Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tiểu luận môn tài chính công ty quyết định phân phối cổ tức của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.42 KB, 9 trang )

Quyết định phân phối cổ tức của doanh nghiệp

BÀI TIỂU LUẬN SỐ 1
Học phần: Tài chính công ty
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân
Lớp: K32.TNH.ĐN
Nhóm sinh viên (4):
1. Nguyễn Ngọc Hoàng
2. Đỗ Thị Thu Hiền
3. Lê Thị Diệu Linh
4. Huỳnh Đoan Trang
5. Trần Minh Tuấn

ĐỀ TÀI: QUYẾT ĐỊNH PHÂN PHỐI CỔ TỨC CỦA DOANH NGHIỆP
1. Đặt vấn đề và các định nghĩa
Trong vấn đề tài chính doanh nghiệp, 3 quyết định đóng vai trò hết sức quan trọng
đối với sự phát triển của doanh nghiệp, đó là: (i) quyết định đầu tư, (ii) quyết định tài trợ và
(iii) quyết định phân phối lợi nhuận hay phân phối cổ tức. Việc đưa ra các quyết định này
nhắm đến mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, 2 quyết định đầu thường được các nhà quản
lý tài chính chú trọng; trong khi hầu hết các doanh nghiệp lại chưa có định hướng rõ ràng,
mang tính dài hạn cho chính sách phân phối lợi nhuận. Điều này thể hiện rõ qua việc ngay
cả các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn HOSE vẫn thường xuyên chậm chi trả cổ tức,
hoặc nợ cổ tức vẫn diễn ra nhiều. Chính việc không có định hướng rõ ràng về chính sách cổ
tức hoặc chây ì trong việc chi trả cổ tức dẫn đến sự kém hấp dẫn của chính cổ phiếu đó,
hoặc cổ phiếu giảm giá,… từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định đầu tư và quyết
định tài trợ của doanh nghiệp.
1.1. Cổ tức là gì?
Cổ tức: chỉ việc phân phối lợi nhuận kiếm được từ hoạt động Cty. Bất cứ nhà đầu tư
nào khi đầu tư vào cổ phiếu/góp vốn cổ phần doanh nghiệp đều quan tâm đến 2 yếu tố: (i)
cổ tức (dividend); (ii) chênh lệch giá mua – bán (Capital Gain) bởi chúng đánh giá mức độ


hấp dẫn khi đầu tư vào cổ phiếu.
1.2. Chính sách cổ tức là gì?
Chính sách cổ tức: là chính sách ấn định giữa phân phối lợi nhuận giữ lại để tái đầu
tư và chi trả cổ tức cho cổ đông. Trong đó, lợi nhuận giữ lại cung cấp cho các cổ đông/nhà
đầu tư một nguồn lợi nhuận tiềm năng trong tương lai thông qua tái đầu tư; còn cổ tức lại
cung cấp cho cổ đông 1 khoản thu nhập ở hiện tại.
2. Các hình thức chi trả cổ tức và trình tự chi trả cổ tức
2.1. Các hình thức chi trả cổ tức:
Thông thường có 3 phương thức chi trả cổ tức cơ bản là: cổ tức bằng tiền mặt, cổ
phiếu và cổ tức bằng tài sản khác theo quy định của doanh nghiệp. Trong đó, 2 phương pháp
đầu là phổ biến nhất:
2.1.1. Phương pháp chi trả cổ tức bằng tiền mặt:
Cổ tức tiền mặt là dạng cổ tức mà công ty lấy ra từ lợi nhuận ròng có được chia cho
cổ đông dưới dạng tiền mặt (hoặc chuyển khoản).
Cổ tức tiền mặt được trả tính trên cơ sở mỗi cổ phiếu, được tính bằng phần trăm
mệnh giá.
2.1.2. Phương thức chi trả cổ tức bẳng cổ phiếu:
Thực hiện: Nhóm HTL


Quyết định phân phối cổ tức của doanh nghiệp

Đây là hình thức kết hợp của việc phân chia lợi nhuận với việc huy động vốn của
công ty. Tuy công ty không nhận được cổ tức bằng tiền mặt nhưng lại nhận được cổ phiếu;
do đó, nhà đầu tư sẽ thu được lãi vốn trong tương lai
Về bản chất, cổ đông sẽ nhận được nhiều cổ phiếu hơn nhưng giá trị thị trường của
cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh giảm để đảm bảo nguyên tắc công bằng với các cổ đông mua vào
sau ngày hoặc sau ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Mặc dù vậy, vốn điều lệ công ty sẽ tăng lên và số lượng cổ phiếu lưu hành sẽ nhiều
hơn. Luồng tiền mặt không hề bị di chuyển ra khỏi danh nghiệp.

2.1.3. Phương thức chi trả cổ tức bằng cách mua lại cổ phiếu:
Thay vì công ty trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu thì công ty trả bằng cách
mua lại cổ phiếu trên thị trường. Sau khi hoàn tất việc mua lại, số lượng cổ phiếu lưu hành
trên thị trường sẽ giảm xuống từ đó sẽ có tác động làm cho giá cổ phiếu tăng lên.
2.2. Trình tự chi trả cổ tức
Cổ tức thường được đề xuất bởi Hội đồng quản trị và sau đó được thông qua bởi Đại
hội đồng cổ đông. Việc chi trả cổ tức cho cổ đông được ghi nhận vào 1 ngày cụ thể. Khi cổ
tức được công bố, nó trở thành một trách nhiệm tài chính đối với công ty và không thể dễ
dàng thay đổi. Trước khi chi trả cổ tức, ngoài việc công bố cổ tức được hưởng công ty còn
phải chuẩn bị danh sách cổ đông chính thức được thụ hưởng cổ tức vào ngày chi trả.
Các ngày then chốt trong thể thức chi trả cổ tức:
- Ngày công bố cổ tức (dividend declaration date): là ngày công ty công ty công bố
mức chi trả cổ tức. Đây là ngày quan trọng bởi vì thông qua việc công bố cổ tức, nhà
đầu tư sẽ đánh giá được mức cổ tức là tăng hay giảm, hay vẫn được duy trì; qua đó,
các nhà đầu tư sẽ đánh giá được những tín hiệu thông tin mà các công ty phát ra. Vì
vậy, nếu công ty thay đổi cổ tức đột ngột thì đây là ngày mà phản ứng trên thị trường
thường sẽ xuất hiện rất rõ.
- Ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền ( ex-dividend date): là ngày cuối
cùng được hưởng cổ tức, tức là ngày mà nhà đầu tư nên mua cổ phiếu để được hưởng
cổ tức. Do đó, nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu sau ngày này thì sẽ không được hưởng
cổ tức.
- Ngày chốt giao dịch không hưởng quyền: là ngày mà nếu các nhà đầu tư mua cổ
phiếu sẽ không được hưởng cổ tức. Do đó, giá tham chiế của cổ phiếu ngày này
thường được điều chỉnh xuống tương ứng với số cổ tức để đảm bảo bình đẳng giữa
các cổ đông, tức là cổ đông được lợi về cổ tức thì bị thiêt hại về giá và ngược lại. Giá
tham chiếu ngày giao dịch không hưởng quyền bằng giá đóng cửa ngày giao dịch
hưởng quyền cuối cùng trừ cổ tức/
- Ngày chốt danh sách cổ đông hay ngày đăng ký cuối cùng ( hodlder-of-record
date): là ngày Trung tâm lưu ký đóng sổ, chốt danh sách những cổ đông được hưởng
cổ tức. Ở Việt Nam, do quy chế giao dịch là T+3 nên ngày chốt danh sách cổ đông

thường sau 3 ngày so với ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền hay sau 2
ngày so với ngày giao dịch không hưởng quyền.
- Ngày thanh toán cổ tức (Dividend payment date): là ngày mà các cổ đông sẽ nhận
được cổ tức (thường sau 2-3 tuần sau ngày chốt danh sách cổ đông)
3. Chính sách chi trả cổ tức và yếu tố quyết định chính sách cổ tức
3.1. Chính sách chi trả cổ tức
Cổ tức là phần lợi nhuận sau thuế của công ty được dùng để chi trả cho các cổ đông
của công ty hay cũng chính là chủ sở hữu của công ty.
Chính sách cổ tức là một trong ba chính sách tài chính quan trọng của công ty. Kết
hợp cả hai quyết định đầu tư và tài trợ chính là quyết định về chính sách chi trả cổ tức.
Thực hiện: Nhóm HTL


Quyết định phân phối cổ tức của doanh nghiệp

Chính sách cổ tức là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và chi trả
cổ tức cho cổ đông.
Là công cụ đảm bảo lợi ích cho cổ đông. Đại bộ phận cổ đông đầu tư đều kỳ vọng
vào cổ tức nhận được, chính sách phân chia cổ tức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của
các cổ đông. Mặt khác việc công ty duy trì chi trả cổ tức ổn định hay không ổn định sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến biến động giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán.
Là công cụ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của công ty. Chính sách cổ tức
liên quan đến việc xác định lượng tiền mặt dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông. Vì vậy,
nó liên hệ chặt chẽ tới chính sách tài trợ và chính sách đầu tư của công ty. Mặt khác, việc trả
cổ tức sẽ làm giảm lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, vì vậy sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cẩu huy
động vốn từ bên ngoài của công ty
3.2. Các loại chính sách cổ tức:
3.2.1. Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động:
Chính sách này xác nhận rằng một doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi doanh
nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mong

đợi mà các cổ đông đòi hỏi.
Chính sách này ngụ ý rằng việc chi trả cổ tức có thể thay đổi từ năm này qua năm
khác và tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư có sẵn.
Tuy nhiên, có những chứng cứ mạnh mẽ cho thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp cố
gắng duy trì một chi trả cổ tức tương đối ổn định theo thời gian.
Tất nhiên điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp đã bỏ qua những nguyên lý
về chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động trong việc thực hành các quyết định phân phối bởi
vì sự ổn định cổ tức có thể duy trì theo hai cách: Thứ nhất, doanh nghiệp có thể giữ lại lợi
nhuận với tỷ lệ khá cao trong những năm có nhu cầu vốn cao. Nếu đơn vị tiếp tục tăng
trưởng, các giám đốc có thể tiếp tục thực hiện chiến lược này mà không nhất thiết phải giảm
cổ tức. Thứ hai, doanh nghiệp có thể đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và do đó tăng tỷ
lệ nợ trên vốn cổ phần một cách tạm thời để tránh phải giảm cổ tức. Nếu doanh nghiệp có
nhiều cơ hội đầu tư tốt trong suốt một năm nào đó thì chính sách vay nợ sẽ thích hợp hơn so
với cắt giảm cổ tức. Sau đó, trong những năm tiếp theo, doanh nghiệp cần giữ lại lợi nhuận
để đẩy tỷ số nợ trên vốn cổ phần về lại mức thích hợp
Công ty “tăng trưởng” thường có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn các doanh nghiệp
đang trong giai đoạn bão hòa và ngược lại.
Ưu điểm: có thêm nguồn để đầu tư và tài trợ mới.
Nhược điểm: rủi ro đầu tư cao.
3.2.2. Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định
Tính ổn định được đặc trưng bằng một sự miễn cưỡng trong việc giảm lượng tiền mặt
chi trả cổ tức từ kỳ này sang kỳ khác.
Tương tự, những gia tăng trong tỷ lệ cổ tức cũng thường bị trì hoãn cho đến khi các
khoản lợi nhuận trong tương lai đủ cao đến mức độ thỏa mãn cổ tức lớn hơn. Như vậy, tỷ lệ
cổ tức có khuynh hướng đi theo sau một gia tăng trong lợi nhuận và đồng thời cũng thường
trì hoãn lại trong một chừng mực nào đó.
Tại sao các nhà đầu tư thích cổ tức ổn định:
Nhà đầu tư cảm thấy các thay đổi cổ tức có nội dung hàm chứa thông tin, họ đánh
đồng các thay đổi trong mức cổ tức của một doanh nghiệp với khả năng sinh lợi.
Nhiều cổ đông cần và lệ thuộc vào một dòng cổ tức không đổi cho các nhu cầu tiền

mặt của mình. Dù họ có thể bán bớt một số cổ phần như một nguồn thu nhập hiện tại khác
nhưng do các chi phí giao dịch và các lần bán với lô lẻ cho nên phương án này không thể
thay thế một cách hoàn hảo cho lợi nhuận cổ tức đều đặn.
Ưu điểm: Ổn định tâm lý cổ đông từ đó giữ được lượng cổ đông duy trì, rủi ro đầu tư thấp.
Thực hiện: Nhóm HTL


Quyết định phân phối cổ tức của doanh nghiệp

Nhược điểm: Bỏ lỡ cơ hội đầu tư, tăng chi phí vay vốn dẫn đến gia tăng rủi ro tài chính, khả
năng dẫn đến mất quyền kiểm soát do tăng thêm số lượng cổ phiếu mới.
3.2.3. Các chính sách chi trả cổ tức khác
Ngoài chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động và cổ tức tiền mặt cố định, các doanh
nghiệp còn có thể sử dụng một số các chính sách cổ tức khác như:
Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi. Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp
thay đổi nhiều từ năm này sang năm khác thì cổ tức cũng có thể dao động theo.
Chính sách chi trả một cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuối
năm.
Chính sách này đặc biệt thích hợp cho những doanh nghiệp có lợi nhuận hoặc nhu
cầu tiền mặt biến động giữa năm này với năm khác, hoặc cả hai. Ngay cả khi doanh nghiệp
có mức lợi nhuận thấp, các nhà đầu tư vẫn có thể trông cậy vào một mức chi trả cổ tức đều
đặn của họ; còn khi lợi nhuận cao và không có nhu cầu sử dụng ngay nguồn tiền dôi ra này,
các doanh nghiệp sẽ công bố một mức cổ tức thưởng cuối năm. Chính sách này giúp ban
điều hành có thể linh hoạt giữ lại lợi nhuận khi cần mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu của
các nhà đầu tư là muốn nhận được một mức cổ tức “bảo đảm”.
3.3. Các yếu tố quyết định chính sách cổ tức
Về mặt lý thuyết, khi các nhà quản trị cân nhắc lựa chọn một chính sách cổ tức cho
công ty mình thì họ phải xem xét các yếu tố cơ bản sau:
3.3.1. Các hạn chế pháp lý
Khi ấn định chính sách cổ tức của mình thì các doanh nghiệp đều phải cân nhắc các

hạn chế sau:
Hạn chế suy yếu vốn: Doanh nghiệp không thể dùng vốn để chi trả cổ tức. Tùy theo định
nghĩa về vốn mà mức hạn chế của các doanh nghiệp khác nhau, vì vốn có thể chỉ bao gồm
mệnh giá cổ phần thường hoặc có thể bao gồm mệnh giá cổ phần thường và thặng dư vốn.
Hạn chế lợi nhuận ròng: Cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và thời
gian qua, nhằm ngăn cản các chủ sở hữu thường rút vốn đầu tư ban đầu và làm suy yếu vị
thế an toàn của các chủ nợ của doanh nghiệp
Hạn chế mất khả năng thanh toán: Không thể chi trả cổ tức khi doanh nghiệp mất khả
năng thanh toán (nợ nhiều hơn tài sản), nhằm đảm bảo quyền ưu tiên của chủ nợ đối với tài
sản của doanh nghiệp
3.3.2. Các điều khoản hạn chế
Các điều khoản hạn chế thường tác động nhiều đến chính sách cổ tức hơn các
hạn chế pháp lý.
Các điều khoản này nằm trong các giao kèo trái phiếu, điều khoản vay, thỏa thuận
vay ngắn hạn, hợp đồng thuê tài sản, và các thỏa thuận cổ phần ưu đãi. Về cơ bản, các hạn
chế này giới hạn tổng mức cổ tức của một doanh nghiệp có thể chi trả.
Đôi khi, các điều khoản này có thể quy định không thể chi trả cổ tức cho đến khi nào
lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được một mức ấn định nào đó.
Ngoài ra, các yêu cầu về quỹ dự trữ (để thanh toán nợ), quy định rằng một phần nào
đó của dòng tiền của doanh nghiệp phải được dành để tài trợ, đôi khi cũng hạn chế việc chi
trả cổ tức.
Việc chi trả cổ tức cũng bị ngăn cấm nếu vốn luân chuyển hay tỷ lệ nợ hiện hành của
doanh nghiệp không cao hơn một mức định sẵn nào đó.
3.3.3. Các ảnh hưởng của thuế
Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong một thế giới không có thuế thì các nhà
đầu tư sẽ bàng quan với việc nhận cổ tức hay lãi vốn. Nhưng trong thực tế, thu nhập từ cổ
tức bị đánh thuế cao hơn nhiều so với thu nhập từ lãi vốn. Ngoài ra, thu nhập cổ tức bị đánh
thuế ngay (trong năm hiện hành), còn thu nhập lãi vốn có thể hoãn đến các năm sau. Vì thế
Thực hiện: Nhóm HTL



Quyết định phân phối cổ tức của doanh nghiệp

sẽ rất logic khi rút ra kết luận là các nhà đầu tư có thể không thích nhận cổ tức. Điều này sẽ
được phản ánh trong giá cổ phiếu. Những yếu tố khác không đổi, giá cổ phiếu của các công
ty trả cổ tức sẽ thấp hơn giá cổ phiếu của các công ty giữ lại thu nhập để tái đầu tư. Khi
quyết định chi trả cổ tức, doanh nghiệp sẽ cân nhắc đến sự chênh lệch giữa thuế suất đánh
trên thu nhập lãi vốn và thu nhập cổ tức. Rõ rang, các yếu tố vừa trình bày có xu hướng như
khuyến khích doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận nhiều, tuy nhiên, nếu doanh nghiệp giữ lại lợi
nhuận nhiều với mục đích bảo vệ các cổ đông khỏi phải chi trả thuế thu nhập cá nhân trên
cổ tức sẽ đi ngược lại mục tiêu tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.
3.3.4. Các ảnh hưởng của khả năng thanh khoản
Chi trả cổ tức là dòng tiền đi ra. Vì vậy, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp
càng lớn, doanh nghiệp càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức. Ngay cả khi một doanh
nghiệp có một thành tích quá khứ tái đầu tư lợi nhuận cao, đưa đến một số dư lợi nhuận giữ
lại lớn, có thể doanh nghiệp này không có khả năng chi trả cổ tức nếu không có đủ tài sản
có tính thanh khoản cao, nhất là tiền mặt.
Khả năng thanh khoản thường trở thành một vấn đề trong giai đoạn kinh tế suy
yếu dài hạn, khi cả lợi nhuận và dòng tiền đều sụt giảm.
Các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng có nhiều các cơ hội đầu tư sinh lợi
cũng thường thấy khó khi phải vừa duy trì đủ thanh khoản vừa chi trả cổ tức cùng một
lúc
3.3.5. Khả năng vay nợ và tiếp cận các thị trường vốn
Doanh nghiệp lớn, có uy tín, dễ dàng tiếp cận với thị trường tín dụng và các nguồn
vốn bên ngoài thì càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức bởi khả năng thanh khoản linh hoạt
và tận dụng các cơ hội đầu tư. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp nhỏ, chỉ có vốn cổ phần,
khó tiếp cận vốn bên ngoài thì khi có cơ hội đầu tư mới thuận lợi, thường việc chi trả cổ tức
không nhất quán với mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
3.3.6. Ổn định thu nhập
Hầu hết các doanh nghiệp lớn, có cổ phần được nắm giữ rộng rãi thường do dự đối

với việc hạ thấp chi trả cổ tức, ngay cả những lúc gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính.
Vì vậy, một doanh nghiệp có một lịch sử lợi nhuận ổn định thường sẵn lòng chi trả cổ
tức cao hơn một doanh nghiệp có thu nhập không ổn định. Một doanh nghiệp có các dòng
tiền tương đối ổn định qua nhiều năm có thể tự tin về tương lai hơn, và thường phản ánh sự
tin tưởng này trong việc cho trả cổ tức cao hơn
3.3.7. Triển vọng tăng trưởng
Các công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức cao nhất thường có tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất và
ngược lại.
Một doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thường có nhu cầu vốn lớn để tài trợ các cơ hội
đầu tư hấp dẫn của mình. Thay vì chi trả cổ tức nhiều và sau đó cố gắng bán cổ phần mới để
huy động vốn cổ phần cần thiết, doanh nghiệp thuộc loại này thường giữ lại một phần lớn
lợi nhuận và tránh bán cổ phần mới ra công chúng vừa tốn kém vừa bất tiện.
3.3.8. Lạm phát
Trong một môi trường lạm phát, vốn phát sinh từ khấu hao thường không đủ để thay
thế tài sản của một doanh nghiệp khi các tài sản này cũ kỹ, lạc hậu. Trong trường hợp này,
một doanh nghiệp có thể buộc phải giữ lại một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn để duy trì năng
lực hoạt động cho tài sản của mình.
Lạm phát cũng có một tác động trên nhu cầu vốn luân chuyển của doanh nghiệp.
Trong một môi trường giá cả tăng, số tiền thực tế đầu tư vào kho hàng và các khoản phải
thu có chiều hướng tăng để hỗ trợ cho cùng một khối lượng hiện vật kinh doanh. Như vậy ,
lạm phát có thể buộc một doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận nhiều hơn để duy trì vị thế vốn
luân chuyển giống như trước khi có lạm phát.
3.3.9. Các ưu tiên của cổ đông
Thực hiện: Nhóm HTL


Quyết định phân phối cổ tức của doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp được kiểm soát chặt chẽ với tương đối ít cổ đông, ban điều
hành có thể ấn định mức cổ tức theo ưu tiên của các cổ đông.

Đối với một doanh nghiệp lớn có cổ phần được nắm giữ rộng rãi, thì không thể tính
đến ưu tiên của cổ đông khi quyết định chi trả cổ tức mà chỉ có thể xem xét các yếu tố cơ
hội đầu tư, nhu cầu dòng tiền, tiếp cận thị trường tài chính và các yếu tố liên quan khác.
3.3.10. Bảo vệ chống lại loãng giá
Nếu doanh nghiệp chấp nhận chi trả cổ tức với tỷ lệ lớn, thì khi cần huy động vốn cổ
phần để đầu tư vào các dự án có tiềm năng sinh lời, doanh nghiệp sẽ thực hiện bán cổ phần
mới.
Nếu các nhà đầu tư hiện hữu của doanh nghiệp không mua hay không thể mua một tỷ
lệ cân xứng cổ phần mới phát hành, quyền lợi chủ sở hữu theo phần trăm của họ trong
doanh nghiệp bị loãng.
4. Phân tích trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và bằng cách mua lại cổ phiếu
4.1. Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu
(Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là các hình thức công ty phát hành thêm những cổ
phiếu của chính công ty đó tương ứng với phần lợi nhuận sau thuế dành trả cổ tức và phân
phối cho cổ đông theo tỷ lệ cổ phần mà họ đang nắm giữ).
Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu có ảnh hưởng rất phức tạp, tùy thuộc vào tình hình
công ty hiện tại. Cho nên việc đánh giá ảnh hưởng của nó tùy thuộc vào tùy công ty.
Tác động đến tâm lý nhà đầu tư:
Khi thực hiện việc trả cổ tức băng cổ phiếu thì nó đã làm giảm đáng kể thị giá của cổ
phiếu và đồng nghĩa với nó là việc một lượng các nhà đầu tư khác có nhu cầu và muốn mua
cổ phiếu đó tăng lên hay nói cách khác bằng việc trả cổ tức bằng cổ phiếu đã làm tăng tính
thanh khoản cho cổ phiếu đó.Với hành động chi trả cổ phiếu bằng cổ tức này công ty đã
gián tiếp quảng cáo về hình ảnh của công ty vì khi thực hiện nghiệp vụ chi trả cổ tức dưới
hình thức cổ phiếu này thì công ty đã thông báo việc chi trả cổ tức trên các kênh thông tin
đại chúng.Với các nhà đầu tư việc một công ty với các tiềm năng phát triển trong dài hạn thì
việc họ trả cổ tức bằng cổ phiếu đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư khác có thêm cơ hội để
đầu tư vào công ty và gia tăng lợi nhuận theo kì vọng của họ.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp khi nhà đầu tư nắm giữ nhiều cổ phiếu hơn <–> cổ
phiếu công ty bị pha loãng —> Sẽ dẫn đến nhà đầu tư có tâm lý bán bớt đi
( Theo William J. O’Neil ). Cho nên, việc ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực của việc chia

cổ tức loại này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thanh khoản của cổ phiếu công ty hiện
tại.
Tác động đến công ty: Số tiền chia cổ tức sẽ không bị đánh thuế và hoàn toàn được tái đầu
tư vào lại công ty. Nên về mặt ngắn hạn công ty sẽ có lợi. Thông thường các công ty sẽ kết
hợp vừa chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành tăng vốn nên công ty sẽ thu được 1 lượng
vốn mới để đầu tư ngay lập tức.
Ưu điểm:
- Vốn điều lệ tăng, số lượng cổ phiếu lưu hành tăng, Hạn chế được lượng tiền mặt ra
khỏi doanh nghiệp, đẩy mạnh việc tái đầu tư mở rộng sản xuất,tạo cơ hội tăng tỷ lệ
tăng trưởng lợi nhuận của công ty từ đó làm tăng tỷ lệ tăng trưởng cổ tức và làm giá
cổ phiếu tăng lên.
- Không phải chịu áp lực tăng nợ vay, giảm thiểu rủi ro thanh toán.
Nhược điểm:
- Giảm giá thị trường của cổ phiếu. Làm số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty
tăng lên; do đó, có thể làm giá cổ phiếu bị giảm do các chỉ số tài chính.
Thực hiện: Nhóm HTL


Quyết định phân phối cổ tức của doanh nghiệp

-

Tạo áp lực cho việc chi trả cổ tức trong tương lai. Việc chi trả cổ tức bằng cố phiếu ở
tỷ lệ cao sẽ dẫn tới chi phí cổ tức ở các năm sau tăng lên buộc công ty phải sử dụng
vốn huy đọng một cách hiệu quả.
4.2. Chi trả cổ tức bằng cách mua lại cổ phiếu
Theo chính sách giữ lại cổ tức thụ động, một doanh nghiệp có nhiều lợi nhuận hơn
lượng tiền cần để sử dụng tái đầu tư thì nên chi trả cổ tức tiền mặt cho các cổ đông. Thay vì
chi trả cổ tức tiền mặt, đôi khi doanh nghiệp mua lại cổ phần (cổ phiếu của chính mình).
Mua lại cổ phần là hành động công ty tiến hành mua lại toàn bộ hoặc một phần số cổ phiếu

do chính công ty phát hành đang thuộc sở hữu của các cổ đông. Sau khi việc mua lại tiến
hành, số cổ phần của công ty sẽ giảm xuống. Số cổ phần được mua lại đó được gọi là cổ
phiếu quỹ (cổ phiếu quỹ sau khi được mua lại sẽ không được chi trả cổ tức). Việc doanh
nghiệp mua lại cổ phiếu của mình thì cổ đông của doanh nghiệp nhận được một khoản lợi từ
việc bán lại cổ phần của mình. Vì vậy, hành động này được xem như là một cơ chế phân
phối tiền cho các cổ đông mà một doanh nghiệp có thể lựa chọn thay cho việc trả cổ tức
bằng tiền.
Các doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện các chương trình mua lại cổ phần chủ yếu
theo 2 cách thức sau đây:
4.2.1. Chào mua với giá cố định
Doanh nghiệp mua trực tiếp từ các cổ đông của mình bằng một cách đưa ra một giá
đệm (thường cao hơn giá thị trường). Việc chào mua thường đưa ra trong một khoảng thời
gian nhất định, thường kéo dài trong vòng 3 – 4 tuần. Nếu số lượng cổ đông chào bán lớn
hơn lượng dự tính, thì công ty có thể mua lại nhiều hơn số cổ phần ban đầu định mua (nếu
doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính). Trong trường hợp số cổ đông chào bán quá ít,
doanh nghiệp có thể mua lại số cổ phần đó và kéo dài thời gian chào mua hoặc hủy bỏ kế
hoạch mua lại cổ phiếu.
4.2.2. Mua lại cổ phiếu trên thị trường mở
Doanh nghiệp sẽ mua cổ phần ở thị trường tự do, hay có thể thương lượng riêng để
mua lại từ những người nắm giữ lượng lớn các cổ phần như là các định chế chẳng hạn.
Doanh nghiệp có thể thực hiện việc mua lại theo kiểu này với thời gian dài, hàng tháng –
thậm chí là hàng năm, mà chỉ mua với giá thị trường. Do đó hình thức mua này ít mang tính
chất đột ngột hơn, và hiệu quả báo hiệu của nó có thể thấp hơn việc mua với giá ấn định.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tốn chi phí ít hơn cho chương trình mua lại này, vì họ
không phải đưa ra giá cao hơn để thu hút các cổ đông hiện hữu. Về phía các cổ đông, họ có
một lợi thế tiềm năng về thuế mà không có được khi nhận cổ tức bằng tiền (vì họ có thể
nhận được 1 khoản lời vốn – là phần chênh lệch khi bán cổ phiếu và giá mua trong quá
khứ). Thông thường thì chương trình này được đưa ra khi doanh nghiệp đó vừa trải qua một
thời kỳ sụt giá trên thị trường.
5. Thực trạng chi trả cổ tức của các doanh nghiệp trên sàn HOSE

Kết quả thống kê về tình hình chi trả cổ tức của các doanh nghiệp hiện đang niêm yết
trên sanf HOSE (giai đoạn thống kê từ năm 2009 – 2013.
Khi xem xét về chính sách cổ tức của 1 Cty, 2 yếu tố được quan tâm đến là tỷ lệ chi
trả và hình thức chi trả cổ tức:
Bảng 1: Tỷ lệ chi trả cổ tức của các Cty trên sàn HOSE trong giai đoạn 2009 – 2013 (ĐVT:
%)
Nhóm ngành
2009
2010
2011
2012
2013
B/quân
Công nghiệp chế biến, chế
14,35
11,96
15,34
14,29
13,64
13,92
tạo
Bán buôn, bán lẻ
9,99
9,88
14,33
6,52
8,81
9,51
Hoạt động kinh doanh BĐS
13,66

13,71
10,33
7,41
5,24
10,07
Thực hiện: Nhóm HTL


Quyết định phân phối cổ tức của doanh nghiệp

Nhóm ngành khác
11,37
11,67
14,81
15,63
12,96
13,29
Bình quân toàn thị trường
12,7
11,74
14,47
12,72
11,45
12,62
Nguồn: Tạp chí khoa học và phát triển 2015, tập 13, số 7: 1212-1221 (www.vnua.edu.vn)
Nhận xét:
• Tỷ lệ chi trả cổ tức của các Cty niêm yết trên sàn HOSE có xu hướng giảm trong giai
đoạn 2012 – 2013
• Một số biến động đáng lưu ý:
• Tỷ lệ chi trả cổ tức giảm mạnh đối với nhóm ngành kinh doanh bất động sản – giai

đoạn này thị trường bất động sản đóng băng, các Cty hoạt động kém hiệu quả.
• Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo không nhiều biến động – đây là ngành cơ
bản thiết yếu nên kết quả hoạt động không bị ảnh hưởng nhiều trong giai đoạn này.
• Tỷ lệ chi trả cổ tức của nhóm ngành bán buôn, bán lẻ tăng vọt trong năm 2011 – chủ
yếu do chỉ số giá tiêu dùng vào năm 2011 ở mức cao, khoảng 18,7% (World Bank,
2015) ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của các Cty thuộc nhóm ngành này.
Bảng 2: Hình thức chi trả cổ tức của các Cty trên sàn HOSE trong giai đoạn 2009 – 2013
Nhóm ngành
Hình thức chi trả 2009 2010 2011 2012 2013 B/quâ
n
CN chế biến, chế Không chi trả
11,94 14,93 14,93 23,88 19,40 17,01
tạo
Trả bằng tiền mặt
70,15 71,64 67,16 68,66 67,16 68,96
Trả bằng cổ phiếu
7,46
8,96
1,49
2,99
2,99
4,78
Trả kết hợp
10,45
4,48 16,42
4,48 10,45
9,25
Bán buôn, bán lẻ
Không chi trả
8,33

8,33
8,33 33,33 37,50 19,17
Trả bằng tiền mặt
62,50 62,50 83,33 54,17 41,67 60,83
Trả bằng cổ phiếu
4,17
0,83
Trả kết hợp
25,00 29,17
8,33 12,50 20,83 19,17
Kinh doanh BĐS
Không chi trả
17,65 17,65 29,41 23,53 35,29 24,71
Trả bằng tiền mặt
70,59 64,71 41,18 64,71 52,94 58,82
Trả bằng cổ phiếu
- 11,76 17,65
5,88
5,88
8,24
Trả kết hợp
11,76
5,88 11,76
5,88
5,88
8,24
Nhóm ngành khác Không chi trả
15,22 13,04 19,57 19,57 23,91 18,26
Trả bằng tiền mặt
67,39 65,22 71,74 63,04 67,39 66,96

Trả bằng cổ phiếu
4,35 10,87
4,35
2,17
4,35
5,22
Trả kết hợp
13,04 10,87
4,35 15,22
4,35
9,57

Thực hiện: Nhóm HTL


Quyết định phân phối cổ tức của doanh nghiệp

Nhận xét:
Các Cty có thể lựa chọn nhiều hình thức chi trả cổ tức trong từng năm. Có thể thấy
trong năm 2012 – 2013, các Cty không chi trả cổ tức tăng nhiều hơn so với năm trước – dấu
hiệu phản ánh hiệu quả hoạt động các các doanh nghiệp trong giai đoạn này không mấy khả
quan.
Chi trả cổ tức bằng tiền mặt vẫn là hình thức phổ biến được các Cty niêm yết trên sàn
HOSE áp dụng – đây được xem là cách truyền đạt thông tin của HĐQT và Ban điều hành
của các doanh nghiệp tới thị trường là Cty đang hoạt động tốt và có triển vọng thuận lợi.
6. Kết luận
Chính sách cổ tức ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp và biến động
giá của cổ phiếu, từ đó ảnh hưởng lớn đến giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, quyết định
chính sách cổ tức là quyết định rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Không có một
chính sách cổ tức nào là khuôn mẫu cho tất cả các doanh nghiệp, bởi lẽ chính sách cổ

tức nằm hài hòa trong mối quan hệ giữa chính sách đầu tư và chính sách tài trợ, đồng
thời phù hợp với từng giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp.

Thực hiện: Nhóm HTL



×