Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.24 KB, 11 trang )

Mục lục

Trang

A. Đặt vấn đề……………………………………………………1
B. Giải quyết vấn đề…………………………………………….1
I.Cơ sở lí luận ……………………………………………….......1
1. lí do việt nam chọn con đường này……………………………1
2 Phương hướng, mục tiêu……………………………………….2
3. Khả năng thực hiện……………………………………………2
4. Nhận thức về con đường quá độ………………………………5
II. Thực trạng của Việt Nam trong quá trình quá độ…………….5
1. Thành tựu…………………………………………………….5
2. Hạn chế……………………………………………………….6
III. Biện pháp…………………………………………………….7
C. Kết thúc vấn đề………………………………………………..8

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Con đường tiến lên CNXH, đã đang và sẽ là sự lựa chọn duy nhất của
chúng ta. Tuy nhiên để tiến đến được CNXH chúng ta còn phải trải qua
nhiều chặng đường đầy gian lao và thử thách, đó là bước quá độ để Tổ quốc
Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc hùng mạnh trên thế giới, để
chúng ta tiến đến chế độ mới, chế độ Cộng sản chủ nghĩa. Nhưng từ giờ đến
đó chúng ta còn bao nhiêu công việc phải làm, bao nhiệm vụ phải hoàn tất.
Con đường mà chúng ta đang đi đầy chông gai, đòi hỏi chúng ta phải có
được phương hướng đúng đắn. Phải nêu được rõ nhiệm vụ cơ bản mà chúng
ta cần làm. Để có thể làm được điều đó, chúng ta cần có nhận thức đúng đắn
về CNXH và con đường quá độ để tiến lên CNXH. Đó chính là lý do khiến


em chọn đề tài: Quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ
nghĩa
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.Lí do Việt Nam chọn con đường này:
Thứ nhất, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với quy luật
phát triển của xã hội và với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân
lao động ở nước ta.
Thứ hai, nhân dân ta tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mĩ. Vì vậy khi kết thúc chiến tranh chúng ta không thể lại đưa nước ta phát
triển theo con đường của hai nước kia theo.
Thứ ba, trên thế giới có nhiều nước phát triển theo con đường tư bản chủ
nghĩa nhưng kết quả chỉ có một số ít nước có nền kinh tế phát triển còn lại
theo Kissinger: “ Châu Phi đói, Châu Á nghèo, Châu Mĩ La- Tinh nợ nần
chồng chất.
2


Thứ tư, nước ta có tiềm năng kinh tế, có khả năng thực hiện con
đường này, song đây là con đường khó khăn, phức tạp, gian khổ, không thể
một sớm một chiều.
2.Phương hướng, mục tiêu:
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm
1991 đã phác họa mô hình CNXH mà nhân dân ta xây dựng với sáu đặc
trưng. Đại hội lần thứ X bổ sung, phát triển, làm cho mô hình CNXH đang
được xây dựng ở nước ta toàn diện hơn, hoàn chỉnh hơn. Đó là: "Xã hội xã
hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh,
công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát
triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong
cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị
và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới".
3. Khả năng thực hiện
Bước quá độ lên CNXH của Việt Nam chỉ có thể được xác định một
cách khoa học, có tính khả thi, thuyết phục trong một tương lai rất xa, khi có
đủ điều kiện về cơ sở thực tiễn và lý luận vững chắc. Cố Tổng bí thư
Nguyễn Văn Linh đã từng nói rằng, nếu điều gì chưa rõ ràng, chưa thể xác
định chính xác thì chưa nên đưa vào Cương lĩnh. Vì vậy, chúng ta không nên
vội vàng, giản đơn xác định vấn đề quá độ lên CNXH ở nước ta trong
Cương lĩnh lần này, trong khi cơ sở thực tiễn và lý luận chưa được khẳng

3


định một cách khoa học. Vấn đề này cần được xem xét, đánh giá lại một
cách thận trọng trên cơ sở tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận một cách
khoa học.
Thực tiễn, điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay và trong vài
chục năm tới chưa thể có cơ sở vật chất và kỹ thuật, nền tảng của CNXH mà
vẫn là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển theo xu thế kinh
tế tri thức, xu thế phát triển của thế giới trong nhiều năm tới. Đó cũng chính
là thực tiễn và tương lai của thế giới. Tương lai của thế giới trong nhiều năm
tới là xu thế phát triển kinh tế tri thức, không phân biệt chế độ chính trị - xã
hội. Chế độ chính trị - xã hội là việc chọn lựa của mỗi nước, mỗi dân tộc,
nhưng trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập quốc tế, các nước muốn phát triển
kinh tế có hiệu quả và chất lượng, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân

dân không thể đi theo con đường mòn cũ trong các thế kỷ qua mà phải phát
triển theo xu thế kinh tế tri thức, dựa vào các yếu tố sản xuất mới, khoa học,
tiến bộ về công nghệ mới, quản lý, điều hành nền kinh tế một cách khoa học
hơn, chứ không phải chỉ dựa vào vốn, lao động và khai thác cạn kiệt nguồn
tài nguyên của đất nước như trước đây.
Kinh tế VN trong nhiều năm tới cũng nằm trong bối cảnh đó. Chúng
ta đã xác định đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN,
mục tiêu XHCN là, dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Mục tiêu tổng quát trong Cương lĩnh lần này có nêu: Từ nay đến khoảng
giữa thế kỷ XXI phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp
hiện đại, theo định hướng XHCN. Cương lĩnh cũng nêu lên một số phương
hướng cơ bản như: xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, nền dân chủ
XHCN trong khi chúng ta chưa có CNXH, mà chỉ mới có định hướng
XHCN, trình độ dân chủ nói chung của chúng ta hiện nay còn hạn chế. Kinh
4


tế - xã hội VN từ nay đến giữa thế kỷ XXI, khoảng 40 năm nữa có lẽ vẫn
phát triển trong xu thế chung của thế giới là kinh tế thị trường hiện đại, phát
triển kinh tế tri thức. Chúng ta kiên trì định hướng XHCN, nhưng vẫn chưa
có CNXH trong một tương lai 40-50 năm tới, dù cho đến lúc đó, nước ta có
thể trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN như
nêu trong Cương lĩnh.
Từ nay đến khoảng 40-50 năm tới nền kinh tế VN về cơ bản vẫn là
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vẫn chưa có CNXH, chưa có nền
tảng của CNXH mà chỉ có thể phát triển theo xu thế kinh tế tri thức, phù hợp
với trào lưu của thế giới hiện đại. Đây có lẽ là dự báo có tính thực tiễn, khả
thi, có tính thuyết phục hơn là chúng ta vội vàng khẳng định sự quá độ lên
CNXH ở nước ta một cách giản đơn, trong khi chưa có cơ sở thực tiễn, về
mặt lý luận cũng chưa có cơ sở khoa học để khẳng định có tính thuyết phục.

Nền kinh tế thị trường, dù có định hướng XHCN và kinh tế tri thức,
bản thân nó không thể sản sinh ra CNXH, không thể tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, nền tảng của CNXH như chúng ta mong muốn. Kinh tế tri thức chỉ
có thể sản sinh một nền sản xuất hiệu quả, chất lượng cao trên cơ sở vận
dụng những yếu tố sản xuất mới, những thành tựu mới của khoa học - kỹ
thuật, tạo điều kiện vững chắc để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân các nước, chứ không tạo nền tảng riêng cho một chế độ chính trị - xã hội
nào. Do đó, có thể nói, chúng ta chưa có cơ sở thực tiễn và lý luận vững
chắc, thuyết phục để xác định bước quá độ lên CNXH trong Cương lĩnh lần
này và cả trong tương lai vài chục năm tới.
4.Nhận thức về việc bỏ qua TBCN đi lên CNXH ở Việt Nam:
Lãnh đạo công cuộc đổi mới, nhận thức của Đảng về con đường quá độ lên
5


CNXH của nước ta có những đổi mới sâu sắc. Nếu trước đây thường nói,
nước ta quá độ lên CNXH "bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa", thì
từ Đại hội lần thứ IX trong các văn kiện chính thức của Đảng, Nhà nước
diễn đạt là: Nước ta quá độ lên CNXH "bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa".
Việc "bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa" được giải thích rõ về hai phương
diện: Thứ nhất, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) là "bỏ qua việc xác
lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ
nghĩa". Thứ hai, trong khi bỏ qua những mặt đó, cần "tiếp thu, kế thừa
những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc
biệt về khoa học-công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây
dựng nền kinh tế hiện đại".
II. THỰC TRẠNG CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM.
1. Thành tựu.
Thực tế trong những năm qua đã chứng minh, với mô hình XHCN,
chúng ta đã thu được những thành tựu, to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thành tựu

của nước ta:
-Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ
bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền
kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Nước ta đã gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ký kết hiệp định thương mại tự
do song phương và đa phương với một số đối tác quan trọng; mở rộng và
tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác; góp phần quan trọng vào việc
tạo dựng và mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam,
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ vốn hỗ trợ phát triển chính

6


thức (ODA) và các nguồn tài trợ quốc tế khác. Trong 5 năm 2006 – 2010,
tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỉ USD, vượt 77,8% so với kế hoạch đề
ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 146,8 tỉ USD, gấp 2,7 lần
kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001 – 2005. Tổng vốn
ODA cam kết đạt trên 31 tỉ USD, gấp hơn 1,3 lần so với mục tiêu đề ra; giải
ngân ước đạt khoảng 13,8 tỉ USD, vượt 17,5%.
-Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá và các lĩnh vực
xã hội có tiến bộ, bảo vệ tài nguyên, môi trường được chú trọng hơn; đời
sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện
-Quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường
-Dân chủ xã hội chủ nghĩa có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc được củng cố
-Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy
mạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên
-Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tăng cường, đạt một số kết
quả tích cực.
2. Hạn chế.

Nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên, vẫn còn
nhiều hạn chế trong con đường quá độ này.
2.1.Chưa làm rõ các đặc điểm ở nước ta trong bước quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa cũng như chưa làm rõ vần đề
phân kỳ trong thời kỳ quá độ.

7


2.2.Lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta mới chỉ bắt đầu được nghiên cứu trong những năm gần đây và còn nhiều
điểm chưa rõ.
2.3.Lý luận về Đảng Cộng sản cầm quyền và xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, những bảo đảm dân chủ và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong điều kiện một Đảng Cộng sản
cầm quyền mới chỉ dừng lại ở hệ thống quan điểm, nguyên tắc và phương
hướng chỉ đạo.
2.4.Mặc dù nhận thức được vai trò quốc sách hàng đầu của khoa học –
công nghệ và giáo dục – đào tạo, đã thấy rõ văn hóa là động lực phát triển
kinh tế xã hội, là nền tảng tinh thần của xã hội, song chúng ta vẫn chưa có
được những chính sách và giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển khoa học
– công nghệ, đặc biệt là lý luận và khoa học xã hội – nhân văn; chưa ngăn
chặn được tình trạng suy thoái ngày càng nghiêm trọng của đạo đức xã hội.
2.5. Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh
thấp. Cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu. Chất lượng tăng trưởng chưa đạt chỉ
tiêu. Cơ câú kinh tế không hợp lí. Nguồn lao động của Việt Nam dồi dào,
trẻ, có trình độ học vấn nhưng thiếu kỹ năng và tay nghề. Chính sách tài
chính và tiền tệ không đảm bảo. Thiếu tư duy trong quản lí kinh tế Nhà
nước.
2.6.Một số vấn đề văn hóa xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải

quyết. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ; tình trạng tham nhũng, suy thoái ở
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng
.III. BIỆN PHÁP

8


1.Phải tôn trọng quy luật khách quan và biết vận dụng sáng tạo vào
điều kiện cụ thể của đất nước, tận dụng thời cơ và khả năng thuận lợi để tìm
ra con đường, hình thức, bước đi thích hợp
2.Thực hiện các hình thức kinh tế quá độ, các khâu trung gian... vừa
có tác dụng phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, vừa cần thiết để
chuyển từ các quan hệ tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nó là hình thúc vận
dụng các quy luật kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể.
3.Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa hiện đại hóa.
4.Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
5.Xây dựng quan hệ sản xuất mới theo đinh hướng XHCN
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là con đường đầy
chông gai và nhiều thử thách. Vận dụng những điều kiện thuận lợi và những
thành tựu thực tiễn chúng ta hãy tin tưởng rằng, trong một tương lai tuy
không phải là gần nhưng Việt Nam sẽ quá độ thành công lên CNXH. Để có
thể làm được điều đó thì tất cả mọi người cùng phải đồng lòng, chung sức
vun đắp nó. Thế hệ trẻ chúng em sẽ cố gắng, nỗ lực hết mình để góp phần
vào cùng đất nước tiến lên.

9


Danh mục tài liệu tham khảo:

Giáo trình những nguyên lí ơ bản Mác- Lênin
Một số trang wepside

10


Mục lục

Trang

C. Đặt vấn đề……………………………………………………1
D. Giải quyết vấn đề…………………………………………….1
I.Cơ sở lí luận ……………………………………………….......1
1. lí do việt nam chọn con đường này……………………………1
2 Phương hướng, mục tiêu……………………………………….2
3. Khả năng thực hiện……………………………………………2
4. Nhận thức về con đường quá độ………………………………5
II. Thực trạng của Việt Nam trong quá trình quá độ…………….5
3. Thành tựu…………………………………………………….5
4. Hạn chế……………………………………………………….6
III. Biện pháp…………………………………………………….7
C. Kết thúc vấn đề………………………………………………..8

11



×