Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CÁC BÀI THUỐC HAY DÂN GIAN CHỮA GÚT HIỆU QUẢ NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.36 KB, 10 trang )

CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA GÚT HIỆU QUẢ NHẤT
Gout là bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa thường gặp. Bệnh có liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất
purin và tăng nồng độ acid uric máu. Đông y mô tả bệnh goute trong phạm trù thống phong, chứng tý. Y học cổ
truyền có nhiều bài thuốc điều trị bệnh rất khả quan tùy từng thể bệnh.
Thể phong hàn thấp tý
Phương pháp điều trị: khu phong tán hàn, trừ thấp thông kinh lạc.
Bài 1: Khương hoạt, đương quy, khương hoàng, chích hoàng kỳ, xích thược, phòng phong đều 9g; chích
cam thảo, gừng tươi đều 3g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
– Nếu khớp co duỗi không được gia tế tân 3g, phụ tử 6g.
– Nếu chân tay nặng nề tê dại gia thương truật 9g, phòng kỷ 8g, ý dĩ nhân 12g.
– Nếu các khớp sưng đỏ gia thạch cao 10g, tri mẫu 10g, quế chi 6g, phòng kỷ 9g.
– Nếu đau ở chi trên gia tang chi 9g, uy linh tiên 12g.
– Nếu đau chi dưới nhiều gia ngưu tất 15g, tục đoạn 15g.
Bài 2: Khương hoạt 6g, cảo bản 3g, chích cam thảo 3g, mạn kinh tử 2g, độc hoạt 6g, phòng phong 3g,
xuyên khung 3g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
– Nếu hàn nhiều gia xuyên thảo ô 10g, tế tân 1,5 – 3g.
– Nếu thấp tà nhiều, các khớp sưng đau gia phòng kỷ 15g, thương truật 10g, ý dĩ nhân 15g, phục linh 15 – 30g, mộc
qua 10g.
Thể phong thấp nhiệt tý
* Phương pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt.
Bài thuốc: Thạch cao 30g, tri mẫu 9g, ngạnh mễ 9g, chích cam thảo 3g hợp với quế chi thang (gồm quế chi 9g,
chích thảo 6g, thược dược 9g, sinh khương 9g, đại táo 5g). Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Thể thấp trọc ứ
* Phương pháp điều trị: Lợi thấp tiết trọc, hóa đàm khứ ứ thông lạc.
Bài thuốc: Đào nhân 8g, bạch thược 12g, hồng hoa 6g, xuyên khung 8g, đương quy 8g, trần bì 8g, bán hạ chế 12g,
phục linh 12g, trúc nhự 12g, bạch giới tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Thể tỳ hư ứ trọc
* Phương pháp điều trị: Kiện tỳ, tiết trọc, khứ ứ thông lạc.
Bài thuốc: Phòng kỷ 12g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 12g, cam thảo 6g, gia độc hoạt 12g, ý dĩ nhân 12g, thương truật
12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
– Nếu sưng phù chân thì gia quế chi 8g, phục linh 12g.


* Ngoài thuốc sắc, dân gian còn nhiều cách chữa bệnh goute như sau:
Thuốc uống trong
Bài 1: Cành dâu 1kg, đường phèn 500g. Trước hết đem cành dâu sắc lấy nước, bỏ bã, thêm đường phèn
vào làm thành cao, mỗi buổi sáng uống nửa thìa, hòa vào nước sôi, uống ấm.
Bài 2: Lá vừng tươi 60g. Lá vừng rửa sạch, băm nhỏ, sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Lưu ý: Về mùa đông không có lá vừng có thể thay bằng thân cây vừng. Đơn thuốc này có thể đề phòng viêm khớp
tái phát.
Bài 3: Cỏ hy thiêm 12g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2-3 lần.
Bài 4: Cỏ hy thiêm 90g, cam thảo 10g. Nghiền cả hai vị thành bột, mỗi lần uống 6g với nước sôi để ấm,
ngày uống 3 lần.
Bài 5: Kê huyết đằng (còn gọi là dây máu người) 10-15g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Bài 6: Đậu tương 50g, lá ngô 30g, đào nhân 15g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần. Đây là một nghiệm
phương bí truyền trong dân gian, hiệu quả điều trị rất tốt.
Bài 7: Lá vừng 30g, mộc qua 15g, bạch quả (còn gọi ngân hạnh, công tôn phụ Ginkgo biloba) 12g. Sắc
nước uống, mỗi ngày 1 – 2 lần.
Bài 8: Vỏ mướp 30g, ý dĩ nhân 30g, gừng khô 3g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần.
* Thuốc đắp ngoài


Bài 1: Lá cây phù dung lượng vừa, phơi khô, nghiền thành bột, trộn với nước chè nguội, đắp vào chỗ đau,
mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 2: Bạch giới tử nghiền thành bột, trộn vào lòng trắng trứng gà, đắp vào chỗ đau, khoảng 3 giờ thì rửa
đi.
Bài 3: Xương bồ 120g, cốt toái bổ tươi 250g. Tất cả giã nát, sao nóng, đắp vào chỗ đau, lấy vải băng lại,
mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 4: Xuyên ô, thảo ô, thương truật mỗi vị 30g. Tất cả nghiền thành bột, trộn vào rượu đun nóng lên, đem
đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 5: Củ hành ta 10g, lá ngải cứu sống 60g, cốt toái bổ tươi 15g, nửa chén nước gừng tươi. Tất cả giã nát,
đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 6: Bột đại hoàng tẩm nước ấm đắp ở vùng khớp xương đau.

Lưu ý: Người bệnh gout nên hạn chế ăn những loại thức ăn giàu purin như phủ tạng động vật (gan, thận,
óc…), các loại đậu, thịt tươi đỏ. Bỏ hẳn đồ uống có cồn như rượu, bia, nước trái cây lên men… vì cồn làm giảm bài
tiết acid uric qua thận, không nên uống nước ngọt có gas, trà, cà phê…
Trong cơn đau tuyệt đối để khớp nghỉ ngơi vì sự vận động làm phóng thích nhiều hơn các tinh thể muối urat vào
trong khớp. Không nên chườm nóng vì sẽ làm cơn đau tăng lên.

--------------------------------------***---------------------------------------------

Xoa bóp và bài thuốc dân gian chữa bệnh gút hay
Bệnh gút là loại bệnh thường xảy ra, bệnh làm cho các khớp chân tay đau nhức, khó chịu, cùng tìm hiểu bài thuốc
dân gian chữa bệnh gút bằng cách xoa bóp bấm huyệt dưới đây.
Theo y học cổ truyền thì gút là bệnh thống phong, thuộc chứng tý trong Đông y. Nguyên nhân bên ngoài là do khí phong, hàn, thử, thấp xâm
phạm vào cơ thể làm khí trệ, huyết ứ, kinh mạch bất thông, tân dịch ứ trệ thành đàm, đàm kết tụ thành cục quanh khớp từ các khớp ngón
tay chân rồi chuyển lên khớp gối.
Theo y học cổ truyền thì gút là bệnh thống phong, thuộc chứng tý trong Đông y. Nguyên nhân bên ngoài là do khí phong, hàn, thử, thấp xâm
phạm vào cơ thể làm khí trệ, huyết ứ, kinh mạch bất thông, tân dịch ứ trệ thành đàm, đàm kết tụ thành cục quanh khớp từ các khớp ngón
tay chân rồi chuyển lên khớp gối.
Bệnh thường khởi phát lần đầu ở khớp ngón chân cái, sau lan sang các khớp khác. Bệnh nhân đau dữ dội và sưng, nóng, đỏ các khớp.
Đau kèm theo rát bỏng rất khó chịu. Phép trị chủ yếu là khu phong tán hàn trừ thấp. Xin giới thiệu một số bài thuốc Nam và cách xoa bóp
bấm huyệt chữa trị bệnh này.

Thuốc uống
Bài 1: Tam diệu thang: đương quy 15g, xích thược 15g, hoàng bá 12g, ý dĩ nhân 30g, ngưu tất 12g, mộc qua 12g, thanh đại 6g, hoạt thạch
15g, tri mẫu 9g, độc hoạt 12g, kê huyết đằng 30g, tỳ giải 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: độc hoạt 12g, bạch truật 12g, thương truật 12g, thục địa 6g, ý dĩ nhân 12g, mộc qua 10g, thạch hộc 10g, hoàng bá 8g. Sắc uống ngày
1 thang.
Bài 3: (kinh nghiệm dân gian): lá lốt, ngải cứu, trinh nữ hoàng cung, lá mơ lông, quả mướp đắng (khổ qua) lượng bằng nhau cho vào cối
sinh tố xay, lấy nước uống, ngày 2 cốc sáng và tối sau bữa ăn 45 – 60 phút.

Người bệnh tự xoa bóp, day bấm huyệt

Xoa hai bàn tay cho nóng, ôm đầu gối trái trước, xoa lên xuống từ 3 – 5 phút rồi dùng 2 ngón trỏ chà xát nửa vòng tròn đầu gối bên dưới,
còn 2 ngón cái cũng làm động tác như thế ở nửa vòng tròn đầu gối bên trên, tạo thành vòng tròn của khớp gối được xoa bóp. Tuần đầu, mỗi
bên đầu gối xoa bóp 5 – 7 phút, cả hai bên được 10 – 15 phút. Hằng ngày tự xoa bóp 2 lần sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Tuần
sau tăng thêm thời gian.
Ngoài ra, có thể hơ nóng các huyệt bằng điếu ngải cứu: dương lăng tuyền, độc tỵ, ủy trung, côn lôn.

Vị trí các huyệt
Dương lăng tuyền: dưới đầu gối tại chỗ lõm phía ngoài đầu xương mác.
Độc tỵ: chỗ lõm dưới xương bánh chè, trên xương ống chân ngoài đường gân lớn ở đầu gối.
Ủy trung: điểm chính giữa lằn ngang khoeo chân.
Côn lôn: sau mắt cá ngoài 5 phân, trên bờ xương gót chân.

Dùng lá tía tô chữa bệnh gút
Lá tía tô dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an
thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.


Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, tía tô không những dùng để chế biến các món ăn mà có tính
năng chữa bệnh khá cao. Khi cộng với hành sẽ có tác dụng giải cảm cho những người bị cảm.

Dùng lâu dài để ngăn bệnh tái phát.
Chữa cảm lạnh: Vỏ 1 quả quýt cùng 3 lát gừng dày, 1 nắm lá tía tô khô hoặc tươi đều được. Cho nguyên liệu vào nồi, thêm 1 bát nước, đun
sôi kỹ, chắt nước uống nóng rồi đắp chăn ấm. Hoặc có thể lấy 1 nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành, 3 lát gừng, thái nhỏ cho vào bát, đập 1 quả
trứng gà rồi múc cháo hoa trộn đều ăn nóng.
Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Hạt tía tô, vỏ quít, cam thảo nam, gừng tươi lát sắc với nước uống nóng 1 lần 1 ngày.
Chữa đau bụng, đầy chướng:Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
Chữa ngộ độc cua: Lấy tía tô giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.
Chữa ho, tức thở: Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước cho uống.
Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần


Chữa bệnh gút:
Nếu bị bệnh gút, trong nhà lúc nào cũng cần có lá tía tô để dùng bất cứ lúc nào.
Khi bị lên cơn đau do bệnh gút, lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, bỏ vào nồi đun thật kỹ, (như sắc thuốc Bắc) rồi uống. Cơn đau sẽ hết ngay
trong vòng nửa giờ.
Hàng ngày dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Lúc nào thấy các khớp xương sắp bị sưng tấy lên,
dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại.
Bài thuốc này không có tác dụng phụ, lại có tác dụng nhanh nên người bệnh có thể kiểm chứng công dụng của nó ngay lập tức.

Bị bệnh gout không nên ăn gì
Sữa đậu nành
Những người mắc bệnh Gout cũng không nên sử dụng sữa đậu nành. Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa Purine gây ra trong khi hàm
lượng Purine có trong sữa đậu nành tương đối cao.

Đồ uống có đường
Những người có nguy cơ mắc bệnh gout nên tránh các loại nước uống có chứa hàm lượng đường fructose cao , chả hạn như nước soda ,
nước hoa quả. Những loại nước uống này không chỉ khiến bạn dễ dàng tăng cân mà còn kích thích thân hình làm ra ra axit uric nhiều hơn.
Một nghiên cứu tìm thấy rằng , những người tiêu thụ nhiều đường fructose có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người khác. Năm
2010 , các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng , uống đồ uống chứa fructose mỗi ngày , phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh gout hơn so với
những người khác.

Bia
Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh gout với những người có xu hướng dễ mắc bệnh. Nguyên nhân là do uống bia không chỉ làm
gia tăng hàm lượng uric-acid mà còn cản trở quá trình loại trừ chất này ra khỏi cơ thể.

Một số thực phẩm tốt cho người bị bệnh gout :
Đậu xanh
Đậu xanh có nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm quá trình thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự
hình thành acid uric trong cơ thể gây ra bệnh gout.
Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, (không cho thêm gia vị). Sáng ngủ dậy ăn một bát thay ăn sáng. Tối trước khi đi ngủ ăn một bát. Ăn liên
tục như vậy trong 30 ngày. Tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể nấu khô hoặc nhão.


Dứa
Dứa là loại quả rất giàu axit hữu cơ như axit citric, axit malic, nhiều vitamin A, B và đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao (60%), nhiều
khoáng tố vi lượng và men tiêu hóa bromelin. Không những thế, nước ép quả dứa rất bổ dưỡng, có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm xơ cứng động
mạch, sỏi thận, viêm khớp, bệnh gout…

Dưa hấu
Tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và
hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút giai đoạn cấp tính.

*** Cách chiến thắng bệnh gout từ lá trầu và nước dừa
Cây trầu và cây dừa đều là hai loại cây thân thuộc ở đâu cũng có. Đặc biệt hai loại cây này còn có tác dụng hiệu quả trong việc đẩy
lùi bệnh gout đã được nhiều bệnh nhân áp dụng và đã thành công. Vậy cách chữa bệnh gout từ hai loại cây này như thế nào?
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Công dụng chữa bệnh của lá trầu và nước dừa:
Trong lá trầu có chứa tinh dầu cùng với những hoạt chất có tác dụng trong việc chống lại bệnh xương khớp, giúp phục hồi những
hư tổn của khớp, bên cạnh đó lá trầu còn được biết tới với công dụng giúp giảm đâu thần kinh, cải thiện những rối loạn chuyển hóa
trong cơ thể.
Còn nước dừa khi kết hợp cùng với lá trầu cũng có vai trò vô cùng quan trọng là một chất hòa tan, giúp cho những chiết xuất hoạt
chất ở trong lá trầu ra một cách nhanh chóng hơn. Ngoài ra nước dừa cũng là một chất điện phân tự nhiên giúp tăng quá trình trao


đổi chất trong cơ thể và cân bằng chuyển hóa. Uống nước dừa thường xuyên còn giúp cải thiện những bất thường về thận, tiết
niệu, tăng cường đào thải những axit uric gây ra bệnh gout.
Căn bệnh nhà giàu đáng sợ
Bệnh gout đang là một bệnh khá phổ biến hiện nay, những người đang sống chung với bệnh gout thường phải khổ sở vì các khớp
xương thường xuyên bị sưng tấy gây ra đau đớn vô cùng. Gout là căn bệnh nan y và có thể gây ra những biến chứng cho người
bệnh. Nguy hiểm hơn cả là gây ra tình trạng suy gan, suy thận, những biến chứng về tim mạch có thể dẫn tới tử vong.
Cách chữa bệnh gout bằng lá trầu và nước dừa
Đây là một phương pháp chữa bệnh vừa hiệu nghiệm lại vô cùng đơn giản, người bệnh đều có thể thực hiện tại nhà và rất rẻ tiền.

Sự kết hợp của lá trầu và nước dừa rất dễ uống, lại không hề gây kích ứng dạ dày.
Vào mỗi buổi sáng thức dậy bạn sử dụng 100g lá trầu tươi, đem xay nhuyễn rồi ngâm trong một trái dừa xiêm vừa vạt nắp gáo.
Ngoài ra bạn cũng cần chắt bớt một chút nước dừa ra để khỏi bị tràn khi cho lá trầu xay nhuyễn vào. Đậy nắp lại và uống sau 30
phút đã ngâm. Lưu ý là khi áp dụng bài thuốc này thì bạn không nên ăn sáng ngay mà phải chờ sau khi hỗn hợp được cơ thể hấp
thụ hoàn toàn, khi nào đi tiểu trở lại thì mới ăn sáng.
Thực hiện bài thuốc này trong 1 tuần những cơn đau do bệnh gout gây ra sẽ giảm đáng kể giúp cho người bệnh ngủ ngon hơn và
đầu óc được minh mẫn hơn.

*** Lá lốt – hỗ trợ điều trị gút
Lá lốt là loại cây dại mọc nhiều ở các cùng quê, không quá khó để chúng ta có thể tìm hái hoặc mua loại lá này. Vì vậy dùng lá lốt
chữa bệnh gút là một cách hỗ trợ điều trị gút hiệu quả. Có 2 hình thức sử dụng lá lốt trong điều trị gút.

Thứ nhất: Dùng làm nước uống.
Cách làm: Lấy từ 5- 10 gam lá lốt phơi khô, đem sắc với 2 bát con nước để lấy 1 bát con nước. Uống sau bữa tối khi nước còn ấm.
Sử dụng bài thuốc này trong vòng 10 ngày, có tác dụng giảm đau, thanh lọc, giải độc cho cơ thể.
Thứ hai: Dùng đun nước ngâm chân tay để giảm đau xương khớp.
Cách làm: Lấy 30 gam lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo, cho vào nồi cùng một lít nước. Sau đó, đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít
muối, để cho nguội bớt đến khi đủ ấm. Dùng để ngâm tay hoặc chân buổi tối trước khi đi ngủ.
Thực hiện liên tục từ 5- 7 ngày bạn sẽ thấy được những tác dụng giảm đau xương khớp tích cực.
*** Bài thuốc đơn giản từ cải bẹ xanh
Cách dùng: Dùng cải bẹ xanh hay một số nơi gọi là cải đắng (có vị hơi đắng) nấu nước uống hàng ngày. Mỗi ngày dùng một lượng
rau vừa đủ nấu với nước. Uống hàng ngày thay nước lọc.

Tuy nhiên, không nên nấu quá đặc mà nên nấu loãng để dễ uống hơn. Nên uống trong thời gian ổn định.
Công dụng: Các chất trong nước rau cải bẹ xanh có tác dụng đào thải chất axít uric - nguyên nhân dẫn đến bệnh gút.

----------------------------------***------------------------------------------


DÂY GẮM VÀ SẢN PHẨM CAO GẮM CỦA NGƯỜI TÀY YÊN BÁI


Dây Gắm mọc ở những vùng rừng núi hoang vu, bám lên các vách đá cheo leo. Từ lâu đã được người Tày
ở Yên Bái biết đến như một thứ thảo dược quý giá với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngay từ xa xưa, đồng bào đã biết
thu hái dây Gắm mọc hoang trên các núi đá vôi quanh bản, đem về cô nấu thành cao dùng cho hỗ trợ điều trị các
bệnh về xương khớp, viêm khớp dạng ong đốt (bệnh Gút).
1. Dây Gắm - Dược thảo trong truyền thuyết:
Chuyện kể rằng ngày xưa có một vị vua trong khi đi vi hành kiểm tra tình hình đời sống nhân dân, một hôm
vì qua một bản làng ngựa xe không đi được vua phải đi bộ vài dặm, khi dừng chân ở một bản làng nọ, nhà vua
không tài nào đi được nữa vì hai đầu gối của ngài đau nhức không thể cất bước.
Có một già làng tới cầu kiến và hái tặng nhà vua một nắm thảo dược rồi bảo ngự y sắc cho vua uống. Lạ kỳ
thay chỉ sau khi uống vài bát là hai đầu gối của ngài đã hết đau nhức và có thể tiếp tục đi được.
Vua mời già làng tới cảm tạ và hỏi tên cây thảo dược. Già làng thưa dân địa phương gọi là dây Gắm. Vua
bảo thảo dược quý như vậy nên phổ biến cho mọi người cùng biết mà dùng. Ta muốn đặt cho nó cái tên nghe sang
hơn để mọi người thêm quý trọng. Không cần suy nghĩ nhiều ngài đặt cho thảo dược là Vương Tôn đằng bởi nó đã
giúp chữa bệnh cho nhà vua. Từ đó dây Gắm dân giã có thêm một cái tên vương giả.
2. Thảo dược nổi danh của người Tày Yên Bái:
Dây Gắm còn gọi là dây Sót, dây Mấu, dây Gắm lót hay là cây Vương Tôn, người Tày gọi là Khau mác
muối. Tên khoa học là Gnetum montanum Mgf thuộc họ dây Gắm Gnetaceae.
Loại cây này là thân dây leo mọc cao, dài đến 10-12m. Thân to, phình lên ở các đốt. Lá nguyên, mọc đối, phiến lá
hình trái xoan, thuôn dài.
Hoa cây Gắm gồm có hoa đực và hoa cái khác gốc, tập trung thành nón, cây ra hoa vào tháng 6-8, có quả
tháng 10-12.
Dây Gắm mọc hoang ở các vùng rừng núi cao, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Hà
Giang,…
Theo y học cổ truyền thì dây Gắm có vị đắng, tính bình. Tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết,
giải độc, tiêu viêm, sát trùng. Rễ và thân dây Gắm thường dùng để giảm đau, giải các chất độc, trừ phong tê thấp.
Ngoài ra dây Gắm còn dùng chữa sốt và sốt rét, huyết áp cao, sản hậu mòn, lá Gắm giã để đắp vào vết thương do
rắn cắn.
Ngay từ xa xưa, đồng bào dân tộc Tày ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã biết thu hái dây Gắm mọc hoang
trong rừng, trên nương rẫy đem về cô nấu thành cao dùng cho hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp và bệnh Gút.

3. Người Tày dùng Cao Gắm như thế nào?
Người Tày ở Lục Yên thu hái dây Gắm trên rừng vào một thời điểm nhất định trong năm (theo đồng bào,
vào thời điểm đó dây mới có hiệu quả tốt nhất). Ngoài ra dây Gắm được chọn để nấu cao phải là những dây có độ
tuổi từ 4-5 năm trở lên. Sau khi thu hái, dây Gắm được rửa sạch, chặt nhỏ, sao khô và bảo quản thật kỹ trước khi
cho vào nấu cao.
Sau khoảng thời gian 3 ngày 3 đêm được nấu nhừ, tinh lọc, cô đặc liên tục kết hợp với những kinh nghiệm
cô nấu cao bí truyền từ đó mới cho ra được một mẻ Cao Gắm.


Cao Gắm chiết xuất hoàn toàn từ dây Gắm có vị đắng ngọt, tính bình, mùi thơm dịu của thảo dược. Người Tày dùng
cao pha nước uống thay trà hàng ngày hoặc ngâm với rượu uống để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, bệnh
Gút.

--------------------------------------***-----------------------------------Bài thuốc dân gian "kỳ diệu" chữa bệnh GÚT ai cũng có thể tự làm

Bệnh gút là loại bệnh lý được xếp vào hàng lâu đời nhất của loài người với "lịch sử" hơn 2000 năm và được coi là
"bệnh của vua chúa", "bệnh nhà giàu" với nguyên nhân gây ra bệnh và chi phí điều trị đều rất tốn kém.
Ngày nay người ta biết rõ rằng đây là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt
Nam, hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì bệnh này.
Ít ai ngờ rằng một phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả lại khá bình dân, ít tốn tiền và nhất là dễ làm, đó là dùng đậu
xanh nấu thành thuốc để ăn.
Đây là bài thuốc dân gian của người dân tộc Sán Dìu đã được nhiều người áp dụng và phản hồi về hiệu quả cao của nó.
Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ
mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…
Sở dĩ đậu xanh có thể chữa được bệnh gout do trong đậu xanh có nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm,
làm giảm quá trình thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric trong cơ thể gây ra bệnh gout .
Đậu xanh cũng có tác dụng kháng viêm cao, cung cấp đậu xanh trong bữa ăn hàng ngày vừa giúp bổ sung chất dinh
dưỡng cho cơ thể, vừa có tác dụng giúp phòng ngừa và giảm viêm do gout gây ra một cách hiệu quả.
Khi chế biến các món từ đậu xanh có rất nhiều người có thói quen lọc và bỏ vỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh
dưỡng, vỏ các loại đậu đỗ mới thực sự có tác dụng chính trong việc giải độc. Vì thế, khi ăn, không nên bỏ vỏ.

Cách chế biến bài thuốc chữa bệnh gút từ đậu xanh:
Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, (không cho thêm gia vị). Sáng ngủ dậy ăn một bát thay ăn sáng. Tối trước khi đi ngủ
ăn một bát. Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày. Tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể nấu khô hoặc nhão.
Bài thuốc này thực sự rất đơn giản nhưng để có hiệu quả cần phải có sự kiên trì của người bệnh bởi đậu xanh ăn nhiều dễ ngán,
nếu không thực sự quyết tâm khó có thể ăn đều đặn trong thời gian 30 ngày.
Lưu ý:
- Đậu xanh có tác dụng làm hạ huyết áp. Vì thế trong quá trình điều trị cần theo dõi huyết áp chặt chẽ. Ngoại trừ những thực
phẩm phải kiêng, nên ăn những thực phẩm khác để duy trì huyết áp.
- Không dùng thuốc gì kết hợp vì đậu xanh làm giã thuốc, thuốc không có tác dụng.
- Uống nhiều nước trong ngày.
- Kiêng : Nội tạng động vật, hải sản, thịt chó, nước chè, các chất khó tiêu, các chất kích thích mạnh, cay, nóng.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
- Sau một thời gian dùng nên đi khám lại hoặc khám lại khi có dấu hiệu bất thường để tránh những biến chứng về sau.
- Cháo đậu xanh là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng. Vì vậy người khỏe mạnh cũng nên ăn thường xuyên có tác dụng giải độc
cơ thể. Phụ nữ thường xuyên ăn cháo đậu xanh da sẽ rất đẹp.


* Bài thuốc dân gian chữa bệnh gout -bệnh gút được thực hiện như sau:

- 1 Con cua đồng còn sống (không phân biệt đực cái): nếu mua ngoài chợ về rửa sạch, không cho tiếp xúc với nước khoảng 1
đến 2 tiếng. Mục đích là làm cho con cua sẽ tiết chất dịch trong miệng và trao đổi nước nhiều hơn.
- Rượu gạo có nồng độ từ 35-40 độ nguyên chất (không sử dụng loại rượu pha cồn công nghiệp) với nước với tỉ lệ: 1 rượu - 5
nước (sử dụng cái muỗng hay thìa) làm sao cho vừa đủ dùng.
- Lấy 1 cái tô có cạnh bè ra để dễ dàng dùng bàn tay đè lên mai cua đồng ngâm với hỗn hợp nước rượu ngập đến miệng con cua
đồng.
- Thời gian ngâm (dùng tay đè mai cua đồng liên tục) để cua tiết dịch tự nhiên của nó trong vòng 10 đến 15 phút hoặc có thể 15
phút là được.
- Khi ngâm, có thể tạo độ sóng sánh của phần mớm nước dâng lên hạ xuống trên dưới miệng con cua đồng để cho nó tiết nước
nhiều hơn (kinh nghiệm)
-Sau đó lấy phần nước hỗn hợp này uống (nhớ lắng hoặc lọc sạch cũng được).


Dịch bọt tiết ra từ miệng con cua đồng + tỷ lệ rượu nước 1:5 cho ra hỗn hợp chữa trị gout
(Lưu ý: không sử dụng cua đã chết vì không còn khả năng tiết dịch từ miệng có thể tái sử dụng cua từ 1 đến 3 lần)
Thời gian sử dụng như sau:









Tuần đầu tiên: ngày sử dụng 1 con để tạo ra hỗn hợp nước uống: 7 ngày đều đặn (sử dụng 1 đến 2 lần sẽ thấy hiệu quả khác).
Tuần thức 2 cách 3 ngày sử dụng 1 lần.
Tuần thứ 3: sử dụng 1 lần.
Sau đó 2 tuần làm 1 lần.
1 tháng làm 1 lần.
3 tháng làm 1 lần.
6 tháng 1 lần nữa.

Khi sử dụng phương pháp chữa gout này, bạn có thể sử dụng thêm rượu gạo trắng nắn bóp xung quanh phần sưng viêm đau nhằm
mục đích làm giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông và đàu thải các cặn acid uric tốt hơn nhanh hơn. Sáng bóp 1 lần, chiều xoa bóp thêm
lần nữa.
Đây là 1 bài thuốc dân gian dễ sử dụng, bản thân mình đang trải qua, cũng có uống nhiều thuốc nhưng không cách nào hết được. Chiều
thứ 7 uống thì nguyên ngày hôm sau đã đỡ khỏi. Có thể dùng chân dậm mạnh dưới đất mà không gây thốn hay đau gì.
Tuy nhiên, "Phước chủ may thầy" có ai được toàn vẹn hoặc chữa khỏi bằng 1 bài thuốc hoặc bằng 1 cách đâu. Trên đây là một trong
những phương pháp chữa căn bệnh gout mà đấng mày râu hiện nay tại Việt Nam mắc phải rất nhiều làm tốn tiền của thời gian và hạnh
phúc của nhiều gia đình.



*** Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh Gout ( Gút), viêm khớp hiệu quả từ cây Nở Ngày Đất
Bênh Gout ( Gút) và viêm khớp, sưng khớp thường đi cùng nhau vì cùng lý do sự rối loạn cuả chất Acid uric
đã kết tụ tại các khớp xương và gân xung quanh làm sưng và gây đau nhức cho người bệnh. Bị Gout ( Gout
là một dạng viêm khớp) thường kéo theo những cơn đau rất khó chịu, triệu chứng là sưng, đỏ, đau, cứng
khớp ở các ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay...
Ngày nay, bệnh Gút rất phổ biến vì lý do ăn uống sinh hoạt hằng ngày. Đối tượng thường mắc bệnh Gout là nam
giới tuổi trên 30 và thường xuyên dùng bia rượu, ăn hải sản và thịt đỏ. Gút là một dạng viêm khớp gây đau đớn
nhất. Vì lý do cơn đau Gút có thể thuyên giảm trong 7-10 ngày ngay cả khi không điều trị, các cơn đau tiếp theo có
thể xuất hiện sau vài tháng hay vài năm nên nhiều người mắc bệnh lầm tưởng bệnh đã khỏi nên khi tái phát càng
trầm trọng và khó điều trị hơn.

Gút là bệnh mạn tính , có nghĩa không thể điều trị 1 lần dứt điểm và không bao giờ tái phát. Ở đây, dùng thuốc kết
hợp thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý. Hỗ trợ điều trị Gút là giúp giảm Acid Uric trong máu, để tránh các biến
chứng suy thận, cao huyết áp, sỏi thận...

MỘT SỐ KHÓ KHĂN VỚI NGƯỜI BỆNH GOUT (GÚT)

Sức đề kháng giảm ở người cao tuổi
Hầu hết người bị Gút độ tuổi trung bình từ 40 ( hiện tại độ tuổi bị Gút ngày càng trẻ). Người cao tuổi thì sức đề kháng
càng giảm, vì bệnh Gút gây viêm, nhiễm khuẩn...nên đề kháng là yếu tố quan trọng để đẩy lùi bệnh Gút.
Ngại dùng thuốc hỗ trợ điều trị
Cũng ít khi người bệnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sỷ hoặc người có chuyên môn tư vấn, vì chỉ dùng thuốc khi
cấp tính, bệnh biểu hiệu gây đau đớn...đến khi giảm hoặc không còn triệu chứng thì không dùng. Đây là lý do bệnh
vẫn luôn âm thầm phát triển, lần sau nặng hơn lần trước và khó điều trị.
Không có thuốc điều trị dứt bệnh
Hỗ trợ điều trị bệnh gút hiện nay vẫn là dùng thuốc giảm đau, chống viêm và hạ axit uric máu..., không có thuốc đặc
trị. Người bệnh sau khi dùng 1 thời gian thấy bệnh không lành và tái phát thì không tin tưởng thuốc mình đã dùng.
Một số thuốc có tác dụng phụ như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng, tăng huyết áp, hay dị ứng gây
mẫn đỏ, ngứa...cũng gây nên tâm lý cho người bệnh.

Người bệnh không biết và lường trước các biến chứng bệnh Gút
Có một số người bị bệnh gút nhưng không lường hết các biến chứng có thể gây ra nên chủ quan, khi bị cơn cấp tính
thì lo lắng nhưng sau đó lại sinh hoạt, ăn uống không kiêng khem đúng mức làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.


Vì lý do nguy hiểm của bệnh Gout nên chúng ta cần quan tâm ngay cả khi chưa biểu hiện bệnh ra bên ngoài,
cách tốt nhất là đào thải Uric ra khỏi cơ thể bằng thảo dược phát hiện và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh gút trong thời gian
gần đây từ cây Nở Ngày Đất.

MỘT SỐ Ý KIẾN TRÁI CHIỀU KHI DÙNG NỞ NGÀY ĐẤT
Mặc dù rất nhiều người dùng Nở Ngày Đất thuyên giảm bệnh Gút đáng kể và khỏe mạnh thì một số vẫn có nhiều
thắc mắc khi dùng Nở ngày đất chưa cho kết quả như mong muốn, LAVA xin giải đáp 1 số thắc mắc tiêu biểu để
người bệnh có hướng dùng Nở ngày đất hiệu quả hơn.
1.

Đã dùng Nở ngày đất nhưng không thấy hiệu quả nhiều
Đây là các trường hợp tự mua, tự dùng theo kinh nghiệm...nghe lỏm ở đâu đó. Thực sự Nở ngày đất không như các
cây thuốc nam khác, không dùng cả cây, không dùng liều lượng tùy tiện và đặc biệt mua nhầm cây Nở ngày đất.
Lời khuyên: Nên dùng đúng liều lượng, đúng cây thuốc

2.

Dùng Nở ngày đất chẳng giảm mà đau hơn
Điều đặc biệt là khi dùng Nở ngày đất, 80% trường hợp sẽ đau nhức, một số nặng có thể không đi lại được trong
thời gian nhất định. Đây là tác dụng của thuốc đến các vị trí như khớp để thải acid Uric ra ngoài cơ thể.
Lời khuyên: Có thể dùng thuốc giảm đau, nhưng nếu chấp nhận được thì không nên dùng để theo dõi tình hình
chính xác hơn. Có thể dùng kết hợp các thảo dược mát, uống nhiều nước để quá trình đào thải này xảy ra nhanh.
Ngoài ra, tuyệt đối không dùng bia rượu vì gây đau đơn lên nhiều lần.

3.


Sau khi dùng, kiểm tra Acid Uric trong máu tăng
Thường trong thời gian đầu ( có thể đến 2-3 tháng), Xét nghiệm Acid Uric tăng, vì các hạt Acid Uric tích tụ các khớp
sẽ đánh bật hòa trong máu, nên xét nghiệm trong giai đoạn này chỉ số có thể tăng, đây là điều bình thường.
Lời khuyên: Người bệnh cần kiên trì dùng và theo dõi thường xuyên.

4.

Tại sao có người đở nhiều, người lại không?
Người không thấy đở bệnh có thể mắc phải 1 trong các trường hợp trên và bỏ không dùng. Tuy nhiên, thuốc nam có
đặc điểm là thuốc phải hợp cơ địa. Trong 100 trường hợp thì nếu 80 người đở bệnh thì đã là thành công của cây
thuốc mang lại.


Lời khuyên: Có vài người không hiệu quả nhưng có hàng ngàn trường hợp đã cho thấy bệnh thuyên giảm đáng kể
và đưa Acid Uric về mức bình thường. Kết hợp với ăn uống kiêng thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, bia rượu...người
bệnh đã có cơ hội cao để không đau đớn vì bệnh Gút.
Lý giải về tác dụng hỗ trợ điều trị Gout và khớp của cây Nở Ngày đất

Tinh thể Acid uric là lọai chất được hình thành từ quá trình chuyển hóa purin. Trong cơ thể người hay một số lọai
động thực vật chất này thường không thể thiếu, nhất là phần nội tạng. Acid uric thường hòa tan trong máu sẽ được
thận bài xuất ra ngoài qua nước tiểu. Một phần lý do nào đó cơ thể nếu sản sinh quá nhiều hoặc bài xuất quá ít chất
này thì acid uric sẽ tích lũy, hình thành những tinh thể hình đầu kim sắc nhọn ( urat ) trong khớp và các mô xung
quanh khớp, gây đau, sưng và viêm.
Cây Nở ngày đất có chứa một số hoạt chất kháng viêm, hạ nhiệt, thải độc như lycosides, alkaloids, flavones...giúp
ức chế các Uric trong máu, tại các khớp, giúp thải các độc tố ra ngoài, cân bắng Acid trong máu.




×