Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.01 KB, 7 trang )

CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN
CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
Nguyễn Duy Quý *
Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Nghị quyết Đại hội lần
thứ IX của Đảng đã khẳng định : "Con đường đi lên của nước ta là sự phát
triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là
bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu
mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa..." (1). Nhìn ra
bên ngoài và nhìn lại lịch sử đất nước ta trong thế kỷ XX, chúng ta lại càng
thấy sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta, của nhân
dân ta là hoàn toàn chính xác.
Như chúng ta đã biết, trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội
loài người nói chung và chủ nghĩa tư bản nói riêng, Mác và Ăng-ghen đã đi
đến kết luận rằng chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị thay thế bởi chủ nghĩa
cộng sản mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội.
Song, khẳng định như vậy, phải chăng tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc
đều đồng thời và nhất thiết phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa rồi mới có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội ? Vấn đề này đã được đặt ra
ngay từ thời Mác và Ăng-ghen và đã được các ông đề cập đến. Ngay từ
năm 1875, Ăng-ghen đã nêu lên khả năng phát triển rút ngắn của các
nước từ trình độ tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội. Năm 1882,
trong Lời tựa viết cho lần xuất bản thứ hai bằng tiếng Nga cuốn "Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản", Mác và Ăng-ghen lại tiếp tục khẳng định có khả
năng này. Đặc biệt, năm 1894, Ăng-ghen nói rõ hơn về khả năng đó như
sau : "Không những có thể mà còn chắc chắn là sau thắng lợi của giai cấp
1
vô sản và sau việc xã hội hóa những tư liệu sản xuất ở các dân tộc Tây Âu
thì những nước vừa mới bước vào con đường sản xuất tư bản chủ nghĩa
và vẫn còn có các chế độ thị tộc nguyên vẹn hoặc những tàn dư của chế
độ thị tộc, có thể sử dụng những tàn dư đó của sở hữu chung và những


tập quán nhân dân tương ứng làm công cụ mạnh mẽ để rút ngắn một cách
đáng kể quá trình phát triển của mình lên xã hội xã hội chủ nghĩa và có thể
tránh được phần lớn những đau khổ và những cuộc đấu tranh mà ở Tây
Âu chúng ta phải trải qua. Nhưng một điều kiện tất yếu để làm được việc
đó là tấm gương và sự ủng hộ tích cực của phương Tây cho tới nay vẫn
còn là tư bản chủ nghĩa. Chỉ khi nào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã bị
đánh bại tại quê hương của nó và ở những nước nó đã phát đạt, chỉ khi
nào những nước lạc hậu qua tấm gương ấy mà biết được rằng "việc đó đã
được tiến hành như thế nào", những lực lượng sản xuất công nghiệp hiện
đại, với tư cách là sở hữu công cộng, đã được sử dụng như thế nào để
phục vụ toàn thể xã hội, - thì những nước lạc hậu ấy mới có thể bước vào
con đường phát triển rút ngắn như vậy. Như thế thắng lợi của những nước
ấy sẽ được đảm bảo. Và điều đó không chỉ đúng với nước Nga, mà với tất
cả các nước đang ở trong giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa" (2).
Khẳng định, đồng thời tiếp tục phát triển quan điểm trên đây của Mác và
Ăng-ghen, tại Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản họp vào tháng 7
năm 1920, Lê-nin đã trả lời câu hỏi về khả năng các dân tộc lạc hậu tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội như sau : "Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản
các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ xô viết, và qua
những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không
phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" (3). So với quan điểm
của Mác và Ăng-ghen, quan điểm này của Lê-nin có một điểm khác biệt
đáng chú ý. Đó là, nếu Ăng-ghen nói tới khả năng các nước lạc hậu có thể
2
rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển của mình lên chủ nghĩa xã
hội thì Lê-nin nói thẳng tới khả năng các nước lạc hậu có thể tiến tới chủ
nghĩa cộng sản bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Các quan điểm trên đây của Mác, Ăng-ghen và Lê-nin đã được kiểm
nghiệm trong thực tế như thế nào ?
Trong hơn một thế kỷ qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề

này ở một số nước, đồng thời cũng đã có một số cộng đồng dân tộc bắt
tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội khi trình độ xuất phát mới chỉ
ở giai đoạn tiền tư bản chủ nghĩa. Qua sự phát triển thành công của các
nước Trung Á thuộc Liên Xô trước đây, của Mông Cổ, v.v... đã có nhiều
công trình nghiên cứu, khẳng định rằng đó là những bằng chứng cụ thể
của việc các nước tiền tư bản chủ nghĩa có thể đi thẳng lên chủ nghĩa xã
hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Sau khi chế độ xã hội chủ
nghĩa hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ cho đến nay thì vấn đề lại
được đặt ra : vậy liệu các nước xuất phát từ trình độ phát triển tiền tư bản
chủ nghĩa có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa được hay không ? Đối với nước ta, điều đó hoàn toàn có
thể biến thành hiện thực, vì những lẽ sau đây :
Trước hết phải nói rằng, khuynh hướng phát triển lên xã hội xã hội chủ
nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa không phải là kết quả của một sự
lựa chọn duy ý chí, chủ quan, mà là một khuynh hướng phát triển khách
quan, có thực trong đời sống xã hội. Vấn đề là ở chỗ, nếu xem xét ở phạm
vi lịch sử toàn nhân loại thì lịch sử xã hội loài người đã phát triển qua một
số hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Song, do đặc điểm về lịch sử, về
không gian và thời gian, không phải quốc gia nào cũng trải qua tất cả các
hình thái kinh tế - xã hội có tính tuần tự từ cộng sản nguyên thủy đến tư
bản chủ nghĩa theo một sơ đồ chung. Thực tế chứng tỏ rằng, trong khi một
3
số quốc gia Tây Âu phát triển tuần tự qua các hình thái kinh tế - xã hội điển
hình, thì nhiều quốc gia khác (Ô-x-trây-li-a, Mỹ, một số quốc gia tư bản chủ
nghĩa ở Mỹ La-tinh, một vài quốc gia châu Âu...) lại phát triển theo con
đường bỏ qua một hoặc vài hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Sở dĩ có hiện
tượng như vậy là vì sự vận động của xã hội thường diễn ra không đồng
đều giữa các quốc gia, các vùng. Trong lịch sử thường xuất hiện những
trung tâm phát triển cao hơn về sản xuất vật chất, về kỹ thuật, về văn hóa,
chính trị... Sự giao lưu, hợp tác giữa các trung tâm đó làm xuất hiện khả

năng một số nước đi sau có thể rút ngắn tiến trình lịch sử mà không cần
lặp lại tuần tự các quá trình đã qua của lịch sử nhân loại.
Chính là dựa vào những thực tế lịch sử đó, Mác nêu lên tư tưởng về khả
năng "phát triển rút ngắn", còn Lê-nin đề xuất mô hình "không phải trải qua
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội
đối với những nước đi sau, những nước đang trong giai đoạn tiền tư bản
chủ nghĩa. Trên những nét lớn, tư tưởng của Lê-nin thống nhất với tư
tưởng của Mác và Ăng-ghen. Nghĩa là, các ông đều nhất trí rằng, trong
những điều kiện nhất định, con đường phát triển của các dân tộc tiền tư
bản chủ nghĩa không nhất thiết phải diễn ra một cách tuần tự, đầy đau khổ
như lịch sử của chủ nghĩa tư bản mà một phần nhân loại đã từng trải qua.
Con đường ấy có thể rút ngắn để các dân tộc chậm phát triển đi lên chủ
nghĩa xã hội một cách nhanh hơn.
Có một câu hỏi thường gặp là : sự phát triển rút ngắn như vậy có mâu
thuẫn với sự phát triển theo quá trình lịch sử - tự nhiên hay không ? Ở đây
không có mâu thuẫn nào cả. Về mặt lôgic, người ta lầm tưởng đã phát
triển tự nhiên thì phải tuần tự từng bước trải qua và không rút ngắn được.
Nhưng trong thực tế, tuần tự chỉ là một kiểu của phát triển tự nhiên. Ngoài
phát triển tuần tự, đi đầy đủ theo từng bước của sự phát triển, xã hội còn
4
phát triển theo kiểu "rút ngắn". Về vấn đề này, Mác đã nêu lên một nhận
xét rất quan trọng : "...một xã hội, ngay cả khi đã phát hiện được quy luật
tự nhiên của sự vận động của nó... cũng không thể nào nhảy qua các giai
đoạn phát triển tự nhiên hay dùng sắc lệnh để xóa bỏ những giai đoạn đó.
Nhưng nó có thể rút ngắn và làm dịu bớt được những cơn đau đẻ" (4).
Trong thời đại ngày nay, chủ trương phát triển rút ngắn để đi lên chủ nghĩa
xã hội chẳng những không mâu thuẫn với sự phát triển theo quá trình lịch
sử - tự nhiên, mà còn là biểu hiện sinh động tính lịch sử - tự nhiên của quá
trình ấy. Chỉ khi nào người ta "rút ngắn" một cách duy ý chí, bất chấp quy
luật thì lúc đó sự phát triển rút ngắn mới trở nên đối lập với quá trình lịch

sử - tự nhiên. Có thể khẳng định rằng, quá trình lịch sử - tự nhiên của sự
phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự,
mà còn bao hàm cả sự bỏ qua một hoặc một vài hình thái kinh tế - xã hội
nhất định trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định.
Các tác gia kinh điển trong các tác phẩm của mình đã nêu rõ những điều
kiện để các nước đi sau có thể bỏ qua chế độ tư bản để đi lên chủ nghĩa
xã hội. Ở thời điểm hiện nay, nghĩa là ở bối cảnh hiện thời của tình hình
quốc tế, nước ta vẫn hội đủ các điều kiện ấy để đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ
qua chế độ tư bản :
Thứ nhất, nếu như các tác gia kinh điển cho rằng đối với các nước tiền tư
bản chủ nghĩa phải có được tấm gương của một cuộc cách mạng vô sản
đã thắng lợi để làm bài học hoặc làm hình mẫu cho việc rút ngắn con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thì đối với Việt Nam, vấn đề này đã được lý
giải cả về lý luận và thực tiễn. Cho đến nay, các cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa, mà nhất là hơn 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô,
gần 50 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, đã là những bài
học, những hình mẫu phong phú đến mức bao hàm trong đó khá nhiều bài
5

×