Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích việc làm đúng sai của những đặc điểm thuộc về dân chủ khi thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ mà em nhận biết được từ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.59 KB, 9 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vì sự phát triển của Trung tâm TDTT Đại học Quốc gia Hà
Nội và ý thức cầu tiến trau dồi kiến thức của bản thân tôi đã
tham dự kỳ thi tuyển sinh khoá Cao học 19 của trường
ĐHTDTTTWI. Hiện nay tôi đang theo học tại lớp 19A1. Sau khi
hoàn thành chương trình học môn Quản lý TDTT do phó GS.
Phạm Đình Bẩm giảng dạy bản thân tôi đã tiếp thu được rất
nhiều kiến thức quí báu từ thầy. Tôi đã chọn chuyên đề "Phân
tích việc làm đúng sai của những đặc điểm thuộc về dân chủ khi
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ mà em nhận biết được từ
thực tiễn" để làm bài tiểu luận kết thúc môn học.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG
DÂN CHỦ.
Nguyên tắc tập trung dân chủ được Lênin xác lập, thử
nghiệm và phát triển trong xây dựng Đảng Mác xít. Đến nay nó
đã trở thành nguyên tắc rất cơ bản để quản lý Xã hội chủ nghĩa.
Từ khi thành lập, Đảng ta đã lấy nguyên tắc này là nguyên
tắc chủ đạo trong việc xây dựng củng cố tổ chức Đảng Cộng sản
Việt Nam với giá trị cao của nguyên tắc tập trung dân chủ, nó
đã được ứng dụng trong quản lý ở tất cả các lĩnh vực của xã hội
nước ta: Quản lý nhà nước, quản lý kinh tế văn hoá, xã hội và cả
thể dục thể thao. Điều này đã được hiến pháp năm 1992 của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định "Quốc
hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều
tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ".

1


Đảng ta đảm bảo nguyên tắc này để tạo sự thống nhất của
tất cả các thành phần tổ chức chính trị trong xã hội. Chính từ sự


thống nhất đó mới bảo vệ được sự thống nhất về tổ chức, chính
trị ở tất cả các cấp các lĩnh vực của xã hội (có thể dục thể thao)
và mới phát huy tốt mối quan hệ của hàng triệu người. Kinh
nghiệm ở Cộng hoà dân chủ Đức (cũ) cho thấy nhờ nguyên tắc
tập trung dân chủ mà có phong trào thể dục thể thao phát triển
rất cao. Bởi vì nhờ nó mà nền thể dục thể thao xã hội chủ nghĩa
có sự đảm bảo thống nhất về đường lối quan điểm, chương trình
hành động, về mục tiêu và kế hoạch và về vị trí vai trò tư tưởng
và tổ chức...
Bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ là sự thống nhất
giữa quản lý tập trung với sự phát huy những sáng tạo của quần
chúng nhân dân, cũng như sự thống nhất hoạt động có tinh thần
trách nhiệm của lãnh thổ và ngành.
Từ bản chất trên ta thấy rằng công tác quản lý thể dục thể
thao đối với toàn sự nghiệp thể dục thể thao nó chung và đối với
từng lĩnh vực thể dục thể thao, các quá trình chính và các yếu tố
phát triển của thể dục thể thao nói riêng đều phải xuất phát từ
cơ sở của đường lối do Đảng và Nhà nước vạch ra, đồng thời
đường lối đó được Uỷ ban thể dục thể thao triển khai, tổ chức,
điều khiển một cách thống nhất trong cả nước nhằm vạch ra
những chương trình hành động, thực hiện mục tiêu đường lối
trên một cách có trọng tâm, trọng điểm và trong thời hạn nhất
định.
Ưu điểm của nguyên tắc tập trung dân chủ là sử dụng tốt
quyền lực của Nhà nước, của tập thể. Nhờ có sự quản lý từ một

2


trung tâm mà có thể động viên và phân phối cân đối nguồn lao

động sống, tài chính, cơ sở vật chất cho những nhiệm vụ, nội
dung quản lý có tính chiến lược, có vị trí then chốt. Nhờ có vận
dụng dân chủ trong quản lý nên phát huy được khả năng sáng
kiến của vận động viên, cán bộ thể dục thể thao, nhà khoa học
thể dục thể thao, cán bộ y học thể dục thể thao. Nhờ nguyên tắc
tập trung dân chủ mà các mối quan hệ quản lý được thực hiện
một cách hoàn chỉnh trên cơ sở đầy đủ thông tin...
Tuy vậy để áp dụng nguyên tắc này, nếu không nghiêm túc
và sáng tạo sẽ dễ dẫn đến độc đoán, mệnh lệnh và xa rời quần
chúng. Vì vậy Đảng ta đã rút kinh nghiệm trong 50 năm lãnh
đạo và vận dụng nguyên tắc này và đi đến kết luận: "Phát huy
dân chủ nội bộ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ,
giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng".
Áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ là cơ sở cho việc
đạt mục tiêu và hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch, nhất
là chỉ tiêu có tính chiến lược. Trong thể dục thể thao, nguyên
tắc này có ảnh hưởng lớn và quyết định đến khả năng phát triển
thành tích thể thao cao.
Việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện
qua các vấn đề sau:
- Tất cả những mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ quản lý thể
dục thể thao quan trọng được xác định từ Trung ương, tức là từ
Uỷ ban thể dục thể thao sau khi đã thống nhất với Chính phủ và
cơ quan khác của Chính phủ.

3


- Điều hành, điều chỉnh từ Uỷ ban Thể dục thể thao đối với
tất cả nội dung, nhiệm vụ quản lý quan trọng như công tác đào

tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn cán bộ, vận động viên, huấn luyện
viên và phân phối bố trí công tác cho họ. Công tác quản lý khác
như: quản lý tài chính, huấn luyện, xây dựng... Uỷ ban Thể dục
thể thao có quyền kiểm tra, giám sát các cơ sở, địa phương, theo
pháp luật về công tác thể dục thể thao của Nhà nước.
- Công tác quản lý từ trung ương theo quyền hạn gắn chặt
với tác động dân chủ, sáng kiến, sáng tạo của tất cả nam, nữ,
vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ thể dục thể thao ở các
cấp quản lý thể dục thể thao, người tập thể dục thể thao ở các
câu lạc bộ, trung tâm thể dục thể thao.
Nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ có giá trị khi:
- Tất cả mọi thành viên trong tổ chức thể dục thể thao dù ở
cấp, lĩnh vực nào đều thống nhất với các mục tiêu mà tổ chức ấy
vạch ra.
- Khi bàn bạc để tìm ra những cách thức, con đường,
phương tiện để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ thể dục thể
thao thì phải được mọi người đồng tâm, nhất trí.
- Tất cả vận động viên, huấn luyện viên và các cán bộ thể
dục thể thao phải có ý thức lao động, công tác cao (cả tập luyện,
huấn luyện).
Sử dụng tốt và có hiệu quả vũ khí phê và tự phê bình ở
mỗi cán bộ lãnh đạo thể dục thể thao, ở mỗi vận động viên, huấn
luyện viên, cán bộ thể dục thể thao. Nhờ đó mà trong mỗi đơn

4


vị, tập thể thể thao được hình thành mối quan hệ tốt đẹp như:
thông cảm, thương yêu, hiểu biết và quan tâm, giúp đỡ nhau.
Thực tiễn cho thấy rằng những cán bộ lãnh đạo thể dục thể

thao, những ban quản lý thể dục thể thao các cấp khó có thể
hiểu thấu được mối tương quan tối ưu giữa lãnh đạo tập trung và
phát huy dân chủ rộng rãi. Trong quản lý nói chung và quản lý
thể dục thể thao nói riêng sự hiểu biết về mối tương quan trên là
rất cần thiết. Song thực tế thì vô cùng phức tạp, khó khăn. Việc
hoàn thiện công tác quản lý phụ thuộc vào sự hoàn thiện nguyên
tắc tập trung dân chủ.
III. LIÊN HỆ
Như trên đã phân tích, nguyên tắc tập trung dân chủ là
nguyên tắc cơ bản trong công tác xây dựng bộ máy tổ chức xã
hội chủ nghĩa. Khi áp dụng đúng đắn và sáng tạo nguyên tắc này
thì việc quản lý tổ chức nhà nước và quản lý tổ chức xã hội về
thể dục thể thao trong cả nước được đảm bảo tốt và nhất là đảm
bảo cho sự quản lý tập trung. Trong hệ thống quản lý thể dục
thể thao cần phải xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu
và mối quan hệ quản lý cho tất cả các đơn vị, cơ quan tổ chức
của hệ thống đó và đồng thời phải gắn liền với lợi ích chung của
xã hội và lợi ích riêng của tập thể và các thành viên.
Khi xây dựng một cơ cấu tổ chức thể dục thể thao phải lưu
ý đảm bảo và tạo điều kiện để có được những tác động dân chủ.
Muốn vậy, mỗi vi phạm, đơn vị công tác trong cơ cấu ấy phải
được giao những trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và thẩm
quyền nhất định và rõ ràng. Mặt quan trọng khác khi xây dựng
cơ cấu tổ chức thể dục thể thao cần phải đảm bảo để có được

5


mối quan hệ quản lý, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa
lãnh đạo này với lãnh đạo khác, giữa tập thể này với tập thể

khác và giữa những người và đơn vị cần phải hợp tác trong công
tác thể dục thể thao.
Các mối quan hệ trên được hình thành là nhờ có sự báo cáo
tổng kết, chỉ đạo, kiểm tra và sự hợp tác thường xuyên với nhau.
Mỗi cơ cấu tổ chức quản lý cho một cơ quan quản lý nhà nước
về thể dục thể thao đều phải được xây dựng và căn cứ từ các
nghị quyết nghị định hay các bộ luật nhất định. Sáu đặc điểm
thuộc về dân chủ trong nguyên tắc tập trung dân chủ là:
+ Dân chủ rộng rãi
+ Các cơ quan quản lý và cán bộ quản lý được bầu ra hoặc
bị bãi miễn.
+ Người lãnh đạo và cơ quan quản lý có nghĩa vụ báo cáo,
tổng kết cho cấp trên.
+ Sáng tạo, sáng kiến và trách nhiệm cá nhân
+ Lãnh đạo tập thể và cá nhân phụ trách
+ Phê và tự phê.
Tất cả các cơ quan nhà nước, thành viên trong cơ quan nhà
nước dù được bầu lên hay do cấp trên bổ nhiệm đều phải chịu
trách nhiệm trước dân, tuân theo ý chí của dân.
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là tạo và đảm
bảo sự thống nhất vững chắc trong chỉ đạo, quản lý của cơ quan
quản lý nhà nước và cấp trên, kết hợp với mở rộng dân chủ,
sáng tạo của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và cấp

6


dưới. Sự phân công trách nhiệm, quyền hạn cho cấp trên, cấp
dưới của các cơ quan quản lý nhà nước là rất rõ ràng. Cụ thể là:
Cơ quan nhà nước Trung ương và cấp trên chịu trách nhiệm

quyết định những vấn đề quan trọng và cơ bản về chính trị, kinh
tế văn hoá xã hội, quốc phòng. Cơ quan nhà nước địa phương và
cấp dưới phải chịu phục tùng sự quản lý và lãnh đạo trong thẩm
quyền do luật định thì các cơ quan nhà nước địa phương có
trách nhiệm đối với những vấn đề cụ thể (vấn đề nhỏ) về kinh
tế, chính trị, văn hoá và xã hội ở đia phương và đơn vị, tổ chức
scủa mình còn cơ quan quản lý nhà nước cấp trên và Trung ương
có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra và tạo mọi điều kiện cho địa
phương và cấp dưới có những hoạt động quản lý chủ động và
sáng tạo.
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở đây đòi hỏi
phải có sự lãnh đạo cụ thể và phân công trách nhiệm cá nhân
thực hiện chế độ thủ trưởng quản lý và điều hành cơ quan hành
pháp.
- Phải khắc phục căn bệnh tập trung quan liêu tự do, vô tổ
chức vô kỷ luật trong các lĩnh vực, các ngành, các cơ quan nhà
nước

khác nhau thì nguyên tắc tập trung dân chủ cũng được

thực hiện với những đặc điểm, tính chất khác nhau. Khi thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ một nguyên tắc chủ đạo trong
quản lý nhà nước đã được ghi trong hiến pháp. Để đảm bảo có
được sự đồng tâm nhất trí từ vận động viên đến huấn luyện viên,
từ lãnh đạo câu lạc bộ cho đến lãnh đạo cấp trên đối với các
mục tiêu, định hướng phát triển của toàn đội, của cả hệ thống
thì cần phải chú ý khi tác động quản lý cần phải đảm bảo quyền

7



ra quyết định (tập trung) của lãnh đạo, huấn luyện viên và quyền
được bàn bạc, tham gia ý kiến (dân chủ) của các huấn luyện
viên, vận động viên trong đội. Đây là điều hoàn toàn không đơn
giản vì ngoài yêu cầu đòi hỏi tính sáng tạo, quyết đoán có sự
hiểu biết toàn diện, chính xác của người lãnh đạo huấn luyên
viên thi khi ra quyết định quản lý họ còn phải biết động viên,
tôn trọng quyền được phát biểu, thể hiện chính kiến của mọi
thành viên trong câu lạc bộ.
IV. KẾT LUẬN
Khi thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ cần phải biết
phối kết hợp với các nguyên tắc khác nhau như kích thích, động
viên... Ví dụ khi lãnh đạo câu lạc bộ đề ra mục tiêu cho đội
bóng chuyền là phải vô địch quốc gia thì họ phải phối kết hợp
một cách hợp lý giữa các nguyên tắc quản lý trên để tạo ra động
lực và sự đồng thuận, nhất trí cao độ giữa các huấn luyện viên
và vận động viên.

8


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vì sự phát triển của Trung tâm TDTT Đại học Quốc gia Hà
Nội và ý thức cầu tiến trau dồi kiến thức của bản thân tôi đã
tham dự kỳ thi tuyển sinh khoá Cao học 19 của trường
ĐHTDTTTWI. Hiện nay tôi đang theo học tại lớp 19A1. Sau khi
hoàn thành chương trình học môn Quản lý TDTT do phó GS.
Phạm Đình Bẩm giảng dạy bản thân tôi đã tiếp thu được rất
nhiều kiến thức quí báu từ thầy. Tôi đã chọn chuyên đề "Phân
tích việc làm đúng sai của những đặc điểm thuộc về dân chủ khi

thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ mà em nhận biết được từ
thực tiễn" để làm bài tiểu luận kết thúc môn học.

9



×