Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tiểu luận học phần thiết kế nghiên cứu khoa học xã hội lý luận và thực tiễn lỗi phát âm của sinh viên việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.75 KB, 10 trang )

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI:
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Người thực hiện:
Chuyên ngành:
Người hướng dẫn:

HÀ NỘI, 10/2015

1


I. Tên đề tài nghiên cứu:
Ảnh hưởng của các nhân tố xã hội đến lỗi phát âm tiếng Anh của sinh
viên Việt Nam (nghiên cứu trường hợp sinh viên khoa tiếng Anh - trường
ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội)
II. Các câu hỏi nghiên cứu cần đặt ra của đề tài:
1. Thực trạng lỗi của sinh viên Việt Nam khi phát âm tiếng Anh là gì?
Sinh viên Việt Nam thường mắc những lỗi gì khi phát âm tiếng Anh?
2. Những nhân tố xã hội nào ảnh hưởng đến việc phát âm tiếng Anh
của sinh viên Việt Nam? Mối quan hệ của các nhân tố xã hội đối với việc
phát âm tiếng Anh là gì? Có thể xác định được các đường đồng biến giữa các
nhân tố xã hội với các lỗi phát âm hay không?
3. Các biện pháp để khắc phục lỗi khi phát âm tiếng Anh cho sinh viên
Việt Nam học tiếng Anh.
III. Các khái niệm cần làm rõ của đề tài:


1. Nhân tố xã hội:
Hiểu một cách cơ bản, nhân tố xã hội là các yếu tố xã hội có quan hệ
với hiện thực và thực tế khách quan, được hình thành trong đời sống của xã
hội, chịu sự quy định của xã hội.
Trong ngôn ngữ học, các nhân tố xã hội được hiểu là các nhân tố
ngoài ngôn ngữ. Đó chính là “các yếu tố có quan hệ với hiện thực, với thực
tế khách quan mà ở đó sự hành chức và phát triển của một ngôn ngữ nào đó
được thực hiện. Đó là những yếu tố có quan hệ thực tiễn xã hội, tâm sinh
lý… được xem xét từ góc độ phản ánh hiện thực và ngôn ngữ của một cộng
đồng người" [Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, 953].

2


Khái niệm Nhân tố xã hội có thể được thao tác hóa về mặt thực tiễn.
Đó chính là các biến xã hội trong mối quan hệ giữa lỗi phát âm và yếu tố xã
hội chi phối. Các nhân tố xã hội có thể bao gồm:
+ Năm sinh
+ Giới tính
+ Nơi sinh
+ Nơi ở lâu nhất
+ Số năm học tiếng Anh
+ Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh.
+ Tiếp xúc/ thực hành tiếng Anh với người nước ngoài.
+ Đi làm thêm, có sử dụng tiếng Anh khi làm việc.
+ v.v.
* Các nhân tố xã hội này chính là hệ thống thủ tục dùng để đo và nhận diện
về mặt thực nghiệm sự tồn tại hay mức độ tồn tại của khái niệm.
Các nhân tố xã hội được đề cập ở đây mang tính phổ quát cho cả xã
hội và có chức năng khu biệt với các yếu tố tự nhiên của mỗi cá nhân. Chẳng

hạn, các lỗi phát âm tiếng Anh gây ra bởi bộ máy cấu âm, chất giọng của
mỗi cá nhân sẽ không được xét đến ở đây.
2. Lỗi phát âm: (phonological error)
Từ điển tiếng Việt (TĐTV) giải thích lỗi: “là chỗ sai sót do không
thực hiện đúng quy tắc” hoặc “có chỗ sai sót về mặt kĩ thuật” [TĐTV, 750].
Liên quan đến khái niệm lỗi khi học ngoại ngữ, Từ điển Ngôn ngữ học
ứng dụng và dạy tiếng cho rằng: “Lỗi (trong khi nói hoặc viết ngoại ngữ) là
hiện tượng sử dụng một đơn vị ngôn ngữ (chẳng hạn một từ, một đơn vị ngữ
pháp, một hoạt động nói năng…) bằng cách mà người bản ngữ hoặc người

3


giỏi thứ tiếng đó cho là sai hoặc cho là chưa đầy đủ” [127]. Định nghĩa này
một lần nữa đã chỉ ra rằng, lỗi chính là những chỗ sai cần hoặc thiếu sót cần
phải khắc phục. Theo Klassen (1995, p. 134), “Lỗi là một hình thức hay cấu
trúc ngôn ngữ mà người bản ngữ không thể chấp nhận được khi nó được sử
dụng không đúng”. Còn Doff (1988) cho rằng lỗi là một điều không thể thiếu
được trong quá trình học một ngôn ngữ khi người học cố gắng diễn đạt một
điều gì đó. Ngày nay lỗi của người học được xem là dấu hiệu tích cực trong
quá trình thụ đắc ngôn ngữ.
Lỗi phát âm được hiểu là cách phát âm không đúng các đơn vị ngôn
ngữ của một ngôn ngữ nào đó. Đây được xem là hiện tượng lệch chuẩn trong
ngôn ngữ.
Để có cơ sở nhận diện về lỗi phát âm, các nhà nghiên cứu cũng
thường đề cập đến khái niệm chuẩn phát âm – đó là cách phát âm phù hợp
với chuẩn phát âm đã được thừa nhận trong một ngôn ngữ; hệ thống các
chuẩn mực phát âm của ngôn ngữ đó [Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học,
241]. Do đó, tất cả những gì lệch chuẩn đều được xem là lỗi phát âm.
Chúng ta có thể cụ thể hóa khái niệm lỗi phát âm tiếng Anh của sinh

viên Việt Nam thành một hệ thống các biến ngôn ngữ có thể đo được như
sau:
2.1. Lỗi ở các âm không có trong tiếng mẹ đẻ (một số nguyên âm và phụ
âm).
+ Phát thiếu âm cuối, chẳng hạn, như từ “nice” (đẹp, tử tế) đa số phát
âm là / nai/, từ “find” (tìm) được người học phát âm / fain / và rất nhiều từ
khác nữa.
+ Người học còn thêm âm gió [ s ] hoặc một số âm khác vào cuối một
số từ khi phát âm cũng là trường hợp phổ biến như từ “book” được người

4


học phát âm là / buks /, từ “like” được phát âm là /laiko / và nhiều từ tương
tự như thế.
+ Thêm vào đó, âm / ∫ / trong “she” hay “shock” thường được phát
thành / s/. + Ngoài ra, có rất nhiều người học không phát âm đúng một số
phụ âm / tS /, / dz /, / s / và một số phụ âm khác.
2.2. Các lỗi về trọng âm từ hoặc câu
Người học thường đánh trọng âm sai trên từ và không phân biệt được
từ nào trong câu nên phát âm mạnh (strong form), từ nào nên phát âm yếu
hơn (weak form).
2.3. Các lỗi về ngữ điệu của một số kiểu câu cơ bản: câu kể, câu hỏi có đại
từ nghi vấn, câu hỏi để trả lời có không, câu hỏi đuôi, câu cảm thán, câu hỏi
lựa chọn, câu mệnh lệnh …,
Người học hoặc đưa ra một phát ngôn không có ngữ điệu (flat
intonation), hoặc thường đọc kéo dài rồi thêm ê a vào trong câu. Nếu có ngữ
điệu thì người học thường có thói quen lên giọng ở cuối mọi loại câu hỏi,
hay thậm chí dùng ngữ điệu không theo một quy tắc nào cả.
2.4. Lỗi kết thúc âm tiết (ending sound).

2.5. Các lỗi khác của lời nói trong tiếng Anh như: sự nối âm, sự nuốt âm, sự
đọc lướt, sự đồng hoá …
v.v.
IV. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến câu hỏi nghiên cứu
Để chỉ ra những lỗi phát âm tiêu biểu nhằm khắc phục chúng trong
quá trình học tiếng Anh, đã có nhiều tác giả có uy tín thuộc lĩnh vực ngữ âm
nghiên cứu về vấn đề này như Gimson (1975), Roach (1983).
Ở Việt Nam, công trình gần đây có liên quan đến vấn đề này như: Tìm
hiểu về lỗi của người Việt Nam học tiếng Anh: nguyên nhân và giải pháp 5


Lưu Quý Khương- Mai Chiếm Khang -Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học
Đà Nẵng. Hai tác giả này đề cập đến một số lỗi mà người học thường mắc
phải khi học tiếng Anh và nguyên nhân gây ra chúng đồng thời đề xuất một
số giải pháp nhằm giúp người học hạn chế và tránh được một số lỗi khi học
ngoại ngữ.
Luận văn ThS của Dương Thị Ngọc Thuỷ- ĐH KHXH&NV-2004 về
Lỗi phát âm trọng âm từ tiếng Anh của học sinh Việt Nam lại trình bày khái
quát về trọng âm từ trong tiếng Anh và trọng âm trong tiếng Việt. Luận văn
tập trung khảo sát lỗi phát âm trọng âm từ tiếng Anh của học sinh Việt Nam,
đi sâu phân tích các nguyên nhân gây lỗi phát âm trọng âm từ tiếng Anh và
đề xuất các biện pháp khắc phục.
Báo cáo tại Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại
học Đà Nẵng năm 2010: Những khó khăn của sinh viên năm hai khoa tiếng
Anh trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng trong việc tiếp nhận và phát âm các
cặp âm tối thiểu- vấn đề và giải pháp của tác giả Đinh Thị Hoài Phương tập
trung xác định những nguyên nhân dẫn đến khó khăn của sinh viên trong
việc tiếp nhận và phát âm các âm /p/ - /b/, /t/ - /d/, /k/ - /g/, /s/ - /z/, tìm ra các
lỗi sai của sinh viên khi phát âm những âm này và đưa ra một số giải pháp
giúp sinh viên tiếp nhận và phát âm tốt hơn.

Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ dừng ở mức độ so sánh cấu
trúc âm tiết, hệ thống nguyên âm, phụ âm nhằm chỉ ra sự tương đồng và
khác biệt giữa hai ngôn ngữ hoặc là các lỗi chung của người Việt học tiếng
Anh.
Cho đến nay, chưa có một khảo sát chi tiết mang tính thống kê nào về
ảnh hưởng của các nhân tố xã hội đến lỗi phát âm của người Việt khi học
tiếng Anh. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi muốn tiến hành một đề tài ứng
dụng là Khảo sát ảnh hưởng của các nhân tố xã hội đến lỗi phát âm tiếng
Anh của sinh viên Việt Nam (nghiên cứu trường hợp sinh viên khoa tiếng
6


Anh trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) để từ đó tìm những nhân tố xã
hội ảnh hưởng đến việc gây lỗi trong phát âm tiếng Anh của sinh viên Việt
Nam và đề xuất cách khắc phục.
VI. Những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu như đã nói ở trên,
đề tài sử dụng bộ công cụ nghiên cứu chủ yếu là các bài test ngữ âm, các
băng ghi âm và bảng hỏi để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
(Để có được nguồn tư liệu đáng tin cậy và mang tính phổ quát thì việc
chọn mẫu là rất quan trọng. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng để chọn
mẫu nghiên cứu đảm bảo đầy đủ các tiêu chí như đã nêu trong phần các
nhân tố xã hội).
1. Bài test ngữ âm: Nội dung của bài test ngữ âm bao gồm:
- Phát âm bảng hệ thống nguyên âm và phụ âm tiếng Anh (để tìm ra những
âm mà người phát âm tiếng Anh hay bị mắc lỗi).
- Đọc bảng từ cho sẵn (người nghiên cứu sẽ chuẩn bị những từ mà theo cảm
nhận của họ, sinh viên dễ bị mắc lỗi nhất). Bảng từ này sẽ giúp người nghiên
cứu kiểm tra được các lỗi về trọng âm, lỗi kết thúc âm tiết…
- Đọc một số câu (cũng do người nghiên cứu tự soạn) để kiểm tra các lỗi về

trọng âm, ngữ điệu, lỗi biến âm, nối âm…
2. Ghi âm: Trong điều kiện cho phép, đề tài sẽ cố gắng ghi âm:
- Một số cuộc nói chuyện của sinh viên với người nước ngoài
- Một số cuộc nói chuyện của sinh viên với giáo viên bằng tiếng Anh.
- Một buổi thi/ kiểm tra kĩ năng nói của sinh viên.
3. Bảng hỏi: Các thông tin cần có trong bảng hỏi gồm:
1. Các thông tin chung như: năm sinh, giới tính, nơi sinh, nơi đã từng ở lâu
nhất, số năm đã học tiếng Anh.
7


2. Các câu hỏi: Sử dụng cả thang đo định danh, thang đo thứ tự, thang đo
khoảng và thang đo tỉ lệ.
* Một số câu hỏi sử dụng trong bảng hỏi (ngoài phần thông tin chung như đã
nói ở trên)
1. Anh/ chị đã từng nói chuyện bằng tiếng Anh với người nước ngoài bao
giờ chưa?
A. Rồi

B. Chưa bao giờ

2. Nếu có, anh/chị đã nói chuyện khoảng bao nhiêu lần?
A.

1-4 lần

B. 5 - 9

C. 10 lần trở lên


3. Anh chị có tham gia các hình thức sinh hoạt sử dụng tiếng Anh không?
A. Có

B. Không

4. Mỗi tháng, anh chị tham các hình thức sinh hoạt này bao nhiêu tiếng?
A. 1 - 5 tiếng

B. 6 – 10 tiếng

C. 10 tiếng trở lên

5. Anh/ chị có đi làm thêm trong môi trường sử dụng tiếng Anh không? Và
thời gian cụ thể mỗi tháng…..
6. Anh/ chị đã từng học ở nước ngoài chưa (có sử dụng tiếng Anh) và thời
gian cụ thể:……….
7. Theo anh/ chị, những lỗi phát âm tiếng Anh nào sau đây mà sinh viên Việt
Nam thường mắc phải (sắp xếp theo thứ tự từ lỗi nhiều nhất đến lỗi ít nhất)
1. lỗi ở các phụ âm: r/s/th/ng…
2. lỗi ở các âm kết thúc âm tiết: s/ ed…
3. lỗi ở trọng âm từ.
4. lỗi ngữ điệu.
5. lỗi khác: nối âm, nuốt âm, đọc lướt…
8. Theo anh chị, dạy và học phát âm tiếng Anh cần phải chú trọng những
vấn đề gì? (sắp xếp theo thứ tự từ vấn đề quan trọng nhất – ít quan trọng
hơn).
1. nguyên âm và phụ âm
2. trọng âm
8



3. kết thúc âm tiết trong từ
4. ngữ điệu
5. biến âm
6. nối âm
7. khác (ghi rõ)
VII. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Để thực hiện nghiên cứu này, đề tài tiếp cận cách nghiên cứu theo
phương pháp hỗn hợp – bao gồm cả định tính và định lượng nhưng ưu tiên
định lượng (trong đó bao gồm cả việc nghiên cứu thực địa hay điền dã).
Nghiên cứu thực địa hay điền dã sẽ giúp người nghiên cứu có thể thu
thập tư liệu nghiên cứu (bao gồm cả định lượng và định tính) theo mục đích
của nghiên cứu đặt ra.
Phương pháp định tính được sử dụng nhằm mục đích phân tích, đưa ra
một số giả thuyết và các lí thuyết về vấn đề nghiên cứu (chẳng hạn lỗi phát
âm tiếng Anh của sinh viên Việt Nam gây ra bởi các nhân tố xã hội). Nghiên
cứu định tính sẽ giúp chúng ta có thể khẳng định hay bác bỏ giả thuyết mà
chúng ta đã đưa ra ban đầu về mối quan hệ giữa các nhân tố xã hội đối với
lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên.
Phương pháp định lượng theo trường phái Labov được sử dụng để
định lượng và xử lí các dữ liệu đã thu được qua nghiên cứu thực địa. Cụ thể
trong đề tài là thu thập và xử lí, phân loại các lỗi phát âm tiếng Anh của sinh
viên khoa tiếng Anh trong mối quan hệ với các nhân tố xã hội.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm Tiếng Việt, Nhà Xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.

2. Đinh Thị Hoài Phương (2010), Những khó khăn của sinh viên năm hai
khoa tiếng Anh trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng trong việc tiếp nhận
và phát âm các cặp âm tối thiểu- vấn đề và giải pháp. Báo cáo Hội
nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm
2010.
3. Lưu Quý Khương- Mai Chiếm Khang (2008), Tìm hiểu về lỗi của
người Việt Nam học tiếng Anh: nguyên nhân và giải pháp. Trường Đại
học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng.
4. Dương Thị Ngọc Thuỷ (2004), Lỗi phát âm trọng âm từ tiếng Anh của
học sinh Việt Nam. Luận văn ThS - ĐH KHXH&NV.
5. Corder, S. P. (1981), Error Analysis and Interlanguage, Oxford: OUP.
6. Corder, S. P. (1971), Idiosyncratic Dialects and Error Analysis, IRAL
7. Doff, A. (1988), Teach English. A Training Course for Teachers,
Cambridge: CUP.
8. Dulay, H. C., & Burt, M. K. (1974a), “You can’t learn without
goofing”, In Rechards, J. C. (ed.), Error Analysis, London, Longman:
95-123.
9. Klassen, J. (1993), “Using Student Error for Teaching”, In Thomas
Kral (ed.). Selected.
10. Articles from the Creative Activitie, English Teaching Forum 19891993.
11. Lewis, M., & Hill, J. (1985), Practical Techniques for Language
Teaching, New York. Longman.
12. Norrish, J. (1991), Language Learners and Their Errors, Modern
English Publications.CUP.
13. Rechards, J. C. (1974), Error Analysis: Perspectives on Second
Langauge Acquisition, Longman. CUP.
14. Gimson, A.C., (1970), An Introduction To The Pronunciation of
English, Edward, Arnold.
15. Roach, P., (2002), English Phonetics and Phonology, Cambridge
University Press.

16. Gimson, A. C. (1986) An Introduction to Pronunciation of English,
Edward Arnold, 1970.
17. Pennington, Martha C. & Pei-yu Ku (1993), “Realization of English
final stops by Roach, Peter (1983), English Phonetics and Phonology
- A practical course, Cambrigde University Press.

10



×