ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HIỀN
HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI CÁC KỲ HỌP
QUỐC HỘI VIỆT NAM KHÓA XII (2007 - 2011)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HIỀN
HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI CÁC KỲ HỌP
QUỐC HỘI VIỆT NAM KHÓA XII (2007 - 2011)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lƣu Văn An
Hà Nội - 2014
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG
8
CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP QUỐC HỘI VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội
8
1.1.1. Quan niệm hoạt động chất vấn
8
1.1.2. Quy trình, thủ tục tiến hành hoạt động chất vấn
12
1.1.3. Tính tất yếu của hoạt động chất vấn trong các kỳ họp Quốc hội
18
1.2. Cơ sở pháp lý của hoạt động chất vấn ở Quốc hội
24
1.2.1. Những quy định về chất vấn
24
1.2.2. Những quy định về trả lời chất vấn
27
1.2.3. Những quy định về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước
30
trước và sau trả lời chất vấn
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN VẤN TẠI
33
CÁC KỲ HỌP QUỐC HỘI KHÓA XII (2007 - 2011)
2.1. Kết quả hoạt động chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội khóa XII
33
2.1.1. Những thành tựu đạt được
33
2.1.2. Những hạn chế
44
2.2. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong hoạt
51
động chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội
2.2.1. Nguyên nhân của những thành tựu
51
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
53
2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động chất vấn tại
55
các kỳ họp Quốc hội
2.3.1. Làm rõ chất vấn và quyền chất vấn
55
2.3.2. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc thực hiện chất
56
vấn và thời hạn trả lời chất vấn
2.3.3. Quốc hội cần tỏ thái độ của mình đối với chất vấn và trả lời
57
chất vấn
2.3.4. Bổ sung trong văn bản pháp luật một số chế tài về chất vấn và
57
trả lời chất vấn
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỒI MỚI, NÂNG
58
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI CÁC KỲ HỌP
QUỐC HỘI VIỆT NAM
3.1. Quan điểm về việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn
58
3.1.1. Yêu cầu khách quan của việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt
58
động chất vấn của Quốc hội trong thời gian tới
3.1.2. Quan điểm chỉ đạo việc đổi mới hoạt động chất vấn
60
3.2. Một số giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động
63
chất vấn của Quốc hội
3.2.1. Nâng cao nhận thức của đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan
Nhà nước và của cử tri về tầm quan trọng, sự cần thiết của hoạt động
63
chất vấn tại kỳ họp Quốc hội
3.2.2. Đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về hoạt động chất vấn
65
tại kỳ họp Quốc hội
3.2.3. Nâng cao chất lượng và tăng cường bồi dưỡng kỹ năng chất vấn cho
79
đại biểu Quốc hội
3.2.4. Nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ hoạt động chất vấn
83
Kết luận
87
Danh mục tài liệu tham khảo
90
Phụ lục
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luâ ̣n văn này là công triǹ h nghiên cứu thực sự của riêng
tôi đươ ̣c thực hiê ̣n dưới sự hướng ẫn
d khoa ho ̣c của PGS.TS Lưu Văn An.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và không trùng lặp với
các đề tài khác.
Tôi xin hoàn toàn chiụ trách nhiê ̣m về nô ̣i dung và kế t quả nghiên cứu.
Tác giả
Nguyễn Thi Hiề
̣ n
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Khoa Khoa học chính trị - Trường Đa ̣i ho ̣c Khoa
học Xã hội và Nhân văn, đươ ̣c sự đồ ng ý của thầ y hướng dẫn Lưu Văn An, tôi
đã thực hiê ̣n đề tài : “Hoạt động chấ t vấ n tại các kỳ họp Quố c hội Viê ̣t Nam
khóa XII (2007 - 2011)”.
Để hoàn thành luâ ̣n văn , tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Lưu Văn An, với tinh thầ n trách nhiê ̣m và tấ m lòng của mô ̣t người thầ y
đã luôn tâ ̣n tin
̀ h, nghiêm khắ c chỉ dẫn và giúp đỡ em trên con đường nghiên cứu
khoa kho ̣c.
Xin cám ơn các thầ y cô giáo, những người đã trực tiế p truyề n thu ̣ cho em
những kiế n thức, kinh nghiê ̣m, kỹ năng để em hoàn thành tốt luận văn nghiên cứu
của mình.
Xin cảm ơn những nhà nghiêm cứu khoa ho ̣c đi trước đã có những công
trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn tôi nghiên cứu
, giúp tôi có những tư
liê ̣u, số liê ̣u phu ̣c vu ̣ công tác nghiên cứu hoàn thành nô ̣i dung luâ ̣n văn
.
Cuố i cùng tôi xin đươ ̣c gửi lời cảm ơn tới những người thân, bạn bè và
đồ ng nghiê ̣p của tôi!
Xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBQH
: Đại biểu Quốc hội
UBTVQH
: Uỷ ban thường vụ Quốc hội
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, Quốc hội được xác định là
cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam. Quốc hội là cơ quan
duy nhất có quyền lập pháp, quyết định những chính sách cơ bản của đất
nước, thực hiện giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Quyền giám sát của Quốc hội và việc thực hiện quyền giám sát của Quốc hội
đối với hoạt động của bộ máy Nhà nước ta là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan
trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước.
Những năm gần đây, Quốc hội ngày càng đổi mới và nâng cao hiệu quả
hoạt động. Một trong những nội dung đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hoạt
động của Quốc hội chính là yêu cầu tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt
động giám sát nói chung, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc
hội nói riêng, đối với các hoạt động của Chính phủ, buộc Chính phủ phải chịu
trách nhiệm về sự quản lý điều hành đất nước của mình trước Quốc hội, trước
nhân dân.
Trong các kỳ họp của Quốc hội khóa XII (2007 - 2011), hoạt động chất
vấn và trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) ngày càng được coi
trọng và trở thành một phương thức hoạt động thật sự hiệu quả của Quốc hội,
được nhân dân cả nước đánh giá cao. Thực tế các kỳ họp Quốc hội khóa XII
cho thấy, nội dung chất vấn ngày càng sắc sảo, câu hỏi chất vấn ngắn gọn, rõ
ràng, có trọng tâm, thể hiện được những vấn đề bức xúc của cử tri. Cách thức
tiến hành, điều hành phiên chất vấn được cải tiến theo hướng nâng cao chất
lượng câu hỏi và đặt ra trách nhiệm ngày càng cao cho các cơ quan hành pháp
và tư pháp. Trên diễn đàn Quốc hội, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính
phủ, các bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
1
Kiểm sát nhân dân tối cao… đã trả lời nhiều câu hỏi mang tính trí tuệ của các
ĐBQH. Sau chất vấn, các cá nhân và tổ chức có liên quan đã nghiêm túc xem
xét có trách nhiệm những vấn đề mà đại biểu nêu lên. Việc tổng hợp chất vấn,
theo dõi việc thực hiện lời hứa của người trả lời chất vấn, thông báo các nội
dung có liên quan sau chất vấn… được thực hiện một cách thường xuyên hơn.
Thực tế cho thấy, hoạt động giám sát chuyên đề và chất vấn thời gian qua đã
góp phần tích cực giải quyết những vấn đề cuộc sống đang đặt ra.
Tuy nhiên, hoạt động chất vấn vẫn còn một số bất cập. Nội dung chất vấn
có những vấn đề chưa thiết thực, chưa sát với thực tế, nhiều khi còn mang tính
sự vụ. Có những đại biểu suốt cả nhiệm kỳ không một lần thực hiện quyền chất
vấn. Hình thức đối thoại, tranh luận giữa người chất vấn và người trả lời chất vấn còn
hạn chế, vẫn thiếu hình thức truy vấn đến cùng. Đối với người bị chất vấn, cách trả
lời của một số vị Bộ trưởng vẫn còn chung chung, chưa sâu, chưa rõ ràng…
Xuất phát từ thực tiễn đó, nghiên cứu về hoạt động chất vấn và trả lời
chất vấn, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn hiện nay đã và đang là
vấn đề được giới khoa học quan tâm. Trong những năm vừa qua, cũng có khá
nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Tuy nhiên,
hoạt động chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội, có thể nói, mới chỉ được xem xét
dưới các góc độ thực tiễn, với tư cách là một trong những hình thức giám sát của
ĐBQH. Các nghiên cứu, có chăng chỉ dừng lại ở việc thực hành cải tiến các quy
trình và thủ tục chất vấn trong các phiên họp toàn thể của Quốc hội.
Chính vì vậy, để có được những thông tin mang tính chất nghiên cứu
một cách tổng thể và đầy đủ về hoạt động chất vấn tại các kỳ họp của Quốc hội
cần phải triển khai những nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn của hoạt động
chất vấn, đưa ra được những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động chất vấn của Quốc hội, đóng góp vào việc đổi mới và phương thức hoạt
động giám sát của Quốc hội, ĐBQH, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
2
Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Hoạt động chất vấn tại các kỳ
họp Quốc hội Việt Nam khóa XII (2007 - 2011)” làm đề tài luận văn cao học
Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Do chiếm vị trí quan trọng trong đời sống chính trị, vấn đề giám sát của
Quốc hội nói chung, chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội, ĐBQH đã,
đang và tiếp tục được rất nhiều nhà luật học, chính trị học nghiên cứu, bàn
luận khá sôi nổi.
Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
- Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội (1996) của Phạm Ngọc Kỳ.
Tác giả trình bày về vai trò, chức năng, các hình thức giám sát quyền lực Nhà
nước của cơ quan lập pháp, những vấn đề còn tồn tại và các giải pháp để nâng
cao vai trò và tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của công tác giám sát của
các chủ thể trong Quốc hội. Nhưng tác giả chưa đi sâu vào hoạt động chất vấn
và trả lời chất vấn của Quốc hội. Hơn nữa công trình này được nghiên cứu
trong thời gian chưa có Luật hoạt động giám sát của Quốc hội nên nhiều vấn
đề mà tác giả nêu ra không còn phù hợp với thực tế.
- Cơ sở lý luận của việc đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay (luận văn tiến sĩ) của Lê Thanh Vân.
Tác giả trình bày lý luận cơ bản về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động
của Quốc hội. Sự hình thành, phát triển, thực trạng cơ cấu tổ chức và phương
thức hoạt động, giải pháp đổi mới cơ cấu và hoạt động của Quốc hội Việt Nam.
- Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (2005) của
Văn phòng Quốc hội. Công trình là tập hợp những bài viết về Quốc hội trên
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp trong 5 năm về lý luận chung về Quốc hội,
ĐBQH, bộ máy tổ chức Quốc hội và các hoạt động Quốc hội, trong đó có
phần nhỏ nói về hoạt động chất vấn của Quốc hội.
3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Hồng Anh (2001), Tổ chức và hoạt động của nghị viện ở một số
nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
2. Ngô Huy Cương (2011), Điều trần ủy ban của Quốc hội và sự cần
thiết tiếp nhận chế định này ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4.
3. Nguyễn Đăng Dung (2007), Quốc hội Việt Nam trong nhà nước pháp
quyền, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam (2011), Văn kiê ̣n Đại hội đại biểu toàn
quố c lầ n thứ XI, Nxb Chin
́ h tri ̣quố c gia - Sự thâ ̣t, Hà Nội
5. Trần Ngọc Đường (2008), Thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội - Thực trạng và giải pháp, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp, số 113, tháng 1/2008.
6. Trương Thị Hồng Hà (2009), Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo
chức năng giám sát của Quốc hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Phạm Ngọc Kỳ (1996), Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Lam (2007), Điều trần tại Ủy ban: nghiên cứu khả
năng áp dụng ở Việt Nam, Bài cho Hội thảo “Vai trò của các Ủy ban trong
hoạt động lập pháp của Quốc hội ”, Văn phòng Quốc hội , 28-29/6/2007.
9. Nguyên Lâm, Nguyễn Lê, Hoài Thu, Minh Thy (2009), loạt bài về
điều trần ở Nghị viện bang New South Wales, Úc, Báo Đại biểu nhân dân,
27/02/2009;
10. Tiểu Lâm (2009), Điều trần - hoạt động "đột phá" ở Quốc hội,
Vietnamnet, 15/03/2009.
11. Nguyên Lâm (2009), Công cụ giám sát của Nghị viện: Những
công cụ giám sát điển hình, Báo Người đại biểu nhân dân, 7/8/2009.
4
12. Nguyên Lâm (2009), Điều trần tại Ủy ban: Làm rồi sẽ thông, Báo
Đại biểu nhân dân, 10/10/2009;
13. Mai Thúc Lân (2006), Quốc hội nên tăng cường chức năng giám
sát, Tạp chí Hiến kế lập pháp, số 13.
14. Nguyễn Lê (2007), Chất vấn tại Nghị trường: Chất vấn chứ không
phải hỏi-đáp, Báo Người đại biểu nhân dân, 28/12/2007.
15. Trần Tuyết Mai (2009), Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng
cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ, Hà Nội.
16. Ngô Đức Mạnh (2006), Suy nghĩ về việc đổi mới tổ chức các uỷ
ban của Quốc hội, Hiến kế Lập pháp, số 5/2006.
17. Đỗ Mười (1992), Phát huy vai trò của Quốc hội xây dựng nhà nước
pháp quyền của dân, do dân và vì dân, Nxb Sự thật, Hà Nội.
18. Trần Hoàng Minh (2006), Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc
hội - một số vấn đề cần quan tâm, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6, tr 17-24.
19. Tùng Nam (2008), Quy trình, thủ tục tiến hành hoạt động giám sát
ở một số nước, Báo Người đại biểu nhân dân, 14/11/2008.
20. Nguyễn Thị Nhàn (2009), Thực chất là điều trần, Báo Đại biểu
nhân dân, 8/12/2009.
21. Lê Nhung (2010), Điều trần để “truy” đến cùng, bài phỏng vấn
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Bùi Sĩ Lợi, Vietnamnet, 11/2010.
22. Minh Phong (2009), Chất vấn và hậu chất vấn, Tạp chí Xây dựng
Đảng, 27/6/2009.
23. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị quyết của
Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, thứ 6 và thứ 8 khoá XII.
24. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Hiến
pháp 1980, 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5
25. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật
hoạt động giám sát của Quốc hội 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật tổ
chức Quốc hội 2001 (sửa đổi bổ sung 2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị
quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị
quyết ban hành quy chế hoạt động của Đại biểu Quốc hội và Đoàn Đại biểu
Quốc hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nô ̣i, 2011.
29. Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội (2011), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Nguyễn Đình Quyền (2002), Tăng cường hoạt động lập pháp của
Quốc hội, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 7/2002, tr 22.
31. Nguyên Thành (2001), Hoạt động chất vấn nhìn từ thực tế một kỳ
họp Quốc hội, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6, tr 45-48.
32. Võ Văn Thành (2009), Điều trần để làm rõ trách nhiệm đến tận
cùng, Tuổi Trẻ, 3/3/2009.
33. Đinh Xuân Thảo và Lê Như Tiến (2010), Hoạt động giám sát của
Quốc hội, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Công an nhân dân.
34. Đinh Xuân Thảo (2011), Tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội
từ thực tiễn hoạt động của Quốc hội khóa XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Hoài Thu (2007), Chất vấn tại nghị trường: Hệ quả của chất vấn,
Báo Người đại biểu nhân dân, 28/12/2007.
36. Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử - Ban Công tác đại biểu
(2009), Hoạt động động giám sát của đại biểu Quốc hội. Những câu chuyện
kể, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
6
37. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2008), Báo cáo số 190/BCUBTVQH 12 ngày 28-11-2008 của Ủy ban thường vụ Quốc hội đánh giá, rút
kinh nghiệm kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII.
38. Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Viện nghiên cứu Lập pháp (2011),
Tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội từ thực tiễn hoạt động của Quốc hội
khóa XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Văn phòng Quốc hội (2002), Tổ chức và hoạt động của Quốc hội
một số nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Văn phòng Quốc hội (2005), Quốc hội Việt Nam- những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
41. Văn phòng Quốc hội (2006), Thường thức về hoạt động giám sát
của Quốc hội, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
42. Văn phòng Quốc hội 2006, Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và các
Hiến pháp Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43. Lê Thanh Vân (2007), Một số vấn đề về đổi mới tổ chức và hoạt
động của Quốc hội, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
44. Nguyễn Như Ý (1988), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông
tin, Hà Nội.
45. />46. Website: - www.dangcongsan.vn
- www.nclp.org.vn
- www.nguoidaibieu.com.vn
- www.quochoi.vn
7