.: Bùi Thuý Ái (ch.b.), Trần Thục Thuần (2007), Giáo trình dinh
dưỡng trẻ em, NXB Hà Nội
Bộ Y tế (2003), Niên giám thống kê y tế, Bộ Y tế xuất bản
Dọc đường tác nghiệp (2006), NXB Thông tấn

Đức Dũng (2000), Viết báo như thế nào?, NXB Văn hóa – Thông tin,
Hà Nội
Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006), Tác phẩm báo chí, NXB Lý
luận chính trị, Nà Nội
Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Chỉ thị số 22 – CT/TƯ ngày
17/10/1997 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự
lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản”, Hà Nội
Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực
tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội
Nguyễn Thị Hoa (2004), Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, NXB Phụ nữ
Học viện Báo chí và Tuyền truyền (1999), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb
Văn hóa – Thông tin (tái bản), Hà Nội
Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Thư Trung thu gửi các cháu nhi đồng
12/9/1951, Tập 6, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội.
Ngưu Quân Hồng ; Vương Mộng Bưu dịch (2005), Sổ tay dinh dưỡng
- Tri thức dinh dưỡng, NXB Phụ nữ
Phạm Mạnh Hùng và CS (2001), Chăm sóc sức khỏe nhân dân theo
định hướng công bằng hiệu quả, NXB Y học, Hà Nội
Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội
Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội
Kỹ năng phỏng vấn (2006), NXB Thông tấn
Kỹ năng viết bài (2006), NXB Thông tấn
Đỗ Thanh Loan (2003), Dinh dưỡng cho trẻ, NXB Thanh Hoá
Nhà báo viết về nghề báo (2009), NXB Trẻ



22. Nhiều tác giả (2000), Báo chí những điểm nhìn thực tiễn, Tập I, Nxb
Văn hóa – Thông tin.
23. Nhiều tác giả (2001), Báo chí những điểm nhìn thực tiễn, Tập II, Nxb
Văn hóa – Thông tin.
24. Nhiều tác giả (2006), Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ
25. Mai Quỳnh Nam (2001), Vấn đề nghiên cứu hiệu quả của truyền
thông đại chúng, số 4, Tạp chí Xã hội học
26. Mai Quỳnh Nam (1996), Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội,
số 1, Tạp chí Xã hội học
27. Mai Quỳnh Nam (2003), Công khai để thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân, số 7, Tạp chí Cộng sản
28. Bản dịch của Vũ Đình Phòng (1996), Bùng nổ truyền thông, sự ra đời
một ý thức hệ mới, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội
29. Trần Quang (2000), Các thể loại chính luận báo chí, NXB Chính trị
Quốc gia
30. Trần Quang (2005), Kỹ thuật viết tin, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
31. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc
gia
32. Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Tiến Hài (1995), Tác phẩm báo chí tập 1, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
33. Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Đức Dũng (2005), Phóng sự báo chí, NXB
Lý luận chính trị, Hà Nội
34. Tạp chí Mẹ và bé từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013
35. Hứu Thọ (1997), Công việc của người viết báo, NXB Giáo dục, Hà
Nội
36. Hứu Thọ (2007), Mắt sáng, lòng trong, bút sắc, NXB Giáo dục, Hà
Nội
37. Hứu Thọ (1997), Nghĩ về nghề báo, NXB Giáo dục, Hà Nội
38. Từ điển Tiếng Việt (1997), NXB Đà Nẵng
39. Từ điển Tiếng Việt (2009), NXB Từ điển Bách Khoa

40. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
41. Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận
báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
42. Văn kiện Đảng toàn tập (1960), tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội



×