Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Báo nhân dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại giao từ năm 1951 đến năm 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.72 KB, 20 trang )

ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHạM NGUYễN QUỳNH LINH

BáO NHÂN DÂN VớI CáC VấN Đề ĐốI NGOạI,
VậN ĐộNG QUốC Tế Và ĐấU TRANH NGOạI GIAO
Từ NĂM 1951 ĐếN NĂM 1954
LUậN VĂN THạC Sĩ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà NộI - 2014


ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHạM NGUYễN QUỳNH LINH

BáO NHÂN DÂN VớI CáC VấN Đề ĐốI NGOạI,
VậN ĐộNG QUốC Tế Và ĐấU TRANH NGOạI GIAO
Từ NĂM 1951 ĐếN NĂM 1954

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng
Mã số: 6022 03 15

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Đăng Tri

Hà Nội - 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận văn “Báo Nhân Dân với các vấn đề đối
ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại giao từ năm 1951 đến năm 1954”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Ngô
Đăng Tri mà trước đó chưa có bất cứ tác giả nào công bố.
Những tư liệu và số liệu sử dụng trong bản khóa luận là có tính xác
thực và nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả

Phạm Nguyễn Quỳnh Linh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả xin
bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các cô, chú, anh, chị công tác tại thư viện
trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Thư
viện Quốc gia Việt Nam đã cung cấp những tư liệu hết sức quý giá. Tác giả
xin cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam - Khoa Lịch sử - trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội và nhất là sự tận tình hướng dẫn, chỉ bảo của
PGS.TS Ngô Đăng Tri.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do giới hạn về mặt thời gian và nhận thức
nên luận văn không tránh khỏi những thiếu xót, hạn chế. Do vậy, tác giả rất
mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo; những đóng góp ý kiến quý
báu của toàn thể các bạn.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chương 1: BÁO NHÂN DÂN VỚI VẤN ĐỀ ĐỐI NGOẠI, VẬN
ĐỘNG QUỐC TẾ VÀ ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TỪ NĂM 1951
ĐẾN ĐẦU NĂM 1953 ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Sự ra đời của báo Nhân Dân (1951) ...... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Báo chí của Đảng về công tác đối ngoại từ năm 1945 đến
năm 1950. ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Sự ra đời của Báo Nhân Dân năm 1951Error! Bookmark not defined.
1.2 Báo Nhân Dân với vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu
tranh ngoại giao từ năm 1951 đến đầu năm 1953Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Vấn đề đối ngoại và đấu tranh ngoại giaoError! Bookmark not defined.
1.2.2. Vận động quốc tế............................ Error! Bookmark not defined.
Chương 2: BÁO NHÂN DÂN VỚI VÂN ĐỀ ĐỐI NGOẠI VẬN
ĐỘNG QUỐC TẾ VÀ ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TỪ GIỮA
NĂM 1953 ĐẾN NĂM 1954 ............................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Về vận động quốc tế................................ Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Với ba nước Đông Dương và các nước xã hội chủ nghĩaError! Bookmark no
2.1.2. Với nhân dân tiến bộ Pháp và các lực lượng yêu chuộng hòa
bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giớiError! Bookmark not defined.
2.2. Vấn đề đối ngoại và đấu tranh ngoại giaoError! Bookmark not defined.
2.2.1. Vấn đề đối ngoại ............................ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Về đấu tranh ngoại giao ................. Error! Bookmark not defined.
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM Error! Bookmark not defined.
3.1. Nhận xét ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Về ưu điểm ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Về khuyết điểm .............................. Error! Bookmark not defined.


3.2. Các kinh nghiệm lịch sử ......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Kinh nghiệm phản ánh các lĩnh vực đối ngoại và đấu tranh

ngoại giao ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Kinh nghiệm vận động quốc tế và bồi dưỡng đội ngũ phóng
viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ ...... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 6
PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Công tác báo chí có vai trò quan trọng đối với vấn đề lý luận, tư tưởng
và tổ chức của Đảng ta. Quan điểm này đã được thể hiện xuyên suốt trong
hoạt động của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như trong lịch sử đấu
tranh cách mạng. Báo chí là bộ phận hữu cơ, đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện
và trực tiếp của Đảng. Nền báo chí Việt Nam là nền báo chí cách mạng, nền
báo chí nhân dân, mang đậm tính độc lập, đồng thời hướng tới sự hiện đại, hội
nhập bình đẳng với báo chí trong khu vực và trên thế giới. Nền báo chí ấy,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, không ngừng phát triển nhằm thực hiện các mục
tiêu cao cả của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Do vậy, nền báo chí ấy luôn gắn liền với số phận của nhân dân, hoạt động vì
nhân dân. Tính chất nhân dân, dân tộc và hiện đại của báo chí nước ta thể hiện
trên tất cả các bình diện, từ nội dung đến hình thức, từ quy mô phát triển đến
phương thức phát hành.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954), báo chí đã hoàn
thành xuất sắc chức năng của mình đối với sự nghiệp cách mạng, trong đó, có
đóng góp của báo Nhân Dân- cơ quan Trung ương, tiếng nói của Đảng nhà
nước và nhân dân Việt Nam. Báo Nhân Dân ra đời là sự tiếp nối truyền thống
vẻ vang của dòng báo chí cách mạng trước đó. Kể từ số báo Nhân Dân đầu
tiên xuất bản tháng 3- 1951, báo đã góp phần tuyên truyền đường lối đúng
đắn của Đảng, tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa Mác- Lê Nin và

động viên quần chúng nhân dân thực hiện chính sách của Đảng. Báo Nhân
Dân đồng thời đã tái hiện lại khá đầy đủ và toàn diện không khí chiến đấu ác
liệt cũng như tinh thần đấu tranh dũng cảm kiên cường của nhân dân ta trên
tất cả các mặt trân chính trị, quân sự và ngoại giao, phản ánh mối quan hệ gắn
bó mật thiết giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Báo Nhân Dân

1


thật sự là người bạn đáng tin cậy của đồng bào và chiến sĩ ta, là cuốn sử biên
niên của cách mạng nước ta.
Trong kháng chiến, nếu như thắng lợi trên mặt trận quân sự đóng vai trò
quyết định, thì thắng lợi trên mặt trận đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh
ngoại giao có ý nghĩa to lớn, khẳng định những thắng lợi trên mặt trận quân sự.
Đối ngoại được hiểu là những công việc, các quan hệ và hoạt động của một
nước đối với một hoặc một số nước khác, các tổ chức quốc tế. Còn đấu tranh
ngoại giao là nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, dàn xếp, thương lượng
giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia. Vận động quốc tế
thì được hiểu là hoạt động nhằm tranh thủ sự ủng hộ, chi viện kể cả vật chất và
tinh thần của các nước thuộc lực lượng xã hội chủ nghĩa và các nước dân chủ,
tiến bộ, các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ trên thế giới.
Trong giai đoạn từ 1951- 1954, trước những biến đổi to lớn của bối cảnh
quốc tế và trong nước, hoạt động đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh
ngoại giao của Đảng có nhiều bước chuyển biến quan trọng. Báo Nhân Dân với
vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng đã phát huy vai trò là ngọn cờ đầu trên
mặt trận chính trị tư tưởng của báo chí Việt Nam. Báo từng bước khẳng định vị
trí của mình trong quá trình đấu tranh cách mạng, hoàn thành tốt chức năng
tuyên tuyền đường lối đối ngoại và các hoạt động thực tiễn của Đảng.
Ngày nay, đất nước ta đã giành được độc lập, đang trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập cùng bạn bè quốc tế. Song song với quá

trình tập trung phát triển kinh tế, ổn định xã hội thì hoạt động đối ngoại cũng
là vấn đề luôn được Đảng và nhà nước đặt lên hàng đầu với phương châm
"Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới" trên cơ sở tôn
trọng độc lập và bình đẳng lần nhau nhằm tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè
quốc tế, sự đầu tư và giúp đỡ của các nước bạn. Trong bối cảnh như vậy có
thể nói, báo chí với vai trò là kênh thông tin truyền tải và tái hiện lại càng trở
nên quan trọng hơn. Báo Nhân Dân từ khi ra đời cho đến nay, với lịch sử 63

2


năm vẻ vang, luôn là ngọn cờ tiên phong về chính trị tư tưởng trên mặt trận
báo chí cần khẳng định hơn nữa vị thế, hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền
của mình. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, bên cạnh những cơ hội cũng có nhiều vấn đề đặt ra đôí với báo
chí cách mạng nói chung, báo Nhân Dân nói riêng cả trong sự lãnh đạo, chỉ
đạo và về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sự phản ánh các vấn đề đối ngoại,
vận động quốc tế và đấu tranh ngoại giao. Nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng đối với báo chí nói chung, báo Nhân Dân nói riêng, trong đó có giai
đoạn từ khi báo Nhân Dân ra đời đến khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
(1951- 1954) không chỉ làm rõ một chặng đường lịch sử của tờ báo này mà
còn có thể rút ra những kinh nghiệm phục vụ hiện tại.
Chính vì vậy, với góc độ là đề tài luận văn ThS lịch sử Đảng, đề
tài“Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh
ngoại giao từ năm 1951 đến năm 1954” là một đề tài có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn quan trọng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài về Đảng lãnh đạo công tác báo chí nói chung, vai trò của báo
Nhân Dân trên lĩnh vực đối ngoại nói riêng lâu nay đã được rất nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Như: Báo chí Việt Nam do Hồng Chương chủ

biên xuất bản năm 1985, Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam
(1925- 2010) do Đào Duy Quát chủ biên xuất bản năm 2010...đã trình bày
những nét cơ bản nhất về lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, thống kê và
trình bày sơ lược đặc điểm, quá trình phát triển của các tờ báo cách mạng tiêu
biểu từ năm 1925 đến nay, trong đó có báo Nhân Dân.
Các cuốn sách chuyên khảo nghiên cứu về báo Nhân Dân như: Sơ thảo
lịch sử năm mươi năm báo Nhân Dân 1951- 2001 do Hồng Vinh chủ biên
xuất bản năm 2001... đã khái quát cả chặng đường phát triển và đặc điểm của
báo Nhân Dân từ khi ra đời đến nay. Bên cạnh đó, báo Nhân Dân với việc

3


phản ánh các vấn đề lịch sử cũng có một số luận văn tốt nghiệp như: Báo
Nhân Dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1951- 1954) của Lê
thị Thanh (khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn,
1994) tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu sự ra đời của báo Nhân Dân, sự phát
triển của báo Nhân Dân trong kháng chiến, báo Nhân Dân có những bài viết
đa dạng về tất cả các lĩnh vực trong kháng chiến chống Pháp như củng cố
chính trị, công tác xây dựng hậu phương, quân sự, ngoại giao...hay luận văn
tốt nghiệp báo Nhân Dân với công cuộc khôi phục cải tạo và bước đầu phát
triển kinh tế 1954- 1960 của Lê Thị Lan Anh (khoa Lịch sử, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã đi vào khảo sát một khía cạnh phản ánh của
báo Nhân Dân đó là phản ánh công cuộc khôi phục cải tạo và bước đầu phát
triển kinh tế của nước ta trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954- 1960...
Một số công trình ít nhiều có đề cập tới sự phản ánh của báo Nhân Dân
về đối ngoại như Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam do Lưu Văn Lợi chủ
biên xuất bản năm 1996; Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành
độc lập, tự do (1945- 1975) của tác giả Nguyễn Phúc Luân xuất bản năm
2001; Ngoại giao Việt Nam 1945- 2000 do Nguyễn Đình Bin chủ biên xuất

bản năm 2002; cuốn Quan hệ Việt- Mỹ (1939- 1945) do Phạm Thu Nga chủ
biên xuất bản năm 2004. Hay dưới dạng luận án như Quan hệ Việt- LàoCampuchia trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp từ 1945-1954 của Đỗ Đình
Hãng; hoặc dưới hình thức là các tư liệu lịch sử lưu trữ như Hoạt động đối
ngoại từ đầu năm 1951 đến 1953- tiền đề giải quyết vấn đề hòa bình ở Việt
Nam (tài liệu lưu trữ tại khoa Lịch sử, trường Đại Học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội).... Các công trình này với quy mô khác nhau đã có đề cập
đến các bài đăng trên báo Nhân Dân về đối ngọai và đấu tranh ngoại giao.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có một đề tài nghiên cứu nào tập trung
nghiên cứu về sự lãnh đạo, chỉ đạo báo Nhân Dân của Đảng từ năm 1951 đến
năm 1954, nhất là vai trò của Báo Nhân Dân trên lĩnh vực đối ngoại, vận

4


động quốc tế và đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến kiến quốc từ
năm 1951 đến năm 1954. Nói cách khác, đề tài Báo Nhân Dân với các vấn đề
đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại giao từ năm 1951 đến năm
1954 vẫn là một đề tài mới, có nhiều vấn đề cần đi sâu làm rõ thêm, cả về mặt
giá trị lịch sử và kinh nghiệm thiết thực của nó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là trình bày những nội dung được báo Nhân
Dân phản ánh từ năm 1951 đến năm 1954 về vấn đề đối ngoại, vận động quốc
tế và đấu tranh ngoại giao, qua đó nêu lên vai trò của báo Nhân Dân đối với
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và rút ra những kinh nghiệm phục vụ
hiện tại.
Nhiệm vụ của luận văn là:
+ Tập hợp những vấn đề về đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh
ngoại giao từ năm 1951 đến năm 1954 được phản ánh trên báo Nhân Dân.
+ Nêu lên chủ trương đối ngoại của Đảng trong kháng chiến chống
Pháp và thực tiễn hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm tranh thủ

sự ủng hộ của quốc tế đối với cuộc kháng chiến và đấu tranh ngoại giao với
địch góp phần đưa kháng chiến đến thắng lợi.
+ Khẳng định vai trò cũng như chỉ ra các hạn chế của báo Nhân Dân
đối với cuộc kháng chiến trên lĩnh vực đội ngoại, đấu tranh ngoại giao, vận
động quốc tế từ năm 1951 đến năm 1954.
+ Rút ra những kinh nghiệm để phục vụ thực tiễn hiện tại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
đối với báo Nhân Dân từ năm 1951 đến năm 1954, cụ thể là vai trò của báo
Nhân Dân, với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng, tiếng nói của Đảng và
nhân dân ta trên lĩnh vực đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại giao
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Archimedes L.A.Patti (2001), Tại sao Việt Nam, Nxb Đà Nẵng.

2.

Lê Thị Lan Anh (1994), Báo Nhân Dân với công cuộc khôi phục cải tạo
và bước đầu phát triển kinh tế, Khóa luận cử nhân, Khoa Lịch sử, Đại
học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

3.

Lê Hòa Bình, Liên minh chiến đấu Việt Nam - Campuchia cơ sở hình

thành và những biểu hiện quân sự từ 1930- 1979, Khóa luận cử nhân,
Khoa Lịch sử, Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (ĐHQG Hà Nội),
Hà Nội.

4.

Nguyễn Đình Bin (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5.

Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1978),Văn kiện đảng 19451954 (tập I,II), Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

6.

Ban Ký sự lịch sử, (1985), Trận đánh 30 năm, Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội.

7.

Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Chính phủ (2004), Lịch sử Chính phủ Việt
Nam 1945 - 1955, Hà Nội.

8.

Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, (1975), Cách mạng tháng
Tám, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9.


Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

10. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1996), Từ Đà Lạt đến Pari, Nxb Hà Nội.
11. Bộ Ngoại giao: Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân (1945-1954), tập I, Tài liệu lưu hành nội bộ.
12. Bộ Nội vụ, Viện Khoa học công an (1993), Lịch sử biên niên về cuộc đấu
tranh bảo vệ an ninh trật tự ở Việt Nam, Tập I (1945-1954), Hà Nội

6


13. Bộ Quốc phòng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1965), Lịch sử cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập I, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
14. Nguyễn Lương Bích, Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, tài
liệu lưu hành nội bộ, lưu tại Học viện Quan hệ Quốc tế.
15. Biettinggiơ (1967), Xung quanh hội nghị Phôngtenblô, Newyork, Trích
đăng trong Tạp chí Tổ quốc, tháng 5/1985.
16. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
17. Trường Chinh (1965), Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
18. Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975:Thắng lợi và bài học, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
19. Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp, Nhà xuất bản Thông tin lý luận, Hà Nội.
20. Hồng Chương (1985), Báo chí Việt Nam, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội.
21. Hồng Chương (1985), 120 năm báo chí Việt Nam, Nhà xuất bản thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

22. Trần Đức Cẩm, Quan hệ Việt Nam và Inđônêxia từ 1945 đến 1965, Khóa
Luận cử nhân, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
(ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
23. Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) (2000), Thắng lợi và bài
học, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
24. Các tài liệu Lầu năm góc, tập 1, Beacon Press, Bston, Bản dịch lưu tại
Thư viện Quân đội.
25. Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ
nghĩa xã hội tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.
26. Đặng Thị Dũ (1993), Từ "Cờ Giải Phóng"- "Sự Thật" đến "Nhân Dân",
Khóa Luận cử nhân, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân
Văn (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

7


27. Nguyễn Thị Dung, Cuộc vận động dư luận quốc tế của Đảng trong
kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, Luận văn thạc sĩ Lịch sử,
Khoa Lịch sử, Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (ĐHQG Hà Nội),
Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 9, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 10, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 11, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 13, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 14, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8


40. Trần Hữu Đính (1990), Tiếp xúc Việt - Mĩ năm 1945, Tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử, số 4.
41. Nguyễn Kiên Giang (1961), Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng
tháng Tám, Nxb Sự thật, Hà Nội.
41. Võ Nguyên Giáp (1974), Những năm tháng không thể nào quên, quyển
II, Nxb Quân Đội, Hà Nội.
42. Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và Con đường Cách
mạng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43. Võ Nguyên Giáp (1994), Những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị
Quốc gia Hà Nội.
44. Võ Nguyên Giáp (2001), Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.

45. Gra (Yvơ) (1979), Lịch sử của chiến tranh Đông Dương, Bản dịch lưu
tại Thư viện Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.
46. Lê Mậu Hãn (1995), Đảng Cộng sản Việt Nam, Các Đại hội và Hội nghị
Trung ương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
47. Lê Mậu Hãn (1993), Chiến lược đại đoàn kết hợp tác với các nước Đông
Nam Á của Hồ Chí Minh, quan điểm lịch sử và triển vọng, Tạp chí Lịch
sử Đảng, số 3
48. Lê Mậu Hãn (2007), Đại cương Lịch sử Việt Nam tập III, Nhà xuất bản
Giáo Dục, Hà Nội.
49. Lê Thị Thu Hà, Một vài khía cạnh trong chính sách của Mỹ đối với Việt
Nam thời kỳ 1945-1954, Khoá Luận cử nhân, Khoa Lịch sử, Đại học
Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
50. Đỗ Đình Hãng, Quan hệ Việt Lào Campuchia trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp 1945-1954, Luận án tiến sĩ, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa
Học Xã Hội và Nhân Văn (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

9


51. Học viện Quan hệ quốc tế (1990), Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao,
Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội.
52. Lê Văn Hiến (1995), Nhật kí của một Bộ trưởng, tập I, Nxb Đà Nẵng.
53. Lê Văn Hiến (1995), Nhật kí của một Bộ trưởng, tập II, Nxb Đà Nẵng.
54. Vũ Quang Hiển (2005), Tìm hiểu chủ trương đối ngoại của Đảng thời kỳ
1945-1954, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Học viện Quan hệ quốc tế (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác
ngoại giao, Nxb Sự thật, Hà Nội.
56. Học viện Quan hệ Quốc tế (2001), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự
nghiệp giành độc lập tự do (1945-1975) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57. Học viện Quan hệ Quốc tế (1985), Thắng lợi có tính thời đại và cuộc đấu

tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân ta, Nxb Sự thật, Hà Nội.
58. Học viện Quan hệ Quốc tế (1994), Bác Hồ nói về ngoại giao, Hà Nội.
59. Học viện Quan hệ quốc tế (1995), Hội thảo khoa học 50 năm ngoại giao
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội.
60. Trịnh Vương Hồng, Nguyễn Minh Đức (1993), Hồ Chí Minh với quan hệ
Việt - Mĩ, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6.
61. Vũ Dương Huân (2001), Công tác đối ngoại với sự nghiệp cứu nước và
xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí
Minh về dựng nước và giữ nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
62. Vũ Dương Huân (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, Nxb
Thanh niên, Hà Nội.
63. Henri Nava (1956), Đông Dương hấp hối, Nxb Plon, Paris, bản dịch lưu
tại Thư viện Quân đội.
64. Học viện Quan hệ quốc tế (1985), Thắng lợi có tính chất thời đại và cuộc
đấu tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân ta, Nhà xuất bản Sự
Thật, Hà Nội.
65. Hội nhà báo Việt Nam (1963), Tăng cường công tác báo chí của chúng ta

10


66. Nguyễn Văn Khoan (1992) Sự thật lịch sử, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1.
67. Đinh Xuân Lâm (1993), Tư tưởng đoàn kết và chiến lược đại đoàn kết
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3.
68. Đinh Xuân Lâm (1990), Thắng lợi ngoại giao đầu tiên có tính chất quyết
69. định của chính quyền cách mạng (1945-1946), Tạp chí Khoa học Đại học
Tổng hợp Hà Nội, số 6-7.
70. Lênin (V.I) Toàn tập, (1977), tập 30, Nxb Tiến bộ, Maxcơva.
71. Lênin (V.I) Toàn tập,(1977), tập 36, Nxb Tiến bộ, Maxcơva.
72. Nguyễn Thành Lê (1990), "Dĩ bất biến ứng vạn biến" thể hiện chiến lược

kiên định, sách lược linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và
Nhà nước ta trong cuốn: Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ kiên
cường của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế, Nxb Thống tin lý luận, Hà Nội.
73. Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 - 1960 (2000), Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
74. Nguyễn Phúc Luân (2001), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp
giành độc lập tự do (1945-1975), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
75. Lưu Văn Lợi (1996), Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995),
tập I, Nhà xuất bản công an Nhân Dân, Hà Nội.
76. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
77. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
78. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
79. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
80. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
81. Hồ Chí Minh (1970), Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự
thật,Hà Nội.

11


82. Nguyễn Xuân Minh (2006), Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
83. Phan Doãn Nam (2001), Giáo trình Lịch sử quan hệ quốc tế 1945- 1990,
Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội.
84. Đào Huy Ngọc, Lịch sử quan hệ quốc tế 1870- 1964.
85. Phạm Thu Nga (2004), Quan hệ Việt- Mỹ (1939- 1954), Nhà xuất bản
Đại Học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
86. Nguyễn Quang Ngọc (2010), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản

Giáo Dục, Hà Nội.
87. Nguyễn Dy Niên - Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Nxb CTQG, H,
2002,
88. Dương Minh Ngọc(2004), Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng
trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp ( qua văn kiện Đảng
1945-1954), Luận văn thạc sĩ sử học,Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân
Văn (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
89. Trịnh Quốc Quang (1950), Hội nghị Việt - Pháp Phongtenơblô tháng 71946, tập II, Nxb Văn hoá.
90. Đào Duy Quát (2010), Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt
Nam (1925- 2010), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
90. Lê Thị Thanh (1994), Báo Nhân Dân trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp 1951-1954, Khóa luận cử nhân, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa
Học Xã Hội và Nhân Văn (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
91. Nguyễn Thành (1984), Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
92. Lê Văn Thịnh(1999), Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Liên Xô
trong giai đoạn 1930-1954, Luận án Tiến sĩ, Khoa Lịch sử, Đại học
Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

12


93. Ngô Đăng Tri (2000), 80 năm Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2010),
những chặng đường lịch sử, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông,
Hà Nội.
94. Ngô Đăng Tri (2000), Bảy mươi năm lịch sử của Đảng, một quá trình đổi
mới và sáng tạo. Trong sách: Kỉ niệm 70 năm thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội.
95. Ngô Đăng Tri (1999), Chính sách đối ngoại của Đảng CSVN về sự hội
nhập Việt Nam- ASEAN. Hội thảo QT “EURO-VIET4”, ĐHTH Passau,

CHLB Đức. Trong sách “Một chặng đường nghiên cứu lịch sử”, Nhà
xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.
96. Ngô Đăng Tri (2010), Những chặng đường đấu tranh cách mạng và
thắng lợi lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2010). Hội thảo
khoa học Đảng Cộng sản Việt Nam, bản lĩnh và trí tuệ, Trung tâm Đào
tạo bồi dưỡng giảng viên lí luận chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội.
97. Ngô Đăng Tri (2014), Người cài bẫy và kẻ bị sập bẫy ở Điện Biện Phủ
năm 1954, chuyên mục không gian học thuật, webside trường Đại học
Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (ĐHQG Hà Nội)
98. Ngô Đăng Tri (2008), Quan hệ Việt- Lào trong kháng chiến chống Pháp
(1945-1954), Tạp chí lịch sử Đảng.
99. Nguyễn Duy Trinh (1979), Mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mĩ cứu
ước (1965 - 1975), Nxb Sự thật, Hà Nội.
100. Tư liệu phòng tạp chí, Các số báo Nhân Dân từ 1951 đến 1954, Thư viện
Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
101. Tư liệu lịch sử, Đấu tranh ngoại giao chống âm mưu kéo dài chiến tranh
của Pháp- Mỹ 1953-1954, Khoa Lịch sử,, Đại học Khoa Học Xã Hội và
Nhân Văn (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
102. Tư liệu lịch sử, Đông Dương hấp hối 1953-1954, Khoa Lịch sử, Đại học
Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (ĐHQG Hà Nội)

13


103. Tư liệu lịch sử, Đông Dương từ 1946-1962,tập 2, Khoa Lịch sử, Đại học
Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (ĐHQG Hà Nội)
104. Tư liệu lịch sử, Hoạt động đối ngoại từ 1951-1953- Tiền đề giải quyết
vấn đề hòa bình ở Việt Nam, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa Học Xã Hội và
Nhân Văn (ĐHQG Hà Nội)
105. Tư liệu lịch sử, Tấn bi kịch Đông Dương từ Điện Biên Phủ đến cuộc

đánh cược ở Giơnevơ, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân
Văn (ĐHQG Hà Nội)
106. Tư liệu lịch sử, Thế giới bàn về Việt Nam, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa
Học Xã Hội và Nhân Văn (ĐHQG Hà Nội)
107. Văn kiện Đảng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
(1986), Nxb Sự thật, Hà Nội.
108. Văn kiện nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tập 18A, Phòng Lưu trữ, Bộ
Ngoại giao.
109. Văn kiện quân sự của Đảng 1945 - 1950 (1976), Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
110. Viện Sử học (2005), Lịch sử Việt Nam (9/1945 - 1950), Hà Nội.112.
Viện Sử học (1997), Nửa thế kỷ nhìn lại ngày toàn quốc kháng chiến
19/12/1946 - 19/12/1996, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
111. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 - 1954), tập I, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.114.
Hồng Vinh (2001), Sơ thảo Lịch sử năm mươi năm báo Nhân Dân
(1951-2001), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14



×