Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

“Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối(20162020) xã Nam Cát, huyện Nam Đàn ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 110 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
5 NĂM KỲ CUỐI (2016 – 2020)
XÃ NAM CÁT - HUYỆN NAM ĐÀN – TỈNH NGHỆ AN

Ngày ... tháng ... năm 2016

Ngày ... tháng ... năm 2016

PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG

UBND XÃ NAM CÁT

(Ký tên, đóng dấu)

Nam Đàn, năm 2016

(Ký tên, đóng dấu)


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo đồ án quy hoạch sử dụng đất, nhóm đã nhận được sự giúp
đỡ của các giảng viên trong Khoa Địa lý-QLTN Trường Đại học Vinh, của gia đình bạn
bè và các cán bộ địa chính xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Xuất phát từ


lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, nhóm xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý
báu đó!
Trước hết nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo – TS. Lương Thị
Thành Vinh, anh Hà Văn Quế đã giúp đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn nhóm trong
suốt thời gian thực hiện đồ án.
Nhóm xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Địa Lý-QLTN
cùng toàn thể thầy cô giáo trong Trường Đại học Vinh đã trang bị cho chúng em vốn
kiến thức bổ ích trong thời gian học tập ở trường.
Nhóm xin chân thành cảm ơn các cán bộ xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An đã tạo điều kiện giúp đỡ nhóm trong quá trình nghiên cứu thực hiện đồ án.
Mặc dù nhóm đã cố gắng hết sức nhưng thời gian và khả năng có hạn nên đồ án
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, nhóm rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm trưởng

Chu Thị Lan Anh

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT
Họ và tên
1
Chu Thị Lan Anh
2
Lê Thị Thanh Hương
3
Nguyễn Thị Mai
Báo cáo thuyết minh


Chức vụ
Nhóm trưởng
Nhóm phó

1

MSSV
135D8501030073
135D8501030108
135D8501030267


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

4

Nguyễn Sỹ Dũng

135D8501030088

5

Nguyễn Mạnh Tuấn

135D8501030

6

Lê Thị Hương


135D8501030198

7

Đinh Thị Mơ

135D8501030091

8

Bùi Thị Thúy Lệ

135D8501030153

9

Bùi Vi Bản

135D8501030229

10

Hồ Văn Cường

135D8501030016

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT


Chữ viết tắt

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

UBND
HĐND
NNP
LUA
LUC

LUK
HNK
CLN
RPH
RDD
RSX
NTS
NKH
PNN
CTS
CQP
CAN
SKC
SKX
TMD
SKS
CCC

Báo cáo thuyết minh

Nghĩa chữ viết tắt
Uỷ ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Đất nông nghiệp
Đất trồng lúa
Đất chuyên trồng lúa nước ( 2 vụ trở lên)
Đất trồng lúa còn lại
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng phòng hộ

Đất rừng đặc dụng
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Đất sản xuất vật liệu xây dựng dạng gốm sứ
Đất thương mại, dịch vụ
Đất cho hoạt động khoáng sản
Đất sử dụng vào mục đích công cộng

2


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44

Báo cáo thuyết minh

DGT
DTL
DSH
DNL
DBV
DCH
TTN
NTD
SMN
SON
DHT
DVH
DYT
DGD
DTT
ONT

DCS
BCS
DCS
DBT
DDL
DNT

Đất giao thông
Đất thuỷ lợi
Đất sinh hoạt cộng đồng
Đất công trình năng lượng
Đất công trình bưu chính viễn thông
Đất chợ
Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất sông, suối
Đất phát triển hạ tầng
Đất cơ sở văn hoá
Đất cơ sở y tế
Đất cơ sở giáo dục và đào tạo
Đất cơ sở thể dục thể thao
Đất ở nông thôn
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Đất khu bảo tồn thiên nhiên
Đất khu du lịch
Đất khu dân cư nông thôn


3


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

PHẦN MỞ ĐẦU
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực

và nguồn vốn to lớn của đất nước. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Đất đai thường xuyên chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh; Trong đó, sự tác
động của con người có ảnh hưởng mang tính quyết định đến độ phì của đất, đến hiệu quả
sử dụng đất. Quản lý, quy hoạch phân bổ hợp lý tài nguyên đất là một trong những biện
pháp mang tính hiệu quả kinh tế cao trong việc phát triển kinh tế xã hội. Kết hợp hài hòa
giữa khai thác, sử dụng đất với bảo vệ đất và hệ sinh thái chung sẽ tạo sự phát triển ổn
định và lâu dài.
Hiến pháp năm 1992 có ghi: Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ hệ thống đất đai
theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả…
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của Nhà
nước, là căn cứ để thực hiện thu hồi đất, giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
và định giá đất đồng thời định hướng cho mọi đơn vị, tổ chức và cá nhân sử dụng đất
theo đúng pháp luật.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được tiến hành trước một bước để
giúp cho các cấp, các ngành điều tiết tốt việc sử dụng đất của ngành mình, sắp xếp, bố trí
sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp
cho các cấp, các ngành sắp xếp, bố trí, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên

đất đai. Qua đó, vừa đáp ứng được yêu cầu Nhà nước thống nhất quản lý đất đai, vừa
tránh được sự chồng chéo, sử dụng đất sai mục đích sử dụng đất gây lãng phí, hủy hoại
môi trường đất; Đồng thời, bảo vệ được cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái,
góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Do vậy, việc thực hiện công tác quy hoạch phân bổ sử dụng đất là một yêu cầu
mang tính cấp bách của từng địa phương, là căn cứ để hoạch định mục tiêu phát triển
toàn diện của từng cấp, từng ngành trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Báo cáo thuyết minh

4


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

Đối với xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An thì công tác lập quy hoạch sử
dụng đất càng trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất
đai của địa phương.
Được sự chỉ đạo của UBND huyện Nam Đàn, cùng với sự hướng dẫn về chuyên
môn nghiệp vụ của Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã Nam Cát tiến hành xây
dựng “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
cuối(2016-2020) xã Nam Cát, huyện Nam Đàn ”; nhằm giải quyết những tồn tại, hạn
chế, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất theo quy định của pháp luật
đất đai.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
- Luật đất đai 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thi hành Luật đất
đai 2013;
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản lý, và sử
dụng đất trồng lúa.

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về việc quy định
giá đất năm 2014;
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về việc quy định
thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về việc quy định
thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về việc quy định
về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ tài nguyên và Môi
trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Công văn số 4389/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập kế hoạch sử dụng đất 2016
- Quyết định số 803/QĐ-TTg ngày 07/6/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy
hoạch rừng đặc dụng gắn với di tích lịch sử văn hóa huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An giai đoạn
2010 – 2020.
- Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 8/2/2010 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Nam Đàn đến năm 2020.

Báo cáo thuyết minh

5


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

- Quyết định số 3875/QĐ.UBND-CN ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh Nghệ An
phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2020;
- Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh Nghệ An về
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm

2020;
- Quyết định số …/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND huyện Nam Đàn về việc
phê duyệt quy hoạch tổng thể xây dựng nông thôn mới xã Nam Cát, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An
- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về bản đồ địa chính;
- Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về
việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất;
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi
đất;
- Thông tư số 09/2015/TT-BNMT ngày 23/03/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành Định mức, kinh tế - kỹ thuật, lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất;
- Căn cứ Kế hoạch số 465/KH-UBND ngày 29/10/2014 của UBND tỉnh Nghệ An
về thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;
- Công văn số 946/TCQLĐ-CKSQLSĐĐ ngày 08/07/2015 của Tổng cục Quản lí
đất đai về việc thực hiện một số biện pháp đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng kiểm
kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;
- Công văn số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21/01/2015 của Tổng cục Quản lí đất
đai gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương về việc điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất;
- Công văn số 690/UBND-ĐC ngày 3/02/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về điều
chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất;
Báo cáo thuyết minh

6



Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

- Công văn số 2272/STNMT-QLĐĐ ngày 28/05/2015 của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Nghệ An về việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất năm 2016 cấp huyện;
- Tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các ngành và khả năng đầu
tư thực hiện các chương trình, dự án;
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT quy định Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng
đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/4/2012 của Tổng cục Quản lý đất đai
về việc hướng dẫn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Các văn bản pháp lý liên quan đến xét
duyệt, phê duyệt quy hoạch của ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện;
- Công văn số 4481/UBND-ĐC của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ngày 03 tháng 7
năm 2013 về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
- Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 15/08/2014 của UBND Tỉnh về việc
điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng Tỉnh Nghệ An;
- Thông tư 54/2009/BNNPTNT bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
- Nghị quyết Số : /2016/NQ – HĐND, ngày 11/01/2016 HĐND xã Nam Cát khóa
19 kỳ họp thứ 16 về tình hình sử dụng - quản lý Tài nguyên môi trường năm 2015 Kế hoạch
sử dụng đất năm 2016.
- Nghị quyết Số : /2016/NQ – HĐND, ngày /01/2016 HĐND xã Nam Cát khóa 19
kỳ họp thứ 16 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Nam Đàn đến năm 2020.
- Quy hoạch điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm (2011-2015) huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Niên giám thống kê huyện Nam Đàn năm 2015.
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch
sử dụng đất 5 năm (2011-2015) xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Quy hoạch phát triển các ngành, như: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, giao thông,
thuỷ lợi và các ngành kinh tế khác.
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Nam Cát;
- Số liệu, báo cáo kiểm kê năm 2010 và năm 2015.
- Số liệu thống kê từ năm 2010 đến năm 2015, số liệu dân số, kinh tế xã hội năm
2015 của xã Nam Cát.
Báo cáo thuyết minh

7


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 xã Nam Cát.
III. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
3.1. Mục đích
1. Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối
(2016 – 2020) xã Nam Cát nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai cho mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh của huyện và mục tiêu phát triển của các ngành, các lĩnh
vực đến năm 2020 trên địa bàn xã, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và bền
vững nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016
– 2020) xã Nam Cát được lập theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013; Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định
47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày
02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng đất đai để có kế hoạch, phương án đầu
tư sử dụng hợp lý các loại đất theo các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.

4. Làm cơ sở để phục vụ công tác quản lý đất đai trong toàn xã theo quy định của
pháp luật, bảo vệ tài nguyên đất, cải tạo môi trường sinh thái nhằm phát triển và sử dụng
đất bền vững.
3.2. Yêu cầu
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính khả thi, tính khoa học, sử dụng
đất một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội, sự phát triển đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực và phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh của xã.
3.3. Sản phẩm quy hoạch sử dụng
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử
dụng đất 5 năm cuối kỳ (2016-2020) và các bảng biểu, số liệu kèm theo.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020.
Báo cáo thuyết minh

8


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

3.4. Nội dung đề tài
Báo cáo đồ án “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5
năm cuối kỳ (2016-2020) của xã Nam Cát” ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, bao gồm
các nội dung chính sau:
Phần 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội;
Phần 2: Tình hình quản lý sử dụng đất đai;
Phần 3: Đánh giá tiềm năng đất đai;
Phần 4: Phương án quy hoạch sử dụng đất.

PHẦN I

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý.
Nam Cát là xã đồng bằng của huyện Nam Đàn, cách trung tâm huyện Nam Đàn 20
km về phía đông, cách thành phố Vinh 12 km về phía tây nam. Xã có diện tích đất tự
nhiên là 686,53 ha. Tổng dân số tại thời điểm năm 2010 là 5750 người, được chia thành
12 cụm dân cư thuộc 12 xóm. Địa giới hành chính của xã tiếp giáp với 5 xã trong đó 1 xã
thuộc huyện Nam Đàn, 4 xã thuộc huyện Hưng Nguyên:
- Phía Tây Bắc giáp xã Kim Liên - huyện Nam Đàn
- Phía Tây Nam tiếp giáp xã Hưng Lĩnh - huyện Hưng Nguyên
- Phía Đông Nam tiếp giáp xã Hưng Long - huyện Hưng Nguyên
- Phía Đông tiếp giáp xã Hưng Thông - huyện Hưng Nguyên
- Phía Đông Bắc tiếp giáp xã Hưng Đạo - huyện Hưng Nguyên
1.1.2. Địa hình địa mạo.
Nam Cát là xã đồng bằng chiêm trũng có độ dốc nghiêng dần từ Tây sang
Đông, cao độ trung bình từ 1,5÷2,5 m, thường bị khô hạn về mùa nắng, ngập úng vào
mùa mưa bão nên chỉ thích hợp cho trồng lúa hai vụ trong năm và phát triển chăn nuôi,
kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Báo cáo thuyết minh

9


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

1.1.3. Khí hậu thời tiết.
Khí hậu thời tiết Nam Cát nằm trong điều kiện chung giữa vùng khí hậu thời tiết

Nam Đàn và khu vực Bắc Trung Bộ:
- Chế độ nhiệt: Có hai mùa rõ rệt: mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau; tháng 9, 10 là mùa mưa kèm theo những đợt áp thấp và bão lớn. Từ tháng 4 đến
tháng 10 là mùa khô hạn, độ ánh sáng lớn, gió Tây Nam khô nóng thổi về, tháng nóng
nhất là tháng 7. Số giờ nắng trung bình trong năm 1637 giờ. Bức xạ mặt trời 74,6 cal/cm 2
.
- Chế độ mưa: Lượng mua bình quân hàng năm 1.500 – 1.900 mm, năm cao
nhất 2.500 mm, thấp nhất 1.100 mm. Trong năm lượng mưa phân bố không đều, chủ
yếu tập trung vào tháng 9, 10 đến trung tuần tháng 11 thường gây ngập úng.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình 86%, cao nhất 89% (tháng 12 đến tháng 2), thấp nhất
60% (tháng 6 đến tháng 10).
- Chế độ gió: có hai hướng gió thịnh hành:
+ Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió về thường mang
theo giá rét mưa phùn.
+ Gió Phơn tây nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9 có lúc gây khô hạn.
Với những đặc điểm khí hậu thời tiết nêu trên, cần bố trí tập đoàn cây trồng, cơ cấu
mùa vụ thích hợp, né tránh các yếu tố bất lợi, tăng cường bảo vệ đất kết hợp với sử dụng
nhiều biện pháp tổng hợp để nâng cao độ phì nhiêu cho đất, tăng năng suất cây trồng.
1.1.4. Thủy văn
- Nước mặt: nguồn nước mặt chủ yếu từ hệ thống sông đào và ao hồ:
+ Hệ thống sông ngòi: Sông Lam Trà 1 và 2, nguồn nước được lấy từ nguồn sông
Lam qua hệ thống cấp nước ở ba ra Nam Đàn.
+ Ao hồ: Chủ yếu là diện tích ao được nhân dân đào để phục vụ nuôi trồng thủy
sản.
- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm ở Nam Cát ở vào mức trung bình, độ
sâu bình quân từ 8 -15m, có một số nơi hơn 30m. Nước có hàm lượng sắt và asen cao do
đó phải lắng đọng mới sử dụng cho sinh hoạt được.
 Đánh giá điều kiện tự nhiên:
Xã Nam Cát có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của
người dân trong vùng. Đất đai màu mỡ, bằng phẳng, nguồn nước khá dồi dào thuận lợi

cho sản xuất nông nghiệp. Với điều kiện địa hình nằm gần vành đai thành phố Vinh, nằm
gần trung tâm huyện, giáp ranh xã Kim Liên và 4 xã của huyện Hưng Nguyên nên Nam

Báo cáo thuyết minh

10


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

Cát có điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi, buôn bán các sản phẩm nông nghiệp cũng
như các mặt hàng khác, giao lưu phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên do địa hình thấp trũng nên thường xuyên bị ngập úng trong mùa mưa
bão, gây thiệt hại đáng kể về sản xuất nông nghiệp cho người dân.
1.2. Phân tích đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất
Nam Cát là một xã đồng bằng, độ cao trung bình chỉ 5 - 6 mét so với mực nước
biển. Nằm ở vùng khí hậu Bắc Trung Bộ nên Nam Cát thường chịu tác động của thời tiết
gió Lào khô nóng, bão lụt, mưa lớn và nạn nước biển dâng. Do ảnh hưởng của BĐKH xã
Nam Cát có thể chịu những tác động chính sau:
Tần số thời tiết khô nóng gia tăng vào các tháng 5, 6, 7 gây ra tình trạng hạn hán
nghiêm trọng. Sản xuất nông nghiệp bị giảm sản lượng.
Mưa lớn gây ra lũ lụt vào các tháng 8, 9 và 10 kéo theo tình trạng trượt đất, lở đất,
xói mòn đất và các tổn thất về người và của khác.
Theo quy hoạch sử dụng đất huyện Nam Cát đến năm 2020 đã được phê duyệt, cơ cấu sử
dụng đất sẽ có những thay đổi mạnh mẽ. Diện tích đất cho nông nghiệp sẽ giảm đáng kể, các
khu vực trồng lúa kém hiệu quả sẽ nhường chỗ cho các trang trại chăn nuôi đem lại thu nhập cao
hơn
Môi trường đất cũng có thể thay đổi tùy theo phương thức sử dụng mới và cách
ứng xử của con người đối với đất.
Đối với đất các công nghiệp, do nước thải sản xuất, có thể các ion kim loại nặng sẽ

dần dần thẩm lậu xuống. Sau nhiều năm, mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong đất của
các khu vực này có thể tăng lên đáng kể.
Đối với đất canh tác, với xu hướng lạm dụng phân bón hóa học như ngày nay, đất
có thể bị chua hóa, làm giảm khả năng trao đổi ion của keo đất. Do yếu tố này, hàm
lượng các ion có hại cho cây trồng như Al 3+, Mn2+, Cu2+ . . . sẽ tăng lên, các ion tự do có
lợi cho cây trồng như K+ sẽ giảm đi, xảy ra sự suy thoái chất lượng đất.
Chất lượng các loại đất làm khu đô thị, cụm dân cư, các khu du lịch sinh thái,. . . sẽ
ít có biến động.
Trong phương án điều chỉnh quy hoạch, các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã
được điều chỉnh để giảm thiểu tối đa việc ô nhiễm môi trường.

Báo cáo thuyết minh

11


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

II.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Năm 2015 mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp hạn hán, sâu bệnh, dịch bệnh gây hại
trên cây trồng và trên đàn gia súc, gia cầm đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân
dân. Nhưng với sợ nổ lực phấn đấu khắc phục khó khăn của các cấp, các ngành, của nhân
dân toàn xã và sự giúp đỡ của cấp trên nên đã thu được những kết qủa đó là: Kinh tế tiếp tục
có bước tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng. Tổng giá tri sản xuất năm theo giá
(SS 2010) đạt: 137,523 tỷ đồng tăng 4,5 % so với năm 2014; đạt 96,6 % KH cả năm.
Trong đó: - Nông lâm thuỷ sản: đạt 54,198 tỷ đồng tăng 1,9 % so với năm 2014;

đạt 99,9 % KH cả năm, chiếm tỷ trọng 39,41%
- Công nghiệp -XD: đạt 53,925 tỷ đồng tăng 3,7 % so với năm 2014; đạt 90,3% KH
cả năm, chiếm tỷ trọng 39,21%
- Dịch vụ: đạt 29,399 tỷ đồng tăng 11,4 % so với năm 2014; đạt 103,6% KH cả
năm, chiếm tỷ trọng 21,38%.
- Tổng giá trị tăng thêm (VA) theo giá hiện hành đạt 77.608 triệu đồng. Thu nhập
bình quân đầu người đạt 30,2 triệu đồng/người/năm.
Tổng sản lượng lương thực 4.032 tấn giảm 17 tấn so với năm 2014 đạt 89,6% KH
cả năm.
- Tổng giá trị đầu tư XDCB đạt: 31 tỷ đồng đạt 116% KH.
- Tổng thu ngân sách cả năm đạt 5.646,8 triệu đ đạt 113% KH.
- Tổng chi ngân sách cả năm đạt 5.57,6 triệu đ đạt 111,1% KH

2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1. Ngành nông nghiệp
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
hợp lý, đưa giống mới vào sản xuất, thâm canh tăng năng suất nên đã mang lai hiệu quả
kinh tế cao, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.
Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp (giá CĐ 94) tăng trưởng ổn định qua
các năm. Năm 2010 đạt 13.676 triệu đồng, trong đó nông nghiệp đạt 12.430 triệu đồng,
trồng cây lâu năm đạt 90 triệu đồng, ngư nghiệp đạt 1.156 triệu đồng. Đến năm 2015, giá
trị sản xuất ngành nông – lâm – ngư nghiệp đạt 18.571 triệu đồng, trong đó nông nghiệp
đạt 16.070 triệu đồng, trồng cây lâu năm đạt 126 triệu đồng, ngư nghiệp đạt 2.375 triệu
đồng.
a) Trồng trọt:
Cơ cấu cây trồng, mùa vụ, cơ cấu giống có chuyển biến tích cực theo hướng tăng
hệ số lần trồng và tăng giá trị trên đơn vị diện tích. Hệ số sử dụng đất năm 2010 đạt 2,1
lần, đến năm 2015 đạt 2,18 lần.

Báo cáo thuyết minh


12


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

+ Cây lúa: ổn định diện tích trồng lúa trên đất thâm canh, chủ động nguồn nước và đi
vào thâm canh tăng năng suất. Bố trí tập trung vào hai vụ sản xuất chính là vụ đông xuân
và vụ hè thu. Chuyển dịch diện tích trồng lúa kém hiệu quả, năng suất thấp sang nuôi trồng
thủy sản hoặc cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Giảm diện tích xuân sớm, xuân
trung bình và tăng diện tích xuân muộn. Các giống mới như lúa lai, lúa hương thơm, nếp
352 dòng 87 có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều trong
vụ xuân và đang được mở rộng trong vụ hè thu. Kết quả năng suất lúa bình quân năm 2010
là 110,2 tạ/ha, năm 2015 là 116 tạ/ha.
+ Cây ngô: với điều kiện địa hình thấp trũng và diện tích 2 lúa là chủ yếu nên
diện tích trồng ngô giảm dần trong thời gian qua với 65,1 ha năm 2010 xuống còn 38 ha
năm 2015, được cơ cấu vụ đông là chính và một số ít vụ xuân, vụ hè thu. Tuy vậy, do áp
dụng kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất ngô tăng từ 35 tạ/ha năm 2010 lên 44 tạ/ha năm
2015.
+ Cây lạc: trong những năm qua diện tích được ổn định. Các giống lạc cũ năng suất
thấp cơ bản được thay bằng giống lạc mới năng suất cao như L14. Các tiến bộ khoa học
kỹ thuật được áp dụng nhiều hơn nhất là phủ ni lông đã đưa lại năng suất cao. Năng suất
bình quân năm 2010 đạt 18 tạ/ha, năm 2015 đạt 28 tạ/ha.
Kết quả diện tích đất nông nghiệp có giá trị sản xuất từ 50 triệu đồng trở lên đạt
100%, trong đó diện tích đạt trên 70 triệu đồng là 150 ha tương đương 35%. Tổng sản
lượng lương thực năm 2015 đạt 4.410 tấn tăng 5,1% so với năm 2010.
b) Chăn nuôi:
Trong những năm gần đây, diễn biến dịch bệnh gia súc gia cầm có chiều hướng
gia tăng gây khó khăn nhất định cho ngành chăn nuôi. Chăn nuôi được chuyển mạnh
sang sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại ngày càng phát triển và cho hiệu quả cao.

Về tổng đàn gia súc gia cầm cơ bản ổn định, nhưng gần đây do dịch bệnh bùng phát nên
tổng đàn có giảm. Tổng đàn trâu bò năm 2010 đạt 1400 con, năm 2015 đạt 1170 con.
Tổng đàn lợn năm 2010 đạt 1900 con, năm 2015 đạt 1900 con. Tổng đàn gia cầm năm
2010 đạt 37.000 con, năm 2015 đạt 50.000 con. Tuy tổng đàn giảm nhưng do phương
thức chăn nuôi tốt hơn nên sản lượng xuất chuồng ngày càng tăng. Sản lượng đàn trâu
bò xuất chuồng năm 2005 đạt 75 tấn, năm 2010 đạt 132 tấn. Sản lượng đàn lợn xuất
chuồng năm 2010 đạt 185 tấn, năm 2015 đạt 235 tấn. Sản lượng đàn gia cầm xuất
chuồng năm 2010 đạt 110 tấn, năm 2015 đạt 175 tấn.
Chuyển chăn nuôi từ nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi tập trung có quy mô lớn hơn,
hình thành các trang trại, từng bước đưa chăn nuôi ra đồng kết hợp với đào ao nuôi trồng
thủy sản. Đến nay toàn xã có 43 trang trại vừa và nhỏ trong đó có 5 trang trại đủ tiêu chuẩn
cấp bìa. Có 55 hộ chăn nuôi lợn bán công nghiệp quy mô 10 con/lứa.

Báo cáo thuyết minh

13


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm được tăng cường.
Hệ thống thú y từ xã đến xóm được củng cố, công tác tiêm phòng được quan tâm và đạt
tỷ lệ cao, công tác tiêu độc khử trùng kịp thời nên ngặn chặn và dập tắt các loại dịch
bệnh.
c) Lâm nghiệp và kinh tế vườn:
Là địa bàn không có rừng, chỉ có diện tích vườn 34 ha và một số diện tích thuộc
đất tập thể quản lý như: khu vực trường, trạm, trụ sở làm việc và dọc sông Lam Trà 1, 2
với diện tích trồng cây ước tính khoảng 50 ha. Từ năm 1995 đến nay, UBND xã đã chủ
động khoán cho một số cá nhân trồng cây dọc sông Lam Trà và khuôn viên công sở với
số lượng lớn hơn 20.000 cây phân tán. Các hộ đã tích cực chặt cây mở đường, xây bờ

rào, cải tạo vườn trồng các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ.
d) Thủy sản:
Nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua ổn định và có bước tăng trưởng. Diện tích
nuôi trồng thủy sản năm 2010 đạt 122,8 ha, năm 2010 đạt 140 ha. Việc đầu tư xây dựng
hạ tầng nuôi cá ao hồ, lập mô hình ao chuồng kết hợp với nuôi trồng đã mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Sản lượng cá tăng trưởng khá, năm 2010 đạt 200 tấn, đến năm 2015 đạt
240 tấn. Thu nhập bình quân từ 50 – 70 triệu đồng/ha.
e) Phát triển kinh tế trang trại và kinh tế HTX:
Kinh tế trang trại được phát triển sau chuyển đổi ruộng đất, quy mô trang trại
vừa và nhỏ đã cho hiệu quả thu nhập khá. Đến nay, toàn xã có 43 trang trại vửa
và nhỏ các loại.
Hiện nay ở xã Nam Cát có 1 HTX sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung HTX sau khi
chuyển đổi đã hoạt động khá hiệu quả. Hàng năm đã cung ứng hàng trăm tấn phân bón, các
loại giống cây trồng, dịch vụ về công tác khuyến nông, khuyến lâm, công tác thủy lợi,…
góp phần quan trọng cho sự phát triển nông thôn xã nhà.

2.2.2. Về CN-TTCN và Dịch vụ:
Tổng giá trị sản xuất (giá CĐ 94) ngành công nghiệp - xây dựng năm 2015
đạt 16.208 triệu đồng.
* Công nghiệp:
Tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn còn nhiều hạn chế trong kinh tế thị trưởng,
song từ năm 2010 đến nay trên địa bàn xã đã có những chuyển biến đáng kể. Giá trị sản
xuất (giá CĐ 94) tăng từ 1.449 triệu đồng năm 2010 lên 2.421 triệu đồng năm 2015. Một
số ngành nghề tăng khá như: Sản xuất gạch nung, sản xuất mộc, cơ khí, sửa chữa điện
tử, cơ điện, may mặc, xay xát. Năm 2015 toàn xã có 110 lao động tham gia vào ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp.

Báo cáo thuyết minh

14



Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

Sản xuất vật liệu xây dựng phát triển nhanh nhờ có thị trường tiêu thụ sản
phẩm đá táp lô và gạch nung. Năm 2010 đạt 315.000 viên đá táp lô, 1.100.000 viên gạch
nung; năm 2015 đạt 1.200.000 viên đá táp lô, 2.000.000 viên gạch nung. Chế biến
gỗ năm 2015 là 400 m3 .
Công nghiệp chế biến được duy trì và ngày càng mở rộng. Một số sản phẩm chủ lực
như xay xát chế biến lương thực tăng từ 2.245 tấn năm 2010 lên 4.800 tấn năm 2015; nghiền
thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm - thủy sản hàng năm đạt 35 - 40 tấn.
Xã đã xây dựng đề án phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, đồng thời
tổ chức mở lớp thêu để đào tạo nghề và gia công sản phẩm. Tuy được sự hỗ trợ giúp đỡ
của Tỉnh – Huyện nhưng do nhiều yếu tố khách quan, lớp nghề hoạt động không đem lại
hiệu quả nên chỉ duy trì được một thời gian và bị xóa bỏ.
*Xây dựng:
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 2010 đến 2015 là 36 tỷ đồng, trong đó các hộ dân
là 22,08 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 61,3%, tập thể xã – xóm là 13,92 tỷ đồng chiếm 38,7%.
Trong nguồn vốn tập thể quản lý và xây dựng thì nhân dân đóng góp là 7,46 tỷ đồng
chiếm tỷ lệ 53,5%, vốn của ngân sách và hai tổ chức kinh tế 6,46 tỷ đồng chiếm 46,5%.
Vốn của cấp trên hỗ trợ 4,56 tỷ đồng. Xã đã tập trung xây dựng các công trình: kiên cố
hóa kênh mương, đường bê tông; Lắp đặt xây dựng cầu cống các loại 56 vị trí. Xây dựng
mới 22 phòng học, trong đó 10 phòng học cao tầng trường THCS và 12 phòng học cấp
4A của 2 cụm mầm non; Xây dựng văn phòng làm việc cho các đoàn thể, trụ sở tầng 2
quỹ tín dụng nhân dân; 7 nhà văn hóa xóm, 8 khuôn viên bờ rào, sân chơi bãi tập nhà văn
hóa xóm; 12/12 xóm xây dựng hệ thống điện chiếu sáng, 1 xóm xây dựng xong hệ thống
mương thoát nước vệ sinh trong thôn xóm; Giải tỏa hành lang giao thông tuyến đường
Kim Liên – Nam Cát, dự án đường Kim Liên – Nam Cát có tổng vốn đầu tư 20 tỷ đồng đang
được thi công; Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của cấp trên 4,5 tỷ đồng để xây dựng đầu mối
nhà máy nước sạch 1,9 tỷ đồng. Ngoài ra các công trình của nhân dân cũng được xây dựng

như nhà ở, các công trình chăn nuôi, công trình vệ sinh khép kín, bờ rào, dàn tôn... Những
kết quả đạt được trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trong những năm qua đã tạo điều
kiện cho KT - XH phát triển, bộ mặt nông thôn được khởi sắc tạo bước chuyển biến mới cho
những năm tiếp theo.
* Dịch vụ - thương mại:
Các hoạt động thương mại dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất như: cày
bừa, vận chuyển, tuốt lúa và các loại vật tư nông nghiệp; các mặt hàng vật tư, vật liệu
xây dựng, lương thực, thực phẩm, tạp phẩm cung ứng kịp thời cho người tiêu dùng.
Ngoài ra hàng năm dịch vụ bao tiêu sản phẩm như lươn, cua đồng đi Hà Nội, Hải Phòng
tạo việc làm tại chỗ cho hàng trăm lao động, bình quân mỗi năm khoảng 500 tấn. Đồng
thời dịch vụ vận tải cũng mang lại thu nhập lớn cho các hộ dân. Sau khi cấm lưu hành xe
công nông, các chủ phương tiện đã thay thế bằng xe ô tô loại vừa phù hợp với điều kiện
Báo cáo thuyết minh

15


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

địa phương, vận tải chuyên chờ phục vụ nhu cầu trong nhân dân, đến nay toàn xã đã có 7
ô tô các loại.
Trên địa bàn xã đã mở một đại lý kinh doanh xăng dầu, phục vụ cơ bản nhu cầu
thị trường.
Hoạt động của quỹ tín dụng đã tạo thuận lợi cho nhân dân đầu tư sản xuất, xuất
khẩu lao động. Tổng nguồn vốn năm 2010 là 6,4 tỷ đồng, trong đó vốn huy động tại địa
bàn là 4,8 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 75%; năm 2015 tổng nguồn vốn đạt 21 tỷ đổng, trong đó
vốn huy động tại địa bàn là 16 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 76%.
Ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách đáp ứng được nguồn vốn cho nhân
dân. Hiện nay dư nợ của ngân hàng chính sách trên địa bàn là 7,6 tỷ đồng, trong đó vốn
vay của sinh viên là hơn 4 tỷ đồng.


2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
2.3.1. Dân số
Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2015, dân số của xã là 5.633 người
với 1.449 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,6%/năm.
Cơ cấu dân số năm 2015 của xã như sau:
- Nam: 2.739 người, chiếm 49%
- Nữ: 2.894 người, chiếm 51%
Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên giảm dần từ 12,9% năm 2010 xuống còn 10% năm
2015.

2.3.2. Lao động
Tổng số lao động trong độ tuổi là 3.242 người chiếm 57,55% dân số. Hiện đang
có 215 lao động ở nước ngoài chiếm tỷ lệ 7%, lao động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
110 người chiếm 3,4%, thương mại dịch vụ 104 người chiếm 3,2%, còn lại 2.813 lao
động nông nghiệp chiếm 86,7%. Số lao động nông nghiệp khi hêt mùa vụ lại tham gia
các công việc khác như xây dựng, sơn tít,… ở trong và ngoài địa bàn.
Số lượng lao động có qua đào tạo (bao gồm cả số lượng đào tạo chính quy và đào
tạo qua tập huấn) là 1.081 người chiếm 33% tổng lao động.
Nhìn chung, lực lượng lao động của xã khá dồi dào tuy nhiên tỷ lệ lao động qua
đào tạo còn thấp, trình độ tay nghề chưa cao so với yêu cầu nên hiện tượng thiếu việc
làm thường xuyên khá nhiều, nhất là trong thời vụ nông nhàn.

2.4. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Xã hiện có 12 xóm phân bố tập trung thành 2 cụm dân cư:
* Cụm dân cư số 1: Bói Lợi, Đa Cát, Mỹ Thiện, Đại Thắng, Đồng Quan, Trung
Lang.
Báo cáo thuyết minh

16



Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

* Cụm dân cư số 2: Quý Đức, Đồng Chăm, Thuận Mỹ, Hoà Hội, Phú Nhận, Thọ
Mới.

2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
2.5.1. Hệ thống đường giao thông
Xã Nam Cát có mạng lưới giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh, không có
giao thông đường thủy. Trên địa bàn có không có đường Quốc lộ, Tỉnh lộ đi qua. Hiện
trạng có trục đường giao thông đường huyện (đường liên xã) và đường thôn xóm cụ thể
như sau:
- Đường huyện lộ (đường liên xã): Từ Đập Dực đến Đồng Ngái Mỹ Thiện dài
4,63km. Mặt đường đổ nhựa rộng 3,5m, lề đường rộng trung bình 1m bằng đất cấp phối
thường lầy lội vào mùa mưa. Đoạn đường qua khu dân cư chưa có rãnh thoát nước.
Trong thời gian tới cần giải phóng mặt bằng làm rãnh thoát nước trong khu dân cư và gia
cố lề đường.
Công trình qua đường gồm 18 cái chủ yếu bao gồm 2 cầu lớn (cầu Lam trà 1 kích
thước dài 24m, rộng 7m và cầu Lam trà hai kích thước dài 15m, rộng 7m); 12 cống hộp kích
thước chủ yếu bxh = 7x1m, mặt trên kết hợp làm cầu qua đường; 4 cống tròn có đường kính
1m. Các công trình mới được xây dựng nên chất lượng còn tốt.
- Đường liên thôn (Đường xã): Gồm 14 tuyến với tổng chiều dài 13,40 km
+ Tuyến T1: Từ tư xóm Đa Cát đến kênh Bốn Hữu dài 700 m, nền đường rộng 4,5 m,
mặt 2,5 m, được gia cố bằng bê tông chất lượng còn tốt, chưa có mương thoát nước.
+ Tuyến T2: Từ ngã tư quán cô Trinh đến xóm 10 xã Hưng Long huyện Hưng
Nguyên, dài 800 m được chia thành 2 đoạn: Đoạn 1 dài 520 m, nền đường rộng 5 m, mặt 2,5
m được đổ nhựa tuy nhiên đã xuống cấp, đoạn này có mương thoát nước hai bên; Đoạn 2 dài
280 m, nền đường rộng 4,5m chưa được gia cố, chất lượng đường xấu, không có mương
thoát nước.

+ Tuyến T3: Từ nhà ông Chiểu – xóm Đại Thắng đến cầu Cơn Ngụ xóm Mỹ Thiện,
dài 1.150 m được chia thành 4 đoạn: Đoạn 1 dài 100 m, nền đường rộng 3 m, mặt 2 m được
đổ bê tông, đường hẹp, chất lượng đường tốt, không có mương thoát nước; Đoạn 2 dài 400
m, nền đường rộng 2,5m chưa được gia cố, chất lượng đường xấu, không có mương thoát
nước; Đoạn 3 dài 250 m, nền đường rộng 3m, mặt rộng 2m được gia cố bằng bê tông; Đoạn
4 dài 400 m, nền đường rộng 4 m bằng đất chất lượng xấu, không có mương thoát nước.
+ Tuyến T4: Từ ruộng Mạo Cống đến cầu Đồng Chạng, dài 1.050 m được chia thành
4 đoạn: Đoạn 1 dài 250 m, nền đường rộng 4 m, mặt 2 m được đổ bê tông, chất lượng đường
tốt, không có mương thoát nước; Đoạn 2 dài 300 m, nền đường rộng 4 m chưa được gia cố,
chất lượng đường xấu, không có mương thoát nước; Đoạn 3 dài 250 m, nền đường rộng 4 m,
mặt 2,5 m được đổ nhựa tuy nhiên đã xuống cấp, chưa có mương thoát nước; Đoạn 4 dài
Báo cáo thuyết minh

17


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

250 m, nền đường rộng 4 m chưa được gia cố, chất lượng đường xấu, không có mương thoát
nước.
+ Tuyến T5: Từ trạm điện số 1 đến nhà Hoài Biên – xóm Đại Thắng, dài 700 m, nền
đường rộng 3 m, mặt 2 m được đổ bê tông, đường hẹp, chất lượng đường tốt, chưa có
mương thoát nước.
+ Tuyến T6: Từ ngã ba nhà Huệ Trí đến nhà Quý Vị, dài 450 m, nền đường rộng 4
m, mặt 3 m được đổ bê tông, chất lượng đường tốt, chưa có mương thoát nước. Không có
công trình qua đường
+ Tuyến T7: Từ nhà Khánh Thanh – xóm Đồng Quan đến ốt ông Lộc – xóm Trung
Lang, dài 400 m mới được gia cố bằng bê tông chất lượng tốt, tuy nhiên chưa có mương
thoát nước, nền đường rộng 4 m, mặt đường rộng 3m.
+ Tuyến T8: Từ cầu Lam Trà 2 đến nhà ông Lương – xóm Quý Đức, dài 500 m, nền

đường rộng 4 m chưa được gia cố, chất lượng đường xấu, chưa có mương thoát nước.
Không có công trình qua đường.
+ Tuyến T9: Từ sông Lam Trà 2 đến cầu Hưng Đạo, dài 2.400 m được chia thành 3
đoạn: Đoạn 1 dài 450 m, nền đường rộng 4,5 m, mặt rộng 3m mới được gia cố, chất lượng
đường tốt, không có mương thoát nước; Đoạn 2 dài 600 m, nền đường rộng 4 m, mặt 2,5 m
được đổ bê tông nhưng đã xuống cấp, không có mương thoát nước; Đoạn 3 dài 1.350 m, nền
đường rộng 4 m chưa được gia cố, chất lượng đường xấu, không có mương thoát nước.
+ Tuyến T10: Từ Cây đa đến đường chống úng Hòa Hội, dài 1.400 m được chia
thành 3 đoạn: Đoạn 1 dài 500 m, nền đường rộng 4,5 m, mặt 2,5 m được đổ bê tông, chất
lượng đường tốt, không có mương thoát nước; Đoạn 2 dài 500 m, nền đường rộng 4,5 m,
mặt 2,5 m được đổ nhựa nhưng đã xuống cấp, không có mương thoát nước; Đoạn 3 dài 400
m, nền đường rộng 4 m chưa được gia cố, chất lượng đường xấu, không có mương thoát
nước.
+ Tuyến T11: Từ nhà ông Vượng – xóm Đồng Chăm đến ngã tư Thuận Mỹ, dài 400
m, nền đường rộng 4 m, mặt 2 m được đổ bê tông, chất lượng đường tốt, chưa có mương
thoát nước.
+ Tuyến T12: Từ ngã 3 Dãy Cờ - Phú Nhuận đến kênh Bốn Hữu, dài 850 m được
chia thành 2 đoạn: Đoạn 1 dài 650 m, nền đường rộng 4 m, mặt 2 m được đổ bê tông, chất
lượng đường tốt, chưa có mương thoát nước; Đoạn 2 dài 200 m, nền đường rộng 3 m chưa
được gia cố, chất lượng đường xấu, không có mương thoát nước.
+ Tuyến T13: Từ cổng làng văn hóa Thọ Mới đến chùa Hưng Lĩnh, dài 1.000 m
được chia thành 2 đoạn: Đoạn 1 dài 300 m, nền đường rộng 4 m, mặt 2 m được đổ bê
tông, chất lượng đường tốt, chưa có mương thoát nước; Đoạn 2 dài 700 m, nền đường
rộng 4 m chưa được gia cố, chất lượng đường xấu, không có mương thoát nước.

Báo cáo thuyết minh

18



Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

+ Tuyến T14: Từ nhà Khang Sỹ - xóm Phú Nhuận đến cầu Đập Dực, dài 1.700 m
được chia thành 4 đoạn: Đoạn 1 dài 250 m, nền đường rộng 4 m, mặt 2 m được đổ bê
tông, chất lượng đường tốt, không có mương thoát nước; Đoạn 2 dài 120 m, nền đường
rộng 4 m chưa được gia cố, chất lượng đường xấu, không có mương thoát nước; Đoạn 3
dài 350 m, nền đường rộng 4 m, mặt 2 m được đổ bê tông, chất lượng đường tốt, chưa có
mương thoát nước; Đoạn 4 dài 980 m, nền đường rộng 4 m chưa được gia cố, chất lượng
đường xấu, không có mương thoát nước.
- Đường thôn xóm: Tổng chiều dài 28.701 m, trong đó các trục đường chính
22.234 m, đường ngõ xóm 6.467 m. Hiện trạng các trục đường thôn xóm theo từng xóm
như sau:
+ Xóm Đồng Quan: Tổng chiều dài các trục đường 1.466 m. Trục đường chính gồm
12 tuyến với tổng chiều dài 1.286 m, nền đường rộng 3 – 4,5 m, mặt 1,8 – 3 m được gia cố
bằng bê tông chất lượng còn tốt, các trục đường đều chưa có rãnh thoát nước. Đường ngõ
xóm gồm 7 tuyến với tổng chiều dài 180 m trong đó 4 tuyến dài 70 m đã được kiên cố
bằng bê tông chất lượng còn tốt, nền đường rộng từ 2,5 – 3 m, mặt từ 1 – 1,8 m, chưa có
rãnh thoát nước; 3 tuyến còn lại dài 110 m đường đất chất lượng xấu có nền đường rộng từ
3 – 3,5 m, chưa có rãnh thoát nước.
+ Xóm Đồng Chăm: Tổng chiều dài các trục đường 1.280 m. Trục đường chính
gồm 7 tuyến với tổng chiều dài 1.154 m, nền đường rộng 2,5 – 5 m, mặt 2,5 – 4 m. Trong
đó 4 tuyến dài 900 m được gia cố bằng bê tông chất lượng tốt, tuyến từ nhà Tình Kiều đến
nhà Trường Vân dài 100 m được gia cố bằng bê tông đã xuống cấp; còn lại là đường đất
chất lượng xấu, các trục đường đều chưa có rãnh thoát nước. Đường ngõ xóm gồm 5 tuyến
với tổng chiều dài 126 m đường đất chất lượng xấu, nền đường rộng từ 2,5 – 3 m, chưa có
rãnh thoát nước.
+ Xóm Thuận Mỹ: Tổng chiều dài các trục đường 1.664 m. Trục đường chính gồm
9 tuyến với tổng chiều dài 1.436 m, nền đường rộng 4 – 7 m, mặt 2,5 – 3 m; 6 tuyến có
tổng chiều dài 1.006 m đường bê tông chất lượng tốt, các tuyến còn lại là đường đất chất
lượng xấu; các trục đường đều chưa có rãnh thoát nước. Đường ngõ xóm gồm 4 tuyến với

tổng chiều dài 228 m trong đó 1 tuyến dài 50 m đường đất chất lượng xấu, nền đường rộng
5 m, chưa có rãnh thoát nước; các tuyến còn lại có tổng chiều dài 178 m đường bê tông
chất lượng tốt, nền đường rộng 4 m, mặt 2,5 m, chưa có rãnh thoát nước.
+ Xóm Trung Lang: Tổng chiều dài các trục đường 2.240 m. Trục đường chính
gồm 7 tuyến với tổng chiều dài 1.994 m, nền đường rộng 3 – 5 m, mặt 2 m, được gia cố
bằng bê tông chất lượng còn tốt, các trục đường đều chưa có rãnh thoát nước. Đường ngõ
xóm gồm 5 tuyến với tổng chiều dài 246 m trong đó 1 tuyến dài 30 m đường đất chất
lượng xấu, nền đường rộng 5 m, chưa có rãnh thoát nước; các tuyến còn lại có tổng chiều
dài 216 m đường bê tông chất lượng tốt, nền đường rộng 3,5 m, mặt 2 m, chưa có rãnh
thoát nước.
Báo cáo thuyết minh

19


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

+ Xóm Mỹ Thiện: Tổng chiều dài các trục đường 3.683 m. Trục đường chính gồm
17 tuyến với tổng chiều dài 3.268 m, nền đường rộng 4 – 5 m, mặt 2 - 4 m; 2 tuyến dài 570
m được gia cố bằng bê tông nhưng đã xuống cấp, 9 tuyến có tổng chiều dài 1.648 m được
gia cố bằng bê tông chất lượng còn tốt, 1 tuyến dài 200 m là đường đất chất lượng xấu, các
tuyến còn lại có tổng chiều dài 850 m là đường nhựa chất lượng xấu; các trục đường đều
chưa có rãnh thoát nước. Đường ngõ xóm gồm 9 tuyến với tổng chiều dài 415 m trong đó
5 tuyến dài 220 m đường đất chất lượng xấu, nền đường rộng 5 m, chưa có rãnh thoát
nước; các tuyến còn lại có tổng chiều dài 195 m đường bê tông chất lượng tốt, nền đường
rộng 3,5 m, mặt 2 m, chưa có rãnh thoát nước.
+ Xóm Đa Cát: Tổng chiều dài các trục đường 2.723 m. Trục đường chính gồm 9
tuyến với tổng chiều dài 1.575 m, nền đường rộng 3,5 - 5 m, mặt 2 – 2,5 m, được gia cố
bằng bê tông chất lượng còn tốt, các trục đường đều chưa có rãnh thoát nước. Đường ngõ
xóm gồm 8 tuyến với tổng chiều dài 1.148 m, nền đường rộng 3 – 3,5 m, mặt 2,5 m được

gia cố bằng bê tông chất lượng tốt, chưa có rãnh thoát nước.
+ Xóm Hoà Hội: Tổng chiều dài các trục đường 2.568 m. Trục đường chính gồm
10 tuyến với tổng chiều dài 1.920 m, nền đường rộng 3,5 - 5 m, mặt 3 - 4 m, trong đó 3
tuyến dài 310 m là đường đất chất lượng xấu, 1 tuyến dài 200 m là đường nhựa chất lượng
xấu, các tuyến còn lại được gia cố bằng bê tông chất lượng còn tốt, các trục đường đều
chưa có rãnh thoát nước. Đường ngõ xóm gồm 15 tuyến với tổng chiều dài 648 m trong đó
2 tuyến có tổng chiều dài 92 m đường đất chất lượng xấu, 1 tuyến dài 18 m đường bê tông
đã xuống cấp, các tuyến còn lại có tổng chiều dài 538 m đường bê tông chất lượng tốt; các
tuyến có nền đường rộng 2,5 – 4 m, mặt 2 – 3 m, chưa có rãnh thoát nước.
+ Xóm Bói Lợi: Tổng chiều dài các trục đường 2.204 m. Trục đường chính gồm 12
tuyến với tổng chiều dài 1.942 m, nền đường rộng 3 – 4,5 m, mặt 1,5 – 2,1 m, được gia cố
bằng bê tông, riêng tuyến từ ngang đồng Bói đến nhà ông Mạnh chất lượng còn tốt, các
tuyến còn lại đã xuống cấp, các trục đường đều chưa có rãnh thoát nước. Đường ngõ xóm
gồm 5 tuyến với tổng chiều dài 262 m, nền đường rộng 3 – 3,5 m, mặt 1,5 m được gia cố
bằng bê tông nhưng đã xuống cấp, chưa có rãnh thoát nước.
+ Xóm Phú Nhuận: Tổng chiều dài các trục đường 3.625 m. Trục đường chính
gồm 11 tuyến với tổng chiều dài 2.225 m, nền đường rộng 2,5 – 4 m, mặt 2 - 3 m, được gia
cố bằng bê tông, 5 tuyến dài 725 m đã xuống cấp, các tuyến còn lại dài 1.500 m chất lượng
còn tốt, các trục đường đều chưa có rãnh thoát nước. Đường ngõ xóm gồm 7 tuyến với
tổng chiều dài 1.400 m, nền đường rộng 2,5 – 3 m, đường đất chất lượng xấu, chưa có rãnh
thoát nước.
+ Xóm Đại Thắng: Tổng chiều dài các trục đường 2.380 m. Trục đường chính gồm
6 tuyến với tổng chiều dài 1.590 m, nền đường rộng 2 – 3,2 m, mặt 1,5 – 2,3 m, được gia
cố bằng bê tông chất lượng còn tốt, các trục đường đều chưa có rãnh thoát nước. Đường
ngõ xóm gồm 9 tuyến với tổng chiều dài 790 m, nền đường rộng 2,5 – 3,2 m, mặt 1,8 – 2,3
Báo cáo thuyết minh

20



Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

m, đường bê tông chất lượng còn tốt, chưa có rãnh thoát nước. Công trình qua đường có 6
cống nhỏ, chất lượng còn tốt
+ Xóm Thọ Mới: Tổng chiều dài các trục đường 2.538 m. Trục đường chính gồm
12 tuyến với tổng chiều dài 1.794 m, nền đường rộng 3,5 – 5 m, mặt 1,4 – 2,5 m, được gia
cố bằng bê tông, chất lượng các tuyến đường cơ bản còn tốt, một số tuyến bắt đầu có hiện
tượng xuống cấp, các trục đường đều chưa có rãnh thoát nước. Đường ngõ xóm gồm 9
tuyến với tổng chiều dài 744 m, nền đường rộng 2,5 – 4 m, mặt 1,5 m, đường bê tông chất
lượng còn tốt, chưa có rãnh thoát nước.
+ Xóm Quý Đức: Tổng chiều dài các trục đường 2.330 m. Trục đường chính gồm 6
tuyến với tổng chiều dài 2.050 m, nền đường rộng 4 – 5 m, mặt 2 – 2,5 m, được gia cố
bằng bê tông, chất lượng các tuyến đường cơ bản còn tốt, bắt đầu có hiện tượng xuống cấp,
các trục đường đều chưa có rãnh thoát nước. Đường ngõ xóm gồm 6 tuyến với tổng chiều
dài 280 m, nền đường rộng 3 – 4 m, mặt 1,5 m, đường bê tông chất lượng trung bình, chưa
có rãnh thoát nước.
- Đường sản xuất: Tổng chiều dài 36.231 m đường đất.. Trong đó có 1 tuyến liên
thông các xứ đồng của các xóm trong xã, còn lại các tuyến được phân bổ theo từng xóm.
Cao độ mặt đường thấp, nền đường rộng từ 2,5 – 4 m, đường đất, thường lầy lội và bị ngập
vào mùa mưa. Hiện trạng đường sản xuất cụ thể như sau:
+ Tuyến 1: Từ nhà Hoài Biền – xóm Đại Thắng đến trạm bơm Đồng Mòi, dài 2.100
m, qua các xứ đồng của xóm Đại Thắng và Quý Đức. Công trình qua đường có 6 cống tưới
tiêu, chủ yếu là cống tròn có kích thước φ50cm, hiện một số cống đã xuống cấp.
+ Xóm Đồng Quan: Tổng chiều dài 1.800 m, gồm 7 tuyến. Công trình qua đường có 11
cống tưới tiêu, chủ yếu là cống tròn kích thước từ φ30-50cm, chất lượng xấu
+ Xóm Đồng Chăm: Tổng chiều dài 2.262 m, gồm 4 tuyến. Công trình qua đường
gồm 11 cống tưới tiêu, chủ yếu là cống tròn kích thước từ φ30-50cm, chất lượng xấu.
+ Xóm Thuận Mỹ: Tổng chiều dài 2.932 m, gồm 8 tuyến.
+ Xóm Trung Lang: Tổng chiều dài 2.000 m, gồm 3 tuyến.
+ Xóm Mỹ Thiện: Tổng chiều dài 4.550 m, gồm 8 tuyến. Công trình qua đường gồm 7

cống tưới tiêu, chủ yếu là cống tròn kích thước từ φ30-50cm, chất lượng xấu.
+ Xóm Đa Cát: Tổng chiều dài 4.380 m, gồm 10 tuyến. Công trình qua đường
có 44 cống tưới tiêu, chủ yếu là cống tròn có kích thước φ30-50cm, trong đó 32 cống đã
xuống cấp.
+ Xóm Thuận Hòa: Tổng chiều dài 3.300 m, gồm 9 tuyến. Công trình qua
đường có 15 cống tưới tiêu, chủ yếu là cống tròn có kích thước φ30-50cm, phần lớn đã
xuống cấp.

Báo cáo thuyết minh

21


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

+ Xóm Bói Lợi: Tổng chiều dài 2.730 m, gồm 7 tuyến. Công trình qua đường
có 17 cống tưới tiêu, chủ yếu là cống tròn có kích thước φ30-50cm, phần lớn đã xuống cấp.
+ Xóm Phú Nhuận: Tổng chiều dài 3.100 m, gồm 11 tuyến. Công trình qua
đường có 25 cống tưới tiêu, chủ yếu là cống tròn có kích thước φ30-50cm, phần lớn đã
xuống cấp.
+ Xóm Đại Thắng: Tổng chiều dài 2.237 m, gồm 4 tuyến. Công trình qua
đường có 7 cống tưới tiêu, chủ yếu là cống tròn có kích thước φ30-50cm, phần lớn đã
xuống cấp.
+ Xóm Thọ Mới: Tổng chiều dài 2.140 m, gồm 5 tuyến . Công trình qua đường
có 22 cống tưới tiêu, chủ yếu là cống tròn có kích thước φ30-50cm, chất lượng còn tốt.
+ Xóm Quý Đức: Tổng chiều dài 2.700 m, gồm 5 tuyến . Công trình qua đường
có 18 cống tưới tiêu, chủ yếu là cống tròn có kích thước φ30-50cm, phần lớn đã xuống cấp.
Nhìn chung hệ thống giao thông của xã Nam Cát đã phát triển có quy hoạch,
thuận lợi cho việc nâng cấp mở rộng các trục đường để đạt tiêu chuẩn GTNT.


2.5.2. Hệ thống cấp nước sinh hoạt
Theo số liệu điều tra năm 2015, toàn xã hiện có 276 hộ có giếng khơi, 1061 hộ có
giếng khoan, 1275 hộ có bể nước mưa dung tích từ 1 ÷ 5 m3 nước và 107 hộ dùng nước
giếng lóng.
Do nguồn nước ngầm chứa nhiều sắt, asen và các tạp chất nhiễm bẩn khác nên chủ
yếu người dân lấy nước mưa có qua bể lọc làm nước ăn, còn các sinh hoạt khác dùng nước
giếng khoan.
Như vậy nhu cầu về nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các hộ dân trên địa bàn xã Nam
Cát chưa đảm bảo. Trước thực trạng trên, việc xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập
trung cho người dân luôn được chính quyền xã, huyện quan tâm. Năm 2012, với sự hỗ trợ từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước, xã Nam Cát đã xây dựng nhà máy cấp nước sinh hoạt đặt tại
xóm Quý Đức. Tuy nhiên, do thiếu nguồn vốn nên mới xây dựng được các hạng mục công
trình đầu mối, chưa lắp đặt hệ thống đường ống. Dự kiến khi nhà máy hoàn thành và đưa vào
sử dụng sẽ đảm bảo cấp nước cho trên 70% số hộ dân.

2.5.3. Hệ thống mạng lưới điện
Những năm qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn về vốn nhưng với sự nỗ lực của
cấp ủy Đảng, cùng sự đóng góp của nhân dân, phong trào điện khí hóa nông thôn đã
đạt được những thành tựu quan trọng. 100% số hộ được dùng điện tại gia thường
xuyên và an toàn.
Đến nay, toàn xã đã có mạng lưới điện quốc gia hoàn chỉnh, phục vụ kịp thời điện
cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Toàn xã có 5 trạm biến áp với tổng công suất
1.260KVA. Trong đó 3 trạm được xây dựng đã lâu phân bổ ở các xóm Đại Thắng, Thọ
Báo cáo thuyết minh

22


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát


Mới, Quý Đức với tổng công suất là 900 KVA, 6,5 km đường dây cao thế và 31,9 km
đường dây hạ thế đã xuống cấp, 120 cột điện cao thế, 993 cột điện hạ thế bằng bê tông; 2
trạm ở xóm Mỹ Thiện và Đồng Chăm đang được xây dựng hiện chưa đưa vào sử dụng.
Nhìn chung, nguồn điện đáp ứng được yêu cầu dùng điện lâu dài, lưới điện
được phân bổ hợp lý. Cần nâng cấp 3 trạm ở các xóm Đại Thắng, Thọ Mới, Quý Đức
được xây dựng từ năm 1982 đã xuống cấp.

2.5.4. Hệ thống công trình thủy lợi
a) Công trình tưới:
- Hệ thống công trình tưới bao gồm 8 trạm bơm, trong đó:
+ 1 trạm bơm do nhà nước xây dựng và quản lý là trạm bơm kênh 8, trạm bơm này
không nằm trên địa bàn xã tuy nhiên vẫn đáp ứng nhu cầu tưới cho 100 ha đất lúa nước.
+ 7 trạm bơm còn lại nằm trên địa bàn xã: Trạm bơm Đập Dực, trạm bơm
Chuyền, trạm bơm đầu mối Quý Đức, trạm bơm Đồng Chòi, trạm bơm Đồng Mòi, trạm
bơm Trạm Xá, trạm bơm Chợ Mới. Tổng công suất máy bơm 10.220 m 3 , diện tích thực
tưới 362,8ha/375ha đất lúa nước đạt 96,74%. Ngoại trừ trạm bơm đầu mối Quý Đức
được xây dựng năm 2001, nhà trạm, máy móc thiết bị còn đảm bảo yêu cầu. Số trạm
bơm còn lại được xây dựng từ 1978 – 1985, hầu hết đã vận hành trên 30 năm, máy móc
thiết bị đã được tu sửa nhiều lần, nhà trạm quá cũ, cần được nâng cấp thay thế để đảm
bảo sản xuất.
- Kênh tưới của các trạm bơm: Tổng chiều dài kênh các cấp 56,71 km: kênh cấp 1
là 17,1 km trong đó 4,5 km kênh tưới từ trạm bơm kênh 8 do nhà nước xây dựng, kênh
cấp 2 là 29.47 km trong đó 6.14 km là kênh cấp 2 của trạm bơm kênh 8 do xã xây dựng,
kênh cấp 3 là 10,14 km trong đó 1,2 km là kênh cấp 3 của trạm bơm kênh 8 do xã xây
dựng. Chiều dài kênh các cấp được kiên cố hóa 27,68 km đạt 48,8% trong đó 6,17 km
kênh đá hộc hư hỏng nặng cần được nâng cấp sửa chữa, 21,51 km kênh bê tông. Số kênh
cần được tiếp tục kiên cố hóa 29,03 km.
b) Hệ thống tiêu nước:
Hệ thống các trục tiêu trên địa bàn xã Nam Cát tương đối hoàn chỉnh, tiêu khép
kín được các vùng, gồm 8 trục tiêu chính và các trục tiêu nhánh đổ ra sông Lam Trà 1, 2

và kênh Trà Bồng xã Hưng Thông huyện Hưng Nguyên. Tuy nhiên do các trục tiêu chính
bị bồi lắng, nhiều đoạn cao độ lòng kênh chỉ thấp hơn cao độ vùng tiêu từ 0,4÷0,6m, mái
sạt lở nên việc tiêu thoát nước còn nhiều hạn chế, thời gian thoát nước kéo dài. Cụ thể
hiện trạng các trục tiêu chính như sau:
- Trục 1 (kênh T9): từ xã Hưng Lĩnh (phía Tây Nam) đổ ra sông Lam Trà 1 dài
1,5km, tiêu cho vùng phía tây Bắc gồm khu dân cư và các xứ đồng của xóm Thọ Mới.
Lòng kênh có chiều rộng trung bình 5m, sâu từ 1÷1,2m nhiều đoạn bồi lắng sâu còn
0,6m, mái kênh sạt lở nhiều đoạn.
Báo cáo thuyết minh

23


Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) xã Nam Cát

- Trục 2: Từ giếng làng của xóm Thọ Mới đổ ra sông Lam Trà 2 dài 1,6km, tiêu
cho vùng phía Bắc gồm khu dân cư và các xứ đồng của xóm Phú Nhận, các xứ đồng phía
Bắc của xóm Đồng Chăm. Lòng kênh có chiều rộng trung bình 2m, sâu từ 0,6÷1,2m,
chất lượng xấu.
- Trục 3: Từ khu vực nghĩa địa của xóm Thuận Mỹ đổ ra sông Lam Trà 2 dài
1,6km, tiêu cho vùng giữa bao gồm khu dân cư và các xứ đồng của xóm Thuận Mỹ,
Đồng Chăm. Lòng kênh rộng trung bình 5m, sâu từ 1÷1,5m, chất lượng xấu.
- Trục 4: Từ xứ đồng Dền xóm Hoà Hội đổ ra sông Lam Trà 2 dài 1,3km, tiêu cho
vùng phía Nam bao gồm khu dân cư và xứ đồng của xóm Hoà Hội. Lòng kênh rộng
trung bình 2m, sâu 1m; chất lượng xấu.
- Trục 5: Từ kênh cấp Cơn Hường đổ ra sông Lam Trà 1 dài 1,8km, tiêu cho vùng phía
Đông bao gồm khu dân cư và các xứ đồng của xóm Quý Đức, các xứ đồng của xóm Đồng
Quan. Lòng kênh rộng trung bình 1,5m, sâu 0,8m, chất lượng xấu.
- Trục 6: Từ khu vực nuôi trồng thuỷ sản của xóm Bói Lợi tiêu ra kênh Trà Bồng
xã Hưng Thông huyện Hưng Nguyên, dài 2,2km, tiêu cho vùng phía Đông Nam bao gồm

khu dân cư và các xứ đồng của xóm Bói Lợi, xóm Đại Thắng. Lòng kênh rộng trung bình
3m, sâu từ 1,2÷1,5m, chất lượng xấu.
- Trục 7: Từ xứ đồng Bàu Quảng xóm Đa Cát tiêu ra kênh Trà Bồng, dài 2km, tiêu
cho vùng phía Nam bao gồm khu dân cư và các xứ đồng của xóm Đa Cát, Mỹ Thiện.
Lòng kênh rộng trung bình 2,5m, sâu 1m, chất lượng xấu.
- Trục 8: Từ kênh tưới của hệ thống thuỷ lợi Nam đổ ra kênh Trà Bồng dài 1,4km,
tiêu cho các xứ đồng của xóm Mỹ Thiện. Lòng kênh rộng trung bình 3m, sâu 0,8m, chất
lượng xấu.
Ngoài các trục tiêu chính nêu trên còn có các trục tiêu nhánh, các trục tiêu nội
đồng tiêu cho các vùng cục bộ, các trục tiêu nhánh lòng kênh trung bình 0,5÷1m, sâu
0,5÷1m.

2.5.5. Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường
Công tác vệ sinh môi trường cũng được quan tâm. Xã đã xây dựng và triển khai quy
chế tổng dọn VSMT đến từng hộ gia đình. Tuy vậy công tác vệ sinh môi trường vẫn chưa
tạo được ý thức làm chủ trong nhân dân, một số nơi vẫn còn tình trạng ô nhiễm môi trường,
nhất là khu vực dọc bờ sông Lam Trà, khu vực giáp ranh.
Xã chưa có bãi thu gom rác thải tập trung, các hộ gia đình chủ yếu tự xử lý rác thải
của gia đình bằng cách chôn rác dưới lòng đất, tự đốt hoặc đổ rác ra xứ đồng. Hành động
này gây ô nhiễm không nhỏ cho môi trường xung quanh do rác thải không được xử lý đúng
cách sẽ phân hủy ra nhiều chất độc hại. Nước thải từ các khu dân cư (nước sinh hoạt, nước
chăn nuôi) được thải trực tiếp vào các ao, không qua xử lý tự khuếch tán vào môi trường
xung quanh.
Báo cáo thuyết minh

24


×