Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc tày ở miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.32 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
================

VY THỊ HÀ

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CỦA SINH
VIÊN DÂN TỘC TÀY Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
================

VY THỊ HÀ

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CỦA SINH
VIÊN DÂN TỘC TÀY Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60 31 80

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN QUANG UẨN

Hà Nội - 2014



Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học do chính tôi thực hiện. Các kết
quả, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận văn

Vy Thị Hà


Lời cảm ơn
Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Hà Nội. Có được bản luận
văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới trường
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Khoa Tâm lý học, Phòng Đào tạo sau đại
học, đặc biệt là GS.TS Nguyễn Quang Uẩn đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ
tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên
cứu và hoàn thành đề tài "Một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Tày ở
miền núi phía Bắc".
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo - các nhà khoa học đã trực tiếp giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Tâm lý học cho bản thân
tác giả trong những năm tháng qua.
Xin gửi tới trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, Cao đẳng Sư phạm Cao
Bằng lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả nghiên cứu,
thu thập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt
nghiệp.
Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô, các nhà
khoa học, độc giả và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN TÂM LÍ HỌC VỀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH
CÁCH ................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề .......... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề tính cách dân tộc ở nước ngoài. Error!
Bookmark not defined.
1.1.2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề tính cách dân tộc ở trong nước . Error!
Bookmark not defined.
1.2 . Một số vấn đề lý luận về tính cách, tính cách dân tộc. .. Error! Bookmark
not defined.
1.2.1. Một số vấn đề lý luận về đặc điểm tính cáchError! Bookmark not defined.
1.2.2. Một số vấn đề lý luận về tính cách dân tộc ........... Error! Bookmark not
defined.
1.2.3. Đặc điểm tính cách sinh viên dân tộc ít người ........................................28
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm tính cách sinh viên dân tộc ít người .......34
Tiểu kết chƣơng .......................................................................................................39
Chƣơng 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu ............ Error! Bookmark not
defined.
2.1.1. Vài nét về dân tộc Tày ............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Tổ chức nghiên cứu ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Tổ chức nghiên cứu lí luận ...................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ................ Error! Bookmark not defined.
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu ..................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Các phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản ..... Error! Bookmark not
defined.
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn... Error! Bookmark not defined.


5


2.3.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học với sự trợ giúp của
SPSS ...................................................................................................................48
Tiểu kết chƣơng .......................................................................................................49
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH
CÁCH CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC TÀY ........... Error! Bookmark not defined.
3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm nhân cách sinh viên theo test 16 yếu tố của
R.B.Cattell ............................................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Kết quả nghiên cứu trên mẫu nghiệm thể chung ... Error! Bookmark not
defined.
3.1.2. Mối tương quan giữa các yếu tố của một số đặc điểm nhân cách của sinh
viên dân tộc Tày .................................................................................................55
3.1.3. Đánh giá chung về một số đặc điểm nhân cách của sinh viên dân tộc Tày
theo trắc nghiệm của R.B.Cattell ...................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm tính cách sinh viên dân tộc Tày theo phiếu
trƣng cầu ý kiến. .................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng về một số đặc điểm tính cách của sinh
viên dân tộc Tày qua bài tập tình huống ........... Error! Bookmark not defined.
3.4. Kết quả mô tả chân dung một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân
tộc Tày có tính đại diện .......................................................................................69
3.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân
tộc Tày .................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.5.1. Các yếu tố về phía sinh viên dân tộc Tày Error! Bookmark not defined.
3.5.2. Các yếu tố khách quan ............................. Error! Bookmark not defined.
3.6. Đánh giá chung thực trạng và lí giải nguyên nhân thực trạng một số đặc
điểm tính cách sinh viên là dân tộc Tày ............................................................76
3.7. Đề xuất các biện pháp tâm lí sƣ phạm nâng cao đặc điểm tính cách của
sinh viên dân tộc Tày ...........................................................................................77

3.7.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ..........................................................................77
3.7.2. Đề xuất biện pháp ....................................................................................78
3.7.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng ....................................................... Error! Bookmark not defined.

6


KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................85
Phụ lục ......................................................................................................................89

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Về mặt lí luận
Tâm lí học đã có lịch sử lâu dài, song thực tế vẫn còn nhiều mới mẻ, nhiều
vấn đề trong thế giới tâm lí bí ẩn của con người đang được các nhà khoa học vén lên
bức màn bí ẩn nhằm làm sáng tỏ những hiện tượng tinh thần, trong đó có vấn đề
nhân cách. Trong nhiều nghiên cứu tâm lí học, người ta coi nhân cách có 4 nhóm
thuộc tính tâm lí điển hình là: xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất.
Có người đã từng ví nhân cách cũng như một véctơ lực có phương, chiều,
cường độ và tính chất. Nếu như xu hướng nói lên phương hướng phát triển nhân cách,
năng lực nói lên cường độ của nhân cách thì tính cách cùng với khí chất sẽ đóng vai trò
là tính chất phong cách của nhân cách.
Tính cách là một trong những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu của tâm lí học.
Đây là vấn đề phức tạp và khó khăn đối với các nhà nghiên cứu. Kể từ khi tâm lí
học trở thành một khoa học độc lập, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về tính cách con người, tính cách địa phương, tính cách dân tộc… Tuy nhiên
còn rất nhiều vấn đề xoay quanh tính cách vẫn chưa được giải quyết. Do vậy, việc
vận dụng những thành tựu nghiên cứu tính cách vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu

của con người trong việc phát triển nguồn lực con người trong nhiều lĩnh vực đời
sống xã hội. Vấn đề đặt ra là các công trình nghiên cứu về đặc điểm tính cách phải

7


chỉ ra được những qui luật hiệu quả trong việc rèn luyện, phát triển, hoàn thiện tính
cách con người.
Ở Việt Nam, Tâm lí học dân tộc hiện diện như một phân ngành Tâm lí học
độc lập chỉ cách đây không lâu. Song, những nghiên cứu về tâm lí dân tộc, trong đó
có tính cách dân tộc đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu. Những công bố gần
đây trên các tạp chí, các tài liệu chuyên khảo đã cho thấy những nét đặc trưng tính
cách của người dân tộc ít người, đó là thông minh, ham học hỏi, hoà đồng, giản dị,
chân thật, tinh thần cầu tiến, dám nghĩ dám làm… Tuy nhiên, vẫn chưa có một công
trình nào tập trung vào nghiên cứu đặc điểm tính cách của sinh viên là người dân
tộc ít người.
Sinh viên là người dân tộc ít người ngoài những đặc điểm tính cách vốn có
của sinh viên nói chung, họ còn thể hiện nhiều đặc điểm tính cách đặc trưng riêng
của dân tộc, vùng miền của mình. Những đặc điểm đó, tâm lí học cần đi sâu nghiên
cứu nhằm làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong tính cách của sinh viên dân tộc ít người.
1.2. Về mặt thực tiễn
Tính cách dân tộc, cũng như tính cách của con người được xem như là những
đặc điểm tâm lí bền vững, được hình thành qua hoạt động lao động, hoạt động giao
lưu và các hoạt động sống hàng ngày. Nghiên cứu những đặc điểm tâm lí nói chung
và tính cách của con người nói riêng là vấn đề nghiên cứu rất cần thiết. Nó có ý
nghĩa thiết thực cho việc giáo dục, phát triển kinh tế - xã hội và thậm chí là cả chính
trị của vùng miền, địa phương cũng như đất nước.
Các vùng dân tộc ít người sinh sống, trình độ văn hoá cũng như trình độ sản
xuất còn thấp kém so với các vùng dân cư khác, kéo theo đó là nhận thức chính trị
đôi lúc chưa vững vàng. Nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống cho các đồng bào

dân tộc ít người là một trong những chính sách quan trọng của nhà nước ta trong
giai đoạn hiện nay. Việc san bằng trình độ phát triển kinh tế - văn hoá giữa miền
xuôi và miền ngược, giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số đòi hỏi phải có hiện thực
hoá. Tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn bởi lẽ còn nhiều rào cản về sự
hiểu biết đặc điểm tâm lí của các đồng bào dân tộc ít người.

8


Nghiên cứu những đặc điểm tâm lí của sinh viên người dân tộc ít người nói
chung và tính cách của sinh viên dân tộc ít người nói riêng là vấn đề còn rất ít được
nghiên cứu một cách chính thức từ góc độ của khoa học tâm lí nếu không nói là
chúng ta vẫn còn chưa có những nghiên cứu như vậy. Song, đây lại là vấn đề rất cần
thiết. Nó có ý nghĩa thiết thực cho việc giáo dục, phát triển kinh tế xã hội.
Giáo dục trong suốt những năm qua và cho tới hiện nay vẫn là quốc sách
hàng đầu. Giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết, đẩy mạnh phát triển bền vững toàn
diện. Để giáo dục con người thì cần phải có sự hiểu biết đầy đủ về con người. Hiện
nay, chúng ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tâm lí, đặc biệt là vấn đề tính
cách của sinh viên người dân tộc ít người. Do đó, việc giáo dục, dạy học tại các nhà
trường có học sinh, sinh viên dân tộc ít người tại nhiều địa phương còn gặp nhiều
khó khăn nhất định.
Ở Việt Nam, trong thời gian qua có nhiều công trình nghiên cứu nhân cách
nhưng số công trình nghiên cứu một cách độc lập về tính cách của con người vẫn
còn rất mỏng, đặc biệt là nghiên cứu về đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc
Tày thì hầu như chưa có.
Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng và Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn mang
nét đặc trưng riêng của vùng miền núi phía Bắc tổ quốc, sinh viên chủ yếu là sinh
viên dân tộc ít người, đặc biệt là sinh viên dân tộc Tày, họ có phong tục tập quán và
tính cách riêng của đồng bào dân tộc ít người. Vì vậy, sự hiểu biết nhân cách, tính
cách của sinh viên viên dân tộc ít người là điều quan trọng để nâng cao chất lượng

đào tạo của nhà trường.
Từ những điều đó, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Một số đặc điểm tính cách của
sinh viên dân tộc Tày ở miền núi phía Bắc” làm đề tài luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lí luận tâm lí học và thực tiễn về đặc điểm tính
cách, tính cách sinh viên, tính cách sinh viên dân tộc Tày, chỉ ra các yếu tố ảnh
hưởng tới đặc điểm tính cách sinh viên dân tộc Tày. Từ đó đề xuất một số biện pháp

9


giáo dục nhằm góp phần rèn luyện, củng cố, phát huy những nét tính cách tích cực
nổi trội và hạn chế những nét tính cách còn hạn chế ở sinh viên dân tộc Tày.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Biểu hiện một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Tày và các yếu tố
ảnh hưởng đến các đặc điểm này.
4. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể chính: 100 sinh viên dân tộc Tày đang học các năm: Thứ nhất,
thứ hai và thứ ba tại Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng và Cao đẳng sư phạm
Lạng Sơn.
- Khách thể hỗ trợ: + Cha mẹ một số sinh viên dân tộc Tày.
+ Cán bộ quản lí các khoa, một số giảng viên của tại Trường Cao đẳng Sư
phạm Cao Bằng, Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
5. Giả thuyết khoa học
Chúng tôi cho rằng sinh viên dân tộc Tày có những đặc điểm tính cách chung
với sinh viên nói chung và có những nét tính cách riêng, đặc thù của mỗi dân tộc.
Nếu nắm được những nét tính cách nổi trội có tính đặc trưng này chúng ta có thể
nêu lên các biện pháp tâm lí xã hội góp phần rèn luyện, phát triển những nét tính
cách tích cực và hạn chế nét tính cách tiêu cực của sinh viên dân tộc Tày.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận tâm lí học về đặc điểm tính cách, đặc điểm
tính cách dân tộc, đặc điểm tính cách sinh viên dân tộc Tày.
6.2. Khảo sát đánh giá thực trạng biểu hiện đặc điểm tính cách và các yếu tố ảnh
hưởng đến một số đặc điểm tính cách của sinh viên dân tộc Tày ở miền núi phía
Bắc.
6.3. Đề xuất một số biện pháp tâm lí xã hội góp phần rèn luyện những nét tính cách
tích cực và hạn chế những nét tính cách tiêu cực của sinh viên dân tộc Tày.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

10


7.1. Giới hạn về mặt nội dung: Tập trung tìm hiểu một số đặc điểm tính cách của
sinh viên dân tộc Tày đang học năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba tại Trường Cao
đẳng Sư phạm Cao Bằng và Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
7.2. Giới hạn về khách thể: Sinh viên là người dân tộc Tày đang học tập tại các
trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng, Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu lí luận, văn bản: Các nghiên cứu về vấn đề
này ở trong và ngoài nước.
8.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp chuyên gia
8.2.2. Phương pháp quan sát
8.2.3. Phương pháp trắc nghiệm
8.2.4. Phương pháp điều tra viết bằng phiếu trưng cầu ý kiến
8.2.5. Phương pháp xử lí tình huống tìm hiểu đặc điểm tính cách có tính mô
phỏng
8.2.6. Phương pháp phỏng vấn sâu
8.2.7. Phương pháp mô tả chân dung một số đặc điểm tính cách sinh viên đại
diện.

8.3. Các phƣơng pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học với sự trợ giúp của
SPSS (Statistical Package for the Social Sciences).
9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận Tâm lí học về đặc điểm tính cách.
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng về đặc điểm tính cách của sinh viên dân
tộc Tày ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

11


12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
2. Hoàng Anh (2007), Hoạt động giao tiếp và nhân cách, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
3. Tạ Ngọc Ái, Phan Quốc Bảo (biên dịch) (2010), Tính cách quyết định số phận,
Nxb Thời đại
4. Đỗ Thuý Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội
5. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học nhân cách – Một số vấn đề lý luận, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Phan Kế Bình (1900), Việt Nam phong tục, Nxb Đồng Tháp.
7. Lê Thị Bừng (chủ biên), Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Đức Sơn (2008), Một số
thuộc tính điển hình của nhân cách, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội

8. Côn.I.X (người dịch Phạm Minh Hạc, Ngô Hào Hiệp), Tâm lí học thanh niên,
Nxb Trẻ
9. Long Tử Dân (2001), Bí quyết nhận biết người tài, Nxb văn hoá thông tin Hà Nội
10. Vũ Dũng (2009), Tâm lí học dân tộc, Nxb Từ điển Bách khoa
11. Vũ Dũng (chủ biên), Từ điển tâm lí học, Nxb Khoa học Xã hội
12. Vũ Dũng (chủ nhiệm đề tài) (2008), Những đặc điểm tâm lý cơ bản của các dân
tộc thiểu số Tây Bắc và ảnh hướng của chúng đến sự ổn định và phát triển của
khu vực này, Báo cáo tống kết đề tài khoa học cấp Nhà nước
13. Bế Viết Đẳng – Nguyễn Khắc Tụng - Nông Trung – Nguyễn Nam Tiến (1971),
Người Dao ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
14. Trần Thu Hương, Một vài nét tính cách của người Việt xưa được thể hiện qua
ca dao, tục ngữ, Tạp chí Tâm lý học số 4/2005
15. Dương Hải Hưng, Tính cách người tày qua tục ngữ, ca dao, Tạp chí Tâm lý học
số 4/2008
16. Phan Thị Mai Hương (2002), Tìm hiểu đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội
của thanh niên nghiện ma túy và mối tương quan giữa chúng, Luận án Tiến sĩ
tâm lý học xã hội, Viện Tâm lý học, Hà Nội

13


17. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Tâm lý học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội
18. Phạm Minh Hạc (2001), Tuyển tập tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
19. Phạm Minh Hạc (2004), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách, Nxb Chính trị
Quốc gia
20. Vũ Hạnh (A. Pazzi) (1965), Người Việt cao quý, Nxb Lạc Việt Sài Gòn
21. Học viện chính trị quân sự (1984), Tâm lý học quân sự, Nxb Quân đội Nhân dân
22. Phạm Bích Hợp (1993), Tâm lý dân tộc, tính cách và bản sắc, Nxb TP Hồ Chí Minh
23. Bùi Văn Huệ (1999), Tâm lý học tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội
24. Lê Sĩ Giáo (1997), Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội

25. Nguyễn Công khanh (2003), “Vấn đề đo lường các nét nhân cách”, Tạp chí
Tâm lý học số 7
26. Đỗ Long, Trần Hiệp (1993), Tâm lý cộng đồng làng và di sản, Nxb Khoa học
Xã hội
27. Phùng Đình Mẫn, Bước đầu tìm hiểu tính cách người Huế qua văn hoá của xứ
Huế, Tạp chí Tâm lý học số 12/2008
28. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia
29. Sơn Nam (1969), Người Việt có tính dân tộc không, Nxb Khoa học, Hà Nội
30. Đào Thị Oanh (chủ biên) (2007), Vấn đề nhân cách trong tâm lí học ngày nay,
Nxb Giáo dục
31. Hoàng Phê (1996), Từ điển tiếng việt, Nxb Từ điển tiếng Việt
32. Nguyễn Hồng Phong (1963), Tìm hiểu tính cách dân tộc, Nxb Khoa học, Hà Nội
33. P.A.Ruđích (1980), Tâm lý học thể thao, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội
34. Vương Duy Quang (2005), Văn hóa tâm linh của người H’Mông ở Việt Nam –
truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa dân tộc
35. Chu Thái Sơn (chủ biên) (2005), Người H’Mông, Nxb TP Hồ Chí Minh
36. Trần Hữu Sơn (chủ biên) (1996) Văn hóa H’Mông, Nxb Văn hóa dân tộc
37. Đoàn Quốc Sỹ (1996), Người Việt đáng yêu, Nxb Sáng tạo Sài Gòn
38. Dương Tân (2005), Sức mạnh tính cách, Nxb Hà Nội

14


39. Cao Văn Thanh (chủ biên) (2004), Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống
của người Thái vùng Bắc Trung Bộ hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia
40. Nguyễn Hải Thanh (2010), Một số đặc điểm nhân cách của sinh viên dân tộc ít
người trường cao đẳng sư phạm Hà Giang, luận văn Thạc sĩ Tâm lý học
41. Trần Lệ Thanh (2012), “Tính cách dân tộc Mông ở khu vực phía Bắc Việt
Nam”, Luận án tiến sĩ Tâm lý học
42. Nguyễn Thạc (chủ biên) (2008), Tâm lý học sư phạm đại học, Nxb ĐHHSP.

43. Trần Văn Thành (2001), Văn hóa dân tộc Thái ở Điện Biên tỉnh Lai Châu, Luận
văn Thạc sĩ Tâm lý học
44. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh
45. Đỗ Lai Thúy (2007), Phân tâm học và tính cách dân tộc, Nxb Tri thức, Hà Nội
46. Trần Trọng Thủy (1997), Khoa học chuẩn đoán tâm lý, Nxb Giáo dục
47. Trần Trọng Thủy (chủ biên) (1990), Bài tập thực hành Tâm lí học, Nxb Giáo dục
48. Trần Trọng Thủy (chủ nhiệm) (2000), Mô hình nghiên cứu nhân cách con người
Việt Nam trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước, Báo cáo đề tài KHCN 04 – 04,
Hà Nội
49. Nguyễn Hữu Thụ, Lê Thị Minh Loan (dịch) (2006), Tâm lí học dân tộc, Hà Nội
50. Từ điển tiếng Việt (1998), Nxb Đà Nẵng
51. Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1 (1995), Hà Nội
52. Cẩm Trọng (2005), Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội
53. Đỗ Long, Đức Uy (2004), Tâm lí học dân tộc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
54. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (1998), Tâm lí học đại cương, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội
55. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang (1995), Giá trị, định hướng
giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà
nước KX – 07 – 04

15


56. Nguyễn Quang Uẩn, Đặc trưng và xu thế phát triển nhân cách của con người
Việt Nam trong sự phát triển kinh tế - xã hội, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã
số KX-07-04, giai đoạn 1990-1995
57. Nguyễn Khắc Viện (1995), Từ điển Tâm lý, Nxb Thế giới, Hà Nội
58. Viện thông tin khoa học xã hội (1987), Một số vấn đề tâm lý học dân tộc –
chuyên để, Hà Nội

59. Vấn đề dân tộc và thuộc địa (1962), Nxb Sự thật, Hà Nội
60. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn Hóa Thông Tin
Tài liệu tham khảo, sách dịch
61. Stefanenko.T.G (2003), Ethnic identity and some problems of its study, edited
by V.S.Sobkin, art

16



×