Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

bài tập chương 2 cung câu kinh tế vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.71 KB, 2 trang )

1
Kinh tế Vi mô
Bài tập thực hành 1
Câu 1 (F0203-PS1-1)
Hãy xem xét thị trường bánh mì. Mô tả ngắn gọn tác động của từng trường hợp sau lên cầu,
cung, lượng cân bằng và giá cân bằng của bánh mì. Minh họa câu trả lời bằng đồ thị nếu thấy
hữu ích.
1. Một loại phân bón mới làm tăng năng suất lúa mì.
2. Giá bơ tăng do một căn bệnh làm ảnh hưởng tới bò.
3. Nỗi lo ngại về chất phụ gia trong lương thực làm giảm cầu đối với phở.
4. Một vụ bãi công của những người làm bánh mì làm tăng tiền công lao động.
5. Để hỗ trợ giá bánh mì, chính phủ đồng ý mua tất cả số bánh mì thặng dư và trả cao hơn
giá thị trường hiện tại 10%.
6. Để giúp giảm lạm phát, chính phủ đặt một giá trần cho giá bánh mì bằng với giá thấp hơn
đã từng tồn tại cách đây hai năm.
Câu 2 (F0203-PS1-2)
Cầu và cung đối với việc đi bác sĩ (không có bảo hiểm) tuần tự là:
P = 100 – 0,1Qd
P = 10 + 0,1Qs
1. Giá và lượng cân bằng là bao nhiêu? Tổng chi tiêu cho việc đi bác sĩ là bao nhiêu?
2. Chính phủ giới thiệu bảo hiểm sức khỏe quốc gia, một chương trình sẽ chi trả 75% cho
mỗi lần đi bác sĩ. Điều gì sẽ xảy ra đối với giá và lượng cân bằng của việc đi bác sĩ? Giá
do người tiêu dùng trả là bao nhiêu? Tổng chi tiêu cho việc đi bác sĩ là bao nhiêu? Tổng
chi tiêu của người tiêu dùng là bao nhiêu? (Gợi ý: Anh chị có thể dịch chuyển đường cầu
tới P = 400 – 0,4Qd hoặc đường cung tới P = 2.5 + 0.025Qs để phản ánh tác động
của bảo hiểm. Nếu anh chị dịch chuyển đường cầu, thì đường cầu mới biểu diễn tổng số
giá cả mà các bác sĩ nhận được, bao gồm cả phần do bảo hiểm trả; đường cầu ban đầu tiếp
tục biểu diễn phần do người tiêu dùng trả trong hóa đơn bác sĩ . Nếu anh chị dịch chuyển
đường cung, thì đường cung mới biểu diễn phần do người tiêu dùng trả trong hóa đơn
tổng; đường cung ban đầu tiếp tục biểu diễn tổng số tiền thanh toán mà các bác sĩ nhận
đuợc.)


Câu 3 (F0607-PS1-4)
Hàm số cầu và hàm số cung của một sản phẩm được cho dưới đây:
Cầu:

P = (-1/2) QD + 100

Cung: P = QS + 10
(đơn vị của P là đồng, đơn vị của Q là kg)
1.
2.
3.
4.

Hãy tìm điểm cân bằng của thị trường
Hãy tính độ co giãn của cung và cầu theo giá ở điểm cân bằng
Hãy tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, và thặng dư toàn xã hội.
Nếu nhà nước áp đặt mức giá trần cho sản phẩm là 50 đồng, hãy tính khoản tổn thất (mất
mát) vô ích của phúc lợi xã hội và hãy giải thích tại sao lại có khoản tổn thất này.


2

Câu 4 (F0607-PS1-5)
Thịt lợn (l) và thịt gà (g) là hai loại thịt mà gia đình chị Hoa thường ăn. Hàm thỏa dụng của
nhà chị Hoa có dạng Cobb – Douglas U(l, g) = l.g, còn ngân sách chi tiêu cho hai loại thực
phẩm này của gia đình chị là 120 đồng; giá thị trường của thịt lợn và thị gà lần lượt là pl = 3
đồng và pg = 4 đồng.
1. Hãy vẽ đường ngân sách cho gia đình chị Hoa
2. Hãy tìm điểm tiêu dùng tối ưu (l*, g*) của gia đình chị Hoa.
3. Bây giờ giả sử do dịch cúm gà, giá của thịt gà giảm xuống còn 2 đồng. Để đơn giản hóa

phân tích, giả sử giá của thịt lợn không đổi. Hãy vẽ đường ngân sách và tìm điểm tiêu
dùng tối ưu mới (l*1, g*1) của gia đình chị Hoa.
4. Hãy phân tích cả về mặt định tính (bằng đồ thị) và định lượng (bằng con số) hiệu ứng thu
nhập, thay thế, và tổng hợp là kết quả của việc giá thịt gà giảm từ 4 xuống còn 2 đồng.
Câu 4 (F0506-PS1-3)
Dịch cúm gia cầm bùng phát ở Việt Nam vào những tháng cuối năm 2003 và đầu năm 2004,
sau đó lại tái phát vào những tháng cuối năm 2004. Sự kiện này tác động đến giá cả các loại
thực phẩm khác như thế nào ở giai đoạn ấy? Anh/chị hãy dùng đồ thị cung, cầu để minh hoạ
cho câu trả lời của mình.
Câu 6 (F0506-PS1-4)
Hàm số cầu và hàm số cung thị trường của hàng hoá X được ước lượng như sau :
(D) : PD = -(1/2)QD + 110.
(S) : PS = QS + 20
(Đơn vị tính của QD, QS là ngàn tấn, đơn vị tính của PD, PS là ngàn đồng/tấn)
1. Hãy xác định mức giá và sản lượng cân bằng của hàng hoá X.
2. Hãy xác định thặng dư của người tiêu dùng, của nhà sản xuất và tổng thặng dư xã hội.
3. Hãy xác định độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng. Từ mức giá này, nếu các
nhà sản xuất thống nhất với nhau giảm giá bán xuống một chút thì tổng chi tiêu của tất cả
những người mua dành cho hàng hoá này sẽ tăng hay giảm?
4. Bây giờ, nếu chính phủ đánh thuế giá trị gia tăng đối với ngành X với mức thuế suất là
10% thì sản lượng cân bằng, giá người mua phải trả, giá người bán nhận được sau khi nộp
thuế là bao nhiêu?
5. Ai là người gánh chịu thuế và chịu bao nhiêu tính trên mỗi tấn sản phẩm? Tổng tiền thuế
chính phủ thu được từ ngành X là bao nhiêu?
6. Anh chị hãy tính sự thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, thặng dư của nhà sản
xuất và tổng thặng dư xã hội.




×