Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình
sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn
tại địa bàn tỉnh Nam Định
Nguyễn Tiến Dũng
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự và tố tụng Hình sự; Mã số: 60 38 01 04
Người hướng dẫn: TS. Trần Văn Dũng
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Luật hình sự; Tố tụng hình sự; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Nam Định
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài sản và quyền sở hữu về tài sản là một trong những quyền quan trọng, thân thiết nhất
của con người và luôn chiếm được sự quan tâm đặc biệt của các nhà lập pháp của bất kỳ quốc gia
nào. Trong các hình thái xã hội khác nhau, Nhà nước đều sử dụng các biện pháp để bảo vệ quyền
sở hữu tài sản hợp pháp của con người và hành vi xâm hại đến quyền sở hữu của con người đều
bị áp dụng những hình thức trách nhiệm pháp lý nhất định như: Trách nhiệm bồi thường, trách
nhiệm hoàn trả vật, tài sản trong pháp luật dân sự hay điều tra, truy tố, xét xử một người khi họ
có hành vi xâm phạm quyền sở hữu ở mức độ nghiêm trọng. Thông qua việc đánh giá coi hành vi
xâm phạm quyền sở hữu của con người là tội phạm và áp dụng đối với người phạm tội một hình
phạt, Nhà nước luôn thể hiện thái độ đấu tranh không khoan nhượng đối với loại hành vi này.
Ở Việt Nam, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước ta đã ban hành
Hiến pháp và các đạo luật khác để ghi nhận, bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân, trong
đó các quy định của pháp luật hình sự giữ vai trò quan trọng. Theo cách hiểu hiện nay "Quyền sở
hữu là một hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu
dùng, những tài sản khác theo quy định của pháp luật" [37]. Như vậy sau quyền được sống,
quyền được tự do thì quyền sở hữu có một vai trò to lớn đối với đời sống con người. Tiếp theo
các văn bản pháp lý trước đó, Hiến pháp 1992 - văn bản pháp lý có giá trị pháp lý cao nhất đều
ghi nhận:
Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với
các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập
thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng [14].
Thể chế hóa quy định của Hiến pháp, Bộ luật hình sự đã giành hẳn một chương quy
định các tội xâm phạm sở hữu (Chương XIV Bộ luật hình sự) gồm từ Điều 133 đến Điều 145
trong đó tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự. Trước đó,
trong Bộ luật hình sự 1985, vì đề cao sở hữu tập thể, sở hữu Nhà nước nên các nhà lập pháp thời
kỳ này đã tách thành hai chương riêng: Chương các tội xâm phạm tài sản sở hữu xã hội chủ
nghĩa và chương các tội xâm phạm sở hữu của công dân với các đặc điểm pháp lý hành vi không
có gì khác nhau, có chăng chỉ khác nhau về khách thể bảo vệ là quan hệ sở hữu XHCN hay quan
hệ sở hữ tư nhân. Chính sách hình sự khác nhau dẫn đến mức hình phạt áp dụng khác nhau và có
một vài tình tiết định khung tăng nặng khác nhau.
Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định quyền sở hữu là một quyền thiêng liêng và được
hiến định. Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định:
1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh
hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng
khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ
chức, cá nhân theo giá thị trường [22].
Cụ thể hóa nội dung và tinh thần này của Hiến pháp, các quy định của Bộ luật hình sự
về bảo vệ quyền sở hữu của con người được nghiên cứu, bổ sung, trong đó có tội phạm lừa đảo
chiếm đoạt tài sản đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.
Nghiên cứu diễn biến tội phạm trong những năm vừa qua, trên phạm vi toàn quốc, có thể
thấy rằng nhóm các tội xâm phạm sở hữu thuộc loại tội phạm có diễn biến rất phức tạp. Tính
chất phức tạp thể hiện ở hai điểm: số vụ liên tục tăng và mức độ nguy hiểm cũng ngày càng
nghiêm trọng. Hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu đã gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà
nước, của tổ chức và tài sản của công dân, ảnh hưởng đến trật tự chung của xã hội. Trong đó tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội xâm phạm sở hữu có mức độ xảy ra nhiều nhất,
tội này diễn biến ngày một gia tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt.
Trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm xâm phạm
đến sở hữu trong những năm vừa qua cho thấy loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản luôn
chiếm một số lượng đáng kể trong tổng số các tội phạm hàng năm. Có nhiều nguyên nhân để giải
thích cho tình trạng nghiêm trọng của tội phạm này, tuy nhiên việc nghiên cứu làm rõ các đặc
điểm của tội phạm này trên phạm vi một địa bàn cụ thể được xác định (thông qua việc nghiên
cứu đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm dân cư, tính chất địa bàn) sẽ giúp chúng ta lý giải phần
nào tính đặc thù của loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Nam Định qua đó giúp chúng ta có thể
đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với các cơ quan tiến hành tố tụng.
Là một cán bộ công tác trong ngành bảo vệ pháp luật, tác giả lựa chọn đề tài này để làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Việc nghiên cứu dấu hiệu pháp lý của tội phạm lừa đảo
chiếm đoạt tài sản nói chung và các biểu hiện cụ thể của nó tại Nam Định để từ đó đề ra những
biện pháp hoàn thiện các quy định của BLHS cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là rất cần thiết. Vì lý do đó tác giả
đã chọn đề tài "Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở
nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định"làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
Cũng cần nói thêm rằng, vì đặt trọng tâm nghiên cứu thực trạng tội phạm lừa đảo chiếm
đoạt tài sản trên một địa bàn cụ thể, nên tác giả không có điều kiện nghiên cứu xuyên suốt quá
trình lập pháp hình sự Việt Nam về loại tội phạm này trong suốt quá trình phát triển của pháp
luật hình sự Việt Nam, mà chỉ cố gắng tập trung nghiên cứu quá trình phát triển pháp luật hình
sự Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu
khoa học về luật hình sự, trong các tập bình luận khoa học về luật hình sự, các luận văn thạc sĩ,
tiến sĩ của nhiều tác giả nổi tiếng như TS Trịnh Hồng Dương, GS.TS Võ Khánh Vinh, Ths Trần
Thị Phương Hiền và gần đây là khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Khánh Ly tại Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, có thể kể đến các bài viết nghiên cứu của tiến sỹ Lê Đăng Doanh (Đại
học Luật Hà Nội) bàn về các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong BLHS, trong
đó tác giả đã so sánh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lừa dối khách hàng, cũng như phân tích
sâu sắc tính chất pháp lý của hành vi dùng thủ đoạn lừa dối, lập hồ sơ khống để chiếm đoạt tiền hoàn
thuế giá trị gia tăng…
Qua nghiên cứu cho thấy, nhìn chung các tác giả đã đề cập khá sâu sắc và toàn diện về các
dấu hiệu pháp lý của loại tội phạm này; phân biệt rõ các trường hợp phạm tội này với một số tội
phạm khác có chung đặc điểm là dấu hiệu lừa dối, tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào đề cập
đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong mối liên hệ với một địa bàn cụ thể là tỉnh Nam Định, nhất là
trong bối cảnh là một tỉnh đan xen dân cư nông thôn và thành thị. Sự đình đốn trong sản xuất công
nghiệp, tình trạng thất nghiệp, tình trạng di dân tự do, tình trạng yếu kém trong việc quản lý kinh
tế của các cơ quan nhà nước trong hoạt động tổ chức xuất khẩu lao động, trong hoạt động cho
vay tín dụng, sự lơ là thiếu cảnh giác của một bộ phận không nhỏ người dân....luôn là vấn đề nổi
cộm và là một trong những nguyên nhân làm cho loại tội phạm này gia tăng.
Trên thực tế Nam Định tuy là một tỉnh nhỏ thuộc đồng bằng Bắc Bộ, song cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, tình hình tội phạm lừa đảo có
những diễn biến phức tạp và xu hướng ngày càng gia tăng không chỉ về số vụ mà cả về tính chất, hậu
quả thiệt hại về tài sản ngày càng trầm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của tỉnh Nam Định.
Bởi vậy, luận văn nghiên cứu về: các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; so sánh sự
khác biệt của tội phạm này và các tội phạm khác có cùng tính chất; nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp
hình sự của một số quốc gia có những nét tương đồng về truyền thống lập pháp với Việt Nam;
nghiên cứu thực trạng và diễn biến của loại tội phạm này ở Nam Định. Trên cơ sở đó, đề xuất các
giải pháp nhằm sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự đồng thời đưa ra các biện pháp nâng cao nhận
thức và hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng về tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm giảm bớt những thiệt hại xảy ra,đem lại sự tin tưởng vào pháp luật
cho mọi người dân trên địa bàn tỉnh Nam Định.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích của đề tài: trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và thực
trạng tình hình, các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Nam
Định để đưa ra các các đề xuấthoàn thiện BLHS về loại tội phạm này, nâng cao hiệu quả áp dụng
các quy định của Bộ luật hình sự ViệtNam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đặt ra cho mình các
nhiệm vụ sau đây:
a) Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam từ khi Cách mạng tháng 8 thành
công đến nay, qua đó để có một cách nhìn khái quát về quá trình phát triển của quy định này,
phục vụ cho các đề xuất sửa đổi, bổ sung tội phạm này và các tội phạm khác có liên quan.
b) Phân tích và làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản" theo Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 đồng thời phân tích và so sánh các dấu hiệu pháp
lý của tội phạm này với một số tội phạm khác có liên quan như: tội lừa dối khách hàng, tội đánh
bạc…để làm rõ thêm cách nhận biết các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này.
c) Phân tích thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử loại tội này tại tỉnh Nam Định trong thời
gian vừa qua để thấy được các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác này trong
thời gian vừa qua.
d) Phân tích những đặc điểm đặc thù của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên cơ sở
gắn với đặc điểm của tỉnh Nam Định đồng thời chỉ ra những vướng mắc, hạn chế trong việc điều
tra, truy tố, xét xử tội phạm này tại tỉnh Nam Định.
đ) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản và các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự
Việt Nam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, qua đó góp phần đấu tranh có hiệu quả hơn đối với
loại hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định nói riêng và cả nước nói
chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, phân tích thực trạng và diễn biến của tội phạm để rút ra những điểm thành công
cũng như thiếu sót trong việc áp dụng các quy định của BLHS và BLTTHS trên địa bàn tỉnh
Nam Định, phân tích nguyên nhân, đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện các quy định của BLHS
và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự ViệtNam về tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trong phạm vi những vấn đề liên quan đến tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới góc độ luật hình sự trên địa bàn tỉnh Nam Định
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự và tội phạm
học như: phương pháp thống kê hình sự, phương pháp phân tích và so sánh, phương pháp tổng hợp.
Ngoài ra, còn một số phương pháp khác cũng được áp dụng như: phương pháp phân tích hệ thống,
phương pháp chuyên gia...
6. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của đề tài
Trong phạm vi của đề tài là một công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lý luận,
vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Về mặt lý luận: đề tài góp phần hoàn thiện nội dung quy định của Điều 139 Bộ luật
hình sự năm 1999, đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo và
nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự.
- Về mặt thực tiễn: những đề xuất giải pháp nêu trong luận văn sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội phạm nói chung và
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. Ngoài ra, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho các lực lượng tham gia phòng, chống loại tội phạm này không những ở tỉnh Nam Định
mà còn có thể áp dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố khác có điều kiện tương tự.
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và toàn diện về
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời đã đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều
tra, truy tố và xét xử đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt
Nam
Chương 2:Trách nhiệm hình sự của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong BLHS hiện
hành và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Nam
Định.
Chương 3: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự và nâng
cao hiệu quả áp dụng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định.
References
1. Lê Cảm (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung),
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Lê Cảm (2006), "Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong
lĩnh vực tư pháp hình sự", Tòa án nhân dân, (13), tr. 8-17.
4. Bích Diệp (2010) "Mô ̣t triê ̣u người Viê ̣t Nam đang thấ t nghiê ̣p", http://dân trí.com.vn.
5. Lê Đăng Doanh (2004), "Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến lĩnh vực hoàn thuế giá
trị gia tăng", Tòa án nhân dân, (22), tr. 22-29.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về
một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về
chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005),Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
9. Trần Thị Phương Hiền (2007), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Nguyễn Ngọc Hòa (1999), Tội phạm học trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
11. Nguyễn Ngo ̣c Hòa (2001), "Bộ luật hình sự 1999 với viê ̣c quy đinh
̣ về đă ̣c điể m về nhân
thân là dấ u hiê ̣u đinh
̣ tô ̣i", Luật học, (6), tr. 19-27.
12. Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành tội phạm lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
13. Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập II, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
15. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
16. Quốc hội (1991), Luật số 55-LTC/HĐNN8 ngày 12/8 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật hình sự, Hà Nội.
17. Quốc hội (1993), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
18. Quốc hội (1997), Luật số 57-L/CTN ngày 10/5 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự, Hà Nội.
19. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
20. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
21. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
22. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
23. Sở Lao đô ̣ng - Thương binh và Xã hô ̣i tin̉ h Nam Đinh
̣ (2012), Báo cáo về tình hình sử dụng
lao động năm 2012 và dự kiến tuyển dụng lao động năm 2013 của tỉnh Nam Định , Nam
Đinh
̣
24. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định (2008), Số liệu thống kê kết quả công tác xét xử năm 2008,
Nam Định.
26. Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định (2009), Số liệu thống kê kết quả công tác xét xử năm 2009,
Nam Định.
27. Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định (2010), Số liệu thống kê kết quả công tác xét xử năm 2010,
Nam Định.
28. Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định (2011), Số liệu thống kê kết quả công tác xét xử năm 2011,
Nam Định.
29. Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định (2012), Số liệu thống kê kết quả công tác xét xử năm 2012,
Nam Định.
30. Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định (2000-2013), Các bản án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của
Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định, (Tài liệu lưu trữ), Nam Định.
31. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Hệ thống hóa luật lệ hình sự, tập 1, Hà Nội.
32. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hóa luật lệ hình sự, tập 2, Hà Nội.
33. Toà án nhân dân tối cao (2001), Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3 về hướng dẫn
áp dụng một số quy định của các Điều 139, 193, 194, 278, 279, 289 của Bộ luật hình sự
1999, Hà Nội.
34. Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp (2001),
Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT, Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV
"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự 1999, Hà Nội.
35. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999) Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
36. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà
Nội.
37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật hình sự, tập 1, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật hình sự,tập 2, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
40. Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Nam Định (2008), Báo cáo tổng kết
năm 2008, Nam Định.
41. Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Nam Định (2009), Báo cáo tổng kết
năm 2009, Nam Định.
42. Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Nam Định (2010), Báo cáo tổng kết
năm 2010, Nam Định.
43. Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Nam Định (2011), Báo cáo tổng kết
năm 2011, Nam Định.
44. Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Nam Định (2012), Báo cáo tổng kết
năm 2012, Nam Định.
45. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định (2008), Số liệu thống kê kiểm sát điều tra hình sự
năm 2008, Nam Định.
46. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định (2009), Số liệu thống kê kiểm sát điều tra hình sự
năm 2009, Nam Định.
47. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định (2010), Số liệu thống kê kiểm sát điều tra hình sự
năm 2010, Nam Định.
48. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định (2011), Số liệu thống kê kiểm sát điều tra hình sự
năm 2011, Nam Định.
49. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định (2012), Số liệu thống kê kiểm sát điều tra hình sự
năm 2012, Nam Định.