Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Một số biện pháp nâng cao vốn từ tiếng việt cho trẻ dân tộc thái (5 – 6 tuổi) tại trường mầm non hoa hồng, xã chiềng khương, huyện sông mã, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.28 KB, 79 trang )

LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
thầy giáo, Th.s Khổng Cát Sơn - người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành
khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu, phòng Đào tạo
Đại học, Phòng khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thư viện, Ban chủ
nhiệm khoa Tiểu học - Mầm non Trường Đại học Tây Bắc và các sinh viên lớp
K53A ĐHGD Mầm non đã tạo điều kiện cho em học tập và nghiên cứu để hoàn
thành khóa luận này.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu cùng tất cả các cô giáo và các cháu mẫu giáo
(5 - 6 tuổi) Trường Mầm non Hoa Hồng, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã đã
tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Sơn La, tháng 05 năm 2016
Người thực hiện

Cà Thúy Hằng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐC : Đối chứng
TN : Thực nghiệm
SL : Số lượng
TB : Trung bình
MĐ : Mức độ
Y : Yếu
K : Khá
T : Tốt
ĐHSP : Đại học sư phạm
NXB : Nhà xuất bản
QG : Quốc gia
GD : Giáo dục




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
7. Đóng góp của khóa luận .................................................................................... 6
8. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 6
9. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 7
1.1.1. Khái quát chung về ngôn ngữ ..................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)............... 13
1.1.3. Đặc điểm của việc lĩnh hội vốn từ tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộc
Thái (lứa tuổi 5 - 6) ............................................................................................. 17
1.1.4. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ.................................... 18
1.1.5. Một vài nét về con người và ngôn ngữ Thái .............................................. 20
1.1.6. Vai trò của giáo viên trong việc nâng cao vốn từ tiếng Việt cho trẻ dân tộc
Thái ...................................................................................................................... 22
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 22
1.2.1. Khảo sát điều tra ........................................................................................ 22
1.2.2. Phân tích kết quả điều tra .......................................................................... 26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO VỐN TỪ TIẾNG VIỆT
CHO TRẺ DÂN TỘC THÁI (5 - 6 TUỔI)...................................................... 31
2.1. Một số biện pháp nâng cao vốn từ tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo dân tộc Thái

trong các tiết học chuyên môn ............................................................................ 31
2.1.1. Sử dụng đồ chơi để phát triển vốn từ ........................................................ 32
2.1.2. Sử dụng các trò chơi học tập ..................................................................... 33


2.1.3. Trò chơi ngôn ngữ ..................................................................................... 34
2.1.4. Cho trẻ xem tranh ...................................................................................... 35
2.1.5. Nâng cao vốn từ cho trẻ qua hướng dẫn trẻ quan sát sự vật hiện tượng ......... 37
2.1.6. Các biện pháp dùng lời.............................................................................. 40
2.1.7. Sử dụng cao dao, đồng dao, câu đố ........................................................... 44
2.1.8. Một số dạng bài tập nâng cao cho trẻ........................................................ 47
2.2. Phát triển vốn từ qua các hoạt động của trẻ ................................................. 48
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 50
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................... 51
3.1. Những vấn đề chung .................................................................................... 51
3.1.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................... 51
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................. 51
3.1.3. Phạm vi thực nghiệm................................................................................. 51
3.1.4. Điệu kiện thực nghiệm .............................................................................. 51
3.1.5. Thời gian thực nghiệm .............................................................................. 51
3.1.6. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 51
3.1.7. Tổ chức thực nghiệm................................................................................. 52
3.1.8. Chuẩn bị cho thực nghiệm ........................................................................ 52
3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ..................................................................... 52
3.2.1. Kết quả phát triển số lượng từ tiếng Việt .................................................. 52
3.2.2. Kết quả mức độ ghi nhớ từ tiếng Việt của trẻ ở hai nhóm ĐC và TN .............. 53
3.2.3. Kết quả đo cuối về mức độ lĩnh hội từ tiếng Việt, qua các biểu hiện nghe - nói
- hiểu - vận dụng từ tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộc Thái (lứa tuổi 5 - 6)............54
3.2.4. Kết quả về mức độ sử dụng từ tiếng Việt của hai nhóm đối chứng và
thực nghiệm .............................................................................................. 56

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................ 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 59
I. Kết luận ............................................................................................................ 59
II. Kiến nghị ........................................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu của con người. Hoạt động giao tiếp
được diễn ra thông qua phương tiện là ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà con
người lĩnh hội được những tri thức, kinh nghiệm của lịch sử xã hội loài người.
Ngôn ngữ góp phần làm cho đời sống tinh thần của con người ngày càng phong
phú. Con người có thể thông báo, trao đổi thông tin nào đó trong cuộc sống,
giúp con người gần nhau hơn.
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong xã hội loài người. Những kho tàng văn
hóa, những tri thức, kinh nghiệm lịch sử đều được chứa đựng trong ngôn ngữ.
Với trẻ, ngôn ngữ còn là phương tiện để điều khiển điều chỉnh hành vi, giúp trẻ
em lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Vì vậy nâng cao vốn từ
tiếng Việt cho trẻ em là rất quan trọng.
Ngày nay Tiếng Việt được các dân tộc trong đất nước thừa nhận là phương tiện
giao tiếp chung, là phương tiện chủ yếu nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, xã
hội, khoa học kĩ thuật.
Đất nước ta có trên 54 dân tộc anh em, sống rải rác khắp nơi trên mọi miền
tổ quốc. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng của mình. Ngôn ngữ của các dân tộc
đều được tôn trọng và bình đẳng. Song tất cả các dân tộc trên đất nước Việt
Nam đều sử dụng “tiếng Việt” - là thứ ngôn ngữ giao tiếp thống nhất. Vì vậy,
“yêu cầu chuẩn hóa tiếng Việt phải được thực hiện một cách triệt để nhằm làm
cho tiếng Việt thực sự trở thành một thứ tiếng phổ thông của tất cả các dân tộc

tên đất nước Việt Nam [6,15].
Muốn nói tốt trước hết phải có vốn từ ngữ. Vì từ ngữ là chất liệu được sử
dụng để nói. Như vậy cung cấp và nâng cao vốn từ cho trẻ là bước đầu tiên có
vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Chuẩn bị cho trẻ có vốn tiếng Việt đủ để trẻ có thể học tập ở trường phổ
thông là điều hết sức cần thiết. Để làm được điều này, giáo viên phải có phương
pháp phù hợp để trẻ không chỉ nói sõi tiếng mẹ đẻ mà trẻ còn phải sử dụng thành
thạo cả tiếng phổ thông để trẻ tự tin đứng ở một môi trường học mới không bị

1


bỡ ngỡ, lo lắng. Để làm được điều này ta phải đề ra những biện pháp hợp lí, phù
hợp với trẻ mầm non về mặt tâm sinh lí.
Một trong những điều kiện để trẻ em dân tộc Thái có thể học tiếng phổ
thông là trẻ cần sử dụng thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ (tức là nắm vững ngôn ngữ
thứ nhất hay ngôn ngữ cơ bản) như vậy ít nhất trẻ phải được ba tuổi, thường là
(5 - 6 tuổi) thì trẻ sẽ thuận lợi trong việc học tiếng thứ hai (tiếng phổ thông).
Dân tộc Thái là một trong những dân tộc thiểu số ở Việt Nam, sống tập
trung nhiều nhất ở Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và rải rác một số tỉnh khác như:
Thanh Hóa, Hòa Bình, Yên Bái. Địa bàn cư trú của dân tộc Thái chủ yếu ở vùng
núi, dân cư thưa thớt, môi trường tiếng Việt hạn hẹp, con người nơi đây chủ yếu
giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Thái). Điều đó ảnh hưởng đến việc
tiếp thu những kiến thức tiền khoa học của trẻ.
Là một người con của người Thái, một sinh viên lớp K53A ĐHGD Mầm
non, trong tương lai sẽ trực tiếp giáo dục con em đồng bào dân tộc Thái và các
dân tộc thiểu số khác, tôi thiết nghĩ để phục vụ cho công việc giảng dạy sau này,
tôi cần có những trình độ hiểu biết nhất định về sự nâng cao vốn từ tiếng Việt
của trẻ dân tộc Thái nói chung và trẻ (5 - 6 tuổi) vùng dân tộc này nói riêng.
Đồng thời có những biện pháp tác động sư phạm phù hợp để góp phần nâng cao

vốn từ tiếng Việt cho trẻ.
Với tất cả lý do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng
cao vốn từ tiếng Việt cho trẻ dân tộc Thái (5 – 6 tuổi) tại trường mầm non
Hoa Hồng, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”
Hy vọng sự tìm hiểu này sẽ được sự đồng tình của các thầy cô giáo và bạn đọc
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Với mỗi
người ngôn ngữ còn là công cụ của tư duy. Nếu không có ngôn ngữ thì một đứa
trẻ không thể có khả năng tư duy như một người bình thường.
Đối với trẻ em dân tộc, việc sử dụng thành thạo tiếng phổ thông là một
điều hết sức khó khăn vì khi sinh ra trẻ đã được tiếp xúc với ngôn ngữ mẹ đẻ

2


đầu tiên và thường xuyên sử dụng nó. Vì thế vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ
em dân tộc được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như:
Các công trình nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ thứ hai ở các nước đa
dân tộc như: Liên xô cũ, Mỹ, Canada, Úc… Qua các công trình nghiên cứu của
Cumnins (1996), Kesslen và Quninn (1987), Lambert và Jucker (1975), Nelson
và Liedtke (1968)… Các tác giả quan tâm nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của trẻ
khi phát triển ngôn ngữ thứ hai cho các cháu ở lứa tuổi mẫu giáo.
Liên xô (cũ) là một trong những quốc gia mà bộ môn phương pháp phát
triển ngôn ngữ được nghiên cứu rất kĩ lưỡng với rất nhiều nhà sư phạm nổi tiếng
như: Chikhiva.E.I - một tác giả có uy tín trong việc nghiên cứu về sự phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Ngoài ra còn nhiều tác giả có đóng góp quan trọng
vào việc hình thành chuyên ngành phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở nước ta. Có thể
kể đến các tác giả như:
E.Ti. Kheeiva với tác phẩm Phát triển ngôn ngữ trẻ em.
M.M.Konxova với Dạy nói cho trẻ trước tuổi đi học, các hình thức, biện

pháp để nhằm dạy nói cho trẻ trước khi vào buổi học.
Winhem Preyer với Tri óc của trẻ em, tác phẩm miêu tả chi tiết về sự phát
triển của trẻ em, phát triển về vận động, hình thành ngôn ngữ và trí nhớ cụ thể
thông qua cậu bé Alex.
Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, chúng ta đã có những cuốn sách
đầu tiên về phương pháp phát triển lời nói cho trẻ trong các trường đào tạo giáo
viên mầm non:
Phan Thiều với cuốn: Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp 1 (NXBGG - 1973).
Cao Đức Tiến, Nguyễn Quang Ninh, Hồ Lam Hồng với giáo trình: Tiếng
Việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ, đã xây dựng các phương pháp
nhằm phát triển và hoàn thiện lời nói cho trẻ.
Hay nghiên cứu của Nguyễn xuân Khoa (1997) về: Phương pháp phát
triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (0 - 6 tuổi), đã nghiên cứu về sự phát triển vốn
từ ngữ của trẻ ở các độ tuổi và đưa ra các phương pháp nhằm phát triển ngôn
ngữ cho trẻ em ở độ tuổi mầm non.
3


Tập thể tác giả: Nguyễn Xuân Khoa, Phùng Ngọc Kiếm, Lương Kim Nga
với cuốn: Tiếng Việt, Văn học và phương pháp giáo dục, đưa ra các phương
pháp giáo dục giúp trẻ học tốt Tiếng Việt và môn Văn Học.
Nguyễn Xuân Khoa với tác phẩm: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mẫu giáo dưới 6 tuổi, đã đưa ra các phương pháp cụ thể giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ, vốn từ của mình.
Các tác phẩm trên đều đề cập tới nội dung và các phương pháp nhằm hình
thành và phát triển vốn ngôn ngữ cho trẻ. Đây chính là cơ sở, là tiền đề cho các
nhà khoa học sau này nghiên cứu, tìm tòi, khám phá về vấn đề ngôn ngữ của trẻ.
Ngày nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu về vấn đề này:
Luận án tiến sĩ của Đinh Hồng Thái - Phương pháp phát triển lời nói của
trẻ, đưa ra các phương pháp phát triển lời nói cho trẻ lứa tuổi mầm non.

Lưu Thị Lan với luận án tiến sĩ - Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mẫu giáo lớn. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục mầm non - Ngôn ngữ
bước phát triển cho trẻ từ 1 - 6 tuổi: Giai đoạn hình thành phát triển ngôn ngữ
cho trẻ trong độ tuổi từ 1 - 6 tuổi.
Và nhiều công trình khác nữa. Những công trình nghiên cứu này dựa vào
đặc điểm phát triển của trẻ em Việt Nam vào từng vùng miền mà đưa ra các
phương pháp, biện pháp cụ thể phù hợp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, là
những đóng góp quan trọng của hai phương diện lý luận và thực tiễn nhằm
thúc đẩy sự phát triển của chuyên ngành phát triển ngôn ngữ cho trẻ nước ta
nói chung và việc nâng cao vốn từ tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo dân tộc Thái
nóí riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao vốn từ tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo
dân tộc Thái (5 - 6 tuổi) Trường Mầm non Hoa Hồng, xã Chiềng Khương, huyện
Sông Mã,Tỉnh Sơn La
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề.

4


- Xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao vốn từ tiếng Việt cho trẻ mẫu
giáo dân tộc Thái (5 - 6 tuổi)
- Tổ chức thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của các biện pháp nâng
cao vốn từ tiếng Việt cho trẻ dân tộc Thái (5 - 6 tuổi) mà đề tài nghiên cứu.
- Xử lí kết quả nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu một số biện pháp nhằm nâng cao vốn từ tiếng Việt cho trẻ mẫu
giáo dân tộc Thái (5 - 6 tuổi)

5.2. Địa bàn nghiên cứu
Vì điều kiện thời gian có hạn nên tôi chỉ tìm hiểu thực trạng và thực hiện
trường mầm non sau: Trường Mầm non Hoa Hồng, xã Chiềng Khương - huyện
Sông Mã - tỉnh Sơn La
5.3. Khách thể nghiên cứu
Trường mầm non Hoa Hồng, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn
La, chúng tôi tiến hành cụ thể trên 60 trẻ chia ra làm hai lớp: 30 trẻ lớp mẫu giáo
lớn A và 30 trẻ lớp mẫu giáo lớn B.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu sách, tài liệu có liên quan đến đề tài, đọc và hệ thống hóa các
tài liệu có liên quan đến cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu và các tài liệu liên
quan đến cơ sở hình thành và nâng cao vốn từ cho trẻ.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: bằng phiếu anket và điều tra trực tiếp trên trẻ, điều
tra phụ huynh, cô giáo ghi lại những biểu hiện về vốn từ và mức độ lĩnh hội vốn
từ tiếng Việt của trẻ.
- Phương pháp quan sát: quan sát các giờ dạy của giáo viên, các giờ học
của trẻ, quan sát các hoạt động của trẻ hằng ngày.
- Phương pháp trò truyện - đàm thoại.
- Phương pháp thống kê tài liệu.
5


- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
7. Đóng góp của khóa luận
- Hệ thống những vấn đề lí luận và thực tiễn về việc nâng cao vốn từ tiếng
Việt cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua kể chuyện có tranh minh họa.
- Sự thành công của khóa luận sẽ bổ sung vào việc phát triển ngôn ngữ cho
trẻ nhằm nâng cao chất lượng của giáo dục mầm non. Hơn nữa, khóa luận còn

được đóng góp cho kho tàng tài liệu về công tác nghiên cứu khoa học về ngôn
ngữ ở lứa tuổi Mầm non cho sinh viên khoa Tiểu học - Mầm non trường Đại học
Tây Bắc nói riêng và những độc giả quan tâm đến vấn đề nói chung.
- Đề xuất và vận dụng được một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn nâng
cao vốn từ tiếng Việt.
8. Giả thuyết khoa học
Ngôn ngữ tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai đối với trẻ em dân tộc Thái nên
trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ này. Do trẻ em dân tộc Thái
sử dụng ngôn ngữ phổ thông chưa thành thạo nên trẻ trở nên rụt rè trong giao
tiếp nên học tập đạt kết quả không cao.
Nếu làm tốt việc nâng cao vốn từ tiếng Việt cho trẻ em dân tộc Thái thì cũng
đồng nghĩa với việc ta hình thành được ở trẻ mong muốn được sử dụng ngôn ngữ
phổ thông thay cho ngôn ngữ mẹ đẻ để giúp trẻ tự tin khi giao tiếp ở trường cũng
như ngoài xã hội. Với khả năng này, chắc chắn trẻ sẽ tự tin khi bước vào trường
phổ thông với nhiều điều thú vị đang đợi trẻ khám phá ở phía trước
9. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phục lục, tài liệu tham khảo, nội dung
của khóa luận gồm 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2. Một số biện pháp nâng cao vốn từ tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo
dân tộc Thái (5 - 6 tuổi)
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái quát chung về ngôn ngữ

1.1.1.1. Ngôn ngữ và ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản
và quan trọng nhất của con người. Do đó ngôn ngữ đã trở thành một trong hai
yếu tố quyết định đến sự phát triển của lịch sử loài người và sự phát triển mỗi cá
nhân. Ngôn ngữ được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Theo quan điểm của các nhà xã hội học: ngôn ngữ là một hiện tượng xã
hội- lịch sử, trong quá trình lao động con người có nhu cầu nhận thức thế giới
xung quanh. Do điều kiện làm việc (hoạt động) cùng nhau, nên con người có
nhu cầu phải giao tiếp (thông báo) với nhau và nhận thức không tách rời nhau.
Vì vậy, ngôn ngữ ra đời để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
Với các nhà ngôn ngữ học: Ngôn ngữ là hệ thống ngữ âm, những từ và
những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng dùng
làm phương tiện để giao tiếp. Hay nói cách khác ngôn ngữ chính là một hệ
thống các quy luật cấu tạo lời nói và những quy luật cấu tạo này là chung cho
một cộng đồng ngôn ngữ.
Dưới góc độ tâm lý học: Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu từ ngữ đặc biệt,
trong đó ký hiệu là bất kỳ cái gì của hiện thực được dùng để thực hiện các hoạt
động của con người. Ký hiệu cũng có chức năng của công cụ, hướng vào hoạt
động và làm thay đổi hoạt động theo những thuộc tính vốn có của ký hiệu. Ký
hiệu từ ngữ là một hiện tượng tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của
con người, là một hiện tượng của nền văn hóa tinh thần loài người, là một
phương tiện (công cụ) xã hội đặc biệt. Ký hiệu từ ngữ cũng tác động vào hoạt
động, làm thay đổi hoạt động như hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ, hoạt
động bên trong của con người, nó hướng vào làm trung gian hóa cho các hoạt
động tâm lý cao cấp của con người như: Tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ ký
hiệu từ ngữ làm được điều đó là nhờ vào đặc tính bên trong nội dung tức là
7


nghĩa của từ và mỗi ký hiệu thực hiện một chức năng nhất định trong hệ thống

của mình. Do đó ngôn là một hệ thống ký hiệu đặc biệt dùng làm phương tiện
giao tiếp, công cụ của tư duy và ngôn ngữ còn là phương tiện để nhận thức hệ
thống kinh nghiệm xã hội lịch sử của xã hội loài người chứa đựng trong thứ
tiếng của mỗi dân tộc.
Ngôn ngữ được thể hiện ở hai dạng. Đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
ở lứa tuổi mầm non trẻ mới chỉ sử dụng được ngôn ngữ nói.
Ngôn ngữ nói là quá trình con người sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt và
tiếp nhận kinh nghiệm xã hội lịch sử, hay thiết lập sự giao tiếp, thiết lập kế
hoạch hành động được biểu hiện bằng âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan
thính giác.
Nếu ngôn ngữ được coi là sản phẩm của sự phát triển trong lịch sử xã hội
loại người thì ngôn ngữ nói là sản phẩm riêng biệt trong sự phát triển của mỗi cá
nhân. Lời nói của mỗi cá nhân có những đặc trưng riêng, sự khác biệt thể hiện ở
cách phát âm, sự lựa chọn từ và cấu trúc câu, lời nói mang dấu ấn tâm lý riêng.
Ngôn ngữ là hệ thống từ ngữ, những quy tắc dùng từ, đặt câu và liên kết câu mà
xã hội thừa nhận để sử dụng chung trong giao tiếp. Còn ngôn ngữ nói của một
người chỉ là việc sử dụng từ ngữ theo nguyên tắc nhất định trong những trường
hợp giao tiếp cụ thể, là sản phẩm của mỗi cá nhân nên lời nói ở mỗi người một
khác. Trong bút ký triết học Lênin viết: “Trong ngôn ngữ chỉ có khái quát mà
thôi còn trong khi nói năng bao giờ người ta cũng biểu đạt những ý nghĩ hoàn
toàn xác định và do đó cũng là những ý nghĩ cụ thể”.
Như vậy, ngôn ngữ là một hệ thống các kí hiệu có cấu trúc, các quy tắc và
ý nghĩa được con người sử dụng trong giao tiếp, các kí hiệu có thể được kết hợp,
tổ chức và mở rộng để truyền đạt một khối lượng thông điệp vô cùng đa dạng và
phức tạp. Việc nâng cao vốn từ cho trẻ mẫu giáo dân tộc Thái là một việc làm
rất quan trọng, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ toàn diện, và cũng là hành trang cho
trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1.
1.1.1.2. Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông
Nhà ngôn ngữ học De Saussure đã định nghĩa ngôn ngữ phổ thông như
8



sau: “Ngôn ngữ phổ thông là ngôn ngữ đã được lựa chọn để dùng làm phương
tiện giao lưu cho tất cả những gì có liên quan đến toàn bộ dân tộc, được tất cả
các thành viên trong dân tộc đó chấp nhận”. [16,4]
Việt Nam có 54 dân tộc anh em sống trên dải đất hình chữ S xinh đẹp. Mỗi
dân tộc đều có tiếng nói riêng, đều được tôn trọng và bình đẳng. Song đã từ lâu
đời các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã thống nhất lựa chọn - tiếng Việt là
ngôn ngữ phổ thông thống nhất, là công cụ cho tất cả các dân tộc trong cộng
đồng người Việt Nam giao tiếp và tiếp thu những tri thức khoa học về tự nhiên,
về xã hội, kinh tế, văn hóa của đất nước, của nhân loại, phục vụ cho công cuộc
xây dựng công nghiệm hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để đáp ứng được với yêu cầu và đòi hỏi cấp bách của nhiệm vụ “Chuẩn
hóa tiếng Việt - tiếng Việt là công cụ giao tiếp nhận thức thống nhất của cả
nước”, cần phải nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau trong sự phát triển tiếng
Việt cho nhân dân các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt từ trẻ em lứa
tuổi mẫu giáo, mà hạt nhân của sự phát triển đó là sự lĩnh hội từ của trẻ. Xem xét
khả năng lĩnh hội của trẻ ở mức độ nào? Lĩnh hội theo phương thức nào? Để từ đó
có biện pháp tích cực làm nâng cao nhanh vốn từ tiếng Việt cho trẻ ngay từ lứa
tuổi mẫu giáo ở các vùng dân tộc thiểu số Việt Nam, để tiếng Việt thực sự là
“Công cụ tâm lý”, công cụ lĩnh hội kinh nghiệm xã hội loài người.
1.1.1.3. Ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất đến ngôn ngữ thứ hai
a. Thói quen sử dụng ngôn ngữ
Trong giao tiếp, chúng ta có thể nhận biết một cách tương đối dễ dàng khi
nghe một người nước ngoài nói tiếng Việt, người Việt Nam nói tiếng nước
ngoài, hay người dân tộc nói tiếng Việt. Vì sao ta nhận biết được dễ dàng như
thế? Bởi vì, dù người nói đã đạt đến trình độ tương đối chuẩn xác thì vẫn khó
tránh khỏi những đặc trưng ngữ âm tiếng mẹ đẻ của họ nằm ở đâu đó trong
chuỗi lời nói.
Khi học tiếng Việt, học sinh dân Thái có xu hướng chuyển những chuẩn

mực và thói quen phát âm tiếng mẹ đẻ tới quá trình học phát âm tiếng Việt. cơ

9


quan phát âm của các em đã quen với những thao tác khi phát âm tiếng dân tộc,
khó tránh khỏi những sai lệch khi phát âm tiếng việt.
Những sai lệch trong cách phát âm so với cách phát âm chuẩn, làm cho
người nghe khó hiểu, thậm chí hiểu sai thành một nghĩa khác gọi là lỗi phát âm.
Khi phát âm tiếng Việt, học sinh dân tộc Thái thường mắc những lỗi phát
âm nào? Có ba lỗi phát âm thường gặp là: phát âm sai phụ âm đầu, phát âm sai
về vần, sai về thanh điệu.
Về phát âm sai phụ âm đầu, ngoài những lỗi mang tính chất vùng mà người
Kinh cũng thường mắc như: s - x, d - gi - r, ch - tr…học sinh dân tộc còn bị lẫn
khi phát âm do ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ, đặc biệt trẻ em dân tộc Thái .
Ví dụ:
Vắng - bắng.
Con voi - con boi
Trời lạnh - trời đạnh
Rõ ràng - lõ lành
Tiếp theo phát âm sai về vần. dân tộc Thái thường khó phát âm các nguyên
âm đôi và biến thành các nguyên âm đơn.
Ví dụ: uô - u hoặc ô; ươ - ư hoặc ơ; iê - i hoặc ê; ua - u hoặc a…Chẳng hạn:
Hôm qua - hum qua
Que kem - qe kem
Hương hoa - hơng hoa
Rau muống - rau mống
Tiếp nữa là phát âm sai về thanh điệu. tiếng Việt có sáu thanh: thanh
huyền, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng, thanh sắc, thanh không. Mỗi thanh đều
có thể tham gia vào cấu tạo từ và cấu tạo nghĩa cho từ. Trong khi đó nhiều ngôn

ngữ không có thanh điệu Ví dụ: như tiếng Ê đê, tiếng Ba Na… Còn ngôn ngữ
của dân tộc Thái có thanh điệu nhưng số lượng và tính chất các thanh không
hoàn toàn tương ứng với số lượng và tính chất các thanh trong tiếng Việt.

10


Chính vì lí do trên nên học sinh dân tộc Thái phát âm không đúng các thanh
tiếng Việt cũng còn khá phổ biến. Thường khó phát âm thanh ngã và thường chuyển
sang thanh sắc hoặc nặng khi phát âm những tiếng Việt mang thanh này.
Ví dụ: Bé ngã - bé ngá
Ý nghĩa - ý nghía
Rõ ràng - ró ràng
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ có ảnh
hưởng rất lớn đến việc học phát âm tiếng Việt. Thói quen đó nếu không có biện
pháp tác động phù hợp làm thay đổi quá trình học tiếng Việt, trẻ sẽ khó phát âm
rõ ràng, chính xác.
b) Môi trường sống chật hẹp
Môi trường học tiếng việt được hiểu là các điều kiện tự nhiên, xã hội, các
phương tiện, hoạt động trong và ngoài nhà trường có tác động đến quá trình học
tập, rèn luyện và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
Môi trường học tiếng Việt bao gồm: cảnh quan nhà trường, lớp học; hoạt
động dạy và học; hoạt động vui chơi (là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo).
Môi trường học tiếng Việt ngoài nhà trường bao gồm đặc điểm dân cư (dân
số, thành phần dân tộc, tình trạng cư trú…), môi trường văn hóa xã hội (trình độ
dân trí, sinh hoạt văn hóa, ngôn ngữ giao tiếp cộng đồng, tình hình sử dụng tiếng
phổ thông, tiếng dân tộc,…), môi trường gia đình (ngôn ngữ giao tiếp trong gia
đình, các phương tiện nghe nhìn…)
Trẻ em dân tộc kinh từ khi lọt lòng mẹ là được tiếp xúc với môi trường
tiếng Việt (tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của trẻ). Trẻ có rất nhiều cơ hội giao tiếp

với người lớn ở mọi lúc, mọi nơi, trong và ngoài nhà trường. Những lĩnh vực trẻ
được tiếp cận khi đối thoại rất đa dạng và phong phú.
Còn đối với trẻ em dân tộc Thái tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai, không phải
là tiếng mẹ đẻ. Ở nhà, làng bản, trẻ giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Nên dân tộc Thái
hầu như không thể có được số lượng và mật độ các cuộc giao tiếp bằng tiếng
Việt nhiều như học sinh dân tộc kinh.Vì trẻ em dân tộc Thái chỉ tiếp xúc với duy
nhất cô giáo mầm non (người nắm vững tiếng Việt).
11


Nhưng các lớp mầm non dân tộc Thái vùng sâu vùng xa thường mỗi lớp
chỉ có một giáo viên và chỉ tổ chức dạy trẻ 1 buổi, mà số lượng trẻ trong lớp thì
đông nên cơ hội giao tiếp giữa cô giáo và trẻ rất có hạn. Nội dung các vấn đề
được đề cập trong cuộc giao tiếp chủ yếu chỉ liên quan đến bài học, trong khi
các vấn đề của đời sống ngôn ngữ lại luôn sôi động và đa dạng. Chính vì vậy,
vốn tiếng Việt của trẻ dân tộc Thái rất ít.
Như vậy, môi trường học tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân tộc Thái còn bị
hạn chế rất nhiều. Nhất là thiếu sự tác động của môi trường tiếng Việt tự nhiên
hàng ngày, đặc biệt là trẻ mầm non (0 - 6 tuổi).Tức là tiếng Việt chưa được
“thấm” vào trẻ hàng ngày để tạo nên nền tảng ban đầu.
Vì vậy việc học tiếng Việt đối với học sinh dân tộc Thái còn gặp nhiều khó
khăn. Để bổ sung khắc phục những thiếu hụt nêu trên, việc tạo môi trường tiếng
Việt cho học sinh dân tộc Thái là hết sức cần thiết.
*) Ảnh hưởng tích cực
Trẻ học đúng độ tuổi sẽ rất thuận lợi cho việc nâng cao vốn từ tiếng Việt
cho trẻ.
Trẻ học đúng độ tuổi sẽ rất thuận trong việc nâng cao vốn từ tiếng Việt cho trẻ.
Nếu ở cấp nhà trẻ, chủ yếu nâng cao tiếng mẹ đẻ cho trẻ. Trẻ nắm được và phát
triển ngôn ngữ thứ nhất thì việc dạy ngôn ngữ thứ hai sẽ thuận lợi rất nhiều.
Ở cấp mẫu giáo, ở giai đoạn đầu nên tiếp tục giúp trẻ giao tiếp bằng tiếng mẹ

đẻ để củng cố vốn tiếng Việt đã có ở trẻ. Giai đoạn mẫu giáo (5 - 6 tuổi) nên bắt đầu
làm quen với tiếng Việt, giao tiếp bằng tiếng Việt.
Nếu trẻ học đúng độ tuổi sẽ tránh được tình trạng loạn ngôn ngữ do quy luật di
chuyển. Có nghĩa là chưa nói sõi tiếng dân tộc mình mà đã học tiếng Việt ngay thì
lúc nói tiếng dân tộc không ra tiếng dân tộc, tiếng Việt không ra tiếng Việt, nhiều khi
trong cùng câu mà nửa nọ, nửa kia khiến người nghe không hiểu được.
Khi được học đúng độ tuổi, trẻ sẽ tiếp thu và học tiếng Việt rất nhanh.
Những điểm tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ càng thúc đẩy nhanh quá
trình học tiếng Việt ở trẻ. Những điểm không tương đồng giữa tiếng mẹ đẻ và
tiếng Việt cũng ít ảnh hưởng đến quá trình phát âm của trẻ. Hoặc nếu có ảnh
12


hưởng là trẻ phát âm sai thì cũng dễ uốn nắn sửa lỗi phát âm cho trẻ. Chính vì
vậy, việc học tiếng Việt có hiệu quả hơn và trẻ phát âm chuẩn xác hơn, biết cách
sử dụng ngôn ngữ phù hợp.
1.1.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)
1.1.2.1. Về vốn từ của trẻ
*) Vốn từ là gì?
Từ vựng chính là vốn từ của ngôn ngữ, từ vựng là tập hợp tất cả các từ,
cụm từ cố định có thành tố cấu tạo ổn định như từ.
Vốn từ của một ngôn ngữ là tổng số mà hệ thống hóa toàn bộ từ và cụm từ cố
định của ngôn ngữ đó. Vốn từ vựng của ngôn ngữ có nhiều lớp, nhiều nhóm từ
không đồng nhất và có chất lượng khác nhau. Trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ
nào cũng đều có những từ mới và những từ cũ, có từ tích cực và từ thụ động .
- Vốn tích cực (chủ động) là những từ được sử dụng hàng ngày, những từ này
có tần số sử dụng cao, được con người nắm vững và sử dụng trong lời nói một
cách thành thạo.
- Vốn từ thụ động: Bao gồm những từ được sử dụng hay không được sử dụng
nữa. Nó bao gồm những từ cổ và các từ còn mang nhiều sắc thái mới, chưa được

sử dụng rộng rãi. Trong quá trình nâng cao và hoàn thiện ngôn ngữ thường
xuyên nảy sinh những từ mới và nghĩa mới. Đồng thời cũng có nhiều từ cũ,
nghĩa cũ bị đào thải. Đối với trẻ em vốn từ tích cực là những từ trẻ nói đúng và
nói được, còn những từ trẻ hiểu nhưng không nói ra được là từ thụ động.
*) Nâng cao vốn từ là gì?
Nâng cao vốn từ cho trẻ hay cũng chính là việc làm giàu vốn từ, làm cho
vốn từ của trẻ ngày càng phong phú, đa dạng cả về số lượng và chất lượng, giúp
trẻ mở rộng sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh
nâng cao vốn từ cho trẻ không chỉ đòi hỏi trẻ phải hiểu được ý nghĩa của từ được
cung cấp.
Trẻ mầm non học từ mới không phải bắt buộc bằng câu hỏi “từ này có
nghĩa là gì”, mà bằng câu hỏi “cái này gọi là gì?”. Việc học từ không thể tách rời

13


vật thể, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Đối với nhiều trẻ từ và vật thể chỉ là một.
Điều này phản ánh đặc biệt tư duy trực quan của trẻ mầm non.
*) Về mặt số lượng
Trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi đã xuất hiện các từ chủ động đầu tiên, những từ
đơn giản như: Mẹ, măm, ba, số lượng trung bình trẻ có 11 từ, ít không có từ nào,
nhiều có khoảng 25 từ (trường hợp đặc biệt có khoảng 45 từ). Số lượng của từ
tăng theo thời gian, tốc độ không đồng đều, có thể nối tăng nhanh nhất khi trẻ 3
tuổi trẻ sử dụng được trên 500 từ, phần lớn là danh từ, động từ và tính từ gần
gũi: Dép, mũ, đi, nước…
Từ sau 3 tuổi trở đi tốc độ tăng vốn từ giảm dần.Trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi)
Vốn từ của trẻ tăng bình quân đến 1033 từ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, số lượng từ của trẻ tăng
theo thời gian, nhưng không đồng đều. Theo luận án PTS của Lưu Thị Lan về
ngôn ngữ của trẻ nội thành Hà nội thì vốn từ của trẻ là:

Trẻ 36 tháng tuổi có khoảng 468 từ.
Trẻ trên 3 tuổi có khoảng 500 từ.
Trẻ trên 4 tuổi có khoảng 700 từ.
Trẻ từ 5 - 6 tuổi có khoảng 1033 từ.
Tuy số lượng từ của trẻ mẫu giáo do các nhà ngôn ngữ đưa ra không khớp
nhau, nhưng sự chênh lệch không lớn lắm và các tác giả khẳng định: Số lượng từ của
trẻ phụ thuộc và nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng nhất các tác động của
môi trường như: Sự tiếp xúc ngôn ngữ thường xuyên của những người xung quanh.
*) Về mặt từ loại
Theo Xtecnơ, danh từ là từ loại đầu tiên xuất hiện ở trẻ em, rồi đến động từ
sau đó mới đến các từ loại khác xuất hiện muộn hơn. Số lượng từ loại càng
nhiều bao nhiêu thì càng tạo điệu kiện cho trẻ diễn đạt thuận lợi bấy nhiêu. Trẻ
mẫu giáo nói nhiều chưa phải là nói hay, nói đúng. Vì vậy, cần phải mở rộng các
từ loại để trẻ biết nói hay, nói đúng, biết sử dụng từ gợi cảm từ văn học…
Về danh từ: Nội dung, ý nghĩa của các từ được mở rộng, phong phú hơn ở
những từ có nghĩa rộng. Ví dụ từ “hoa” có rất nhiều loại hoa khác nhau như:
Hoa hồng, hoa cúc, hoa mơ, hoa đồng tiền, hay như các loại quả, bánh, cây, số
14


lượng từ chỉ nghề nghiệp của người lớn tăng. Ở trẻ lứa tuổi này xuất hiện những
danh từ mang tính văn học: Áng mây, đóa hoa…
Về động từ: Phần lớn là những động từ gần gũi, tiếp tục phát triển thêm
những nhóm từ như: Lảnh lót, líu lo, ngoe nguẩy, lung linh, lung liếng những
động từ chỉ sắc thái khác nhau như: Chạy vù vù, đi lăng xăng, chạy loạn xạ…
Về trạng từ: Trẻ được mở rộng và sử dụng được đúng các trạng từ: Hôm
nay, ngày mai, vừa rồi, lát nữa, hôm qua, ngày xửa ngày xưa…
Về tính từ: Phát triển về số lượng cũng như chất lượng tính từ. Trẻ sử dụng
nhiều từ có tính chất gợi tả như: chát xít, đắng ngắt, đỏ lòm và trẻ bắt đầu sử
dụng các từ tượng hình, tượng thanh: Róc rách, rì rầm, xào xạc, lộp độp, ào ào

trẻ cũng đã biết dùng từ trái nghĩa: Trên - dưới, xấu - đẹp, to - nhỏ, trái - phải,
nóng - lạnh…
Về quan hệ từ: Trẻ biết sử dụng các loại từ: Nếu, thì, và, là, thế là, thế mà,
nhưng mà, vậy thì…
Về các từ loại khác: Trẻ biết nhiều từ đơn hơn từ ghép, trẻ biết nhiều từ láy
và biết sử dụng chúng.
Trẻ 3 - 4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ. Tuy
nhiên tỷ lệ danh từ và động từ cao hơn nhiều so với các loại từ khác, cũng theo
nghiên cứu của Nguyễn Xuân khoa thì:
Danh từ chiếm 38%
Động từ chiếm 32%
Tính từ chiếm 6,8%
Đại từ chiếm 3,1%
Phó từ chiếm 7,8%
Tình thái từ chiếm 4,7%
Số từ chiếm 2,5%
Quan hệ từ 1,7%
Giai đoạn (5 - 6 tuổi) cũng là giai đoạn hoàn thiện một bước cơ cấu từ loại
trong vốn từ của trẻ. Tỷ lệ danh từ, động từ giảm đi (chỉ còn khoảng 50%)
nhường chỗ cho tính từ và các loại từ khác tăng lên.
Ta có thể thấy rõ qua bảng: Các từ loại trong lời nói của trẻ (5 - 6 tuổi) như sau:
15


Từ loại

Số lượng

Tỷ lệ (so với vốn từ) đã thống kê


Danh từ

291

40%

Động từ

230

30%

Tính từ

58

7,3%

Đại từ

25

2,7%

Số từ

17

1,8%


Phó từ

62

7,5%

Tình thái từ

38

4,6%

Quan hề từ

16

1,5%

1.1.2.2. Về ngữ âm
Ở thời kỳ này, trẻ hoàn thiện dần về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm cuối,
âm đệm, thành điệu dần dần được định vị. Trẻ phát âm đúng hết các âm vị của
tiếng mẹ đẻ, kể cả các âm, các vần khó (iêu, ươn, uông). Trẻ đã biết điều chỉnh
nhịp điệu, cường độ của giọng nói khi giao tiếp để phù hợp với từng hoàn cảnh,
lời nói của trẻ đã rõ ràng dứt khoát. Tuy vậy, ở lứa tuổi này, trẻ vẫn còn mắc
một số lỗi về phát âm, còn nhầm lẫn khi phát âm một vài phụ âm và nguyên âm
(x - s, ch -t , ươ, uô, ie) và thanh điệu (? ). Mỗi cháu thường hay nói sai một âm
hoặc một âm thanh riêng. Khi nói trẻ (5 - 6 tuổi) ít ê a, ậm ừ hơn, song các cháu
vẫn phát âm sai thanh ngã, âm đệm và âm cuối. Căn cứ trên những đặc điểm
phát âm của trẻ qua từng độ tuổi, ta có thể rút ra kết luận sau:
Khả năng hoàn chỉnh về mặt phát âm của trẻ được tăng dần theo độ tuổi,

trẻ nhanh chóng định vị được các âm vị có cấu âm đơn giản, nhưng âm vị có cấu
âm phức tạp trẻ dễ mắc lỗi, song nếu kiên trì tập luyện thì hầu hết trẻ em đều có
khả năng định vị các âm vị của tiếng mẹ đẻ (trừ các trẻ khuyến tật về cơ quan
phát âm hoặc cơ quan thính giác).

1.1.2.3. Về ngôn ngữ mạch lạc
Trẻ mẫu giáo lớn có vốn từ phong phú hơn trẻ mẫu giáo nhỡ cả về số
lượng cũng như từ loại. Trẻ sử dụng được nhiều mẫu câu khác nhau. Tư duy của
trẻ phát triển hơn, trẻ biết so sánh, nhận ra những đặc điểm giống, khác nhau của
16


sự vật hiện tượng. Ở Trẻ bắt đầu xuất hiện khả năng tổng quát, đưa ra kết luận.
Những đặc điểm đó của tư duy ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ mạch lạc trẻ.
Ngôn ngữ của trẻ dễ dàng hơn, có nội dung hơn, người nghe dễ hiểu hơn. Trong
ngôn ngữ độc thoại, trẻ thường dùng những câu, những đoạn ngắn. Trẻ thích
được trò chuyện với người lớn. Trẻ không chỉ thích đàm thoại về những gì trẻ
đang tri giác mà còn biết đàm thoại về những nội dung mà trẻ biết và đưa ra
những nhận định của mình. Mặc dù không phải lúc nào trẻ cũng đưa ra những
nhận định đúng. Trẻ có thể kể lại một câu chuyện mà trẻ biết hoặc được nghe kể,
có thể kể theo tranh hoặc đồ chơi, đồ vật. Mặc dù phần lớn lời kể của trẻ bắt
chước theo mẫu của người lớn.
1.1.3. Đặc điểm của việc lĩnh hội vốn từ tiếng Việt của trẻ mẫu giáo dân
tộc Thái (lứa tuổi 5 - 6)
Việc tiếp thu ngôn ngữ của trẻ em luôn gắn liền với sự phát triển trí tuệ,
năng lực cảm thụ, trí nhớ, tưởng tượng. Trong những năm đầu của cuộc sống đối
với trẻ em, từ ngữ chính là nguyên bản thứ hai của thực tế. Còn nguyên bản thứ
nhất là những điều cảm thụ được từ thế giới vật chất, sẽ đi qua các giác quan bên
ngoài mà đi vào nhận thức, bất kỳ một kiến thức nào được thể hiện bằng từ ngữ
đều thông qua kinh nghiệm. Tức là sự nhận thức thế giới bên ngoài, thế giới của

những sự vật, hiện tượng của chủ thể. Trong giai đoạn của thời kỳ thơ ấu, ngôn
ngữ là một cái gì không thể tách rời con người mà con người chiếm lĩnh nó
thông qua thế giới vật thể. Mỗi từ gắn liền với biểu tượng trực quan, phải được
thu nhận bằng thính giác, phải được phát ra thành âm thanh và đi sâu vào trí nhớ
của trẻ. Tiếp thu và lĩnh hội ngôn ngữ nhờ vào tai nghe và khả năng bắt chước
của mình. Nhưng từ ngữ mà trẻ được tiếp cận phải là những từ có giá trị, chữa
đựng nội dung và nội dung ấy đến tai trẻ một cách tường tận, Bởi vì từ ngữ sống
trong ký ức của trẻ em đậm nét ở các âm thanh riêng của chúng và ở những hình
ảnh cụ thể.
Trẻ em dân tộc Thái trong quá trình phát triển luôn tìm mọi cách thích ứng
với môi trường sống, với xã hội xung quanh bằng tất cả các giác quan, thông qua
các quy luật tâm lý, sinh lý nhất định. Chính vì điều đó trẻ em luôn luôn đòi hỏi
17


hiểu biết về những gì các em thấy, các em nghe, những hiểu biết ấy trước hết
xây dựng trên sự tiếp xúc cụ thể và trực tiếp với các sự vật hiện tượng nhưng lại
được duy trì và củng cố thông qua các hoạt động của trẻ, nhất là các hoạt động
vui chơi.
Tóm lại đối với trẻ em nói chung, trẻ mẫu giáo dân tộc Thái nói riêng lĩnh
hội vốn từ và phát triển ngôn ngữ không phải vì bản thân nó và vì những nhu
cầu: Nhu cầu của sự phát triển, nhu cầu thích ứng với thế giới xung quanh, nhu
cầu tự khẳng định và nhu cầu hoạt động của mình. Chính vì vậy, đặc điểm rõ nét
của sự lĩnh hội từ của trẻ em dân tộc Thái chính là quá trình mở rộng tiếp xúc và
quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng xung quanh thông qua cảm giác bằng tri
giác, thính giác và bắt chước người lớn. Đồng thời là sự mở rộng phạm vi và nội
dung hoạt động của mình với mọi người và với các sự vật, hiện tượng xung
quanh trẻ hay đó chính là quá trình nhập tâm bắt chước và thông qua hoạt động
học tập của trẻ.
1.1.4. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ

*) Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ dân tộc Thái hòa nhập với cộng đồng và
trở thành thành viên của cộng đồng
Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn, trẻ em dân tộc Thái dần dần hiểu
được quy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải
thực hiện. Trước hết là những nề nếp sinh hoạt của gia đình, nhóm trẻ,
trường mầm non. Sau đó là một số quy định ngoài xã hội. Những gì trẻ có
thể được phép làm và những gì không được làm. Mặt khác, trẻ cũng có thể
dùng ngôn ngữ của mình để bày tỏ những nhu cầu, mong muốn của mình với
các thành viên trong cộng đồng. Điều đó giúp trẻ dễ hòa nhập với mọi
người. Nhờ có ngôn ngữ, thông qua các câu chuyện, trẻ dễ dàng tiếp nhận
những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hòa nhập xã hội tốt hơn. Tóm lại:
ngôn ngữ có vai trò rất lớn, là phương tiện quan trọng nhất để trẻ lĩnh hội
nền văn hóa dân tộc, để trẻ giao lưu với người xung quanh, để tư duy, tiếp
thu khoa học và bồi bổ tâm hồn, hình thành, phát triển nhân cách trẻ.

18


*) Ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về
thế giới xung quanh
Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung
quanh. Thông qua các từ ngữ và các câu nói của người lớn, trẻ làm quen với các
sự vật hiện tượng có môi trường xung quanh, hiểu được những đặc điểm, tính
chất, công cụ các sự vật cùng các từ tương ứng với nó. Từ và hình ảnh trực quan
của các sự vật cùng đi vào nhận thức của trẻ. Nhờ có ngôn ngữ, trẻ nhận biết
càng ngày càng nhiều các sự vật hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc
sống hàng ngày, giúp trẻ hình thành, phát triển phong phú các biểu tượng và thế
giới xung quanh. Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ hình thành và phát triển tư
duy. Ngôn của trẻ được phát triển dần theo lứa tuổi trẻ. Điều đó sẽ giúp trẻ
không chỉ tìm hiểu những hiện tượng, sự vật gần gũi xung quanh, mà còn có thể

tìm hiểu cả những sự vật không xuất hiện trực tiếp trước mặt trẻ, những sự vật
sảy ra trong quá khứ và tương lai. Trẻ hiểu được những lời giải thích, gợi ý của
người lớn, biết so sánh khái quát và dần hiểu được bản chất của sự vật, hiện
tượng, hình thành những khái niệm sơ đẳng. Sự hiểu biết của trẻ về thế giới
xung quanh ngày càng rộng lớn hơn. Nhận thức của trẻ được rõ ràng, chính xác,
chính xác và trí tuệ của trẻ không ngừng phát triển. Ngôn ngữ là công cụ giúp
trẻ hoạt động vui chơi và nhận thức thế giới xung quanh. Ngôn ngữ là phương
tiện để trao đổi những ý đồ chơi, giao lưu tình cảm trong lúc chơi và phát triển khả
năng tư duy, trí tưởng tượng của trẻ. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giúp trẻ
nhận thức thế giới xung quanh mà còn là phương tiện để trẻ biểu hiện nhận thức của
mình. Nhờ có ngôn ngữ, trẻ nhận thức được về môi trường xung quanh và tiến hành
hoạt động với nó, đồng thời trẻ cũng sử dụng ngôn ngữ để kể lại, miêu tả lại sự vật
hiện tượng và những hiểu biết của trẻ để trao đổi với mọi người.
*) Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ
Ngôn ngữ là phương tiện để giao lưu xúc cảm và phát triển tình cảm. Ngôn
ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, đó là
phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với người xung quanh, hình thành những
cảm xúc tích cực. Bằng những câu hát ru, những lời nói nụng, những câu nói âu
19


yếm… đã đem đến cho trẻ những cảm giác bình yên, sự vui mừng hớn hở.
Những tiếng ầu ơ mẹ nói chuyện đặc biệt này sẽ làm cho trẻ vui vẻ và có những
tình cảm thân thương với những người xung quanh, dần hình thành ở trẻ những
cảm xúc tích cực. Khi giao tiếp với người lớn, trẻ tiếp nhận được những sắc thái
tình cảm khác nhau. Qua nét mặt, giọng nói, ngữ điệu, ngữ nghĩa chứa đựng
trong các từ, các câu nói, dần dần trẻ cũng biết thể hiện những cảm xúc khác
nhau của mình. Trong quá trình giao tiếp, người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn
hành vi của mình đúng hay sai. Bằng con đường đó, đứa trẻ dần dần hình thành
được những thói quen tốt và học được những cách ứng xử đúng đắn. Đồng thời,

thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức được những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống
xung quanh như: những bông hoa, những hàng cây, con đường, những cảnh đẹp
làng quê với những từ ngữ thể hiện nó. Trẻ sẽ có nhiều ấn tượng đẹp, tâm hồn
trẻ trung và có ý thức gìn giữ cái hay, cái đẹp trong tiếng mẹ đẻ, những hành vi
đẹp trong cuộc, trẻ biết những gì nên làm và những gì không nên làm, qua đó
rèn luyện những phẩm chất tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những khái niệm
ban đầu về đạo đức như: ngoan - hư, tốt - xấu, thật thà - không thật thà.
1.1.5. Một vài nét về con người và ngôn ngữ Thái
*) Đặc điểm con người
Dân tộc Thái có trên một triệu người sinh sống tập trung chủ yếu tại các
tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa bình, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hóa và
sinh sống rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do di cư. Dân
tộc Thái còn có những tên gọi khác là Táy và có nhóm Táy Đằm, Táy Khao, Táy
Mười, Táy Thành, Hàng tổng, Pu Thay, Thổ Đà Bắc. Tiếng Thái thuộc hệ ngôn
ngữ Tày - Thái.
Trải qua các cuộc thiên di trong lịch sử, dân tộc Thái có mặt ở Việt Nam từ
hàng trăm năm trước, họ có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn,
bắc máng lấy nước làm ruộng nên trong nhân gian thường truyền câu ca “Xá ăn
theo lửa, Thái ăn theo nước”. Canh tác lúa nước là hoạt động sản xuất chính của
người thái, lúa gạo là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Tuy nhiên
người thái cũng làm nương để trồng lúa, ngô, lạc vừng… và nhiều thứ cây trồng
20


khác. Trong từng gia đình còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, trồng bông,
nuôi tằm để dệt vải, một số nơi còn làm đồ gốm…Sản phẩm nổi tiếng của người
Thái là vải thổ cẩm với những nét hoa văn độc đáo màu sắc rực rỡ, bền đẹp.
Về văn học nghệ thuật, do người Thái có chữ viết riêng nên kho tàng văn
hóa dân gian như truyền thuyết, ca dao, truyện thơ, văn học, dân ca… và một số
luật lệ còn được lưu truyền lại khá nguyên vẹn qua các bản ghi chép trên giấy

bản hoặc trên lá cây. Một số tác phẩm truyện thơ nổi tiếng như “Xống chụ xon
xao”, “Khun Lú, nàng ửa”…Đồng bào Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp.
Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu
múa như múa xòe, múa sạp, múa quạt rất độc đáo đã được trình diễn trên sân
khấu trong và ngoài chơi mang nét đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.
*) Đặc điểm về ngôn ngữ
Tiếng Thái thuộc họ ngôn ngữ Thái - Austro. Những từ Thái thuần là
những từ đơn âm tiết và có cấu trúc khá giống như trong tiếng Việt. Tiếng có
năm thanh, cũng giống như tiếng Việt:
 Thanh cao - thanh sắc
 Thanh thấp - thanh huyền
 Thanh sắc - thanh không hay thanh bằng
 Thanh luyến xuống
Riêng “thanh luyến xuống” (hay còn gọi là “thanh lên xuống)” thì là một
thanh đặc biệt. Ta không thấy thanh này trong tiếng Việt. Và chính thanh điệu
đặc biệt này đã tạo cho tiếng Thái trở thành một thứ tiếng giàu ngữ điệu, lên
bổng, xuống trầm, uyển chuyển, ấn tượng dễ nghe và lôi cuốn. Tuy nhiên tiếng
Thái không có thanh “nặng ” như trong tiếng Việt và điều này khiến cho người
Thái gặp khó khăn trong Việc học phát âm tiếng Việt.
Tiếng Thái có 44 phụ âm, cộng thêm 9 nguyên âm được viết theo 14 cách
khác nhau. 16 trong 44 phụ âm thực ra không cần thiết vì chỉ có 28 phụ âm là cơ
bản, còn lại các phụ âm ghép. Ngoài ra còn có 4 dấu thanh (mái ệc, mái thô, mái
tri, mái chặt - ta- wa), thành bằng không có dấu và 28 dấu nguyên âm. Các văn

21


×