Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

XÂY DỰNG TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.41 MB, 103 trang )

XÂY DỰNG TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI

Tỉnh Đắk Nông
Huyện Krông Nô
Việt Nam
Tổ Chức Maison Chance / Trung Tâm Chắp Cánh
19A Đ. Số 1, KP 9, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP Hồ Chi Minh
– www.maison-chance.org – Tel: +848 6265 95 66
1


TÓM TẮT

I. LỜI MỞ ĐẦU

4

a. Tổ chức Maison Chance
b. Khái quát dự án mới

4
6

II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

7

a. Quá trình hình thành
b. Địa điểm, bối cảnh địa lý và kính tế

III.



7
9

TIẾN DỘ DỰ AN

10

a. Thời gian thực hiện dự án
b. Tiến độ xây dựng

IV.

10
10

TÍNH TƯƠNG QUAN CỦA DỰ ÁN

11

a. Các chính sách công
b. Các tổ chức xã hội khác hoạt động tại địa phương

11
12

V. NỘI DUNG DỰ ÁN
a.
b.
c.

d.

VI.

13

Mục tiêu tổng quát
Đối tượng hưởng lợi
Những kết quả mong đợi
Những hoạt động dự kiến

13
13
14
14

MẶT BẰNG KIẾN TRUC

17

a. Bản đồ quy hoạch
b. Mặt bằng tổng thể

17
17

VII. ĐỐI TÁC

19


VIII. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

20

a. Tầm nhìn và công tác truyền thông dự kiến
b. Đánh giá cuối cùng (sự liên kết, tính thích đáng, tác động, hiệu quả, tính lâu dài)

2

20
21


IX.

NGUỒN NHAN LỰC VA TRANG THIẾT BỊ, VẬT TƯ DỰ KIẾN 22
a. Nguồn nhân lực
b. Vật tư và trang thiết bị

22
24

X. TAC DỘNG CỦA DỰ AN

30

a. Các tác động về mặt xã hội và kinh tế cho các đối tượng thụ hưởng
b. Thể chế và tổ chức với các bên liên quan
c. Những tác động khác (giới tính, môi trường,…)


XI.

DỰ TOAN NGAN SACH

30
31
31

32

XII. SỰ RỦI RO VA TINH LAU DAI

32

XIII. TAI LIỆU THAM KHẢO

33

XIV. PHỤ LỤC

33

Phụ lục 1
GIẤY PHÉP (bản dịch bằng tiếng pháp)
Phụ lục2
TÊN VÀ CHỨC VỤ NHỮNG THÀNH VIÊN CỦA DỰÁN:
Phụ lục 3
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Phụ lục 4
NGÂN SÁCH DỰKIẾN CHO DỰÁN ĐẮK NÔNG

Phụ lục5
BẢN VẼ XÂY DỰNG
Phụ lục 6

3

34
34
36
36
39
39
40
40
58
58
100


I.

a.

Lời mở đầu

Tổ chức Maison Chance

Maison Chance – Nhà May Mắn là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vào năm 1993 tại quận
Bình Tân, ngoại ô của Tp. Hồ Chí Minh.
Tổ chức cung cấp nhà ở, giáo dục và đào tạo nghề cho trẻ em đường phố cũng như những người khuyết

tật. Sự kết hợp độc đáo này tạo nên mô hình sáng tạo đặc biệt của Maison Chance – Nhà May Mắn.
Tổ chức Maison Chance được chính thức công nhận tại Việt Nam từ năm 1998.
Năm 1993, cuộc hành trình Nhà May Mắn bắt đầu. Ở tuổi 21, Aline Rebeaud, quốc tịch Thụy Sỹ, khám
phá Châu Á với một túi xách đeo lưng. Trong một lần tình cờ đi thăm trại tâm thần tại Việt Nam, Aline
đã gặp Thành, một bé trai 12 tuổi đang bị đau tim nặng, gan sưng hơn bình thường và phổi trướng nước.
Những người chăm sóc tại đây nói Thành sắp chết, chỉ còn sống được vài ngày. Cô gái trẻ đã từ chối
việc chuẩn đoán của những người chăm sóc và đưa em ra khỏi trại tâm thần. Cô đã đưa Thành đến bệnh
viện tim mạch, tại đây em được chăm sóc và chữa bệnh một cách phù hợp.
Sau ba tháng tại đây, Thành khá hơn và bác sĩ cho em về nhà. Trước khi ra khỏi bệnh viện, những bệnh
nhân nơi đây đặt tên cho cô là « Tim ». Từ ngày đó, cô có tên là Tim (có nghĩa «trái tim» trong tiếng
Việt).
Sau đó, cô quyết định tiếp nhận những người bị bỏ rơi như: trẻ em đường phố, trẻ em mồ côi và người
khuyết tật vận động có nơi ở và tạo điều kiện cho họ có một cơ hội mới. Ngôi nhà nhỏ này tại quận Bình
Tân, vùng ngoại ô nghèo của Tp. Hồ Chí Minh, và có tên gọi là «Nhà May Mắn» bởi những người sống
nơi đây.
Maison Chance đã đi qua một chặng đường dài và không ngừng phát triển. Từ một mái nhà ban đầu,
hiện nay tổ chức đã có ba trung tâm với những mục tiêu: Nhà May Mắn (nhà ở cho thành viên thụ
hưởng), Trung tâm Chắp Cánh (trung tâm đào tạo nghề) và Làng May Mắn (giáo dục).
Đặc biệt, tại Làng May Mắn được xây dựng những căn hộ phù hợp cho những người khuyết tật di chuyển
bằng xe lăn. Đến thời điểm hiện tại, Maison Chance giúp đỡ khoảng 550 người.
Mục tiêu của Maison Chance là giúp các đối tượng này tái hoà nhập xã hội và có nghề nghiệp ổn định:

Ưu tiên – Đón tiếp những người không nơi nương tựa và mang đến cho họ một gia đình: Tại đây, các
thành viên được cung cấp chỗ ở miễn phí, ăn uống và chăm sóc y tế (vết loét, nhiễm trùng đường tiểu,
phục hồi chức năng). Các em khỏe mạnh giúp đỡ những người khuyết tật trong các công việc hàng ngày.
Đổi lại, các em nhận được sự chỉ bảo và giám sát cần thiết cho sự phát triển về tình cảm cũng như tâm
lý của các em từ người lớn.
Với tình đoàn kết giữa các em nhỏ và người lớn khuyết tật tạo ra một bầu không khí gia đình thật sự.

4



Hy vọng – Khôi phục lại niềm tin cho các thành viên và tạo cơ hội cho họ tái hoà nhập: Ở Việt Nam,
những người gặp vấn đề về hạn chế khả năng vận động luôn cảm thấy vô dụng. Giúp họ có một nền giáo
dục cần thiết và từ đó họ có thể nhìn thấy một tương lai phía trước.
Mỗi thành viên khi đến Nhà May Mắn, mỗi người đều có một trình độ văn hóa khác nhau. Do đó Tổ
chức giúp họ có cơ hội theo học các khoá học phù hợp với trình độ của từng người, ngoài ra họ còn tham
gia các môn thể thao cũng như các môn sáng tạo nghệ thuật như: (vẽ tranh, may vá, mỹ nghệ…)

Giáo dục – Tháng 02 năm 2006, cùng với việc khánh thành Trung Tâm Chắp Cánh, trung tâm đào tạo
đa ngành nghề tại Tp. Hồ Chí Minh cho nhiều đối tượng hưởng lợi khác nhau. Nhà May Mắn hy vọng
mang đến những cơ hội và quyền bình đẳng được giáo dục cho tất cả mọi người. Nhà May Mắn cũng
cung cấp một chương trình đào tạo nghề thích hợp cho những người khuyết tật nhằm hướng tới sự tự
chủ và giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tìm lại niềm tin, sự tôn trọng và chỗ đứng
trong xã hội một cách bền vững bằng cách tạo cho họ một công việc ổn định.

Một thách thức đối với việc đào tạo nghề và sản xuất – Việc đào tạo nghề được quy định trong các
phòng học nghề và được giám sát bởi các giáo viên chuyên ngành. Phương thức này cho phép những
học viên đã có kỹ năng thực hành, làm ra sản phẩm và có lương.
Tại Trung tâm Chắp Cánh, các học viên được đào tạo những ngành nghề như: may, vi tính, vẽ và mỹ
nghệ tre. Ngoài những ngành nghề này, Làng May Mắn còn có đào tạo về bánh tây.
Phòng may, tất cả các học viên được học những kỹ năng cơ bản (bao gồm thêu). Các học viên có
thể tự hoàn thành các sản phẩm của họ, các sản phẩm cuối cùng này sẽ được bán ra tại Việt Nam và
nước ngoài.
Các thành viên làm việc tại phòng vi tính đã được đào tạo về thiết kế và quản lý website
(webmaster). Hiện nay, họ có thể cung cấp các dịch vụ tiện ích cho những công ty hay khách hàng cá
nhân tại Việt Nam hoặc nước ngoài.
Tin học là một một công cụ làm việc lý tưởng cho những người khuyệt tật. Nó cũng là một cách để họ
mở ra thế giới bên ngoài thông qua internet.
Phòng vẽ, các hoạ sĩ tạo ra những bức tranh sáng tác,vẽ theo đơn đặt hàng: vẽ quảng cáo, thiệp

chúc mừng bằng tay, tranh…Song song với công việc, họ tiếp tục theo những khoá học vẽ sao chép,
tranh sơn dầu,…
Phòng mỹ nghệ, các học viên được học những kỹ năng truyền thống để sản xuất ra những vật dụng
hữu ích và trang trí trong cuộc sống hàng ngày. Các sản phẩm đa dạng như: ghế đẩu tre, bàn tre, ghế tre,
khung tranh – hình, khay tre, thúng, đèn ngủ và những vật dụng cho văn phòng (đồ đựng bút, tủ hồ
sơ,…)
Phòng bánh đã nhận được giấy phép hoạt động kinh doanh vào cuối năm 2014. Các học viên đã
được đào tạo về cách làm bánh mì và các loại bánh Tây.

5


Nhà May Mắn cũng đang phát triển hai hoạt động khác để tạo thu nhập: quán ăn và phòng khách tại
Làng May Mắn.
Quán ăn Làng May Mắn phục vụ những món ăn truyền thống Việt với giá cả hợp lý. Những thành viên
trẻ tuổi làm việc tại đây đều có hoàn cánh khó khăn, không có bằng cấp và họ nhận ra rằng đây là một
cơ hội để học nghề.
Các phòng khách được trang bị dành cho những người bị giới hạn khả năng di chuyển và sinh hoạt cá
nhân. Đây là một khái niệm mới trong lĩnh vực du lịch nhằm cho phép khách tham quan tham gia vào
cuộc sống cùa Nhà May Mắn.
Tất cả các hoạt động được thực hiện bởi tổ chức đều có mục đích chính: phát huy quyền tự chủ. Tuy
nhiên, những người ngồi xe lăn phải đối mặt với một khó khăn thực tế khi họ rời khỏi Nhà May Mắn:
những căn nhà trọ không phù hợp với thể trạng của họ. Tiền thuê nhà thường quá cao. Qua thực tế này,
Nhà May Mắn quyết định xây dựng những căn hộ nhằm phục vụ nhu cầu đặc biệt cho những người
khuyết tật, xét về khả năng, sự phù hợp và giá cả. Chính vì những điều kiện này mà Làng May Mắn,
khu phức hợp những căn hộ thích nghi đã được khánh thành vào tháng 01 năm 2011.

b.

Khái quát dự án mới


Tổ chức thành lập một Trung tâm Bảo trợ Xã hội tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Dự án mới nhằm
phát triển y tế, xã hội và kinh tế của Việt Nam và đặc biệt cho huyện Krông Nô.
Mục đích của Trung tâm Bảo trợ Xã hội này là sẽ đón nhận những người có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn hoặc những người khuyết tật (người lớn và trẻ em tại địa phương), chỗ ở cho người khuyết tật lớn
tuổi không thể tự chủ và tạo việc làm cho cộng đồng tại địa phương.
Nét đặc sắc cuộc sống của cộng đồng tại TTBTXH Nhà May Mắn tại Đắk Nông sẽ dựa trên tính năng
động tình đoàn kết giữa các thế hệ và các bệnh lý liên quan của đối tượng thụ hưởng.
Để làm được điều này, Maison Chance sẽ triển khai xây dựng nhà ở và trang bị các trang thiết bị thích
nghi cho người khuyết tật: căn hộ thích hợp, phòng chăm sóc y tế, phòng tập vật lý trị liệu, hoạt động
trị liệu, thủy trị liệu, phục hồi chức năng, trường học phù hợp cho nhiều đối tượng khuyết tật khác nhau,
phòng đa năng cho các hoạt động thể thao và văn hoá, nhà hàng, phòng sửa xe lăn và xe đạp, phòng
nghề thủ công và khu vực trưng bày sản phẩm cũng như khu hành chính.
Nhà May Mắn cũng muốn đưa liệu pháp mới vào phương pháp trị liệu bằng vật nuôi (trị liệu với ngựa)
và trị liệu bằng phương pháp làm vườn.
Nhằm cải thiện sức khoẻ và điều kiện sống, hỗ trợ tái hòa nhập xã hội cho những người dễ bị tổn thương
nhất tại Đắk Nông thông qua việc tiếp cận một nền giáo dục phù hợp và đào tạo nghề là trọng tâm của
dự án trung tâm xã hội này.

6


II.

Vị trí địa lý

a. Quá trình hình thành
Trong những năm qua, Nhà May Mắn nhận ra rằng việc cho người khuyết tật lớn tuổi tiếp cận được
quyền tự chủ hoàn toàn là điều không thể. Sự hiện diện của họ tại Nhà May Mắn ở Tp. Hồ Chí Minh
không còn đáp ứng với t của Nhà May Mắn là tái hòa nhập xã hội và có nghề nghiệp.

Như vậy, không còn cơ hội giành cho những người kém may mắn muốn vào Nhà May Mắn.
Hơn nữa, nhiều người khuyết tật lớn tuổi mong muốn tìm lại nguồn gốc quê hương của họ, đi xa khỏi
sự ồn ào, náo nhiệt thành thị. Ngược lại, Nhà May Mắn cũng muốn gin giữ tính đặc thù trong một số
lĩnh vực ưu tiên tại Việt Nam.
Tổ chức đã từng thực hiện các chuyến đi khảo sát, thăm dò ở các nơi như tỉnh Gia Lai, Kon Tum rồi đến
Bình Dương, Bình Phước, Đắk Nông và Đắk Lắk.
Tại Đắk Nông và cụ thể hơn là tại huyện Krông Nô, Nhà May Mắn đã quyết định dừng chân tại đây:
Đắk Nông là một trong những tỉnh còn nghèo nhất Viết Nam và nơi đây không có một tổ chức xã hội
nào.
Sự hiện diện của cộng đồng người dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn cũng góp phần cho chúng
ta thấy được việc lựa chọn nơi đây là hoàn toàn hợp lý
Đầu năm 2012, Maison Chance gặp chính quyền và Hội chữ Thập đỏ địa phương - nhiệm vụ chính của
Hội là tổ chức hiến máu nhân đạo, hỗ trợ những đợt thảm họa thiên nhiên (bão, lụt,…).
Các vị đại diện này chỉ cho Maison Chance những điểm khó khăn gặp phải của người dân địa phương
và cung cấp cho danh sách những người khuyết tật đang cần xe lăn và theo dõi về y tế. Từ đó, Maison
Chance bắt đầu những chuyến đi khảo sát để đánh giá các nhu cầu thiết yếu và xác nhận các thông tin
của người dân địa phương.
Tháng 05 năm 2014, Tổ chức Maison Chance nhận giấy quyết định được phép hoạt động trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông từ Bộ Ngoại giao. Ngày 19 tháng 06 năm 2015, Maison Chance nhận được giấy
phép thành lập TTBTXH Nhà May Mắn tại huyện Krông Nô.
Tháng 04 năm 2015, Maison Chance nận được giấy chứng nhận quyền sở hữu đất tại Krông Nô

Xác nhận quyền sở hữu đất trong phụ lục 3
Giấy phép thành lập TTBTXH Nhà May Mắn trong phụ lục 1

7


Lễ khởi công những hạng mục đầu tiên


Xây dựng tường rào và ao chính

8


b. Vị trí – địa lý – kinh tế
Đắk Nông là một tỉnh ở Tây Nguyên, có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia, cách Tp. Hồ Chí
Minh 300 km về phía Bắc. Tỉnh Đắk Nông được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk vào năm 2004. Vì vậy, đây là
một tỉnh còn “non trẻ.”
Đắk Nông nằm về phía Nam của tỉnh Đắk Lắk với diện tích là 6.514 km2 và có khoảng 570.000 dân số.
Khí hậu ôn hòa với nhiệt độ trung bình là 23°C và độ cao trung bình là 700 m so với mực nước biển.
Trong đó, huyện Krông Nô có diện tích 817 km2. Có khoảng 66.000 dân số trong đó có 19 dân tộc thiểu
số, mỗi dân tộc nói ngôn ngữ riêng của họ và trang phục khác nhau.
Theo số liệu thống kê mới nhất của chính quyền dịa phương năm 2012, tỷ lệ người khuyết tật tại Việt
Nam là khoảng 15%. Nếu áp dụng tỉ lệ này với dân số của tỉnh Đắk Nông thì số lượng người

khuyết tật là 85.500 người, trong đó huyện Krông Nô khoảng 10.000 người.
Ở Tây Nguyên Việt Nam, địa hình nơi đây là những thung lũng nằm kề nhau. Hệ thực vật nơi đây bao
gồm các khu rừng và cao nguyên. Những người nông dân
tại đây trồng các loại cây nông nghiệp khác nhau.
Diện tích đất nông nghiệp là hơn 300.000 héc ta và diện
tích rừng là khoảng 280.000 héc ta. Đây là vùng đất trù
phú đa dạng và có 05 loại đất khác nhau (đá núi lửa, cát,
đất ba dan,…).
Các hoạt động kinh tế tại khu vực này chủ yếu là dựa vào
sản xuất nông nghiệp (lúa, bắp, cà phê, tiêu, hạt điều, sắn,
cao su) và một ít nơi trồng nho. Sự hợp tác giữa các tổ
chức nông nghiệp giúp họ có điều kiện làm việc tốt hơn
và tiếp cận được với những kỹ thuật nông nghiệp nhằm
đảm bảo thu nhập ổn định.

Hoạt động kinh tế khác của vùng là chăn nuôi và đánh
bắt cá. Việc chăn nuôi bò gia tăng trên địa bàn tỉnh sau
khi áp dụng dự án phát triển kinh tế các vùng dân tộc
thiểu số (dự án 3EM) thay vì nuôi heo và gia cầm như
trước đây. Vì vậy, việc nuôi heo và gia cầm đang giảm
dần dẫn đến sự tăng cao về giá cả.
Việc khai thác gỗ và khai
thác mỏ bô xít chiếm một vị
trí quan trọng nền kinh tế
huyện Krông Nô.

9


Về cơ sở hạ tầng trường học, việc thiếu trường học ở những ngôi làng nhỏ rất đáng lưu tâm, trẻ
em ở đây phải đi một quãng đường dài để đến trường học. Trường học không có đầy đủ cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy học cũng như giáo viên đứng lớp, đặc biệt là ở cấp mẫu giáo. Hầu
hết thời gian các em phải học dưới mái trường bị dột nát, trong tình trạng thiếu điện, nước và
nhà vệ sinh.
Mỗi ngôi làng trong tỉnh đều có trạm xá, nhưng cũng tương tự như trường học, thiếu nhân sự và trang
thiết bị y tế kém hiệu quả. Hiện tại, người bệnh phải đi một quảng đường xa để đến bệnh viện ở Tp.
Buôn Ma Thuột, thành phố lớn của khu vực hoặc Tp. Hồ Chí Minh để chữa trị.

III.

Tiến độ dự án

a. Thời gian thực hiện dự án
Dự án Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Đắk Nông chia làm 02 giai đoạn trong 02 năm.
Giai đoạn đầu tiên là soạn thảo dự án, tìm nhà tài trợ, thực hiện bản vẽ xây dựng các hạng mục khác

nhau trong dự án và cuối cùng là trao đổi với chính quyền địa phương để xin giấy phép. Giai đoạn đầu
tiên đang được tiến hành.
Giai đoạn thứ hai sẽ thực hiện theo tiến độ xây dựng kế hoạch bởi kỹ sư của Tổ chức Maison Chance.

b. Tiến độ xây dựng
NĂM 2016
THÁNG THÁNG THÁNG THÁNG THÁNG THÁNG THÁNG THÁNG THÁNG
02
03
04
05
06
07
08
09
10
Hồ sơ xin cấp phép xây
dựng
Thiết kế bản vẽ
Chọn công ty xây dựng
Xây dựng tường rào
cổng ngõ, đào ao chính
và cống thoát nước
Công trình xây dựng
sau này

10


IV.


Tính tương quan của dự án

a. Các chính sách công
Từ những năm 1950, chính phủ đã bắt đầu phát triển các chính sách đối với người khuyết tật. Hiến pháp
đầu tiên của Việt Nam là được ban hành vào năm 1959 và kể từ đó các nghị định liên quan đến người
khuyết tật cũng đã được ban hành; một trong những nghị định quan trọng nhất là từ năm 1998, là Pháp
lệnh về Người khuyết tật. Sau đó được thay thế bởi Luật về Người khuyết tật (tiếp cận được một công
việc,…)
Những năm gần đây, chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật đặc biệt được chú trọng. Việt Nam đang
tích cực tham gia vào Hiệp định Châu Á –Thái Bình Dương cho những người khuyết tật. Đây là lý do
tại sao các chính sách hiện nay hướng đến khuôn khổ BIWAKO, giúp cho người khuyết tật tự tin và
hòa nhập nhập người khuyết tật vào xã hội, không rào cản bình đẳng không phân biệt đối xử với những
người khuyết tật.
“Kế hoạch hành động quốc gia nhằm giúp đỡ những người khuyết tật” (National Action Plan to Support
People with Disabilities, NAP), theo quyết định số 239 ngày 24 tháng 10 năm 2006, do đó phản ánh
được các quyền ưu tiên theo khuôn khổ BIWAKO. Tháng 11 năm 2007, Việt Nam đã ký Công ước của
Liên hợp quốc về Quyền lợi của Người khuyết tật.
Mặc dù có những chính sách quốc gia cho những người bị thiệt thòi, nhưng cách thức đưa vào thực hiện
vẫn còn rất hạn chế.
Chính sách này do Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) có nhiệm vụ hỗ trợ cho những người
khuyết tật, mặc dù các Bộ khác như Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ministry of Education and Training,
MOET) và Bộ Y Tế (Ministry of Health, MOH) cũng tham gia vào các hoạt động cho người khuyết tật.
Về các cấp nhà nước, uỷ ban quan trọng nhất là “National Coordination Committee on Disability in
Vietnam”, NCCD (Ủy ban Điều phối Quốc gia về người khuyệt tật ở Việt Nam). Uỷ ban này được thành
lập vào năm 2001 sau đó gộp lại các đại diện của 17 bộ, hai tổ chức hỗ trợ người khuyết tật và ba tổ
chức về người khuyết tật. Việc NCCD giữ mối quan hệ chặt chẽ với Bộ LĐTXH: được lãnh đạo bởi thứ
trưởng Bộ LĐTBXH.
Dự án Đắk Nông có nội dung hoàn toàn tương hỗ với những chính sách công.
Dự án này được thực hiện để đáp ứng và mong muốn của chính phủ đặc biệt về khía cạnh xã hội hòa

nhập, không có rào cản và dựa vào các quyền lợi của người khuyết tật. Dự án sẽ đặt lại vị trí của người
khuyết tật trong xã hội.
Ở Việt Nam, người thân của người khuyết tật có khuynh hướng luôn giúp đỡ họ mà không tạo cho họ
khả năng tự lập. Trên thực tế thì các gia đình thiếu sự hiểu biết về các bệnh lý và thường họ cảm thấy
bất lực khi đối diện với những tình huống này.

11


Thông qua dự án này, Maison Chance sẽ đào tạo cho các gia đình về những phương pháp để hỗ trợ cho
người khuyết tật. Ngoài ra, trung tâm sẽ tiếp nhận các đối tượng (phụ nữ, đàn ông, trẻ em) mà không
phân biệt tôn giáo hay dân tộc.
Cuối cùng, người khuyết tật sẽ tìm lại vị trí của chính mình bằng việc tham gia vào các hoạt động tại
trung tâm (bài tập về nhà, khoá học về tin học…).
Tại Đắk Nông không có cơ sở đào tạo phù hợp dành cho những người bị giới hạn khả năng di chuyểnvà
không có một trường học nào có khả năng tiếp nhận các trẻ em khuyết tật.
Công ước liên quan đến quyền của trẻ em tại điều 23 đề cập một cách đúng đắn về nhu cầu thật sự của
vấn đề này và chủ trương không phân biệt đối xử cũng như tính dễ tổn thương của trẻ em khuyết tật.
Để làm nổi bật vị trí của người khuyệt tật trong xã hội, Maison Chance sẽ đề xuất những ngành nghề
đào tạo, trường học và dĩ nhiên cũng có những hoạt động tạo thu nhập phù hợp cho những người khuyết
tật. Người khuyết tật sẽ tăng giá trị của mình và điều này sẽ giúp người Việt Nam có cái nhìn khác về
người khuyết tật.
Mục tiêu chung của dự án là đề cao tính nhân quyền, tính tự chủ cho người khuyết tật, đúng theo nguyên
tắc chung của Công uớc Quốc tế liên quan đền Quyền của người khuyết tật.
Dự án nhằm hướng đến sự tôn trọng, quyền tự chủ và tạo một số mặt độc lập cho những người khuyết
tật. Dự án cũng muốn giảm bớt sự phân biệt đối xử với người khuyết tật bằng cách tôn trọng sự khác
biệt và chấp nhận những người khuyết tật như một phần đa dạng của con người.
Trung tâm xã hội muốn có một cơ hội bình đẳng đặc biệt cho việc đào tạo và trường học cho những
người khuyết tật bằng cách họ có khả năng tiếp cận những cơ sở hạ tầng được thiết kế dành riêng cho
họ.


b. Các tổ chức xã hội khác hoạt động tại địa phương


Hội Chữ Thập Đỏ

Trong 05 năm qua, các hoạt động của Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam của Đắk Nông đã góp phần tích cực
vào việc phát triển ổn định của tỉnh. Hội đã vận động tài chính hơn chục tỷ đồng nhằm giúp đỡ cho hơn
53.000 hộ gia đình nghèo, người khuyết tật và dân tộc thiểu số.
Nhiều chương trình ý nghĩa đã giúp cho hàng ngàn gia đình nghèo vượt qua khó khăn, như “Tết cho
người nghèo và các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam”, “Bếp tình thương cho người nghèo”,… Đặc
biệt, phong trào “Hiến máu nhân đạo” đã có hơn 13.000 người tham gia.
Để thực hiện chỉ thị số 43, UBND Tỉnh đã yêu các cơ quan có thầm quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức xã hội hợp tác và hỗ trợ các hoạt động của Hội Chữ thập đỏ để góp phần khai thác vai trò tiên
phong của Hội trong lĩnh vực nhân đạo và từ thiện trong tỉnh. Trong đó có nhiều nhà lãnh đạo địa phương
giữ chức vụ quan trọng trong tổ chức này.
Trong thời gian qua, Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh Đắk Nông đã tư vấn và điều trị y tế miễn phí cho hàng
ngàn người dân nghèo tại các vùng biên giới.

12




Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Đắk Nông

TTBTXH duy nhất tại Đắk Nông có tên là TTBTXH Đắk Nông là một trung tâm xã hội dành riêng cho
những người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em và người lớn khuyết tật về tinh thần và thể chất.
Hiện tại trung tâm tiếp nhận khoảng 50 người với nỗ lực phát triển khả năng, quyền tự chủ của họ và
đồng thời cung cấp cho họ một môi trường tốt bằng cách tập trung vào nhu cầu về chăm sóc sức khỏe

mỗi thành viên. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của trung tâm còn thiếu thốn cùng với đội ngũ
nhân viên y tế không được đào tạo chuyên môn.

V.

Nội dung dự án

a. Mục tiêu tổng quát
Nằm tại vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn về các dịch vụ chăm sóc y tế, xã hội, TTBTXH trong
tương lai tại Đắk Nông nhằm mục đích mở cửa cho tất cả các cư dân, đặc biệt là những người dân có
hoàn cảnh khó khăn, tại đây họ có thể tìm thấy dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các hoạt động và dịch vụ
trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo nghề, nhà ở, chăm sóc trẻ.
Nguyện vọng của TTBTXH Đắk Nông không những dừng lại ở đó mà chúng tôi còn đi xa hơn
nữa.Ngoài việc cung cấp trang thiết bị, đây còn là một dự án góp phần vào sự phát triển của tỉnh Đăk
Nông. Trên thực tế, mục tiêu quan trọng nhất là cải thiện điều kiện sống, giáo dục và đào tạo nghề, thắt
chặt sự đoàn kết trong biện pháp phòng ngừa và tái giáo dục việc giảm thiểu dân số các dân tộc trong
khu vực.
Từ xưởng may, nơi này sẽ tạo ra nhiều việc làm và thu hút người học tới hoạt động chăn nuôi trồng
trọt…Trung tâm sẽ mở ra nhiều chương trình đào tạo nghề và các hoạt động giúp ích cho người thụ
hưởng. Nhưng quan trọng nhất là mang lại cho người khuyết tật một mái nhà và giúp họ tiếp cận nền
giáo dục và học nghề.
Được bắt nguồn thực tế tại địa phương, nhưng một phần tầm nhìn của Tổ chức Maison Chance là đấu
tranh giành lại quyền lợi cho người khuyết tật, trẻ mồ côi và người có hoàn cảnh khó khăn, TTBTXH
Đắk Nông sẽ là trung tâm thứ 04 của Tổ chức Maison Chance.

b. Đối tượng hưởng lợi

Giúp đỡ 200 đối tượng hượng lợi trực tiếp:
-


30 người lớn khuyết tật vận động

-

25 trẻ mồ côi.

-

20 trẻ em khuyết tật vận động.

-

25 em khuyết tật với nhiều dạng khác nhau (IMC …)

13


-

100 em tham gia các lớp bậc tiểu học (không ở lại)

Đối tượng hưởng lợi gián tiếp:
-

Gia đình của người lớn và trẻ em khuyết tật

-

Gia đình của học sinh được học miễn phí


-

Các doanh nghiệp tham gia dự án xây dựng

-

Những người dân tại địa phương (thương mại, chính quyền địa phương, v.v...)

-

Mang lại kiến thức cho người dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Nông (nông nghiệp; chăn nuôi)

c. Những kết quả mong đợi


Giải quyết vấn đề nhà ở cho trẻ em mồ côi và người khuyết tật vô gia cư trên địa bàn tỉnh bằng
việc xây dựng một nơi thích hợp để đáp ứng được nhu cầu của họ trong tương lai.



Cải thiện chất lượng đời sống cho người khuyết tật lớn tuổi bằng cách hỗ trợ y tế và các phương
pháp mới điều trị phục hồi chức năng.



Tổ chức các lớp học xóa mù chữ cho thanh thiếu niên (trẻ mồ côi và người khuyết tật) trong khu
vực giúp họ có thể tiếp cận với nền giáo dục, trang bị một kiến thức vững chắc để bước vào xã
hội.




Tạo việc làm cho người khuyết tật nhờ vào các chương trình đào tạo nghề phù hợp với những
hạn chế và khó khăn của người khuyết tật.



Giúp người khuyết tật hội nhập trở lại với cộng đồng cũng như cải thiện những mối quan hệ
giữa họ và gia đình bằng cách tổ chức các buổi thuyết trình hàng tuần về người khuyết tật.

Tinh thần đoàn kết giữa các thế hệ là một phần thiết yếu của Nhà May Mắn. Trẻ em giúp đỡ những
người lớn vượt qua những thách thức trong cuộc sống hằng ngày hay những người lớn đóng vai trò là
người cha người mẹ của các em. Sự tương trợ cho phép họ chia sẻ những khát vọng chung và tạo ra một
bầu không khí gia đình hỗ trợ lẫn nhau. Và gia đình đó chính là Nhà May Mắn.

d. Những hoạt động dự kiến
TTBTXH Đắk Nông sẽ bao gồm các hoạt động khác nhau cùng với dịch vụ y tế để theo dõi người bệnh:

Trẻ em (trẻ mồ côi, trẻ em khuyết tật)
 Xe đưa đón học sinh trong khu vực
7h00 sáng và 5h00 chiều
 Tuyển sinh và các hoạt động nghề cho trẻ khuyết tật với nhiều dạng khác nhau
7h30 sáng -11h00 sáng và 1h30 chiều - 4h45 chiều (19h tối dạy phụ đạo) từ thứ Hai đến thứ
Bảy
 Các hoạt động giáo dục ngoại khóa (hổ trợ trẻ làm bài tập, các hoạt động nhận thức, các trò
chơi giáo dục, các hoạt động thể thao và vẽ...).
14


Người khuyết tật lớn tuổi
 Xưởng nghề

Xưởng sữa chữa xe đạp, xe lăn, may và tre
 Làm vườn
Canh tác hữu cơ, cây trồng
 Chăn nuôi
 Các chăm sóc cá nhân

Gia đình
 Trợ giúp về công tác hành chính cho gia đình người hưởng lợi
Trợ giúp việc biên tập các giấy tờ hành chính
 Hướng dẫn, đào tạo người thân của người khuyết tật
Kỹ thuật khi di chuyển và chăm sóc cơ bản

Người khuyết tật lớn tuổi
 Nhà ở
Cung cấp căn hộ cho người giới hạn khả năng di chuyển và không tự chủ
 Làm vườn, chăn nuôi
Nông nghiệp, trồng cây, chăn nuôi và trồng trọt
 Giao lưu giữa các thế hệ
 Đọc, tham gia các trò chơi.
 Chăm sóc phù hợp cho từng cá nhân

Du lịch sinh thái
Tỉnh Đắk Nông còn được biết là nơi có những thác nước đẹp. Vì vậy, chúng tôi đã lên ý tưởng về việc phát triển
du lịch sinh thái và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

 Nhà ở
Căn hộ cho thuê (phù hợp với người khuyết tật)
 Tham gia các hoạt động với người khuyết tật
Nông nghiệp, trồng cây, chăn nuôi và trồng trọt
 Gặp gỡ và giao lưu văn hóa giữa các thế hệ

Đọc, các hoạt động truyền thống, trò chơi
 Tham quan các địa điểm trong khu vực và thắng cảnh thiên nhiên

Giới thiệu những hoạt động làm vườn và ngông nghiệp tại phụ lục 6
Giới thiệu những hoạt động về hoạt động trị liệu tại phụ lục 7

Để đạt được tất cả các hoạt động trên sau đây là những hạng mục khác nhau bao gồm trong dự án:
15


KHU VỰC NHÀ Ở:
-Xây dựng 10 nhà ở cho đối tượng thụ hưởng trực tiếp
- Xây dựng 02 nhà ở cho chăm sóc viên
- Xây dựng 02 nhà ở cho tình nguyện viên
- Xây dựng một nhà ăn, nhà bếp và một kho lưu trữ
- Xây dựng phòng giặt
BỘ PHẬN Y TẾ VÀ TRỊ LIỆU:
- Xây dựng một phòng tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
- Xây dựng một phòng y tế
- Xây dựng một hồ bơi và phòng thay đồ
- Thành lập khu vực trị liệu với ngựa
- Thành lập một khu làm vườn cho hoạt động trị liệu
BỘ PHẬN GIÁO DỤC:
- Xây dựng trường tiểu học gồm 05 lớp học dạy theo chương trình của Bộ Giáo dục cho trẻ em mồ côi,
khuyết tật và 03 lớp học đặc biệt cho trẻ em khuyết tật nhiều dạng khác nhau.
- Làm một cái sân để nghỉ giải lao và các hoạt động thể thao ngoài trời.
- Xây dựng một phòng đa năng cho tất cả các hoạt động giải trí
- Xây dựng một phòng vi tính
- Xây dựng một phòng giáo vụ


BỘ PHẬN ĐÀO TẠO VÀ DOANH THU TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG:
- Xây dựng một xưởng sữa chữa xe lăn, xe đạp và kho
- Xây dựng một xưởng tre
- Xây dựng một xưởng may
- Làm một vườn rau, vườn cây ăn trái và một kho nông cụ
- Làm một khu chăn nuôi và một kho trang thiết bị
- Xây dựng nhà ở cho khách, một quán cà phê và một phòng trưng bày các sản phẩm lưu niệm cho khách
du lịch

BỘ PHẬN HÀNH CHÁNH:
- Xây dựng một văn phòng để quản lý tất cả các hoạt động của Trung tâm
- Làm một bãi đậu xe cho khách du lịch
- Xây dựng một nhà giữ xe

16


VI.

Mặt bằng kiến trúc

a. Bản đồ quy hoạch

b. Mặt bằng tổng thể

17


18



Bản vẽ thiết kế các khu chức năng tại mục 5

VII. Đối tác

Maison Chance đang làm việc với một số đối tác:
Các đối tác tại địa phương (nhà nước):
 Các cơ quan chức năng của Tỉnh
 Công tác xã hội
 Phòng vụ Giáo dục
 Hội chữ Thập đỏ
 PACCOM, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động của các Tổ chức phi chính phủ tại
Việt Nam
Các chuyên gia:
 Những người nông dân, (chuyên gia trồng cây vani, cà phê và những loại cây đặc biệt)
 Các chuyên gia giáo dục chuyên nghành (BMI)
 Các chuyên gia trị liệu với động vật
 Các chuyên gia du lịch sinh thái
Các đối tác tài chính:
 Masikini Foundation
 Baur Foundation
 Tổ chức Maison Chance Mỹ
 Tổ chức La Bonne Etoile
 Ngân hàng Pictet Thũy Sĩ
 Các cá nhân tài trợ khác

STT

Tên nhà tài trợ


Số tiền tài trợ

Số tiền (USD)

Tình trạng
Đã quyên góp vào tài khoản
Maison Thụy Sĩ
Đã quyên góp vào tài khoản
Maison Thụy Sĩ
Đã quyên góp vào tài khoản
Maison Chance Việt Nam
Đã quyên góp vào tài khoản
Maison Thụy Sĩ
Đã quyên góp vào tài khoản
Maison Thụy Sĩ
Đã quyên góp vào tài khoản
Maison Thụy Sĩ

1

Tổ chức Masikini Foundation

180'000

CHF

178'200

USD


2

Tổ chức Masikini Foundation

100'000

CHF

99'000

USD

3

Tổ chức Maison Chance Mỹ

58'000

USD

58'000

USD

4

Tổ chức Baur Foundation

50'000


CHF

49'500

USD

5

Sun Store

20'000

CHF

19'800

USD

6

Sylvain Agassis

12'000

CHF

11'880

USD


7

La Bonne Etoile

162’500Euros

186’700USD

Hứa quyên góp

8

Ngân hàng Pictet Thụy Sĩ

30’000CHF

29’700 USD

Đã quyên góp vào tài khoản
Maison Thụy Sĩ

19


9

Khác (Cá nhân,bán đấu giá
tranh)

5'951


USD

TỔNG CỘNG (USD)

5'951

USD

638’731

USD

Đã quyên góp vào tài khoản
Maison Chance Việt Nam

VIII. Giám sát và đánh giá dự án
a. Tầm nhìn và công tác truyền thông dự kiến
Phương án chỉ đạo:
- Tạo sự nhận biết: đây là mặt nhận thức. Khám phá hay gợi lại sự tồn tại của hoạt động.
- Gây cảm tình: tạo sự gắn bó.
- Hành động: khuyến khích đóng góp.
3 hướng chính:
 Truyền thông trực tiếp
Thư cá nhân
Thư với thông điệp cá nhân
Tờ quảng cáo
Kích thước quan trọng với thông điệp và hình minh họa của lời nói, thu hút sự chú ý. Nhiều địa chỉ
liên lạc, hình ảnh ý nghĩa mang thông điệp gửi đi.
Tờ gấp

Thông điệp được in trên nhiều mặt của tờ gấp, đi vào mục đích thiết yếu, dễ dàng nắm giữ.
Sách nhỏ
Tài liệu trên giấy cứng. Đi vào mục đích thiết yếu, đề cương, tạo niềm tin tốt.
Hồ sơ giới thiệu
Tài liệu có chứa một số tài liệu để trình bày dự án. Cung cấp thông tin đầy đủ về tổ chức và dự án, tạo
niềm tin tốt.
Sách « Nhà May Mắn: Một tương lai cho những người kém may mắn tại Việt Nam» của Tim Aline
Rebeaud
 Phương tiện thông tin đại chúng
Hướng tới đối tượng đại chúng, tác dụng nhanh chóng đối với tên tuổi tổ chức.
Báo in, báo chí
Hồ sơ bao gồm các tài liệu khác nhau cho các nhà báo, đưa ra thông tin cụ thể và truyền tải thông
điệp một cách sâu sắc của tổ chức và dự án. Bài viết về tổ chức và dự án của tổ chức.
Chiến dịch qua đài phát thanh
Chương trình phát thanh đặc biệt
Tivi
Kênh thông tin đại chúng hiệu quả nhất
Internet
Website : cánh cửa của thế giới ảo, chứa đựng những hình ảnh và âm thanh cho phép liên kết với
những trang mạng khác, sử dụng lâu dài, đối tượng lớn và tác động nhanh chóng.
Kênh thông tin qua Internet đang ngày càng quan trọng trong các chiến dịch truyền thông. Nó trả lời
cho những mục đích cụ thể và chuyên biệt như việc tìm kiếm tài trợ và đồng thời củng cố hình ảnh của
tổ chức trong chiến dịch truyền thông đại chúng.
 Những phương pháp khác
Hội chợ và triển lãm
Truyền thông đúng thời điểm, đúng nơi và đúng đối tượng. Cần hướng tới nhóm đối tượng cụ thể với
khả năng truyền thông cá nhân hóa. Đối tượng thụ hưởng là những người gửi thông điệp truyền thông
hiệu quả.
Quan hệ công chúng
Tạo và nuôi dưỡng các mối quan hệ thân thiết.

Người gửi đi thông điệp tốt nhất là người thành lập Nhà May Mắn, Tim Aline Rebeaud.
20


b. Đánh giá cuối cùng (sự liên kết, tính thích đáng, tác động, hiệu quả, tính lâu
dài)
Đánh giá cuối cùng của dự án sẽ dựa trên nguồn ngân sách sẽ giải ngân cho dự án, triển khai giữa năm
2016 và 2019. Các yếu tố để đánh giá sẽ dựa trên việc kiểm tra liệu tất cả các mục tiêu ban đầu đã được
triển khai tốt và góp phần vào việc đạt được những kết quả mong đợi. Báo cáo cần làm nổi bật các yếu
tố tác động và sự tính lâu dài của dự án.
Mục đích là đưa ra những kiến nghị cho sự tối ưu của hoạt động. Trong đó có các yếu tố cần xem xét :
1. Sự thống nhất của chiến lược
Việc quan sát sự logic của hành động là bước quan trọng trong việc phân tích, cần chỉ ra được liệu việc
thực hiện những hành động khác nhau này có giúp đạt được mục tiêu bước đầu.
2. Tính thích hợp của dự án
Tính thích hợp của dự án được đánh giá dựa trên việc thực hiện các hành động dựa trên hệ quy chiếu là
các mục tiêu và vấn đề đề cập ban đầu. Mục đích là phân tích tính phù hợp của những mục tiêu đặt ra
ban đầu này với các đặc điểm, điều kiện của người thụ hưởng, với các yếu tố ưu tiên của vùng hay quốc
gia.
3. Tính hiệu quả của dự án
Việc đánh giá tính hiệu quả của dự án dựa trên sự đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của dự án ở các
cấp độ khác nhau. So sánh giữa những mục tiêu đặt ra ban đầu và những mục tiêu đạt được, đương nhiên
cần lưu ý tới những yếu tố không thể lường trước.
4. Tính bền vững của dự án
Đó là việc xác định tính khả thi của dự án trong trường hợp gián đoán sự hỗ trợ bên ngoài, trong đó có
hỗ trợ tài chính.
5. Các tác động tạo ra bởi các hoạt động:
Phần đánh giá này sẽ phân tích các tác động trung và dài hạn bằng cách nghiên cứu những ảnh hưởng
của nó trong một lĩnh vực lớn hơn.
Đồng thời đo lường những ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động với tầm nhìn tổng quát. Tìm hiểu sự thay

đổi lớn và lâu dài, tích cực hay tiêu cực, chủ định hay không chủ định và trực tiếp hay gián tiếp gây ra
bởi hoạt động.
Để đưa ra được những đánh giá cuối cùng của dự án cần phải có sự góp mặt của bên trung gian như một
nhà tư vấn, nhưng với sự tham gia của các bên liên quan của dự án việc đánh giá sẽ dựa trên những
nguyên tắc đánh giá hiệu quả hoạt động trên 03 trung tâm của Tổ chức Maison Chance hiện tại tất nhiên
phải xem xét tới những yếu tố cần điều chỉnh cho phù hợp với trung tâm mới.

21


IX.

Nguồn nhân lực, trang thiết bị và vật tư dự kiến

a. Nguồn nhân lực
Để chuẩn bị thành lập dự án trung tâm bảo trợ xã hội tại Đắk Nông, nguồn nhân lực được liệt kê trong
sơ đồ tổ chức bên dưới:

Giám đốc Văn
Phòng Dự Án
Tim Aline Rebeaud

Trợ lý điều hành
Phạm Thanh Thủy

Điều phối viên dự án
Đoàn Văn Hoàng

Chăm sóc bệnh nhân
Đặng Văn Lanh


Kỹ sư xây dựng
Bùi Văn Thái

Nhân viên xã hội
Trần Thị Mùi

Lý lịch những thành viên ban điều hành dự án trong phụ lục 2
Nhiệm vụ của Ban quản lý dự án :
-

Làm các thủ tục hành chính để xin giấy phép thành lập trung tâm bảo trợ xã hội;
Cập nhật thường xuyên hồ sơ giới thiệu dự án (tiến độ và dự toán chi tiết);
Mời thầu xây dựng;
Điều nghiên xã hội để xác định những đối tượng trong tương lai của trung tâm ;
Tìm kiếm nhà tài trợ;
Điều phối và giám sát tiến độ dự án.

Khi trung tâm đi vào hoạt động thì các nguồn nhân lực cần thiết được xác định và được giới thiệu trong
bảng sơ đồ tổ chức bên dưới:

22


Giám đốc

01 Bác sĩ

05 Giáo viên
cấp một


02 Y tế

03 Giáo viên
chuyên biệt

01 Dược sĩ

10 Vật lý trị
liệu

Giám đốc
đào tạo/ sản
xuất

Phó giám đốc
hành chính/
xã hội giáo dục

Phó giám đốc
giáo dục/y tế

02 Tài xế

01 Phụ trách
bán hàng

01 Phụ trách
chăn nuôi


01 Thủ quỷ

01 Đầu bếp +
05 phụ bếp

06 Phụ trách
đào tạo và trợ
lý đào tạo
formateur

01 Phụ trách
nông nghiệp

01 Giáo viên
thể thao

01 Thư ký

08 Lao công

01 Giáo viên
tin học

01 Vật chất

01 Sửa chữa

01 Kế toàn

05 Nhân viên

xã hội

10 Chăm sóc
bệnh nhân

02 Bảo vệ

23


b. Vật tư và trang thiết bị
CHĂN NUÔI
Số lượng
150
150
40
08
6,000
10

Loại vật nuôi

Vịt
Chó
Ngựa

Dê và cừu

CÂY ĂN TRÁI
Loại cây

Cây xoài
Cây mãnh cầu xiêm
Cây bơ sáp
Cây bơ booth
Cây nhãn
Cây mít
Cây ổi
Cây sầu riêng
Cây dừa
Cây vú sữa

Số lượng
05
05
10
10
05
05
05
10
05
05

VƯỜN RAU SẠCH
Loại cây trồng

Số lượng
X
X
X

X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

Bắp
Cà chua
Bắp cải
Dưa leo
Các loại đậu
Cà rốt
Các loại rau thơm
Mướp
Củ cải

Các loại rau cải
Các loại củ
Củ từ
Củ sắn

Ớt

Rau muống
Rau diếp
24


ĐƠN VỊ TÍNH

SỐ LƯỢNG

Giường

cái

100

Gối

cái

100

Chăn, ra gối

cái

100

Mùng


cái

100

Nệm chống loét (Kim Đan)

cái

100

Tủ đựng quần áo

cái

100

Quạt máy

cái

100

Bàn làm việc (hoặc bàn để ngồi uống nước)

cái

10

Bàn ngủ (tủ)


cái

100

Thùng rác
Tủ lạnh

cái

100

cái

20

Bồn tắm phù hợp cho trẻ em khuyết tật

cái

04

Giường

cái

08

Gối


cái

08

Chăn, ra gối

cái

08

Mùng
Nệm

cái

08

cái

08

Tủ đựng quần áo

cái

08

Quạt máy

cái


08

Bàn làm việc (hoặc bàn để ngồi uống nước)
Tủ lạnh

cái

02

cái

02

Bàn ngủ (tủ)

cái

08

Thùng rác

cái

08

Giường

cái


06

Gối

cái

06

Chăn, ra gối

cái

06

Mùng
Nệm

cái

06

cái

06

Tủ đựng quần áo

cái

06


Bàn làm việc (hoặc bàn để ngồi uống nước)
Ghế

cái

03

cái

03

Quạt máy
Máy lạnh

cái

06

cái

06

Tủ lạnh

cái

02

Tổng hạng mục 01 - Trang thiết bị

theo bộ cho nhà ở
Nhà ở cho người thụ hưởng

Nhà ở cho nhân viên

Nhà ở cho tình nguyện viên

25


×