Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐẠI CƯƠNG KHOA HỌC QUẢN LÝ MÔN 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.07 KB, 6 trang )

ĐẠI CƯƠNG KHOA HỌC QUẢN LÝ – MÔN 6
Câu 1: Thế nào là hoạt động quản lý? Phân tích vai trị của nhà quản lý. Lấy ví dụ
thực tiễn để minh họa?
* Thế nào là hoạt động quản lý?
Theo những định nghĩa kinh điển nhất: Hoạt động quản lý là các tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thể QL ( người QL) đến khách thể quản lý ( người bị QL) –
trong 1 tổ chức – nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
Hiện nay, hoạt động QL thường được dịnh nghĩa rõ hơn: QL là quá trình đạt đến
mục đích của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động ( chức năng), kế hoach hóa, tổ
chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.
* Phân tích vai trị của nhà quản lý:
Vai trị QL là tập hợp có tổ chức các hành vi của người quản lý, được phân thành 3
nhóm lớn: vai trị liên nhân cách, vai trị thơng tin, vai trị quyết định.
4 lưu ý khi nói đến vai trị của người QL:
- Mọi cơng việc của người quản lý luôn luôn là sự kết hợp nào đó của các vai trị này
- Các vai trị này có thường ảnh hưởng đến đặc trưng của hoạt động quản lý
- Các vai trị này có liên quan chặt chẽ với nhau
- Tầm quan trọng tương đối của mỗi vai trò sẽ thay đổi theo cấp quản lý và chức
năng quản lý.
Các vai trò liên nhân cách:
- Vai trò đại diện: Là mốt trong những vai trò cơ bản và đơn giản nhất của người
QL, khi họ thay mặt hat đại diện cho tổ chức ở các cuộ lễ lạt hoặc những hoạt động có tính
chất nghi thức. Tuy nhiệm vụ đại diện này dường như không mấy quan trọng, nhưng nó
địi hỏi người QL phải lưu tâm vì đó là biểu hiện của sự quan tâm, tơn trọng của người QL
đến các bên đối thoại, đối tác: cấp dưới, khách hàng, cộng đồng…
- Vai trò thủ lĩnh – vai trò lãnh đạo: Là vai trò của người quản lý khi họ thực hiện
việc chỉ đạo, hướng dẫn, và phối hợp hoạt động của người dưới quyền nhằm đạt được mục
tiêu của tổ chức. Một số khía cạnh của vai trị thủ lĩnh – lãnh đạo có quan hệ trực tiếp tới
vấn đề cán bộ: tuyển dụng, đề bạt và sa thải những người dưới quyên. Một khía cạnh khác
liên quan đến việc động viên, lôi cuốn cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ để đáp ứng được
yêu cầu của tổ chức. còn một mặt nữa thuộc về vai trò này là làm cho cấp dưới nhận rõ


được những quan niệm, tầm nhìn của cả tổ chức để cổ vũ họ phấn đấu với tinh thần sáng
tạo vì mục tiêu của tổ chức.
- Vai trò liên hệ: Đòi hỏi người quản lý phải mở rộng quan hệ với những người bên
ngồi tổ chức. Đó là những người bạn hàng, quan chức chính phủ..Khi thực hiện vai trị
này, người quản lý tìm kiếm sự giúp đỡ ủng hộ của những nhân vật có ảnh hưởng tới sự
thành đạt của tổ chức.
Các vai trị thơng tin:
Một người quản lý giỏi phải hình thành nên 1 mạng lưới các mối quan hệ, tiếp xúc.
Những tiếp xúc, liên hệ khi phải thực hiện vai trò đại diện hay vai trò liên hệ khi phải thực
hiện vai trò hay vai trò liên hệ sẽ khiến người QL thu được những thông tin quý báu. Do có
nhưng quan hệ, tiếp xúc như vậy, người quản lý trở thành tế bào thần kinh trung ương của
tổ chức.


Vai trò người nhận tin: Đòi hỏi người QL phải tìm kiếm, thu nhận và xử lý, sàng lọc
thơng tin. Giống như máy ra đa, người QL phải “quét” từ mơi trường của họ những thơng
tin nào là chính xác, cần thiết có thể sử dụng được.
Vai trị của người phát tin: Có nghĩa là người QL phải chia sẻ thông tin với cấp dưới
và các thành viên khác của tổ chức. Thực ra một người QL giỏi phải là người biết những
thông tin nào cần chia sẻ, chia sẻ như thế nào và vào lúc nào cho những ai cần thiết, nếu
ngược lại thì, hoặc sẽ lãng phí thời gian vơ ích, hoặc sẽ đóng cửa thơng tin.
Vai trị của người phát ngơn: Người QL có trách nhiệm gửi thơng tin về thực trạng
của tổ chức mình đến cho nhiều nhà, nhất là những người bên ngoài tổ chức. Vai trị phát
ngơn ngày càng quan trọng vì báo chí và cơng luận địi hỏi ngày một thiếu thơng tin.
Các vai trò quyết định:
Bởi lẽ người QL khi sử dụng thông tin nhận được phải quyết định xem bằng cách
nào và khi nào sẽ phải xác định cho tổ chức của mình những mục tiêu và hoạt động mới,
cho nên vai trò quyết định sẽ là vai trò quan trọng nhất trong ba lớp vai trò đang xem xét.
Với tư cách của người sáng nghiệp, người dàn xếp, người phân phối nguồn lực và người
thương thuyết, người QL sẽ thực sự là hạt nhân của hệ thống ra quyết định trong 1 tổ chức.

Vai trò của người sáng nghiệp: Thiết kế và khởi đầu cho một dự án mới hoặc một
doanh nghiệp, một cơ sở du lịch vụ mới. Thực ra, vai trị sáng nghiệp cũng có thể thực hiện
trong lòng 1 tổ chức đang tồn tại khi đề xướng hay sáng lập một hệ thống, 1 thiết chế mới
dẫn đến 1 bước ngoặt của tổ chức.
Vai trò của người dàn xếp: Người QL phải đảm đương vai trò này khi gặp phải
những vấn đề và những biến đổi vượt ra ngồi tầm kiểm sốt trực tiếp của mình. Đơi khi
người QL cũng phải đương đầu với những khó khăn do tình trạng khủng hoảng của chính
tổ chức mình, bởi sự che giấu những vấn đề nhức nhối quá lâu.
Vai trò phân phối nguồn lực: đòi hỏi phải lựa chọn, ưu tiên hay phải sử dụng hợp lý
các nguồn lực như tài chính, vật tư, nhân lực,
Vai trị người thương thuyết: Người QL khi đóng vai trị phân phối nguồn lực cũng
thường phải sắm ln vai trị thương thuyết vì họ phải gặp gỡ, phải bàn bạc với những
nhân vật, những nhóm người khác nhau nhằm đi đến những thỏa thận nhất định, đặc biệt
khi phải làm việc với những cá nhân hay người ít chia sẻ những mực tiêu của tổ chức.
* Lấy ví dụ minh họa: Từng vai trị lấy ví dụ phù hợp với chức trách, nhiệm vụ
của bản thân. Cũng có thể lấy VD trong quá trình phân tích các vai trị ấy.
Câu 2: Giới thiệu về tổ chức nơi anh chị đang công tác và xác định các liên đới
cần phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ chức năng của mình.
Là một trường mầm non được thành lập năm 1980. với bề dày thành tích nhiều năm
liền nhà trường đạt thành tích cao trong cơng tác chăm sóc, giáo dục như: Tập thể lao động
tiên tiến, lao động xuất sắc….đạt được những thành tựu như trên là do nhà trường đã phối
hợp, kết hợp nhuần nhuyễn với các bên liên liên đới.vậy các liên đới đối với nhà trường là:
Bên ngoài nhà trường:
- Cơ quan quản lý cấp trên: UBND Huyện, Phòng GD & ĐT.
- Cơ quan QL “ địa phương”: UBND xã, các ban ngành đoàn thể.
Bên trong nhà trường:
- CB, GV, NV
- Học sinh



- Cha mẹ học sinh.
Phân tích một số cơng tác phối hợp
Câu 3: Viết tầm nhìn và sứ mạng của tổ chức và đề xuất 3 biện pháp để thực
hiện tầm nhìn sứ mạng.
Tầm nhìn: là một trong những trường đứng đầu về chất lượng chăm sóc, giáo dục
trẻ, nơi mà phụ huynh học sinh tin tưởng và lựa chọn.
Sứ mạng: Tạo dựng được môi trường thân thiện, chất lượng chuẩn Quốc gia giai
đoạn I, hiệu quả cao để mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Mà nơi ấy chính là cái nơi
giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách.
3 biện pháp để thực hiện sứ mạng:
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vất chất trang thiết bị.
- Xây dựng môi trường thân thiện, học sinh tích cực trong nhà trườn và các điều kiện
khác để được công nhận lại trường đạt chuẩn QG giai đoạn I.
- Trú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ để hồn thành chương trình
và mục tiêu giáo dục của trường mầm non là hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách.
Câu 4: Thế nào là cơng tác lãnh đạo. Trình bày các kỹ năng lãnh đạo chủ yếu. Liên
hệ thực tế ở bản thân.
* Thế nào là công tác lãnh đạo:
Định nghĩa lãnh đạo: Là quá trình tác động và ảnh hưởng đến những hoạt động có
liên quan đến cơng việc - nhiệm vụ của một nhóm thành viên.
Lãnh đạo: là q trình tác động, ảnh hưởng đến một nhóm, một tập thể để đạt được
mục tiêu của nhóm và của tập thể đó mong muốn. Để thực hiện quá trình này người lãnh
đạo phải biết cách tác động, ảnh hướng đến những người khác thơng qua quyền hạn quản
lý mà họ có để mọi người cùng hướng đến và đạt được mục tiêu. Do vậy người lãnh đạo có
các kỹ năng, động cơ và biết cách sử dụng quyền lực phù hợp.
* Kỹ năng lãnh đạo chủ yếu:
Có 5 kỹ năng lãnh đạo đó là:
1. Phân quyền:
Phân quyền xảy ra khi người lãnh đạo chia sẻ ảnh hưởng sự kiểm soát với những

người thuộc cấp. Khi làm như cậy, người lãnh đạo đã lôi cuốn được các thành viên ủa bộ
phận vào việc quyết định xem làm như thế nào để đạt được mục tiêu của tổ chức, và nhờ
đó tạo ra cho họ ý thức về sự cam kết và tự kiểm tra. Việc phân quyền sẽ thỏa mãn được
những nhu cầu cơ bản của con người về sự thành đạt, ý thức về sự công nhận, tự tôn trọng
và tạo điều kiện để các thành viên phát huy hết tiềm năng của mình, thì tự bản thân cơng
việc sẽ có sức kích thích và gây hứng thú. Nếu như vậy, người lãnh đạo đã hành động
đúng.
2. Trực cảm:
Trực cảm là khả năng nhạy cảm trong phân tích, xem xét, rà sốt tỉ mỉ một tình thé,
đốn trước được những biến đổi, dám mạo hiểm và biết hình thành niềm tin. Một người
lãnh đạo giỏi bao giờ cũng có cảm giác nhạy bén, linh cảm chính xác về những thay đổi sẽ
diễn ra xung quanh họ. Họ sẽ nhanh nhẹn chuyển hướng hoạt động trước những đối tượng
phục vụ mới, họ nhận biết nhanh chóng những ưu thế cạnh tranh mới, cũng như biết khai
thác triệt để thế mạnh của tổ chức mình.
3. Tự hiểu mình


Tự hiểu mình là khả năng nhận ra những mặt mạnh, yếu của chính mình, đồng thời
biết phát huy cái mạnh và khắc phục cái yếu đó. Một người lãnh đạo tự hiểu mình phải
ln biết tiếp thu sự đánh giá của đồng nghiệp và cấp dưới nhằm có được những thông tin
ngược phục vụ cho việc phân cấp ra quyết định hay xá định những ưu tiên một cách rõ
ràng. Những thông tin này trở thành cơ sở để nâng cao sự tự hiểu mình.
4. Tầm nhìn:
Tầm nhìn là khả năng hình dung về mọt tình thế tốt hơn, hay không giống hiện tại.
Và khả năng nhận biết các con đường, biện pháp để đạt tới tình thế tốt hơn ấy.Có 1 tầm
nhìn khơng phải bao giờ cũng có nghĩa là phải hình dung, tưởng tượng ra mục tiêu mới,
ngun bản. Tầm nhìn có thể được thể hiện trong một chiến lược liên kết hiện thực và đơn
giản để phục vụ cho quyền lợi của nhóm đói tượng quan trọng, như nhóm các đối tượng
được phục vụ.( khách hàng…)nhóm các thành viên của tổ chức hay nhó những người chia
sẻ quyền lợi với tổ chức (cổ đông…)

5. Thống nhất giá trị:
Thống nhất giá trị là khả năng hiểu được những nguyên tắc chủ đạo của tổ chức
cũng như hiểu biết được các giá trị của mỗi thành viên và biết cách làm cho chúng thống
nhất với nhau. Trong thực tế thường xảy ra hiện tượng những niềm tin hay mục đích của tổ
chức và những giá trị của các thành viên không trùng lặp nhau, người lãnh đạo cao cấp thì
chun quyền cịn các thành viên lại muốn tham gia vào việc ra quyết định. Người lãnh
đạo có kỹ năng thống nhất giá trị giỏi sẽ biết cách điều chỉnh để hóa giải , tháo gỡ những
xung đột này.
Liên hệ thực tế: Tùy vào chức trách nhiệm vụ của bản thân để liên hệ với 5 kỹ năng
lãnh đạo chủ yếu trên.
Câu 5: Thế nào là kiểm tra, đánh giá trong quản lý. Nêu các chức năng và
nguyên tắc cần đảm bảo trong kiểm tra, đánh giá. Liên hệ thực tiễn tại nơi a/ c đang
công tác.
* Thế nào là kiểm tra, đánh giá trong quản lý ?
Kiểm tra: là quá trình người ta sử dụng các phương pháp khác nhau để thu thập
thông tin về hiệu quả hoạt động.
Đánh giá: Là quá trình so sánh kết quả đạt được với mục tiêu để xác định được
những thành công, những lệch lạc để đưa ra những tác động điều chỉnh, uốn nắn.
Việc ĐG có ý nghĩa của sự phát triển xét giá trị để đi đến QĐ. QĐ để thay đổi, QĐ
để cải tiến.
Việc đó diễn ra theo chiều kim đồng hồ nếu ta bắt đầu từ sự đo lường, KT để điều
khiển q trình thực hiện cơng việc
Kiểm tra
Tổ chức thực hiện

Đánh giá

Quyết định biện pháp
Tìm nguyên nhân
- Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục là một dạng hoạt động nghiệp vụ

QL của HT nhằm kiểm soát, phát hiện so sánh kết quả hoạt động dạy học và giáo dục với
mục tiêu đề ra. Qua đó phát hiện những ưu điểm để động viên kích thích hoặc uốn nắn,


điều chỉnh những thiếu sót nhằm nâng cao chấy lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo
trong nhà trường.
- Cần nhấn mạnh ĐG là hoạt động đặc biệt nhằm phân tích xác định giá trị thực
trạng về mức độ hồn thành nhiệm vụ, chất lượng để từ đó đề ra những biện pháp điều
chỉnh, giúp đỡ đối tượng. ĐG liên quan chặt chẽ đến KT: Vừa là mục đích vừa là KQ của
KT. Việc ĐG 1 cách khách quan trên cơ sở sử dụng, phối hợp các phương pháp KT giúp
cho nhà QL có những thơng tin chính xác về đối tượng và đưa ra những quyết định QL
thích hợp.
* Các chức năng và nguyên tắc cần đảm bảo trong kiểm tra, đánh giá?
Các chức năng của kiểm tra, đánh giá.
- Tạo lập kênh thông tin phản hồi vững chắc, cung cấp thơng tin đã được xử lí chính
xác để hiệu trưởng hoạt động QL có hiệu quả.
- Kiểm sốt, phát hiện và phịng ngừa nhằm xác định thực chất hiệu quả GD giúp
HT đưa ra các QĐ QL
- Chức năng động viên, phê phán, uốn nắn, điều chỉnh, giúp đỡ đối tượng quản lý.
- ĐG và xử lý: Đánh giá nhằm đo lường xác định hiệu quả lao động sư phạm. ĐG
nhằm thẩm định các QĐ QL làm chu trình QL diễn ra liên tục và đạt hiểu quả cao.
Các nguyên tắc của KT, ĐG
Nguyên tắc chỉ đạo hoạt động kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục là
những tư tưởng chỉ đạo, phương hướng cơ bản quy định việc lựa chọn nội dung phương
pháp, phương tiện và hình thức tổ kiểm tra phù hợp, đó là những tri thức mang tính chất
chuẩn mực được tổng kết từ thực tiễn kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục, có
tính khách quan, là chỗ dựa đáng tin cậy về lí luận, giúp định hướng đúng đắn trong hồn
cảnh phức tạp để tự mình giải quyết nhiệm vụ kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học và giáo
dục trong các tình huống cụ thể, đa dạng và biết tổ chức một cách khoa học hoạt động
kiểm tra đánh giáo hoạt động dạy học và giáo dục đạt kết quả tối ưu.

Hoạt động kiểm tra, đánh giáo hoạt động dạy học và giáo dục phức tạp, đa dạng, đối
tượng chủ yếu là con người, mục đích kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục là
vì tiến bộ của con người. Do đó, hiệu trưởng cần tuân theo nguyên tắc chỉ đạo sau:
- Nguyên tắc pháp chế:
Hiệu trưởng kiểm tra và đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục là thực hiện trách
nhiệm do Nhà nước giao phó. Giáo viên được kiểm tra đánh giá cần tham gia tự giác tích
cực vào q trình này nhằm khơng ngừng nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
- Nguyên tắc tính kế hoạch:
Hoạt động kiểm tra đánh giá được dưa vào kế hoạch năm học trong sự thống nhất
với các hoạt động sư phạm khác của nhà trường. Hoạt động kiểm tra đánh giá cần trở thành
nề nếp quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho quản lí.
- Nguyên tắc khách quan:
KT và ĐG trong quản lý GD cần dựa trên các tiêu chí được xây dựng một cách khoa
học đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với đặc điểm của nhà trường. Việc kiểm tra
đánh giá được tiến hành ở tất cả các GV, các bộ môn. Việc đánh giá kết quả dạy học và
GD một cách khách quan là động lực tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững cho nhà
trường.
- Nguyên tắc tính hiệu quả.


KT, ĐG phải được tiến hành khoa học để đem lại hiệu quả QL tối ưu. KT, ĐG với
thời gian, nhân lực hợp lý tạo ra động lực thúc đẩy sự cải tiến nội dung, phương pháp và
phương tiện dạy học và GD để càng ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục
- Nguyên tắc tình GD.
KT ĐG của HT vừa nhằm mục đích phân loại GV (ĐG theo tiêu chí) vừa có tính đào
tạo - nhằm nắm bắt được khó khăn của GV, từ đó đưa đến cho họ sự giúp đỡ. KT ĐG còn
nhằm ghi nhận sự tiến bộ của GV và HS, tạo điều kiện cho sự thăng tiến và phát triển. KT
và ĐG là có ý nghĩa cho cả nhà quản lí, giáo viên và học sinh. Nó mang tính nhân đạo và
giáo dục sâu sắc.
Các nguyên tắc trên có liên quan, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Tùy từng mục đích, đối

tượng nội dung và tình huống kiểm tra cụ thể mà hiệu trưởng vận dụng các nguyên tắc
hoặc sự phối hợp tối ưu giữa chúng một cách linh hoạt.
* Liên hệ thực tiễn tại nơi a/ c đang công tác: Tùy từng chức năng nhiệm vụ cảu
bản thân mà liên hệ với nội dung.



×