Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.98 KB, 5 trang )

Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình
phạt tù: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn
Nguyễn Văn Điều
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự; Mã số: 60 38 01 04
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Hùng
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Tội phạm; Hình phạt tù; Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề quyền con người, giải phóng con người và bảo vệ quyền con người đã được Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền
bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó,
họ có quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc”[55]. Đây là bản Tuyên ngôn Độc lập của
Nước VNDCCH, không chỉ nhằm công bố với thế giới về sự ra đời của một quốc gia độc lập, có
chủ quyền mà còn là một bản tuyên ngôn về quyền con người của Việt Nam.
Hiến pháp của Nước VNDCCH các năm 1946, 1959 và CHXHCN Việt Nam năm 1980,
1992, 2013 đều ghi nhận các nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, công
dân bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Phẩm giá con người, tài sản, bí mật đời tư của công
dân được Nhà nước bảo vệ. Dựa trên Hiến pháp, pháp luật, tất cả các cơ quan hợp thành hệ
thống chính trị bao gồm ĐCSVN, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, Mặt trận tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội đều phải có trách nhiệm đảm bảo quyền con người.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực tổ chức thi hành hình phạt tù, vấn đề quyền và nghĩa vụ của
người chấp hành hình phạt tù chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Trên thực tế, để đạt
được mục đích quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo người chấp hành hình phạt tù, trả lại cho xã
hội những con người hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng, có rất nhiều vấn đề phải làm, nhưng
trước mắt phải quy định rõ người đang chấp hành hình phạt tù là ai, quyền và nghĩa vụ của họ ra
sao? Trên cơ sở đó, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, Mặt trận Tổ quốc, đặc biệt là cơ quan
thi hành án phạt tù áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người
đang chấp hành hình phạt tù; đồng thời để họ điều chỉnh hành vi của mình. Vì vậy, việc nghiên
cứu quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù một cách toàn diện và có hệ thống là


cần thiết, hướng tới hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quản lý, giam giữ, giáo dục
trong các trại giam, phát huy sức mạnh tổng hợp của gia đình, các lực lượng xã hội tham gia vào
công tác giam giữ, giáo dục, cải tạo. Từ nhận thức đó, cho thấy vấn đề: Quyền và nghĩa vụ của
người chấp hành hình phạt tù: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn là vấn đề cần nghiên cứu sâu
sắc và có hệ thống.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có một số công trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn ở những mức độ khác nhau, những
khía cạnh, phương diện khác nhau về quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù. Sau khi


Luật Thi hành án hình sự chính thức có hiệu lực (một văn bản pháp lý chính thống, điều chỉnh toàn
diện về tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự, có hiệu lực từ ngày 01/7/2011) thì đến nay chưa
có một công trình nghiên cứu cơ bản nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về quyền,
nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù và thực trạng áp dụng các quyền, nghĩa vụ này trong
thực tiễn ở cấp độ Luận văn Thạc sĩ.
Từ thực tiễn tình hình nghiên cứu trên đây, một lần nữa cho phép khẳng định việc nghiên
cứu đề tài: Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù trong trại giam, trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giam giữ, giáo
dục cải tạo phạm nhân, đồng thời góp phần hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự nói chung,
pháp luật thi hành hình phạt tù nói riêng.
- Luận văn đặt ra và thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
a. Nghiên cứu cơ sở lý luận quyền và nghĩa vụ của người đang chấp hành hình phạt tù tại
các trại giam thuộc Bộ Công an.
b. Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đang chấp hành
hình phạt tù tại các trại giam thuộc Bộ Công an.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quyền và nghĩa vụ của người đang chấp hành

hình phạt tù tại các trại giam.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Phạm vi không gian: Thực hiện quyền và nghĩa vụ của phạm nhân đang chấp hành hình
phạt tù tại các trại giam thuộc Bộ Công an.
Phạm vi thời gian: Thực hiện quyền và nghĩa vụ của phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù
tại các trại giam thuộc Bộ Công an từ năm 2010 đến 2013.
5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ
nghĩa duy vật biện chứng Mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm
của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, các vấn đề
cải cách tư pháp trong các Nghị quyết của Đại hội Đảng các khoá gần đây, các Nghị quyết của
Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù
của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh, đối
chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê;... để tổng hợp các
tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu của luận văn.
6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực
tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên, có hệ thống ở cấp độ luận văn Thạc sĩ luật học về
quyền, nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù; đánh giá làm sáng tỏ bức tranh tình hình thực
hiện các quyền, nghĩa vụ này trong thực tế; những tồn tại, khó khăn, vướng mắc xung quanh việc
thực hiện các quyền, nghĩa vụ này trong các trại giam thuộc Bộ Công an; đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các quyền này trong giai đoạn hiện nay và thời
gian tới.
Luận văn có thể sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết, bổ ích cho những người nghiên cứu và
cho cán bộ thực tiễn đang công tác tại các Cơ quan thi hành án hình sự trong phạm vi cả nước.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được cấu trúc gồm: Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:



Chương 1. Một số vấn đề lý luận về quyền, nghĩa vụ của phạm nhân tại các trại giam ở
Việt Nam hiện nay.
Chương 2. Thực trạng thực hiện quyền, nghĩa vụ của phạm nhân tại các trại giam ở Việt
Nam hiện nay.
Chương 3. Một số giải pháp tiếp tục bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của phạm
nhân tại trại giam ở Việt Nam.

References
1.
A.G. Cô-va-liốp (1971), Tâm lý học nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1998), Thông báo số 118/TB-TW ngày 21/01/1998 về ý
kiến kết luận của Hội nghị Thường vụ Bộ Chính trị về vấn đề Công an tham gia làm kinh
tế, Hà Nội.
3.
Ban Chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ (2005), Tài liệu Hội nghị tổng kết Chỉ thị 12 của
Ban Bí thư về quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta, Hà Nội.
4.
Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn
giáo, Hà Nội.
5.
Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (1991), Tài liệu hướng dẫn học tập Văn kiện Đại hội
VII Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Tư tưởng - Văn hoá, Hà Nội.
6.
Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (1996), Tài liệu học tập Văn kiện Đại hội VIII của
Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7.
Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội IX của
Đảng (dành cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8.
Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2006), Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội X của
Đảng (dành cho cán bộ, đảng viên cơ sở), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9.
Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu các Văn kiện
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Ngọc Bích (1988), Tâm lý học nhân cách - Một số vấn đề lý luận, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
11. Lê Thị Bừng (2003), Tâm lý học ứng xử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Bộ Chính trị (2010), Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.
13. Bộ Công an (2011), Thông tư số 36/2011/TT-BCA ngày 26/05/2011 quy định về Nội quy
trại giam, Hà Nội.
14. Bộ Công an (2011), Thông tư số 46/2011/TT-BCA ngày 30/06/2011 quy định về việc phạm
nhân gặp người thân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại với thân nhân,
Hà Nội.
15. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư liên
tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày 06/02/2012 hướng dẫn việc tổ chức
dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách
và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân, Hà Nội.
16. Bộ Tư pháp (2005), Việt Nam với vấn đề quyền con người, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
17. C.Mác - Ph.Ăngghen (1998), Về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (1999), Những văn bản pháp
luật phục vụ cho công tác trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
20. Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an (2005), Lực
lượng Cảnh sát trại giam - 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Nxb Chính trị



21.

22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.

Quốc gia, Hà Nội.
Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an (2006), Báo

cáo tổng kết công tác trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng từ năm 1996 đến năm
2006, Hà Nội.
Chính phủ (1993, 2008), Quy chế trại giam 1993, sửa đổi bổ sung năm 2008, Hà Nội.
Chính phủ (2011), Nghị định 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 quy định về tổ chức quản
lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân, Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (2002), Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
Công ước số 29 Công ước về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc của Tổ chức lao động thế
giới, 1930.
Đảng uỷ Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng - Bộ Công an (2001), Nghị
quyết số 08/NQ-ĐU(P12) ngày 23/11/2001 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công
tác giáo dục phạm nhân, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính
trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
Hội Luật gia Việt Nam (Biên soạn) (2007), Tập hợp các văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản về
quyền con người, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Thanh Lê (2002), Xã hội học tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979.
Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1946), Hiến pháp Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, Hà Nội.
Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1959), Hiến pháp Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp Nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992, 2001), Hiến pháp Nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999, 2009), Bộ Luật Hình sự 1999,
sửa đổi bổ sung năm 2009, Hà Nội.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Tổ chức Toà án nhân
dân, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ Luật tố tụng hình sự, Hà
Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Dân sự, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006, 2012), Luật Luật sư 2006, sửa
đổi bổ sung năm 2012, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật Đặc xá, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà
Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Hôn nhân gia đình, Hà
Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Thi hành án hình sự, Hà
Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Khiếu nại, Hà Nội.


47.
48.
49.
50.
51.
52.
53.
54.
55.
56.


Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Tố cáo, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Bộ luật Lao động, Hà Nội.
Phan Xuân Sơn (2009), Hoàn thiện môi trường trại giam, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà
Nội.
Tổng cục VIII thuộc Bộ Công an (2013), Báo cáo tổng kết công tác thi hành án hình sự và
hỗ trợ tư pháp từ năm 2010 đến năm 2013, Hà Nội.
Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(2005), Các văn kiện cơ bản về luật nhân đạo quốc tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1993, 2007), Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, sửa đổi bổ sung
năm 2007, Hà Nội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003, 2008), Pháp lệnh Dân số năm 2003, sửa đổi bổ sung
năm 2008, Hà Nội.
Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh
toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2010), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh.



×