LỜI MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo cách nói tóm tắt và mộc mạc của
Chủ Tịch Hồ Chí Minh là: trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát
nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống
một đời hạnh phúc.
Con đường tiến lên CNXH, đã đang và sẽ là sự lựa chọn duy nhất của
chúng ta. Tuy nhiên để tiến đến được CNXH chúng ta còn phải trải qua
nhiều chặng đường đầy gian lao và thử thách, đó là bước quá độ để Tổ quốc
Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc hùng mạnh trên thế giới, để
chúng ta tiến đến chế độ mới, chế độ Cộng sản chủ nghĩa. Nhưng từ giờ đến
đó chúng ta còn bao nhiêu công việc phải làm, bao nhiệm vụ phải hoàn tất.
Con đường mà chúng ta đang đi đầy chông gai, đòi hỏi chúng ta phải có
được phương hướng đúng đắn. Phải nêu được rõ nhiệm vụ cơ bản mà chúng
ta cần làm. Để có thể làm được điều đó, chúng ta cần có nhận thức đúng đắn
về CNXH và con đường quá độ để tiến lên CNXH. Và để có thể làm được
điều đó thì tất cả chúng ta cùng phải đồng lòng, chung sức vun đắp nó. Thế
hệ trẻ chúng em sẽ cố gắng, nỗ lực hết mình để góp phần vào cùng đất nước
tiến lên. Đó chính là lý do khiến em chọn đề tài: Quá độ lên Chủ nghĩa xã
hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa: lý luận, thực trạng và giải pháp thực
hiện.
Qua đề tài này, em muốn gửi lời cảm ơn tới cô giáo Đào Phương Liên,
người đã giúp em nhận thức rõ hơn con đường mà cả nước ta đang tiến đến.
Những lời giảng của cô giúp em hiểu thêm những khó khăn, thử thách mà cả
nước đang phải trải qua trên con đường tiến lên CNXH, và chúng ta sẽ phải
làm gì để vững bước đi lên.
1
NỘI DUNG
I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Thời kỳ quá độ lên CNXH:
1.1. Thời kỳ quá độ lên CNXH:
Nhìn chung, lịch sử xã hội toàn nhân loại đã phát riển qua nhiều giai
đoạn kế tiếp nhau, tương ứng mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế - xã hội
nhất định. Cho đến nay, lịch sử nhân loại đã trải qua bốn hình thái kinh tế -
xã hội: cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, TBCN và đang
quá độ lên CNXH. Quá độ lên CNXH là giai đoạn đàu của hình thái kinh tế -
xã hội cộng sản chủ nghĩa- hình thái kinh tế của lịch sử xã hội.
Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu
sắc, triệt để và toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới xã hội xã hội chủ
nghĩa .Nó diễn ra từ khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản giành
được chính quyền, bắt tay vào việc xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây
dựng thành công các cơ sở của xã hội XHCN về vật chất - kỹ thuật, kinh tế,
văn hoá tư tưởng. Nói cách khác, kết thúc thời kỳ quá độ khi đã xây dựng
xong cả về lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, cả cơ sở kinh tế lẫn kiến
trúc thượng tầng xã hội XHCN.
1.2. Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH:
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ lên CNXH là những nhân tố của xa
hội mới và tàn dư của xâ hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau, đấu tranh với nhau
trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tư tưởng,
tập quán trong xã hội. Về kinh tế, đây là thời kỳ bao gồm những mảng,
những phần, những bộ phận của CNTB và CNXH xen kẽ nhau, tác động với
2
nhau, lồng vào nhau, nghĩa là thời kỳ tồn tại nhiều thành phần kinh tế, cả
thành phần kinh tế XHCN lẫn thành phần kinh tế TBCN, thành phần kinh tế
sản xuất hàng hoá nhỏ cùng tồn tại phát triển, vừa hợp tác thống nhất vừa
mâu thuẫn, cạnh tranh với nhau gay gắt.
Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền và
kết thúc khi xây dựng xong cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.
2. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH :
Vận dụng lý luận của C.Mác và Ph.Ăngnghen vào công cuộc xây dựng
CNXH ở nước Nga trước đây, V.I.Lênin đã phát triển lý luận về thời kỳ quá
độ lên CNXH. Thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan đối với mọi
nước xây dựng CNXH. Tuy nhiên, đối với những nước có lực lượng sản
xuất phát triển cao thì thời kỳ quá độ lên CNXH có nhiều thuận lợi hơn, có
thể ngắn hơn so với những nước đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN từ nền
kinh tế kém phát triển.
Theo V.I.Lênin, sự cần thiết khách quan phải có thời kỳ quá độ lên
CNXH là do đặc điểm ra đời, phát triển của phương thức sản xuất cộng sản
chủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định.
Quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đều
dựa trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Các cuộc cách mạng xã hội
trước đây chỉ là sự thay thế chế độ tư hữu này bằng một chế độ tư hữu khác.
Cách mạng XHCN nhằm vào mục tiêu xoá bỏ chế độ tư hữu để xác lập chế
độ công hữu, mà chế độ công hữu và tư hữu là đối lập nhau, cho nên quan hệ
sản xuất XHCN lấy công hữu làm nền tảng không thể hình thành trong lòng
phương thức sản xuất cũ dựa trên chế độ tư hữu được.
3
Sự thật lịch sử đã chứng tỏ, có những nước do điều kiện khách quan và
chủ quan, bên trong và bên ngoài chi phối đã bỏ qua một hình thái kinh tế -
xã hội nào đó trong tiến trình phát triển của mình.
Đối với nước ta, con đường phát triển bỏ qua chế độ TBCN là tất yếu và
có khả năng thực hiện. Điều kiện quan trọng để thực hiện sự phát triển “rút
ngắn” mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra đối với các
nước tiền TBCN đi lên CNXH là:
- Phải có được tấm gương của một cuộc cách mạng tư sản đã thắng lợi.
- Có được sự giúp đỡ, sự ủng hộ tích cực cử cá c nước tiên tiến và giai
cấp vô sản các nước đó.
- Có một chính đảng đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo đất nước tiến lên
CNXH.
Với những điều kiện mà các nhà kinh điển đã chỉ ra như trên, xét
trong tình hình của khung cảnh quốc tế hiện thời, nước ta hoàn toàn có đủ
điều kiện và năng thực hiện một sự phát triển “rút ngắn” để đi tới CNXH
tương lai.
3. Các hình thức quá độ lên CNXH:
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì thời kì quá độ là một tất yếu đối với
mọi nước đI lên CNXH. Tuy nhiên do đặc điểm của từng nước là khác nhau,
có nước nền kinh tế còn lạc hậu kém phát triển, có nước nền kinh tế phát
triển theo CNTB, vì vậy thời kì quá độ lên CNXH cũng khác nhau. chủ
nghĩa Mác – Lênin cho rằng có hai loại hình quá độ, đó là:
3.1.Qúa độ từ CNTB lên CNXH:
Loại hình này quy luật phát triển tuần tự của xã hội loài người. Đó là
loại hình quá độ đối với các nước đã trảI qua giai đoạn phát triển TBCN, nên
4
đã sẵn có tiền đề về cơ sở vật chất kĩ thuật. Vì thế công cuộc quá độ chỉ còn
là biến những tiền đề ấy thành cơ sở vật chất của CNXH, thiết lập một quan
hệ sản xuất mới, một nhà nước mới, một xã hội mới- xã hội XHCN.
3.2. .Qúa độ từ các hình thái kinh tế- xã hội trước CNTB lên CNXH:
Loại hình này quy luật phát triển nhảy vọt của xã hội loài người. Với
các nước có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển cũng có khả năng quá độ lên
CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN. Tuy nhiên để có thể tiến lên CNXH thì các
nước này cần phải từng bước quá độ và phải có những điều kiện phù hợp.
Để có thể quá độ lên CNXH , các nước này cần phảI có sự giúp đỡ
của giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến đang xây dựng CNXH. Đồng thời
các nước này cũng phải hình thành được cac tổ chức đảng cách mạng và
cộng sản, phải dành được chính quyền về tay mình, xây dựng được các tổ
chứcnhà nước mà bản chất là xô viết nông dân và xô viết những người lao
đọng.
Lênin khẳng định rằng ở một nước kém phát triển thì cần phải tạo ra
những điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH bằng một cuộc cách mạng
thiết lập chính quyền liên minh công nông và phảI tiến lên CNXH qua các
bước quá độ, không được nhảy vọt cũng như nóng vội.
4.Thời kì quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam:
Thời kì quá độ là thời kì lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đI lên
CNXH cũng đều phải trải qua. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc
hậu đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN thì lại càng phải trải qua một thời kì
quá độ lâu dài.
4.1. Tính tất yếu khách quancủa thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta:
5
Thực tiễn đã khẳng định CNTB là chế độ xã hội đã lỗi thời về mặt
lịch sử, sớm hay muộn cũng được thay bằng hình thái kinh tế xã hội cộng
sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai đoạn xã hội XHCN.
Cho dù hiện nay, vớinhững cố gắng để thích nghi với tình hình mới,
CNTB thế giới vẫn đang có những thành tựu phát triển nhưqng vẫn không
vượct quakhỏi những mâu thuẫn cơ bản của nó. Những mâu thuẫn này
không dịu đi mà ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc. CNTB không phải
là tương lai của loài người. đặc điểm của thời đậi ngày nayy là thời kì qúa độ
từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Quá trình cải biến xã hội
ncũ, xây dựng xã hội mới- xã hội XHCN không phải là quá trình cải lương
duy ý chí, mà là quá trình cách mạng sôi động trải qua nhiều giai đoạn phát
triển khách quan, hợp với quy luật của lịch sử. CNXH khoa học, tự do, dân
chủ và nhân đạo mà loài người đang vươn tới đaịi diện cho những giá trị tiến
bộ của nhân loại, đại diện cho lợi ích của người lao động. Quá trình cách
mạng đó vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự phát triển tự do
và toàn diện của con gười, vì sự tiến bộ chung của loài người. Hơn thế nữa,
cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH. tính tất yếu lịch sử ấy xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ XX.
Nhờ đI theo con đường ấy, nhân dân ta đã làm cách mạng tháng Tám thành
công, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngày nay, chỉ có đi lên
CNXH mới giữ vững được độc lập tự do cho dân tộc, thực hiện mục tiêu
làm cho mọi người dân được ấm no, tự do và hạnh phúc. Vì vậy sự quá độ
lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta là một tất yếu lịch sử.
4.2. Khả năng về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam:
6